Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

SKKN giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho HS thông qua mô hình tủ sách thanh niên tại trường THPT đặng thai mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 54 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI
--------------- ✍-------------

SÁNG KIẾN:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HỌC SINH
THƠNG QUA MƠ HÌNH “TỦ SÁCH THANH NIÊN” TẠI
TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

Tác giả: Nguyễn Thị Thủy – Giản Thị Dương
Đơn vị : Trường THPT Đặng Thai Mai
Năm: 2021


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

1

2.

Lịch sử vấn đề:

2



3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2

4.1. Mục đích nghiên cứu

3

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

5. Kế hoạch nghiên cứu

3

6. Phương pháp nghiên cứu

3

A.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

4


CHƯƠNG 1. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
ĐẾN VIỆC NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HS THPT TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

4

1.

Cơ sở lý luận

4

1.1.

Khái niệm về văn hóa đọc

4

1.2.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS THPT

5

2.

Cơ sở thực tiễn

5


2.1.
nay

Thực trạng về văn hóa đọc của HS THPT trong giai đoạn hiện

5

2.1.1. Thực trạng chung

5

2.1.2. Thực trạng về văn hóa đọc của HS THPT Đặng Thai Mai

7


2.2. Tình hình thực tế nguồn sách và hiệu quả khai thác nguồn sách
thư viện trường THPT

9

2.2.1. Tình hình chung

9

2.2.2. Tình hình tại thư viện trường THPT Đặng Thai Mai

10


2.3.

Hoạt động giáo dục kĩ năng ngoài giờ lên lớp cho HS THPT

13

CHƯƠNG 2. MƠ HÌNH TỦ SÁCH THANH NIÊN – GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HS.

14

2.1. Xây dựng Tủ sách Thanh niên

14

2.1.1. Xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch

14

2.1.2. Huy động nguồn lực

14

2.1.3. Hoàn thiện tủ sách

15

2.1.4. Hoạt động Tủ sách

17


2.2. Các hoạt động cụ thể nhằm duy trì, phát triển văn hóa đọc của Tủ
sách Thanh niên.

18

2.2.1. Phát triển văn hóa đọc qua sử dụng các giờ sinh hoạt 15 phút đầu
giờ, mượn sách về nhà.

18

2.2.1.1.

Giờ sinh hoạt 15 phút hằng ngày

18

2.2.1.2.

Mượn sách về nhà

19

2.2.2. Phát triển văn hóa đọc qua hoạt động giới thiệu những cuốn sách
hay trong các giờ chào cờ, hoạt động ngoại khóa.

19

2.2.3. Phát triển văn hóa đọc gắn với các hoạt động chun mơn


20

2.2.4. Phát triển văn hóa đọc thơng qua cuộc thi làm MV “Đọc sách –
Thắp lửa đam mê”.

21

2.2.4.1.

Xây dựng ý tưởng

21

2.2.4.2.

Xây dựng kế hoạch

22

2.2.4.3.

Tổ chức thực hiện

23

2.2.4.4.

Kết quả thu được

28


2.3. Đánh giá kết quả thực hiện

30

2.4. Giải pháp mở rộng mơ hình

32


B.

KẾT LUẬN

33

1.

Kết luận

33

2.

Kiến nghị

33


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

HS: Học sinh
GV: Giáo viên
HĐTNST: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
MV: Music video
ĐVTN: Đoàn viên thanh niên
THPT: Trung học phổ thông
KHTN: Khoa học tự nhiên
KHXH: Khoa học xã hội
MV: Music video
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạọ.
BGH: Ban giám hiệu
TDTT: Thể dục thể thao
BTV: Ban thường vụ
BGK: Ban giám khảo
BTC: Ban tổ chức
CĐ: Chi đoàn


A.

MỞ ĐẦU

1.
Lý do chọn đề tài
1.1. Văn hóa đọc đang là một vấn đề nóng thu hút sự quan tâm trong xã hội hiện
đại, khơng ai có thể phủ nhận rằng sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận kho
tàng tri thức của nhân loại. Nhà văn Nga M. GORKI đã từng nói “Mỗi trang sách
là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên đó ta tách dần khỏi con thú và tiến gần hơn
đến con người”, hay danh ngôn của Mark Twain- một nhà văn trào phúng, tiểu
thuyết gia nổi tiếng của Mỹ “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ khơng

biết đọc” là những câu nói chúng tơi rất tâm đắc khi nói đến vai trị của sách.
1.2. Hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống, bồi dưỡng nhận thức, tâm hồn, tình cảm
cho giới trẻ, nhất là các HS, đang được cả xã hội quan tâm, hầu hết HS cũng ngày
càng ý thức cao hơn về việc tự hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng sống
cho bản thân mình. Bên cạnh các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động tập thể, đọc
sách là một trong những hoạt động có ý nghĩa tích cực và thiết thực góp phần giáo
dục giáo dục kĩ năng sống. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã
hội, là kho tàng tri thức của nhân loại, là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu
giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trị quan trọng
trong việc phát triển tri thức, hình thành nhân cách con người.
1.3. Thời đại cơng nghệ thơng tin bùng nổ, văn hóa nghe - nhìn “lấn át” văn hóa
đọc đã làm cho giới trẻ ngày nay xa dần với thói quen đọc sách mỗi ngày. Xu
hướng tồn cầu hóa diễn ra ồ ạt, con người có nhiều lựa chọn hơn về sử dụng các
phương tiện giải trí, cách thức tiếp cận thơng tin nhanh chóng, tiện lợi, do đó mà
khơng ít người, trong đó có các HS THPT ngày càng thờ ơ, xa rời, ít tiếp xúc trực
tiếp với sách. Văn hóa đọc đang dần mai một.
1.4. Những cuốn sách hay thường có giá cao, những HS vùng quê nghèo chủ yếu
tiếp xúc sách thông qua nguồn sách từ thư viện. Qua thực tế chúng tơi tìm hiểu hầu
hết thư viện nhà trường chưa thu hút được nhiều HS, vì tủ sách thư viện chủ yếu là
sách phục vụ cho việc học tập các mơn học văn hóa, rất hạn chế về số lượng đầu
sách về kĩ năng sống, sách nuôi dưỡng tâm hồn, các tác phẩm kinh điển, sách khoa
học, …. Trong khi đó là những đầu sách có giá trị cao trong giáo dục giáo dục kĩ
năng, bồi dưỡng nhận thức, tâm hồn, tình cảm cho giới trẻ và cũng là những đầu
sách thu hút giới trẻ hiện nay tìm đọc.
Với những HS được tiếp cận nhiều với công nghệ, các em có thể tìm đến những
cuốn sách hay trên mạng. Khơng thể phủ nhận những lợi ích mà việc đọc sách trên
mạng mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị điện tử khơng chỉ có ảnh
hưởng lâu dài về mắt mà thực tế hầu hết các em sa đà vào việc đọc các thơng tin
giải trí, chơi game nhiều hơn. Quan trọng hơn, việc đọc sách giấy truyền thống
giúp huy động mọi giác quan, giúp khả năng ghi nhận của não bộ hiệu quả hơn.

Từ những nguyên nhân đó, chúng tơi mong muốn nâng cao văn hóa đọc cho HS
THPT và ý tưởng xây dựng “Tủ sách thanh niên” được hình thành. Tủ sách thanh
1


niên ra đời khắc phục những hạn chế trên. Với cách thức thực hiện khoa học, đơn
giản, nhanh chóng, dễ dàng, Tủ sách thanh niên đã tạo cơ hội để các HS được tiếp
cận nhiều hơn với những cuốn sách hay.
1.4. Là những người hoạt động cơng tác Đồn, chúng tơi rất trăn trở và nhận thấy
có nhiều hoạt động rèn luyện kỹ năng cho các em đã được quan tâm nhưng còn
một số mặt cần khắc phục như: chất lượng các giờ sinh hoạt 15 phút đa dạng
nhưng một số giờ chưa thật sự có chiều sâu, thời gian học tập các em ở lớp khá
dày, nhiều em muốn đọc nhưng không biết chọn sách như thế nào là phù hợp. Bằng
các hoạt động như luân phiên đưa sách về các chi đoàn vào giờ sinh hoạt 15 phút,
thi viết cảm nhận/chia sẻ về sách được thực hiện hàng tháng, chia sẻ sách các giờ
chào cờ, cuộc thi viết bài và làm video cảm nhận/chia sẻ về sách, chúng tơi mong
muốn khơi dậy tình u đối với sách và niềm yêu thích đọc sách ở mỗi một
ĐVTN. Hơn thế, qua các hoạt động cụ thể, thiết thực trên, ngọn lửa ấy sẽ được lan
tỏa từ cá nhân đến cá nhân, từ chi đồn đến chi đồn, khơng chỉ trong mà cịn
ngồi phạm vi trường THPT Đặng Thai Mai.
Sau q trình thực hiện nhận thấy kết quả rất khả quan mà nó đem lại, chúng tơi
mạnh dạn đề xuất phương pháp tổ chức hoạt động này qua sáng kiến “Giải pháp
nâng cao văn hóa đọc cho HS thơng qua mơ hình Tủ sách thanh niên tại
trường THPT Đặng Thai Mai”.
2.
Lịch sử vấn đề
Vấn đề nâng cao văn hóa đọc cho HS là vấn đề rất được quan tâm. Khi chúng tơi
tìm kiếm trên cơng cụ Google với cụm từ “Phát triển văn hóa đọc cho HS” chúng
tơi thu được 93.900.000 kết quả trong vịng 0.48 (s). Ngồi ra có một số cơng trình
nghiên cứu, đề án lớn về phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng cũng như dành

riêng cho HS như đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020”
được triển khai rộng khắp và bước đầu thu được nhiều kết quả khả quan. Tuy
nhiên, cách thức triển khai các cơng trình đa dạng, tùy thuộc vào tình hình thực tế
của đơn vị. Nâng cao văn hóa đọc cho HS thơng qua tủ sách thanh niên là một cách
tiếp cận mới, chưa có cơng trình nghiên cứu nào tiếp cận.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Như tên gọi của sáng kiến đã nói, đối tượng nghiên cứu của chúng tơi là:
- Nâng cao văn hóa đọc cho HS thơng qua mơ hình Tủ sách thanh niên.
- Đưa ra mơ hình Tủ sách thanh niên và 1 số hoạt động thiết thực nhằm nâng cao
văn hóa đọc cho HS THPT
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình thực tiễn và mơ hình tại trường THPT Đặng Thai
Mai
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài góp phần đưa ra giải pháp nâng cao văn hóa đọc cho ĐVTN thơng qua mơ
hình tủ sách thanh niên.
+ Cách thức xây dựng tủ sách.
2


+ Cách triển khai các hoạt động nhằm duy trì, phát triển văn hóa đọc của ĐVTN.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hướng tới mục đích nghiên cứu, chúng tơi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
- Trình bày các vấn đề khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu: “Nâng cao
văn hóa đọc cho HS thơng qua mơ hình Tủ sách thanh niên tại trường THPT
Đặng Thai Mai”.
- Đưa ra cách thức xây dựng Tủ sách
- Đưa ra cách triển khai một số hoạt động duy trì và phát triển văn hóa đọc.

- Chỉ ra một số biện pháp nhân rộng tủ sách và các hoạt động đi kèm.
5. Kế hoạch nghiên cứu
Sáng kiến được tiến hành bắt đầu từ đầu năm học 2019 – 2020 đến nay. Bắt đầu từ
khi hình thành ý tưởng xây dựng tủ sách, triển khai các hoạt động đi kèm, tiếp tục
duy trì có hiệu quả các hoạt động.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đã đặt ra, những người thực hiện đề tài đã sử dụng một
số phương pháp:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phân loại.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn (điều tra, khảo sát thực tiễn).

3


B.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
VIỆC NÂNG CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HS THPT TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm văn hóa đọc
“Văn hóa đọc” hiện nay đang là một khái niệm chưa hồn thiện, ít nhiều trong
chúng ta nghe hay đọc khái niệm này ít nhất một lần. Mỗi người có một quan niệm
khác nhau về văn hóa đọc. Qua q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy khái niệm
về văn hóa đọc tại hội thảo “Văn hóa đọc, thực trạng và giải pháp” tổ chức tại
thành phố Hồ Chí Minh (2010), là một khái niệm được các chuyên gia văn hóa,
nhà nghiên cứu khoa học sử dụng phổ biến nhất. Theo đó, “Văn hóa đọc” được lý
giải theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của
cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như

vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là
ba lớp như ba vịng trịn khơng đồng tâm, ba vịng trịn giao nhau.
Ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá
trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ
năng đọc.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen
đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người. Trước hết cần tạo ra và phát triển
thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt
đầu từ tuổi ấu thơ. Còn trong suốt cuộc đời đi học là quá trình học tập và rèn luyện
các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích
đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản. Thói quen và
kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, cịn sở thích đọc lại phụ thuộc hồn tồn
vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân). Yếu tố này tạo ra
sự đa dạng, phong phú, giàu màu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của các hội
nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác gia, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hội thư
viện... Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn phải kể tới truyền thống văn hố của
xã hội hay nói chính xác hơn là truyền thống văn hố tơn vinh người viết sách,
người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc và
hướng dẫn đọc). Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và phong
phú của các tổ chức văn hoá xã hội khác nhằm phát triển văn hoá đọc như: hoạt
động của Hội phụ nữ, Hội thanh niên... tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn
đề nào đó thơng qua tìm hiểu sách báo.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước
là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc.
Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá
4


trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến

với người đọc (thông qua các loại cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phịng
đọc sách). Nghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi
tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị
họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ. Đó là chính
sách, đường lối phát triển nền cơng nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới
quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp
với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình
thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại.
1.1.2. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS THPT
"HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà
giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn
khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngồi xã hội với tư cách là
chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển kỹ năng, năng lực thực tiễn, phẩm chất
nhân cách, tích luỹ kinh nghiệm riêng và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động nhằm phát triển những phẩm
chất nhân cách, kỹ năng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thể
thích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sống tích cực và hạnh
phúc... Đây là những mặt vơ cùng quan trọng để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của
mỗi cá nhân. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọng trong từng môn
học.
Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi HS vừa là người tham gia, vừa là
người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên HS khơng những
biết cách tích cực hoá bản thân, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn
biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có
trách nhiệm” (Theo Dự thảo Nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới).
HĐTNST không gọi là môn học mà là hoạt động giáo dục. Môn học được tạo nên
bởi một hoặc một vài lĩnh vực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt
chẽ cịn hoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực
để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng văn hóa đọc của HS THPT trong giai đoạn hiện nay
1.2.1.1.
Thực trạng chung
Sách là người bạn không thể thiếu của những người thành công. Thomas Corley là
một triệu phú tự thân, chuyên gia tài chính cá nhân, đồng thời là tác giả của cuốn
sách bán chạy “Rich Habits: The Daily Success Habits of Wealthy Individuals”
(Tạm dịch: Những thói quen giàu có: Thói quen hàng ngày dẫn đến thành công của
người giàu). Trong nghiên cứu về người giàu của mình, ơng đã phỏng vấn 233 cá
nhân siêu giàu (177 người trong số đó là triệu phú tự thân) với thu nhập ròng hàng
năm đạt ít nhất 160.000 USD và tài sản rịng đạt từ 3,2 triệu USD trở lên. Từ
nghiên cứu này, ông đã phát hiện ra một số điều thú vị trong thói quen đọc sách
của người giàu: 85% người giàu đọc từ 2 đến 3 cuốn sách về giáo dục và lập mục
5


tiêu hàng tháng. 63% người giàu nghe audio book để học tập trong lúc lái xe đến
nơi làm việc. 88% người giàu dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách nâng cao
hiểu biết và tích lũy kiến thức. 58% đọc sách về tiểu sử của những người thành
công nổi tiếng. 51% đọc sách lịch sử. Trong khi đó, chỉ có 11% người giàu đọc
sách với mục đích giải trí. Các tỷ phú như Warren Buffett, Bill Gates, Oprah
Winfrey, J. K. Rowling hay Mark Zuckerberg …dành phần lớn thời gian mỗi ngày
để đọc sách mở rộng hiểu biết. Nếu bạn chỉ đọc sách vì mục đích giải trí, bạn sẽ là
một trong 99% người bình thường của thế giới. Ngược lại, nếu bạn đọc sách để học
tập và tích lũy kiến thức, bạn đang trên đường gia nhập vào danh sách 1% những
người giàu nhất thế giới.
Chúng tơi có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh những giá sách lớn trong những căn
phòng lớn, nhỏ tại các quốc gia phương tây, nhưng thật khó bắt gặp những tủ sách
nhỏ tại những căn phịng lớn của nhiều gia đình giàu có ở Việt Nam. Thay vào đó
là sự sang chảnh của hầm rượu vang, gara ơ tơ hồnh tráng. Chúng ta dễ dàng bắt
gặp những bạn sinh viên, HS người nước ngoài đang cặm cụi bên những cuốn sách

hay ở bến chờ xe buýt, tàu điện ngầm, phòng chờ máy bay… nhưng lại cũng rất dễ
dàng bắt gặp hình ảnh các cô cậu HS, sinh viên chúng ta tranh thủ mọi lúc mọi nơi
giải trí, lướt thơng tin trên điện thoại. Thực sự đây là thực trạng rất đang suy nghĩ,
thôi thúc đối với mỗi chúng tôi.
Sự phát triển như vũ bão của nền công nghiệp hiện đại, đặc biệt là ngành cơng
nghệ thơng tin, truyền thơng, giải trí, các phương tiện nghe, nhìn (điện thoại, máy
tính bản, laptop …) tỏ ra vượt trội với tính năng tiện dụng, hấp dẫn, có sức lơi cuốn
mạnh mẽ hơn so với trang sách in. Việc chuyển từ đọc sách in sang đọc online là
một xu thế tất yếu. Sách điện tử sẽ là một hình thức phổ biến của sách trong tương
lai. Từ sự thay đổi về phương tiện, con người cũng thay đổi về sở thích và thói
quen đọc sách. Họ thích sự giản đơn, nhanh chóng và tiện lợi.
Tại Việt Nam thực trạng “lười đọc”, “đọc ít” và “đọc theo phong trào”, theo “tâm
lý đám đông” diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc
biệt là lứa tuổi HS. Ngày nay tình trạng đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng là
một trong những tiêu chí được người đọc trẻ hướng đến và lựa chọn. Sự hứng thú
dành cho đọc sách ngày càng giảm và thời gian dành cho việc đọc cũng bị rút ngắn
xuống. Trong đó văn hóa đọc mới chỉ dừng lại ở việc đọc chủ yếu là tra cứu tài
liệu, đọc sách theo thị hiếu đám đơng cịn thói quen đọc, kỹ năng đọc như thế nào
chưa được các em HS chú ý và đầu tư. Với giới trẻ, việc đọc sách nhìn chung ngày
càng có xu hướng giảm mạnh. Theo một nghiên cứu “Thực trạng đọc sách văn học
hiện nay” được đăng tải tại trang của thư viện quốc gia Việt Nam đưa ra “Có đến
35% số người được hỏi trả lời đọc sách dưới 30 phút/ ngày; 20% số người đọc sách
từ 30 phút đến 2 giờ/ngày; trên 2 giờ/ngày là 10%; cịn nhu cầu đọc khi nào thấy
thích, hứng thú chứ không mặc định vào thời gian nào là 45%”. Đại đa số HS hiện
nay khơng có thói quen đọc sách, khơng có niềm đam mê đọc sách.
Tại Việt Nam chưa hình thành và xây dựng được chiến lược cụ thể và lâu dài cho
việc phát triển văn hóa đọc. Thói quen đọc, kỹ năng đọc của độc giả chưa được
6



định hướng một cách cụ thể, bài bản. Ngày nay, người đọc có xu hướng “chạy
theo” tâm lý đám đơng, “chạy” theo nhu cầu của thị ngày trường, theo các chiêu
PR, quảng bá từ các đơn vị xuất bản sách; “chạy theo” những cuốn sách bị “cấm”
để giải quyết sự tị mị, giải trí hơn là đọc để trau dồi về tri thức. Tâm lý đọc này đã
tạo ra sự thay đổi thói quen đọc sách, và phương thức đọc sách của người đọc.
1.2.1.2.
Thực trạng văn hóa đọc của HS THPT Đặng Thai Mai
Trường THPT Đặng Thai Mai là một cơ sở giáo dục với gần 1200 HS, là nơi
để các em tiếp nhận tri thức nhân loại, hình thành nhân cách, phát triển toàn diện
bản thân. Tuy nhiên, văn hóa đọc trong phần lớn Đồn viên thanh niên đang cịn rất
nhạt nhịa. Chúng tơi rất khó bắt gặp hình ảnh HS say sưa tìm đến thư viện nhà
trường hay chủ động đọc sách trong các giờ ra chơi, thay vào đó là những chiếc
smartphone đời mới. Thật hiếm hoi để thấy HS trao đổi, bàn luận về những cuốn
sách hay trên các diễn đàn, mạng xã hội, thay vào đó là những câu chuyện phiếm,
những MV ca nhạc vừa ra.
Để có những đánh giá khách quan nhất, chúng tơi đã mở một cuộc khảo sát văn
hóa đọc từ 452 HS: 163 HS Khối 10 gồm các lớp 10A, 10B, 10G, 10K; 150 HS
khối 11 gồm các lớp 11C, 11D, 11H, 11I; 139 HS khối 12 gồm các lớp 12B, 12E,
12K, 12M về việc đọc các cuốn sách không phải là sách giáo khoa, sách phục vụ
việc chuẩn bị bài ở nhà. Đây là những lớp gồm cả lớp chọn KHTN, KHXH và các
lớp cơ bản.
Câu hỏi 1: Đọc sách có quan trọng với bạn khơng?
Rất quan
trọng

Tiêu chí

Khơng quan
trọng


Bình thường

Quan trọng

Số lượng HS (em)

13

60

229

150

Tỉ lệ phần trăm

2,8%

13,3%

50,7%

33,2%

Câu hỏi 2: Em có đọc sách khơng?
Tiêu chí

Khơng đọc

Thỉnh thoảng


Thường xun

Số lượng HS
(em)

180

227

45

Tỉ lệ phần trăm

39,8%

50,2%

10%

Câu hỏi 3: Mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian cho việc đọc sách?
Tiêu chí

Dưới 30 phút

30-60 phút

Trên 60 phút
7



Số lượng HS
(em)

287

127

38

Tỉ lệ phần trăm

63,6%

28,1%

8,4%

Câu hỏi 4: Vì sao em khơng thường xun đọc sách?
Tiêu chí

Khơng có thời gian

Khơng thích đọc
sách

Khơng tiếp cận
được nguồn sách
u thích


Số lượng HS
(em)

84

85

283

Tỉ lệ phần trăm

8%

19%

63%

Câu hỏi 5: Em lựa chọn cuốn sách mình đọc khi nào? (Dành cho HS trả lời
phương án “Thỉnh thoảng” và “Thường xuyên” ở câu hỏi 2, mỗi HS có thể đánh
dấu nhiều hơn 1 lựa chọn)
Tiêu chí

Khi bạn bè giới
thiệu

Khi có sách “hot”
trên mạng

Tự tìm kiếm


Số lượng HS
(em)

101

368

90

Như vậy, qua khảo sát, chúng tơi nhìn thấy đa phần các em HS hiểu được đọc sách
quan trọng và rất quan trọng (83,9%), tuy nhiên lại chưa có niềm yêu thích với việc
đọc sách, một bộ phận lớn khơng chịu đọc sách (39,8%), thời gian dành cho việc
đọc rất ít, phần lớn đọc sách còn hết sức thụ động (đọc theo phong trào, đọc theo
tâm lí đám đơng, đọc theo cảm hứng ...). Nhiều em chưa biết cách chọn nguồn sách
hay, sa đà vào việc đọc các truyện ngơn tình, giải trí, văn hóa phẩm độc hại.
Ngun nhân chính của việc không thường xuyên đọc sách là không tiếp cận được
nguồn sách, khơng có nơi để mượn sách; khơng đủ tiền để mua sách.
1.2.2. Tình hình thực tế nguồn sách và hiệu quả khai thác thư viện trường
THPT hiện nay.
1.2.2.1. Tình hình chung
Thư viện là nơi để lưu trữ, cung cấp, truyền bá thông tin, tài liệu tới tất cả mọi
người. Thư viện trường học khơng nằm ngồi số ấy. Hiện nay, mỗi trường học đều
có một hệ thống thư viện, nhiều nơi còn đạt Thư viện chuẩn. Những năm qua,
ngành GD&ĐT đã quan tâm đầu tư cho hệ thống thư viện các nhà trường nhằm
góp phần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu cho GV và HS, nâng cao chất
lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường. Nhiều trường học cịn có chương
trình góp số lượng lớn sách giáo khoa để tặng, cho mượn đối với những HS con gia
đình chính sách, có hồn cảnh khó khăn, không để HS đến trường thiếu sách học.
8



Mặc dù vậy, thực tế hoạt động cho thấy nhiều thư viện trường học chưa tạo được
sức hút đối với GV và HS.
Một nguyên nhân ảnh hưởng không hề nhỏ đến vấn đề này là ngày nay
Internet ngày càng phát triển thì việc tiếp cận thơng tin trở nên dễ dàng hơn. Chỉ
cần một chiếc điện thoại thông minh, mọi người có thể tìm được thơng tin mình
cần một cách nhanh chóng. Đối với các em HS, việc sử dụng điện thoại là khơng
phải là khó. Và dĩ nhiên, các em sẽ chọn tra cứu trên mạng internet hơn là làm thẻ
lên thư viện tra cứu từ sách. Có lẽ vì vậy mà HS ngày càng thờ ơ với thư viện,
khơng thích đọc sách báo, tìm kiếm thơng tin theo cách truyền thống. Trong giờ ra
chơi, thay vì đọc sách để mở mang kiến thức, HS chọn các hoạt động như lướt
web, vui chơi ngồi trời hoặc trị chuyện, tán gẫu cùng bạn bè. Trường hợp HS
chọn lên thư viện đọc sách là hiếm hoi.
Một thực trạng của rất nhiều thư viện, đặc biệt các thư viện ở các trường nơng thơn
đó là kho sách chủ yếu tập trung vào chủ đề liên quan đến môn học, Những cuốn
sách hay, hấp dẫn với lứa tuổi các em như các tác phẩm kinh điển, sách nuôi dưỡng
tâm hồn, sách về kĩ năng sống, sách tâm lí…có mặt rất ít trên kệ sách của các
trường học. Như vậy, nhìn chung các thư viện ở trường THPT số lượng đầu sách
có thể nhiều nhưng chưa đa dạng về chủng loại, chỉ mới chủ yếu tập trung vào sách
phục vụ học văn hóa trên lớp của HS.
Bên cạnh đó, một số thư viện trường học thủ tục mượn, trả sách còn rườm
rà, mất nhiều thời gian, nên HS ngại đến mượn. Trong khi đó, đặc trưng của trường
phổ thông, HS phải học cả ngày, thời gian đến thư viện bị hạn chế trong giờ ra chơi
rất ngắn. Một số trường học phịng đọc khơng gian nhỏ, không đủ trang bị để tạo
cảm hứng để các em tìm đến khai thác nguồn sách của thư viện.
Hiện nay, nhờ được đầu tư xây dựng nên quy mơ và hoạt động của thư viện trường
học đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều trường học đã xây dựng phịng đọc
và khơng gian đạt chuẩn. Số lượng đầu sách tại các thư viện tăng lên hằng năm với
nhiều đầu sách quý, có giá trị phù hợp với thị hiếu của HS. Để khai thác nguồn
sách có hiệu quả, một số trường học đã tổ chức các hoạt động để HS có nhiều cơ

hội tiếp cận với các đầu sách như tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu
sách, xây dựng tủ sách lớp học, thư viện thân thiện, thư viện lưu động…
1.2.2.2. Tình hình tại thư viện trường THPT Đặng Thai Mai
Thư viện Trường THPT Đặng Thai Mai được đặt ở nơi có vị trí thuận lợi trong việc
phục vụ đọc và mượn sách, báo của GV, HS. Thư viện của trường bao gồm 1 kho
sách, 1 phòng đọc dành cho gần 1200 HS và 75 GV. Có đầy đủ giá, tủ chuyên dùng
trong thư viện để sắp xếp sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa
giáo khoa. Có đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt điện, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để
phục vụ việc đọc tại chỗ. Có tủ mục lục, sổ mục lục, bảng giới thiệu sách để tra
cứu. Thư viện hiện có tổng 6188 đầu sách, gồm:
- Sách nghiệp vụ của GV: 417 cuốn
- Sách giáo khoa: 4604 cuốn
9


- Sách tham khảo bộ mơn:
o

Ngữ văn: 219 cuốn

o

Tốn: 258 cuốn

o

Vật lí: 127 cuốn

o


Hóa học: 126 cuốn

o

Sinh học: 150 cuốn

o

Lịch sử: 62 cuốn

o

Địa lí: 61 cuốn

o

Tiếng Anh: 152 cuốn

- Sách pháp luật: 6 cuốn
- Báo, tạp chí: Báo nhân dân, báo Giáo dục thời đại
- Sách tâm lý: 6 cuốn
- Tác phẩm văn học kinh điển: 3 cuốn
- Sách kĩ năng: 2 cuốn
- Sách khoa học: 1 cuốn
Như vậy, thư viện trường nhìn chung nguồn sách chủ yếu là sách giáo khoa
và sách tham khảo bộ mơn, rất ít các đầu sách về các tác phẩm kinh điển, sách kĩ
năng, sách tâm lí, sách khoa học… là những cơ sở hữu ích giúp HS ni dưỡng
tâm hồn, hồn thiện nhân cách, nhận thức, tri thức con người.
Qua quan sát, chúng tôi thấy rằng tuy thư viện mở cửa hàng ngày, có cán bộ
chun trách quản lí nhưng rất ít HS tìm đến thư viện của trường để mượn sách.

Phịng đọc của thư viện rất ít khi có người đọc. Khảo sát sổ ghi chép mượn trả sách
của thư viện chúng tôi nhận được con số rất đáng trăn trở:
- Năm học 2019 - 2020: Tổng số lượt mượn 258 (trên tổng số 1118 HS)
- Năm học 2020 – 2021 (tính đến tháng 2/2021): 58 lượt mượn (Trên tổng số 1193
HS).
Con số đó cho ta thấy được HS của trường rất ít đến thư viện mượn sách, thư viện
nhà trường các đầu sách vẫn nằm im lìm trên kệ. Để tìm hiểu nguyên nhân của
thực trạng trên chúng tôi đã mở một cuộc khảo sát trên 452 HS: 163 HS Khối 10
gồm các lớp 10A, 10B, 10G, 10K; 150 HS khối 11 gồm các lớp 11C, 11D, 11H,
11I; 139 HS khối 12 gồm các lớp 12B, 12E, 12K, 12M với các câu hỏi và nhận
được kết quả như sau:
Câu hỏi 1: Bạn có thường đến thư viện?
Tiêu chí

Thường xun

Thỉnh thoảng

Chưa bao giờ

Số lượng HS (em)

4

136

312
10



Tỉ lệ phần trăm

0,9%

30,1%

69%

Câu hỏi 2: Thủ tục mượn của thư viện hiện nay như thế nào?
Tiêu chí

Dễ dàng

Phức tạp

Khơng biết

Số lượng HS (em)

315

22

115

Tỉ lệ phần trăm

69,7%

4,9%


25,4%

Câu hỏi 3: Cảm nhận của bạn về cơ sở vật chất của thư viện?
Tiêu chí

Hài lịng

Rất hài lịng

Khơng hài lịng

Số lượng HS (em)

247

10

195

Tỉ lệ phần trăm

54,6%

2,2%

43,2%

Câu hỏi 4: Bạn đọc sách (ngoài sách học tập) chủ yếu từ nguồn nào?
Tiêu chí


Tự mua

Mượn bạn bè

Mượn thư viện

Số lượng HS (em)

113

328

11

Tỉ lệ phần trăm

25%

72,6%

2,4%

Câu hỏi 5: Tại sao bạn khơng đến, ít đến thư viện?
Tiêu chí

Khơng thích đọc
sách

Khơng có sách

mình cần mượn

Khơng có thời
gian

Số lượng HS (em)

117

316

19

Tỉ lệ phần trăm

25,9%

69.9%

4,2%

Qua những số liệu thu thập được ở trên, một lần nữa khẳng định số HS tới thư viện
rất ít, qua tìm hiểu những HS đến thư viện với mục đích chủ yếu mượn tài liệu học
tập cơ bản vào đầu năm học. Cách thức hoạt động của thư viện, thủ tục mượn trả
sách, đều được cập nhật tới tất cả các lớp trong trường, dù HS chưa từng đến hoặc
thỉnh thoảng đến thư viện mượn sách hầu như đều đánh giá thủ tục mượn trả dễ
dàng (69,7%). Như vậy qua khảo sát, nguyên nhân HS ít đến thư viện không phải
thủ tục mượn của thư viện khó khăn, phức tạp, khơng phải vì thư viện khơng có
nhiều sách cũng khơng phải cơ sở vật chất khơng tốt (54,6% hài lịng) mà ngun
nhân chính là do thư viện khơng có những đầu sách mà các em muốn đọc (69,9%,

11


trong số đó có cả những HS trả lời “Khơng bao giờ đọc” ở câu hỏi 2 mục 1.2.1.2 ở
trên). Hay nói cách khác ngun nhân chính mà các em khơng đọc, hoặc ít đọc
sách là do các em khơng có các đầu sách đáp ứng thị hiếu của bản thân. Đối với
HS vùng nông thôn như ở trường chúng tơi, kinh tế nhìn chung đang khó khăn nên
các em tự lực mua sách đọc rất ít, nguồn sách chủ yếu mà các em đọc được là đi
mượn, nhưng thư viện nhà trường lại không đáp ứng được nhu cầu của các em. Có
thể nói rằng thư viện trường có rất nhiều sách (6.188 đầu sách) nhưng “khơng có”
sách cho HS đọc. Từ thực trạng đó đã thơi thúc chúng tơi đã đi tìm giải pháp phù
hợp để cải thiện và nâng cao văn hóa đọc cho HS trong nhà trường.
Một số hình ảnh khảo sát HS.

1.2.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng cho HS ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà
trường. Chính từ những hoạt động như: lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã
hội… đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách, rèn luyện kĩ năng cuả
HS. Giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hồn thiện mình.
Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đã xây dựng cho các em
các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội
dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện
trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu
cầu của bản thân HS. Thông qua việc tham gia các hoạt động mà giáo dục kỹ năng
sống cần thiết cho các em, giúp các em biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết
cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và có
cuộc sống bình thường trong một xã hội hiện đại.
Hình thành, rèn luyện kĩ năng cho HS là việc rất cần thiết trong giáo dục nhất là
trong cuộc sống hiện nay. Trong đó, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sử dụng, ứng

dụng công nghệ thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, kĩ năng
giải quyết vấn đề… là những kĩ năng cơ bản mà con người trong thời đại mới phải
12


nắm vững để tự tin hội nhập. Trong những năm gần đây, việc rèn luyện, phát triển
kĩ năng cho HS là một vấn đề được BGH, Đoàn trường hết sức quan tâm. Chúng
tơi đã tạo nhiều sân chơi bổ ích cho ĐVTN như: Rung chng vàng, tìm kiếm tài
năng HS, vũ điệu tháng tư, các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT chào mừng
những ngày lễ lớn trong năm…được tổ chức thường niên.
Trong phạm vi trường THPT Đặng Thai Mai, khơi phục và phát triển văn hóa đọc
cho HS là một nhiệm vụ được xác định trong phương hướng hoạt động của nhà
trường nhưng chủ yếu vẫn đang dừng lại ở việc nói bằng lời và chưa đưa vào các
hoạt động cụ thể vì vậy vẫn gần như chưa có sự tác động tới HS và chưa tạo được
sự hứng thú với sách của bản thân các em.
Qua thực tế giảng dạy và làm cơng tác Đồn, với việc tháo gỡ dần các vướng mắc
kết hợp với những ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, chúng tơi xin mạnh
dạn đề xuất xây dựng Tủ sách thanh niên với các hoạt động nhằm duy trì phát triển
văn hóa đọc của Tủ sách, sau một năm triển khai chúng tôi thấy hiệu quả rõ rệt,
phong trào đọc sách trong nhà trường phát triển, đã bước đầu thành công trong việc
“thắp lửa” và “giữ lửa” văn hóa đọc cho mái trường THPT Đặng Thai Mai thân
yêu.

13


CHƯƠNG 2. MƠ HÌNH TỦ SÁCH THANH NIÊN – GIẢI PHÁP NÂNG
CAO VĂN HÓA ĐỌC CHO HS.
2.1. Xây dựng Tủ sách Thanh niên
2.1.1. Xây dựng ý tưởng, lên kế hoạch

Từ tình hình thực tế chúng tơi tìm hiểu được, thấy rõ những vấn đề về việc văn hóa
đọc trong HS hiện nay đang dần mai một, thấy rõ sức thu hút, hiệu quả của thư
viện nhà trường đối với HS đang hạn chế. Ngay từ đầu năm học 2019-2020 trong
đại hội Đoàn trường bản tham luận gửi đại hội chúng tôi đưa ra một vấn đề bức
thiết “Nâng cao văn hóa đọc của HS trong thời đại ngày nay”. Bản tham luận đã
nhận được sự đồng tình cao của Đại hội, đặc biệt sự ủng hộ của Đảng ủy, BGH nhà
trường, các thầy cơ giáo, các ĐVTN trong tồn trường.
Vào đầu tháng 11/2019 ban chấp hành đoàn trường đã họp và đưa ra ý tưởng về
xây dựng một tủ sách thanh niên, khi đó đặt tên tủ sách thân thiện. Kế hoạch được
xây dựng vào đầu tháng 12/2019 (Phụ lục 1). Sau khi nhận được ý kiến đồng tình
từ đảng ủy, BGH nhà trường chúng tôi bắt đầu triển khai.
Để bắt tay vào triển khai kế hoạch, chúng tôi đã suy nghĩ và trăn trở về những vấn
đề như: Nguồn lực huy động xây dựng tủ sách từ đâu? Xây dựng tủ sách HS có
hào hứng khơng khi các cần bất cứ cuốn sách gì thì trên mạng internet cơ bản có.
Các em thích đọc những cuốn sách thể loại gì? Nếu có sách, các em sẽ dùng thời
điểm nào để đọc khi thời gian học của các em rất nhiều?. Sau khi nghiên cứu
chúng tôi đã đưa ra các giải pháp và hướng đi cụ thể.
2.1.2. Huy động nguồn lực
Để xây dựng tủ sách chúng tôi nghiên cứu và quyết định: Huy động nguồn xã hội
hóa từ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường, liên hệ với các cựu HS qua các thời kì,
huy động sự vào cuộc của các HS đang theo học tại trường.
Lời kêu gọi xây dựng tủ sách được đưa ra và đăng trên các trang fanpage chính
thống của nhà trường, đồn trường “Đồn trường THPT Đặng Thai Mai” và
“Trường cấp 3 Thanh Chương 2 – THPT Đặng Thai Mai”. (Phụ lục 2).

14


Sau 1 thời gian kêu gọi chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ về tinh thần và vật chất:
hơn 20.000.000 tiền mặt; mỗi chi đồn HS góp ít nhất 5 đầu sách theo sự định

hướng nội dung của Đoàn trường hoặc các em đóng góp kinh phí. Việc lan tỏa tinh
thần ấy chúng tơi cịn đưa vào nhiều hoạt động khác như trong hoạt động trải
nghiệm “Hội chợ tết - kết nối yêu thương” chúng tôi huy động sự đóng góp từ các
gian hàng chợ xn, kinh phí thu được có thể cịn hạn chế nhưng nhiều em đã biết
trân trọng hơn, nâng niu những cuốn sách do mình đóng góp.
Ngồi ra, trong những thời gian sau đó, chúng tơi cịn nhận được nhiều sự ủng hộ,
đóng góp cho tủ sách từ nhiều bạn trẻ: sinh viên, cựu HS từ mọi miền tổ quốc, các
em chia sẻ những cuốn sách mà chính các em đã đọc, đã tâm đắc với mong muốn
chia sẻ nó tới các em thế hệ sau như em: Hồng Tuyến cựu HS lớp 12B khóa 20132016. Cựu HS C3 khóa 2009 -2012 của cơ giáo chủ nhiệm Đặng Thị Phương
Huyền ủng hộ 90 đầu sách.

2.1.3. Hồn thiện tủ sách
Để xây dựng tủ sách có hiệu quả, điều chúng tơi băn khoăn nhất chính là nguồn
sách như thế nào để thu hút các em. Chúng tôi thực hiện theo hai hướng:
Một là: Để phục vụ chính nhu cầu của các em, chúng tôi đã làm cuộc khảo sát
thăm dò về mong muốn của các em về thể loại sách muốn được đọc. Hầu hết các
em đều rất hào hứng với cuộc khảo sát, kết quả thu được sau 1 tuần khảo sát như
sau:
Kết quả sau khi khảo sát 452 HS: 163 HS Khối 10 gồm các lớp 10A, 10B, 10G,
10K; 150 HS khối 11 gồm các lớp 11C, 11D, 11H, 11I; 139 HS khối 12 gồm các
lớp 12B, 12E, 12K, 12M chúng tôi thu được số liệu như sau:
Thể loại sách

Sách chính trị -

Khoa học cơng Văn hóa xã hội Văn học
15


pháp luật

Số lượng chọn
(lượt)
Thể loại sách
Số lượng chọn
(lượt)

20
Sách kĩ năng
424

nghệ - Kinh tế
90
Truyện – tiểu
thuyết
429

– Lịch sử
46
Tâm lý, tâm
linh, tôn giáo
76

nghệ thuật
116
Sách thiếu
nhi
120

Với câu hỏi: Em hãy liệt kê tên một số cuốn sách mà em mong muốn được đọc.
Chúng tôi nhận được một số cái tên quen thuộc: tập truyện Nguyễn Nhật Ánh, Cà

phê cùng Tôny, Thế giới phẳng, Trên đường băng, Tuổi trẻ đang giá bao nhiêu…
Hai là: Giao cho các đồng chí trong chi đồn GV tập hợp, phân tích phiếu khảo sát
thu được, tham khảo ý kiến các chun gia, các mơ hình đã thành cơng ở các
trường bạn, tìm hiểu và lựa chọn nguồn sách phù hợp. Với cách nhìn của các GV
trẻ, tâm huyết, có chun mơn, có kĩ năng các thầy cơ sẽ tư vấn và trực tiếp lựa
chọn đầu sách.
Một số hình ảnh

16


Tủ sách được bổ sung thường xuyên
2.1.4. Hoạt động Tủ sách
Sau khi Tủ sách đã hồn thành, có trên 400 đầu sách có giá trị. Chúng tơi xây dựng
quy chế cho mượn sách cụ thể như sau:
Đối tượng mượn sách: Các chi đồn, các GV, HS trong tồn trường có nhu
cầu.
Cách thức quản lý:
+ Tủ sách được đặt ở văn phịng Đồn trường, do BTV Đồn trường phụ trách.
17


+ Đối tượng mượn sách phải thực hiện theo quy định mượn trả sách (Phụ lục 3)
2.2. Các hoạt động cụ thể nhằm duy trì, phát triển văn hóa đọc của Tủ sách
Thanh niên.
2.2.1. Phát triển văn hóa đọc qua sử dụng các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ,
mượn sách về nhà.
2.2.1.1.
Giờ sinh hoạt 15 phút hằng ngày
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ là hoạt động nhằm tăng thêm sự hào hứng trong học tập,

là khoảng thời gian HS chuẩn bị tâm thế khởi động cho buổi học. Vì là một hoạt
động tự quản cùng với nhiều hình thức và nội dung đa dạng phù hợp với môi
trường học đường nên nó giúp học sinh phát huy được tinh thần tập thể, kỹ năng
sáng tạo, khả năng hoạt động ngoại khóa và bổ sung kỹ năng sống cho học sinh với
kiến thức xã hội phong phú; phát huy tinh thần tự học, tự chịu trách nhiệm về
nhiệm vụ được giao.
Giờ sinh hoạt này đã trở thành một nếp cũ trong các buổi học hằng ngày, tuy nhiên
sức hút từ giờ sinh hoạt này chưa cao. Cụ thể 1 số giờ sinh hoạt đang diễn ra ở tình
trạng đối phó, nội dung sinh hoạt chưa thu hút. Để duy trì có chất lượng, hiệu quả
giờ sinh hoạt 15 phút, Đồn trường đã đưa ra lịch sinh hoạt hằng tuần như sau:
Thứ 2: Sinh hoạt dưới cờ
Thứ 3: Sinh hoạt theo chủ đề
Thứ 4: Đọc sách, chia sẻ sách
Thứ 5: Phát thanh theo chủ đề
Thứ 6: Đọc sách, chia sẻ sách
Thứ 7: Sinh hoạt chi đoàn
Vào giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ khoảng thời gian không nhiều nên chúng tôi đưa
ra giải pháp như sau:
Chúng tôi gửi về các chi đồn danh mục sách đã có trong thư viện, các chi đồn sẽ
đăng kí sách cần mượn vào thứ 2 hằng tuần. Nếu các chi đoàn mượn sách trùng
nhau, ưu tiên các chi đoàn khối 12 trước, ưu tiên các chi đồn đăng kí trước.
Hằng tuần chi đồn sẽ được đăng kí tối đa 2 cuốn sách trong tủ sách thanh niên của
Đoàn trường. Ban biên tập của chi đoàn chịu trách nhiệm nghiên cứu, đọc và chia
sẻ những cảm nhận, review về sách vào giờ sinh hoạt 15 phút. Nhằm lan tỏa tinh
thần, khơi nguồn cảm hứng cho các thành viên khác trong chi đoàn, yêu cầu ban
biên tập phải chọn lọc, đầu tư kĩ ý tưởng cho bài chia sẻ của mình
Sau 2 tuần, mỗi chi đồn sẽ nộp bài cảm nhận ngắn về cuốn sách chi đoàn mình đã
đọc, những cảm nhận hay được chia sẻ lên trang fanpage chính thức của Đồn
trường. Các đầu sách sẽ được lần lượt, luân phiên thay đổi giữa các chi đoàn, để
đảm bảo nguồn sách sẽ được sử dụng thường xun, liên tục, khơng lãng phí. Sau

một khoảng thời gian triển khai, hiện nay số lượt mượn sách luân phiên giữa các
chi đoàn đã lên tới hàng trăm lượt. (Phụ lục 4).

18


Giờ đọc sách tại chi đoàn: 11A

Giờ đọc sách tại chi đồn: 11C

2.2.1.2.
Mượn sách về nhà
Qua thực tế, chúng tơi nhận thấy hầu hết thời gian các em ở trường đều dành cho
việc học, thời gian các em đọc sách ở trường là không khả thi. Bởi vậy, khi tủ sách
ra đời chúng tôi xác định việc cho mượn sách về nhà là một trong những cách thức
hiệu quả nhất.
Hiện tại, tủ sách có hơn 400 đầu sách hay, tồn bộ danh mục sách đã được chúng
tôi đưa về các chi đồn để các em biết. Thay vì mất thời gian tìm sách các em có
thể tham khảo trước theo danh sách. Khi có nhu cầu mượn, các em trực tiếp đến tủ
sách, trực tiếp xem và tìm cuốn sách mình muốn. Rất nhiều em hứng thú khi được
mượn những cuốn sách hay một cách rất đơn giản, dễ dàng.
2.2.2. Phát triển văn hóa đọc qua hoạt động giới thiệu những cuốn sách hay
trong các giờ chào cờ, hoạt động ngoại khóa.
Thực tế cho thấy, trước đây, giờ chào cờ thường được tổ chức như một tiết học khô
khan, thậm chí có phần cứng nhắc. Nội dung tiết chào cờ thường chủ yếu tập trung
nhận xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong các hoạt động thực hiện nề nếp
của các lớp, phê bình những học sinh vi phạm nội quy của nhà trường. Những giờ
chào cờ như vậy chưa tạo cơ hội cho học sinh được tham gia các hoạt động để phát
huy khả năng cá nhân. Vì vậy, đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ là một yêu cầu
cần thiết nhằm góp phần thực hiện hiệu quả giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực

học sinh đó cũng là mục tiêu mà những người làm cơng tác Đồn chúng tơi trăn
trở. Ngồi việc lồng ghép các chủ đề hằng tháng như sân khấu hóa về bạo lực học
đường, bình đẳng giới…thì chia sẻ những cuốn sách hay, đặc biệt là những thay
đổi của bản thân sau khi đọc, tâm đắc về giá trị những cuốn sách chính là một
trong những giải pháp chúng tơi hướng tới.
Hằng tháng, chúng tôi tập hợp những bài cảm nhận hay nộp về văn phịng đồn
trường, ln phiên vào giờ chào cờ đầu tiên của tháng sẽ có nội dung chia sẻ sách
do các chính các em thể hiện. Sau những chia sẻ đó, tủ sách lại đến gần hơn với
các em học sinh toàn trường. Những cuốn sách hay và phù hợp được giới trẻ tim
đọc như: Đắc nhân tâm, Tôi tài giỏi bạn cũng thế, Trên đường băng, Tuổi trẻ đáng
giá bao nhiêu, Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực hay những cuốn sách
về tình bạn, tình yêu…lần lượt xuất hiện trong các bài chia sẻ. Chúng tôi nhận thấy
19


được rằng rất nhiều em đã biết chọn lọc những cuốn sách hay, có giá trị, và văn
hóa đọc lâu nay có thể mai một do nhiều lý do nhưng nó vẫn cịn tiềm ẩn và cháy
bỏng trong rất nhiều em.

Phần chia sẻ sách của em:
Nguyễn Thị Quyên CĐ 10A

Phần chia sẻ sách của em:
Trần Trung Hiếu CĐ 11A

2.2.3. Phát triển văn hóa đọc gắn với các hoạt động chuyên mơn
Để việc xây dựng phát triển tủ sách có chiều sâu, huy động được sự ủng hộ và
đóng góp của chính các giáo viên nhà trường đặc biệt bộ mơn ngữ văn, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát, lấy ý kiến các thầy cô. Những tác phẩm văn học được học
trong nhà trường có nhiều tác phẩm hay, có giá trị nhưng nội dung trong sách giáo

khoa là trích đoạn. Để phục vụ cho việc học, chúng tôi đầu tư môt số nguồn sách là
các tác phẩm văn học nổi tiếng như: Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chí Phèo của
Nam Cao, tuyển tập Vũ Trọng Phụng, tuyển tập Nam Cao…
Hơn thế nữa, một số giáo viên (đặc biệt bộ mơn Ngữ Văn) cịn vận dụng ngay tủ
sách thanh niên cho các em viết lại những bài thu hoạch ngay sau khi đọc xong.
Mỗi em sẽ có một cuốn sổ “Nhật ký đọc sách” từ đầu năm. Mỗi cuốn nhật ký đọc
sách là thế giới riêng, nơi mà học sinh tự do thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của bản
thân về những quyển sách hay đã được đọc, qua đó hình thành thói quen ghi nhớ,
ghi chép và tư duy, sáng tạo hơn với những cuốn sách đã đọc. Với cách thức đánh
giá học sinh trong cả quá trình, ghi nhận sự vươn lên cố gắng của học sinh chúng
tôi thật sự ấn tượng khi một số giáo viên đã linh động, khuyến khích các em trong
một số con điểm thường xuyên. Nhiều em tìm đọc trọn bộ những tác phẩm trích
đoạn trong sách giáo khoa và có những cuốn nhật ký ấn tượng, thể hiện sự nghiêm
túc trong hoạt động này. Sau một thời gian triển khai, chúng tơi nhận được những
phản hồi tích cực từ các giáo viên, các em học sinh như chi đoàn 11A, 10C, 10D.

20


×