Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

skkn nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống với các chất kích thích cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.81 KB, 42 trang )

sở gd & đt tỉnh nghệ an
--------------- --------------

Sáng kiến kinh nghiệm
TI:

NÂNG CAO NHậN THứC Và Kỹ NĂNG
PHòNG CHốNG VớI C¸C CHÊT KÝCH THÝCH
CHO HäC SINH THPT”

MƠN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH

1


sở gd & đt tỉnh nghệ an
trờng THPT hà huy tập
--------------- --------------

Sáng kiến kinh nghiệm
TI:

NÂNG CAO NHậN THứC Và Kỹ NĂNG
PHòNG CHốNG VớI CáC CHấT KíCH THíCH
CHO HọC SINH THPT”

MƠN: GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG – AN NINH

TÁC GIẢ

: Lê Vn Quyn



T

: Khoa hc xó hi

IN THOI

: 0944119786

Năm học: 2020 - 2021
--------------- ------------

2


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

TRANG
1

1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài

1


1.2.1. Mục tiêu của đề tài

1

1.2.2. Ý nghĩa của đề tài

1

1.2.3. Tính mới của đề tài

2

1.3. Đối tượng nghiên cứu

2

1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2

1.5. Phương pháp nghiên cứu

2

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3

2.1. Cơ sở lý luận


3

2.2. Cơ sở thực tiễn

3

2.2.1. Một số vấn đề nghiên cứu cơ bản về chất kích thích

3

2.2.2. Một số chất kích thích đang ưu dùng trong giới trẻ hiện nay

5

2.3. Thực trạng học sinh nhận thức và kĩ năng ứng phó phịng
chống với các chất kích thích trong các trường THPT trên địa bàn
thành phố Vinh

15

2.3.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng

15

2.3.2. Khái quát học sinh trên địa bàn thành phố Vinh

17

2.3.3. Thực trạng về cách nhìn nhận các chất kích thích của học
sinh THPT


18

2.3.4. Dấu hiệu và biểu hiện của những học sinh lạm dụng các
chất kích thích

18

2.3.5. Hậu quả của học sinh trung học phổ thông khi sử dụng chất
kích thích

19

2.3.6. Nguyên nhân học sinh trung học phổ thơng sử dụng chất
kích thích

21

2.4. Một số giải pháp để khắc phục tình trạng học sinh THPT sử
dụng chất kích thích trong nhà trường trên địa bàn thành phố Vinh

23

3


2.4.1. Nhóm giải pháp về phía học sinh

23


2.4.2. Nhóm giải pháp về phía gia đình

24

2.4.3. Nhóm giải pháp về phía nhà trường

25

2.4.4. Nhóm giải pháp về phía xã hội

31

2.5 Thực nghiệm hình thành nhận thức và những kỹ năng ứng
phó, phịng chống với các chất kích thích cho học sinh THPT

32

PHẦN III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

35

3.1. Kết luận

35

3.2. Kiến nghị

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO


36

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Nội dung
Trung học phổ thông
Học sinh
Tiến sĩ
Bác sĩ
Thạc sĩ

Viết tắt
THPT
HS
TS
BS
Th.S

4


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi phát triển cơng nghệ hiện đại, thời kì kinh tế phát triển trên
nền tảng công nghệ 4.0, và sắp tới sẽ hướng đến nền công nghệ 5.0; đi cùng với
đó là các tệ nạn xã hội gia tăng ngày càng nhiều với sự xuất hiện của các chất
kích thích, ảnh hưởng đến con người nói chung và học sinh trung học phổ thông
nói riêng
Chất kích thích, đó là những thứ rất nguy hiểm, nhưng giới trẻ ngày nay lại
thờ ơ xem nó như một thú vui trong cuộc sống hàng ngày. Việc thiếu kiến thức

và kĩ năng nhận biết về các chất kích thích không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe
và học tập của cá nhân các em học sinh, gia đình và nhà trường mà cịn là hệ lụy
của những vấn nạn trong xã hội, đẩy lùi tiến trình phát triển của mợt quốc gia,
dân tợc. Là một người giáo viên với nhiệm vụ được giao là giảng dạy mơn giáo
dục quốc phịng – an ninh và phụ trách cơng tác đồn trong nhà trường, bản thân
tơi phải có trách nhiệm và nghĩa vụ ngăn chặn những tác nhân gây tổn hại tới
học sinh, nhà trường và xã hội. Bước đầu tiên, cá nhân tôi muốn bắt đầu từ môi
trường mà tôi đang hoạt động công tác, để tìm hiểu nguyên nhân về thực trạng
ngày càng nhiều học sinh trung học phổ thông đang sử dụng chất kích thích và
đưa ra giải pháp để khắc phục vấn đề.
5


Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao nhận thức và kỹ năng phịng chống với các chất kích thích cho học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Vinh” với mong muốn tìm hiểu những kiến thức
tồn diện về chất kích thích và các biện pháp để nâng cao, áp dụng những kĩ
năng đó nhằm góp phần giáo dục giúp đỡ bản thân các em học sinh có một
quãng thời gian học tập văn minh, lành mạnh và đạt kết quả cao nhất.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Thực hiện đề tài này, bản thân tôi hướng tới việc nghiên cứu về các chất
kích thích được sử dụng phổ biến trong học đường, đặc biệt là ở các trường
THPT hiện nay. Từ đó, bản thân tôi đề xuất những giải pháp để nâng cao nhận
thức và phát triển kỹ năng ứng phó, phòng chống với các chất kích thích cho học
sinh THPT để xây dựng môi trường học tập trong sạch, lành mạnh.
1.2.2. Ý nghĩa của đề tài
- Đối với các em học sinh: Phát triển nhận thức về chất kích thích và có
những kỹ năng cơ bản để ứng phó, phòng chống giúp các em có cách giải quyết
tỉnh táo và thông minh trước những vấn đề về chất kích thích nói riêng và tệ nạn

học đường nói chung.
- Đối với các bậc phụ huynh: Có được những kiến thức đúng đắn về các
chất kích thích. Từ đó có thể tìm ra những cách giáo dục con cái hiệu quả, tránh
cho con sử dụng các chất kích thích và những cách ứng xử đúng đắn đối với
những bậc cha mẹ có con nghiện các chất kích thích.
- Đối với nhà trường: Thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kiến thức
cần thiết về chất kích thích và cách ứng phó, phòng chống các chất kích thích
tạo một môi trường học tập thân thiện, văn minh, lành mạnh.
- Đối với xã hội: Có hiệu quả tích cực trong việc giáo dục và hình thành
nhân cách cho mỗi học sinh THPT.
1.2.3. Tính mới của đề tài
- Tìm hiểu, phân tích cụ thể, chi tiết thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và một
số kĩ năng ứng phó, phòng chống với chất kích thích.
- Cập nhật kịp thời một số loại chất kích thích mới đang phổ biển hiện nay
trong môi trường THPT ( ví dụ như: Thuốc lá điện tử, Tobacco, bóng cười… )
- Đề xuất một số biện pháp tác động giúp các em học sinh THPT nâng cao
kiến thức và phát triển kỹ năng ứng phó, phòng chống với chất kích thích và ma
túy học đường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh THPT.
6


- Đối tượng của nghiên cứu: Chất kích thích và ma túy học đường.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Trong khuôn khổ một đề tài sáng kiến kinh nghiệm,
tôi giới hạn nghiên cứu ở một số chất kích thích đang được các học sinh trung
học phổ thông sử dụng phổ biến. Từ đó làm rõ thực trạng nhận thức và kỹ năng
ứng phó, phòng chống cho học sinh khi đối phó với các chất kích thích này,
đồng thời phân tích những nguyên nhân, hậu quả cho học sinh biết khi sử dụng

chất kích thích. Qua đó, đề xuất những biện pháp và kĩ năng ứng phó phòng
chống để giúp học sinh có được những trang bị cần thiết để ứng phó với chất
kích thích.
- Giới hạn về địa bàn (phạm vi nghiên cứu) : Nghiên cứu được thực hiện
qua khảo sát tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra đánh giá.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp đối chiếu kết quả so sánh.
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
Học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển hoàn thiện về các đặc điểm tâm
sinh lý, các em có những suy nghĩ non nớt, bồng bột, dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi
đua địi, thích thể hiện bản thân mình và thích làm người lớn. Đặc biệt những em
thiếu sự quan tâm của gia đình và nhà trường là nguyên nhân xô đẩy các em tới
con đường nghiện ngập các chất kích thích, ma túy và trở thành tợi phạm.Trong
tình hình diễn biến phức tạp của tệ nạn ma túy học sinh là đối tượng có nguy cơ
cao để các chất kích thích, ma túy xâm nhập, việc giáo dục phòng chống các
chất kích thích, ma túy là cần thiết và cấp bách nó không chỉ góp phần thực hiện
mục tiêu phấn đấu nhà trường không có chất kích thích, ma túy mà còn ngăn
chặn sự phát triển của các chất kích thích trên tồn quốc.
Bợ giáo dục đào tạo đã hướng dẫn các địa phương, trường học đẩy mạnh
hoạt động nội khóa và ngoại khóa nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà
trường, gia đình và xã hợi trong việc phòng chống các chất kích thích và chất
gây nghiện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số vấn đề nghiên cứu cơ bản về chất kích thích

a. Tình hình nghiên cứu của quốc tế

7


Theo Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng thuốc (NIDA) của Mỹ cho
biết mợt nghiên cứu tìm ra 86% học sinh THPT Mỹ nói rằng một số bạn cùng
lớp sử dụng các chất kích thích trong thời gian học tập tại trường. Thêm vào đó
44% học sinh THPT biết một số học sinh bán thuốc trong trường của họ.
Theo một khảo sát thường niên tại các trường học phổ thông tại Australia,
dựa vào các cuộc phỏng vấn qua điện thoại với 1003 học sinh từ độ tuổi 16 - 18,
86% trong số đó cho biết họ nhận thấy các bạn cùng lớp của mình đang lạm
dụng chất kích thích.
Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, có tới 72% người sử dụng ma túy tổng
hợp là giới trẻ ở độ tuổi 18-30 tuổi, độ tuổi trên 30 chiếm 26%, riêng độ tuổi
dưới 18 ở mức 2% nhưng có xu hướng gia tăng.
Một thống kê khác cũng cho thấy hầu hết mọi trẻ em đều đã từng được đề
nghị sử dụng ma túy, rượu, thuốc lá hay các chất gây nghiện khác ít nhất một lần
trong đời. Hơn 2/3 học sinh trung học ở Ontario sử dụng rượu ít nhất một lần
trong năm, 1/3 đã từng sử dụng cần sa.
Các nhà nghiên cứu còn phát hiện nhiều thanh niên hiện đang sử dụng ma
túy đá là những thanh thiếu niên có hồn cảnh sống khơng ổn định và từng phạm
tợi, tương tự như những thanh niên phải học trong các lớp giáo dục đặc biệt tại
trường học. Can thiệp sớm và điều trị cho người trẻ tuổi, bao gồm cả các chương
trình điều trị nợi trú, là những gì cần thiết. Đồng thời xây dựng các kỹ năng của
giới trẻ để quản lý cuộc sống của họ hiệu quả như giải quyết việc làm, đào tạo,
xây dựng mối quan hệ, quản lý tâm trạng và dạy kỹ năng phòng chống tái phát.

b. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.
Ở Việt Nam những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về chất kích thích và
ma túy học đường đang dần được quan tâm. Đã có rất nhiều bài báo giới thiệu
về các chất kích thích hiện nay trong học đường và tác hại của chúng, cũng có

rất nhiều giải pháp được đặt ra để giải quyết vấn đề sử dụng chất gây nghiện
trong lứa tuổi vị thanh niên.
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các bạn học sinh sinh viên đều nhận
biết được những chất gây nghiện bất hợp pháp như: thuốc phiện (93,8%), heroin
(89,8%) và cần sa (75,9%). Tuy nhiên, những loại ma túy có tác hại trực tiếp đến
hệ thần kinh của người sử dụng và đang trở nên phổ biến hiện nay, đặc biệt là
trong giới trẻ như methaphetamine (ma túy đá) chỉ có 56,4 % cho rằng chất đó
khả năng gây nghiện. Khả năng gây nghiện của một số chất khác như shisha,
bóng cười cũng được rất ít học sinh sinh viên biết đến.
Ngoài ra, chưa thực sự có mợt cơng trình nghiên cứu nào chun sâu và
toàn diện, tổng hợp được các chất kích thích phổ biến hiện nay ở các trường
trung học phổ thông. Các biện pháp được nêu ra nhưng chưa thật chất lượng và
có tính ứng dụng cao trong cộng đồng.
8


Như vậy, mặc dù đã nhìn thấy được tình trạng lạm dụng chất kích thích
trong môi trường trung học phổ thông nhưng các bài báo hay nghiên cứu nói
chung vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong cả thực trạng và giải pháp. Vì vậy,
bản thân tơi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài này để nghiên cứu chuyên sâu và
cập nhật kịp thời những chất kích thích mới, đề ra những giải pháp mới, hiệu
quả và triệt để nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng sử dụng chất kích thích trong
môi trường THPT.

c. Kỹ năng phòng chống, ứng phó với “ma túy học đường”
“Ma túy học đường” hiện đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ảnh
hưởng lớn đến tâm sinh lý đối với giới trẻ, đặc biệt là HS trong các trường
THPT. Vì vậy khi trực tiếp tiếp cận với các chất kích thích, các em cần có kiến
thức sâu rộng hơn về kỹ năng đối phó với “ma túy học đường” để định hướng
suy nghĩ. Qua tìm hiểu và tra cứu, tôi nhận thấy tuy có khá nhiều lí giải khác

nhau về kỹ năng ứng phó với chất kích thích trong học đường nhưng chưa có tài
liệu đưa ra thực sự hoàn chỉnh những kỹ năng cần thiết để phòng tránh và ứng
phó với “ma túy học đường”. Chính vì thế, dựa vào các tài liệu và các nghiên
cứu khách quan, tôi đã xác định như sau:
Kỹ năng phòng tránh, ứng phó với các chất kích thích có thể hiểu là vận
dụng các hiểu biết và những kinh nghiệm của bản thân để nhận diện các loại
chất kích thích, định hướng sơ qua các phương án ứng phó với các tác động xấu
của chất kích thích và vận dụng những giải pháp đó một cách hiệu quả để tránh
xa sự cám dỡ, kích thích của “ma túy học đường”, cụ thể là ở lứa tuổi học sinh
THPT giúp các em không bị ảnh hưởng bởi sự rủ rê lôi kéo của bạn bè và xã
hội, góp phần xây dựng một môi trường học tập trong sạch lành mạnh.
Mợt số kĩ năng phịng tránh và ứng phó với “ma túy học đường” như:
- Kĩ năng nhận diện các chất kích thích
- Kĩ năng định hướng giải quyết khi tiếp cận với chất kích thích
- Kĩ năng vận dụng giải pháp để phòng tránh với các chất kích thích
Các em HS cần có những kỹ năng định hướng giải quyết như sau:
- Dựa vào những kiến thức kinh nghiệm mà mình có từ đó bình tĩnh phân
tích nhanh sự độc hại của chất kích thích đó và đưa ra những phương án giải
quyết khác nhau.
- Sau khi đưa ra những định hướng cho bản thân, các em cần phải biết được
tính hiệu quả khi thực hiện mỗi phương án và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đồng
thời lường trước phương án đề phòng khi gặp biến cố để có thể ứng phó với sự
ảnh hưởng của chất gây nghiện mà mình gặp phải.
- Lựa chọn phương án tốt nhất, tối ưu nhất để thực hiện
- Kĩ năng vận dụng giải pháp để phòng tránh với các chất kích thích và ứng
phó với “ma túy” học đường
9


Nếu có những kĩ năng này khi tiếp cận với các chất kích thích trong học

đường, các em HS sẽ có thể bình tĩnh đối phó và kiểm sốt bản thân để tránh những
ảnh hưởng tiêu cực do các chất đó mang lại.
Đối với những HS biết vận dụng kỹ năng một cách phù hợp, các em sẽ biết
cách xác định được những người liên quan, những người chịu trách nhiệm vận
chuyển, buôn bán, tàng trữ chất gây nghiện và từ đó tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè,
người thân và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Từ đó, sau mỗi lần ứng phó
với chất gây nghiện, các em sẽ rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp mới cho
bản thân hiệu quả hơn, tối ưu hơn. Việc rèn luyện, trải nghiệm và tự trang bị cho
mình những vốn kiến thức sẽ giúp các em có tâm lý vững vàng và vận dụng những
kỹ năng cần có để phòng tránh, ứng phó với “ma túy” học đường.

2.2.2. Một số chất kích thích đang ưu dùng trong giới trẻ hiện nay

1. Bóng cười
a. Định nghĩa
Bóng cười, hay cịn được gọi với tên Funkyball là mợt trong những
trào lưu đang được giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới trong đó có giới trẻ
Việt Nam ưa chuộng. Đây là chất kích thích đặc biệt thịnh hành nhất ở học
sinh THPT , họ coi đây là một thú vui dùng để xả stress. Nhưng thực ra, bóng
cười không vô hại như họ nghĩ.Bóng cười là một quả bóng được bơm căng
khí N2O tác động mạnh tới hệ thần kinh, gây cười, tạo cảm giác lâng lâng,
sảng khoái cho người sử dụng.

b. Hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng
- Hình dạng của bóng cười khi thổi lên cũng giống như bóng bay thông
thường. Đó cũng chính là một cách để thu hút giới trẻ sử dụng và khiến họ ngộ
nhận rằng bóng cười cũng chỉ là mợt thứ trị chơi.
- Cách sử dụng: Bóng cười chế biến rất đơn giản. Chỉ cần dùng hai chiếc
hộp nhựa đựng bóng, một ống sắt dài và mợt bình khí nén nhỏ bơm bóng thật
căng là có thể "chén" ngay được. Người sử dụng ngậm đầu quả bóng như thổi

bóng, cứ hít vào rồi thổi ra. Cứ lặp đi lặp lại cho quả bóng căng phồng rồi đến
cuối cùng xẹp lép là lượng khí N2O đã xâm chiếm và lan tỏa khắp cơ thể. Khí
N2O ngấm đến đâu, tế bào cơ thể tê đến đấy.

10


c. Thực trạng sử dụng và vận chuyển bóng cười
c.1. Bóng cười có mặt ở khắp mọi nơi
- Theo qui định của Pháp luật, khí cười N2O không nằm trong danh mục
hóa chất phải quản lí nghiệm ngặt, không phải chất ma túy nên nó được bán bí
mật một cách “công khai” trong các vũ trường, hộp đêm và có thể có mặt ở khắp
mọi nơi. Ở Hà Nội,từ những vỉa hè đông nghẹt như Nguyễn Hữu Huân, Lý Thái
Tổ… cho tới khu phố cổ Hàng Buồm, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy
Từ, thật quá dễ dàng để gặp cảnh những người trẻ tụ tập thành từng nhóm bên
những quả bóng nhiều màu sắc.
Bóng cười bây giờ không chỉ là cơn sốt dành cho dân chơi như hồi đầu mới
xuất hiện, cũng không chỉ đơn điệu 1 màu trắng như năm 2012 - mà đã thực sự
trở thành thứ quá quen thuộc, một dạng giải trí theo nhiều người trẻ khẳng định
là "không-thể-thiếu"…
Họ hút bóng cười ở mọi nơi mọi lúc. Lên bar uống rượu phải làm vài quả
bóng "kích rượu" thì mới vui được. Ra cafe sang chảnh cũng không thể ngồi im,
gọi tới vài lượt bóng để câu chuyện "xôm" hơn. Rồi tới cafe vỉa hè, cảnh phê
bóng cười ngất ra, ngã cả ra đường – cảnh ấy chẳng hề hiếm gặp. Hà Nội xuất
hiện một chuỗi bar, pub đặt tên theo "Quả bóng" – chuyên tâm phục vụ khách
hàng thổi bóng với cam kết "bóng phê nhất thủ đô". Tất nhiên, khách hàng lên
đây không chỉ để uống bia rượu, mà cịn để thưởng thức đợ phê của bóng.

11



- Các phương thức để bày bán bóng cười:
+ Một người làm thuê tại tụ điểm ăn chơi sầm uất khu phố cổ Hà Nội.
Người này cho hay: Bóng cười mua không khó nhưng phải là người trong cùng
giới mới có thể “bắt sóng” với nhau để giao dịch được. Theo người nhân viên
này cho biết, “hàng” được nhập từ Canada, Thụy Sỹ, Mỹ, Ý… về Việt Nam. Rất
nhiều quán bar, tụ điểm ăn chơi tại Hà Nội đã móc nối được với những đầu mối
này và trở thành những nơi cung cấp dịch vụ này cho giới trẻ.
+ Không chỉ bán trực tiếp, bóng cười còn được rao bán công khai tràn lan
trên mạng. Chỉ cần gõ cụm từ “dịch vụ bóng cười” là có thể thấy hàng loạt các
cửa hàng kinh doanh online với những lời rao kích thích sự tò mò: “Dân chơi
thứ thiệt mới chơi loại này”; “Cafe bóng cười cực chất giá lại mềm”; “Hãy để lại
những khoảnh khắc đẹp và vui vẻ bên bạn bè cùng funkyball”... Ngoài hướng
dẫn sử dụng, các cửa hàng online còn đăng tải đầy đủ giá cả sản phẩm theo từng
loại như: 1 combo gồm 1 dụng cụ bơm lớn cùng 60 bóng có giá 2 triệu đồng hay
combo gồm 1 dụng cụ bơm mini cùng 50 bóng sẽ có giá 1,2 triệu đồng...

12


c.2. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay còn sử dụng bóng cười kèm với các chất
kích thích khác
Sự phát triển của bóng cười ở Hà Nội đã tạo nên một trào lưu nho nhỏ
trong giới "phê sâu", đó là thổi bóng khi đang dùng chất kích thích. Quả bóng
khi thổi trong trạng thái bình thường, vốn đã khiến người thổi tê hết chân tay,
đầu ong lên mất khoảng 15 đến 30 giây. Nhưng khi dùng với thuốc lắc, ketamin
hoặc các chất kích thích khác, thì đợ phê cịn lên đến mức "đỉnh".
"Trong cuộc chơi, quả bóng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đẩy cơn phê
lên đến đỉnh, quên hết mọi thứ xung quanh. Cảm giác như mình bị hút vào một
vòng xoáy, và cứ quay chậm trong cái vòng ấy mãi mãi. Điều này, nếu thổi bóng

ở trạng thái bình thường, hay chỉ chơi chất kích thích thì không thể đem lại
được. Phải kết hợp cả 2", T.V (SN 1991), từ Ba Lan về chia sẻ.

d. Tác hại của “bóng cười”:
d.1."Hít bóng cười liên tiếp trong tình trạng não thiếu oxy có thể dẫn đến
ngạt thở, mất ý thức, thậm chí tử vong"
TS Trần Thị Hồng Thu, Trưởng khoa Lâm sàng, bệnh viện Tâm thần ban
ngày Mai Hương (Hà Nợi) cho biết , điều tra ma túy tồn cầu (2013-2014) cho
thấy N2O (khí cười - laughing gas) xếp hàng thứ 14 trong các loại thuốc gây

13


nghiện được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu – đứng trước cả Ketamine,
Caffeine.
Theo TS Thu, lạm dụng khí cười N2O để giải trí có thể dẫn tới hiện tượng
hòa tan chất khí này trong máu và làm giảm lượng oxy tới não. Việc hít bóng
cười liên tiếp trong tình trạng não bị thiếu oxy có thể dẫn đến ngạt thở hoặc mất
ý thức. Sau tổn thương não là những tổn thương cơ quan khác do hậu quả của
tình trạng thiếu oxy.
Thực tế, thiếu oxy là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của N2O, y khoa gọi
là "thiếu oxy máu". Tình trạng này xảy ra khi người sử dụng ngừng thở; thở quá
nông hoặc quá chậm, dẫn tới không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Điều
này thường là do quá buồn ngủ vì tác dụng an thần của N2O.
"Đa phần, hiện tượng thiếu oxy máu xuất hiện rất sớm. Nếu bệnh nhân kịp
thời cung cấp đủ oxy, giúp thức tỉnh hơn, có thể không gây hại lâu dài. Nhưng
nếu cứ để thiếu oxy máu quá lâu, sẽ tởn thương não, thậm chí gây tử vong. Đây
là một tác dụng phụ rất hiếm của N2O, nhưng đó là một thực tế đã xảy ra", bà
Thu nhấn mạnh.
d.2. Sử dụng nhiều có thể sẽ gây nghiện như ma túy:

Báo Lao Động dẫn lời PGS.TS Trần Hồng Côn – giảng viên khoa Hóa,
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nợi, khí cười hay cịn gọi là
N2O vốn là một loại khí được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Đó là một hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Sở dĩ gọi N2O là khí
cười bởi có giả thuyết cho rằng, nó tác động lên một điểm của hệ thống thần
kinh gây cười.Sử dụng khí cười với tần suất lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể,
nhất là hệ thần kinh. Nếu hít nhiều sẽ gây ra nôn ói, rối loạn chuyển hóa cơ thể,
thậm chí tạo cảm giác hưng phấn ảo, rất giống với cảm giác phê pha ma túy. Sử
dụng nhiều có thể sẽ gây nghiện.
d.3. Ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch:
Thông tin trên Zing News, Funkyball (bóng cười) thực chất là quả bóng
bay được bơm khí nitrous oxide. Tại một số nước châu Âu, đây là chất kích
thích được bán hợp pháp tại các hộp đêm. Tuy nhiên, cả các bác sĩ trên thế giới
đều cảnh báo rằng, funkyball ảnh hưởng trực tiếp tới tim mạch, hệ thần kinh mà
hậu quả xấu nhất nếu làm dụng là dẫn tới trầm cảm.
d.4. Bóng cười gây dị ứng cao su:
Trí Thức Trẻ cho biết, theo như một số báo cáo từ trường ĐH London thì
từ năm 2006 – 2012, trên tồn nước Anh có 17 trường hợp tử vong vì N2O.
Nhưng rủi ro không dừng lại ở đó. Bóng cười – công cụ chính của thú chơi
này thường được làm từ cao su, và chất liệu này có thể gây nguy hiểm cho
những người mắc chứng “dị ứng cao su” (latex allergy).
14


Cụ thể, các loại protein có trong cao su có thể kích hoạt một kháng thể
mang tên immunoglobulin E (lgE) để sản sinh ra hóa chất histamine – hoá chất
có tác dụng duy trì hoạt đợng sinh lý của cơ thể. Nhưng một lượng lớn chất này
xuất hiện có thể khiến cơ thể xuất hiện những triệu chứng dị ứng như nổi phát
ban, chảy nước mũi…Thậm chí trường hợp nặng có thể gây giảm huyết áp đột
ngột, tăng nhịp tim, khó thở, hoặc tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Chưa kể, một số cửa hàng nhằm tiết kiệm chi phí nên đã tái sử dụng những
trái bóng đã bán từ trước. Chắc cảnh tượng trăm người chung một quả bóng
cũng đủ khiến bạn rùng mình.

2. Cỏ Canada
a. Định nghĩa:
Cỏ là một chất kích thích, chất gây nghiện, thực chất đây là một loại ma
túy có thể nói nguy hiểm hơn cần sa. Trong giới trẻ, sử dụng cỏ Canada cịn
được gọi là hút “pin”

b. Hình dạng, cấu tạo:
Theo tài liệu của các cơ quan công an,“Pin” được chế biến dưới dạng sợi
thuốc gói trong túi nylon hoặc ép thành bánh để dân chơi xắt ra, bóp vụn rồi
quấn vào giấy để hút. Những người buôn bán lẻ loại pin này giao hàng trực tiếp
cho mối quen biết, kèm theo pin là một loại giấy có tên là OCB dùng để quấn
thuốc, phần tẩu thuốc thường được làm bằng vỏ thuốc lá Vinataba. Giá bán 100g
pin tại “đại lý” là 20 triệu đồng, những người buôn bán pin thường ngụy trang
pin như điếu thuốc lá bình thường để phân phối đến tay người sử dụng với giá
200.000 đồng một điếu.

15


c.Tác dụng đối với cơ thể:
Cỏ Canada có chứa nhiều chất XLR-11 gây ra những ảo giác, hôn mê, loạn
thần và có thể gây ra những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của con người.
Hoạt chất này có tính kích thích mạnh hơn loại cần sa.
Sau khi sử dụng pin, người dùng thường có những dấu hiệu như tim đập
nhanh, tốt mồ hơi nhiều, mắt đỏ, chảy nước mắt, xuất hiện ảo giác và thích thể
hiện, thích nói nhiều.

Sử dụng pin lâu ngày sẽ gây ra những tình trạng tồi tệ cho sức khỏe, người
dùng sẽ gầy gò, ốm yếu, mất sức đề kháng, sinh ra các bệnh về gan, thận, ảnh
hưởng nặng nề đến các cơ quan nội tạng. Sau này sẽ xuất hiện một số dấu hiện
như da xanh xao, mắt đỏ như thiếu ngủ, nổi mụn, mẩn ngứa, lở loét… Sử dụng
nhiều có thể gây ra sốc thuốc, sùi bọt mép, co gật, đe dọa tính mạng.
Đây là loại chất kích thích thần kinh mạnh, gây ra những ảnh hưởng về bộ
não và suy nghĩ của con người, gây ra các chứng rối loạn trí nhớ, mất trí nhớ,
khả năng tư duy kém, dễ gây ảo giác và thường trở nên cáu gắt, bất cần,..
Trên thế giới và một số tỉnh ở việt Nam đã có những hiện tử vong do sử
dụng cỏ Canada như thế này.

3. Tem giấy ma túy
a. Định nghĩa
16


Tem giấy thực chất là miếng giấy được tẩm chất gây ảo giác LSD (Lysergic
Axit Diethylamide), đây là chất bán tổng hợp được chiết xuất từ nấm cựa gà.
Chất gây nghiện này đã từng xuất hiện vào những năm 70 và thế giới ngầm đã
ngưng sản xuất. Hiện nay chúng đã tái xuất và đây là chất gây ảo giác mạnh nhất
cho đến nay thuộc nhóm kích thích, chỉ vài chục mcg là có thể gây ảo giác nên
được xem chất ma túy nguy hiểm nhất. LSD được tìm ra từ rất lâu, từ thập niên
30, ban đầu người ta nghĩ nó là thuốc, là thần dược nhưng sau đó mới rõ tác hại
của nó.

b. Hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng
“Tem giấy” là loại ma túy mới. Nó được “tung ra” dưới hình thức tẩm LSD
(mợt loại ma túy) vào những miếng giấy nhỏ (như con tem, kích thước 1,5x 1,5
cm), in hình ngợ nghĩnh, nhân vật nổi tiếng. Giá bán khá rẻ chỉ 20.000đ. Cách
thức sử dụng của tem giấy rất đơn giản, chỉ cần để tem vào đầu lưỡi. Chúng có

tác dụng rất nhanh, chỉ sau 5 phút liếm, ngậm người dùng đã có cảm giác. Thời
gian bán hủy là 5 giờ nhưng tác dụng kéo dài đến 12 giờ. Tuy nhiên, với liều cao
khoảng 1 mcg/kg, trung bình khoảng 50-60 mcg sẽ gây hiện tượng ảo giác và
hoang tưởng kéo dài đến vài ngày. Chính vì vậy, nó thường được gọi là “tem
giấy” hay “bùa lưỡi”.

c. Tác dụng với cơ thể
TS.BS Nguyễn Văn Tuấn cho biết :"LSD gây loạn thần rất nhanh, sử dụng
lặp lại nhiều lần sẽ gây phụ thuộc về tâm thần, cơ thể. Khi không có, người
dùng rơi vào trạng thái trầm, mệt mỏi, biểu hiện thèm khát sử dụng mãnh liệt".

17


Như đã nói, sau khi dùng thuốc sẽ gây ra trạng thái đê mê, cảm giác khác lạ,
sung sướng. Nhưng đồng thời nó gây ra các hành vi mất kiểm sốt nguy hiểm. Họ
có thể tự hủy hoại chính mình hoặc gây ra thương vong cho người khác.
Do LSD thuộc nhóm chất gây ảo giác cao, kích thích mạnh tới bộ não nên
có thể gây ra bệnh tim mạch, đau cơ khơng chỉ trong lúc sử dụng “thuốc” mà
cịn kéo dài sau thời gian sử dụng. Người sử dụng lâu ngày, sẽ làm gia tăng nguy
cơ gây tổn thương tâm lý, trầm cảm, thậm chí là tâm thần phân liệt suốt đời.

c. Thực trạng sử dụng và vận chuyển tem giấy ma túy
Vì đây là dạng ma túy núp bóng với hình dạng tem giấy, với đủ các hình
ảnh lạ mắt như siêu nhân, hình ảnh hoạt hình, con vật,… Cho nên nó rất dễ phát
tán, vận chuyển và rất dễ qua mặt các cơ quan chức năng. Bạn có thể tưởng
tượng một xấp ma túy kiểu này bỏ chung với hàng đống đồ chơi trẻ em các loại,
có cả các loại đồ dán, giấy màu cho trẻ em thì làm sao có thể phát hiện được nó
là ma túy.Về giá cả, mỗi miếng cũng chỉ có giá khoảng 20.000đ, quá rẻ so với
các loại ma túy khác, đặc biệt là ma túy đá rất đắt. Vì các đặc tính như vậy cho

nên nó dễ len lỏi vào cộng đồng, đặc biệt là giới học sinh. Người dùng thử sẽ rất
thích thú vì có cảm giác bay bổng, khơng cịn nhận ra chính mình, có thể tưởng
tượng mình là siêu nhân, ngôi sao nổi tiếng. Chúng sẽ rỉ tai nhau và dễ dàng chia
sẻ cho nhau. Cộng với mạng xã hợi, đặc biệt là facebook thì sự lan truyền của nó
là điều khó có thể ngăn chặn.

4. Shisha
a. Định nghĩa:
Shisha là một loại điếu hút thuốc qua ống nước, có xuất xứ từ các nước Ả
Rập, còn được gọi là thuốc lào Ả Rập. Shisha là một loại thảo dược mà thành
phần trong lá, rễ có chứa nicotine có tác hại giống hệt như thuốc lá và thuốc lào.

b.Hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng:

18


Shisha được hút thơng qua 1 chiếc bình lọc giống như điếu bình và thường
được hút tập thể. Nếu trước kia muốn hút Shisha phải vào quán bar, quán café
đắt tiền với giá tiền triệu đồng/ bình Shisha thì giờ đây ngay cả quán trà chanh
cũng phục vụ Shisha với giá chỉ hơn 100 nghìn đồng.
c .Tác hại đối với cơ thể:
- Shisha tác động trực tiếp vào đường hô hấp. Nếu hút trong vịng mợt giờ,
lượng khói hút vào cơ thể sẽ cao hơn 150 lần lượng nicotin, cao hơn 70% so với
hút thuốc lá. Từ đó, người hút shisha cịn có nguy cơ hít đợc chất từ hắc ín gồm
monoxide carbon, các kim loại nặng và các chất gây ung thư gấp 100 lần so với
hút thuốc lá…
- Khi đưa ra thị trường, shisha thường được “chế” thêm những tạp chất độc
hại khác để tăng sự hấp dẫn và giảm giá thành. Điều này càng gây thêm nhiều
hiểm họa cho sức khỏe người sử dụng. Rượu được chế vào shisha có thể gây dị

ứng cho người hút, dẫn đến rát cổ, tê buốt, bỏng họng. Các chất như mật ong,
đường… được pha trộn, khi đốt lên đều tạo ra rất nhiều khí độc hại với cơ thể.
Khi hút shisha, hợp chất hữu cơ sẽ bị đốt và phân hủy thành khí CO, CO2 độc
hại. Đặc biệt, khí CO là một loại chất cực độc, ảnh hưởng tới hệ hô hấp và dẫn
tới chết người. Nguy hiểm hơn, việc sử dụng shisha có chứa ma túy sẽ dẫn đến
tình trạng nghiện từ nhẹ tới nặng, gây ảo giác liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng
tới hệ thần kinh và não bộ.
- Trước tác hại của shisha, UBND TP.HCM đã từng kiến nghị Bộ Y tế
nghiên cứu đưa thuốc shisha vào danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
19


Tuy nhiên, theo bác sĩ Thi, rất khó để đưa shisha vào nhóm cấm như ma túy. Bởi
cho đến nay, ngành y tế vẫn chưa xác định rõ ràng nên cho shisha vào nhóm ma
túy tổng hợp hay chỉ là những chất gây kích thích.

5. Thuốc lá và thuốc lá điện tử

Khái niệm

Đặc điểm

Tác hại

Thuốc lá
Thuốc lá là tên gọi của
một loại sản phẩm được
làm chủ yếu từ nguyên liệu
lá thuốc đã thái sợi, được
c̣n và nhồi định hình

bằng giấy, có dạng hình trụ.
Thuốc lá điếu thường được
đốt cháy ở một đầu, để
cháy âm ỉ, nhằm mục đích
tạo khói và khói này theo
dòng khí vào miệng người
hút từ đầu đối diện.
Hút thuốc lá có thể gây ung
thư với mọi cơ quan trong
cơ thể : phổi, bàng quang,
máu, cổ tử cung, đại tràng,
thực quản, thận, vòm họng,
gan, tụy, dạ dày.Hút thuốc
cũng có thể gây ra bệnh tim
mạch, đột quỵ, bệnh phổi
như khí phế thũng và viêm
phế quản. Người hút thuốc
lá nhiều có nguy cơ mắc
bệnh lao.

Thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử mơ
phỏng hình dạng và
chức năng của thuốc lá
thơng thường.
Khác với thuốc lá
thường, thuốc lá điện
tử không tạo khói mà
tạo ra luồng hơi có mùi
vị và cảm giác giống

thuốc lá thật.
Thuốc lá điện tử chứa
nhiều chất độc hại, gây
nghiện, gây bệnh tật,
thậm chí tử vong. Theo
liên minh kiểm soát
thuốc lá Đông Nam Á
(SEATCA) : đa phần
thuốc lá điện tử có
chứa Nicotin-chất gây
nghiện cao, là nguyên
nhân gây các bệnh về
hô hấp , tim mạch, tiêu
hóa và ung thư.

20


2.3. Thực trạng học sinh nhận thức và kĩ năng ứng phó phịng chống với các
chất kích thích trong các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh
2.3.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng
- Mục đích:
Tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan tầm hiểu biết và sự định
hướng những cách ứng phó của học sinh THPT về chất kích thích, những
nguyên nhân trực tiếp, sâu xa và rút ra những giải pháp để hướng tới giảm thiểu
và xóa bỏ tình trạng này, giúp cho đất nước ngày càng văn minh, lành mạnh.
21


BẢNG KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm đối tượng
Học sinh lớp 10: Đây là độ tuổi mới
lớn, vừa vào học tại trường THPT nên
vẫn chưa có những suy nghĩ, ý định sử
dụng chất kích thích
Học sinh lớp 11: Đây là độ tuổi vừa trẻ
con, vừa người lớn nên thường có suy
nghĩ muốn thể hiện mình, tị mị cảm
giác mới lạ. Vì vậy đây là thời điểm học
sinh dễ sa đà vào các chất kích thích
Khối lớp nhất
Học sinh lớp 12: Đây là độ tuổi chuẩn
bị bước vào độ tuổi trưởng thành,
thường có suy nghĩ sắp sửa thốt ly gia
đình và mơi trường THPT nên đơi khi
khó giữ mình, muốn trải nghiệm cái
mới trước khi rời cổng trường trung học
vì vậy đây cũng là thời gian học sinh dễ
bị ảnh hưởng, rủ rê sử dụng chất kích
thích
Nam: Thường thì học sinh nam sẽ có
suy nghĩ nơng nổi, bồng bợt, muốn thể
hiện mình trước mặt các bạn gái dẫn
đến hành vi sử dụng chất kích thích.
Giới
Nữ: Tuy khơng nhiều nhưng có nhiều
tính
bạn có cá tính khá mạnh, muốn chứng
tỏ rằng con gái không thua kém con trai
nên cũng dùng thử chất kích thích.


Môi
trường
học tập

Trường chuyên: Có ý thức giữ mình,
thường được tham gia các hoạt động xã
hội nên số học sinh sử dụng ma túy ít
hơn.
Trường công lập: Vẫn có nhiều học
sinh thiếu hiểu biết về chất kích thích
nên hiện tượng sử dụng chất kích thích
vẫn còn xảy ra khá nhiều.
Trường dân lập: Học sinh chưa được
quản lý một cách sát sao, nhiều học sinh
thiếu ý thức, ăn chơi, đua đòi nên hiện
tượng này xảy ra khá phổ biến.

Mục đích

Học sinh ở những
đợ tuổi, khối lớp
khác nhau sẽ có
những cách suy
nghĩ, những lối
sống riêng nên
mức độ nguy cơ
sử dụng cũng khác
nhau


Giới tính khác
nhau thì suy nghĩ
và cách ứng phó
với chất kích thích
cũng khác nhau.

Học sinh ở các
mơi trường trường
học tập khác nhau
thì mức độ quản
lý của nhà trường
cũng khác nhau,
vậy nên tỉ lệ sử
dụng chất kích
thích cũng khác
nhau
22


2.3.2. Khái quát học sinh trên địa bàn thành phố Vinh
a. Điều kiện sống
Hiện nay, phần lớn học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vinh đều có điều
kiện sống khá đầy đủ, được cung cấp đầy đủ những tiện nghi tốt nhất cho các em
học tập và giải trí. Thế nhưng, cũng chính vì vậy mà các em có cách suy nghĩ
bng thả, ln muốn thể hiện mình mà quên đi những chuẩn mực đạo đức.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, những bậc làm cha làm mẹ luôn quan trọng
kinh tế, vật chất, luôn trăn trở với những nỗi lo cơm áo gạo tiền, làm sao để con
em mình được có điều kiện học tập đầy đủ, được hưởng những dịch vụ học tập
tiên tiến nhất. Vơ hình chung, họ đã không thể quan tâm một cách sát sao nhất,
quản lí một cách chặt chẽ nhất, tạo điều kiện cho con em mình tiếp xúc với

những góc khuất của xã hội, những tệ nạn xã hội mà đặc biệt là các chất kích
thích. Khoảng 60% phụ huynh không hề biết đến kết quả học tập của con mình
và những hoạt động ở trường của con. Bên cạnh đó, thành phố Vinh là một thành
phố đang ngày càng phát triển kinh tế, vì vậy điều kiện sống của học sinh ngày
một cải thiện, kéo theo nhiều hệ lụy đáng báo động. Một trong số đó là thực
trạng sử dụng chất kích thích trong học đường.
b. Môi trường sống
- Môi trường bạn bè: Việc giao lưu bạn bè hiện nay trên địa bàn thành phố
nói riêng và tồn xã hợi nói chung đơi khi khơng cịn chỉ đơn thuần là gặp gỡ
giao lưu tình cảm mà nhiều lúc đã trở thành sự tư lợi cá nhân, nhiều người đã lợi
dụng ngay chính bạn bè mình, rủ rê sử dụng và tham gia vào đường dây buôn
bán, vận chuyển chất kích thích. Tuy nhiên, học sinh THPT các em vẫn còn suy
nghĩ tin tưởng bạn mình nên khơng có sự đề phịng, cảnh giác mợt cách cần thiết
nên đa số học sinh đi theo con đường sử dụng chất kích thích đều do sự rủ rê của
bạn bè.
- Môi trường gia đình: Gia đình là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến
sinh lý và tâm lý điều khiển hành vi của giới trẻ. Học sinh THPT thường sử
dụng chất kích thích hầu hết đều có ảnh hưởng ít nhiều từ bố mẹ. Ví dụ như nếu
bố uống rượu bia, hút thuốc lá, xì gà thì con cái sẽ có tư tưởng dùng thử và lâu
dần sa đà vào con đường nghiện hút.
- Mơi trường trường học: Trong q trình điều tra phỏng vấn, có khoảng
30% học sinh nhìn thấy học sinh trong trường sử dụng chất kích thích. Chính vì
thế, hiện nay, có mợt số ít trường học trên địa bàn thành phố Vinh khơng cịn
mơi trường lành mạnh do xuất hiện học sinh buôn bán bí mật các chất kích thích
như bóng cười, tem giấy ma túy, shisha, cỏ Canada,... Do tâm lý lứa tuổi, học
sinh THPT thường có suy nghĩ muốn thể hiện mình và tìm cảm giác mới. Đặc
biệt, khi trong trường học có học sinh buôn bán và sử dụng, những học sinh
khác sẽ dùng thử cho biết và cứ thế xảy ra thực trạng khó lường.
23



2.3.3. Thực trạng về cách nhìn nhận các chất kích thích của học sinh THPT
a. Thực trạng học sinh nhận thức
Theo kết quả khảo sát trên 500 học sinh trên toàn thành phố Vinh, chỉ có
14,8% học sinh được chủ đợng tìm hiểu về dấu hiệu và các kĩ năng ứng phó. Và
trong 84,2% học sinh chưa nắm rõ các chất kích thích, có 10,6% chưa bao giờ
tìm hiểu và được giáo dục một cách cụ thể. Như vậy, tuy các em học sinh đã có
ý thức bảo vệ mình bằng cách tự cung cấp những hiểu biết cơ bản về chất kích
thích. Thế nhưng, hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ “sơ qua” thậm chí là “chưa bao
giờ” tìm hiểu.
b. Thực trạng học sinh ứng phó
Như vậy, dù các em học sinh vẫn có ý thức tìm hiểu chất kích thích nhưng
chưa thực sự nhận ra tác hại của nó và tự định hướng cho mình những phương
pháp xử lí một cách phù hợp và triệt để nhất. Hầu hết các em chỉ nghĩ bị cám dỗ
trước mắt mà không nhận thức được những hệ lụy lâu dài sẽ kéo theo thực trạng
ngày một gia tăng. Điều đó cho thấy rằng các em còn chưa trang bị tốt được
những kiến thức và kĩ năng cần thiết để ứng phó với chất kích thích.
2.3.4. Dấu hiệu và biểu hiện của những học sinh lạm dụng
các chất kích thích
Các học sinh sử dụng chất kích thích thường cố gắng che dấu bạn bè,
gia đình và nhà trường việc các em đang sử dụng chất gây nghiện. Tuy
nhiên, có một số dấu hiệu và hành vi điển hình cho thấy các em đang sử
dụng những chất này.
a.Thay đổi tại trường học:
Những hành vi sau đây có thể là dấu hiệu học sinh đang lạm dụng chất
gây nghiện:
- Học sinh bỏ học nhiều hơn bình thường mà khơng có lý do chính đáng.
- Học sinh thờ ơ với các hoạt động tập thể.
- Học hành sa sút một cách bất thường.
b.Thay đổi về hành vi trong gia đình:

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh thường thích được độc lập và có
không gian riêng cho mình. Tuy nhiên, nếu con bạn có những dấu hiệu sau
đây, rất có thể là chúng đang sử dụng những chất gây nghiện mà không cho
cha mẹ biết:
- Có những thay đổi lớn về hành vi
- Thay đổi rõ rệt về thái độ đối với các thành viên trong gia đình
- Thường giấu khơng cho cha mẹ biết mình đang chơi với ai hay đi đâu
c. Thay đổi về cảm xúc:
24


Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, hay nói dối loanh
quanh, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt hơn so với trước đây.
d. Thay đổi về nhu cầu tiền bạc:
Một trong những dấu hiệu của việc lạm dụng chất gây nghiện là học sinh
thường có nhu cầu bất thường về tiền bạc, sử dụng tiền không có lý do chính
đáng, thường xuyên xin tiền người thân và hay bán đồ đạc cá nhân, gia đình, nợ
nần nhiều, ăn cắp vặt, hay lục túi người khác…
e. Thay đổi về việc chăm sóc cá nhân và diện mạo bên ngồi:
Thơng thường, học sinh trung học phổ thơng đang ở độ tuổi rất quan tâm
chăm chút đến vẻ ngồi của bản thân để trơng thật đẹp nhất trong mắt người
khác. Tuy nhiên, nếu những em nào tỏ ra không quan tâm, thờ ơ với những thứ
như quần áo, vệ sinh cá nhân hay vẻ ngoài, đó cũng có thể là dấu hiệu của lạm
dụng chất gây nghiện.
f. Thay đổi về năng lượng cho các hoạt động hàng ngày:
Có một số dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về sức khỏe của học sinh sử dụng
chất kích thích bao gồm:
- Học sinh kém tích cực hơn bình thường
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
- Giảm động lực cho các hoạt động

g. Các triệu chứng về thể chất:
Các dấu hiệu và triệu chứng về thể chất có biểu hiện phụ thuộc vào loại
chất gây nghiện mà học sinh đang sử dụng. Ví dụ nếu học sinh đang lạm dụng
cần sa, các bạn có thể có những dấu hiệu sau:
- Chậm phản ứng
- Mắt đỏ
- Mất tập trụng, trí nhớ kém
- Tăng thèm ăn
- Hoang tưởng (cũng là dấu hiệu của bệnh tâm thần)
2.3.5. Hậu quả của học sinh trung học phổ thơng khi sử dụng chất kích thích
a. Đối với người sử dụng:
- Đối với việc học hành : Học hành sa sút, nếu bị nghiện, sẽ buộc phải nghỉ
học để cai nghiện và phục hồi sức khỏe. Từ đó, ảnh hưởng rất lớn đối với việc
học hành và con đường công danh sự nghiệp sau này.
- Đối với sức khỏe: Sức khỏe là một trong những mối lo hàng đầu với
người nghiện. Hầu hết người nghiện bị suy sụp sức khỏe, giảm trí nhớ, rối nhiễu
tâm thần, mất hoặc giảm khả năng lao động và nguy hiểm nhất là mắc các bệnh
25


×