Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn thành phố hồ chí minh và tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 153 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ PHƯƠNG TRANG

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO
NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỀ VẤN
ĐỀ RÁC THẢI NHỰA CỦA HỌC SINH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
TỈNH LONG AN
Chuyên ngành : QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 8.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Hùng Anh

Người phản biện 1: TS. Đinh Thanh Sang

Người phản biện 2: PGS.TS. Đinh Đại Gái

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 01 năm 2021.
Thành phần Hợi đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Bùi Xuân An


- Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Đinh Thanh Sang

- Phản biện 1

3. PGS.TS. Đinh Đại Gái

- Phản biện 2

4. TS. Trần Trí Dũng

- Ủy viên

5. TS. Trần Thị Thu Thủy

- Thư ký

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG

PGS.TS. Bùi Xuân An

PGS.TS. Lê Hùng Anh


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHAN THỊ PHƯƠNG TRANG

MSHV: 18104551.

Ngày, tháng, năm sinh: 25/11/1974

Nơi sinh: Long An.

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 8.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ
môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
và tỉnh Long An
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: Hoàn thành luận văn và bảo vệ đúng thời hạn
Nợi dung nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp:
Nợi dung 1: Khảo sát nhận thức của học sinh về Môi trường và vấn đề ô nhiễm rác
thải nhựa
Nội dung 2: Áp dụng và đánh giá hiệu quả của các công cụ truyền thông để nâng cao
nhận thức của học sinh
Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp truyền thông
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 843/QĐ-ĐHCN ngày 10 tháng
7 năm 2020
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 10 tháng 01 năm 2021

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Lê Hùng Anh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2021
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS Lê Hùng Anh
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT

PGS.TS Lê Hùng Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Lê Hùng Anh - người đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn thạc sĩ này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ trong Hợi đồng các cấp
đã đọc và góp ý cho luận văn của tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô tại Viện
Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã cho tôi nhiều ý kiến q báu trong
q trình làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Q thầy cơ của Trường, Phịng Khoa học Cơng nghệ,
Phịng Sau đại học, các thầy cơ Ban giám hiệu và toàn thể các bạn học sinh ở các
điểm trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thơng tại quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh và tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận
văn này.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Học viên thực hiện

Phan Thị Phương Trang


i


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam đã và phát triển mạnh mẽ, bên cạnh việc
mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp và các dịch vụ du lịch, môi trường sống của
chúng ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là các vấn nạn về ô nhiễm rác thải
nhựa, hậu quả làm ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các hệ sinh thái. Mợt trong
những ngun nhân chính gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường là do ý thức của
con người, công tác truyền thông môi trường của cơ quan nhà nước chưa thực sự hiệu
quả, chỉ thí điểm ở mợt số địa phương. Vì vậy từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu áp dụng các chương trình truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức
bảo vệ môi trường về vấn đề rác thải nhựa của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Long An” với mục đích nghiên cứu áp dụng các phương pháp truyền
thông trong giáo dục, thay đổi lối sống và cung cấp thêm kiến thức về môi trường cho
học sinh cả 3 cấp tại tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài nghiên cứu được tiến hành gồm 3 nội dung: Đánh giá nhận thức về môi trường
của học sinh trung học phổ thông; Đánh giá hiệu quả của các phương pháp truyền
thông môi trường; Đề xuất các giải pháp truyền thông môi trường. Để thực hiện các
nội dung nghiên cứu trên, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: phương
pháp phiếu khảo sát; các phương pháp truyền thông môi trường; phương pháp chuyên
gia; phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu, phương pháp SWOT. Kết thúc quá trình
nghiên cứu cho thấy nhận thức về mơi trường của các nhóm đối tượng có sự khác
nhau giữa hai khu vực TpHCM và Long An. Tuy nhiên khác biệt lớn nhất là giữa học
sinh Tiểu học và hai cấp học còn lại. Dựa vào kết quả trên, tơi đã đề x́t quy trình
truyền thơng cho từng đối tượng cụ thể.
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn về truyền
thông môi trường, là cơ sở dữ liệu hỗ trợ triển khai công tác truyền thông trong nhà
trường, xây dựng trường học xanh và các hoạt đợng vui chơi lành lạnh góp phần nâng
cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

Từ khóa: Ơ nhiễm mơi trường, Ơ nhiễm rác thải nhựa, Truyền thông môi trường,
Nhận thức về môi trường, Ý thức bảo vệ môi trường.

ii


ABSTRACT
Vietnam is in the process of industrialization - modernization and it has developed
strongly ever since. Apart from the expansion of urban areas, industrial parks and
tourism services, our living environment is being contaminated. The consequences of
environmental pollution have been directly impacting on people and other creatures.
Plastic waste pollution has seriously affected on people and it is on the spotlihgt for
recent years. One of the major causes of environmental pollution is the lack of human
awareness, and an inefficient propaganda of the government, which is only executed
locally. The above issues stimulated us to work on a project: “Research on
environmental communication methods to raise awareness of students about plastic
waste pollution”. With the aim of studying communication methods in education
communication methods, and along the way, orientation to zero-waste lifestyle by
providing basic knowledge about environment for students.
The study was conducted with 03 main goals: to assess an awareness of high school
students about these pressing issues; evaluate the effectiveness of environmental
communication methods; suggest a solution for environmental communication. The
researching methods are surveying; methods of environmental communication;
professional solution; SWOT method. After the research, we can see the
environmental awareness of the subjects in Ho Chi Minh city and Long An province
is different clearly. However, the biggest difference is between Primary students and
the other two levels of education. Based on the above results, I have proposed a
communication process for each specific audience.
The results of the project are the scientific basis for further studies on environmental
communication. They are database to suppoet and deploy the implementation of

schools, build green school and healthy activities. As a result, we could improve
knowledge and awareness of environmental protection from students.
Keyword: Environmental pollution, Plastic waste pollution, Environmental
communication, Environmental awareness, Awareness of environmental protection.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng bố trong bất kì cơng trình
nào. Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Học viên

Phan Thị Phương Trang

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ............................................................................ ii
ABSTRACT ............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
MỤC LỤC

...............................................................................................................v


DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................x
MỞ ĐẦU

...............................................................................................................1

1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................5
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU...................................7
1.1
Tổng quan về rác thải nhựa .............................................................................7
1.1.1 Đặc điểm và tính chất ......................................................................................7
1.1.2 Tác hại của rác thải nhựa ................................................................................7
1.1.3 Tình hình ơ nhiễm rác thải nhựa trên thế giới .................................................8
1.1.4 Tình hình ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam .............................................10
1.1.5 Chính sách của chính phủ Việt Nam về rác thải nhựa ..................................13
1.2
Cơ sở lý thuyết được sử dụng trong đề tài ....................................................15
1.2.1 Tổng quan về truyền thông môi trường ........................................................15
1.2.2 Các khái niệm được sử dụng trong đề tài......................................................19
1.3
Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .............................................................22
1.3.1 Học sinh là đối tượng tiềm năng trong lĩnh vực truyền thông môi trường ...22
1.3.2 Một số nghiên cứu và hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh trên
thế giới .......................................................................................................................25
1.3.3 Một số hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh tại Việt Nam .......26

1.4
Tổng quan khu vực nghiên cứu .....................................................................28
1.4.1 Tổng quan huyện Cần Đước – Long An .......................................................28
1.4.2 Tổng quan Quận 1 - Tp. HCM ......................................................................30
1.5
Tình hình học sinh ở khu vực nghiên cứu .....................................................32
v


1.5.1 Đặc điểm tình hình học sinh ở tỉnh Long An ................................................32
1.5.2 Đặc điểm tình hình học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh ...............................33
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................35
2.1
Nội dung nghiên cứu .....................................................................................35
2.2
Phương pháp nghiên cứu...............................................................................35
2.2.1 Khảo sát nhận thức ban đầu của học sinh về môi trường và vấn đề ô nhiễm
rác thải nhựa. .............................................................................................................35
2.2.2 Phương pháp truyền thông môi trường .........................................................39
2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................47
2.2.4 Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .........................................................47
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................48
3.1 Đánh giá nhận thức về môi trường của các đối tượng học sinh nghiên cứu .......48
3.2 Đánh giá hiệu quả của các phương pháp truyền thông trên các đối tượng học sinh
.......................................................................................................................72
3.3
Phân tích và đề x́t các phương pháp truyền thơng mơi trường .................89
3.3.1 Phân tích SWOT của phương pháp truyền thơng mơi trường .........................89
3.3.2 Đề x́t quy trình áp dụng các phương pháp truyền thông môi trường ........92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................95

1. Kết luận .................................................................................................................95
2. Kiến nghị...............................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
PHỤ LỤC

.............................................................................................................p1

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Tổng lượng rác thải nhựa của các quốc gia .................................................9
Hình 1.2 Lượng rác thải nhựa theo từng ngành ..........................................................9
Hình 1. 3 Tỷ lệ rác thải xử lý không đúng cách ở Việt Nam so với thế giới ............12
Hình 1.4 Thang đo Bloom sử dụng trong đề tài........................................................21
Hình 1. 5 Các phương pháp truyền thơng được áp dụng nghiên cứu tương ứng với
thang đo nhận thức Bloom .......................................................................22
Hình 1. 6 Buổi tuyên truyền tại trường TH Quang Sơn tỉnh Ninh Bình...................27
Hình 2.1 Sơ đồ tóm tắt nợi dung nghiên cứu ............................................................35
Hình 3.1 Kết quả tỷ lệ lựa chọn các vật dụng từ nhựa ..............................................49
Hình 3.2 Kết quả tỷ lệ lựa chọn vật dụng nhựa dùng một lần ..................................51
Hình 3.3 Tỷ lệ lựa chọn đáp án đúng trong việc xác định thời gian phân hủy .........52
Hình 3.4 Kết quả khảo sát mục đích sử dụng ống hút nhựa .....................................54
Hình 3.5 Kết quả khảo sát tần suất sử dụng ống hút nhựa ........................................56
Hình 3.6 Kết quả lựa chọn các con đường ảnh hưởng của vật dụng nhựa tới sức
khỏe con người ........................................................................................57
Hình 3. 7 Tỷ lệ lựa chọn các đặc tính nổi bật của ống hút nhựa ...............................59
Hình 3. 8 Kết quả lựa chọn tác hại của rác thải nhựa tới hệ sinh thái biển..............61
Hình 3.9 Tỷ lệ mức độ hiểu biết và quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe

của đồ dùng nhựa của ..............................................................................63
Hình 3.10 Tỷ lệ phản ứng đối với thông tin ống hút nhựa gây ảnh hưởng sức khỏe65
Hình 3.11 Tỷ lệ lựa chọn các sản phẩm thay thế ống hút nhựa ................................68
Hình 3.12 Tỷ lệ lựa chọn các kênh thơng tin truyền thông BVMT ..........................71

vii


Hình 3.13Tỷ lệ lựa chọn tuổi đời của ống hút nhựa .................................................74
Hình 3.14 Tỷ lệ chọn các tác hại của rác thải nhựa đến hệ sinh thái biển ................77
Hình 3.15 Tỷ lệ lựa chọn các câu trả lời trong xác định sản phẩm tự phân hủy trong
thời gian ngắn ..........................................................................................78
Hình 3.16 Tỷ lệ lựa chọn các tác hại của rác thải nhựa ............................................79
Hình 3.17 Tỷ lệ chọn các vật dụng có vật liệu khác nhau ........................................80
Hình 3.18 Tỷ lệ lựa chọn các sản phẩm khơng được làm từ nhựa...........................83
Hình 3.19 Mức đợ ủng hợ các chương trình giáo dục mơi trường............................85
Hình 3.20 Mức đợ hài lịng về buổi truyền thơng ....................................................86

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 0.1Tóm tắt đối tượng nghiên cứu ......................................................................4
Bảng 1.1 Số học sinh của tỉnh Long An (2016-2018) theoTổng cục Thống kê Hà
Nội năm 2019 ..........................................................................................33
Bảng 1.2 Số học sinh của Thành phố Hồ Chí Minh (2016-2018) theo Tổng cục
Thống kê Hà Nội năm 2019 ....................................................................34
Bảng 3.1 Chú thích các vật dụng được sản xuất từ nhựa của hình 3.1 .....................49
Bảng 3.2 Chú thích các vật dụng nhựa dùng mợt lần của hình 3.2...........................51

Bảng 3.3 Đặc điểm rút ra từ khảo sát của các phương pháp truyền thông cụ thể .....88
Bảng 3.4 Đề xuất các chương trình truyền thông cho từng đối tượng ......................94

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

C1

Cấp Tiểu học

C2

Cấp Trung học cơ sở

C3

Cấp Trung học phổ thông

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

LA

Tỉnh Long An


PET

Nhựa Polyethylene terephthalate

PP

Nhựa Polypropylene

PVC

Nhựa Polyvinyl chloride

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TpHCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TSHS

Tổng số học sinh

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

x


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ đã dẫn tới sự ra đời của
một loại vật liệu giá rẻ, bền bỉ và dễ dàng gia công thành các vật dụng phổ biến
trong đời sống hàng ngày chính là nhựa. Mặt trái của sự phát triển trên là vấn đề
ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn mơi trường
tồn cầu, nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức chính phủ và phi chính
phủ trên khắp thế giới, cũng như sự quan tâm rộng rãi của người dân. Đây cũng
là một vấn đề khoa học đòi hỏi sự chung tay của các nhà nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực. Lượng rác nhựa thải ra mơi trường chủ yếu có nguồn gốc từ rác thải
sinh hoạt ở khu dân cư đang tích tụ ngày mợt nhiều khơng chỉ trong mơi trường
sống của chính chúng ta mà cịn trong mơi trường sinh thái tự nhiên dẫn tới nhiều
hậu quả lớn đối với mỹ quan, du lịch và kinh tế của các quốc gia. Mặt khác, về
lâu dài, ô nhiễm rác thải nhựa gây ảnh hưởng xấu tới mơi trường đất, nước cũng
như làm suy thối hệ sinh thái tự nhiên trên trái đất đặc biệt là hệ sinh thái biển
và trên hết, việc tích tụ rác thải nhựa gây ra nhiều hậu quả khôn lường đến đời

sống và sức khỏe con người.
Hiện nay, Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung đang
ráo riết nghiên cứu để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề ơ nhiễm trên ở khía cạnh
cơng nghệ, xử lý, tái chế, tìm kiếm các loại vật liệu có khả năng thay thế nhựa
nhưng vẫn thân thiện với môi trường để giảm thiểu lượng phát sinh chất thải nhựa
độc hại vốn đang ngày càng vượt quá sức chịu đựng của mơi trường. Chính phủ
Việt Nam cũng đã ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014 nhắm đến việc
quản lý rác thải nhựa thơng qua các chính sách hướng tới việc cắt giảm sử dụng
dần dần vật dụng từ nhựa và tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân. Để người
dân có thể nhận thức rõ ràng trách nhiệm của bản thân đối với vấn nạn môi trường
trên, nhất thiết phải đưa ra các hình thức xử phạt kịp thời cũng như truyền thông

1


nhằm cung cấp kiến thức đúng đắn và hữu ích nhất để cùng chung tay khắc phục
hậu quả và giảm thiểu lượng chất thải nhựa thải ra môi trường.
Các năm gần đây, công tác truyền thông bảo vệ môi trường đã khơng cịn q xa
lạ đối với người dân trên tồn đất nước Việt Nam. Đây được xem như mợt cơng
cụ quản lý hiệu quả và có ảnh hưởng lớn tới ý thức chung của người dân. Thế
nhưng, độ phủ sóng cũng như mức đợ ảnh hưởng của các phương pháp truyền
thông này tại Việt Nam chưa được đánh giá mợt cách đầy đủ, chính xác. Trong
các đối tượng mà truyền thông bảo vệ môi trường nhắm tới, đối tượng học sinh
các cấp đang ngày càng trở thành đối tượng tiềm năng nhất do các tính chất đặc
trưng: số lượng đông, cần thiết phải được giáo dục phù hợp để bảo vệ tương lai
của chính mình và có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới phụ huynh, cộng đồng.
Nhận ra tầm quan trọng của nhóm đối tượng này, ngày 08/05/2019, Chương trình
phối hợp về cơng tác bảo vệ mơi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2019-2025 đã được ban hành trong đó tập trung
chủ yếu tới các vấn đề truyền thông nâng cao nhận thức của học sinh. Thế nhưng

dễ dàng nhận thấy, ảnh hưởng của các phương thức truyền thơng mơi trường khác
nhau lên các nhóm đối tượng có độ tuổi, điều kiện sống khác nhau là không đồng
đều và việc lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp với từng loại đối tượng
cụ thể đang là một thách thức lớn trong cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung.
Để chương trình có thể được phát đợng hiệu quả cần có những nghiên cứu sâu
hơn về tầm ảnh hưởng của các phương pháp truyền thông môi trường khác nhau
tới học sinh ở các cấp học sống trong các khu vực có sự khác biệt tương đối về
mặt kinh tế, văn hóa, xã hợi mà cụ thể và khu vực thành thị phát triển bậc nhất
nước ta (thành phố Hồ Chí Minh với GRDP hơn 6000 USD) so với các tỉnh vùng
nông thôn (tỉnh Long An với GRDP khoảng 3600 USD) nhằm tạo được sự chuẩn
bị tốt hơn cho công tác giáo dục nâng cao ý thức về môi trường áp dụng trong
điều kiện văn hóa, kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Chính vì vậy, để đánh giá mức đợ hiệu quả của các công tác truyền thông môi
trường trước đây cũng như so sánh sự khác biệt của các phương pháp truyền
2


thông khác nhau đến nhận thức và hành động của học sinh ở các độ tuổi khác
nhau trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường nói chung và rác thải nhựa nói riêng cũng
như so sánh giữa các vùng có sự khác nhau cơ bản về điều kiện kinh tế, xã hợi,
vật chất và tinh thần (thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An) từ đó đưa ra được
đề xuất, giải pháp để tối ưu hóa q trình truyền thơng môi trường tới từng đối
tượng cụ thể, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Nghiên cứu áp dụng các chương trình
truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ mơi trường về vấn đề rác thải nhựa
của học sinh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của công tác truyền thông môi trường trong quá khứ đối với
nhận thức, mức đợ quan tâm của nhóm học sinh khác nhau ở cả 3 cấp học (Tiểu
học, THCS, THPT) ở 2 khu vực nông thôn và thành thị.
Dùng các phương pháp truyền thông khác nhau để nâng cao nhận thức của học

sinh về vấn đề môi trường đặc biệt là rác thải nhựa.
Nghiên cứu hiệu quả của các phương pháp này đến công tác truyền thông trong
giáo dục (khác biệt giữa các cấp học khác nhau, khác biệt giữa các khối lớp trong
cùng một cấp học, khác biệt giữa các đối tượng ở 2 khu vực có điều kiện sống
khác biệt nhau) từ đó đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa nhận thức của học sinh
trong từng điều kiện cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng:
Nghiên cứu nhận thức và hành động về Môi trường nói chung và vấn đề rác thải
nhựa nói riêng của học sinh thuộc 3 cấp học (Tiểu học – khối lớp 3, THCS – khối
lớp 8 và THPT – khối lớp 10, 11, 12) ở 2 địa điểm khác nhau cơ bản về đời sống
kinh tế, xã hội (Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An). Tóm tắt về đối tượng
nghiên cứu được trình bày trong bảng 0.1:

3


Bảng 0. 1Tóm tắt đối tượng nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh
Trường THPT

Ten Lơ Man – Khối 10, 11, 12

Tỉnh Long An
Cần Đước – Khối 10, 11,
12

Trường THCS

Đồng Khởi – Khối 8


Thị trấn Cần Đước – Khối
8

Trường Tiểu

Nguyễn Thái Bình – Khối 3

Tân Chánh – Khối 3

học
 Phạm vi:
 Thời gian: bắt đầu từ tháng 04/2020 và kết thúc vào tháng 12/2020
 Không gian:
+ Trường THPT
Trường THPT Ten Lơ Man, địa chỉ: số 8 đường Trần Hưng Đạo, phường Phạm
Ngũ Lão, quận 1, Tp.HCM;
Trường THPT Cần Đước, địa chỉ: Khu 1B Thị trấn Cần Đước, Huyện Cần Đước,
Tỉnh Long An
+ Trường THCS
Trường THCS Đồng Khởi, địa chỉ: số 11 đường Phan Văn Trường, phường Cầu
Ông Lãnh, quận 1, TpHCM;
Trường THCS thị trấn Cần Đước, địa chỉ: Khu 2 Thị trấn Cần Đước, Huyện Cần
Đước, Tỉnh Long An
+ Trường Tiểu học
Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình, địa chỉ: số 105 đường Nguyễn Thái Bình,
phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TpHCM;
4



Trường Tiểu học Tân Chánh, địa chỉ: ấp Đông Trung, xã Tân Chánh, Huyện Cần
Đước, Tỉnh Long An.
 Quy mô nghiên cứu
Áp dụng công thức Slovin trong chọn cỡ mẫu nghiên cứu để độ tin cậy đạt 90%
𝑛=

𝑁
1 + 𝑁. 𝑒 2

(1)

Trong đó:
N là tổng số học sinh trong trường;
e là sai số cho phép (10%);
n là số lượng mẫu cần nghiên cứu.
Từ số lượng mẫu nghiên cứu, tiến hành chia đều cho số khối lớp của mỗi trường
để ra được số lượng học sinh trung bình mỗi khối cần khảo sát.
Dựa trên số lượng học sinh của mỗi trường, đề tài tiến hành khảo sát 4 lớp cho
mỗi khối (khoảng 30% số học sinh/khối) để đảm bảo độ tin cậy đạt như trên.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Tập trung sử dụng 4 phương pháp truyền thông môi trường thông dụng trong giáo
dục hiện nay (Giảng dạy theo nhóm nhỏ; Truyền thơng qua hình thức vẽ tranh;
Các sự kiện đặc biệt; Tổ chức các trò chơi liên quan tới môi trường) và đánh giá
thông qua bảng khảo sát có các câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Bloom về
nhận thức.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu kết hợp các phương pháp truyền thơng nhằm mục đích giáo
dục mơi trường trong học đường vốn đã có từ rất lâu (Giảng dạy theo nhóm nhỏ;
Truyền thơng qua hình thức vẽ tranh; Các sự kiện đặc biệt; Tổ chức các trò chơi
liên quan tới môi trường) nhằm cung cấp thêm nhiều thông tin về đặc tính, kiểm


5


tra khả năng áp dụng của các phương pháp này lên đối tượng học sinh cũng như
góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh.
Cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý hoạch định các chiến lược về truyền
thông môi trường tại các trường học trên địa bàn TpHCM cũng như vùng nông
thôn tỉnh Long An sao cho phù hợp với từng độ tuổi và tình hình kinh tế, xã hợi
khác nhau.
Đề x́t các giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả truyền thơng môi trường tại
các trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông trên địa bàn TpHCM và các
vùng nông thôn tại tỉnh Long An.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên đề tài chỉ thực thiện truyền thông một
lần, không thực hiện đánh giá lại nhận thức qua hành vi theo thời gian (sau 03
tháng), chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của ống hút nhựa đại diện cho rác
thải nhựa ở hai khu vực thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.

6


CHƯƠNG 1

1.1

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Tổng quan về rác thải nhựa

1.1.1 Đặc điểm và tính chất

Nhựa nói chung là một loạt các hợp chất hữu cơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp (chủ
yếu từ hóa dầu hoặc từ các hợp chất tự nhiên như cellulose kết hợp với mợt số
loại phụ gia đặc biệt) có thể được sử dụng để đúc thành các vật dụng ở thể rắn.
Đặc tính cơ bản nhất của các loại nhựa là đợ dẻo dai và bền bỉ, khó bị phá vỡ giúp
cho nhựa có thể được uốn ép thành nhiều loại hình dạng khác nhau. Ngồi ra,
cơng nghiệp sản x́t các sản phẩm từ nhựa cũng rất phát triển do chi phí sản xuất
thấp, quy trình sản xuất đơn giản. Sản phẩm tạo thành thường khơng thấm nước,
trọng lượng nhẹ và có thể thay thế nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, đá, kim
loại… nên được ứng dụng trong đời sống như sản x́t bao bì, đồ gia dụng,...giúp
giảm chi phí vận chuyển và cả ứng dụng trong những ngành khoa học địi hỏi sự
chính xác cao như khoa học vũ trụ, y dược.
Chất thải nhựa chủ yếu có nguồn gốc từ hợ gia đình và cơng nghiệp trong đó túi
nilon chiếm phần lớn trong nguồn rác thải nhựa sinh hoạt. Chất thải nhựa dưới
dạng bao bì chiếm đến 50% tổng khối lượng chất thải nhựa gia dụng. Từ khi loại
nhựa đầu tiên được phát minh vào năm 1907 tới nay đã có hàng trăm loại vật liệu
nhựa được sáng chế ra trên toàn thế giới. Tuy nhiên 80 – 90% các loại nhựa được
sử dụng thuộc loại PET, Vinyl, LDPE, PP, PVC [1].
1.1.2 Tác hại của rác thải nhựa
Các loại nhựa ngun chất thường ít đợc hại do chúng khá trơ về mặt hóa học.
Tuy nhiên các loại nhựa hiện nay thường chứa nhiều chất phụ gia có thể gây hại
cho con người qua đường thức ăn, đồ chơi,… như vinyl clorua (tiền thân của
PVC) được xem như chất gây ung thư ở người [2].

7


Do được tạo nên chủ yếu từ dầu mỏ, việc đốt rác thải nhựa có thể gây những vấn
đề nghiêm trọng cho môi trường. Thật vậy, một báo cáo năm 2019 cho thấy rác
thải nhựa đóng góp 850 triệu tấn CO2 vào khí quyển năm 2019 và được dự đốn
sẽ ngày càng tăng trong tương lai. [3]

Khi bị thải bỏ khơng đúng cách, rác thải nhựa có thể bị nhiễm các chất hóa học
khác gây khó khăn cho việc tái chế cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe người sử
dụng.
Do có cấu trúc phân tử lớn, nhựa là mợt loại vật liệu phân hủy chậm và thường
tồn tại dưới dạng mảnh vụn trong mơi trường. Mợt cốc nhựa có thể mất 50 năm
để phân hủy trong khi một chiếc tã em bé phân hủy hoàn toàn cần 450 năm, chúng
thường là nguyên nhân dẫn tới sự tử vong hoặc tổn thương của các lồi sinh vật
biển [4].
1.1.3 Tình hình ơ nhiễm rác thải nhựa trên thế giới
Theo nhiều báo cáo, mỗi năm trung bình thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải
nhựa. Lượng rác này đạt 381 triệu tấn vào năm 2015 (tương đương 2/3 khối lượng
dân số toàn thế giới) và trong số đó, khoảng 8 triệu tấn đã được thải ra đại dương
mỗi năm. Hiện nay, có khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên tồn
thế giới, trong số đó chỉ khoảng 9% được tái chế.
Bao bì, chai nhựa, túi nilon chiếm hơn mợt nửa lượng rác thải nhựa trên tồn thế
giới do đặc tính vịng đời tương đối ngắn (chỉ khoảng 6 tháng). Tính trung bình,
mỗi phút thế giới thiêu thụ 1 triệu chai nhựa.
Với dân số đông nhất, Trung Quốc đã sản xuất số lượng nhựa lớn nhất với gần
60 triệu tấn một năm. Tiếp theo là Hoa Kỳ với 38 triệu, Đức là 14,5 triệu và Brazil
là 12 triệu tấn.
Ở nhiều quốc gia thu nhập thấp đến trung bình, lượng chất thải nhựa không được
xử lý tương đối cao. Nhiều quốc gia ở Nam Á và châu Phi cận Sahara, con số này
lên đến khoảng 80-90% làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm các sông và đại dương
[5].

8


Hình 1.1 Tổng lượng rác thải nhựa của các quốc gia


Hình 1.2 Lượng rác thải nhựa theo từng ngành
Rác thải nhựa thải ra môi trường đang tăng lên theo cấp số nhân. Chúng đang
từng ngày, từng giờ tàn phá, hủy diệt môi trường sống của con người và cả thế
giới động vật đặc biệt là sinh vật biển. Hơn thế nữa, theo thống kê từ kết quả

9


nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology của các nhà
khoa học Canada cho thấy một người đàn ông trưởng thành có thể “ăn” tới 52.000
hạt vi nhựa mỗi năm. Con số đó tăng lên đến 121.000 hạt, tương đương khoảng
320 hạt vi nhựa/ngày khi môi trường bị ô nhiễm.
Để đối phó với vấn đề nan giải này, các nước trên thế giới đang dần loại bỏ sử
dụng các loại nhựa dùng một lần. Gần đây một số nước đã có các hoạt đợng quyết
liệt nhằm giảm chất thải nhựa:
 Tại hội nghị G20, Nhật Bản đã bàn luận, cân nhắc ban hành luật yêu cầu doanh
nghiệp tính phí sử dụng túi nhựa;
 Thái Lan từ năm 2020 đến năm 2022 sẽ chấm dứt sử dụng các loại túi nilon
mỏng hơn 36 micron, các loại hộp xốp đựng thực phẩm, các loại ống hút bằng
nhựa và cốc nhựa sử dụng một lần;
 New Zealand ra lệnh cấm sử dụng túi nhựa một lần từ ngày 01 tháng 07 năm
2019.
 Tại Indonesia, người dân có thể đổi rác thải để được chăm sóc sức khỏe miễn
phí.
 Phần lớn lãnh thổ Singapore đã bỏ sử dụng đồ nhựa tại các nhà hàng, quán ăn
kể từ tháng 07 năm 2019.
 Năm 2019, Trung Quốc đã cấm hoàn toàn việc sử dụng túi nilon, thay bằng
các loại túi sử dụng chất liệu có thể phân hủy được.
1.1.4 Tình hình ơ nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam
Mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 40 kg rác thải nhựa mỗi năm và đã thải ra hơn

1,8 triệu tấn rác thải nhựa nói chung, chiếm gần 6% lượng rác nhựa trên thế giới.
Chỉ khoảng 27% lượng rác thải đó được tái chế. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về
lượng rác thải nhựa ra biển với khoảng 730.000 tấn mỗi năm. Theo các chuyên
gia, rác chỉ được thu gom 70% tại các thành phố và chỉ 40% tại nông thôn [6],
[7].

10


Trong đó, TpHCM mỗi ngày có khoảng 1.800 tấn chất thải nhựa, là mợt trong
những địa phương có số lượng rác thải nhựa lớn nhất nước, nhưng chỉ có khoảng
200 tấn được tái chế, cịn lại được xử lý chơn lấp cùng các loại chất thải rắn khác.
Lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng là do các sản phẩm, dụng cụ làm từ nhựa
rất đa dạng như ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn,
ống hút … tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công và sản xuất [6], [7].
Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do
rác thải nhựa gây ra như kêu gọi không sử dụng vật liệu nhựa không tái chế được
ở các thành phố lớn vào năm 2021 và áp dụng trên toàn quốc năm 2025. Tuy
nhiên các mục tiêu này sẽ không dễ dàng được thực hiện do nhận thức cịn kém
của cơng chúng về tác đợng của chất thải nhựa đối với mơi trường và mức thuế
cịn thấp đối với các sản phẩm nhựa. [8]
Nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường biển nói
riêng được ban hành. Tuy nhiên, chất thải nhựa mới chỉ được quy định chung
trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định riêng, hướng
dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải nhựa trên biển. [9]
Trong khi đó, việc tái chế chất thải nhựa của Việt Nam chưa được quan tâm phát
triển. Tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp, hầu hết các loại chất thải được
tập hợp lại và thu gom bằng xe chở rác. Công nghệ tái chế nhựa được sử dụng tại
các thành phố lớn của Việt Nam đã lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao và gây ơ
nhiễm mơi trường. [9]

Trong nỗ lực cải thiện tình hình rác thải nhựa đang ngày càng trầm trọng và nhằm
hưởng ứng chiến dịch “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” của Liên hợp quốc,
năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác
thải nhựa”. Với sự tham gia của các bợ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức
quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại … cam kết cắt
giảm sản phẩm nhựa, túi nilon sử dụng một lần. Sự kiện nhằm kêu gọi các cấp,
các ngành, người dân hãy hành đợng thiết thực, hãy thay đổi thói quen, hành vi

11


sử dụng túi nilon, nhựa sử dụng một lần khoa học và hợp lý hơn ngay từ bây giờ.
Từ tháng 06 năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thay thế chai đựng nước
dùng mợt lần bằng bình nước kim loại tại các hội nghị, hội thảo. Hầu hết, các cơ
quan trong Bợ đã khơng cịn sử dụng chai nhựa, túi nilon trong các hoạt đợng
hằng ngày.[10]

Hình 1.3 Tỷ lệ rác thải xử lý không đúng cách ở Việt Nam so với thế giới
Theo tính tốn của nhóm nghiên cứu Dư Văn Toán, Mai Kiên Định, Phạm Văn
Hiếu - Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo [11]; Nguyễn Thùy Vân-Viện Nghiên
cứu Phát triển Du lịch [12]: Khối lượng chất thải nhựa do khách du lịch thải ra
các khu du lịch biển Việt Nam đến năm 2020 dự báo khoảng 206.100 tấn, có thể
chiếm đến gần 40% tổng rác nhựa ra biển. Do các dòng hải lưu, các hạt nhựa vụn
di chuyển trên khắp đại dương, trở thành mồi cho các lồi chim biển, cá, giun và
đợng vật biển. Khi các động vật nuốt phải, các hạt nhựa vụn cũng như các mảnh
nhựa chưa phân hủy có thể bị mắc trong khí quản, gây ngạt thở, hoặc làm tắc hệ

12



×