Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN thiết kế bảng thống kê định kì mặc định báo cáo về chất lượng giảng dạy trên phần mềm microsoft office excel nhằm rút ngắn thời gian báo cáo cho giáo viên tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.58 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …………………………………
1. Tên sáng kiến
Thiết kế bảng thống kê định kì mặc định báo cáo về chất lượng giảng dạy trên phần
mềm Microsoft Office Excel nhằm rút ngắn thời gian báo cáo cho giáo viên tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác báo cáo, thống kê giảng dạy.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Trong công tác giảng dạy, việc báo cáo kết quả qua mỗi lần kiểm tra là công việc
được giáo viên thực hiện thường xuyên trong năm học. Từ khi thực hiện theo Thông
tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 và Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục & Đào tạo – Ban hành về việc
quy định về đánh giá học sinh tiểu học thì giáo viên phải báo cáo chi tiết hơn, ví dụ
như bao nhiêu học sinh đạt điểm 10, điểm 9, điểm 8, điểm 7, điểm 6, điểm 5 và dưới
điểm 5; đánh giá từng tiêu chí của năng lực và phẩm chất; …. Vì vậy giáo viên phải
mất thời gian ngồi đếm, chia tỉ lệ phần trăm và tính toán để so sánh kết quả của năm
học này với cùng kì của năm trước. Với cách làm trên thì mỗi giáo viên, Tổ trưởng và
Phó hiệu trưởng tổng hợp báo cáo mất nhiều thời gian cho việc báo cáo này, để giảm
bớt nhọc nhằn cho giáo viên, Tổ trưởng, Phó hiệu trưởng chun mơn, chúng tơi đã
“Thiết kế bảng thống kê định kì mặc định báo cáo về chất lượng giảng dạy trên phần
mềm Microsoft Office Excel nhằm rút ngắn thời gian báo cáo cho giáo viên tiểu học”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Giúp giáo viên tiểu học giảm bớt áp lực, nhẹ nhàng hơn, rút ngắn thời gian hơn
sau mỗi lần thống kê báo cáo định kì, kết quả báo cáo nhanh, chính xác; góp phần
1



thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học và phong trào “Đổi
mới sáng tạo trong dạy và học” do Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố phát động.
3.2.2. Nội dung giải pháp
3.2.2.1. Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
a. Giải pháp đã thực hiện:
Từng giáo viên chấm bài kiểm tra xong, cập nhật vào hệ thống VnEdu.vn sau đó
xuất ra excel và tiến hành báo cáo thống kê theo mẫu, giáo viên phải đếm và báo cáo
cho tổ trưởng tổng số học sinh lớp mình bao nhiêu em đạt điểm 10, điểm 9, điểm 8,
điểm 7, điểm 6, điểm 5 và dưới điểm 5; đánh giá từng tiêu chí của năng lực và phẩm
chất. Thống kê số nữ, tỉ lệ phần trăm và so sánh kết quả của năm học này với cùng kì
của năm học trước. Sau đó tổ trưởng tổng hợp cả khối để báo cáo về Ban lãnh đạo.
Tồn bộ thống kê định kì được giáo viên thực hiện thủ công hoặc trên trang Excel
thông thường mất rất nhiều thời gian, đôi lúc lại có sai sót, thiếu tính chính xác...
b. Giải pháp mới:
Thiết kế bảng thống kê theo mẫu quy định và kết hợp với mẫu thông kê trên
VnEdu.vn (phần mềm nhập điểm điện tử) trên phần mềm Microsoft Office Excel.
Trong chương trình sử dụng các hàm tính tốn thống kê như: sum(), sumif(),
counta(), countif(), if(), sumproduct(), ... Chương trình cịn kết hợp với Phần mềm
Vnedu.vn để nhập – xuất dữ liệu trong quá trình thực hiện và cập nhật dữ liệu kết quả
học tập rèn luyện của học sinh lên phần mềm Vnedu.vn, các ơ cơng thức mặc định
được khóa lại để tránh gây lỗi cho chương trình. Người dùng chỉ được thao tác trên
các ô nội dung cần nhập dữ liệu hoặc tiêu đề cần thay đổi cho phù hợp.
c. Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã thực hiện:
Giải pháp được thực hiện trên phần mềm Microsoft Office Excel, giáo viên chỉ
cần nhập điểm kiểm tra trên hệ thống VnEdu.vn và xuất ra Excel và paste vào bảng
thiết kế có sẵn là có ngay bảng thống kê theo yêu cầu của Tổ trưởng và Ban lãnh đạo
trường, không tốn thời gian ngồi đếm như trước kia. Giải pháp dễ thực hiện, nhanh,
chính xác và mang lại hiệu quả cho công việc báo cáo thống kê định kì.
3.2.2.2. Các bước thực hiện cụ thể của giải pháp mới:
2



* Đối với giáo viên bộ môn: (Tiếng Anh và Tin học, đối tượng học sinh từ khối
3 đến khối 5, mỗi khối có 4 lớp)
- Chương trình gồm có 4 file excel:
+ File: “TK K3.XLS”, “TK K4.XLS”, “TK K5.XLS” là 3 file dữ liệu của 3 khối
lớp, có thống kê cho từng khối. Trong 3 file dữ liệu này, mỗi file có 5 sheet: 4 sheet
đầu là bảng điểm chi tiết của từng lớp, sheet cuối cùng là sheet thống kê điểm số và
xếp loại kết quả học tập học sinh. Trong đó có tính tỉ lệ phần trăm và số nữ cho từng
lớp và khối. (Hình minh họa 1)
+ File “THONG KE BO MON.XLS” là file tổng hợp thống kê điểm số và xếp
loại kết quả học tập của học sinh. Trong đó có tính tỉ lệ phần trăm và số nữ của từng
lớp, cả khối và toàn trường. So sánh chênh lệch kết quả học tập của học sinh với cùng
kì năm trước.
- Sử dụng chương trình:
+ Bước 1: Xuất bảng điểm chi tiết từ phần mềm Vnedu.vn. Sao chép danh sách
học sinh và đánh dấu cột “Nữ” trong bảng điểm chi tiết của từng lớp vào 3 file dữ
liệu. Bước này thực hiện một lần sử dụng cho cả năm. (Hình minh họa 2, 3)
+ Bước 2: Nhập điểm số vào bảng điểm chi tiết của từng lớp. Dữ liệu sẽ được tự
động cập nhật ở cột xếp loại nhờ sử dụng hàm điều kiện if(). (Hình minh họa 4)
+ Bước 3: Mở sheet “Thong ke” dữ liệu sẽ tự động được thống kê điểm số và
xếp loại.
Trong sheet “Thong ke” có sử dụng hàm counta() để thống kê sĩ số học sinh và
số nữ. Hàm countif() để thống kê tổng số điểm 10, điểm 9, điểm 8, điểm 7, điểm 6,
điểm 5 và điểm dưới 5. Hàm sumproduct() để thống kê số nữ theo từng điểm số
tương ứng. Để có tỉ lệ phần trăm ta lấy tổng từng điểm số nhân với 100 rồi chia cho sĩ
số học sinh. (Hình minh họa 5)
Đối với thống kê xếp loại học sinh, ta sử dụng hàm sum() để tính tổng số học
sinh đạt điểm 9 và 10 là hoàn thành tốt; tổng số học sinh đạt điểm 5, 6, 7, 8 là hoàn
thành và tổng số học sinh đạt điểm dưới 5 là chưa hoàn thành. Tỉ lệ phần trăm tương

tự như trên. (Hình minh họa 6)
3


+ Bước 4: Mở file “THONG KE BO MON.XLS” thì dữ liệu thống kê từ 3 file
“TK K3.XLS”, “TK K4.XLS”, “TK K5.XLS” sẽ được liên kết cập nhật vào bảng
thống kê chung. (Lưu ý: 4 file “TK K3.XLS”, “TK K4.XLS”, “TK K5.XLS” và
“THONG KE BO MON.XLS” phải được mở đồng thời thì dữ liệu mới được liên kết)
(Hình minh họa 7, 8)
Nếu cần so sánh chênh lệch với cùng kì năm trước thì sao chép dữ liệu thống kê
cùng kì cần so sánh vào bảng dữ liệu so sánh. Khi đó, số liệu so sánh chênh lệch sẽ tự
động được cập nhật. (Hình minh họa 9)
* Đối với giáo viên chủ nhiệm: (Thống kê các mơn: Tiếng Việt, Tốn, Khoa
học, Lịch sử - Địa lí.)
- Chương trình gồm 1 file excel có 5 sheet: 4 sheet đầu là bảng điểm chi tiết của
4 mơn Tiếng Việt, Tốn, Khoa học, Lịch sử - Địa lí; sheet cuối cùng là sheet “Thong
ke”, thống kê điểm số và xếp loại kết quả học tập học sinh. Trong đó có tính tỉ lệ
phần trăm và số nữ của từng mơn. Ở chương trình này cách sử dụng cũng tương tự
như đối với giáo viên bộ môn ở trên. Mỗi một môn của giáo viên chủ nhiệm tương
ứng với một lớp của giáo viên bộ mơn.
- Sử dụng chương trình:
+ Bước 1: Xuất bảng điểm chi tiết từ phần mềm Vnedu.vn. Sao chép danh sách
học sinh và đánh dấu cột “Nữ” trong bảng điểm chi tiết của từng môn vào 4 sheet dữ
liệu. Bước này thực hiện một lần sử dụng cho cả năm.
+ Bước 2: Nhập điểm số vào bảng điểm chi tiết của từng môn. Dữ liệu sẽ tự
động được thống kê điểm số và xếp loại vào sheet “Thong ke”.
Nếu cần so sánh chênh lệch với cùng kì năm trước thì sao chép dữ liệu thống kê
cùng kì cần so sánh vào bảng dữ liệu tương ứng trong sheet “Thong ke”. Khi đó, số
liệu so sánh chênh lệch sẽ được cập nhật.
* Đối với tổ trưởng: (Thống kê dữ liệu của tất cả các môn về kết quả học tập và

rèn luyện của học sinh trong khối có 4 lớp)
- Yêu cầu: Mỗi giáo viên phải cập nhật hoàn chỉnh dữ liệu bảng tổng kết trên
phần mềm Vnedu.vn (Hình minh họa 10)
4


- Chương trình gồm 1 file excel có 9 sheet:
+ Sheet 1, 2, 3, 4: là 4 sheet dữ liệu, mẫu được xuất ra từ bảng tổng kết của phần
mềm Vnedu.vn, có thêm 2 cột đánh giá chung về năng lực và phẩm chất theo yêu cầu
lưu trữ và báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
+ Sheet 5, 6, 7, 8: là 4 sheet thống kê kết quả học tập và kết quả rèn luyện của học
sinh. Trong đó có tính tỉ lệ phần trăm và số nữ của các lớp tương ứng ở sheet 1, 2, 3, 4.
+ Sheet 9: là sheet thống kê kết quả học tập và kết quả rèn luyện của học sinh.
Trong đó có tính tỉ lệ phần trăm và số nữ cho cả khối. (Hình minh họa 11)
- Sử dụng chương trình:
+ Bước 1: Sao chép kết quả học tập và rèn luyện của học sinh được xuất ra từ
bảng tổng kết đã được cập nhật đầy đủ trên phần mềm Vnedu.vn, dán dữ liệu tương
ứng vào 4 sheet dữ liệu. Trừ 2 cột đánh giá chung về năng lực và phẩm chất. Vì
chương trình sẽ tự động cập nhật đánh giá khi có đủ dữ liệu thành phần, nhờ hàm
điều kiện if(). (Dữ liệu bảng tổng kết này có thể in đồng bộ để nộp về Ban Giám hiệu
lưu trữ, báo cáo) (Hình minh họa 12)
+ Bước 2: Mở sang các sheet thống kê của lớp, dữ liệu thống kê điểm số, xếp
loại và năng lực – phẩm chất sẽ được cập nhật.
+ Bước 3: Tương tự mở sang sheet “TK CA KHOI”, dữ liệu thống kê cho cả
khối sẽ tự động cập nhật như của từng lớp. (Hình minh họa 13 + 14)
Nếu cần so sánh chênh lệch với cùng kì năm trước đối với các mơn đánh giá
bằng điểm số cho cả khối thì sao chép dữ liệu thống kê của khối lớp cùng kì cần so
sánh vào bảng dữ liệu so sánh ở sheet “TK CA KHOI”. Khi đó, số liệu chênh lệch
của khối sẽ được cập nhật vào bảng so sánh. (Hình minh họa 15 + 16)
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Giải pháp thực hiện có hiệu quả tại đơn vị và có thể nhân rộng ở các Tiểu học
khác trong tỉnh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

5


- Từ khi áp dụng phần mềm nêu trên, chúng tôi nhận thấy rằng: báo cáo kết quả
qua các lần kiểm tra định kì khơng cịn nặng nề, thao tác nhanh và chính xác hơn,
khơng tốn nhiều thời gian của giáo viên. Tổ trưởng có được kết quả so sánh của năm
học này với kết quả cùng kì của năm trước mà khơng cần phải tính tốn. Sau khi
thống kê xong, giáo viên có thể úp dữ liệu lên phần mềm Vnedu.vn mà không cần
phải nhập lại một lần nữa.
- Thao tác thuần thục trên phần mềm cũng là vận dụng công nghệ thông tin trong
công tác dạy và học, góp phần thực hiện tốt phong trào “Đổi mới sáng tạo trong dạy
và học” mà Phòng Giáo dục và Đào tạo đã phát động. Từ đây giáo viên có nhiều thời
gian hơn đầu tư cho việc nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị cho công việc soạn giảng tốt
hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Qua bảng thiết kế này, giáo viên có thể không cần báo cáo thống kê cho tổ
trưởng, giáo viên chỉ cần nhập điểm học sinh trên hệ thống VnEdu.vn trực tuyến và tổ
trưởng xuất ra Excel và paste vào bảng thống kê se có bảng tổng hợp báo cáo.
3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục hình ảnh minh họa.

Bến Tre, ngày 11 tháng 01 năm 2018

6


PHỤ LỤC HÌNH MINH HỌA


Hình 1: Mẫu dữ liệu của chương trình

Hình 2: Mẫu dữ liệu xuất ra từ phần mền VnEdu

7


Hình 3: Mẫu dữ liệu đã được cập nhật danh sách họ và tên, nữ

Hình 4: Mẫu dữ liệu đã cập nhật điểm số

8


Hình 5: Mẫu dữ liệu thống kê điểm số

Hình 6: Mẫu dữ liệu thống kê xếp loại

Hình 7: Mẫu dữ liệu thống kê điểm số của bộ môn
9


Hình 8: Mẫu dữ liệu thống kê xếp loại của bộ mơn

Hình 9: Mẫu bảng so sánh chênh lệch và bảng dữ liệu so sánh cùng kì
10


Hình 10: Mẫu dữ liệu bảng tổng kết được xuất ra từ phần mềm VnEdu


11


Hình 11: Mẫu dữ liệu thống kê dành cho tổ trưởng

Hình 12: Mẫu dữ liệu thống kê dành cho tổ trưởng đã được cập nhật

12


Hình 13: Mẫu dữ liệu thống kê điểm số và xếp loại dành cho tổ trưởng

Hình 14: Mẫu dữ liệu thống kê năng lực, phẩm chất dành cho tổ trưởng

13


Hình 15: Mẫu bảng dữ liệu so sánh chênh lệch cùng kì năm trước đối với các mơn
đánh giá bằng điểm số cho cả khối

Hình 16: Mẫu bảng so sánh chênh lệch cùng kì năm trước đối với các mơn đánh giá
bằng điểm số cho cả khối
14



×