Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phuong phap hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.66 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC</b>
<b>CHO HỌC SINH TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU MÔN VĂN</b>


Vấn đề dạy học môn văn trong trường phổ thông
đang là vấn đề thời sự nóng hổi, ln thu hút sự quan tâm của
nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội... Theo khảo sát của các
nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất lượng
học văn của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm sút. Môn
văn đang mất dần vị thế vốn có của nó. Tình trạng học sinh
khơng cịn hứng thú với việc học văn đã trở thành hiện tượng
phổ biến trong nhà trường phổ thông hiện nay.


Trước thực trạng đó, đã có nhiều cuộc hội thảo, chuyên
đề đổi mới phương pháp dạy học văn được tổ chức dưới nhiều
cấp độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Hàng loạt các phương
pháp được đề xuất, thử nghiệm, như: phương pháp dạy học nêu
vấn đề, phương pháp dạy học tích hợp, phương pháp dạy học
theo nhóm… Giáo viên chưa kịp học hết các “chiêu” đổi mới về
phương pháp dạy học đã phải đối mặt với những “ma trận đề”…
Vậy mà “căn bệnh” chán học văn của học sinh vẫn chưa có dấu
hiệu thuyên giảm.


Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng nêu trên,
nhưng theo tơi, có một lý do, ai cũng biết nhưng lại ít ai đề cập
tới, đó là hiện tượng đa số học sinh không đọc tác phẩm khi
soạn bài. Trong giờ học môn văn, cả giáo viên và học sinh
đều bỏ qua khâu rèn luyện đọc diễn cảm, và hiếm khi người học
có được những giây phút thăng hoa qua những lời bình ngắn
gọn mà gợi nhiều chiêm nghiệm, liên tưởng. Đó cũng là lý do để
tơi trình bày những suy nghĩ của mình trong việc làm thế nào
để nâng cao cảm thụ tác phẩm văn chương cho học sinh trong


giờ đọc hiểu môn văn?


<b>1. Hình thành thói quen đọc trực tiếp văn bản</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp
của môn văn đều chỉ là nói sng, khó với tới, đừng nói gì tới
tình yêu văn học”[1]. Đáng tiếc là nhiều năm nay, trong nhà
trường THPT đã diễn ra tình trạng, học sinh không cần đọc trực
tiếp văn bản nhưng vẫn soạn được bài, thậm chí khi thầy cơ
giáo u cầu “hoạt động nhóm” và cử đại diện trình bày…, các
em vẫn tỏ ra làm việc tích cực và phát biểu một cách gọn gàng.
Giáo viên, dù biết rõ học sinh đang trong vai diễn, nhưng vẫn
cứ khen trị của mình trả lời rất tốt, rất giỏi! Việc học sinh xem
nhẹ đọc tác phẩm đã làm hạn chế khả năng cảm thụ và sáng
tạo của chính mình, từ đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu
một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu
năng lực đọc một cách sáng tạo. Như vậy, mấu chốt của vấn đề
nâng cao hiệu quả cảm thụ văn học chính là ở việc đọc trực tiếp
văn bản văn học.


Học sinh thường ngại đọc tác phẩm khi soạn bài, lý do
chưa hẳn là vì tác phẩm khơng hay hoặc học sinh khơng thích
văn học. Đơn giản vì các em phải học q nhiều mơn học. Ngồi
ra, lối sống thực dụng trong xã hội hiện nay cũng có một tác
động không nhỏ đến điều này. Kết quả khảo sát những năm gần
đây cho thấy, hầu hết học sinh THPT đều định hướng thi vào
các trường Đại học thuộc khối ngành kinh tế, kỹ thuật, cơng
nghệ… Rất ít học sinh chọn thi vào các trường thuộc khối ngành
khoa học xã hội & nhân văn. Học văn, theo đó ln trong tình
trạng đối phó của các em. Tài liệu tham khảo đã trở thành cẩm


nang trong mọi tình huống. tài liệu tham khảo đã trở thành cẩm
nang trong mọi tình huống. Số ít những em lựa chọn các khối có
thi mơn văn thì bài giảng của thầy, những tài liệu phân tích bình
giảng tác phẩm, những sách văn mẫu, tài liệu luyện thi… sẽ là
những vật bất li thân, là "bùa hộ mệnh. Nhận thức được điều
đó, tôi thường yêu cầu học sinh tóm tắt tác phẩm trước bằng
lập sơ đồ, bảng biểu, sau đó kiểm tra thực hiện của học sinh
trong thời gian hỏi bài cũ.


Ví dụ: Chuẩn bị cho bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tôi
yêu cầu học sinh lập bảng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tin về tác giả, quê quán, thời đại... về thời gian ra đời, nội dung
và đặc điểm thể loại...)


-Bảng 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt truyện ( Họ tên học sinh thực hiện:
……….Lớp:…)


Ban đầu, việc làm này chưa nhận được sự hưởng ứng
nhiệt thành, nhưng dần dần đã trở thành việc làm bình thường
và có hiệu quả. Thói quen này nếu được hình thành một cách tự
giác thì chính giáo viên, học sinh đã làm được một khâu quan
trọng trong yêu cầu đọc - hiểu.


<b>2. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm</b>


Cùng quan điểm với GS Trần Đình Sử, cố GS Hoàng
Ngọc Hiến nhấn mạnh yêu cầu cần đạt được của việc đọc văn
bản là phảinắm bắt trúng giọng điệu của tác phẩm. Theo ơng,
“Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước


hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực
bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được
giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết. Bắt được giọng đã
khó, làm cho học sinh cảm nhận được cái giọng càng khó, cơng
việc này địi hỏi sáng kiến và tài tình của giáo viên…”[2]


Tục ngữ có câu: “Ăn khơng nên đọi, nói khơng nên lời”.
“Nói khơng nên lời” là một sự đau khổ của con người. Năng lực
văn nhất thiết phải bao hàm năng lực nói nên lời. Khơng biết
đọc diễn cảm, khơng tìm được ngữ điệu thích đáng trong giảng
bài, đó là sự bất lực của người dạy văn. Có nhiều giáo viên có
kiến thức, nhưng khi giảng bài, học sinh thấy chán, buồn ngủ,
bởi vì giáo viên đó thiếu khẩu khí, thiếu hơi văn, chưa tìm được
ngữ điệu, giọng điệu thích đáng cho mình. Như vậy, người dạy
văn giỏi, ngoài kiến thức cần phải có ngữ điệu, giọng điệu phù
hợp, đa dạng. Có như vậy tác phẩm mới tác động sâu vào
cảm nhận của học sinh. Và đây là một phần quan trọng để phát
huy tiềm lực, kích thích hứng thú học văn của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

một giọng điệu riêng. Nắm bắt đúng giọng điệu của tác
phẩm chính là nắm bắt đúng tư tưởng và tình cảm của tác giả.
Tác phẩm trữ tình cần đọc khác với tác phẩm tự sự; đọc đoạn
đối thoại khác đoạn độc thoại nội tâm; đọc văn tả khác đọc văn
kể, văn tường thuật; đọc văn chính luận khác với đọc bài tùy
bút… Tuỳ từng văn bản cụ thể mà giáo viên và học sinh có thể
chọn cho mình một “tơng giọng” phù hợp.


Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn.
Đọc diễn cảm khơng phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc
động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc. Đọc thơ là để


làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó
ngân nga trong hồn người<b>.</b> Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và
thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác cũng
có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở
đây hồn tồn khơng phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện
những cảm xúc nội tại của tâm hồn.


Cách đây đúng 30 năm, khi còn là sinh viên khoa văn,
tôi được một thầy giáo của mình đọc cho nghe bài thơ Quê
hương của Giang Nam. Phần đầu của bài thơ thầy <b>đọc chậm</b>
<b>rãi (</b>như đang nhấm nháp những kỉ niệm ngọt ngào tuổi ấu
thơ): /Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương
qua từng trang sách nhỏ/….Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm
ngùi/Em vẫn để n trong tay tơi nóng bỏng.. đến đoạn người
lính trở về, nhận được tin cơ gái mất…thầy<b> chuyển giọng</b> đột
ngột:


Hôm nay nhận được tin em
Khơng tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ-vì-em-là-du-kích…em ơi…


Đau-xé-lịng-anh…..chết- nửa- con- người…”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đỏ hoe con mắt. Cho đến bây giờ, nỗi xúc động đến lạnh người
trong tơi vẫn cịn ngun khi nhớ về bài học và giọng đọc của
thầy tôi năm đó. Đó chính là hiệu quả của <b>ngữ điệu</b> đọc mà
người thầy mang lại cho học trị của mình.


Khi rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, dù chỉ


trong một thời gian ngắn trong tổng số 45 phút của tiết học, tôi
thường lưu ý cho học sinh về cách đọc từng loại văn bản. Khi
một học sinh đọc diễn cảm một văn bản nào đó, tơi cho rằng,
học sinh đõ đã hiểu được giá trị của văn bản ít nhất là 50 %.
Ví dụ bài Cáo bình Ngơ của Nguyễn Trãi phải đọc một cách
dõng dạc, hùng hồn :


Từng nghe:


Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân


Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo


Nước Đại Việt ta từ trước


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu


Núi sông bờ cõi đã riêng


Phong tục Bắc Nam cũng khác


Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập,


Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,


Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,


Song hào kiệt đời nào cũng có.


Đọc Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ta phải


đọc sao cho toát lên cái bi hùng của văn tế. Khi đọc đoạn
trích Trao dun thì phải đọc với giọng xúc động, đau đớn đến
tột cùng của nhân vật Thuý Kiều trong đêm trước ngày từ biệt
gia đình để ra đi theo Mã Giám Sinh…(Em Trần Thị Hằng 10A2
đọc diễn cảm một đoạn văn bản)


Khi đọc đoạn cuối bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Súng
nổ tung trời giận dữ/ Người lên như như nước vỡ bờ/ Nước Việt


Nam từ trong máu lửa/


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Bằng hình thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho
học sinh những bất ngờ, hứng thú, giúp các em có cảm nhận
mới mẻ về văn bản, kích thích khả năng liên tưởng, trí tưởng
tượng để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Có
thể nói, rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm là biện pháp hữu hiệu
trong rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh.
<b>3. Sử dụng lời bình </b>


Bình văn là thể hiện một liên tưởng thẩm mỹ của người
đọc đối với tác phẩm. Một lời bình hay, đúng lúc, đúng chỗ có
khả năng đánh thức liên tưởng của học sinh, là con đường dẫn
học sinh thâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ thuật văn bản,
góp phần nâng cao giá trị thẩm mỹ của bài văn, bài thơ, khơi
dậy ở trái tim non trẻ của các em tình yêu con người và cuộc
đời để các em biết ghét cái ác, cái xấu hướng tới chân, thiện
mỹ. Biện pháp này cho phép giáo viên phát huy phẩm chất nghệ
sĩ của mình; và cũng vì thế kích thích mầm sáng tạo của học
sinh, tạo nên sự giao lưu,cộng hưởng về tình cảm trong giờ văn.
Ví dụ:



Khi giảng đến đoạn Thuý Kiều trao kỷ vật cho Thúy Vân:
Chiếc vành với bức tờ mây,


Duyên này thì giữ, vật này của chung.


Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phân tích:


Kỉ vật là hiện thân của tình yêu: là <b>Bức tờ mây</b> ghi lời thề
chung thủy, là <b>Chiếc vành</b>, Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều
để làm tin.


+ “<b>giữ</b>” nghĩa là không trao hẳn mà chỉ để em giữ hộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Nhịp câu thơ ngắt đôi nghe như có tiếng nấc nghẹn ngào
trong đó…


Học sinh trình bày được những ý như vậy đã là hay, nhưng nếu
biết đưa vào một lời bình ngắn gọn, đúng lúc thì hiệu quả thẩm
mĩ của giờ học sẽ tăng lên đến bất ngờ.


Chẳng hạn, ở đây, giáo viên có thể đưa ra lời bình về từ “của
chung” của Hồi Thanh: “Bao nhiêu đau đớn dồn vào hai tiếng
đơn sơ ấy”. Đau đớn vì dun thì trao mà tình khơng trao nổi.
Kỉ vật với Thuý Vân chỉ đơn giản là vật làm tin nhưng với Th
Kiều nó lại là tình u.


Lời bình là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của
văn bản, nhưng giáo viên không được lạm dụng biện pháp này.
Bởi lẽ, nhiệm vụ chính của giáo viên là tổ chức để học sinh cảm


thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ không phải là trổ tài
trình diễn để “thơi miên” học sinh. Do đó, giáo viên chỉ đưa ra
lời bình khi học sinh cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác
đáng và những lời bình lúc đó có tác dụng hỗ trợ, tiến tới khắc
sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên những khối cảm thẩm mỹ.
Giáo viên phải chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ
thuật, và chọn được cách nói ấn tượng, độc đáo, nhằm tác động
mạnh đến cảm xúc của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

khiến tôi giật mình. Liệu đây có phải là tâm trạng chung của các
em khi học mơn văn? Làm thế nào để có thể thắp sáng ngọn lửa
tình yêu văn chương trong tâm hồn học sinh? Làm thế nào để
có thể đánh thức khả năng cảm thụ văn chương, thổi bùng khát
vọng sống đẹp của học sinh qua mỗi giờ học văn? Đưa lời tâm
sự của học sinh ra đây để những người trực tiếp giảng dạy văn
học là chúng ta cùng suy nghĩ và chia sẻ, hi vọng những lời tâm
sự của em học sinh đó khơng rơi vào hư không. Thiết nghĩ
muốn làm được những điều trên, trước hết, người thầy phải thổi
bùng ngọn lửa văn chương trong trái tim của mình.


Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc rằng, đây khơng phải là
phương pháp tồn vẹn, và càng khơng phải là duy nhất, nhưng
hiệu quả mang lại của nó là điều không thể phủ nhận. Phương
pháp khi được vận dụng thành thục sẽ tạo được kĩ năng cho
người dạy và người học. Từ đó, niềm hứng thú, say mê khám
phá của học sinh sẽ được đánh thức. Khi thói quen trở thành ý
thức tự giác của người học thì đến lượt mình, người thầy khơng
thể bằng lòng với những vốn kiến thức có sẵn mà phải luôn
không ngừng cập nhật tri thức và đổi mới phương pháp.



Với mong muốn góp phần nâng cao cảm thụ tác phẩm văn
chương cho học sinh trong giờ đọc hiểu môn văn, tôi mong
nhận được sự trao đổi, góp ý chân thành của đồng nghiệp và
những ai quan tâm đến vấn đề này.


Về một phương pháp dạy học văn trong trường phổ


thông



Về một phương pháp dạy học văn trong trường phổ thông


PGS.TS. Lưu Khánh Thơ
Viện Văn học


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Vấn đề dạy học mơn văn trong trường phổ thơng có ý nghĩa thời sự
nóng hổi, ln thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội.
Các ý kiến trao đổi của hàng loạt tác giả xoay quanh bài viết của GS. Trần
Đình Sử “<i>Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học văn</i>” (<i>Văn nghệ</i> số
10, 7-3-2009) đã thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của một vấn đề
tưởng như đơn giản, quen thuộc mà lại cũng rất phức tạp này. Mở đầu bài
viết của mình, GS. Trần Đình Sử đã khẳng định rõ: “Khởi điểm của môn
Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn…
Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản,
thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của mơn văn đều chỉ là nói sng,
khó với tới, đừng nói gì tới tình u văn học”. Luận điểm chính của bài báo
này đã đặt lại vấn đề: <b>“trở về với văn bản văn học nghệ thuật là con đường đổi </b>
<b>mới căn bản phương pháp dạy học văn hiện nay” </b>(chúng tôi nhấn mạnh –
L.K.T). Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh đọc trực tiếp hay “đọc” qua người
khác, đọc hiểu văn bản của nhà văn ở mức độ nào là việc có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu đối với việc dạy học văn. Nhưng có một thực tế đáng tiếc là
trong nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn đã có tình trạng “thế bản”


lấn át, thay thế văn bản của nhà văn. Văn bản quan trọng nhất mà học sinh
phải/bị học không phải là văn bản tác phẩm mà là bài giảng của thầy, là văn
bản các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm đó. Điều đó dẫn đến việc học
sinh xem nhẹ việc đọc văn bản tác phẩm, hạn chế khả năng cảm thụ và sáng
tạo nảy sinh từ văn bản của học sinh. Điều đó khiến cho học sinh chỉ biết
tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng
lực đọc một cách sáng tạo.


Xuất phát từ mơ hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề
cao ý thức chủ thể của học sinh. GS. Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong
giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đốn, tự mình nêu câu
hỏi…”; “trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và
chỉ thơng qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”. Đây là
những quan điểm sư phạm khoa học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn
Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí <i>Nhà văn</i>, số 6-2002, GS. cho rằng: “Về
tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây dựng
trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành cịn thiếu. Ở đó
văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học
phải được cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng <b>trở</b>
<b>về với văn bản</b> là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp
dạy và học văn của GS. Trần Đình Sử.


Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật
ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản -
người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn
liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để
biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý
nghĩa của nó. Những năm gần đây vấn đề tiếp nhận văn học cũng đã bước


đầu được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ở những
mặt cơ bản nhất như: Vai trị chủ động, tích cực của người đọc; Tính chủ
quan và khách quan trong việc tiếp nhận tác phẩm; Tác động qua lại giữa
người đọc và tác phẩm; Người đọc và “tầm đón nhận”… Như vậy là ít nhiều
học sinh cũng đã được tiếp cận với lí thuyết tiếp nhận hiện đại, đã có những
cơ sở bước đầu để tiếp thu văn bản tác phẩm theo hướng thi pháp học. Việc
dạy học văn theo hướng thi pháp học đã bắt đầu được chú ý từ sau thời kì
Đổi mới và nhanh chóng được đưa vào vận dụng trong trường học, như có
tác giả đã khẳng định “Tinh thần thi pháp học đang thấm dần trong sách
giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn học sinh. Thi pháp học
đang thu hút sự quan tâm của giới học đường… Có thể hiểu, thi pháp học là
cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính… chỉ chú ý tới
những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – khơng gian -
thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại…”(2). Bài viết


này cũng đã khẳng định sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay chứa đựng rất
nhiều tri thức về thi pháp học. Các đề thi và đáp án môn văn thời gian qua
đã u cầu học sinh chú trọng, phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng những
vấn đề nói trên phần lớn cịn nằm ở dạng lí thuyết. Nó có biến thành thực
tiễn sinh động hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực
của thầy và trị trong giờ giảng văn. Như vậy càng thấy rõ hơn tầm quan
trọng cũng như vai trò hướng dẫn của người thầy trong giờ giảng văn. Có ý
kiến cho rằng để học sinh u thích mơn văn, yếu tố quyết định nhất là do
người thầy. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Để làm được việc này địi
hỏi kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Điều đó cũng khẳng định tầm quan
trọng tuyệt đối không thể thay thế của người đứng trên bục giảng khi giúp
các em khám phá thế giới văn học bao la, rộng lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

chỉ dừng lại ở văn bản và các yếu tố ngồi văn bản mà cịn phải chú trọng
đến tác động chức năng của tác phẩm đối với người đọc. Hướng về người


đọc là một tiền đề quan trọng để hình thành tư tưởng tiếp cận tác phẩm văn
chương. Hướng đến bạn đọc - học sinh là cốt lõi của tư tưởng đổi mới trong
phương pháp dạy học văn hiện nay. Những đổi mới cơ bản này cùng với
việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong học đường đã góp phần tạo nên
những phương pháp tiếp cận văn bản tác phẩm đạt hiệu quả cao, mà phương
pháp sau đây là một ví dụ khá sinh động.


Cách đây vài năm, tơi đã từng được nghe nói đến phương pháp dạy - học
văn có tên gọi là: <b>trả tác phẩm về cho học sinh</b> của thầy giáo, TS. Nguyễn
Quang Trung. Phương pháp này được áp dụng cho các bài giảng ở mọi thể
loại như thơ, tự sự, kịch. Tất nhiên khơng phải bài văn nào cũng có thể áp
dụng cho phương pháp này, mà thường được chọn lọc kĩ càng để có thể phù
hợp với những tiêu chí nhất định. Khi thực hiện phương pháp này, học sinh
trong lớp thường được chia thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm chịu
trách nhiệm những cơng việc cụ thể. <b>Nhóm viết</b> có trách nhiệm soạn thảo văn
bản. Đây là một việc làm cơng phu, địi hỏi nhiều cơng sức. Các em phải tìm
hiểu chung về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, về xuất xứ, hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm. <b>Nhóm kịch </b>(hay có thể gọi là nhóm diễn) có nhiệm vụ dàn dựng tiểu
phẩm dựa vào nội dung chính của tác phẩm. <b>Nhóm đạo cụ </b>chuẩn bị trang
phục, phơng màn, trang trí… cho tiết mục. <b>Nhóm hội thảo </b>chịu trách nhiệm
về những ý kiến tranh luận và các câu hỏi trắc nghiệm xung quanh tác giả và
tác phẩm. Mô hình chung là như vậy, nhưng có thể thay đổi thêm bớt tuỳ
theo yêu cầu của văn bản tác phẩm. Chúng tôi được biết rằng, phương pháp
này đã được áp dụng rất thành công cho một số tác phẩm như <i>Vợ chồng A </i>
<i>Phủ </i>(Tơ Hồi), <i>Đất nước </i>(Nguyễn Khoa Điềm), <i>Sóng </i>(Xuân Quỳnh),<i> Vợ </i>
<i>nhặt </i>(Kim Lân), <i>Rừng Xà nu </i>(Ngun Ngọc),<i> Cáo Bình Ngơ </i>(Nguyễn


Trãi), <i>Mùa lạc</i>(Nguyễn Khải),<i> Hồn Trương Ba da hàng thịt </i>(Lưu Quang Vũ).
Khi trực tiếp trò chuyện với các em học sinh, chúng tôi thấy rằng các em tỏ


ra rất hào hứng với phương pháp này. Các em cho biết qua việc tiếp cận với
tác phẩm một cách say mê, chủ động, kĩ càng như vậy đã khiến cho các tác
phẩm văn học khơng cịn chỉ là những con chữ vô hồn trên trang giấy mà đã
thực sự trở thành những cảm xúc và kỉ niệm sống với các em một đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

lớp 12 được học trích đoạn trong vở <i>Vũ Như Tơ </i>(Nguyễn Huy Tưởng) và <i>Hồn</i>
<i>Trương Ba da hàng thịt </i>(Lưu Quang Vũ). Tâm lí phổ biến của đời sống văn
học trong nhà trường ít quan tâm đến kịch bản văn học. Kinh nghiệm
thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu về nghệ thuật viết kịch không phổ biến.
Do vậy để cảm nhận một cảnh trong vở kịch là một việc làm không dễ đối
với các em học sinh, thậm chí ngay cả với giáo viên, nếu khơng có những
kiến thức hỗ trợ ngồi văn bản, nếu khơng có sự tìm hiểu kĩ càng về nhiều
mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

rằng: “Trị chơi có cái gì đó bay bổng, cần phải nhìn nhận nó một cách
nghiêm túc, nhưng khơng thể thay thế nó bằng hiện thực. Người khơng tham
dự một cách nghiêm túc cũng như kẻ quá nghiêm túc trong trị chơi đều là
“những người khơng biết chơi”, họ là những kẻ làm triệt tiêu phương thức
tồn tại của trò chơi”(3)<sub>.</sub>


Phương pháp này đã xây dựng cho các em khả năng tự học, đánh thức tư
duy nghiên cứu độc lập, tạo dựng khả năng liên kết nhóm, sự tự tin và kĩ
năng thuyết trình vấn đề… Qua những điều đã trình bày có thể thấy đây là
một phương pháp có nhiều ưu thế, nhưng có lẽ cũng khó thực hiện một cách
đại trà. Bởi vì đối tượng học sinh ở đây thuộc loại “trường chuyên, lớp
chọn”. Các em đã được tuyển lựa với chất lượng tương đối cao ngay từ khâu
đầu vào. Hơn nữa, mơi trường học tập ở thủ đơ cũng có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc tìm kiếm, tiếp xúc với tác giả, tác phẩm. Chúng tôi được
biết, để thực hiện cơng việc của mình, nhóm học sinh đã trực tiếp trò



chuyện, phỏng vấn với các tác giả như Tơ Hồi, Kim Lân, Nguyễn Khải...


Chúng tơi khơng cho rằng đây là phương pháp duy nhất đúng. Để có thể dạy - học
văn một cách hiệu quả cần phải áp dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau. Thật
khơng dễ dàng để có một phương pháp nào toàn vẹn, thỏa mãn được tất cả các học
sinh, các yêu cầu dạy và học văn. Tuy nhiên việc định hướng, gợi mở và tơn trọng
những tìm tòi sáng tạo của học sinh là cách thức hữu hiệu nhất tạo ra cho các em niềm


say mê với thế giới văn chương phong phú, nhiều màu sắc1


_____________


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×