Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Sự tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.8 KB, 6 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2021

SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Bùi Đặng Phương Chi1, Bùi Đặng Minh Trí1, Hồng Đức Thái2, Nguyễn Thị Như Huỳnh3

TĨM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tình hình tuân thủ điều trị và
các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh viêm loét
dạ dày - tá tràng của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa
Nội tiêu hóa Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
hồi cứu trên 310 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18
tuổi được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, điều trị
ngoại trú tại khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ
tháng 11/2019 đến tháng 07/2020. Kết quả: Tỷ lệ tuân
thủ điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là khá cao,
Có 94,19% (292/310) tn thủ điều trị và cũng cịn 5,81%
(18/310) khơng tn thủ điều trị theo bác sĩ. Có 96,58%
bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt - mức cao và 3,23%
tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp. Phần lớn bệnh nhân đỡ
và khỏi bệnh sau điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, hết
các triệu chứng lâm sàng của bệnh là 30,32% (94/310).
Bệnh nhân đỡ là 56,45% (175/310). Có mối liên hệ giữa
mức độ tuân thủ và tỷ lệ diệt trừ H.p. Có mối liên hệ giữa
học vấn, tình trạng sinh sống, điều kiên kinh tế với sự tuân
thủ điều trị. Có mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của nhân viên
y tế đối với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Kết luận:
Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị ở mức cao. Bệnh nhân


có kết quả điều trị khỏi và đỡ các triệu chứng bệnh chiếm
tỷ lệ cao. Có mối liên quan giữa mức độ tuân thủ và tỷ lệ
diệt trừ H.p, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và sự hỗ
trợ của nhân viên y tế.
Từ khóa: Viêm loét dạ dày – tá tràng, tuân thủ điều
trị, các yếu tố liên quan.

compliance and factors related to treatment compliance
of gastroenteritis of outpatients at the gastrointestinal
department of Vinh Long General Hospital. Objects
and methods: Study of retrospective cross-sectional
description on 310 medical records of patients over 18 years
old diagnosed with gastroenteritis, outpatient treatment
at the internal department, Vinh Long General Hospital
from November 2019 to July 2020. Results: Compliance
rate of the study group of patients was quite high, 94.19%
(292/310) complied with treatment and 5.81% (18/310)
did not comply with treatment according to the doctor.
There was 96.58% good drug compliance - high level and
3.23% good drug compliance - low level. Most patients
got better and got better after treatment: The rate of
patients recovered from the disease and reduced all clinical
symptoms of the disease was 30.32% (94/310). The rate
of patient declined disease 56.45% (175/310). There was
a relationship between compliance and eradication rate
H.p. There was a relationship between education, living
status, economic status and adherence to treatment. There
was a link between health official’s support and patients’s
adherence to treatment. Conclusion: Adherence rate was
high. There was a high proportion of patients with curable

treatment results and relief from their symptoms. There
was a relationship between compliance and eradication
rates, education level, economic conditions and support
of health workers.
Keywords: Gastroenteritis, adherence to treatment,
related factors.

SUMMARY
TREATMENT COMPLIANCE AND SOME
FACTORS RELATED TO COMPLIANCE TO
TREATMENT GASTROENTERITIS
Objective: To investigate the situation of treatment

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDD - TT) là bệnh
khá phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, ảnh
hưởng gần 4,6 triệu người mỗi năm. Ở Việt Nam tỷ lệ
này khoảng 7 % dân số, tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 20

1. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2. Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
3. Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long
Ngày nhận bài: 13/11/2020

16

Tập 63 - Số 2-2021
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 20/11/2020


Ngày duyệt đăng: 28/11/2020


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
– 40. Ước tính có khoảng 50% dân số thế giới đã nhiễm
H. pylori và tại Việt Nam, các nghiên cứu từ năm 2005 –
2010 cho thấy tỷ lệ này dao động khoảng từ 65,5 - 78,8%
[1]. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng nội khoa có
thời gian điều trị vào khoảng 1 đến 3 tháng. Trên các bệnh
nhân mắc bệnh VLDD - TT đơn thuốc được sử dụng trong
trường hợp này thường là sự kết hợp của 3 đến 4 loại
thuốc, với các bệnh nhân có bệnh mắc kèm cịn cần phải
phối hợp nhiều thuốc hơn nữa [2]. Tuy nhiên vấn đề đặt
ra là việc sử dụng nhiều loại thuốc như vậy có thể dẫn đến
tình trạng kém tn thủ sử dụng thuốc. Hiện nay, chưa
nhiều nghiên cứu công bố về mức độ tn thủ sử dụng
thuốc, do đó, chùng tơi thực hiện nghiên cứu này nhằm
mục tiêu: “Khảo sát tình hình tuân thủ điều trị và các yếu

tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Nội tiêu
hóa Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 310 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trên 18 tuổi
được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng, điều trị ngoại
trú tại khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long từ tháng
11/2019 đến tháng 07/2020.
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng từ 18 tuổi trở lên
- Bệnh nhân chưa được điều trị kháng sinh và các
thuốc ức chế bơm proton, kháng antacid trong vòng 1
tháng trước khi làm nội soi, chưa có tiền sử điều trị viêm,
lt dạ dày tá tràng trước đó.
- Gia đình và bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên
cứu và tuân thủ điều trị đầy đủ, đến khám kiểm tra đúng
thời hạn.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có chẩn đốn ung thư dạ dày, hoặc đang
xuất huyết tiêu hóa (thuộc nhóm đối tượng không được
chỉ định điều trị tiệt trừ H. pylori theo khuyến cáo của Hội
Khoa học Tiêu hóa Việt Nam 2012), bệnh nhiễm trùng,
bệnh nặng khác kèm theo.
- Bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật dạ dày và dị ứng
kháng sinh
- Có tiền sử dị ứng hoặc có chống chỉ định với các
thuốc được sử dụng trong nghiên cứu hoặc đã nhận thuốc
nhưng sau đó hồn tồn khơng có thơng tin về việc dùng
thuốc vì mất liên hệ.

2. Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
hồi cứu.
Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được xác định bằng công thức ước lượng tỷ
lệ trong quần thể nghiên cứu:
n = Z2(1-α/2)

p(1- p)
d2

Trong đó:
p: ước lượng tỷ lệ nhiễm HP của đối tượng nghiên
cứu từ nghiên cứu của Đinh Cao Minh với sai số mong
muốn 5%, độ tin cậy 95%, chọn giá trị p=0,768.
n: Bệnh án cần lấy
Z: Mong muốc mức độ tin cậy là 95% = 1,96.
d: Là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được
từ mẫu và quần thể.
Tỷ lệ sai lệch mong muốn khơng q 5% so với tỷ
lệ thực.
Tính được cỡ mẫu: 274 bệnh nhân. e dự trù mất
mẫu 10% (bệnh nhân bỏ điều trị hoặc khơng hồn trả vỏ
thuốc), cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu là: 305 bệnh nhân.
Thực tế là 310 bệnh nhân.
Chỉ tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tuân thủ dùng thuốc: Tuân thủ dùng
thuốc: là tỷ lệ của tổng lượng thuốc bệnh nhân đã uống/số
thuốc cấp cho từng loại. Sau đó lấy theo loại thuốc có tỷ lệ

dùng thấp nhất để xếp bệnh nhân vào mức: tuân thủ dùng
thuốc kém hay tuân thủ dùng thuốc tốt; trong nhóm tuân
thủ dùng thuốc tốt lại được chia thành hai mức độ: tuân
thủ dùng thuốc tốt tốt - mức thấp và tuân thủ dùng thuốc
tốt tốt - mức cao.
Khi bệnh nhân dùng <80% thuốc đã cấp: là tuân
thủ dùng thuốc kém.
Khi bệnh nhân dùng >80% lượng thuốc được cấp:
là tuân thủ dùng thuốc tốt.
Chia nhóm tuân thủ dùng thuốc tốt thành hai mức độ:
+ Đạt từ >80 đến <90% là tuân thủ dùng thuốc tốt mức thấp.
+ Đạt từ >90 đến 100% là tuân thủ dùng thuốc tốt mức cao.
- Các yếu tố liên quan đến mức độ tuân thủ sử
dụng thuốc: Trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, điều
kiện kinh tế.
3. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu thu thập
được nhập và xử lý trên phần mềm thống kê y sinh học
SPSS 22.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tập 63 - Số 2-2021
Website: yhoccongdong.vn

17


2021

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 1. Tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)



292

94,19

Khơng

18

5,81

Tổng

310

100

Có 94,19% (292/310) tn thủ điều trị và cũng cịn 5,81% (18/310) khơng tn thủ điều trị theo bác sĩ.
Bảng 2. Mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân
Phương pháp
phân tích

Mức độ

tuân thủ dùng thuốc

Tỷ lệ dùng thuốc
(%)

Số
bệnh nhân (n)

Tỷ lệ
(%)

Tuân thủ kém

<80

8

2,74

Tuân thủ tốt

>80

284

97,26

Tuân thủ tốt - mức thấp

>80-<90


10

3,42

Tuân thủ tốt - mức cao

>90-100

282

96,58

ITT (n=292)

PP (n=292)

- Ở 292 bệnh nhân phân tích theo PP: có 96,58%
bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt - mức cao và 3,23%
tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp.

- Trong 292 bệnh nhân phân tích theo ITT: có
97,26% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt và 2,74% tuân
thủ dùng thuốc kém.

Bảng 3. Kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori theo mức độ tuân thủ dùng thuốc

Mức độ tuân thủ dùng thuốc
tốt (n=25)


Kết quả điều trị theo PP (n,%)
Thành công

Thất bại

p

n

%

n

%

Mức thấp (3)

1

33,33

2

66,67

Mức cao (22)

21

95,45


1

4,55

Tỷ lệ tiệt trừ H. pylori ở nhóm bệnh nhân tuân thủ
dùng thuốc tốt - mức cao đạt 95,45% cao hơn so với nhóm

<0,05

tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp đạt 33,33% có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).

Bảng 4. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
Biến số

Học vấn cao nhất

18

Tuân thủ

Không tuân thủ

Không biết chữ

0

3


Trung học cơ sở

7

5

Trung học phổ thông

82

3

Sau trung học phổ thông

203

7

Tập 63 - Số 2-2021
Website: yhoccongdong.vn

P

p<0,05


EC N
KH
G
NG


VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tình trạng hơn nhân,
gia đình

Điều kiện kinh tế

Ở một mình

17

6

Ở cùng vợ/chồng

186

7

Ở cùng con cái

89

5


Thuộc hộ nghèo

51

14

Khơng thuộc hộ nghèo

241

4

p<0,05

p<0,01

Có mối liên hệ giữa tn thủ điều trị đối với học vấn cao nhất, tình trạng sinh sống, điều kiện kinh tế.
Bảng 5. Mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của NVYT và tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị

Nhận được hỗ trợ tích
cực từ NVYT

Ít nhận được hỗ trợ
tích cực từ NVYT

231


61

3

15

Khơng tn thủ điều trị

p
p<0,05

Có mối liên hệ giữa tuân thủ điều trị và sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Bảng 6. Hiệu quả điều trị dựa vào triệu chứng lâm sàng
Hiệu quả điều trị

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Khỏi

94

30,32 %

Đỡ

175

56,45%


Không thay đổi

41

13,22%

Tổng

310

100 %

Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, hết các triệu chứng
lâm sàng của bệnh là 30,32% (94/310). Bệnh nhân đỡ
là 56,45% (175/310). Và khơng đạt hiệu quả vẫn cịn
13,22% (41/310) là do không tuân thủ điều trị và chất
lượng điều trị.
IV. BÀN LUẬN
Tình hình tuân thủ điều trị
Mức độ tuân thủ cao, trong hầu hết các liệu pháp y
tế, là không thể thiếu để có được kết quả điều trị thành
cơng với thuốc. Do đó, các nghiên cứu đã liên tục báo cáo
việc tuân thủ thuốc kém như một nguyên nhân chính, yếu
tố quyết định thành cơng của điều trị, và thường là kém sự
tuân thủ không được công nhận rõ ràng [4].
Hiệu quả điều trị tiệt trừ H. pylori phụ thuộc vào các
nhóm yếu tố có liên quan đến bệnh nhân, đến chủng H.

pylori và sự tác động của nhà lâm sàng lên người bệnh.

Tuân thủ điều trị bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: các yếu
tố chủ quan như tính cách và triệu chứng lâm sàng của
người bệnh; các yếu tố khách quan như: số liều hằng ngày
và tính phức tạp của phác đồ, tác dụng phụ và độ dài liệu
trình điều trị, bác sĩ có khích lệ và cung cấp thông tin đầy
đủ cho người bệnh hay không và những ích lợi mà phác
đồ mang đến cho bệnh nhân.
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có 94,19%
(292/310) tn thủ điều trị và cũng cịn 5,81% (18/310)
khơng tn thủ điều trị theo bác sĩ. Như vậy, phần lớn
bệnh nhân đã tuân thủ thuốc. Phát hiện của chúng tôi phù
hợp với một nghiên cứu được thực hiện bởi Mohammad et
al. trong đó phần lớn bệnh nhân nhiễm H. pylori báo cáo
tuân thủ tốt [4].
Khi chúng tôi đánh giá 292 bệnh nhân phân tích theo
Tập 63 - Số 2-2021
Website: yhoccongdong.vn

19


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

ITT: có 97,26% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt và
2,74% tuân thủ dùng thuốc kém. Tỷ lệ này khá tương đồng
với tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ tốt 97,0% trong quá trình điều
trị tiệt trừ H. pylori bằng phác đồ EBMT 10 ngày của tác
giả Đặng Ngọc Quý Huệ và nằm trong khoảng tỷ lệ tuân
thủ 85-100% của phác đồ PBMT như phân tích tổng hợp
của Fischbach [6], [1].

Tỷ lệ tuân thủ cao cũng thường được tìm thấy trong
số những bệnh nhân bị tình trạng cấp tính chẳng hạn như
nhiễm H. pylori so với những người khác các bệnh mãn
tính như tăng huyết áp, tiểu đường loại II bệnh đái tháo
đường, bệnh thiếu máu cơ tim, hen phế quản, mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn (COPD). Điều quan trọng là phác đồ
điều trị H. pylori cũng giới hạn trong thời gian từ 7 ngày
đến 2 tuần (75,81 %), điều này có thể hữu ích bệnh nhân
tn thủ phác đồ. Ngoài ra, cao hơn sự tuân thủ của những
bệnh nhân nhiễm H. pylori trong nghiên cứu hiện tại có
thể là do phần lớn họ có nhận thức tương đối tốt. Trong
nghiên cứu này, phần lớn bệnh nhân là người dân tộc Kinh
và có nghề nghiệp là cán bộ cơng chức. Nó có thể đã giúp
họ hiểu hướng dẫn uống thuốc theo quy định.
Do những bệnh nhân dùng thuốc <80% trong
nghiên cứu của chúng tơi được xếp vào nhóm tuân thủ
kém, được xem là thất bại điều trị trong phân tích theo
ITT và bị loại khỏi phân tích theo PP, nên chúng tơi đã
phân tích hiệu quả điều trị dưới nhóm bệnh nhân tuân thủ
dùng thuốc tốt ≥80%.
Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
Một số lượng đáng kể nghiên cứu thực nghiệm, mô
tả, đã xác định các mối tương quan và các yếu tố dự đốn
tn thủ và khơng tn thủ. Chúng bao gồm các khía cạnh
về mức độ phức tạp và thời gian điều trị, đặc điểm của
bệnh, tác động gây nóng rát của việc điều trị, chi phí điều
trị, đặc điểm của việc cung cấp dịch vụ y tế, tương tác
giữa bác sĩ và bệnh nhân, và các biến số xã hội học. Nhiều
các biến này là tĩnh và có thể khơng can thiệp được. Tại
Nhật Bản, nơi có tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến dạ

dày cao nhất, 51% dân số nói chung nhận thức được mối
liên hệ nhân quả giữa các tác nhân truyền nhiễm và ung
thư dạ dày. Không có dữ liệu nào để đo lường nếu nhận
thức ở bệnh nhân ở bán cầu tây là tốt. Tuy nhiên, nếu coi
kiến ​​thức của các bác sĩ phương Tây là đại diện cho kiến​​
thức của bệnh nhân, dựa trên các khảo sát nêu trong đoạn
trước, có thể cho rằng mức độ nhận thức về tầm quan
trọng của H. pylori và mối liên hệ của nó với dạ dày. Ung
thư biểu mô tuyến thấp hơn nhiều. Đề cập lại kịch bản

20

Tập 63 - Số 2-2021
Website: yhoccongdong.vn

2021

thường xuyên được nêu trước đây về việc kê đơn cho bệnh
nhân đang hồi phục sau cơn mê trong một bộ sao chép
nội soi, điều này chắc chắn khơng cho phép một cuộc trị
chuyện đủ chiều sâu để động viên và trao quyền cho bệnh
nhân để đạt được sự tuân thủ tốt hơn. Một mối quan hệ
trị liệu vững chắc là chìa khóa cho điều này. Có thể đề
xuất một cách hợp lý rằng các chương trình nâng cao nhận
thức cộng đồng về H. pylori và ung thư dạ dày có thể
giúp cải thiện tỷ lệ tuân thủ. Điều này có thể đúng và có
lẽ đã được chứng minh bởi mức độ nhận thức ấn tượng
của cơng chúng ở Nhật Bản, nơi một chương trình chiếu
phim hàng loạt được quảng cáo rộng rãi trên các phương
tiện truyền thơng đại chúng. Vấn đề ít đơn giản hơn ở các

nước có tỷ lệ mắc bệnh thấp ở thế giới phương Tây, nơi
bệnh ung thư dạ dày ít phổ biến hơn. Trong trường hợp
này, cần phải cân bằng giữa việc cung cấp giáo dục đầy
đủ để khuyến khích sự tuân thủ trong khi tránh gây lo lắng
không cần thiết cho công chúng. Phương pháp đảm bảo
với triển vọng thành công thực tế nhất là giao tiếp trên
cơ sở 1-1 và giáo dục từng bệnh nhân về bệnh tật của họ
và củng cố tính ưu việt của việc tuân thủ liệu pháp trong
việc giảm nguy cơ ung thư. Vấn đề ở đây nằm ở mọi bác
sĩ điều trị nhiễm H. pylori.
Kết luận lại, việc tuân thủ liệu pháp không chỉ đơn
giản là uống thuốc đều đặn, nó liên quan đến sự hợp tác
giữa bác sĩ và bệnh nhân để có kế hoạch diệt trừ H.pylori.
Do đó, tầm quan trọng của việc chăm sóc có cấu trúc và
theo dõi bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng.
V. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ tuân thủ điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên
cứu là khá cao, Có 94,19% (292/310) tn thủ điều trị và
cũng cịn 5,81% (18/310) khơng tn thủ điều trị theo bác
sĩ.
- Có 96,58% bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc tốt mức cao và 3,23% tuân thủ dùng thuốc tốt - mức thấp.
- Phần lớn bệnh nhân đỡ và khỏi bệnh sau điều trị:
Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, hết các triệu chứng lâm sàng
của bệnh là 30,32% (94/310). Bệnh nhân đỡ là 56,45%
(175/310).
- Có mối liên hệ giữa mức độ tuân thủ và tỷ lệ diệt
trừ H.p
- Có mối liên hệ giữa học vấn, tình trạng sinh sống,
điều kiên kinh tế với sự tuân thủ điều trị.
- Có mối liên hệ giữa sự hỗ trợ của nhân viên y tế đối

với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Quý Huệ (2018), Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của helicobacter pylori bằng
epsilometer và hiệu quả của phác đồ ebmt ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn, Luận án Tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Khánh Trạch (2011), Bài giảng bệnh học nội khoa. Tái bản lần thứ 10, Nhà xuất bản Y học: 225.
3. Eusebi. L. H., Zagari. R. M., Bazzoli. F. (2014). Epidemiology of Helicobacter pylori infection,
Helicobacter19(1): 1-5.
4. S Shakya Shrestha, M Bhandari, SR Thapa et al (2016). Medication adherence pattern and factors affecting
adherence in Helicobacter Pylori eradication therapy. Kathmandu Univ Med J, 53(1): 58-64.
5. Abbasinazari M, Sahraee Z, Mirahmadi M (2013). The Patients’ Adherence and Adverse Drug Reactions
(ADRs) which are Caused by Helicobacter pylori Eradication Regimens. Journal of Clinical and Diagnostic Research,
7(3): 462-6.
6. Fischbach. L. A., Van Zanten. S., J Dickason (2004). Meta-analysis: the efficacy, adverse events, and adherence
related to first-line anti-Helicobacter pylori quadruple therapies. Aliment Pharmacol Ther, 20(10): 1071-1082.

Tập 63 - Số 2-2021

Website: yhoccongdong.vn

21



×