Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý GIÁO dục kỹ NĂNG tự bản vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN mỹ đức, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.82 KB, 48 trang )

1

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ
BẢN VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở CÁC
TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

Khái quát tình hình giáo dục trẻ ở các trường mầm
non huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Vài nét về các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn
Tồn huyện Mỹ Đức có 76 trường, trong đó có 24
trường mầm non, 29 trường Tiểu học và 23 trường trung
học cơ sở, 04 trường THPT, 01 Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp – Giáo dục thường xuyên; với trên 43.000 học sinh.
Trong đó có trên 14.000 trẻ mầm non. Trong những năm
qua, cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, công tác GD&ĐT của huyện luôn được quan
tâm, ưu tiên phát triển. Huyện đã tập trung đầu tư kinh phí
để xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị đồ dùng
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; đội ngũ cán bộ, giáo
viên ngày càng được chuẩn hoá; chất lượng giáo dục được
nâng lên, cơng tác xã hội hố GD&ĐT được thực hiện có
hiệu quả.

1


2

Cấp học mầm non của huyện Mỹ Đức luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà


Nội, của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện; Sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể
trong huyện. Phong trào giáo dục mầm non được duy trì và
phát triển ở tất cả các xã, thị trấn.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, tâm huyết, trách
nhiệm, yêu nghề mến trẻ gắn bó với nghề và có trình độ
chun mơn ngày càng được nâng cao.
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên nhân
viên được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời.
- Cơ sở vật chất các trường đã và đang được đầu tư
xây dựng từng bước đáp ứng với nhu cầu thực tế.
Để chọn mẫu nghiên cứu cho đề tài, chúng tôi sử
dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 10 trường Mầm
non công lập thuộc khu vực ngoại thành Tp. HÀ Nội. Để
tìm hiểu nhận thức và thực trạng biện pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ của BGH và GV các trường Mầm
non tp.Hà Nội, chúng tôi tiến hành khảo sát số lượng khách
thể như sau:

2


3

* Về trình độ chun mơn: theo Điều lệ trường mầm
non qui định, trình độ chun mơn đạt chuẩn dành cho
GVMN các trường là từ Trung cấp sư phạm trở lên; dành
cho BGH là từ Cao đẳng sư phạm trở lên. Nhìn vào bảng
thống kê và sơ đồ, ta thấy các trường có tỉ lệ GV và BGH
đạt trên chuẩn khá cao (chiếm 48,75% ở trình độ Đại học

và chiếm 42,50% ở trình độ Cao đẳng). Hơn nữa, do áp
lực trước nhu cầu của phụ huynh cũng như công cuộc đổi
mới, nâng cao chất lượng giáo dục của các trường mầm
non và q trình giáo dục cả nước nói chung địi hỏi GV
và BGH khơng ngừng tham gia học tập, trao dồi nâng cao
trình độ.
* Về thâm niên cơng tác: đa số GV và BGH có
thâm niên cơng tác và kinh nghiệm giảng dạy lâu năm từ
6-10 năm (chiếm 41,25%). Do đặc trưng của lớp trẻ 5-6
tuổi là chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông nên đa số
GV phụ trách các lớp trẻ 5-6 tuổi thường là những GV
có kinh nghiệm, chuyên môn thâm niên công tác tối
thiểu 3 năm trong ngành. Đội ngũ quản lý, BGH các
trường với vai trò là những người đứng đầu cơ sở, chịu
trách nhiệm cao nhất về hành chính và chun mơn của
nhà trường cho nên các thành viên trong BGH cũng phải

3


4

là những thành viên ưu tú, có thời gian cơng tác trong
ngành tối thiểu từ 3 năm trở lên với vai trị của Hiệu phó
và 5 năm trở lên với vai trị của Hiệu trưởng. Nhìn chung
các trường đều có cơ s ở vật chất khang trang, lớp học
rộng rãi có đủ đồdùng, đồ chơi mới, lớp học ưu tiên dành
cho trẻ sinh hoạt và học tập nhằm đáp ứng yêu cầumới
hiện nay. Đa số BGH và GV các trường có trình độ
chun mơn trên chuẩn và kinhnghiệm lâu năm. Theo

Thông tư Số: 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT ký ngày 25/07/2009 bắt đầu từ năm học 20092010 các trường áp dụng chương trình giáo dục mầm non
2009 và theo Thơng tư Số: 23/2010/TT-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT ký ngày 22/07/2010 từ năm học
2010- 2011 bắt đầu áp dụng bộ chuẩn phát triển của trẻ
em 5 tuổi. Và cũng từ năm học 2011- 2012 các trường
mầm non đã quan tâm, chú ý đến việc phát triển kỹ năng
sống cho trẻ. Các kỹ năng sống được lồng ghép vào
trong các chủ điểm của từng tuần, từng tháng. Và chú
trọng đến việc tập huấn phương pháp giảng dạy kỹ năng
sống cho GV trong trường.
Tóm lại: Địa bàn và số lượng mẫu khách thể khảo
sát theo nhận định của chúng tôi là đã đạt về số lượng và

4


5

mang tính đại diện để khảo sát thực trạng biện pháp giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi.
Tình hình giáo dục trẻ ở các trường mầm non trên
địa bàn
Có thể nói, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ ở các trường mầm non là một hoạt động trọng tâm trong
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ GD&ĐT nói chung, đối với
GDMN nói riêng. Hằng năm Phòng GD&ĐT đã phối hợp
chặt chẽ với các trường mầm non trong huyện tổ chức các
lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ quản lý, giáo
viên. Mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề

cho CBQL vào dịp hè. Đồng thời chỉ đạo mỗi nhà trường
xây dựng kế hoạch giáo dục các kỹ năng cho trẻ theo hướng
dẫn của Sở GD&ĐT, xây dựng mỗi nhà trường thành trung
tâm bồi dưỡng kỹ năng bằng nhiều hình thức phong phú.
Mỗi năm cử ít nhất 15 CBQL tiêu biểu, cốt cán tham gia tập
huấn về nâng cao chất lượng chuyên mơn chăm sóc, giáo
dục trẻ; vệ sinh an tồn thực phẩm, phương pháp tổ chức
các hoạt động giáo dục theo các lĩnh vực phát triển về nhận
thức, thể chất, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tỉnh cảm xã hội; nâng
cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN và các
chuyên đề dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, văn học, toán, tạo

5


6

hình... Kịp thời cung cấp kiến thức mới cho CBQL cập nhật
thông tin mới trong quản lý, điều hành đúng qui định và
hướng dẫn của Ngành, Sở GD&ĐT. Tổ chức bồi dưỡng cho
100% CBQL, giáo viên mầm non trong toàn huyện chương
trình bồi dưỡng thường xuyên theo Dự án sẵn sàng cho trẻ 5
tuổi vào lớp 1. Huyện đã mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Cụ thể:
+ 01 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý nhà nước cho
42 cán bộ quản lý trường mầm non
+ 02 lớp tin học cơ bản cho 66 cán bộ quản lý trường
mầm non.
- Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tham gia các lớp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi tại

huyện, 100% CBQL có trình độ đào tạo trên chuẩn, 100%
có khả năng ứng dụng CNTT trong cơng tác quản lý chỉ
đạo, 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị và quản lý
nhà nước.
Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện
* Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng
- Mục đích khảo sát

6


7

Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại một số
trường mầm non ở Tp.HCM.
- Nội dung khảo sát
+ Thực trạng nhận thức của BGH và GVMN về kỹ
năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường
mầm non tại huyện Mỹ Đức – TP.HN.
+ Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm
non tại huyện Mỹ Đức – TP.HN.
+ Tìm hiểu những khó khăn của GVMN trong q
trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
+Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của
BGH, GVMN.
- Công cụ thực hiện khảo sát:
+ Phiếu quan sát các biện pháp giáo dục kỹ năng tự

bảo vệ của giáo viên cho trẻ trong các giờ học, hoạt động
vui chơi trong lớp và vui chơi ngoài trời (phụ lục 2).
+ Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH, GVMN
nhằm tìm hiểu nhận thức và biện pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số
7


8

trường mầm non, TP.HN. (phụ lục 3).
+ Phiếu phỏng vấn BGH, GVMN (phụ lục 4).
+ Kế hoạch giảng dạy ở lớp 5-6 tuổi của một số
trường trên địa bàn nghiên cứu (phụ lục 1).
- Nhiệm vụ khảo sát
Tổng hợp và xử lý các phiếu quan sát, phiếu trưng
cầu ý kiến, phiếu phỏng vấn sâu GV và BGH tại các
trường trên địa bàn nghiên cứu; đồng thời tiến hành phân
tích kế hoạch giáo dục ở lớp 5-6 tuổi của một số trường
mầm non trên địa bàn nghiên cứu để khái quát bức tranh
thực trạng.
- Phương pháp khảo sát
+ Dựa vào phiếu quan sát tiến hành quan sát GVMN
sử dụng để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thuộc địa bàn nghiên cứu.
+ Phát phiếu trưng cầu ý kiến cho 70 GV dạy lớp
mẫu giáo 5-6 tuổi, 10 người trong BGH của 10 trường
mầm non.
+ Tiến hành phỏng vấn một số người trong BGH và
GVMN.
+ Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GVMN trong

8


9

kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày theo chủ đề của một số
trường trên địa bàn nghiên cứu.
Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ 5-6 tuổi của các trường và giáo viên mầm non trên địa
bàn
Có thể nói trong các lực lượng tham gia giáo dục trẻ
như nhà trường, gia đình và xã hội thì nhà trường là một tổ
chức giáo dục chuyên nghiệp, GV là những người được
đào tạo có chun mơn, nội dung giáo dục được thiết kế
mang tính khoa học, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Vì vậy,
trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng, những
biện pháp giáo dục từ phía nhà trường sẽ là những biện
pháp chủ đạo cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân
cho trẻ.
Để cho việc theo dõi cách thống kê số liệu thực
trạng biện pháp giáo dục bên dưới được dễ hiểu, chúng
tơi xin đưa ra một số quy ước để tính toán như sau:
Cách cho điểm ở mỗi mức độ:
MỨC ĐỘ Không bao Hiếm khi
ĐIỂM

1

2


Thỉnh
3

Thường

Rất

4

thường
5

9


10

Tổng hợp từ các phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi
thấy rằng hiện nay BGH và GV các trường đang sử dụng
các biện pháp (BP) với mức độ như sau:

10


11

Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
của các trường hiện nay.
HẠNG


TỈ

THEO

LỆ %

ĐỘ
BIỆN

NỘI DUNG

TRUNG

T-TEST

PHÁP BIỆN PHÁP
BÌNH LỆCH
BP1 Trị chuyện, dùng
CHUẨN
4.53
0.62
BP2 Đưa tình huống có
vần đề cho trẻ giải
BP3 Tổ chức các trị

SIG TRUNG
0.025

.717


BÌNH
1

RTX
58,8%

3.78

0.71

-0.725

.000

4

13,8%

3.78

0.73

-0.725

.000

4

11,3%


3.89

0.60

-0.613

.000

3

11,3%

3.61

0.83

-0.888

.000

7

15%

3.69

0.74

-0.813


.000

5

15%

4.04

0.75

-0.463

.000

2

30%

chơi đóng vai, học
tập.
BP4 Sử dụng các câu
chuyện kể.
BP5 Khuyến khích trẻ
nhận xét, đánh giá
bạn và tự đánh giá
bản thân.
BP6 Tận dụng những
tình

huống nảy


sinh

trong

cuộc

sống hàng ngày
của trẻ và trong xã
hội.
BP7 Rèn luyện kỹ năng
cho trẻ mọi lúc
mọi nơi.

11


12

BP8

Xây dựng và đưa
nội dung giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ 3.89

0.71

-0.613

.000


3

20%

0.69

-0.825

.000

6

11,3%

cho trẻ theo hướng
tích hợp với hoạt
động

dạy, hoạt

động vui chơi và
BP9

hoạt động khác.
Tăng cường công
tác tuyên truyền
nhằm nâng cao
nhận thức của giáo
viên và phụ huynh

về sự cần thiết của
việc giáo dục kỹ 3.68
năng tự bảo vệ cho
Nhìn vào bảng ta nhận thấy, trong các biện pháp giáo dục nêu
trên thì biện pháp trị chuyện, dùng lời giải thích là biện pháp được các
trường sử dụng rất thường xuyên với điểm trung bình là 4.53 thuộc
khoảng từ 4 đến dưới 5. Thống nhất với kết quả này, khi tiến hành
phỏng vấn BGH và GV một số trường thì hầu hết cho rằng biện pháp trị
chuyện, dùng lời giải thích, nhắc nhở là một trong những biện pháp
giáo dục họ thường sử dụng nhất. Theo Cô N.T C (GV phụ trách lớp
lá, trường mầm non PLT) cho rằng: “Trò chuyện, đàm thoại hay nhắc

12


13

nhở là những biện pháp có thể thực hiện dễ dàng; giúp trẻ hiểu được
những việc nào nên làm và khơng nên làm; nó phù hợp với trẻ vì trẻ em
bản tính hiếu động, chóng nhớ chóng qn nếu chỉ dạy hoặc nói qua
một lần trẻ chưa thể nhớ được”.
Biện pháp đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải
nghiệm cũng được sử dụng thường xuyên với điểm trung bình là
3.78. Biện pháp này theo chúng tơi, với ưu điểm giúp trẻ có cơ hội
được thực hành, bộc lộ những suy nghĩ, cách giải quyết của mình.
Qua đó, trẻ được củng cố và khắc sâu hơn những kiến thức tiếp
nhận. Cùng quan điểm này, Cơ N.T.M.H (hiệu phó chuyên môn ở
trường mầm non XX) đã cho rằng: “Để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ cần vận dụng nhiều biện pháp, đặc biệt là nên đưa tình huống
cho trẻ giải quyết, xử lý để trẻ được khắc sâu hơn khơng chỉ nên trị

chuyện bằng lời vì trẻ em có quá nhiều cái phải nhớ”.
Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, GV phải có kiến
thức, kinh nghiệm biết lựa chọn những tình huống thực sự có vấn
đề, có ý nghĩa với cuộc sống của trẻ, cũng như có hệ thống câu hỏi
hướng dẫn, khơi gợi trẻ giải quyết vấn đề.
Đồng điểm trung bình với biện pháp đưa tình huống có vấn đề cho trẻ
giải quyết, trải
nghiệm đó chính là biện pháp tổ chức các trị chơi đóng vai, học tập với
điểm trung bình là 3.78 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4, đây cũng là
biện pháp được sử dụng ở mức thường xuyên. Theo chúng tôi nhận
định, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói riêng và kỹ năng sống nói
chung, khơng chỉ giáo dục bằng lý thuyết suôn mà cần tạo ra các cơ
hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm. Hơn nữa, trẻ mẫu giáo học qua
chơi “chơi mà học, học mà chơi” nên thiết nghĩ đây là một trong những
13


14

biện pháp khá hữu hiệu với trẻ cần được sử dụng ở tần suất nhiều hơn
nữa. Cũng giống như biện pháp đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải
quyết, để có thể sử dụng biện pháp này, GV cần có sự hiểu biết nhất định
về cách thức tổ chức, tiến hành cũng như cần có sự chuẩn bị và đầu tư
nhất định về giáo cụ, học cụ cho các loại trị chơi của trẻ như: đóng
vai, học tập… nếu khơng có sự chuẩn bị, đầu tư thì khó mà có thể tiến
hành được.
Ở biện pháp giáo dục bằng các câu chuyện kể thì điểm trung bình
đạt được là 3.89 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4 nên ta kết luận biện
pháp này được sử dụng ở mức thường xuyên. Theo Cô N.T.K.H
(GV phụ trách lớp Lá, trường mầm non TT) cho biết: “Cô đã sử

dụng những bài hát, câu chuyện trong chương trình có nội dung
phù hợp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ”. Như vậy, có thể
thấy GV các trường đã biết vận dụng những câu chuyện kể trong
chương trình có nội dung phù hợp nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ. Nên chăng, cần tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa việc
sử dụng các câu chuyện kể như là một phương tiện để giáo dục nội
dung kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, bởi lẽ các câu chuyện kể luôn là
món ăn tinh thần có sức hấp dẫn rất lớn với trẻ. Bên cạnh những
câu chuyện có trong chương trình thì GV có thể tự sáng tạo những
câu chuyện có thể giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Thông qua
những câu chuyện, trẻ học được kỹ năng tự bảo vệ một cách tự
nhiên và hiệu quả.
Biện pháp giáo dục khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và
tự đánh giá bản thân có điểm trung bình là 3.61 cũng thuộc khoảng
từ 3 đến dưới 4, như vậy biện pháp này cũng được sử dụng ở mức
thường xuyên. Như chúng ta cũng biết, khi cho trẻ cơ hội được nói
lên những nhận xét, đánh giá chính là cơ hội để trẻ bộc bạch những
14


15

suy nghĩ, cảm xúc của trẻ và là cơ hội cho trẻ được nhìn nhận lại
những hành vi, hành động, thái độ, cách cư xử nào đó của bản thân
và bạn bè. Với ưu điểm này, thiết nghĩ BGH và GV các trường nên
tăng cường sử dụng nhiều hơn biện pháp này. Tuy nhiên, khi sử dụng
biện pháp khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản
thân, BGH và GV các trường nên cần đưa ra các chuẩn đánh giá như
là những hành vi nào được xem là đúng, hành vi nào được xem là
không đúng hoặc sử dụng biện pháp nêu gương tốt…để dựa vào đó

trẻ học tập, noi gương và có cơ sở đánh giá, nhận xét khách quan hơn.
Ở biện pháp giáo dục tận dụng những tình huống nảy sinh
trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và trong xã hội thì điểm trung
bình là 3.69 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4 nghĩa là biện pháp được
sử dụng ở mức thường xuyên. Theo chúng tơi nhìn nhận, đây là một
biện pháp rất tích cực mang tính chất sinh động, thực tế với những
hình ảnh, con người thật, việc thật là phương tiện rất trực quan giúp
cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ của GV được hiệu quả
hơn. Cô N.T.B.H (Hiệu phó chun mơn, trường mầm non RĐ)
chia sẻ: “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ hiệu quả nhất là
nên cho trẻ quan sát hình ảnh người thật, việc thật thông qua
những chuyến đi tham quan, dã ngoại trẻ sẽ học được từ những tình
huống nảy sinh trong thực tế; đặc biệt do đặc thù của trường có 2
cơ sở, trẻ thường xuyên được dắt đi qua lại giữa cơ sở chính và cơ
sở phụ để dạo chơi, sinh hoạt và đây là cơ hội trẻ được học hỏi, trải
nghiệm những gì mắt thấy tai nghe từ bên ngoài cuộc sống”. Như
vậy, biện pháp này cũng cần được ứng dụng nhiều hơn nữa vì những
yếu tố trực quan, sinh động, thực tế rất phù hợp với tư duy trực quan
của trẻ mẫu giáo. Nếu các trường khơng có nhiều điều kiện cho trẻ
tiếp xúc với thực tiễn thì có thể lồng ghép vào trong những chuyến
15


16

tham quan, dã ngoại hoặc là GV các trường nên sưu tầm những hình
ảnh, đoạn phim trên mạng internet, báo chí, truyền hình… có chứa
những tình huống có thể giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
Tiếp theo là biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi
nơi với điểm trung bình đạt được 4.04 thuộc vào khoảng từ 4 đến

dưới 5, là biện pháp được sử dụng ở mức độ rất thường xuyên, cùng
mức độ sử dụng với biện pháp trị chuyện, dùng lời giải thích. Như
vậy theo chúng tôi, biện pháp rèn luyện kỹ năng cho trẻ mọi lúc mọi
nơi đã được BGH và GV các trường sử dụng tối đa. Họ đã vận dụng
biện pháp này một cách triệt để, luôn giáo dục cũng như tạo cơ hội
cho trẻ được rèn luyện mọi lúc mọi nơi trong các giờ học, hoạt động
vui chơi trong lớp, ngoài trời và cả trong giờ sinh hoạt nghỉ ngơi.
Bởi lẽ, BGH và GV các trường cũng nắm được quá trình hình thành,
giáo dục bất kỳ kỹ năng nào đối với trẻ không thể chỉ giáo dục trong
một buổi, một hoạt động nào đó mà trẻ cần một quá trình rèn luyện
lâu dài, cần được rèn luyện, thực hành mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, đây là
biện pháp đã được sử dụng ở mức rất thường xuyên.
Kế nữa là biện pháp xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ theo hướng tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động
vui chơi và hoạt động khác. Theo bảng kết quả, biện pháp này có điểm
trung bình là 3.89 thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4 là biện pháp được sử
dụng ở mức thường xuyên. Ta thấy, biện pháp này cũng là một cách
thức giáo dục hiệu quả, phù hợp với tâm lý trẻ mẫu giáo và đặc trưng
dạy học ở trường mầm non và phù hợp với xu hướng tích hợp hiện nay
trong giáo dục. Do đó, cần tiếp tục gia tăng sử dụng biện pháp này.
Sau cùng là biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền nhằm
nâng cao nhận thức của giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của
việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ có điểm trung bình là 3.68
16


17

cũng thuộc khoảng từ 3 đến dưới 4, là biện pháp được sử dụng ở mức
độ thường xuyên. Thiết nghĩ bên cạnh nhà trường, vai trị giáo dục của

gia đình, xã hội cũng rất quan trọng nên các trường cần chú trọng,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức bằng nhiều hình thức cho
cả GV và lực lượng phụ huynh của trẻ để quá trình giáo dục kỹ năng
này được hoàn thiện hơn.
Tổng hợp chung về thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ hiện nay của các trường MN:
Nhìn vào biểu đồ tổng hợp này, ta nhận thấy trong quá trình giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, BGH và GV các trường đã vận dụng
khá nhiều biện pháp với mức độ sử dụng khác nhau. Biện pháp giáo
dục được sử dụng cao nhất là biện pháp trò chuyện và dùng lời giải
thích với điểm trung bình là 4.53; kế đến là biện pháp rèn luyện kỹ năng
cho trẻ mọi lúc mọi nơi (4.04); cùng đứng vị trí thứ 3 là biện pháp xây
dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ theo hướng
tích hợp với các hoạt động dạy, hoạt động vui chơi và hoạt động khác
và biện pháp sử dụng các câu chuyện kể (3.89); theo sau là biện pháp
đưa tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết, trải nghiệm và biện pháp tổ
chức các trị chơi đóng vai, học tập cùng đứng ở vị trí thứ 4 (3.78);
đứng vị trí thứ 5 là biện pháp tận dụng những tình huống nảy sinh
trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và trong xã hội (3.69); kế tiếp là
biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức
của giáo viên và phụ huynh về sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ (3.68) và cuối cùng là biện pháp khuyến khích trẻ
nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân (3.61).
Ngoài ra, khi tiến hành phỏng vấn BGH và GV ở một số trường
thì họ cho rằng để tiến hành giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được
hiệu quả cần vận dụng các biện pháp giúp trẻ được thực hành, trải
17


18


nghiệm nhiều hơn, vì giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ
không chỉ dùng lời, giảng dạy bằng lý thuyết sng.
Theo nhận định của chúng tơi, khơng có biện pháp giáo dục
nào là hữu hiệu nhất, vạn năng nhất, tùy vào từng nội dung, mục đích
giáo dục mà ta sẽ vận dụng biện pháp nào hay kết hợp nhóm biện
pháp nào đó để đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với đặc trưng
của việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói
riêng, trẻ “học thơng qua hành” tức là cần có những cơ hội được
trải nghiệm, được ứng xử với các hành vi, tình huống thực tế nhờ
đó kỹ năng của trẻ sớm được hình thành và khắc sâu hơn.
Vì vậy, theo chúng tôi với việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ cần lấy những biện pháp giáo dục có thể tạo cho trẻ cơ hội được
thực hành, trải nghiệm làm chủ đạo đồng thời linh hoạt kết hợp với
các biện pháp giáo dục khác nhằm nâng cao hiệu quả của chất lượng
giáo dục kỹ năng này một cách hoàn thiện hơn.
Như vậy, với kết quả khảo sát thu được từ các phiếu trưng cầu ý
kiến cho thấy BGH và GV các trường đã sử dụng khá nhiều các biện
pháp để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Các biện pháp nêu trên
đều được sử dụng với mức độ từ thường xuyên trở lên. Đặc biệt,
biện pháp trị chuyện và dùng lời giải thích là biện pháp được sử dụng
rất thường xuyên.
* Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ qua phân
tích sản phẩm hoạt động của GV lớp 5-6 tuổi ở một số trường
Mầm non trên địa bàn nghiên cứu:
Để bổ trợ thêm những thông tin thu được từ các phiếu trưng cầu
ý kiến về thực trạng áp dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
của BGH và GV các trường. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu kế
hoạch giáo dục của GV lớp 5-6 tuổi ở 3 trường: Mầm non Phùng Xá,
18



19

Mầm non Xuy Xá, Mầm non Phù Lưu Tế huyện Mỹ Đức:
Kế hoạch giáo dục của một GV lớp 5-6 tuổi cũng như của một
GVMN trong một năm học, thông thường gồm các kế hoạch sau: kế
hoạch năm học; kế hoạch giáo dục năm; kế hoạch giáo dục tháng; kế
hoạch giáo dục tuần. Tất cả các kế hoạch này đều được soạn trên máy
tính và được lưu giữ ỏ các trường và gửi về Phịng GD&ĐT huyện.
BGH có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện các kế hoạch trong
năm học của GV một cách hiệu quả.
Xem xét kế hoạch giáo dục năm của các trường, chúng tôi nhận
thấy các trường đều có nội dung giáo dục giữ an tồn cho trẻ 5-6 tuổi;
nội dung này nằm trong lĩnh vực phát triển thể chất. Tuy nhiên, trên
kế hoạch năm của các trường mặc dù có nội dung giáo dục an tồn, tự
bảo vệ này nhưng các trường khơng có tổ chức giờ học chính thức,
mà chỉ tổ chức lồng ghép trò chuyện trong giờ sinh hoạt sáng, chiều,
vui chơi trong lớp, ngoài trời. Ngoài ra, các trường đều dành thời gian
là 1 tuần cho chủ đề an toàn. Nội dung giáo dục của chủ đề an toàn
này của các trường cũng khá khác nhau. Có trường dạy về an tồn
giao thơng; có trường dạy về kỹ năng giữ an tồn, tự bảo vệ có trong
chương trình hoặc bộ chuẩn của trẻ 5 tuổi.
Khi xem xét kế hoạch giáo dục tháng của GV lớp 5-6 tuổi ở 3
trường, chúng tôi thấy rằng các trường phân bổ thời gian giáo dục
nội dung này khác nhau. Có trường tiến hành giáo dục vào tháng 1,
có trường tiến hành vào tháng 4, có trường vào tháng 11 và lồng ghép
thêm vào một số tháng trong năm học. Kế hoạch giáo dục tháng của
một GVMN gồm các phần: Kế hoạch vui chơi của lớp; Chế độ sinh
hoạt; Các giờ học để phát triển 5 lĩnh vực trong chương trình và

được thực hiện dưới hình thức chủ đề - s ự k i ệ n hoặc các hoạt
động rèn kỹ năng. Tùy vào từng chủ đề - s ự k i ệ n và kỹ năng, có
19


20

những tháng, kỹ năng được thực hiện từ 1 đến 2 tuần. Với tháng an
toàn, 3 trường đều tổ chức thực hiện trong 1 tuần, 3 tuần còn lại
dành cho việc thực hiện các chủ đề - s ự k i ệ n , kỹ năng khác. Ví dụ:
Kế hoạch tháng 4 của trường mầm non Phùng Xá – huyện Mỹ Đức
bên cạnh kế hoạch vui chơi, chế độ sinh hoạt thì các giờ học được
phân chia thành 4 tuần. Trong đó, tuần 1: “An tồn cho bé”; tuần 2:
“Rèn kỹ năng”; tuần 3: về “Quả”; tuần 4: về “Cây xanh”.
Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn kế hoạch giáo dục tuần về chủ đề an
toàn của GV 5-6 tuổi ở 3 trường chúng tôi nhận thấy họ đã sử dụng
những biện pháp giáo dục như sau:
+ Trong 5 ngày của tuần có chủ đề “An tồn cho bé khi chơi”
trường mầm non Phùng Xá, chỉ dành ra 1 ngày để giáo dục nội
dung an tồn, các ngày cịn lại trong tuần nhà trường tiến hành trò
chuyện và rèn luyện các kỹ năng khác. Theo cơ H.T.H (hiệu phó
chun mơn nhà trường) cho biết: “Ở trường chúng tơi giáo dục an
tồn thực hiện dưới dạng kế hoạch tháng theo chủ đề - s ự k i ệ n ,
trong tuần có 5 ngày thì ngày đầu tiên của tuần, được xem là ngày
mở bằng biện pháp trò chuyện buổi sáng; sau đó GV có 1 ngày trong
tuần để phát triển kế hoạch đó, những ngày cịn lại GV sẽ rèn luyện
những kỹ năng khác có trong 5 lĩnh vực phát triển cần phát triển
trong tháng; ngày cuối trong tuần sẽ là ngày kết thúc cũng bằng
biện pháp trò chuyện, trưng bày những sản phẩm của trẻ nếu có”. Cụ
thể: tuần giáo dục “An toàn cho bé khi chơi” với nội dung hoạt động

cho 5 ngày trong tuần như sau: ngày thứ nhất với đề tài: “Nhận biết
chữ số 7. Đếm và tách gộp trong phạm vi 7"; ngày thứ hai đề tài:
“Phát triển chủ đề: Tham quan nhà bếp”; ngày thứ ba “Nặn búp bê
mặc váy”; ngày thứ tư “Kể chuyện: Cái hố bên đường”; ngày thứ năm
“Vận động và vỗ tay theo nhịp bài hát: Lớp chúng mình".
20


21

+ Ở trường mầm non Xuy Xá, nội dung giáo dục an toàn được
tiến hành trong cả 5 ngày của tuần giáo dục “An toàn cho bé”. Cụ
thể: trong tháng 4 nhà trường có tuần giáo dục “An tồn cho bé” với
nội dung hoạt động cho 5 ngày như sau: ngày thứ nhất với đề tài:
“Em chơi đu”; ngày thứ hai “Đồ vật khơng an tồn cho bé”; ngày thứ
ba “Bé biết tự bảo vệ mình như thế nào?”; ngày thứ tư “Hành động
khơng an tồn cho bé”; ngày thứ năm “Tai nạn khi tham gia giao
thông”. Biện pháp giáo dục được sử dụng trong các giờ học này là trị
chuyện, đàm thoại là chính kết hợp với việc sử dụng một số trò chơi,
quan sát sân trường…
+ Ở trường mầm non Phù Lưu Tế cũng có tuần giáo dục “An
tồn giao thơng”, nội dung giáo dục giữ an tồn và tự bảo vệ được
lồng ghép trong các chủ đề - sự kiện khác và phân bố trong các tháng
của năm học. Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ trong các buổi
lồng ghép đó chủ yếu là dùng lời, trò chuyện kết hợp cho trẻ thực
hiện những bài tập phân loại hành vi.
Nghiên cứu kỹ hơn những giáo án có tổ chức hoạt động giáo
dục an tồn, tự bảo vệ cho trẻ. Chúng tôi nhận thấy, biện pháp giáo
dục chủ yếu các GV dùng trong các giờ học là xem tranh, dùng lời,
trò chuyện, vẽ, xen kẽ với dùng một số trò chơi, bài tập phân loại

hành vi đúng, sai; nên hay không nên. Và trong hoạt động vui chơi
ngoài trời, một số trường cho trẻ quan sát những nơi nguy hiểm trong
trường: nhà bếp, lan can …
Tóm lại, qua việc phân tích kế hoạch giáo dục của GV lớp 5-6
tuổi ở một số trường mầm non, chúng tơi nhận thấy: nội dung giáo
dục an tồn, tự bảo vệ cho trẻ có thực hiện trong kế hoạch giáo dục.
Tuy nhiên, việc giáo dục kỹ năng này chưa thực sự được quan tâm
đúng nghĩa. Giáo dục kỹ năng được tiến hành chủ yếu dưới hình thức
21


22

lồng ghép vào các chủ đề khác vì vậy nội dung giáo dục chưa sâu và
chưa đầy đủ; thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng này còn hạn
chế. Các hoạt động giáo dục thiên về cung cấp kiến thức cho trẻ hơn
là tạo các cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành và biện pháp giáo dục
GV sử dụng chủ yếu là trò chuyện, dùng lời.
* Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ qua quan sát:
Từ việc phân tích kế hoạch giáo dục của GV ở một số trường ở
phần trên, để tìm hiểu thực tế, chúng tơi đã tiến hành quan sát một số
hoạt động trong ngày ở 3 trường: Mầm non Phùng Xá; Mầm non Xuy
Xá; Mầm non Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức.
Quan sát một giờ học của một GV lớp MGL trường mầm non
Phùng Xá tổ chức cho trẻ trong tuần với đề tài: “Em chơi đu”. Chúng
tôi nhận thấy mục tiêu cần đạt của đề tài này: trẻ thuộc và hát diễn
cảm bài hát “Em chơi đu” kết hợp vỗ tay theo nhịp 3/4, biết chú ý
lắng nghe bài hát “Em là ngôi sao của mẹ”, trẻ tích cực tham gia các
hoạt động và cuối cùng là trẻ biết tránh những đồ vật nào không an

toàn. Hoạt động đầu tiên, GV đã sử dụng biện pháp cho trẻ xem cuốn
album hình vẽ của trẻ về các đồ vật an tồn và khơng an tồn để trò
chuyện, dẫn dắt vào bài hát: “Em chơi đu”. Sau đó, GV dạy cho trẻ
hát bài này kết hợp với vỗ tay theo nhịp. Hoạt động tiếp theo GV hát
cho trẻ nghe bài hát: “Em là ngôi sao của mẹ” và cho trẻ vẽ hình ảnh
an tồn và khơng an tồn. Có thể thấy, đây là giờ học thiên về giáo
dục âm nhạc, có lồng ghép thêm nội dung giáo dục an toàn vào cho
trẻ. Biện pháp giáo dục nội dung an tồn trong giờ học này là xem
hình ảnh, trị chuyện, và sau đó trẻ được vẽ củng cố lại những hình
ảnh an tồn và khơng an tồn. Nhìn chung, giờ học này đã đạt được
các mục tiêu đặt ra, trẻ tham gia hoạt động khá tích cực và nội dung
22


23

giáo dục an toàn đã được đưa vào dưới dạng lồng ghép. Thay vì đây
là một giờ học trong tuần có chủ đề giáo dục an tồn thì giáo dục an
tồn phải là nội dung dung chính và giáo dục âm nhạc chỉ là phần phụ
nhưng thực tế thì ngược lại.
Quan sát một giờ học khác tại trường mầm Xuy Xá của một GV
lớp MGL khác, đề tài mà chúng tôi được tham dự là: “Nước”; và nội
dung giáo dục an toàn, tự bảo vệ cho trẻ cũng đã được lồng ghép ở
hoạt động thứ hai của đề tài thông qua bài tập phân loại hành vi
đúng và sai, trẻ sẽ quan sát những hình ảnh có trong phiếu bài tập và
đánh dấu vào những hình ảnh có hành vi đúng.
Quan sát một giờ hoạt động vui chơi trong lớp của một lớp
MGL ở trường mầm non Phù Lưu Tế, chúng tôi nhận thấy: với chủ
đề được thực hiện trong thời gian này là: “Tiết kiệm các nguồn
năng lượng” cụ thể là điện; GV lớp đó đã tổ chức nhiều góc chơi

khác nhau: góc xây dựng, góc thư viện, góc tạo hình, góc làm quen
chữ viết, góc gia đình, góc trị chơi học tập. Và ở góc trị chơi học
tập, GV đã cung cấp cho trẻ một số tờ rơi trong đó có một số hình
ảnh, nội dung tun truyền về việc sử dụng điện an tồn và khơng an
tồn mà GV sưu tầm được từ Sở điện lực để trẻ cắt và dán những
hình ảnh trong tờ rơi đó lên bảng an tồn và khơng an tồn. Ở góc
làm quen chữ viết, GV cho trẻ sao chép lại một số câu: “không đưa
tay vào ổ điện”; “ngăn rào nơi nguy hiểm”, “khoan tường mang
găng tay”… cịn ở góc tạo hình, GV cho trẻ vẽ cảnh em bé khơng
nên chơi thả diều ở những nơi có dây điện. Như vậy, việc giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cũng đã được đưa vào hoạt động vui chơi trong lớp.
Ngoài ra, quan sát trên một số bảng tin tuyên truyền của GV các
lớp MGL cho phụ huynh ở trường mầm non Phùng Xá, chúng tơi
nhận thấy, thơng tin hình ảnh về giáo dục an toàn, tự bảo vệ cho trẻ
23


24

cũng đã được đưa vào để phụ huynh nắm và cùng hỗ trợ giáo dục với
nhà trường.
Qua những hoạt động quan sát và thông tin ghi nhận được từ
một số trường, đã phần nào cho thấy được việc giáo dục kỹ năng tự
bảo vệ, an toàn cho trẻ ở các trường hiện nay là có áp dụng, nhưng
việc giáo dục chủ yếu là lồng ghép, tích hợp vào những chủ đề phù
hợp và trong những hoạt động vui chơi tại lớp với biện pháp giáo dục
chủ yếu là trò chuyện và có sử dụng thêm một số bài tập phân loại
hành vi, hoạt động vẽ. Bên cạnh đó, bảng thơng tin đã chia sẻ với
phụ huynh những bài báo, thông điệp, hình ảnh nhằm nâng cao nhận
thức và sự phối hợp của phụ huynh với nhà trường.

Như vậy, so sánh kết quả thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thu
được từ các phiếu trưng cầu ý kiến với kết quả thực trạng giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ thu được từ việc phân tích kế hoạch giáo dục và quan sát
cũng khá tương đồng nhau đó là: biện pháp trị chuyện, dùng lời giải
thích là biện pháp chủ đạo trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
bên cạnh một số biện pháp khác: bài tập phân loại hành vi đúng sai,
tuyên truyền, quan sát tranh ảnh, hoạt động vẽ…
- Từ các phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn, BGH và GV các
trường đã đề xuất một số kiến nghị quan trọng liên quan đến quản lý
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ như sau: có 62/80 phiếu (chiếm tỉ lệ
77,5%) đề xuất cần qui định rõ hơn thời gian giáo dục kỹ năng này
trong chương trình giáo dục MN. Nên giáo dục bằng cách cho trẻ tham
gia các hoạt động, trò chơi, đưa tình huống để trẻ tự giải quyết và nhận
xét sẽ làm gì khi gặp phải tình huống như vậy. Ngồi ra, có 45/80
phiếu (chiếm tỉ lệ 56,25%) đề xuất cần xây dựng những trò chơi, bài
tập để rèn luyện, củng cố thường xun cho trẻ (chơi thêm ở góc, ở
ngồi trời) nếu chỉ dạy trên giờ học hay nhắc nhớ chung thơi thì chưa
24


25

đủ. Cần cung cấp thêm những phương tiện giáo dục, tư liệu phim ảnh.
41/80 phiếu (chiếm tỉ lệ 51,25%) đề xuất gia đình cần có sự hợp tác và
phối hợp tốt với GV và nhà trường. Ngồi ra, có những đề xuất như:
Nên dạy đại trà kỹ năng này cho tất cả trẻ ở lứa tuổi mầm non không
chỉ riêng cho trẻ 5-6 tuổi; Nên thường xuyên lồng ghép giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ vào các chủ đề phù hợp trong năm học; Cho trẻ nhận
xét, tự đánh giá, nêu gương sáng…
Các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Các hình thức

Số lượng

Tỉ lệ %

Cho trẻ đi học lớp kỹ năng tự bảo vệ
Lồng ghép trong các hoạt động tại lớp

38
78

20.3%
41.7%

Sự giáo dục của phụ huynh tại nhà

60

32.1%

Để trẻ tự phát triển

7

3.8%

Ý kiến khác


4

2.1%

Tổng cộng

187

100.0%

Qua bảng, ta thấy BGH và GV các trường đã có nhiều hình thức
giáo dục kỹ năng này cho trẻ. Đa số họ đã chọn hình thức “Lồng ghép
trong các hoạt động tại lớp” chiếm tỉ lệ 41,7%, kế tiếp là hình thức
“Sự giáo dục của phụ huynh tại nhà” chiếm tỉ lệ 32,1% và sau cùng là
hình thức “Cho trẻ đi học lớp kỹ năng tự bảo vệ” chiếm tỉ lệ 20,3%.
Như vậy, để giáo dục kỹ năng này cho trẻ, chúng ta có khá nhiều hình
thức giáo dục, mỗi hình thức có ưu điểm riêng và tùy vào tính chất, mục
tiêu cần đạt được mà chúng ta sẽ lựa chọn hình thức giáo dục nào phù
hợp với đặc điểm của trẻ góp phần làm cho q trình giáo dục kỹ năng
này được hiệu quả hơn.
Tổng hợp các phiếu trưng cầu ý kiến, BGH và GV các trường
cũng đã có những kiến nghị sau:
25


×