Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BAI VIET VE TRUONG THCS NGUYEN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.12 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SÓ BÀI VIẾT VỀ TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU – XÃ TẮC VÂN – TP CÀ MAU</b>
Sáng ngày 4/9, TrườngTHCS Nguyễn Du, xã Tắc Vân - TP. Cà Mau long trọng tổ chức lễ công
nhận trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tiến Dũng, Bí thư Thành
ủy Cà Mau Trương Ngọc Tiếp, Tiến sĩ - NGƯT Thái Văn Long - Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, đại
diện Phòng Giáo dục TP. Cà Mau… cùng thầy và trị nhà trường.


<i>Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tiến Dũng (trái) trao Bằng công nhận đạt chuẩn Quốc gia của UBND tỉnh cho Trường</i>
<i>THCS Nguyễn Du </i>


Là trường thuộc xã Tắc Vân, xã cửa ngõ của TP. Cà Mau, cách trung tâm tỉnh 12 km. Từ một trường cơ sở vật
chất còn thiếu thốn, chất lượng dạy và học còn hạn chế, đến nay, trường THCS Nguyễn Du đã có 18 phịng học
gồm 36 lớp với 1.593 học sinh (bình quân 45 học sinh/lớp). Có 79 giáo viên (GV) dạy đủ các bộ mơn, trong đó 21
GV giỏi cấp thành phố, 5 GV giỏi cấp tỉnh, khơng có GV nào yếu về năng lực, phẩm chất. Ông Võ Tấn Công -
Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho rằng, nếu so với một số trường THCS và THPT về số lượng học sinh
giỏi cấp thành phố và tỉnh, thì trường THCS Nguyễn Du chỉ đứng sau trường THPT Hồ thị Kỷ và trường Chuyên
Phan Ngọc Hiển. Năm học 2006-2007, trường có 43 học sinh giỏi cấp thành phố và 13 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đó
chính là một động lực rất lớn để thầy và trò nhà trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Sau khi nghiên cứu quy chế
công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia, Ban Giám hiệu trường đã thực hiện đạt 5 tiêu chuẩn theo quy định
của Bộ Giáo dục - Đào tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Việc công nhận trường THCS Nguyễn Du đạt chuẩn quốc gia sẽ là động lực to lớn, khích lệ các trường
khác trong tỉnh thi đua phấn đấu để trở thành trường đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh tỉnh nhà.


<b>Trường THCS Nguyễn Du tiền thân là trường THCS Tắc Vân. Sau nhiều lần thay đổi tên </b>
<b>gọi, đến nay đã trên 30 năm tồn tại, thầy và trị của ngơi trường này đang phấn đấu trở thành </b>
<b>trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên ở bậc THCS của thành phố Cà Mau.</b>


Là trường thuộc xã Tắc Vân, xã cửa ngõ của thành phố Cà Mau, cách trung tâm tỉnh 12 km. Là đầu
mối giao lưu rất thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sơng. Lại nữa, Tắc Vân cịn tiếp giáp với nhiều xã trong
thành phố và huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu với dân số khoảng 13 ngàn người, chia làm 4 ấp; trong đó


người Hoa chiếm 10,4%, người Khmer chiếm 0,5%, phần còn lại là người Kinh. Người dân sống chủ yếu
bằng nghề thương nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và khai thác thủy sản… Đây là điều
kiện thuận lợi cũng như thách thức đối với nhà trường.


<i>Phòng thực hành</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Một góc trường THCS Nguyễn Du </i>


Tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và ban ngành đồn thể địa phương, Hội đồng giáo dục, Hội khuyến
học, Hội Cha mẹ học sinh nhà trường rất quan tâm đến cơng tác giáo dục. Điều đó được cụ thể hóa ngay
trong Nghị quyết của Đảng bộ xã. Cán bộ, đảng viên thì ln xác định: Muốn phát triển kinh tế xã hội,
trước hết phải phát triển sự nghiệp giáo dục, vận dụng phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng chăm
lo cho sự nghiệp giáo dục”. Nhờ đó, từ một trường cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, chất lượng dạy và học
còn hạn chế, đến nay, trường THCS Nguyễn Du đã có 18 phịng học gồm 36 lớp với 1.593 học sinh (bình
quân 45 học sinh/lớp). Có 79 giáo viên (GV) dạy đủ các bộ mơn, trong đó 21 GV giỏi cấp thành phố, 5
GV giỏi cấp tỉnh, khơng có GV nào yếu về năng lực, phẩm chất. Ơng Võ Tấn Cơng - Hiệu trưởng trường
THCS Nguyễn Du cho rằng, nếu so với một số trường THCS và THPT về số lượng học sinh giỏi cấp
thành phố và tỉnh, thì trường THCS Nguyễn Du chỉ đứng sau trường THPT Hồ Thị Kỷ và trường Chuyên
Phan Ngọc Hiển. Năm học 2006-2007, trường có 43 học sinh giỏi cấp thành phố và 13 học sinh giỏi cấp
tỉnh. Đó chính là một động lực lớn để thầy và trò nhà trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Ơng Cơng
cũng cho biết thêm, từ năm 2002, sau khi nghiên cứu quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc
gia, Ban Giám hiệu trường đã thực hiện đạt 5 tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một vấn đề khó, nhưng giữ vững và hoàn thiện hơn là một điều càng
khó hơn. Chính vì vậy, địi hỏi lãnh đạo nhà trường và tập thể sư phạm phải kiên trì trong thực hiện
nhiệm vụ, sáng tạo trong việc đề ra kế hoạch; trong đó cơng tác tham mưu với các cấp về mọi lĩnh vực;
vận động tốt việc xã hội hóa giáo dục, để giảm đến mức tối thiểu số bỏ học; xây dựng sự đồng thuận
trong giáo dục; tạo điều kiện để nâng cao nghiệp vụ cho GV để đạt hiệu quả cao trong công tác dạy và
học; xây dựng cảnh quan đẹp, môi trường sư phạm lành mạnh để mọi người cảm thấy trường học chính là
“ngơi nhà chung” của mình để cùng chung sức chăm lo… là những lĩnh vực nhà trường quan tâm đặc
biệt. Ngồi ra, trường THCS Nguyễn Du cịn chú trọng thực hiện các chương trình ngồi giờ lên lớp và tổ


chức nhiều cuộc thi để giáo viên và học sinh có điều kiện tham gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Trường trung học cơ sở Nguyễn Du - TP. Cà Mau: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức </b>
<b>Hồ Chí Minh</b>


Nằm ở xã Tắc Vân, cách xa trung tâm Tp.Cà Mau, trường THCS Nguyễn Du tuy được quan tâm đầu
tư, song vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đa số học sinh của trường đều sống
ở các vùng nơng thơn, hồn cảnh gia đình, điều kiện đi lại, tiếp cận và hưởng thụ về mặt vật chất và tinh
thần cịn nhiều hạn chế. Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh của nhà trường...


Song, bằng cách lồng ghép các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp đồn thể, họp sinh hoạt chun mơn,
các buổi sinh hoạt dưới cờ… cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh đã hiểu được ý nghĩa và tầm
quan trọng của cuộc vận động và đã tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Cụ thể,
trong sinh hoạt hằng ngày, nhà trường thường xuyên giáo dục ý thức, tinh thần tiết kiệm trong giáo viên
và học sinh bằng nhiều hình thức, coi nhà trường chính là nhà của mình, sử dụng các thiết bị điện, nước
hợp lý và cần thiết; tắt quạt, đèn khi ra khỏi phòng; bảo quản, bảo trì các loại máy móc hiện có, hạn chế
việc sửa chữa không cần thiết; quản lý và sử dụng hợp lý các loại văn phòng phẩm; giáo dục ý thức yêu
thiên nhiên, nâng cao hiệu quả các tiết học của bộ môn sinh học; 100% đội viên thực hiện giữ gìn trường
lớp xanh-sạnh-đẹp, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo quản vườn hoa; bộ phận thư viện-thiết bị luôn nêu
cao tinh thần trách nhiệm trong bảo quản của công, quản lý chặt tài sản thư viện và các thiết bị dạy học ít
hư hao. Trường còn phát động đội viên tham gia tốt phong trào "chuyền sách cho nhau" và các em học
sinh tặng sách giáo khoa cho nhà trường; 100% chi đội tham gia thực hiện thu gom giấy vụn để gây quỹ,
đóng tập các giấy đã sử dụng để làm giấy nháp; 100% chi đội tiết kiệm tiền quà vặt để đóng góp quỹ kế
hoạch nhỏ, để thăm các bạn ốm đau, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn; 100% đều thực hiện nghiêm túc
quy định "ra khỏi lớp tắt quạt, đèn". Trong các phiên họp tổ chuyên môn, thể hiện những công việc thật
cần thiết liên quan đến chuyên môn, sắp xếp nội dung công việc từng buổi, hằng tuần, hằng tháng một
cách khoa học để tiết kiệm công sức lao động, hạn chế những buổi họp khơng mang tính chất quan trọng
để hạn chế phí phạm thời gian của tập thể (dùng hình thức thông tin nhanh); trong công tác xây dựng cơ
sở vật chất thể hiện tốt nguyên tắc tài chính, khơng để hiện tượng tham ơ, móc ngoặc xảy ra; chi tiêu nội


bộ một cách hợp lý, khoa học, khơng để thất thốt tiền bạc, tài sản của trường. Trong công tác chuyên
môn, điều động giáo viên luôn phù hợp với nội dung công việc; tuyệt đối không sử dụng hóa chất thí
nghiệm một cách lãng phí; sử dụng bao nhiêu, giáo viên tính tốn cẩn thận trước khi nhận hóa chất từ bộ
phận thiết bị; đưa thang điểm thi đua vào việc quản lý giờ giấc hội họp, giờ lên lớp của giáo viên, tránh
lãng phí thời gian, từ đó mang lại hiệu quả cao; thực hiện tốt cuộc vận động "Trường học thân thiện, học
sinh tích cực"; thường xuyên sửa đổi lối làm việc phù hợp với thời gian, với thực tế nội dung cơng việc;
tìm tịi học hỏi, nghiên cứu và cải tiến lối làm việc nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, tránh nói nhiều làm ít;
phát động đồn viên tự làm đồ dùng dạy học…


Nhìn chung, chương trình hành động đã được xây dựng trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của
nhà trường, được các đảng viên, tập thể sư phạm ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt
cuộc vận động. Tuy nhiên, ông Võ Tấn Công, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, trong triển khai cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", trường THCS Nguyễn Du cũng gặp một số
khó khăn: Một số ít cá nhân chưa phát huy đúng vai trò, trách nhiệm được phân công nên hiệu quả chưa
cao; công tác tuyên truyền, vận động về mặt hình thức chưa phong phú, phần nào ảnh hưởng đến hiệu
quả của cuộc vận động; các thành viên trong Ban Chỉ đạo của trường phần lớn là kiêm nhiệm, nên việc tổ
chức triển khai gặp nhiều khó khăn. Song với những kết quả đạt được, trường THCS Nguyễn Du sẽ cố
gắng vượt qua và phấn đấu thực hiện thắng lợi cuộc vận động này bằng tinh thần, trách nhiệm, ý thức rèn
luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Yế tế học đường</b>


Y tế học đường - Bước đệm nâng cao chất lượng giáo dục 12/8/2010 8:38:51 AM Với sự quan tâm của
ngành giáo dục, sự trợ lực của ngành y tế, y tế học đường đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
trường học với mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho học sinh và giáo viên, góp phần quan trọng vào việc nâng


cao hiệu quả giáo dục. Cán bộ phụ


trách Y tế Trường THCS Nguyễn Du kiểm tra sức khỏe cho học sinh.



Trường THCS Nguyễn Du, xã Tắc Vân, TP Cà Mau là một trong những trường học phát huy tốt vai trò
của y tế học đường. Năm 2006, nhà trường đã tổ chức được một phòng y tế học đường phục vụ cơng
tác chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh.


Thầy Lâm Quốc Sử, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Chúng tơi nhận thức rằng, việc bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Áp lực giảng dạy và học tập
đòi hỏi thầy cơ, các em học sinh phải có được một sức khỏe dẻo dai, sự minh mẫn của đầu óc, có như
vậy việc truyền thụ và tiếp thu kiến thức mới đạt kết quả tốt nhất". Đó cũng là một trong những yếu tố
làm nên chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường.


Theo đó, nhà trường rất chú trọng việc hồn thiện cơ sở vật chất của phịng y tế. Mỗi năm, nhà trường
đầu tư gần 20 triệu đồng cho việc mua sắm, thay mới các thiết bị y tế, tăng cường thuốc men. Riêng
năm nay, với quy định bắt buộc mua bảo hiểm y tế đối với các em học sinh, trường được giữ lại 12%
(của 90% tổng thu) tiền thu bảo hiểm để phục vụ cho công tác y tế.


Cô Nguyễn Diễm Thúy, hiện là cán bộ phụ trách phòng y tế nhà trường, tâm sự: "Tôi về trường từ tháng
9/2009, đảm nhận công tác sơ cấp cứu và tham mưu cho nhà trường, phụ huynh học sinh về tình trạng
sức khỏe của các em.


Đối với những tai nạn nhẹ, các bệnh thông thường tôi có thể bảo đảm việc điều trị, nhưng khó nhất là
các em đã mắc bệnh trước đó, nhất là bệnh tim, biểu hiện triệu chứng nhiều khi nguy kịch, tôi chỉ có thể
làm những thao tác sơ cấp cứu và nhanh chóng chuyển đến các cơ sở y tế".


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

khoa học về thời gian…". Với nhận thức đúng đắn ấy, nhà trường đang dần tạo ra một mơi trường "thân
thiện" thực sự đối với học sinh.


Tồn trường có 20 phịng học cơ bản, thiết kế bàn ghế có kích thước hợp lý với từng khối lớp, bảo đảm
ánh sáng, nhiệt độ, sĩ số lớp vừa phải. Khn viên nhà trường được phủ bóng cây xanh, học sinh có
chỗ vui chơi, thể dục thể thao. Trường có hệ thống nước uống lọc tia cực tím phục vụ các em học sinh.
Song song đó, nhà trường cịn kết hợp với ngành y tế địa phương kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các


em. Đặc biệt, trường vừa tổ chức khám mắt cho học sinh. Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ,
trường tổ chức tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, tập huấn các thao tác sơ
cấp cứu…


Cô Nguyễn Diễm Thúy đúc kết: "Nếu trước đây, vấn đề sức khỏe về thể chất của học sinh được quan
tâm nhiều hơn thì giờ đây, sức khỏe tinh thần của các em cũng được chúng tôi quan tâm theo dõi. Các
căn bệnh trầm cảm, tự kỷ đang dần xuất hiện với mật độ ngày càng cao trong học đường. Thầy, cô giáo
và chúng tôi luôn theo dõi và kịp thời phát hiện, thơng báo cho phụ huynh để nhanh chóng đưa các em
đi chữa trị".


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Cơng trình Trường THCS Nguyễn Du xã Tắc Vân hoàn thành đúng tiến độ </b>


<b> Ngày 4/12, Sở GD&ĐT nghiệm thu và bàn giao cơng trình trường THCS Nguyễn Du, xã Tắc Vân </b>
<b>cho Phịng GD-&ĐT TP. Cà Mau. </b>


<i>Đồn cơng tác Sở GD&ĐT kiểm tra, nghiệm thu cơng trình.</i>


Trường THCS Nguyễn Du là trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ. Trong thời gian qua,
một số phịng chức năng bị xuống cấp, khơng đáp ứng được tốt việc dạy và học. Sở GD&ĐT đã đầu tư
gần 3 tỷ đồng để xây mới 10 phịng chức năng. Cơng trình này được thực hiện theo mẫu thiết kế mới,
gồm 3 tầng, vừa tạo cảnh quan đẹp vừa ít chiếm diện tích mặt bằng.


Theo Sở GD- ĐT cho biết, đây là cơng trình xây dựng trường học được thi cơng nhanh, chỉ trong 6
tháng, đảm bảo cả tiến độ và chất lượng. Cơng trình do Cơng ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Cà Mau thi
công./.


</div>

<!--links-->

×