Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.87 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
a.phần thứ nhất.
I. lý do chọn đề tài:
Trong nhà trường nói chung và tiểu học nói riêng, bao gồm có rất nhiều môn học,
đặc trưng của các môn học có khác nhau, nếu như việc dạy toán, văn ở trường
không nhằm đào tạo học sinh thành những nhà chuyên môn, thì việc dạy mĩ thuật
cũng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những nhà nghệ sĩ.
Cùng với các môn học khác, môn mĩ thuật cung cấp cho học sinh những kiến thức
giáo dục về thẩm mĩ, tập cho các em biết nhìn ra cái đẹp, tiếp đó là bồi dưỡng cảm
xúc thẩm mỹ (rung động trước cái đẹp) góp phần tạo nên sự hình thành nhân cách
toàn diện cho các em.
Theo qui luật phát triển của tự nhiên thì một khi đời sống vật chất của xã hội được
nâng cao thì nhu cầu về mặt thẩm mỹ càng phát triển, chính vì thế trong chương
trình giáo dục mới thì mục tiêu giáo dục đặt ra đó là phải làm sao để học sinh biết
cảm nhận, biết tạo ra cái đẹp đã được đưa lên ngang hàng với các mục tiêu khác.
Đối với các em học sinh học vẽ là một trò chơi có sức hấp dẫn kỳ lạ, hầu như mọi
học sinh đều thích vẽ. Những bức tranh đầy sáng tạo của các em làm chúng ta từ
ngạc nhiên đến cảm động, từ vui mừng đến hy vọng. Không hẳn em nào cũng biết
vẽ đẹp mà chưa cảm nhận hết cách thể hiện và sự tinh tế còn hạn chế, tính liệt kê
các hình ảnh chưa cao. Tuy nhiên không hẳn em nào cũng thích vẽ và biết vẽ đẹp
ngay mà nó cần được thầy cô phải có sự nhạy bén, những phương pháp phù hợp
giúp cho các em học và nắm được kiến thức một cách có hiệu quả nhất.
II. Mục đích nghiện cứu:
- Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn Mĩ Thuật. Bộ môn của
các em rất thích song các em có rất ít điều kiện để tìm hiểu tiếp xúc, chương trình
tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành nghệ sĩ, và những nhà chuyên môn
giỏi, mà học để nâng cao khả năng nhận thức thẩm mĩ của mình.
- Để học có hiệu quả hơn, hiểu về cái đẹp, để sống và hoạt động theo quy luật của
cái đẹp.
học.
III. Đối tượng điều tra:
Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 của trường tiểu học Thạch Quảng.
Năm học 2006 –2007.
Năm học 2007-2008.
Những khó khăn và thuận lợi chung như đã được nêu trên.
IV. Cơ sở lý luận:
Môn Mĩ thuật là dạy cho học sinh tập tạo ra cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp,
không có 1 qui tắc cụ thể nào để định nghĩa được cái đẹp do vậy mà dạy Mĩ thuật
để hướng các em đến cái đẹp nhưng phải làm sao để cho mỗi bài học của học sinh
phải có vẻ đẹp khác nhau về bố cục (hình thể) màu sắc, đường nét...
Xét theo các mục tiêu đã đặt ra, nên tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với
từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh.
Dạy môn Nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình lên lớp.
Khi lên lớp tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê, quá trình thực nghiệm
cho thấy giáo viên cởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, đặc biệt là
phân môn vẽ tranh đề tài này. Năng khiếu của học sinh được bộc lộ nhiều và rõ
nhất là thể hiện ở bài vẽ theo đề tài, thông qua bài vẽ của học sinh thì giáo viên có
thể nhận thấy khả năng Mĩ thuật của học sinh thông qua hình vẽ, màu sắc và cách
V. Cơ sở thực tiễn:
còn xem nhẹ qua loa, đại khái...
Chính những khó khăn này lại càng yêu cầu người giáo viên cần phải có phương
pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của tranh vẽ học sinh trong điều kiện khó
khăn chung.
- Trong những năm qua, các hoạt động thi vẽ tranh từ quốc tế, quốc gia, thi tỉnh và
trong huyện các em đã gặp hái được những thành tích đáng kể.
Nhưng bên cạnh đó những ai quan tâm đến việc học và lĩnh hội tốt các kiến thức
để vẽ tranh đề tài của các em luôn ra câu hỏi: Nên có những phương pháp gì đơn
giản, dễ hiểu để giúp em tiếp thu và làm tốt bài vẽ tranh đề tài hơn.
Từ những đặc trưng của trẻ đề ra một tiến trình phương pháp giảng dạy cho các em
về vẽ tranh đề tài thích hợp. Với các em trong từng lứa tuổi, cuối cùng cung cấp
cho bố mẹ các em qua việc sáng tạo hình tượng trong tranh vẽ của các em. Là một
giáo viên chuyên trách của bộ môn Mĩ thuật này tôi nhận thức rõ về điều này.
B. Phần thứ II:
Các biện pháp thực hiện:
Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nêu trên. Tôi đã mạnh dạn đưa
1. Biện pháp thứ nhất:
Để cho các em nhanh chóng nắm bắt được bài và dễ hiểu hơn, giáo viên cần cố
gắng sưu tầm nhiều tranh (ảnh) minh hoạ đẹp ( phong phú về thể loại) để nhằm
làm rõ lý luận về bố cục.
2. Biện pháp thứ hai:
Giới thiệu về các màu là cách sử dụng màu sắc khi giới thiệu đưa các tranh phù
hợp, đẹp có chất liệu tương tự để làm rõ nội dung. Giáo viên nên cần chú ý tới đặc
điểm này vì học sinh ở địa bàn ta hầu như ít được tiếp xúc với tranh, không có điều
kiện được xem các tác phẩm Mĩ thuật chưa khắc sâu cách khai thác đề tài, cách tìm
hình tượng tiêu biểu, khai thác về sự diễn biến của màu sắc và hình thể.
VD: Vẽ tranh “ thiếu nhi vui chơi”
chơi khác nhau, khi hướng dẫn cho học sinh dùng phương pháp gợi mở, giúp mỗi
em tự tìm cho mình giải pháp riêng theo cách nghĩ, với mỗi bài của từng em giáo
viên cần phân tích so sánh kỹ, tập cho từng em cách làm quen dần với cách độc lập
trong tư duy.
3. Biện pháp thứ ba:
Các nội dung đề tài thay đổi liên tục sau mỗi buổi học giáo viên nhận xét bài trực
tiếp cùng với sự tìm tòi của học sinh cái được , cái chưa được của bài sẽ giúp các
em khắc phục nhược điểm. Nhằm nâng cao chất lượng cách vẽ và nhìn nhận sự vật
cùng với sự diễn biến của nó trong cuộc sống.
Trong năm 2006-2007 học này học sinh đã được làm quen về các thể loại bài,
trong khi giảng giáo viên đã đưa ra nhiều tranh mẫu với hệ thống câu hỏi có hệ
thống tuồn tự, dẫn giắt học sinh đi từ cái chưa định hình đến cái cụ thể, để học sinh
quan sát và trả lời tự rút ra khái niệm, đề so sánh, phân tích thấy được cái chính và
cái phụ (cái làm rõ nội dung và cái tôn nội dung lên tầm cao hơn đẹp hơn).
Thí dụ: Khi vẽ tranh đề tài nhà trường thì giáo viên gợi ý cho các em có thể vẽ về
phong cảnh sân trường, giờ ra chơi, giờ học tập, học ở nhà, chân dung thầy cô giáo,
lễ kỷ niệm ngày 20/11... như vậy bằng nhiều sự gợi ý khác nhau để các em lựa
chọn, mỗi em có độ cảm nhận và ghi nhớ hình ảnh khác nhau, vẽ sẽ khác nhau về
bố cục lẫn màu sắc... tạo nên cái đẹp riêng cho mỗi bài.
4. Biện pháp thứ tư:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài và khai thác đề tài bằng sự gợi mở sinh động, lôi
cuốn các em nhập cuộc hoà mình để được sống thực trong trí nhớ trí tưởng tượng,
ước mơ của mình. Ví dụ khi vẽ tranh về đề tài con vật ( con chim) trong hội hoạ
học sinh chưa có khái niệm gì về không gian, sau đó tuỳ theo tuổi tác của từng lứa
tuổi mà ý thức về không gian mới từ từ hình thành. Bây giờ giáo viên để học sinh
vẽ một đàn chim bay qua bay lại trên cây, hót líu lo...
em đã biết tạo được không gian cho tranh vẽ của mình...
Khi vẽ tranh, học sinh có nhiều biểu hiện khác nhau, có em vẽ tốt có em vẽ chưa
tốt vì thế giáo viên không chung chung khi hướng dẫn mà phải hướng dẫn cụ thể
cho từng loại học sinh.
5. Biện pháp thứ năm: