Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Giải pháp giúp dạy tốt và học tốt bài bài toán và thuật toán cho giáo viên và học sinh trường THPT hà văn mao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.49 KB, 16 trang )

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của bậc học phổ thơng là hình thành và phát triển được nền tảng
tư duy của học sinh trong thời đại mới, bao gồm nhóm kiến thức, kĩ năng cơ bản
của các mơn học phổ thơng; nhóm các kĩ năng tư duy và nhóm các phẩm chất
nhân cách và đạo đức. Trong đó, các kĩ năng tư duy có thể kể đến như biết cách
suy luận, phát hiện, giải quyết vấn đề, biết cách học, cách tự học, có tư duy sáng
tạo, ...Vì vậy, mục tiêu quan trọng bậc nhất của quá trình dạy và học là giúp cho
học sinh phát triển được tư duy.
Việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh đặc biệt thích hợp đối với
dạy học môn Tin học ở bậc phổ thông. Môn tin học ở bậc phổ thông “nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình
thành và phát triển khả năng tư duy thuật toán, năng lực sử dụng các thành tựu
của ngành khoa học này trong học tập và trong thực tiễn "
Xuất phát từ thực tiễn của việc giảng dạy môn Tin học tại trường THPT Hà
Văn Mao tôi gặp không ít khó khăn khi giảng dạy bài:“Bài tốn và thuật toán”,
cũng như học sinh, đa số các em cảm thấy khó hiểu, khó tiếp thu hoặc chỉ có thể
tìm được input và output của bài tốn mà khơng thể xây dựng được thuật tốn
cho những bài tốn đó.
Để giúp cho giáo viên, học sinh dễ dàng hơn trong quá trình dạy và học,
qua khảo sát, nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm tôi đã lựa chọn đề tài “ Giải
pháp giúp dạy tốt và học tốt bài - Bài toán và thuật toán cho giáo viên và
học sinh trường THPT Hà Văn Mao”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Theo quan điểm truyền thống dạy học là truyền thụ những kiến thức, kinh
nghiệm, kỹ năng kỹ xảo cho người học, còn theo quan điểm dạy học tích cực thì
dạy học lấy học sinh làm đối tượng trung tâm. Với đặc thù là một trường miền
núi cao, với những khó khăn về cơ sở vật chất và chất lượng đầu vào của học
sinh còn hạn chế nên người giáo viên cần phải tìm tịi những cách giảng dạy cho
các đối tượng học sinh một cách phù hợp. Từ những suy nghĩ đó tơi cũng ln
trăn trở tìm tịi, suy nghĩ làm thế nào? để các em học và tiếp thu tốt bài “Bài


Toán và Thuật Toán” trang 32 SGK tin học 10 Nhà xuất bản Giáo dục năm
2006.
Với đề tài này tôi mong muốn sẽ tháo gỡ được những khó khăn vướng mắc
trên, làm sáng tỏ được bản chất của vấn đề nghiên cứu. Để từ đó các em hiểu rõ
hơn khái niệm bài tốn và thuật tốn, giúp học sinh có cái nhìn trực quan sinh
động hơn về môn tin học, rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo và sự
hứng thú với môn học.
1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh các lớp 10A1, 10A2 trường
THPT Hà Văn Mao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
+ Đề tài nghiên sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận đối tượng điều tra tìm hiểu thực trạng học sinh và
tìm biện pháp thiết thực để giải quyết thực trạng đó.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá điều chỉnh, bổ sung.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả để thấy được hiệu quả của đề
tài.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi tìm hiểu chủ yếu qua kênh internet tơi thấy sáng kiến kinh nghiệm
của mình đề cập vấn đề khơng cịn mới.. cũng có những sáng kiến kinh nghiệm
trùng về ý tưởng đã thực hiện. Vì vậy thông qua đề tài này đã giúp học sinh phát
triển được tư duy một cách hệ thống, xác định và giải quyết được những vấn đề
cốt lõi của đề tài. Tuy nhiên trong quý trình thực hiện đề tài này có thể sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong sự đóng góp ý kiến của các
đồng chí đồng nghiệp, của các đồng chí lãnh đạo và các chuyên gia.

2



PHẦN 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm bài toán
“Trong phạm vi tin học, bài toán là một việc nào đó ta muốn máy tính thực
hiện”. Trong tốn học, bài tốn được xác định thơng qua giả thiết và kết luận,
cịn trong tin học, bài tốn được xác định thông qua input và output.
Theo các nghiên cứu khoa học thì mọi bài tốn đều có thể diễn đạt theo một
sơ đồ chung: A→B
Trong đó
- A: Là giả thiết điều kiện ban đầu đã cho khi bắt đầu giải toán
- B: Là kết luận, mục tiêu cần đạt khi kết thúc bài toán
- →: Là suy luận, là một chuỗi các thao tác cần thực hiện để có được cái
phải tìm B từ cái đã cho A.
2.1.2. Khái niệm thuật toán
“Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp
xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy các thao tác ấy, từ
thông tin vào (Input) của bài tốn, ta nhận được thơng tin ra (Output)”.
Khái niệm thuật toán trên đây hàm ý nhấn mạnh việc chỉ ra tường minh
cách tìm Output của bài tốn. Cách tìm ra Output đó khơng nhất thiết phải thể
hiện như một bài làm chứng minh chặt chẽ tính đúng đắn của lời giải bài tốn vì
vậy ta có thể coi thuật toán như một lời giải (của một bài toán) đã được lược bỏ
đi rất nhiều giải thích chi tiết về tính đúng đắn của nó.
2.1.3. Xác định bài tốn
Theo sơ đồ trên thì xác định bài tốn có nghĩa là xác định A,B và nếu có thể
được thì xác định luôn các thao tác được phép sử dụng để từ A đi đến B.
Cụ thể:
- A: là “INPUT” hay còn gọi là dữ liệu vào
- B: là “OUTPUT” hay còn gọi là dữ liệu ra

- →: Là một dãy các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định
2.1.4. Những khó khăn thường gặp khi xác định: INPUT/OUTPUT
- Để xác định được dữ liệu vào/ra của một bài tốn thì người học thường
gặp những khó khăn sau:
- Xác định dữ liệu vào và dữ liệu ra không đầy đủ, không rõ ràng, thường bị
che khuất bởi một thông tin “làm nhiễu” nào đó mà người học chưa nhận ra
nhưng phải mất một quá trình tư duy, suy luận logic.
- Xác định về các điều kiện đặt ra cho cách giải thường không được nêu ra
một cách minh bạch.

3


- Học sinh thường lúng túng, mơ hồ, khó hiểu với các tên đại diện cho các
đại lượng xác định trong thuật toán.
2.1.5. Ý nghĩa của việc xây dựng được giải thuật
Trong việc giải tốn trên máy tính, việc viết được thuật toán bằng một
trong hai cách liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối là vô cùng quan trọng, để từ đó các
hoạt động tư duy sáng tạo của học sinh ở mức cao nhất khi tư duy về thuật tốn
giúp các em học tốt các mơn khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật đặc biệt là
khoa học lập trình bằng ngơn ngữ cụ thể trên máy tính.
2.1.6. Các tính chất của thuật tốn.
a. Tính phổ dụng: Thuật tốn khơng chỉ để giải một bài tốn riêng lẻ mà còn
được dùng để giải quyết một lớp các bài tốn cùng loại.
b. Tính hữu hạn: Thuật tốn phải được kết thúc sau một số hữu hạn lần thực
hiện các thao tác.
c. Tính xác định: Thuật tốn địi hỏi mỗi bước thao tác phải rõ ràng và xác định
được một đơn vị các bước tiếp theo.
d. Tính hiệu quả: thể hiện các yêu câu sau đây:
- Tính đúng đắn

- Tính tối ưu: Tiết kiệm thời gian thực hiện, tiết kiệm bộ nhớ
2.1.7. Các đại lượng của thuật toán
a. Đại lượng vào: Là những đại lượng cho trước và đưa vào máy tính (Input), là
cơ sở cho việc hình thành và xác định đại lượng ra.
b.Đại lượng ra: Thường là kết quả sau khi thực hiện xong thuật tốn (Output)
và đó cũng là yêu cầu của bài toán.
c. Đại lượng trung gian: Là các đại lượng tham gia vào quá trình để giải các
bài tốn nhưng khơng phải là đại lượng vào mà cũng chẳng là các đại lượng ra.
d. Hằng, biến, kiểu: Để biểu diễn các đại lượng nêu trên ta sử dụng các hằng,
biến và phải có kiểu dữ liệu nhất định.
- Hằng: Là đại lượng không thay đổi trong q trình thực hiện thuật tốn.
- Biến: Là đại lượng có thể thay đổi giá trị trong q trình thực hiện thuật toán.
- Kiểu: Là tập hợp các giá trị mà các đại lượng có thể nhận, đồng thời quy định
các phép tốn tác động lên nó.
2.1.8. Biểu diễn của thuật toán
a.Các dạng biểu diễn của thuật toán: Thuật tốn có thể biểu diễn bằng 2 dạng
sau:
- Liệt kê từng bước tuần tự
- Bằng sơ đồ khối
b. Biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối: Đây là một dạng biểu diễn có cấu
trúc trực quan rõ ràng.
- Các kí hiệu dùng để biểu diễn thuật toán:
4


Dùng để thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu
Dùng để thể hiện các phép tính tốn.
Dùng để thể hiện các thao tác so sánh.
Dùng để chỉ trình tự thực hiện các thao tác của thuật tốn.
Ngồi ra cịn sử dụng kí hiệu := để biểu diễn gán giá trị cho biến

2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Vì sao tơi chọn đề tài này
Đây là một bài học khó trong sách giáo khoa tin học 10. Đa số học sinh
cảm thất rất khó hiểu bài hay có hiểu thì cũng rất mơ hồ. Do đó tơi thấy rằng cần
đưa ra những bài toán từ nhỏ đến bài toán tổng quát, từ dễ đến khó để có thể
tăng hiệu quả khi giảng dạy bài học “Bài toán và thuật toán”. Và từ đó, tuỳ
theo mức độ tiếp thu bài giảng của học sinh mà chuyển sang bài tốn khó dần
hơn để giảng dạy.
2.2.2. Thực trạng qua khảo sát bài kiểm tra 1 tiết và học kỳ I
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được thể
hiện qua bảng dữ liệu kết quả khảo sát sau:
Lớp
Tổng số HS
Xếp loại
Số HS
Tỉ lệ %
giỏi
0
0%
khá
8
25%
10A1
32 HS
Tb
15
46.8%
yếu
9
28.2%

giỏi
0
0%
khá
5
14.7%
10A2
34 HS
Tb
15
44.1%
yếu
14
41.2%
2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Từ các bài toán
Chúng ta đưa ra hai lớp bài toán theo hai chủ đề, mỗi một chủ đề là một
bài toán và ta chia nhỏ mỗi chủ đề thành các bài toán từ dễ đến khó để giải
quyết.
Chủ đề 1:
Bài tốn: Viết thuật tốn nhập vào hai số ngun a,b tính diện tích hình chữ
nhật có chiều dài = a, chiều rộng = b.
Chủ đề 2: Bài tốn tìm giá trị lớn nhất.
Bài 1: Viết thuật tốn tìm giá trị lớn nhất trong 2 số nguyên a 1, a2 nhập từ bàn
phím.

5


Bài 2: Viết thuật tốn tìm giá trị lớn nhất trong 3 số nguyên a1, a2, a3 nhập từ

bàn phím.
Bài 3: Viết thuật tốn tìm giá trị lớn nhất trong 4 số nguyên a 1, a2, a3, a4 nhập từ
bàn phím.
Bài 4: Viết thuật tốn tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên a 1, a2, a3, …an
nhập từ bàn phím.
2.3.2. Giải pháp để giải quyết các bái toán trên.
- Sử dụng máy chiếu Projector, bảng, phấn, NNLT Pascal.
+ Giải quyết các bài toán trên như sau:
Chủ đề 1:
+ Xác định bài tốn
Input:
Hai số ngun a,b
Output:
diện tích S.
+ Ý tưởng
- Sử dụng cơng thức tính diện tích S:= a * b của toán học đã biết.
- Sử dụng một biến tạm S để chứa giá trị kết quả diện tích.
* Thuật tốn mơ tả bằng Liệt kê từng bước.
Bước 1: Nhập a,b nguyên
Bước 2: S:= a*b;
Bước 3: In ra S
*Thuật toán bằng sơ đồ khối:
Nhập a,b
S:= a*b
Đưa ra S

Bảng mơ tả việc thực hiện thuật tốn:
A
5
123

B
7
234
S
35
28782
* Nhận xét:

56
9
504

22
34
748

-17
6
?

6


- Thuật toán sẽ thực hiện với những cặp a,b khác nhau thì sẽ cho kết quả S
khác nhau.
- Cặp giá trị a,b cuối cùng không phải là độ dài hai cạnh của hình chữ
nhật.
=> để giải quyết tình huống này thuật toán sẽ được tinh chỉnh như sau:
Nhập a,b
T

a<=0, hoặc b<=0
F
S:= a*b

Đưa ra S

a,b không là hai
cạnh của HCN

Chủ đề 2: Giải quyết bài tốn tìm số lớn nhất.
Bài 1:
+ Xác định bài toán
Input:

Hai số nguyên a1, a2

Output:

Giá trị lớn nhất trong hai số a1, a2.

+ Ý tưởng
- Sử dụng phép so sánh của toán học đã biết để so ánh hai số nguyên.
- Sử dụng một biến tạm max để chứa giá trị lớn nhất.
* Thuật tốn mơ tả bằng Liệt kê từng bước.
Bước 1: Nhập a1, a2 nguyên
Bước 2: Nếu a1 >= a2 Nếu đúng thì gán Max: =a1 rồi sang bước 3
Nếu sai thì gán Max: =a2 rồi sang bước 3
Bước 3: In ra màn hình giá trị lớn nhất Max và kết thúc

7



Thuật tốn mơ tả bằng sơ đồ khối
Nhập
a1,a2
a1 > a2

F

Max:= a2

T
Max:= a1
Đưa ra Max

* Ta nhận thấy: Học sinh vẫn không hiểu, hoặc hiểu một cách mơ hồ với các
đại lượng được viết trong thuật toán như a 1, a2, Max. Tại sao lúc thì max := a 1 lúc
thì max := a2? Không dùng a1, a2, Max mà sử dụng các tên khác có được khơng?
Thực chất ta cần hiểu các đại lượng này như thế nào?
* Cách giải quyết:
- Nhắc lại khái niệm về biến: Biến là một đại lượng có giá trị thay đổi
trong q trình thực hiện chương trình.
- Chúng ta có thể hiểu: Biến là một vùng bộ nhớ được cấp phát dùng để
lưu trữ giá trị cho một kiểu dữ liệu nào đó tại một thời điểm nhất định và nó
được truy xuất thơng qua một tên đã được khai báo cho biến đó.
- Trong thuật toán trên, a1, a2 là hai biến để nhận giá trị vào cho bài toán
(tức là các cặp hai số nguyên cụ thể). Max là biến để nhận giá trị ra của bài toán
(Tức là số lớn nhất trong hai số a 1, a2) vậy biến max sẽ nhận giá trị bằng giá trị
đang chứa trong biến a1, hoặc giá trị chứa trong biến a2.
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình và trình chiếu

việc thực hiện chương trình đó để học sinh quan sát kết quả để từ đó các em hiểu
rõ hơn về biến.
- Chương trình:
Program so_lon_nhat;
Var a1, a2, max:Longint;
{mặc định khi mới khai báo thì các biến này = rỗng}
Begin
Readln(a1, a2);
If a1 > a2 then max:= a1
Else max:= a2;

8


Writeln(‘so lon nhat la:’, max);
Readln;
End.
Sau khi thực hiện chương trình hãy giải thích để học sinh hiểu hai số
nguyên vừa được nhập vào, một số sẽ được lưu trong biến a1, một số sẽ được lưu
trong biến a2.
Giá trị trong biến Max phụ thuộc vào giá trị nhập vào cho biến a1, a2 đó.
Bài 2:
+ Xác định bài tốn
Input:
Nhập ba số nguyên a1, a2, a3
Output:
Giá trị Max lớn nhất trong ba số a1, a2, a3.
+ Ý tưởng
- Sử dụng phép so sánh của toán học đã biết để so sánh lần lượt các số.
- Sử dụng một biến tạm max để chứa giá trị lớn nhất.

* Thuật tốn mơ tả bằng liệt kê từng bước.
Bước 1: Nhập a1, a2, a3 và biến tạm Max
Bước 2: Nếu (a1 >= a2) và (a1>= a3) đúng thì Max:= a1 rồi sang bước 3
Nếu sai ta xét: Nếu (a2>= a3) đúng Max:= a2 rồi sang bước 3
Nếu sai Max:= a3 rồi sang bước 3
Bước 3: In ra màn hình Max và kết thúc.
* Thuật tốn mơ tả bằng sơ đồ khối.
Nhập a1,a2,a3

a1 > a2

F

T
a1 > a3
T
Max:= a1

F

a2 > a3

T

F
Max:= a3

Đưa ra Max

Max:= a2


Bài 3:
+ Xác định bài toán
Input: Nhập 4 số nguyên a1, a2, a3, a4
Output: Giá trị lớn Max của 4 số a1, a2, a3, a4
9


+ Ý tưởng
- Sử dụng phép so sánh của toán học đã biết để so sánh lần lượt các số.
- Sử dụng một biến tạm max để chứa giá trị lớn nhất.
Thuật tốn mơ tả bằng Liệt kê từng bước.
Bước 1: Nhập a1, a2, a3, a4 nguyên.
Bước 2: Nếu a1>= a2 thì
nếu a1>= a3 thì
nếu a1>= a4 thì đưa ra Max:=a1 rồi sang bước 3
ngược lại thì đưa Max:=a4 rồi sang bước 3
ngược lại, nếu a3>= a4 thì đưa ra Max:=a3 rồi sang bước 3
ngược lại thì đưa Max:=a4 rồi sang bước 3
ngược lại, nếu a2>= a3 thì nếu a2>= a4 thì đưa Max:=a2 rồi sang bước 3
ngược lại thì đưa Max:=a4 rồi sang bước 3
ngược lại, nếu a3>= a4 thì đưa ra Max:=a3 rồi sang bước 3
ngược lại thì đưa Max:=a4 rồi sang bước 3
Bước 3: In ra màn hình giá trị lớn nhất Max và kết thúc
Thuật tốn mô tả bằng sơ đồ khối.

Nhập a1,a2,a3,a4

T


a2>=
a4

T

F

Đưa ra
max:=a3

F

a2>=
a3

F

a3>=
a4

T

Đưa ra max:=a4
Đưa ra max:=a2

Đưa ra max:=a1

F

a1>=

a
T 2

F

a1>=
a
T 3
a1>=
a4

F
T

- Với bài tốn tìm số lớn nhất của từ 4 số trở lên thì việc viết thuật toán đã trở
nên phức tạp dần, và cịn sẽ phức tạp hơn đến việc khó có thể thực hiện nếu số
các chữ số ngày càng lớn. Vậy đối với bài tốn là một dãy N số thì chúng ta sẽ
phải giải quyết như thế nào?
10


Bài 4:
+ Xác định bài toán
Input:
N nguyên dương và dãy số nguyên a1, a2, a3,…aN.
Output:
Giá trị lớn nhất Max của dãy số.
+ Ý tưởng
- Khởi tạo giá trị Max: =a1, i:=2;
- Lần lượt ta so sánh Max với các số từ a 2 đến aN nếu gặp số >=max thì ta

gán lại giá trị max cho số lớn hơn đó.
- Sử dụng một biến tạm i, với i nhận giá trị từ 2 -> N. Vậy việc so sánh
Max với các số từ a2 đến aN sẽ được thay bằng lặp lại việc so sánh Max với ai với
i = 2,3… N
* Thuật tốn mơ tả bằng Liệt kê từng bước.
Bước 1: Nhập N nguyên dương và dãy số nguyên a1, a2, a3….aN.
Bước 2: Max:= a1, i:=2;
Bước 3: Nếu i >N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc;
Bước 4:
Bước 4.1. Nếu ai >Max thì Max:=ai:
Bước 4.2. i:= i +1 rồi quay lại bước 3.
* Thuật tốn mơ tả bằng sơ đồ khối.
Nhập N và dãy
số a1, a2, a3...aN

Max:=a1, i:= 2

i>
N
F
ai>Ma
x
T

T

In ra Max

F


Max:=ai
i:= i+1

11


- Với việc học sinh đã hiểu được vai trò của các biến i, N, a i, và max thì
chúng ta chỉ cần giải thích cho học sinh hiểu hai điểm mấu chốt trong thuật tốn
này đó là: Xác định điều kiện kết thúc thuật toán và lặp lại từ bước 3 cho tới
bước 4.2 với n – 1 lần.
- Để giúp học sinh hiểu và nắm chắc được vấn đề, chúng ta có thể đặt ra
tình huống với việc gán Max:=0 hoặc Max := aN và cho học sinh hồn thành việc
hiệu chỉnh lại thuật tốn. Sau khi học sinh giải quyết được việc hiệu chỉnh này
một cách độc lập thì học sinh sẽ chủ động và dễ hiểu hơn khi tiếp cận và xây
dựng thuật toán cho bài toán mới.
Nhập N và dãy
số a1, a2, a3...aN

Max:=aN, i:= …

….

T

In ra Max

F
ai>Ma
x
T


F

Max:=ai
i:= …

- Với việc gán Max:= aN, học sinh thực hiện viết lại thuật toán với các
trường hợp gán biến i bằng các giá trị khác nhau.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Với việc tiếp cận và giải quyết bài toán theo hướng giải quyết từ bài toán
nhỏ đến bài toán tổng quát đã thu được kết quả đáng khích lệ. Giúp cho học sinh
hiểu được một cách sâu sắc hơn về khái niệm bài toán và thuật toán,các yếu tố
tạo nên thuật toán. Xác định được bài toán một cách rõ ràng và đầy đủ, xây dựng
được thuật toán cho một số bài toán nhất định, tiếp cận và xử lý được các bài
tốn cịn lại trong bài học “Bài Toán và Thuật Toán” trang 32 SGK tin học 10
12


một cách dễ dàng hơn. Từ đó giúp các em phát triển được các thao tác tư duy và
các kĩ năng giải quyết vấn đề trong khoa học và trong thực tiễn.
Kết quả thu được được thể hiện thông qua bảng kết quả khảo sát sau:
Lớp 10A1
Lớp 10A2
Tổng số
32 HS
34 HS
học sinh
Cách
Dạy bài toán tổng quát
Dạy bài toán tổng quát

dạy mới
số HS
6
16
10
0
4
19
11
0
Xếp loại giỏi
khá
tb
yếu
giỏi
khá
tb
yếu
Phần
12.9% 48.3% 38.8%
0%
11.3% 47.7% 41%
0%
trăm
Qua bảng 1 và bảng 2 ta thấy rằng kết quả đạt được khi triển khai đề tài này
là điều tất yếu và phù hợp với điều kiện cụ thể của trường THPT Hà Văn Mao
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bước đầu thu được kết quả khích lệ.

13



PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1.Kết luận
Tôi đã làm sáng tỏ khái niệm Bài Toán và Thuật Toán đi từ lý thuyết và từ
2 bài toán cụ thể để làm rõ thế nào là thuật toán giúp các em lĩnh hội kiến thức
tốt. Đi từ tư duy thấp đến cao và đảm bảo kiến thức từ dễ đến khó. Nếu học sinh
mà học tốt thì ta có thể giảng dạy trực tiếp bài tốn tổng qt, cịn học sinh yếu
thì ta có thể dạy các bài tốn nhỏ và dễ hơn để các em tiếp thu dễ dàng khi học
bài học này.
Nếu có thời gian đi sâu vào nghiên cứu đề tài và làm cho học sinh nhiều
loại bài tập về thuật toán hơn nữa giúp các em học tốt bài học Bài toán và thuật
toán và là cơ sở của học lập trình bằng ngơn ngữ Pascal ở lớp 11 của các em
trong năm học tới.
3.2.Kiến nghị
Đây là một bài học khó nhất trong chương trình tin học lớp 10 do đó tơi đề
nghị giáo viên giảng bài tuỳ theo mức độ học tập của học sinh mà đưa bài toán
cụ thể để giải. mặt khác các em phải chăm chú nghe giảng và làm nhiều bài tập
để hiểu sâu và nâng cao tư duy thuật tốn nói riêng và các mơn học khác nói
chung.
Kiến nghị: Có thể tăng thời lượng cho bài học này để có đủ thời gian cho
việc tiếp thu và hiểu bài được sâu sắc nhất.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 04 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung
của người khác.


Mai Văn Hưng

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồ Sĩ Đàm - Tin học 10 - NXB Giáo Dục 2009
[2].Lê Văn Doanh, Trần Khắc Tuấn - 101 Thuật tốn và chương trình-NXB
Khoa Học Kỹ Thuật.
[3].Nguyễn Hữu Ngự - Bài tập lập trình cơ sở ngơn ngữ lập trình Pascal - NXB
Quốc gia Hà nội.
[4]. PGS.PTS Bùi Thế Tâm-Bài tập lập trình Turbo Pascal 7.0 - NXB Giao
thơng vận tải.
[5].Nguyễn Đình Tệ - Giáo trình lý thuyết và bài tập Pascal NXB lao động Xã
hội năm 2005.
[6]. Trần Đức Huyên - Phương pháp giải các bài toán trong tin học - NXB Giáo
Dục năm 2005
[7]. Nguyễn Chí Trung, Hồ Cẩm Hà – Phương pháp tinh chế một cách tiếp cận
trong dạy học thuật toán cho học sinh ở trường phổ thông.

15


Mục lục
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.................................................2

PHẦN 2. NỘI DUNG..........................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
2.1.1. Khái niệm bài toán....................................................................................3
2.1.2. Khái niệm thuật toán.................................................................................3
2.1.3. Xác định bài toán.......................................................................................3
2.1.4. Những khó khăn thường gặp khi xác định: INPUT/OUTPUT.............3
2.1.6. Các tính chất của thuật toán.....................................................................4
2.1.7. Các đại lượng của thuật toán...................................................................4
2.1.8. Biểu diễn của thuật toán...........................................................................4
2.2. Thực trạng của vấn đề....................................................................................5
2.2.1. Vì sao tơi chọn đề tài này..........................................................................5
2.2.2. Thực trạng qua khảo sát bài kiểm tra 1 tiết và học kỳ I........................5
2.3. Giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.......................................................5
2.3.1. Từ các bài toán...........................................................................................5
2.3.2. Giải pháp để giải quyết các bái toán trên................................................6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................12
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ................................................................14
3.1.Kết luận.........................................................................................................14
3.2.Kiến nghị.......................................................................................................14

16



×