Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ban chat chuc nang va dac diem cua su phattrien van hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.79 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu 42: Văn hóa là gì? Phân tích bản chất, chức năng và đặc điểm của</b>
<b>sự phát triển văn hóa.</b>


<i><b>1. Văn hóa là gì?</b></i>


- Văn hóa theo nghĩa rộng là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần
cũng như các phương thức tạo ra chúng, kỹ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến
bộ của loài người và sự truyền thụ giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.


- Xét trên quan điểm giá trị: văn hóa là trình độ phát triển của các quan hệ
nhân tính của một xã hội, của mỗi con người, nó được cộng đồng khẳng định và
giữ gìn như những hệ giá trị đặc trưng cho bản sắc của dân tộc, quốc gia trong hệ
chuẩn cơ bản: là CHÂN - THIỆN - MỸ.


- Phân biệt khái niệm văn hóa và văn minh


Văn hóa hiểu một cách tổng quát là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh
thần của loài người, nhưng trong các thời kỳ phát triển khác nhau của văn hóa thì
sự sáng tạo của họ cũng có sự khác nhau. Trong các thời kỳ đó đều có những đặc
trưng riêng và để chỉ từng thời kỳ đặc trưng văn hóa đó người ta dùng khái niệm
văn minh. Ví dụ như: văn minh đồ đá, văn minh đồ đồng, văn minh đồ sắt, văn
minh phương Đông, văn minh phương Tây… Vậy văn minh là một khái niệm dùng
để chỉ một thời kỳ đặc trưng hay một vùng đặc trưng để so sánh với các thời kỳ
khác nhau, các vùng khác nhau trong sự phát triển xã hội. Nó chính là thước đo
trình độ phát triển của văn hóa trong mỗi vùng hay mỗi thời kỳ nhất định.


<i><b>2. Bản chất và chức năng của văn hóa:</b></i>


Với khái niệm trên văn hóa được chia thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của sự phát triển xã hội thì sản
phẩm do xã hội tạo ra cũng khác nhau, đó chính là sự phản ánh các giai đoạn phát
triển khác nhau của văn hóa.


- Văn hóa tinh thần: là toàn bộ những giá trị của đời sống tinh thần bao gồm
khoa học và mức độ áp dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất và sinh hoạt,
trình độ học vấn, tình trạng giáo dục, y tế, nghệ thuật, chuẩn mực đạo đức trong
hành vi của các thành viên xã hội, trình độ phát triển nhu cầu của con người. Văn
hóa tinh thần còn bao gồm cả những phong tục, tập quán, những phương thức giao
tiếp và ngôn ngữ.


- Ranh giới giữa văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ có tính tương đối.
- Văn hóa có tính khách quan. Tuy xuất hiện với tính cách là sản phẩm của
con người nhưng theo dòng lịch sử, những thành tựu ấy tựa hồ như siêu thời gian
tạo ra truyền thống và không phụ thuộc vào cá nhân riêng lẻ mà với tư cách là một
thực thể được phát triển về mặt xã hội.


- Văn hóa là một biểu hiện xã hội không chỉ bao quát quá khứ, hiện tại mà
còn trải qua trong tương lai. Văn hóa quá khứ trong những tấm gương tốt đẹp cùng
tham dự và sống lại với hiện tại và con người sống và sáng tạo hôm nay lại truyền
thụ tư tưởng của mình, kết quả lao động của mình cho những thế hệ thay thế mình
theo dòng lịch sử.


- Văn hóa là thuộc tính bản chất, tộc loại của con người với các chức năng,
giáo dục, nhận thức, định hướng, đánh giá, xác định, chuẩn mực của hành vi, điều
chỉnh các quan hệ ứng xử, giao tiếp. Song cốt lõi trong các chức năng của các giá
trị văn hóa đem lại là chủ nghĩa nhân đạo, tính đạo đức. Không có tính đạo đức thì
tất cả các giá trị (giá trị vật chất và giá trị tinh thần) sẽ mất đi mọi ý nghĩa. Ngày
nay nền văn hóa nhân loại với tất cả tầm vóc của nó gợi cho con người điều tự hào
cao cả và tinh thần trách nhiệm, bên cạnh đó con người không thể không lo lắng và


thậm chí cả sợ hãi trước vô số những vấn đề của thế giới hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Lịch sử phát triển của các yếu tố văn hóa không đồng đều. Trong cùng một
giai đoạn có thể mặt này phát triển mặt kia lạc hậu. Có mặt phát triển nhanh hơn
hay chậm hơn so với kinh tế. Song xét trong toàn bộ quá trình lịch sử thì văn hóa
ngày càng phát triển và sự phát triển của văn hóa là do kinh tế, do phương thức sản
xuất quy định.


- Văn hóa tinh thần của một hình thái kinh tế-xã hội xuất hiện và phát triển
trên cơ sở vật chất cụ thể và phản ánh trình độ phát triển nhất định của tồn tại vật
chất. Song do các yếu tố khác nhau của văn hóa tinh thần gắn liền với cơ sở vật
chất cũng không giống nhau. Một số gắn trực tiếp với cơ sở vật chất như là khoa
học tự nhiên, kỹ thuật… Có một số lại gắn một cách gián tiếp như triết học, nghệ
thuật, đạo đức, thẫm mỹ…


- Sự phát triển của văn hóa mang tính kế thừa.


Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của văn hóa cũng đều có sự kế thừa
văn hóa xã hội đã đạt được trong các giai đoạn trước. Các giai cấp tiên tiến bao giờ
cũng biết nắm lấy những thành tựu văn hóa đã đạt được của quá khứ, trên cơ sở đó
tiếp thu chọn lọc cải tạo một cách có phê phán bổ sung làm cho nó ngày càng phát
triển. Tính liên tục trong quá trình phát triển của văn hóa là một đặc điểm quan
trọng mà ngay cả lúc chuyển biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội khác cũng
không thể bị phá vỡ.


- Sự phát triển của văn hóa còn có đặc điểm là giữa các yếu tố cấu thành của
văn hóa có mối quan hệ tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Sự liên
hệ tác động qua lại lẫn nhau đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể diễn ra trong
một thời gian tương đối ngắn cũng có thể diễn ra trong một thời gian tương đối dài.
Sự kế thừa và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành của văn hóa diễn ra


trong quá trình phát triển của nó so với chế độ kinh tế, phương thức sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong
lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong đời sống…” (Văn kiện Hội
nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII). Đó là nền tảng tinh thần to
lớn để nhân dân ta xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, công bằng và nhân ái.


</div>

<!--links-->

×