Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

CƠ sở lý LUẬN về QUẢN lý GIÁO dục THỂ CHẤT PHÁT TRIỂN NĂNG lực vận ĐỘNG CHO TRẺ THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.29 KB, 57 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỂ
CHẤT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN ĐỘNG CHO
TRẺ THEO CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ 5 TUỔI Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục trong hệ thống
giáo dục quốc dân Việt Nam. Đây là thời kỳ mà sự tăng
trưởng về cơ thể và phát triển trí tuệ, tình cảm xã hội diễn ra
rất nhanh. Có thể nói đây là thời kỳ tăng trưởng và phát
triển nhanh nhất so với các giai đoạn sau này của cuộc đời
con người. Vì vậy đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
giáo dục học mầm non và quản lý các hoạt động giáo dục
trong trường mầm non. Đề tài luận văn sẽ tổng quan các
cơng trình nghiên cứu về quản lý giáo dục trong nhà trường
mầm non theo hai hướng:
Các cơng trình nghiên cứu về quản lý các hoạt động
trong trường mầm non
Đã từng có rất nhiều những cơng trình đã được nghiên
cứu đi sâu vào lĩnh vực quản lý các hoạt động trong trường


mầm non, có thể kể ra một số các tác giả với các hướng
nghiên cứu như sau:
Về quản lý chăm sóc - ni dưỡng trẻ: tác giả Nguyễn
Thu Hà (2016) đề tài Quản lý hoạt động chăm sóc ni
dưỡng trẻ mầm non quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo chuẩn
phát triển của trẻ; Phạm Thị Ánh (2017), Quản lý hoạt động
chăm sóc ni dưỡng trẻ ở các trường mầm non huyện Phú
Xuyên, thành phố Hà Nội; Lê Thị Thái Hạnh (2013) Biện
pháp quản lý hoạt động chăm sóc, ni dưỡng trẻ ở các


trường mầm non thành phố Hạ Long…
Về quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non: Nguyễn
Thị Thu An (2016) Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm
non tại các trường mầm non công lập quận Hà Đông, Hà
Nội; Lê Thị Kiều Dung (2016) Quản lý hoạt động giáo dục
trẻ tại trường mầm non Định Cơng, quận Hồng Mai, thành
phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay…
Các cơng trình nghiên cứu về giáo dục thể chất cho trẻ
mầm non: Đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục phát triển
vận động cho trẻ đáp ứng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở
các trường mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội” của tác giả
Văn Thị Thanh Phương (2018), Luận văn thạc sĩ Khoa học
giáo dục; Đề tài “Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho


trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non Thủ đô” của
tác giả Phạm Thu Thủy (2016), Luận văn thạc sĩ quản lý
giáo dục...
Các cơng trình trên của các tác giả tuy được lựa chọn
nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau nhưng đều thu
được những kết quả cao như: luận văn đã tìm ra được thực
trạng quản lý và hoạt động tại các cơ sở chăm sóc, giáo dục
trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất cho trẻ tại các trường mầm
non. Từ đó đã tìm ra được những biện pháp quản lý nhằm
nâng cao được chất lượng giáo dục và công tác quản lý giáo
dục trong các nhà trường. Tuy nhiên, trên địa bàn của huyện
Mỹ Đức hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào về
quản lý giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho
trẻ theo chuẩn trẻ 5 tuổi trong các trường mầm non. Vì vậy

nghiên cứu “Quản lý giáo dục thể chất phát triển năng lực
vận động cho trẻ theo chuẩn trẻ 5 tuổi ở các trường mầm
non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” là vấn đề cần được
quan tâm và đầu tư nghiên cứu để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục ở bậc học mầm non của huyện Mỹ Đức nói
riêng và của thành phố Hà Nội nói chung.
Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân


Mục tiêu của Giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em
vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức
năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,
những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy
và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng
cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập
suốt đời. [1]
Yêu cầu về nội dung giáo dục mầm non
Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc
đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thơng
giữa các độ tuổi giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học;
thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực,
gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ
từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí của trẻ em, hài
hịa giữa ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em
phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp
kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính

trọng, u mến, lễ phép với ơng bà, cha mẹ, thầy cô giáo;


yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà mạnh dạn, tự tin và
hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. [1]
Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non
Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục
phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tịi, khám
phá mơi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng,
đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi
mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức mơi
trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích
cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt
động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ
trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng
của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức
hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và
cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của
từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện
thực tế. [1]
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non,
trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Theo Điều 6, Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm
theo quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12
năm 2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo) quy định vị trí,
nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ: trường mầm non là nơi tổ


chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi và được thực hiện theo chương

trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào
tạo ban hành. Để chuẩn bị cho năm học mới nhà trường sẽ
tiến hành công tác tuyển sinh để huy động các trẻ em lứa
tuổi mầm non đến trường. tổ chức giáo dục hoà nhập cho
các em học sinh có hồn cảnh khó khăn và các cháu khuyết
tật được đến trường. Thực hiện công tác phổ cập giáo dục
mầm non 5 tuổi, rà soát các trẻ em trong độ tuổi mầm non
từ 0 đến 6 tuổi trên địa bàn để có cở sở nắm bắt trong quá
trình tuyển sinh và phân tuyến tuyển sinh. Hàng năm các
nhà trường sẽ có trách nhiệm tự kiểm tra theo tiêu chuẩn
quy định về phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi, báo cáo các
cấp có thẩm quyền bằng văn bản. [3]
Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên xây dựng kế
hoạch mục tiêu, ngân hàng nội dung hoạt động trong năm
học để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục trẻ em. Thực hiện cơng tác huy động, quản lý, sử dụng
các nguồn lực theo quy định của pháp luật, xây dựng và đầu
tư cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc
theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn. Cơng
tác huy động, phối hợp với gia đình, trẻ em, tổ chức và cá
nhân để thực hiện hoạt động ni dưỡng chăm sóc giáo dục


trẻ. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ
em được tham gia các hoạt động xã hội, tăng cường các
hoạt động trải nghiệm thực tế. Các nhà trường sẽ tiến hành
công tác kiểm định chất lượng ni dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ em theo quy định.
Giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động cho
trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở trường mầm non

Khái niệm giáo dục thể chất và phát triển vận động
cho trẻ.
Giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất gọi tắt là thể dục, hiểu theo nghĩa
rộng của thể dục. Nếu phát triển thể chất tuân theo quy luật
tự nhiên, chịu sự chi phối của xã hội, thì giáo dục thể chất
chính là sự tác động vào q trình phát triển tự nhiên đó.
Theo tác giả Đặng Hồng Phương “Phương pháp giáo
dục thể chất cho trẻ mầm non là tổ hợp các cách tổ chức quá
trình giáo dục thể chất của giáo viên, trong đó giáo viên giữ
vai trị chủ đạo, trẻ em giữ vai trị chủ động, tích cực nhằm
tiếp thu những tri thức, hình thành năng lực vận động, thói
quen sinh hoạt hợp lí để phát triển thể chất và tâm lí cho các
em”. [26]


Giáo dục thể chất trong trường mầm non cho trẻ mầm
non các độ tuổi nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng là q trình
tác động chủ yếu chính vào cơ thể của trẻ, tổ chức cho trẻ vận
động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức chế độ sinh
hoạt hợp lý nhằm bảo vệ và làm cho cơ thể trẻ được phát
triển, nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học
của cơ thể, hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và
phát triển các tố chất thể lực cho trẻ. Bên cạnh đó giáo dục
thể chất giúp cho trẻ có mối quan hệ khách quan với các nội
dung giáo dục khác như giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ,
giáo dục thẩm mĩ và lao động giúp cho trẻ phát triển toàn
diện hơn.
Các hoạt động giáo dục thể chất là những kĩ năng được
hình thành khi trẻ tích cực tham gia các hoạt động như chạy,

nhảy, bò, trườn, trèo... chúng cần tới khả năng giữ thăng bằng
tốt và đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố của cơ thể. Chính vì vậy
q trình giáo dục phải được tuân theo các nguyên tắc giáo
dục thể chất, thực hiện nội dung giáo dục thể chất, sử dụng
các phương tiện giáo dục thể chất, tiến hành bằng các phương
pháp giáo dục thể chất dưới các hình thức giáo dục thể chất.
Và dưới tác dụng của quá trình giáo dục thể chất giúp cho cơ


thể trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh, được rèn luyện có khả
năng chống lại những ảnh hưởng xấu của môi trường.
Đất nước ta trong những năm gần đây cùng với sự
chuyển biến mọi mặt của xã hội thời kỳ cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa, thời buổi cơng nghệ 4.0. Sự phát triển của
kinh tế - xã hội trẻ em đã được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn
dẫn đến tình trạng nhiều trẻ cân nậng cịn vượt q so với
độ tuổi hay cịn gọi là béo phì. Trên thực tế thì cịn có rất
nhiều những yếu tố khác nhau ảnh hưởng không tốt đến sự
phát triển thể chất của trẻ em như: kinh tế xã hội, môi
trường sống, trẻ lười vận động…song yếu tố chính vẫn là
q trình tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.
Như vậy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là rất cần
thiết, quá trình đó tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức
cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lí nhằm làm cho cơ thể
trẻ phát triển đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở
cho sự phát triển tồn diện. Chính vì vậy người cán bộ quản
lý cần có được những định hướng trong việc quản lý giáo
dục thể chất trong nhà trường để nhằm đạt được mục tiêu và
kế hoạch đề ra.
Phát triển vận động cho trẻ



Đối với trẻ sự phát triển thể lực bình thường không thể
tách rời sự vận động. Nhờ vận động mà trẻ em nhận thức
được thế giới xung quanh. Bất kì một hoạt động vận động
nào đều mang tính chất phức hợp, là sự hoạt động tích cực
của cơ quan vận động của con người.
Sự phát triển của trẻ là sự tăng các khả năng về thể
lực, vận động, trí tuệ và xã hội, là một quá trình được sắp
đặt theo trình tự hồn hảo với những khả năng mới, những
mơ hình hành vi mới xuất hiện ở từng độ tuổi, đồng thời các
mơ hình hành vi đang tồn tại sẽ thay đổi hoặc mất dần đi.
Sự phát triển của trẻ là một q trình biến đổi, trong
đó trẻ học cách điều khiển ở các mức độ phức tạp hơn về
vận động, suy nghĩ, lời nói, tình cảm và quan hệ với người
khác.
Sự phát triển của trẻ em tuân theo những quy luật cơ
bản của sinh học. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát
triển, vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản
của trẻ em. Nghiên cứu tăng trưởng được xem là khoa học
cơ bản của nhi khoa. [23]
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và các chuẩn phát
triển vận động cho trẻ 5 tuổi


Bộ chuẩn phát triển trẻ em là:
Những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể
làm được dưới tác động của giáo dục.
Những kỳ vọng hợp lý của quốc gia đối với trẻ em tại
một giai đoạn.

Là xu hướng chung của các nước trên thế giới nhằm
nâng cao và giám sát chất lượng giáo dục.
Là cơ sở để thiết kế và điều chỉnh chương trình giáo
dục
Tóm lại: chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi đưa ra thể hiện
sự mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể tự làm được
nhờ giáo dục. [5]
Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em
Mục đích ban hành bộ chuẩn nhằm hỗ trợ thực hiện
chương trình giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em 5 tuổi vào
lớp 1. Là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc,
giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo
dục cho phù hợp và xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá
sự phát triển của trẻ em mẫu giáo 5 tuổi. Ngồi ra đây cịn
là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền,


hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ em 5 tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự
phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong
chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
[5]
Các chuẩn phát triển vận động (thuộc lĩnh vực
phát triển thể chất) theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
Chuẩn 1. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động
các nhóm cơ lớn
a, Chỉ số 1. Bật xa tối thiểu 50cm;
b, Chỉ số 2. Nhảy xuống từ độ cao 4cm;
c, Chỉ số 3. Ném và bắt bóng bằng hai tay từ khoảng

cách xa 4m;
d, Chỉ số 4. Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5m so
với mặt đất.
Chuẩn 2. Trẻ có thể kiểm sốt và phối hợp vận động
các nhóm cơ nhỏ
a, Chỉ số 5. Tự mặc và cởi được áo;
b, Chỉ số 6. Tơ màu kín, khơng chờm ra ngồi đường
viền các hình vẽ;


c, Chỉ số 7. Căt theo đường viền thẳng và cong của các
hình đơn giản;
d, Chỉ số 8. Dán các hình vào vị trí cho trước, khơng
bị nhăn
Chuẩn 3. Trẻ có thể phối hợp các giác quan và giữ thăng
bằng khi vận động
a, Chỉ số 9. Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục,
đổi chân theo yêu cầu.
b, Chỉ số 10. Đập và bắt được bóng bằng 2 tay.
c, Chỉ số 11. Đi thăng bằng được trên ghế hể dục
(2mx0,25mx0,35m).
Chuẩn 4. Trẻ thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và dẻo
dai của cơ thể
a, Chỉ số 12. Chạy 18m trong khoảng thời gian 5-7
giây.
b, Chỉ số 13. Chạy liên tục 150m không hạn chế thời
gian.
c, chỉ số 14. Tham gia hoạt động học tập liên tục và
khơng có dấu hiệu mệt mỏi trong khoảng 30 phút. Quy định
về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. [5]



Hoạt động giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Mục tiêu giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động
của trẻ 5 tuổi
Giáo dục thể chất là một yếu tố quan trọng trong quá
trình giáo dục mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa
tuổi mầm non. Chỉ khi có sức khỏe tốt con người mới có đủ
khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất. Với trẻ
5 tuổi mục tiêu giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cần trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển
bình thường theo lứa tuổi và có một số tố chất vận động:
nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ. Tích cực thực
hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng
tư thế. Trẻ 5 tuổi cần khả năng phối hợp các giác quan và
vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong
không gian. Giáo dục thể phất phát triển năng lực vận động
của trẻ 5 tuổi đạt được những mục tiêu trên thì sẽ góp phần
vào việc phát triển tồn diện cho trẻ.
Nội dung giáo dục thể chất phát triển năng lực vận động
của trẻ 5 tuổi
Vận động đi, chạy và phát triển cảm giác thăng bằng


Đối với trẻ 5 tuổi vận động đi của trẻ đã ổn định, trẻ đã
biết phối hợp tay chân nhịp nhàng và có phản xạ nhanh đối
với hiệu lệnh xuất phát của vận động chạy. Bước chân chạy
gần giống với người lớn: chạy đúng hướng, nhịp điệu các
bước chân ổn định, kết hợp tay chân tốt. Qua quá trình vận

động đã thấy rõ được sự khác nhau giữa trẻ trai và trẻ gái
trong thành tích chạy. Với trẻ 5 tuổi trẻ rất thích đi thăng
bằng trên ghế, đi nhanh, giữ được thăng bằng tồn thân, đầu
cịn cúi…
Vận động nhảy
Qua quan sát trẻ 5 tuổi đã biết phối hợp vận động khi
nhảy, tay đã góp phần vào việc thúc đẩy lực nhảy. Khi hạ
xuống mặt đất nhẹ nhàng hơn và biết co đầu gối để giảm
xóc, tuy nhiên khi thực hiện động tác nhảy trẻ vẫn đặt cả
bàn chân xuống sàn, chưa biết chuyển từ mũi bàn chân đến
gót chân.
Vận động ném, chuyền, bắt
Với những trẻ 5 tuổi trẻ đã xác định được hướng ném
đúng, biết dùng động tác “ngắm” để ném trúng đích, nhưng
khi thực hiện động tác ném việc xác định khoảng cách vẫn
cịn yếu, nên bóng thường rơi xung quanh đích cách từ 15 20cm. Khi ném xa, trẻ đã biết phối hợp lực đẩy của thân và


tay, hướng ném thẳng. Các vận động như chuyền, bắt tiếp
tục được hồn thiện ở trẻ.
Vận động bị, trườn, trèo
Đối với vận động bò, trườn trèo trẻ đã định được
hướng vận động chính xác, phối hợp chân tay, thân mình
linh hoạt, tránh chướng ngại vật khéo léo. Tốc độ trườn và
trèo nhanh hơn so với các độ tuổi khác
Nội dung giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi chủ yếu dựa
vào các bài tập như:
Đi và chạy: Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu
gối; Đi trên dây (dây đặt trên sàn), đi trên ván kê dốc; Đi

nối bàn chân tiến, lùi; Đi, chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích
dắc theo hiệu lệnh; Chạy 18m trong khoảng 10 giây; Chạy
chậm khoảng 100 - 120m.
Bò, trườn, trèo: Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m; Bị
dích dắc qua 7 điểm; Bị chui qua ống dài 1,5m x 0,6m;
Trườn kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm; Trèo lên
xuống 7 gióng thang.
Tung, ném, bắt:Tung bóng lên cao và bắt; Tung, đập
bắt bóng tại chỗ; Đi và đập bắt bóng; Ném xa bằng 1 tay, 2


tay; Ném trúng đích bằng 1 tay, 2 tay; Chuyền, bắt bóng qua
đầu, qua chân.
Bật - nhảy: Bật liên tục vào vòng; Bật xa 40- 50cm;
Bật - nhảy từ trên cao xuống ( 40 - 45 cm); Bật tách chân,
khép chân qua 7 ô; Bật qua vật cản cao 15 - 20cm; Nhảy lò
cò 5m
Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay: Cắt, dán
thành thạo, cắt được các hình theo đường viền; Vẽ và đồ
các hình; Biết cầm bút đúng và tô chữ. [1]
Phương pháp giáo dục thể chất phát triển năng lực vận
động cho trẻ 5 tuổi
Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi
mầm non là tổ hợp các cách phối hợp hoạt động chung của
giáo viên và trẻ em nhằm giúp trẻ nắm vững kiến thức và
hình thành kĩ năng, kĩ xảo. Trong khi dạy trẻ các phương
pháp sử dụng cần được lựa chọn để phù hợp với lứa tuổi
của trẻ. Tìm ra những quy luật để đảm bảo cho việc dạy có
hiệu quả. [26]
Nhóm phương pháp trực quan

Phương pháp trực quan là những tác động chủ yếu
thơng qua hệ thống tín hiệu thứ nhất, tạo nên hình ảnh cụ


thể của hiện thực. Đó là cách dạy bằng hình ảnh cụ thể, có
tác động trực tiếp lên các giác quan, đảm bảo tính rõ ràng
của hình ảnh.
Phương pháp trực quan đảm bảo sự rõ ràng của nhận
thức tri giác về động tác, cần thiết đối với sự xuất hiện
những biểu tượng toàn vẹn và cụ thể hơn về vận động ở trẻ,
làm tích cực hóa sự phát triển những khả năng vận động của
trẻ, giúp trẻ cụ thể hóa các biểu tượng của bài tập vận động,
đồng thời phát triển khả năng cảm thụ của trẻ.
Nhóm phương pháp trực quan bao gồm: Sử dụng tính
trực quan của thị giác, xúc giác, thính giác. Mơ phỏng bài
tập thể chất. Sử dụng tài liệu trực quan.
Sử dụng tính trực quan của thị giác, xúc giác, thính
giác
Sử dụng tính trực quan của thị giác bao gồm: làm mẫu
và vận chuẩn thị giác.
+ Làm mẫu là thơng qua thị giác để hình thành biểu
tượng trực quan về bài tập vận động.
+ Sử dụng vật chuẩn thị giác giúp trẻ khắc sâu hơn
hình ảnh về động tác đã học, củng cố kĩ thuật khó và tạo


điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các bài tập vận động
một cách nhanh chóng.
Sử dụng tính trực quan của xúc giác - cảm giác cơ cảm giác vận động.
Phương pháp này tạo điều kiện để trẻ thực hiện chính

xác hơn các bước của bài tập vận động và hình thành biểu
tượng vận động đúng.
Sự dụng tính trực quan của thính giác.
Âm nhạc là sự quan sát bằng âm thanh tốt nhất. Âm
nhạc có tác dụng nâng cao cảm xúc của trẻ, xác định tính
chất vận động và điều chỉnh nhịp điệu, âm điệu của nó giúp
trẻ biết tiết kiệm năng lượng khi vận động.
Mô phỏng bài tập thể chất
Là đưa các bài tập vận động dưới dạng các hiện tượng
thiên nhiên; các hiện tượng xã hội như đặc điểm lao động
của người lớn, các phương tiện giao thông; các đặc điểm đi
lại, hành động của một số con vật để trẻ tập theo.
Sử dụng tài liệu trực quan giúp trẻ khắc sâu thêm biểu
tượng trực quan về bài tập vận động.
Nhóm phương pháp dùng lời nói


Phương pháp dùng lời nói có thể hiểu là sự tác động
chủ yếu lên hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự tái tạo gián tiếp
hiện thực trong khái niệm, trong tư duy và trong suy luận.
Nhóm phương pháp này giúp trẻ quan sát bài tập vận động
có mục đích, hiểu sâu hơn các bước thực hiện, tạo điều kiện
cho trẻ tiếp thu bài tập vận động chính xác, đầy đủ hơn. [26]
Nhóm phương pháp dùng lời nói bao gồm:
Sử dụng tên gọi bài tập thể chất nhằm gợi lên ở trẻ
những hình ảnh, biểu tượng về bài tập đó, phát huy ở trẻ
khả năng tưởng tượng và gợi nhớ những bài tập trẻ đã biết.
Miêu tả bài tập vận động là lời nói của giáo viên kết
hợp với làm mẫu từng phần liên tục của bài tập, là sự diễn
đạt từng phần liên tục của bài tập theo một trình tự nhất

định.
Giải thích được sử dụng khi trẻ đã có biểu tượng
chung về bài tập vận động, tiến hành sau khi làm mẫu bài
tập đó, mục đích nhằm nhấn mạnh, đào sâu vào phần cơ bản
mà trẻ cần lĩnh hội. Từ đó giáo viên hình thành dần dần ở
trẻ những biểu tượng về các phần cơ bản của kĩ thuật bài
tập, như vận động của tay, chân, thân…tiến tới thực hiện
toàn bộ bài tập.
Chỉ dẫn


Lời chỉ dẫn về bài tập vận động của giáo viên đối với
trẻ cần ngắn gọn, nhằm củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận động,
tránh trước hoặc sửa sai cho trẻ và đánh giá việc thực hiện
bài tập của trẻ.
Lời chỉ dẫn được tiến hành bằng hai cách: Khẩu lệnh
và mệnh lệnh.
+ Khẩu lệnh là lời chỉ dẫn truyền ra dưới dạng xác định
với nội dung chính xác.
+ Mệnh lệnh là những lời nói do giáo viên nghĩ ra,
như: “đi đến cửa sổ, quay lại cầm bóng”, “quay sang bên
trái của gậy”. Giáo viên truyền mệnh lệnh dưới hình thức ra
lệnh. Mệnh lệnh được sử dụng để thực hiện những nhiệm
vụ có liên quan đến việc chuẩn bị chỗ tập cho buổi tập,
phân chia và thu dọn dụng cụ cùng một số nhiệm vụ vận
động khác.
Đàm thoại
Đàm thoại là sự hỏi và trả lời giữa giáo viên và trẻ
trước hoặc sau khi tập bài tập vận động. Giúp cho giáo viên
hiểu rõ ý thích của trẻ, những kiến thức, mức độ nắm vững

vận động, quy tắc trò chơi vận động của chúng, giúp trẻ
nhận thức, suy nghĩ về kinh nghiệm của bản thân.


Kể chuyện
Những lời dẫn, câu chuyện do giáo viên tự nghĩ ra
hoặc các mẩu chuyện trong sách, báo, tranh, truyện… được
sử dụng để kích thích ở trẻ sự hứng thú với việc luyện tập
vận động, thích làm quen với kĩ thuật thực hiện chúng. Kể
chuyện có tác dụng làm cho hình thức và nội dung luyện tập
trở lên phong phú, gây hứng thú cho trẻ khi thực hiện bài
tập. Các câu chuyện có thể được sử dụng trong khi dạy trẻ
như câu chuyện: Tích Chu, Cáo và thỏ...Qua việc dẫn dẵn
các câu chuyện sẽ gây được hứng thú cho trẻ trong q trình
vận động.
Nhóm phương pháp thực hành
Có rất nhiều phương pháp thực hành khác nhau được
sử dụng kết hợp với các phương pháp trực quan và dùng lời
trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ. Khi trẻ thực hiện
các bài tập vận động, giáo viên có thể dễ dàng quan sát,
nhận xét, đánh giá việc luyện tập của trẻ. Từ đó, giáo viên
theo dõi q trình phát triển thể lực của trẻ, kịp thời phát
hiện, sửa sai cho những trẻ thực hiện bài tập chưa đúng theo
yêu cầu của từng lứa tuổi.
Nhóm phương pháp thực hành bao gồm:


Luyện tập là một trong những phương pháp cơ bản để
trẻ nắm vững, kiến thức, kĩ năng vận động. Phương pháp
này dùng các hình thức hoạt động vận động trực tiếp của cơ

thể trẻ, giúp trẻ hiểu được kết cấu và quá trình tác động của
động tác, hình thành cảm giác cơ bắp khi làm động tác.
Trên cơ sở đó hình thành kiến thức, kĩ năng vận động, phát
triển các tố chất thể lực.
Phương pháp này được tiến hành gồm các kiểu sau
đây:
+ Phương pháp dạy động tác hoàn chỉnh là dạy tồn bộ
động tác từ đầu đến cuối khơng phân chia động tác thành bộ
phận để dạy. Thường được sử dụng để dạy những động tác
đơn giản, dễ tiếp thu, thích hợp với việc giảng dạy trẻ mẫu
giáo.
+ Phương pháp dạy động tác phân đoạn là phương
pháp chia động tác tập làm nhiều phần độc lập, cho trẻ học
dần dần từng phần, sau đó đem các phần ấy liên kết thành
một khối, hay động tác hoàn chỉnh để luyện tập. Thường
được sử dụng để dạy những động tác khó, phức tạp.
+ Luyện tập lặp lại là việc tập đi tập lại nhiều lần một
động tác, nhưng khoảng cách thời gian và cường độ không
quy định rõ ràng. Ưu điểm: Giúp trẻ nắm được động tác vận
động chắc chắn hơn.


+ Phương pháp luyện tập biến đổi: Đây là phương
pháp tập một động tác nhưng đã thay đổi hình thức, yêu
cầu, độ khó và các điều kiện khác của động tác. Phương
pháp này có ưu điểm là giúp cho trẻ nắm vững bài tập và có
thể tập trung giải quyết khâu trọng yếu hay khâu quan trọng
của động tác. Ưu điểm: Giúp trẻ nắm rõ và tập trung vào
các điểm quan trọng của động tác.
Trị chơi

Phương pháp này có tác dụng gây hứng thú cho trẻ với
bài tập vận động, trẻ thực hiện nhiều lần mà không chán,
giáo viên đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận
động của trẻ. Trị chơi được đưa vào bằng hai cách đó là
đưa yếu tố chơi vào buổi tập. Sử dụng trò chơi vận động để
trẻ tiến hành bài tập.
Phương pháp thi đua
Đối với trẻ mầm non, phương pháp thi đua sử dụng
sau khi trẻ đã nắm tương đối vững chắc các bước thực hiện
bài tập vận động. Mục đích của thi đua là nhằm hoàn thiện
các kĩ năng, kĩ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện
phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội
cho trẻ. Thi đua làm tăng hứng thú, tăng khả năng vận động,


biểu hiện các tố chất thể lực, kích thích, lơi cuốn trẻ vào
việc tập luyện.
Phương pháp thi đua được tiến hành bằng hai cách:
Thi đua cá nhân và thi đua đồng đội. Qua đó giúp cho trẻ
thực hiện được cung với bạn ngang sức nhau, số lượng bằng
nhau để gây được hứng thú cho trẻ và dễ dàng trong việc
nhận xét kết quả và động viên trẻ của giáo viên.
Phương pháp sửa chữa động tác sai
Đây là phương pháp nhằm mục đích giúp trẻ tiếp thu
kĩ thuật động tác một cách chính xác, nhanh chóng hình
thành biểu tượng đúng về bài tập. Một động tác sai có thể
do nhiều nguyên nhân có khi cùng một động tác, nhưng ở
hai trẻ lại sai khác nhau và nguyên nhân sai cũng khác
nhau. Vì vậy giáo viên cần phải phân tích cụ thể từng
trường hợp để tìm ra ngun nhân chính xác của từng trẻ để

sửa chữa.
Hình thức giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm
non
Hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ là những
biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa giáo viên
và trẻ em, hoạt động đó được thực hiện theo một trình tự và
chế độ nhất định.


×