Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Biện pháp giáo dục học sinh lớp 4,5 không lạm dụng internet và các trang mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.17 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………………………

1. Tên sáng kiến: Biện pháp giáo dục học sinh lớp 4,5 không lạm dụng internet
và các trang mạng xã hội.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục; Công tác chủ nhiệm; Giảng
dạy môn thể dục; Giảng dạy môn tiếng Anh.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm ảnh hưởng đến kết quả
học tập và sự hình thành nhân cách của một bộ phận khơng nhỏ học sinh phổ thơng
nói chung, học sinh tiểu học nói riêng. Đó là trào lưu sử dụng các trang mạng xã
hội trên internet, phổ biến nhất hiện nay là zalo, facebook, game online,... Việc sử
dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi
người. Nếu sử dụng hợp lý thì rất tốt. Tuy nhiên, lứa tuổi học sinh tiểu học còn rất
non nớt về nhận thức, các em chưa đủ sự chín chắn để làm chủ bản thân hay tò mò,
1


bắt chước, dễ nghe theo lời cám dỗ của người khác nên dễ sa vào những việc làm
không tốt, dẫn đến có hại cho bản thân.
Đa số các em học sinh xem internet và các mạng xã hội là thế giới riêng là niềm
vui riêng của mình. Trên đó (internet, các trang mạng xã hội) khơng có cha mẹ,
thầy cơ giáo, các em được tự do bình luận, chê bai, hay làm “anh hùng trong game”
và có những hành vi bất thường. Từ đó, các em lơ là việc học tập, chán học. Các
em không hề biết mình đang dần trở thành “con nghiện” internet và các trang mạng
xã hội lúc nào không hay.
Qua khảo sát đầu năm học 2016 - 2017 từ phía học sinh và tìm hiểu thơng tin từ


cha mẹ các em, với Bảng câu hỏi, chúng tôi thu thập được số học sinh “nghiện”
internet và các trang mạng xã hội cụ thể như sau:
Tổng số học sinh khối lớp 4,5 là 239 em. Trong đó số học sinh “nghiện” internet
và các trang mạng xã hội là 67/ 239 học sinh, chiếm tỷ lệ 28%.
Phụ lục 1
Bảng câu hỏi khảo sát đầu năm

Chính những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn đề ra “Biện pháp giáo dục học
sinh lớp 4,5 không lạm dụng internet và các trang mạng xã hội”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị cơng nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
2


Nhằm giúp học sinh lớp 4,5:
- Nhận thức rõ ích lợi, tác hại của việc sử dụng internet và các trang mạng xã
hội như zalo, facebook hay game online.
- Biết tự giác lập kế hoạch cá nhân để điều chỉnh hoạt động giải trí của mình từ
tiêu cực (nếu có) sang hoạt động tích cực như sử dụng internet để tìm kiếm thông
tin phục vụ việc học tập hay tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao trong nhà trường.
- Biết cách dành thời gian rảnh khi ở nhà để trải nghiệm thực tế nhằm mang lại
lợi ích cho bản thân và gia đình cũng như rèn luyện, tích lũy kỹ năng sống cho bản
thân mình.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
3.2.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
a) Giải pháp cũ:
Nhà trường và gia đình có liên hệ phối hợp để nhắc nhở học sinh giảm sử dụng
các trang mạng xã hội trên internet hay game online quá mức nhưng hiệu quả chưa
cao vì chưa thường xuyên, liên tục. Hầu hết các em vẫn chơi thỏa thích khơng hề
nghĩ đến hậu quả của nó; hành vi đạo đức và kết quả học tập của các em ngày càng

giảm sút.
b) Giải pháp mới:

3


- Giữa nhà trường và gia đình phối hợp với nhau thường xuyên và chặt chẽ,
cùng thống nhất kế hoạch với các giải pháp đồng bộ để giúp học sinh không lạm
dụng internet và các trang mạng xã hội khác. Cụ thể là giáo viên chủ nhiệm cùng
với gia đình tư vấn và hướng dẫn học sinh thực hiện những hành vi sống tích cực.
- Qua cơng tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình, giáo viên chủ nhiệm đánh
giá được quá trình thay đổi tích cực của học sinh. Từ đó sẽ giúp các em có được sự
phấn khởi, hứng thú trong học tập và trải nghiệm cuộc sống, biết sử dụng mặt tích
cực của internet phục vụ cho các hoạt động học tập hàng ngày.
c) Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
- Với giải pháp cũ, do công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình chưa chặt
chẽ, chỉ thông qua lời nhắc nhở đơn thuần của cha mẹ, thầy cô nên chỉ có một số ít
học sinh chưa “nghiện” mạng xã hội trên internet hay game online thì có chuyển
biến tốt, nhiều học sinh đã “nghiện” rời thì khơng có chuyển biến tích cực.
- Với giải pháp mới, chúng tơi luôn nêu cao tinh thần tự giác của học sinh, chú
trọng việc động viên, khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng, khích lệ (vì lứa
tuổi học sinh tiểu học rất thích được khen và cố gắng làm được nhiều điều tốt để
được khen, để chứng tỏ mình với bạn bè xung quanh). Vì vậy, chúng tơi quan tâm
khai thác tính hiệu quả ở khía cạnh này.
- Chúng tơi cịn chú ý đến việc tạo điều kiện cho học sinh vừa được chơi, vừa
được học, vừa được trải nghiệm cuộc sống hàng ngày thông qua việc các em tự biết
4


làm những công việc vừa sức để giúp đỡ cha mẹ khi ở nhà như: trồng rau, quét nhà,

nấu ăn,...
- Bằng hình thức khen tặng cho học sinh tiêu biểu một bông hoa cài trên bảng
“Tấm gương chăm ngoan, học giỏi” của lớp hàng tuần, hàng tháng nên các em rất
thích thú.
3.2.2.2. Các bước thực hiện của giải pháp mới
Để “Biện pháp giáo dục học sinh lớp 4,5 không lạm dụng internet và các
trang mạng xã hội” đạt hiệu quả tốt, chúng tôi thực hiện qua các bước như sau:
a) Bước 1: Nhận biết ích lợi, tác hại của internet và các trang mạng xã hội
Để giúp học sinh hiểu rõ về internet và các trang mạng xã hội hay game online,
chúng tôi đã tiến hành tổ chức cho các em trao đổi nhóm, bày tỏ với nhau về những
ích lợi và tác hại của việc sử dụng internet, zalo, facebook, game online,... mà bản
thân các em đã và đang tham gia, sau đó sẽ trình bày tất cả ý kiến của nhóm trên
giấy khổ lớn, rời đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Học sinh đã trao đổi, chia sẻ rất nhiều thơng tin bổ ích cho nhau. Qua đó các em
đã nhận thức được ích lợi, tác hại từ internet và các trang mạng xã hội. Chúng tôi
ghi nhận tất cả những ý kiến mà học sinh đã nêu và tiến hành phân tích, giáo dục
cho các em hiểu đâu là mặt tích cực, đâu là mặt tiêu cực.
b) Bước 2: Hướng học sinh đến các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh
Chúng tơi phối hợp triển khai thực hiện bước 2 này như sau:
5


- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên dạy tin học hướng dẫn học sinh truy cập trang
“Trường học kết nối” ở những môn học mà các em đang học hay yêu thích nhằm
tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học mà chơi, chơi mà học. Câu lạc bộ Tin
học này hoạt động vào sáng thứ bảy hàng tuần.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên dạy tiếng Anh hướng dẫn học sinh tham gia
những trò chơi tiếng Anh trực tuyến trên internet lồng ghép trong các tiết dạy hoặc
sử dụng trang: English tips.org,..., đây là trang web rất bổ ích, có nhiều loại sách
tiếng Anh dành cho trẻ em từ quyển truyện tranh với những hình ảnh rất đẹp, những

bộ sách luyện thi starter, mover, flyers,... hay những bộ đề thi hữu ích đến những
quyển sách khoa học rất gần gũi với các em. Mỗi quyển sách đều có âm thanh kèm
theo giúp các em nghe dễ dàng. Học sinh rất hứng thú và tích cực tham gia học tập
theo hình thức này.
- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên dạy thể dục xây dựng kế hoạch thành lập các
câu lạc bộ thể thao trong nhà trường như: đá cầu, bóng đá, điền kinh,... Các câu lạc
bộ này hoạt động vào lúc 16 giờ 30 phút chiều thứ tư, thứ sáu và thứ bảy hàng tuần
nhằm tạo sân chơi bổ ích sau những giờ học căng thẳng đồng thời giúp các em tích
cực hoạt động và rèn luyện sức khỏe. Các câu lạc bộ thể thao này thu hút đông đảo
học sinh tham gia với sự hào hứng cao.
Phụ lục 2
Học sinh tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao ở trường

6


- Với cha mẹ học sinh, chúng tôi đề nghị quản lý sát giờ giấc tự học của học
sinh ở nhà (học từ sách vở trong chương trình, học từ internet,...) và hướng dẫn con
em những hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, biết làm những việc vừa sức (quét
nhà, tưới cây, rửa chén, trồng rau,...) hay tham gia các hoạt động thể thao (bơi lội,
chơi cầu lông, đánh cờ,...) để góp phần hình thành kỹ năng sống cần thiết cũng như
rèn luyện sức khoẻ cho bản thân.
Phụ lục 3
Học sinh biết dành thời gian làm việc nhà và vui chơi, giải trí lành mạnh

Mặt khác, chúng tơi cịn đưa ra mô hình “Thử thách đọc sách”. Mỗi tuần, sẽ có
một chủ đề sách được đưa ra như: Những tấm lịng cao cả, Hạt giống tâm hờn hoặc
có thể là những quyển sách bổ ích khác có ở thư viện,... Với những câu chuyện nhỏ
trong sách, học sinh có thể tìm hiểu và viết ra những suy nghĩ, những bài học từ câu
chuyện và trình bày trước tập thể lớp; hoặc các em có thể kể lại cho các bạn nghe

những câu chuyện mà mình đã đọc được trong sách. Để khích lệ tinh thần học hỏi
kiến thức từ sách của học sinh, chúng tôi khen thưởng cho những em hoàn thành
xuất sắc thử thách. Với những thử thách hàng tuần này, ngoài việc giúp giảm thiểu
thời gian mà các em tiếp xúc với internet hay các trang mạng xã hội thì nó cịn rèn
luyện cho các em thói quen đọc sách, khả năng tư duy và kỹ năng trình bày trước
lớp, kỹ năng kể chuyện theo sách,...
7


c) Bước 3: Đánh giá sự thay đổi tích cực của học sinh
Để có cơ sở nhận xét, đánh giá học sinh, chúng tôi đã thực hiện đúng theo kế
hoạch hàng tháng của Ban giám hiệu về việc giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt
chẽ với cha mẹ học sinh để nhận xét, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của các
em. Để thực hiện điều này, chúng tôi chuẩn bị phiếu thông tin gửi cho cha mẹ học
sinh hàng tháng kèm theo phiếu liên lạc với gia đình để cha mẹ học sinh nhận xét
về năng lực, phẩm chất của các em (chúng tôi đã bàn bạc cụ thể với cha mẹ học
sinh cách nhận xét, đánh giá phẩm chất, năng lực của con em mình trong buổi Đại
hội cha mẹ học sinh đầu năm học).

Phụ lục 4
Phiếu đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất
của học sinh

Chúng tôi dựa vào phiếu đánh giá kết quả đạt được ở gia đình và những thành
tích học tập ở lớp của từng học sinh để tổ chức bình xét thi đua hàng tuần trong tiết
sinh hoạt tập thể cuối tuần. Những học sinh đạt được kết quả xuất sắc sẽ được
thưởng một bơng hoa có ghi tên và cài trên bảng “Tấm gương chăm ngoan, học
giỏi” ở lớp, đồng thời đề nghị Tổng phụ trách Đội tuyên dương dưới cờ. Học sinh
rất vui sướng, hãnh diện khi được khen là Con ngoan trị giỏi, bơng hoa điển hình
trong học tập. Chúng tơi thiết nghĩ, với thành tích học sinh đạt được như trên là cơ

sở để chúng tôi nhận xét, đánh giá về năng lực, phẩm chất của học sinh theo quy
8


định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đờng thời góp phần cùng với nhà
trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục toàn diện học sinh.
Phụ lục 5
Tên học sinh được cài lên bảng Tấm gương chăm ngoan, học giỏi

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Việc áp dụng thành công một số “Biện pháp giáo dục học sinh lớp 4,5 không
lạm dụng internet và các trang mạng xã hội” nêu trên được đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn, Ban lãnh đạo nhà trường tán thành, ủng hộ vì tính hiệu quả của nó. Từ
những giải pháp nêu trên, chúng tôi đã tạo được sự lan tỏa đến tất cả các khối lớp
khác và tạo được lòng tin trong cha mẹ học sinh.
- Hiệu quả mang lại từ khi áp dụng các giải pháp nêu trên là rất tích cực, chúng
tơi thấy hồn tồn có thể mở rộng đề tài này để áp dụng có hiệu quả cho tất cả học
sinh trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bến Tre.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
Từ khi áp dụng “Biện pháp giáo dục học sinh lớp 4,5 không lạm dụng internet
và các trang mạng xã hội” nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh đã tiến bộ
rất nhiều, thể hiện rõ nét qua kết quả khảo sát ở đầu năm và cuối năm học 2016 2017 như sau:

9


Đầu năm học 2016 - 2017: Số học sinh khối lớp 4,5 “nghiện” internet và các
trang mạng xã hội là 67/239 em, chiếm tỷ lệ 28%;
Đến cuối năm học 2016 - 2017: Nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên đã kéo
giảm số học sinh “nghiện” internet và các trang mạng xã hội xuống mức chỉ còn

12/239 em, chiếm tỷ lệ 5% (so với đầu năm học, giảm 23%).
Cha mẹ học sinh rất đồng tình và luôn hợp tác chặt chẽ với nhà trường, với giáo
viên để cùng giáo dục con em đạt kết quả tốt trong học tập và rèn luyện phẩm chất,
năng lực; cịn rất ít học sinh sử dụng mạng internet và các trang mạng xã hội mang
tính tiêu cực.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bảng câu hỏi khảo sát đầu năm học (1 bản);
- Hình: Học sinh tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao ở trường (1 bản);
- Hình: Học sinh biết dành thời gian để làm công việc nhà (1 bản);
- Phiếu đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh
(1 bản);
- Hình: Tên học sinh được cài lên bảng “Tấm gương chăm ngoan, học giỏi” (1
bản)./.

Bến Tre, ngày 22 tháng 01 năm 2018
10


11



×