Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục hòa NHẬP TRẺ tự kỷ TRONG các TRƯỜNG mầm NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.21 KB, 42 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA
NHẬP TRẺ TỰ KỶ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM
NON THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Tổng quan nghiên cứu về quản lý giáo dục hòa
nhập trẻ tự kỷ trong cáctrường mầm non
Nghiên cứu ngồi nước
Với thời đại cơng nghệ thơng tin phát triển như ngày
nay thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục
hòa nhập cho trẻ tự kỷ.
Người đầu tiên đã chỉ ra hội chứng tự kỷ này có những
biểu hiện là, “thiếu quan hệ tiếp xúc về tình cảm, các hành
vi lặp lại kỳ dị đối với đồ vật và đặc biệt là ngôn ngữ bất
thường hoặc khơng có ngơn ngữ”. Leo Kanner cùng các nhà
khoa học Baker, Cantwell, Hingtgen; Rutter, Jackson
Hingtgen đã nghiên cứu và mô tả rõ về bệnh trẻ tự kỷ từ
những nội dung chính, như: Các hành vi bất thường: “Giận
giữ, la hét, gây phiền tối cho mọi người, gắn bó bất
thường, khơng thích sự thay đổi; Chậm trong tương tác,
kém phát triển ngơn ngữ, hạn chế trong lời nói, q nhạy
cảm hay thiếu nhạy cảm…”


Một nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ kinh ngạc của trẻ em
Hàn Quốc bị chứng tự kỷ cao hơn nhiều so với tỷ lệ này tại
Mỹ. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 2.64%, cứ có 38 em thì có một
em mắc chứng bệnh này. Đặc biệt tỉ lệ các bé gái
Một số nước Anh, Italia, Tây Ban Nha đã có những
chính sách hỗ chợ cho học sinh tự kỷ, giáo viên dạy hòa
nhập và phụ huynh do Trung tâm nguồn giáo viên cấp vùng
(Teacher Regional Resource Center) đảm nhận. Trong các


trung tâm này, giáo viên có trình độ chun mơn được đào
tạo được hỗ trợ trẻ có nhu cầu cao học hịa nhập. Dạy ngơn
ngữ ký hiệu, dạy đọc và viết chữ nổi, dạy các kỹ năng
sống…
Dawson Trung tâm nghiên cứu trẻ em thuộc đại học
Yale phát biểu. “ Nghiên cứu này khẳng định một cách rõ
ràng rằng chứng tự kỷ là một bệnh có ý nghĩa tồn cầu, liên
quan đến sức khỏe, liên quan đến sức khỏe cộng đồng và
vượt ra khỏi biên giới về văn hóa, chủng tộc và địa lý” [58]’
Nhiên cứu trong nước
Ở Việt Nam hiện nay theo thống kê của tổ chức quốc
tế thì có khoảng 200.000 trẻ emmắc hội chứng tự kỷ.
Năm 2004 tác giả Lê Khanh đã viết cuốn sách “Trẻ tự
kỷ - Những thiên thần bất hạnh” Trong đó đã chỉ ra “


Những kiến thức sơ đẳng về hội chứng tự kỷ thơng qua một
số tài liệu trong nước và nước ngồi” [19].
Vào năm 2007 cuốn sách “ Tự kỷ : Phát hiện sớm và
can thiệp sớm” của tác giả Vũ Thị Bích Hạnh đã cung cấp
những bước đầu tiên làm nền móng về “ trẻ tự kỷ vấn đề
phát hiện sớm và can thiệp sớm” [28].
Trong khoa phực hồi chức năng Bệnh viên Nhị Trung
Ương giai đoạn 2000- 2007 đã nghiên cứu mơ hình tàn tật ở
trẻ em và thu được kết quả: “Số lượng trẻ được chuẩn đoán
và điều trị tự kỷ ngày càng tăng: Từ 122% đến 268% trong
giai đoạn 2004-2007 so với năm 2000”.
Ngoài những hội thảo và các nghiên cứu đã qua, nước
ta “Chưa có nghiên cứu trên diện rộng với quy mô quốc gia
về bệnh trẻ tự kỷ”, nên cịn nhiều khó khăn cho cha mẹ và

gia đình có trẻ tự kỷ. Mặc dù vậy hiện nay cũng có nhiều
mơ hình trợ giúp cho trẻ tự kỷ, như: Câu lạc bộ gia đình trẻ
tự kỷ, trung tâm bảo trợ trẻ em…chuyên về chăm sóc, dạy
và trị liệu cho trẻ.
Một số khái niệm cơ bản.
Tự kỷ và hội chứng tự kỷ.


Tự kỷ là một rối loạn thần kinh phức tạp ức chế khả
năng của một người trong việc giao tiếp và phát triển của
các mối quan hệ xã hội thường đi kèm với những thách thức
thuộc về hành vi sự phổ biến của chứng tự kỷ đã tăng 600%
trong hai thập kỷ vừa qua. Các trung tâm về kiểm soát dịch
bệnh ở Mỹ đã gọi chứng tự kỷ là một cuộc khủng hoảng y
tế cộng đồng của quốc gia mà nguyên nhân và việc chữa trị
cũng còn đang được nghiên cứu.
Theo quan niệm của Kanner: “Tự kỷ là sự rút lui cực
đoan của một số trẻ em lúc mới bắt đầu cuộc sống, triệu
chứng của bệnh là một sự hiếm thấy, là sự rối loạn từ cội dễ,
là sự không có khả năng của những trẻ này trong cơng việc
thiết lập các mối quan hệ bình thường với các tình huống từ
lúc chúng bắt đầu cuộc sống” [51].
Với Freud: “Tự kỷ là sự đầu tư vào đối tượng quay trở
lại trịn cái tơi có nghĩa đã trở thành tự u, là sự ẩn náu của
trẻ em trong thế giới bên trong viễn tưởng và ảo ảnh để hỏi
rằng cái tự trị ảo tưởng chỉ có thể được một thời gian, đối
với chủ thể với điều kiện phải thêm vào đó sự chăm sóc của
người mẹ” [56].
Trẻ tự kỷ



Khái niệm: Trẻ tự kỷ là một tình trạng về tâm lý ảnh
hưởng đến sự phát triển bình thường của não, khiến cho
bệnh nhân khơng có khả năng giao tiếp theo tiêu chuẩn
“bình thường” của xã hội và có những hạn chế trong giao
tiếp hoặc những hành vi lặp đi lặp lại. Các biểu hiện này
xuất hiện ngay từ những năm đầu đời và thường trước 3
tuổi và phát triển dần.
Đặc điểm: Trẻ tự kỷ có rất nhiều đặc điểm chung cho
chứng tự kỷ, khi xét về các mặt thì trẻ tự kỷ có 4 điểm
chung sau.
+ Tương tác xã hội:
Trẻ tự kỷ không họ không cảm nhận được người khác
có thái độ gì với mình ví dụ như “Trẻ khơng nhận biết được
người khác đáng tỏ thái độ gì với mình”, trẻ thiếu sự kiên
nhẫn hay chịu đựng với người khác; khơng có khả năng
chia sẻ hay chờ đợi; sở thích hạn chế; đặc biệt chỉ áp dụng
một vài luật lệ hay quy ước, nhưng áp dụng một cách cứng
nhắc.
+ Khả năng giao tiếp:
Trẻ có thể hiểu một vài chỉ dẫn cơ bản; khó khăn trong
giao tiếp; có nhận thấy sự nỗ lực của người khác; trẻ thường
không quan tâm lời người khác nói nhưng lại khơng ngừng


với những gì mình cần; khơng thể phản ứng liên tục; trẻ
khơng quan tâm những gì diễn ra xung quanh bản thân.“Lúc
nhỏ trẻ tự kỷ thường biểu thị nhu cầu qua tiếng khóc, lớn
lên trẻ biểu lộ ý muốn bằng cách kéo tay người lớn đến vật
mong muốn.

+ Không kiểm sốt các hành vi của bản thân:
Trẻ khó khăn trong việc phân biệt viễn tưởng và thực
tế; không thể tự xử lý các tình huống phản ứng nhanh, liên
tục; khơng biết cách vận dụng những kỹ năng và hiểu biết
từ một tình huống sang câu chuyện tương tự.
+ Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm:
Trẻ có vấn đề giác quan, trẻ hay đưa đồ lên ngửi, trẻ
thường ứng xử không đúng chuẩn mực xã hội, thông
thường người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường
đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu.
Biểu hiện: Trẻ tự kỷ có các biểu hiện rất đa dạng
nhưng đa số tập chung vào các nhóm dấu hiệu sau:
Trẻ nói ít hoặc khơng nói chuyện, mà chỉ lặp đi lặp lại
một số từ hoặc câu nói trẻ khơng rõ ràng, đơi khi câu nói
khơng có nghĩa.


-Trẻ biểu hiện cảm xúc thờ ơ, vẻ mặt không diễn cảm
hay không quan tâm đến thái độ của người khác
Trẻ chơi đồ chơi khác với các bạn, khơng thích chơi
cùng các bạn và đặc biệt khơng tham gia trị chơi đóng vai
theo chủ đề.
Trẻ có những hành vi khác với các bạn bình thường
khác như hay lắc người, giật tay.
Các dấu hiệu trên khi kết hợp thành hội chứng. Do vậy
chúng ta chỉ nhìn thấy một dấu hiệu thì chưa thể kết luận trẻ
tự kỷ.
Vì vậy, “tự kỷ là một khuyết tật phát triển và tồn tại suốt
đời của trẻ làm ảnh hưởng trầm trọng đến việc tương tác xã
hội, cũng như các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói, khả năng

tưởng tượng và hành vi cuộc sống hàng ngày”.
Nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em:
Bệnh tự kỷ được nghi ngờ do yếu tố môi trường và di
truyền, biến đổi gen, bệnh lý trước sinh, trong sinh, tuổi
mang thai của bố, mẹ.
Nguyên nhân khác như người mẹ mắc Rubella trong thời
kỳ mang thai, vì vậy điều này làm cho não của thai nhi kém
phát triển gây ra bệnh tự kỷ.


Cũng có thể người mẹ trong kỳ thai nghén bị bệnh lý
tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin nên sản sinh ra những thay
đổi trong não thai nhi, dẫn đến tự kỷ.
Những người mẹ bị bệnh đái tháo đường trong suốt
thời kỳ thai nghén là nguy cơ lớn của tự kỷ. Người mẹ trong
thời gian thai kỳ thường sử dụng thuốc an thần, Acid
Valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp cũng được cho là
yếu tố gây nên tự kỷ ở trẻ.
Người mẹ mang thai tiếp xúc liên tục với các chất độc
hại như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ với nồng độ cao đó cũng
là nguy cơ gây ra bện tự kỷ ở trẻ.
Các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị
căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn… thì trẻ sinh ra dễ bị
bệnh tự kỷ.
Do quá trình mang thai người mẹ khơng ăn uống đầy
đủ và đặc biệt thiếu sắt trong giai đoạn đầu khi mang thai.
Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
Theo TS Lê Văn Tạc: “Giáo dục hòa nhập là phương
thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình
thường trong trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống.



Hòa nhập tức là đan xen, là cùng hòa chung để cùng thực
hiệ một nhiệm vụ
Từ cách hiểu này, chúng tơi cho rằng, giáo dục hịa
nhập trẻ tự kỷ được định nghĩa như việc giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật trong cùng một lớp học bình thường.“Điều
này mang lại cho trẻ tự kỷ cơ hội gia nhập với cộng đồng
bằng việc hướng trẻ hòa nhập kinh nghiệm ở tuổi mầm non
với những bạn bè bình thường có cơ hội học tập từ việc học
hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh nổi trội của trẻ tự kỷ,
và biết giúp đỡ chia sẻ với điểm yếu của những bạn bè bị tự
kỷ”.
Như vậy, giáo dục hịa nhập khơng chỉ mang lại lợi ích
cho trẻ tự kỷ mà cịn cho trẻ bình thường. Sự hòa nhập mở
ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: Trẻ bình thường
và trẻ tự kỷ.
Giáo dục hịa nhập có ý nghĩa sâu sắc chính là các
thành viên trong cộng đồng sẵn sàng chấp nhận một thực tế
mới. Giáo dục hịa nhập có tính chất linh hoạt trong tất cả
mọi hoạt động, trong đó cần có sự tận tụy, chăm chỉ và khả
năng của tất cả mọi người trước những thách thức của giáo
dục hòa nhập. Giáo dục hịa nhập khơng có nghĩa là giáo
dục hay dạy học cá nhân mà là sự trang bị cho giáo viên


những kiến thức, kỹ năng cần thiết để dạy học hợp tác và
đáp ứng nhu cầu, năng lực cá nhân.
Giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ là điều cần thiết
và là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bình thường

đối với trẻ tự kỷ.Chúng ta phải nhìn nhận trẻ tự kỷ như là
một đứa trẻ bình thường và hồn tồn có thể thay đổi
được.
Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
Quản lý giáo dục
Quản lý:
Quản lý là “một dạng lao động đặc biệt điều khiển các
hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao,
nhưng đồng thời nó là sản phẩm có tính lịch sử, tính đặc thù
của xã hội”.
Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là: Kế hoạch hóa,
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra
Chúng ta có thể biểu diễn chu trình quản lý cụ thể như
sau:
Quản lý giáo dục:
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì “Quản lý giáo dục
(nói riêng quản lý trường học) là hệ thống những tác


động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể
quản lý nhằm tạo cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội
tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo
dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
[22].
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục thực chất
là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo
dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự
hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và

phát triển tồn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào
tạo của nhà trường” [20, tr38].
Bùi Văn Quân cho rằng: “Quản lý giáo dục là một dạng
của quản lý xã hội trong đó diễn ra những hoạt động khai thác,
lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của
chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hưởng tới
đối tượngquản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm
thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết về sự ổn định và phát triển
của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra
với giáo dục” [33, tr14].


4 yếu tố cơ bản của quản lý giáo dục, đó là: Chủ thể
quản lý, đối tượng quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu
quản lý.
Nội dung của quản lý giáo dục gồm: Vạch ra chiến
lược, qui hoạch. Kế hoạch phát triển, xây dựng bộ máy tổ
chức quản lý (Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy); xây
dựng cơ chế hoạt động (phân cấp, dân chủ hóa, xã hội
hóa…); Xây dựng đội ngũ nhân lực đặc biệt đội ngũ cán bộ
quản lý
Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
Từ khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, ta có thể hiểu
“Quản lý giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ là sự tác động có ý
thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý để hoạt động
giáo dục trẻ tự kỷ đạt tới kết quả mong muốn một cách hiệu
quả nhất”.
Về bản chất, quản lý giáo dục hịa nhập tự kỷ là q
trình tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên các
thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ

nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu quản lý giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ


Là nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung
chương trình giáo dục theo đúng quy trình, đảm bảo hoạt động
giáo dục trẻ tự kỷ đạt chất lượng cao.
Giúp cho nghành giáo dục, giáo viên, nhà trường, gia
đình và mọi tổ chức xã hội có nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của cơng tác giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ. Từ đó,
có thái độ và hành vi tích cực trong cơng tác giáo dục hịa
nhập trẻ tự kỷ.
Chức năng quản lý giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
quản lý giáo dục trẻ tự kỷ là quá trình tạo ra sự thống
nhất và tác động lẫn nhau giữa lập kế hoạch, tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra công việc để dẫn đến hiệu lực, hiệu quả nhằm
đạt đến các mục tiêu đã định.
Nhiệm vụ của quản lý giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
Gắn hoạt động dạy học – giáo dục với việc giúp trẻ em
tự kỷ hòa nhập trong môi trường giáo dục.
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên thực hiện tốt các phương pháp dạy học – giáo
dục trẻ tự kỷ. Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và
kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ giáo viên.
Đảm bảo chất lượng giáo dục một cách bền vững.


Xây dựng cơ chế và có chính sách phù hợp để phát
huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các
lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Nội dung quản lý giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ bao
gồm:
+ Quản lý hoạt động giáo dục của người giáo viên
+ Quản lý hoạt động hòa nhập của trẻ tự kỷ.
Trong quản lý hoạt động giáo dục của người giáo viên
thường bao gồm những nội dung sau:
Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục;
Quản lý phương pháp, hình thức, phương tiện giáo
dục;
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá trong giáo dục;
Quản lý chất lượng, hiệu quả giáo dục…vv…
Một số vấn đề về giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
trongcác trường mầm non
Mục tiêu và ý nghĩa của giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
trong các trường mầm non
Giáo dục trẻ tự kỷ trong các trường mầm non là điều
rất cần thiết vì: Những năm đầu tiên của cuộc đời là rất
quan trọng trong việc học và phát triển, thời gian này sự


phát triển về các mặt nhận thức, giao tiếp, xã hội, tình cảm
của trẻ có thể bị ảnh hưởng lớn.
Thơng qua giáo dục hòa trẻ tự kỷ được tham gia học
cùng trẻ bình thường trong trường mầm non, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ tự kỷ được tham gia học tập, được
giáo dục cơ bản qua hoạt động tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự
kỷ kỷ được phát huy khả năng của mình.
Tạo được mơi trường hịa nhập tốt nhất cho trẻ tự kỷ,
cho trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non có điều kiện phát triển tối đa
tiềm năng sinh học và tâm lý, phát triển khỏe mạnh, hình

thành và phát triển đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, khả
năng lao động, giúp trẻ sống độc lập, có một cuộc sống bình
thường và để trẻ có thể trở thành một thành viên của cộng
đồng và xã hội.
Thông qua giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ giúp cho trẻ
mầm non bình thường và trẻ tự kỷ đều được phát triển tồn
diện về “Đức – Trí – Thể - Mỹ” có tâm thế tốt chuẩn bị vào
lớp 1.
Trẻ tự kỷ được can thiệp và phát hiện sớm thông qua
trường học mầm non, qua tham gia học tập nhiều trẻ được
phát hiện tự kỷ sớm do vậy trường mầm non đóng vai trò
rất quan trọng.


Tạo sự hợp tác mối liên kết giữa gia đình, cộng đồng
và nhà trường, trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non tự
kỷ.
Trẻ tự kỷ mầm non được cung cấp các dịch vụ học tập,
chăm sóc, ni dưỡng phù hợp.
Can thiệp sớm trẻ tự kỷ lứa tuổi mầm non sẽ quyết định
liệu trẻ có thể phát huy được hết tiềm năng của mình hay trẻ
cần hỗ trợ của giáo dục suốt đời.
Nội dung hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ
trong các trường mầm non
Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ được lồng ghép trong
chương trình CSGD trẻ mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành,
tuy nhiên với các lớp có trẻ tự kỷ thì chương trình có sự
điều chỉnh phù hợp với trẻ tự kỷ.
Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ dựa trên đánh
giá, mức độ và tình trạng của trẻ tự kỷ để giúp cho trẻ có

chương trình học thích hợp với sự phát triển của trẻ.
Nội dung giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ. Để trẻ phát triển
tốt toàn diện về cấc mặt. Giáo viên đóng vai trị rất quan trọng
và phải đảm bảo các nội dung sau:
“Trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao
tiếp, thân thiện với bạn.Trẻ nhận ra một số trạng thái cảm


xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn
cảnh cụ thể. Trẻ thực hiện được một số quy định đơn giản
trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, giúp đỡ bạn, kiên trì
thực hiện cơng việc được giao.u q gia đình, trường lớp
mầm non và nơi sinh sống.Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với
những người gần gũi và chăm sóc vật ni, cây trồng và
bảo vệ môi trường”.
Khi giáo dục kỹ năng cho trẻ tự kỷ cần nhấn mạnh và
chú ý đến các kỹ năng sống, kỹ năng tự lập, kỹ năng giao
tiếp, phát triển năng khiếu cụ thể là:
Kỹ năng hợp tác: Bao gồm các kỹ năng: “Chia sẻ,
tham gia vào hoạt động cùng người khác, kiên trì hồn
thành nhiệm vụ chung, tn thủ những quy định chung và
các kỹ năng hoạt động một cách độc lập”.
Kỹ năng giao tiếp: “Biết sử dụng phương tiện giao tiếp
một cách phù hợp, chào hỏi, tự giới thiệu, biết lắng nghe,
trả lời câu hỏi, biết ngắt lời đúng lúc, biết đặt câu hỏi”.
- Kỹ năng kết bạn:

Làm quen, nói cám ơn, đưa ra lời

bình phẩm, tiếp nhận lời khen, tiếp nhận lời bình phẩm,

tham gia vào hoạt động của nhóm, bắt tay vào làm việc với
mọi người và giúp đỡ người khác…


Kỹ năng ứng xử trong mọi tình huống: Đưa ra lời phê
phán, chấp nhận lời từ chối, tiếp nhận sự phê phán, làm theo
chỉ dẫn, ứng xử trước khi trêu trọc, phán đối lại việc gây
sức ép từ phía bạn bè và biết xin lỗi.
Kỹ năng giải quyết khó khăn: Thảo luận đưa ra những
nguyên nhân xác đáng thuyết phục, giải quyết khúc mắc tìm
sự giúp đỡ và yêu cầu được ủng hộ.
Trẻ tự kỷ có khả năng tập chung chú ý kém do vậy
mỗi khi trẻ tự kỷ biết phối hợp hoặc làm tốt một kỹ năng
mới thì giáo viên phải kịp thời khen trẻ, vì đây chính là
nguồn động viên khích lệ cho trẻ tự kỷ.
Hoạt động học tập thông qua chơi: Hoạt động vui chơi
không thể thiếu ở trẻ mầm non. Hoạt động vui chơi giúp trẻ
phát huy tính sáng tạo, trí trưởng tượng, phát triển tốt ngôn
ngữ, cũng như giúp trẻ nhận thức được tốt hơn, mặt khác
còn giúp trẻ thể hiện khả năng cá thân, kỹ năng giao tiếp,
chia sẻ tình cảm, thể hiện được mối quan hệ trong cuộc
sống thường ngày.
Hoạt động vui chơi vừa củng cố tri thức, rèn luyện kỹ
năng, vừa là hình thức tổ chức dạy học, nó có tác dụng kích
thích cho trẻ phát triển các năng lực hoạt động trí tuệ độc
lập, chủ động, linh hoạt, sáng tạo đồng thời sẽ mang lại


hứng thú cho trẻ. Việc cho trẻ tiếp cận với đồ vật, chơi với
bạn duy trì các mối quan hệ giao tiếp; nhận thức về thế giới

xung quanh; hình thành một số thói quen tự phục vụ, thói
quen và nhu cầu hoạt động với mọi người.
Hoạt động phát triển vận động ở trẻ mầm non với
“Vận động tinh, khả năng phối hợp (mắt – mắt), (tay – tay)
…”, những vận động này giúp trẻ có kỹ năng linh hoạt hơn.
Vận động thơ với mục đích nâng cao thể lực tăng cường
khả năng linh hoạt trong các hành vi, và là hình thức dễ
dàng và đơn giản, củng cố các hành vi tích cực, nâng cao
khả năng tập trung chú ý, giảm thiểu các hành vi tiêu cực.
Hoạt động phát triển vận động tạo ra cho trẻ bắt chước
cùng bạn bè trong sự tương tác qua lại, hình thành nhận
thức xã hội, tăng cường thể lực, hỗ trợ tốt cho giáo dục trẻ
tự kỷ. Việc tìm ra mơn thể thao mà trẻ thích có thể là cánh
cửa mở ra thế giới cho trẻ.
- Kỹ năng tham gia hoạt động lịch một ngày của bé
được thực hiệnđúng lịch để điều hòa thời gian nghỉ ngơi và
các hoạt động trong ngày để trẻ đảm bảo được trạng thái
sảng khoái cân bằng. Giáo viên cần chú ý đến cá nhân, các
đặc điểm của từng trẻ trong sinh hoạt, trẻ có thói quen tự
phục vụ trong hoạt động hàng ngày.


Kỹ năng ngôn ngữ: Đối với trẻ tự kỷ ngôn ngữ trong
giao tiếp diễn đạt giúp trẻ bày tỏ các yêu cầu giúp đỡ hoặc
trao đổi trẻ có cơ hội chủ động trong cuộc sống, và việc
giao tiếp, học tập được tốt hơn. Đối với trẻ tự kỷ việc giao
tiếp với trẻ cần phải kiên trì khi dạy trẻ học cách lắng nghe,
đặc biệt là phải làm cho trẻ biết nhìn mặt người khác khi
giao tiếp, biết hưởng ứng tham gia thích thú cùng mọi
người. Với trẻ tự kỷ khả năng bắt chước kém vì vậy khi dạy

trẻ nói cần phải thực hiện trên nhu cầu của trẻ, phải làm cho
trẻ muốn điều gì, cần có nhu cầu cần thiết gì để trẻ phải thể
hiện bằng cách nói cao nhất. Việc giúp trẻ hiểu lời nói của
người khác, biết phản ứng sau khi nghe nói, giúp trẻ biết sử
dụng được nhiều từ ngữ hơn.
Kỹ năng mở rộng các quan hệ là giúp trẻ mở rộng các
quan hệ bằng cách cho trẻ tham gia vào trị chơi đóng vai
theo chủ đề, từ đó trẻ sẽ mở rộng quan hệ chơi, trẻ học được
cách ứng xử, giao tiếp, hiểu được tình cảm của con người
với con người, con người với thiên nhiên, con người đồ vật,
… để góp phần hình thành hành vi xã hội của trẻ. Đồng thời
tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề cũng giúp trẻ
mở rộng được quan hệ thực. Qua việc hợp tác với nhau, trẻ


học được cách cùng nhau chia sẻ, thỏa thuận, cùng nhau lập
kế hoạch thực hiện, cùng nhau thực hiện.
Phương pháp, hình thức giáo dục hịa nhập trẻ tự kỷ
trong các trường mầm non
Muốn giúp trẻ tự kỷ hòa nhập tốt, giáo viên cần hiểu
rõ những hành vi trẻ tự kỷ, giao tiếp tốt với cha mẹ học
sinh, thực hiện được hoạt động trong ngày tốt, dung lời nói
của giáo viên phải để cho trẻ có cảm giác được an tồn,
hướng dẫn mớm lời cho những trẻ khác trò chuyện và tham
gia chơi cùng trẻ, bố trì vị trí ngồi phù hợp với trẻ.
Phương pháp (ABA):“Là phương pháp cách phân chia
các kỹ năng ra thành từng phần – từng kỹ năng nhỏ, giáo
viên mỗi lần dạy một kỹ năng nhỏ cho đến khi trẻ thuần
thục, thực hành trong một khoảng thời gian nhất định, giúp
trẻ giảm dần sự giúp đỡ đến mức thấp nhất”. phương pháp

này triển khai một cách tự nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày
dựa trên việc phát triển nội dung của chương trình ABA.
Phương pháp (PECS): Là phương pháp “giáo dục giao
tiếp thơng qua trao đổi hình (PECS), được xây dựng riêng
cho những trẻ khơng có ngơn ngữ hoặc khả năng sử dụng
đúng ngôn ngữ bị hạn chế, những trẻ tự kỷ có khả năng khó
khăn giao tiếp xã hội khác. Phương pháp PECS sử dụng dựa


trên ABA để dạy trẻ đổi ảnh lấy những thứ mà trẻ muốn như
một đồ vật hay một hoạt động. Giáo viên áp dụng PECS sẽ lại
gần và đưa ảnh có vật mong muốn cho trẻ cần giao tiếp để
được đồ vật đó. Trẻ sẽ tiến dần qua các phầntheo trình tự, từ
đó giúp trẻ giao tiếp được trong tình huống xã hội. Khi trẻ đã
sử dụng PECS giúp lôi kéo sự chú ý của trẻ cần giao tiếp, nhờ
đó trẻ sẽ học tự khởi xướng giao tiếp nên phương pháp này
được dùng cho những trẻ em tự kỷ”.
Phương pháp (TEACCH): Là phương pháp “yêu cầu
giáo viên luôn dùng một vật dụng cụ thể hay là một hình
ảnh rõ ràng, đơn sơ, dễ hiểu để giúp trẻ tự hiểu rõ điều cần
làm, hình dung điều đã xảy ra, liên kết lại với nhau thành
một ý nghĩa. Giáo viên sắp xếp thời gian có một thứ tự rõ
ràng và tổ chức các hoạt động, sinh hoạt phù hợp với lối
sống, sở thích, sở trường của trẻ, để trẻ dễ dàng thích nghi,
so sánh, chuẩn bị, và ln có tâm lý thoải mái trong sinh
hoạt. Từ cách này, trẻ em sẽ giảm hơn những khó khăn, lo
lắng và có thể tự lập trong sinh hoạt hàng ngày”.
Trong trường mầm non cần tạo phương tiện cụ thể, ở
mỗi vị trí sinh hoạt như phòng học, phòng ăn, phòng chơi,
phòng ngủ, để trẻ em có thể từ chối, nói “khơng”, “con

khơng muốn”, một cách dễ dàng và bình tĩnh thay vì bùng
nổ, la hét, đánh đập bạn bè hay là đập đầu vào tường.


Giáo dục trẻ tự kỷ theo phương pháp TEACCH cấu
trúc giúp trẻ tập trung một cách thích hợp vào các nhiệm vụ
mà không lo lắng, giúp trẻ tiếp cận với chương trình học tập
và các hoạt động trong đời sống có hiệu quả.
Phương pháp (RDI): Là phương pháp “Can thiệp phát
triển quan hệ xã hội (RDI): là cách tiếp cận giúp trẻ tự kỷ
điều chỉnh, sửa chữa những khiếm khuyết căn bản, đó là
giao tiếp năng động và tương tác xã hội. Phương pháp RDI
giúp trẻ suy nghĩ một cách linh hoạt, hiểu cảm xúc và ngơn
ngữ phi lời nói của người khác, từ đó trẻ biết cách ứng sử
phù hợp, có thể kết bạn và tham gia hoạt động như trẻ bình
thường”.
Phương pháp RDI coi trọng việc tăng cường các liên
kết thần kinh, giúp trẻ tư duy năng động, giúp trẻ có khả
năng tự học từ cuộc sống, từ bạn bè và mọi người. Nên
phương pháp RDI không chỉ cải thiện quan hệ xã hội, mà
thực chất dạy trẻ cách tiếp cận, hiểu, khám phá và học từ
cuộc sống xung quanh một cách chủ động. Viêc thực hiện
thành công một hoạt động nào đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn,
quan trọng là sẽ giúp các em ham học hỏi hơn, mạnh dạn
hơn khi đối diện với tình huống quen thuộc.


Phương pháp RDI giúp trẻ biết cách tư duy và vận
dụng những kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết những
tình huống mới ln bộn bề và có nhiều thay đổi.

Phương pháp âm nhạc: Là phương pháp “Sử dụng âm
nhạc để tác dụng an thần ở trẻ có những chứng tự kỷ, một
số trẻ khi hát lại dễ hiểu hơn nói. Nên việc hát được sử dụng
làm cho sự giao tiếp thuận lợi trong các trường hợp đó. Có
thể cho trẻ tiếp xúc với đàn và các nốt nhạc đơn giản”.
Một số phương pháp khác:
Ngoài những phương pháp đặc trưng dành cho giáo
dục hòa nhập trẻ tự kỷ nêu trên, cần kết hợp với một số
phương pháp truyền thống thông thường khác nhau.
Phương pháp thuyết minh: “Phương pháp này được sử
dụng trao đổi giữa giáo viên và trẻ, dưới dạng trò chơi, câu
đố, các phương pháp lựa chọn giáo viên cần tạo ra sự thu
hút và nảy sinh động cơ, nhu cầu của trẻ”.
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan: “Là phương
pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình giáo dục trẻ tự
kỷ. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mơ hình, vật
thật…Khi sử dụng đồ dùng trực quan cho trẻ tự kỷ cần lựa
chọn đồ dùng rõ ràng về mầu sắc, không quá nhiều các chi


tiết rườm rà, gây nhiễu để hạn chế sự mất tập chung chú ý ở
trẻ”.
Phương pháp sử dụng tình huống: Với trẻ tự kỷ do tư
duy trực quan hành động là chủ yếu, nên những thông tin
được cung cấp chỉ đơn thuần bằng ngơn ngữ và khơng có
hình ảnh hỗ trợ trẻ rất khó tiếp thu và ghi nhớ, nên dạy học
thơng qua tình huống là một trong những phương pháp giúp
giáo viên khắc phục được những hạn chế này ở trẻ. Đơi khi
nghiên cứu tình huống cịn được thực hiện qua quan sát
video hay một băng catseet mà không phải ở dạng văn bản.

Phương pháp trò chơi: “Hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo của trẻ mầm non nói chung và trẻ tự kỷ nói
riêng. Vì vây, giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cần chú trọng sử
dụng các trò chơi. Phương pháp sử dụng trò chơi là tổ chức
cho trẻ học chơi một trị chơi nào đó để thơng qua đó tìm
hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động,
việc làm. Trò chơi có nhiều loại động – tĩnh như:đố ơ chữ,
lắp ghép các nội dung, tìm mảng ghép bị che khuất, thi giữa
các đội… Trò chơi được điều chỉnh theo nội dung bài học
và được sử dụng trong khi ôn tập, thực hành… Trị chơi có
thể được sử dụng bởi cá nhân, trong nhóm nhỏ hay với cả
lớp”.


×