Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

SKKN một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu (chương trình ngữ văn 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 50 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
GD ĐT

Viết đầy đủ
Giáo dục đào tạo

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NXB

Nhà xuất bản
1


SGK

Sách giáo khoa

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm


THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TT

Số và tên bảng

Trang

1

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực
nghiệm.

42

2

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực nghiệm

43

3


Bảng 3.2. Khảo sát sự yêu thích của HS sau giờ thực nghiệm

43

ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội. Giáo dục
trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của quốc gia. Mục tiêu đổi
mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện
về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định
hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức,
2


trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”. Có thể thấy đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và
hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
cũng như nhu cầu học tập của người dân. Đây vừa là mục tiêu, vừa là chiến lược
hàng đầu trong phát triển nền giáo dục bền vững.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2018 đã thực hiện biên soạn lại
chương trình và Sách giáo khoa, đây là đổi mới mang tính cấp thiết. Chương trình
giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất,
năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng
tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng
lực và sở thích, điều kiện và hồn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề
hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay
trong bối cảnh tồn cầu hố và cách mạng cơng nghiệp mới.
Ngữ văn là mơn học có những khả năng đặc biệt, có ưu thế trong việc giáo

dục đạo đức lối sống cho học sinh.Việc hợp tác và khai thác hiệu quả giờ học
Ngữ văn, thực hiện việc lồng ghép, tích hợp dạy đạo đức sống cho học sinh là yếu
tố quan trọng góp phần đổi mới tồn diện nền giáo dục đào tạo gắn với bốn mục
tiêu quan trọng của giáo dục:“học để biết, học để làm, học để chung sống, học để
khẳng định mình”.
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn học
Việt Nam cuối TK XIX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với tấn bi kịch
đau thương của đất nước. Ông là người phải chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay
thực dân Pháp xâm lược, nghe tiếng “súng giặc đất rền”, báo hiệu gần một trăm
năm mất nước của dân tộc ta.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của
Nguyễn Đình Chiểu, cũng là một tác phẩm nổi bật của văn học Việt Nam nửa cuối
TK XIX. Đó là tiếng khóc bi thương nhưng hào hùng của một dân tộc quật cường
trước ngưỡng cửa của thế kỷ lầm than. Bài văn tế là “một trong những tác phẩm
hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh).
Thế nhưng, trong thực tế dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung và
bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng, nhiều HS thiếu hứng thú khi học tác phẩm
này, vì thế hiệu quả dạy học tác phẩm chưa được như mong muốn. Cả GV và HS
còn lúng túng trong việc tiếp cận bài văn tế.
Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp tham gia vào công việc “Trồng
người” tôi luôn ý thức rằng: việc nâng cao phẩm chất, năng lực cho học sinh thông
qua các giờ học trong môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết nhằm rèn luyện nhân cách
cho học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, tơi đã trình bày đề tài: Một số giải pháp nâng
cao năng lực, phẩm chất người học qua giờ đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần
3


Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11) làm đề tài nghiên cứu
cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

II. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
1. Phạm vi
- Về lý luận, tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề năng lực, phẩm chất và nâng cao
năng lực phẩm chất trong môn Ngữ văn ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
- Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở trường
THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Đức Mậu.
- Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu chương
trình Ngữ văn 11 - THPT.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong q trình thực hiện chúng tơi sử dụng
các nhóm phương pháp sau:
Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh - đối
chiếu, suy luận...
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, phương
pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê.
Dựa trên cơ sở thu thập những số liệu qua dự giờ các giờ đọc hiểu văn bản
trên lớp, chúng tơi đi sâu phân tích để làm cơ sở nghiên cứu và tổ chức dạy đọc hiểu văn bản hướng tới việc bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất và hoàn thiện nhân
cách cho học sinh. Đồng thời, tiến hành so sánh các tài liệu, các kết quả nghiên cứu
để thấy được độ tin cậy, sự biến đổi... Sau đó áp dụng phương pháp tổng hợp để có
những nhận định, đánh giá và luận điểm phù hợp với những kết quả nghiên cứu đã
đạt được.
III. Cấu trúc của đề tài
A. Phần I. Đặt vấn đề
B. Phần II. Nội dung đề tài
C. Phần III. Kết luận
IV. Thời gian thực hiện đề tài:
-

Từ tháng 9/ 2020

Đến tháng 3 năm 2021.

4


B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Một số khái niệm liên quan
a) Năng lực
Năng lực (competency, có nguồn gốc tiếng Latinh là "competentia") được
hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nghĩa thông dụng nhất là sự thành thạo,
khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Nội hàm của khái niệm
năng lực bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một cá nhân có thể hành
động thành cơng/giải quyết thấu đáo một nhiệm vụ trong các tình huống mới.
Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên )“Năng lực là khả năng, điều
kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó. Năng lực
là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại
hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng, năng lực được quan niệm là thuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập,
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành cơng một
loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể;
phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người;
cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người.
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm
2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiên thức, kỹ năng với thái độ tình cảm, giá trị, động cư cá nhân nhằm đáp ứng

hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cản nhất định.
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả
những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để
giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
b) Phẩm chất
Không chỉ chú ý tích cực hố học sinh về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý
rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV – HS theo hướng cộng
tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập
những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các
chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển phẩm chất trong HS.

5


Theo từ điển Tiếng Việt: “Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay
vật”. Hoặc: Phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, niềm tin, tình
cảm, giá trị cuộc sống; ý thức pháp luật của con người được hình thành sau một
quá trình giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thơng, “Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái
độ, hành vi ứng xử của con người; cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người”.
1.2. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực trong đọc hiểu văn bản môn Ngữ
văn ở trường phổ thông.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình
giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp
dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học

tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri
thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học
tập tích hợp liên mơn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Đổi mới phương pháp dạy học khơng có nghĩa là loại bỏ các phương pháp
dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng
việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao
hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm
vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc
chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu
trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các
phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các
phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học
mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm
thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học được xem như một nội
dung giáo dục, một phương pháp giáo dục như phương pháp dạy học nêu vấn đề,
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Điểm khác nhau giữa
các phương pháp là ở chỗ dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học có yêu
cầu cao hơn, mức độ khó hơn, địi hỏi người dạy phải có phẩm chất, năng lực
giảng dạy nói chung cao hơn trước đây. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với
các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ
làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình
thành và phát triển nhân cách con người..
Các nhà lí luận và phương pháp học cho rằng: Dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực là phương pháp tích tụ dần dần các yếu tố của phẩm chất và năng lực
6


người học để chuyển hóa và góp phần cho việc hình thành, phát triển nhân cách

con người
2. Thực trạng
Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý
tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn
đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt
động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong
nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan
trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ
năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức
hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không chỉ khắc họa một nghĩa quân, một anh
hùng mà còn là một “tượng đài lịch sử” về người nghĩa sĩ nơng dân anh hùng. Tất
cả họ làm nên hình ảnh một tập thể chiến đấu, mang sức mạnh của cả dân tộc. Đây
là một tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ, trong tác phẩm tác giả đã sử dụng rất
nhiều từ cổ, sử dụng các yếu tố văn hóa Nam Bộ…vì thế khi tiếp cận tác phẩm này,
cả GV và HS đều cảm thấy lúng túng và khó tiếp nhận.
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp,
qua nhiều năm, tôi thấy việc dạy – học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu tại đơn vị chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực
của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
- Dạy học đọc – hiểu cịn mang nặng tính truyền thụ một chiều những cảm
nhận của giáo viên về văn bản. Nhìn chung vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn là
hình thành kỹ năng.
- Dạy học tích hợp đã được chú trọng, tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang
tính khiên cưỡng, nội dung tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục
kỹ năng sống… một cách cứng nhắc. Chưa làm cho học sinh huy động kiến thức,
kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Việc tích hợp nội mơn và tích hợp liên mơn chưa thực sự hiệu quả, chính vì vậy
chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực
của học sinh chưa được phát triển.

-Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực cịn mang tính
hình thức. Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào
một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ
lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được tính dân
chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận
quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
- Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết, việc xử lí tình huống giả định, trình
bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội
7


bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của
người học.
Mặc dù đã có giáo viên thực hiện thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi
cách thức tổ chức giờ học song kết quả chưa đạt được như mong muốn mà nguyên
nhân là:
+ Về phía giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng không được
thực hiện một cách triệt để, vẫn còn nặng về phương pháp truyền thống truyền thụ
một chiều. Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng hạn chế một
phần là do kỹ năng sử dụng máy chiếu hay bảng thông minh của họ hạn chế, vì vậy
họ ngại áp dụng vì mất thời gian.
+ Về phía học sinh: Học sinh ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu đa số là học
sinh, vùng nông thôn nên việc tiếp cận và tìm tịi những thơng tin thời sự phục vụ
cho bài học còn hạn chế. Một số học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp,
chưa tích cực trong việc tìm tịi nghiên cứu bài học.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường đặc biệt là CNTT cịn hạn chế dẫn đến
khơng đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
Yêu cầu đặt ra là phải thay đổi, thay đổi cả ở người dạy và ở người học để
sau mỗi bài dạy - học học sinh khơng chỉ có được hiểu biết (kiến thức) mà còn phải

phát triển được năng lực bản thân , có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về đổi
mới giáo dục.
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT NGƯỜI HỌC QUA
GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” CỦA
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1. Giải pháp 1: Xác định rõ những phẩm chất, năng lực cần
hình thành cho HS.
a) Các năng lực cần hình thành cho HS
Chương trình CT GDPT mới hướng đến hình thành các năng lực cho học
sinh. Đây là những năng lực chuyên môn được hình thành, phát triển chủ yếu
thơng qua một số mơn học, hoạt động giáo dục nhất định. Đó là:
- Năng lực ngôn ngữ: Sử dụng Tiếng Việt; Sử dụng ngoại ngữ.
- Năng lực tính tốn: Hiểu biết kiến thức tốn học phổ thơng cơ bản; Biết
cách vận dụng các thao tác tư duy, suy luận, tính tốn, ước lượng, sử dụng các
cơng cụ tính tốn và dụng cụ đo,…; đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình
huống có ý nghĩa tốn học.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Hiểu biết kiến thức khoa học; tìm tịi và khám
phá thế giới tự nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, ứng xử với tự nhiên phù
hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

8


- Năng lực tìm hiểu xã hội: Nắm được những tri thức cơ bản về đối tượng
của các khoa học xã hội; Hiểu và vận dụng được những cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội; Nắm được những tri thức cơ bản về
xã hội loài người; Vận dụng được những tri thức về xã hội và văn hóa vào cuộc
sống.
- Năng lực Cơng nghệ: Thiết kế; Sử dụng; Giao tiếp; Đánh giá.
- Năng lực Tin học: Sử dụng và quản lý các phương tiện, cơng cụ, các hệ

thống tự động hóa của cơng nghệ thông tin và truyền thông; Hiểu biết và ứng xử
phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật trong xã hội thông tin và nền
kinh tế tri thức.
Nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội và nền kinh tế tri
thức; Học tập, tự học với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng cơng nghệ thơng tin
và truyền thơng.
Giao tiếp, hịa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại xã hội thông tin và nền
kinh tế tri thức.
- Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết các yếu tố thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,
cái chân, cái thiện, cái cao cả); Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mỹ; Tái hiện,
sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mỹ.
- Năng lực thể chất: Sống thích ứng và hài hịa với mơi trường; Nhận biết và
có các kỹ năng vận động cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và hình thành các tố
chất thể lực cơ bản trong cuộc sống; Nhận biết và tham gia hoạt động thể dục thể
thao; Đánh giá hoạt động vận động.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo
dục phổ thơng cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu)
của học sinh
- Các năng lực mà môn Ngữ văn hướng đến:
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
+ Năng lực thưởng thức văn học / cảm thụ thẩm mỹ.
b) Các phẩm chất cần hình thành cho HS
Theo đó, chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể nêu lên 5 phẩm chất chủ
yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là:
-Yêu nước.
9



- Nhân ái: Yêu quý mọi người; Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
- Chăm chỉ: Ham học; Chăm làm.
- Trung thực.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình;
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với mơi trường sống.
2. Giải pháp 2: Xác định rõ các biện pháp về hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy
học nhằm hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
2.1. Một số biện pháp về hình thức tổ chức dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là chuyển những kết quả về đổi mới
phương pháp dạy học của chương trình Ngữ văn hiện hành từ “mặt bên ngồi” vào
“mặt bên trong” để phát huy hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng mục
tiêu hình thành và phát triển năng lực của học sinh.
Để nâng cao phẩm chất, năng lực cho HS thông qua giờ đọc hiểu tác phẩm
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11). Tác giả sáng
kiến đề xuất các phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học sau:
a) Đọc diễn cảm
Đọc là hoạt động rất quan trọng và là phương pháp đầu tiên trong quá trình
phân tích, khám phá tác phẩm văn chương. Nhờ có hoạt động đọc mà giúp HS phá
vỡ được lớp ngôn ngữ ban đầu để đi sâu, khám phá những thông điệp thẩm mỹ
được tác giả gửi gắm vào nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
Trong quá trình đọc, phải chú ý tới đọc đúng và đọc diễn cảm. Đọc đúng là
người đọc phải trung thành với tác phẩm, không sai về ngữ âm, ngữ pháp, chính tả,
đọc rõ ràng, trơi chảy từng câu, từng đoạn và cả tác phẩm. Đây là yêu cầu bắt buộc
đối với người đọc. Đọc diễn cảm: là kiểu đọc ở mức độ cao hơn so với đọc đúng.
Đọc diễn cảm là giọng đọc phải thật truyền cảm, làm cho câu chữ trong tác phẩm
được hiện lên thật sống động qua các sự vật, hình ảnh như nó vốn có trong cuộc
sống, đồng thời thể hiện được ý đồ nghệ thuật của tác giả gửi gắm vào trong từng
câu, chữ. Do đó, để đọc diễn cảm, trước hết người đọc phải am hiểu thật tường tận,

sâu sắc tác phẩm thì mới thật sự có cảm xúc, nhập tâm vào từng nhân vật. Có như
thế, người đọc mới làm cho câu chữ trở nên mềm mại, uyển chuyển, lên xuống
đúng theo giọng điệu, ngữ điệu mà tác giả muốn truyền tải, đồng thời còn tạo được
sự rung động trái tim người nghe, khiến mọi người đồng cảm với người đọc và tác
giả. Tuy nhiên, để đọc cho diễn cảm thì theo tơi, GV cần nên đọc mẫu, sau đó
hướng dẫn và yêu cầu HS đọc lại nhằm lột tả cho được tư tưởng, tình cảm của tác
giả đã gửi gắm vào từng câu, chữ được thể hiện qua các nhân vật, những sự kiện,
sự việc trong tác phẩm. Điều quan trọng là bản thân HS phải thấu hiểu được nội
dung tác phẩm thì việc đọc diễn cảm mới tốt được.

10


Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, GV có thể
hướng dẫn HS đọc diễn cảm để gợi hứng thú nhập cuộc cho HS. Đoạn Lung khởi:
cần đọc giọng trang trọng. Đoạn Thích thực: từ trầm lắng khi hồi tưởng quá khứ,
chuyển sang hào hứng sảng khối khi kể lại chiến cơng. Đoạn Ai vãn: trầm buồn,
sâu lắng, xót xa, đau đớn. Đoạn kết đọc với giọng thành kính trang nghiêm.
Như vậy, việc xác định đúng giọng điệu, cách ngắt nhịp và nhịp điệu câu văn
giúp GV có thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm để tìm ra con đường thâm nhập vào
thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đọc diễn cảm với tất cả sự rung động từ đáy lịng
mình để cảm nhận được tầng sâu ý nghĩa nghệ thuật còn ẩn chứa trong tác phẩm.
b) Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là PPDH trong đó "HS được phân chia thành từng nhóm
nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông
qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ
chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung".
Phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi HS tham gia
một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến
thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài

học; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải
quyết những nhiệm vụ chung.
Trong quá trình giảng dạy, để tiết học diễn ra có hiệu quả khi áp dụng
phương pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần có sự phân chia khoa học các bước
trong khi thảo luận nhóm.
b1.Các bước khi thảo luận nhóm
Bước 1: Chia nhóm: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng
từ 4-6 người.
Bước 2: Giao nhiệm vụ, vấn đề cần giải quyết cho từng nhóm.
Bước 3: Giám sát hoạt động của từng nhóm
Bước 4: Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các
nhóm khác có thể phản biện.
Bước 5: Tổng kết đánh giá.
Giáo viên nên nhận xét bài thuyết trình của từng nhóm sau khi các nhóm
trình bày xong và đã có ý kiến phản biện của các nhóm khác. Cuối cùng giáo viên
chốt lại các ý kiến, đưa ra định hướng đúng những vấn đề HS cần nhớ sau khi thảo
luận.
b2. Phân loại phương pháp thảo luận

11


- Thảo luận có hướng dẫn: Tồn lớp hay nhóm nhỏ cùng đề tài thảo luận hoặc
khác đề tài thảo luận, nhằm đưa ra nhiều ý kiến kết quả khác nhau từ đó thống
nhất chung lại.
- Báo cáo xê-mi-na có thảo luận: Sau khi báo cáo chuyên đề, người nghe sẽ
đóng góp ý kiến hoặc nêu thắc mắc, một hoặc nhiều người sẽ trao đổi ý kiến với
người nghe, dẫn đến kết luận.
- Tọa đàm:
b3.Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy học tác phẩm “Văn tế

nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
GV có thể chia lớp ra thành 3 hoặc 4 nhóm:
-Nhóm thứ nhất, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nhóm thứ hai, thảo luận về hoàn cảnh xuất thân của người nghĩa sĩ Nam Bộ.
- Nhóm thứ ba, thảo luận về sức mạnh tinh thần của người nghĩa sĩ Nam Bộ
- Nhóm thứ tư, thảo luận về tấm lịng của tác giả và nhân dân đối với người
nghĩa sĩ Nam Bộ.
Sau khi hồn thành xong, đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, kết quả, GV và
các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, đánh giá.
Nhờ áp dụng phương pháp thảo luận nhóm GV sẽ tạo cho giờ dạy học tác
phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu thêm sơi động, hấp dẫn hơn.
Từ đó giúp HS giải quyết vấn đề một cách thấu đáo, đồng thời hiểu sâu sắc hơn
những giá trị đặc sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và hình thành tốt các phẩm
chất, năng lực cho học sinh.
c) Dạy học giải quyết vấn đề
c1. Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra những tình huống có
vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng
tạo để giải quyết vấn đề và thơng qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và
đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề là "tình huống gợi vấn đề" vì "tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện
tình huống có vấn đề" (Rubinstein).
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho
HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua,
nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua q trình
tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến
thức sẵn có. Nghĩa là tình huống có vấn đề có tác dụng kích thích tư duy nảy sinh
và thúc đẩy nó phát triển. Tình huống có vấn đề buộc con người phải suy nghĩ,
động não tạo nên những vận động tích cực bên trong của trí tuệ con người. Như
12



vậy, để trở thành những tình huống có vấn đề, cần phải có những yếu tố, những
điều kiện nhất định bởi khơng phải tình huống nào cũng là tình huống có vấn đề.
Điều này có nghĩa là để tạo ra các tình huống có vấn đề đích thực, bản thân GV
phải phát hiện trong tài liệu học tập của HS đâu là vấn đề có “vấn đề”, phải thiết kế
thế nào để chúng trở thành các tình huống có vấn đề và phải nêu vấn đề thế nào để
khơi gợi hứng thú, sự tích cực tham gia giải quyết của HS. Bởi có vấn đề nhưng
khơng phải vấn đề nào cũng thành vấn đề của HS, không phải cứ nêu vấn đề là sẽ
lập tức lôi cuốn HS hay khơi gợi được những vận động tư duy, trí tuệ của các em.
c2. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo PP nêu và giải quyết
vấn đề
- Đặt vấn đề, xây dựng bài tốn nhận thức
+ Tạo tình huống có vấn đề;
+ Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
+ Phát hiện vấn đề cần giải quyết.
- Giải quyết vấn đề đặt ra
+ Đề xuất cách giải quyết;
+ Lập kế hoạch giải quyết;
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết.
- Kết luận:
+ Thảo luận kết quả và đánh giá;
+ Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
+ Phát biểu kết luận;
+ Đề xuất vấn đề mới.
Trong dạy học theo PP nêu và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức
mới, vừa nắm được PP lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo,
được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và
giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
c3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Khi dạy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, GV nêu ra
vấn đề: Bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ được tác giả xây dựng như thế
nào? Trước vấn đề nêu ra, GV yêu cầu HS căn cứ vào tác phẩm phát hiện các chi
tiết, câu văn, hình ảnh về người nghĩa sĩ nông dân, rồi suy nghĩ và tái hiện lại, khi
đó HS sẽ giải quyết được vấn đề GV đặt ra.
d) Diễn trình (Đóng vai)
13


Diễn trình (Đóng vai) là một kĩ thuật dạy học; là một biện pháp đưa HS vào
vị trí của tác giả hoặc nhân vật để cùng trải nghiệm, cùng chia sẻ với nhà văn và
con người trong tác phẩm về những suy nghĩ, những cách ứng xử trong cuộc sống.
Có thể đóng vai nhân vật hay đóng vai tác giả.
Hoạt động đóng vai sẽ tạo điều kiện giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp
từ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng như hiểu được những giá trị văn hóa Nam Bộ
trong từng tác phẩm của ông, đồng thời tạo cơ hội để học sinh tham gia hoạt động
trải nghiệm từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất trong môn Ngữ văn.
Giáo viên tiến hành tổ chức cho HS đóng vai theo các bước sau:
- GV nêu chủ đề, u cầu của nhiệm vụ, chia nhóm, giao tình huống và yêu
cầu HS đóng vai cho từng nhóm. Trong đó qui định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian
đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai: phân vai, dàn cảnh, cách thể hiện
nhân vật, diễn thử.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận, nhận xét.
- GV kết luận, giúp HS rút ra bài học cho bản thân.
2.2. Một số biện pháp về kĩ thuật dạy học
a) Kỹ thuật tái hiện trung thực
Tái hiện hình tượng là một trong những hoạt động cảm thụ văn học của bạn

đọc trong giờ học tác phẩm văn chương. Hoạt động tái hiên hình tượng giúp HS
bước vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm, kích thích trí tưởng tượng của HS, giúp
các em nhìn ra thế giới nghệ thuật mà nhà văn khắc họa trong tác phẩm.
Muốn cho thế giới nghệ thuật của tác phẩm hiện hình lên, người đọc phải có
khả năng tái hiện bằng tưởng tượng. Có tưởng tượng tái hiện thì thế giới tác phẩm
với hiện hình mn hình, mn vẻ. Vì thế khi hướng dẫn HS cảm thụ tác phẩm,
điều cần chú ý là GV không tưởng tượng, tái hiện thay HS mà GV cần gợi mở để
làm sống dậy hình tượng trong tác phẩm và thế giới nghệ thuật của nhà văn qua trí
tưởng tượng của chính các em.
Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, GV có thể giúp HS tái hiện hình
ảnh người nơng dân nghĩa sĩ qua các ý cơ bản sau, hoặc GV gợi mở giúp HS tái
hiện lại Trận tập kích đồn Cần Giuộc của nghĩa sĩ. Kỹ thuật này sẽ giúp cho HS
chủ động hơn khi tái hiện hình tượng người nghĩa sĩ nơng dân.
b) Dạy học dự án
b 1.Khái niệm Dạy học theo dự án (DHDA)
DHDA là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm
vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành, tạo ra các
14


sản phẩm có thể giới thiệu.
b 2.Các bước dạy học dự án:
Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án; xây dựng đề cương, kế hoạch
thực hiện; thực hiện dự án; thu thập kết quả và công bố sản phẩm; đánh giá dự án.
b 3. Dạy học dự án bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Để giúp cho HS khám phá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn lịch
sử Nam Bộ thì GV gợi ý cho HS các chủ đề, HS căn cứ vào năng lực lựa chọn và
thực hiện. GV có thể gợi ý các chủ đề: Du lịch về với vùng đất Cần Giuộc; thăm
tượng đài nghĩa sĩ nông dân Nam Bộ; tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
đối với thế hệ trẻ hôm nay; sự ngưỡng mộ của nhân dân Nam Bộ với người nghĩa

sĩ Cần Giuộc năm xưa... HS tùy vào sở trường và sở thích, năng lực, năng khiếu
của từng cá nhân, nhóm mà chọn lựa để thể hiện sản phẩm của mình.
Tất cả những biện pháp, kĩ thuật dạy học trên sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho GV
trong việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.
3. Giải pháp 3: Xây dựng cách thức tổ chức và thiết kế giờ dạy đọc hiểu
hướng tới phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
a) Cách thức tổ chức giờ đọc hiểu
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng
năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp
tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho
người học.
Để phát triển năng lực của học sinh trong giờ Ngữ văn cấp THPT, cần đổi
mới mạnh mẽ việc thiết kế bài học từ phía giáo viên. Trong thiết kế, giáo viên phải
cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu. Với giáo viên, phương
pháp thuyết trình nên giảm thiểu tới mức tối đa, thay vào đó là tổ chức hoạt động
cho học sinh bằng việc nêu vấn đề, đề xuất các tình huống, dự án.
Trong giờ dạy, giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức giải quyết
các vấn đề về lý thuyết cũng như thực tiễn, qua đó giúp học sinh khắc sâu hơn kiến
thức mới. Theo tinh thần đó, thiết kế bài học được biên soạn theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy
Trong kế hoạch bài dạy giáo viên cần xác định rõ các yêu cầu về kiến thức,
kỹ năng, thái độ và các năng lực, phẩm chất hướng đến. Bằng việc xác định mục
tiêu này trong quá trình dạy học giáo viên sẽ có thể lựa chọn được phương pháp
giảng dạy phù hợp, cách thức tổ chức lớp học theo đúng mục tiêu đã định.
Do yêu cầu mở rộng hiểu biết để thấm thía các nội dung chủ đề đặt ra trong
văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Đòi hỏi giáo viên
15



phải chuẩn bị kỹ các nhiệm vụ giao cho HS, GV giao cho các nhóm HS cùng sưu
tầm các tư liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề trên các nguồn thơng tin đại
chúng (phát thanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm
nhạc...) làm chất liệu cho dạy đọc hiểu tác phẩm.
Cho HS xem đoạn vi deo giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu trong trận chiến ở
Cần Giuộc. (trích đoạn vở Cải lương Nguyễn Đình Chiểu), để giúp HS có những
cảm nhận ban đầu về Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu cũng như trận đấu ở Cần Giuộc
năm 1861. Qua đó HS thấy được Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã làm sống dậy khơng
khí của thời kỳ lịch sử “đau thương nhưng vĩ đại” của dân tộc ta ở cuối thế kỷ XIX.
Bước 2: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt ra các vấn đề, các câu hỏi, giao nhiệm vụ cho HS (cho nhóm HS), từ
đó sẽ hình thành các phẩm chất năng lực mà người học hướng tới. Chẳng hạn khi
giao nhiệm vụ cho HS để đọc hiểu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn
Đình Chiểu, GV nêu vấn đề: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời của tác giả. Qua
cuộc đời, em cảm nhận gì về nhân cách, con người của nhà thơ? Nguyễn Đình
Chiểu quan niệm như thế nào về văn chương? Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình
Chiểu chia làm mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có những tác phẩm chính nào? Bài
văn tế ra đời trong hồn cảnh nào? Câu đầu tiên tạo ra sự đối lập nào? Phân tích ý
nghĩa khái quát của các đối lập ấy. Trước khi gia nhập nghĩa quân, các nghĩa sĩ - họ
là ai? Làm nghề gì? Đời sống hàng ngày của họ ra sao? Từ “cui cút” nói lên tình
cảm gì của tác giả? Tác giả nhấn mạnh điều gì khi giới thiệu thân thế của nghĩa
quân Cần Giuộc?... Khi trả lời các câu hỏi các em đã hình thành năng lực: Tự chủ
và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực ngơn
ngữ…Từ đó hình thành phẩm chất u nước, trung thực, trách nhiệm…
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ GV đã giao
cho (Thực hiện ở nhà)
Bước 4: Báo cáo kết quả học tập: Trên các nhiệm vụ được giao HS sẽ báo cáo kết
quả trước lớp, các bạn khác cho ý kiến.
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trên cơ sở nội dung báo cáo của

các nhóm, GV nhận xét bổ sung và chốt ý.
b) Thiết kế bài dạy đọc hiểu nhằm phát triển phẩm chất, năng lực.
b.1. Hoạt động khởi động
* Mục đích của hoạt động
- Hoạt động khởi động giúp học sinh huy động vốn kiến thức và kỹ năng để
chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới.
- Giúp học sinh tạo hứng thú để bước vào bài học mới
- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những
vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
16


* Nội dung, hình thức khởi động
- Câu hỏi, bài tập: có thể là quan sát tranh/ảnh để trao đổi với nhau về một
vấn đề nào đó có liên quan đến bài học; hoặc trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở
cấp/lớp dưới, thiết kế dưới dạng kết nối hoặc những câu hỏi đơn giản, nhẹ nhàng.
- Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát…: một số hoạt động yêu cầu học sinh
đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các
hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo
ra khơng khí sơi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới.
- Trò chơi: một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú
trước khi vào bài học mới. Các trị chơi này cũng cần có nội dung gắn với mỗi bài
học.
Hoạt động khởi động khi dạy tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu.
Cho HS xem đoạn vi deo giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu trong trận
chiến ở Cần Giuộc. (trích đoạn vở Cải lương Nguyễn Đình Chiểu), để giúp HS
có những cảm nhận ban đầu về Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu cũng như trận đấu
ở Cần Giuộc năm 1861. Qua đó HS thấy được Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã
làm sống dậy không khí của thời kỳ lịch sử “đau thương nhưng vĩ đại” của dân

tộc ta ở cuối thế kỷ XIX.
Hs trả lời, gv dẫn vào bài mới: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hóa
lớn của dân tộc. Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã
khẳng định: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường. Chúng ta phải
chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng”. Một minh chứng để thấy rõ điều này
chính là tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. Tác
phẩm được đánh giá một bài văn tế hay nhất, bi tráng nhất trong văn học Việt
Nam thời trung đại, được đặt ngang tầm với Đại cáo Bình Ngơ của Nguyễn Trãi.
b2. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục đích của hoạt động: Hoạt động này giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến
thức mới thông qua hệ thống các bài tập/nhiệm vụ.
* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ
Các tri thức ở hoạt động này thuộc các phân môn Văn học, Tiếng Việt và
Tập làm văn trong sách giáo khoa hiện hành được tiến hành theo trình tự sau:
Đọc hiểu văn bản
Bước này yêu cầu học sinh đọc văn bản và chú thích. Giáo viên có thể giao
nhiệm vụ cho học sinh đọc trước ở nhà. Đến lớp chỉ đọc một đoạn hoặc bài ngắn
và một vài lưu ý trong chú thích. Sau đó giáo viên thiết kế những hoạt động hướng
dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bằng việc sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một
bài tập/nhiệm vụ lớn hơn; thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận; thiết kế
17


các hoạt động kích thích, sáng tạo… Nội dung các bài tập/nhiệm vụ trong mục này
nêu lên các yêu cầu tìm hiểu về đặc điểm thể loại, nội dung, nghệ thuật của văn
bản.
Tích hợp kiến thức kỹ năng Tiếng Việt
Tích hợp với nhiệm vụ tìm hiểu văn bản. Giáo viên đưa ra một số bài
tập/nhiệm vụ yêu cầu học sinh tìm hiểu các kiến thức Tiếng Việt. Các khái niệm
thuộc ngơn ngữ học được giảm tải, chuyển hóa thành dạng kỹ năng, giúp học sinh

dễ tiếp nhận hơn.
Tích hợp kiến thức, kỹ năng làm văn
Các kiến thức làm văn cũng được dạy tích hợp với Đọc hiểu và Tiếng Việt.
Cũng như phần kiến thức Tiếng Việt, những nội dung lý thuyết Làm văn được
giảm tải và chuyển hóa thành kỹ năng.
Lưu ý:
- Giáo viên cần dự kiến những trường hợp học sinh khơng làm được bài
tập/nhiệm vụ để có phương án giải quyết. Có thể kích thích lại hứng thú hoặc ra
bài tập/nhiệm vụ khác, từ những bài tập dễ hơn, phù hợp hơn, rồi từ đó nâng dần
hiểu biết của các em.
- Các hoạt động của học sinh trong mục này gồm: Hoạt động cá nhân, hoạt
động nhóm. Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh phải trình bày kết quả và thảo luận
với giáo viên.
Với tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Khi
hướng dẫn HS đọc hiểu, GV lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và PPDH phù
hợp với đặc trưng thể loại. Khi tổ chức Hoạt động hình thành kiến thức, GV chia
nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể:
Ví dụ: Ở nội dung 1 - Tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nhóm 1: Tóm tắt những nét chính về cuộc đời của tác giả. Qua cuộc đời, em
cảm nhận gì về nhân cách, con người của nhà thơ?
Nhóm 2: Nguyễn Đình Chiểu quan niệm như thế nào về văn chương?
Nhóm 3: Sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chia làm mấy giai
đoạn? Mỗi giai đoạn có những tác phẩm chính nào?
Nhóm 4: Nghệ thuật đặc sắc trong thơ văn NĐC thể hiện ở những điểm nào?
Ở nội dung 2: Đọc hiểu tác phẩm. GV lựa chọn các phương pháp, hình thức
kĩ thuật dạy học đã đề xuất trong sáng kiến sao cho phù hợp với đối tượng học sinh
để phát huy hiệu quả cao nhất của sáng kiến.
Khi HS giải quyết được các nhiệm vụ GV giao cho, các em sẽ hình thành
các năng lực: Năng lực hợp tác; Năng lực tự học, Năng lực sáng tạo; Năng lực giải
quyết vấ đề…

18


b.3. Hoạt động luyện tập – thực hành
* Mục đích của hoạt động
Yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến thức vừa học được ở hoạt động
hình thành kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể. Thơng qua đó giáo
viên xem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
* Nội dung và hình thức các bài tập/nhiệm vụ
- Hoạt động thực hành gồm các bài tập/nhiệm vụ yêu cầu học sinh củng có
các tri thức vừa học và rèn luyện các kỹ năng liên quan.
- Các bài tập/nhiệm vụ trong phần thực hành cũng theo trình tự; Đọc hiểu
văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Các bài tập/nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành tập trung hướng đến việc
hình thành các kỹ năng cho học sinh, khác với bài tập trong Hoạt động hình thành
kiến thức mới chủ yếu hướng tới việc khám phá tri thức. Đây là hoạt động gắn với
thực tiễn bao gồm những nhiệm vụ như: trình bày, viết văn…
Lưu ý: Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc nhóm để
hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành…Hoạt động cá nhân để học sinh
hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có góp gì vào hoạt động nhóm
và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết
quả mình làm được, thơng qua đó học sinh có thể học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho
nhau, giúp cho quá trình học tập của học sinh hiệu quả hơn. Kết thúc hoạt động
này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắn những nội dung
chưa đúng.
b.4. Hoạt động ứng dụng
* Mục đích của hoạt động
Hoạt động này giúp học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết
các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. “Thực tế” ở đây được hiểu là thực tế trong nhà
trường, trong gia đình và trong cuộc sống của học sinh. Hoạt động này sẽ khuyến

khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự hiểu biết của mình; tìm
phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những các giải quyết vấn đề khác nhau;
góp phần hình thành năng lực, phẩm chất học tập với gia đình và cộng đồng.
* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ
Các bài tập ứng dụng gồm các loại:
- Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn
học, văn hóa khác tương ứng. Ví dụ: giải thích các câu tục ngữ, phân tích các bài
ca dao, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa…
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng Tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề như: giải
nghĩa, từ loại, xác định cấu tạo từ…trong các hiện tượng ngôn ngữ của cuộc sống.
19


- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm văn.
Lưu ý:
Hoạt động ứng dụng khác với hoạt động thực hành. Hoạt động thực hành là
làm các bài tập cụ thể do giáo viên hoặc sách hướng dẫn đặt ra, còn hoạt động ứng
dụng là hoạt động được triển khai ở nhà, cộng đồng; động viên khuyến khích học
sinh nghiên cứu, sáng tạo; giúp học sinh gần gũi với gia đình, địa phương, tranh
thủ sự hướng dẫn của gia đình, địa phương. Học sinh tự đặt ra yêu cầu cho mình,
trao đổi và thảo luận với gia đình và cộng đồng để cùng giải quyết. Tuy nhiên hoạt
động ứng dụng vẫn có thể được tổ chức trên lớp nếu giáo viên thấy cần thiết và có
thời gian.
1.5. Hoạt động bổ sung
* Mục đích của hoạt động
Hoạt động này giúp học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kỹ năng. Hoạt động
này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của học sinh là khơng ngừng,
như vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau
mỗi bài học cụ thể.
* Nội dung và hình thức bài tập/nhiệm vụ cụ thể

- Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan
- Trao đổi với người thân về nội dung bài học như: kể cho người thân nghe
về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa câu chuyện…
- Tìm đọc sách, báo, mạng in-tơ-nét…một số nội dung theo yêu cầu.
Lưu ý:
- Các nhiệm vụ trong hoạt động bổ sung được thiết kế cho học sinh tự làm
việc ở nhà.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, đồng thời yêu cầu học
sinh làm các bài tập đánh giá năng lực.
Thời gian cho mỗi hoạt động cần được xác định sao cho phù hợp với số tiết
học được phân bố cho từng cụm bài/chủ đề, thời khóa biểu lên lớp của giáo viên.
Trong thiết kế bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh cấp THPT nói trên, giáo viên cần xác định và nêu rõ các cách thức tổ chức
hoạt động cho cá nhân, hoạt động cho cặp đôi, hoạt động nhóm, hoạt động chung
cả lớp, hoạt động với cộng đồng.
+ Hoạt động cá nhân: là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các bài
tập/nhiệm vụ một cách độc lập. Loại hoạt động này nhằm tăng cường khả năng
hoạt động độc lập của học sinh, diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là đối với các bài
tập/nhiệm vụ có yêu cầu khám phá, sáng tạo, hoặc rèn luyện đặc thù. Giáo viên cần
đặc biệt coi trọng hoạt động cá nhân vì nếu thiếu nó, nhận thức của học sinh sẽ
20


không đạt tới mức độ sâu sắc và chắc chắn cần thiết, cũng như các kỹ năng sẽ
không được rèn luyện một cách tập trung.
+ Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm: là những hoạt động nhằm giúp học
sinh phát triển năng lực hợp tác, tăng cường sự chia sẻ và tính cộng đồng.
Khi tổ chức hoạt động này, giáo viên cần xác định rõ mục đích, nội dung bài
tập/nhiệm vụ cho phù hợp với hoạt động cặp đôi hay hoạt động nhóm. Thơng
thường, hình thức hoạt động cặp đôi được sử dụng trong những trường hợp, những

bài tập cần sự chia sẻ. Ví dụ: kể cho nhau nghe, nói với nhau một nội dung cần
chia sẻ, đổi bài cho nhau để đánh giá chéo,…Hình thức hoạt động nhóm được sử
dụng trong trường hợp cần sự hợp tác.
+ Hoạt động chung cả lớp: là hình thức hoạt động phù hợp với số đơng học
sinh. Đây là hình thức nhằm tăng cường tính cộng đồng, giáo dục tinh thần đồn
kết, sự chia sẻ, tinh thần chung sống hài hòa.
+ Hoạt động cộng đồng: là hình thức hoạt động cue học sinh trong mối
tương tác với xã hội. Hoạt động với cộng đồng bao gồm các hình thức từ đơn giản
như: tham gia bảo vệ mơi trường, tìm hiểu các di tích văn hóa, lịch sử ở địa
phương….
Định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực, phẩm
chất của học sinh cấp THPT trên đây là một hướng đi mới đáp ứng đổi mới PPDH.
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1.1. Đối tượng
Sáng kiến tập trung nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao năng lực, phẩm
chất người học qua giờ đọc hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
chương trình Ngữ văn 11 tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu
1.2. Phạm vi
- Về lý luận, tôi chỉ nghiên cứu các vấn đề năng lực, phẩm chất và nâng cao
năng lực phẩm chất trong môn Ngữ văn ở trường THPT Nguyễn Đức Mậu
- Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở trường
THPT Nguyễn Đức Mậu huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An
- Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Đức Mậu
- Các tác phẩm thơ truyện ngắn hiện đại thuộc chương trình Ngữ văn 11 - THPT.
2. Thời gian thực nghiệm
Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
(Nguyễn Đình Chiểu) chương trình Ngữ văn 11(tập 1) theo giáo án đã thiết kế.
21



Tiến hành thực nghiệm trong năm học 2020 - 2021. Cụ thể, tôi tiến hành thực
nghiệm tiết đúng với thời gian dạy học theo phân phối CT môn Ngữ văn. Điều này
vừa đảm bảo tiến trình dạy học diễn ra bình thường, khơng bị xáo trộn, vừa mang
tính khách quan của giờ dạy học thực nghiệm.
3. Giáo án thực nghiệm
Giáo án thiết kế theo Phân phối CT môn học, gồm có 03 tiết.
Tiết 21,22,23: Đọc văn
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
Nguyễn Đình Chiểu
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: giúp HS
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội
dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nơng dân – nghĩa sĩ
hy sinh vì nghĩa lớn, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nhận thức được những đặc sắc về nghệ thuật của bài văn tế.
2. Năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Nguyễn
Đình Chiểu.
- Năng lực đọc – hiểu Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành cơng, hạn chế, những
đóng góp nổi bật của nhà văn.
- Năng lực phân tích, so sánh các đề tài trong sáng tác của Nguyễn Đình
Chiểu.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ
thuật của văn bản.

3. Phẩm chất
- Nhân ái: Yêu quý mọi người; Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
- Chăm chỉ: Ham học; Chăm làm.
- Trung thực.
22


- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình;
Có trách nhiệm với mơi trường sống.
- Lòng yêu nước...
B. Chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh
1. Phần chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SGV, Tài liệu tham khảo liên quan đến lịch sử, văn hóa
Nam Bộ.
- Tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu, các đoạn vi deo về trận công đồn của nghĩa
sĩ Nam Bộ.
- Máy tính, máy chiếu (projector), các trang giáo án điện tử.
2. Phần chuẩn bị của Học sinh:
- SGK, vở soạn, vở ghi.
- Đọc kĩ mục Tiểu dẫn và tác phẩm, đọc kĩ phần chú thích ở SGK.
- Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm
của. Nguyễn Đình Chiểu, cũng như các tài liệu, clip có liên quan đến văn hóa Nam
Bộ để HS xem trước ở nhà.
C. Tiến trình thực hiện
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Tạo mâu thuẫn nhận thức và tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới.
- Giúp HS có những cảm nhận ban đầu về Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu
cũng như trận đấu ở Cần Giuộc năm 1861.
* Nội dung:

* Sản phẩm: tâm thế hứng khởi vào bài học.
* Phẩm chất, năng lực cần hình thành:
- Năng lực thu thập thơng tin
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Phẩm chất Chăm chỉ
- Phẩm chất Trách nhiệm
* Tiến trình thực hiện:
- Hình thức: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Động não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
23


Bước 1: GV cho HS xem xem đoạn vi deo giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu
trong trận chiến ở Cần Giuộc. (trích đoạn vở Cải lương Nguyễn Đình Chiểu)
GV phát vấn:
-

Nhân vật xuất hiện trong đoạn phim tên là gì? Em biết gì về nhân vật này?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS xem đoạn video.
- Trả lời được câu hỏi.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú.
Bước 4: GV nhận xét, biểu dương; Giới thiệu bài: Nguyễn Đình Chiểu là nhà
thơ, nhà văn hóa lớn của dân tộc. Khi viết về Nguyễn Đình Chiểu, cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác
thường. Chúng ta phải chăm chú nhìn, càng nhìn càng thấy sáng”. Một minh

chứng để thấy rõ điều này chính là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của
Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm được đánh giá một bài văn tế hay nhất, bi tráng
nhất trong văn học Việt Nam thời trung đại, được đặt ngang tầm với Đại cáo
Bình Ngơ của Nguyễn Trãi.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu:
- Tạo mâu thuẫn nhận thức và tâm thế để HS bắt đầu tiết học mới.
- Giúp HS có những cảm nhận ban đầu về Nhà văn Nguyễn Đình Chiểu
cũng như trận đấu ở Cần Giuộc năm 1861.
* Nội dung:
- Cuộc đời, con người và sự nghiệp, giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ.
* Sản phẩm:
- Những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của
Nguyễn Đình Chiểu.
- Những nét chính về hồn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại, bố cục văn tế,
vẻ đẹp của người nghĩa sĩ nông dân.
- Vẻ đẹp người nông dân nghĩa sĩ.
* Phẩm chất, năng lực cần hình thành:
- Năng lực thu thập thơng tin
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm.
24


- Năng lực giao tiếp, hợp tác khi trao đổi, thảo luận
- Phẩm chất chăm chỉ
- Phẩm chất trách nhiệm
- Phẩm chất yêu nước…
*Tiến trình thực hiện:


A.TÁC GIẢ

Thao tác 1: Hướng dẫn tìm I. Cuộc đời.
hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của
- NĐC(1822-1888), sinh tại quê mẹ ở tỉnh
Nguyễn Đình Chiểu.
Gia Định xưa trong một gia đình nhà nho.
- Hình thức: Trực quan, kết hợp
- 1843, đỗ tú tài.
các hình thức trao đổi thảo luận
- 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì hay
nhóm.
tin mẹ mất  bỏ thi, về quê  bị mù.
- Kĩ thuật: Động não, thông tin - Về Gia Định mở trường dạy học, bốc
phản hồi, mảnh ghép.
thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
-Thực dân Pháp biết ông là người có tài tìm
+ Nhóm 1: Tóm tắt những nét cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ơng vẫn giữ
chính về cuộc đời của tác giả. trọn tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước
Qua cuộc đời, em cảm nhận gì và nhân dân.
về nhân cách, con người của nhà
- 1888 ơng qua đời.
thơ?
+ Nhóm 2: Nguyễn Đình Chiểu => Bài học từ cuộc đời NĐC: Cuộc đời ông là
quan niệm như thế nào về văn một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức,
suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ
chương?
phải, cho quyền lợi nhân dân.
+ Nhóm 3: Sự nghiệp thơ văn

của Nguyễn Đình Chiểu chia làm
mấy giai đoạn? Mỗi giai đoạn có II. Sự nghiệp thơ văn
những tác phẩm chính nào?
1. Quan niệm văn chương
+ Nhóm 4: Nghệ thuật đặc sắc Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm văn chương
trong thơ văn NĐC thể hiện ở nhất quán.
những điểm nào?
- Ông chủ chương dùng văn chương biểu hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa
Các nhóm hồn thiện nội dung “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
được phân công.
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”
Nhóm 1:
(DươngTừ - Hà Mậu)
+ Cuộc đời ông là một tấm
gương sáng về nghị lực và đạo - Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng
đức, suốt đời chiến đấu không “Học theo ngịi bút chí cơng.
biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho
Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu”
quyền lợi nhân dân.
25


×