Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

HOC TOT BIEN DI SINH HOC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.49 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I.</b> <b>LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ :</b>


Biến dị là nội dung kiến thức chương IV phần I của chương trình Sinh học
9 hiện hành với nội dung cô đọng trong 5 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành. Đây là
chương có nhiều khái niệm khó và hồn tồn mới đối với học sinh. Đó là một
thực tế. Song với nội dung sách giáo khoa trình bày đơn giản, hình ảnh minh họa
rõ ràng lại là một ưu thế nếu giáo viên biết vận dụng có hiệu quả để đạt được mục
tiêu giảng dạy là giúp học sinh


 Vẽ được sơ đồ phân loại biến dị.


 Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị khơng di truyền; đột biến vói


thường biến; đột biến gen với đột biến nhiễm sắc thể; đột biến cấu trúc với đột
biến số lượng nhiễm sắc thể.


 Nêu được vai trò của từng loại biến dị. Hậu quả của đột biến.


 Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen với mơi trường và kiểu hình


Như vậy, muốn vận dụng nội dung sách giáo khoa có hiệu quả, đạt được
mục đích giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh giúp các em
lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, biết vận dụng kiến thức một cách khoa học
và sáng tạo vào thực tế cuộc sống…. đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải tự trang bị
cho mình một nền móng kiến thức vững chắc về biến dị, một hệ thống phương
pháp giảng dạy khoa học sáng tạo và đặc biệt là vốn kinh nghiệm trong cuộc
sống, trong giảng dạy của bản thân và của quý đồng nghiệp. Đó tất cả là nội dung,
là tâm tư và nguyện vọng mà bản thân tôi muốn đạt được thông qua chuyên đề
“Để dạy và học tốt chương Biến dị trong chương trình Sinh học 9”.


<b>II.</b> <b>CƠ SỞ NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nội dung kiến thức từng bài trong chương “Biến dị” - Chương trình Sinh


học 9.


 Định hướng phương pháp giảng dạy có hiệu quả, phù hợp với nội dung


kiến thức của từng bài trong chương.


Kỹ năng vận dụng nội dung kiến thức ứng dụng của chương vào thực tế


cuộc sống của học sinh.


<b>I. MỤC TIÊU:</b>


<b>1.</b> Kiến thức : Học sinh có một kiến thức bền vững về biến dị mà cụ thể là học sinh
có thể khái quát và hệ thống kiến thức trọng tâm của chương biến dị :


<b>-</b> Vẽ được sơ đồ phân loại biến dị
<b>-</b> Phân biệt được :


 Biến dị di truyền và biến dị không di truyền
 Đột biến và thường biến


 Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể
 Thể dị bội và thể đa bội


<b>-</b> Nêu được vai trò của biến dị và những hậu quả của đột biến


<b>-</b> Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và mơi trường



2. Kỹ năng : Học sinh có kỹ năng phân tích kênh hình và kênh chữ ở sách giáo khoa
để xử lý các thông tin, các lệnh hoạt động theo yêu cầu kiến thức của từng bài
học trong chương biến dị của chương trình sinh học 9.


3. Thái độ : Yêu thích mơn học ,u thiên nhiên,biết giữ gìn và bảo vệ các loài sinh
vật, bảo vệ nguồn nguyên liệu di truyền trong tự nhiên đã được thống nhất hài hồ và
được duy trì từ lâu đời.Vận dụng những hiểu biết của mình trong nghiên cứu sinh học
chọn giống và tiến hố.


<b>II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CĨ HỆ THỐNG VỀ BIẾN DỊ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Biến dị là một mảng kiến thức lớn, quan trọng trong chương trình di truyền
và biến dị. Là một thực tế luôn luôn được nghiên cứu và đề cập trong cuộc sống,
đặc biệt là trong thời đại của cơng nghệ sinh học hiện đại.Nói một cách tổng quát
nội dung chương IV : “Biến dị” ở chương trình Sinh học 9 là nghiên cứu cơ sở vật
chất và cơ chế của hiện tượng biến dị ở mức phân tử và tế bào, bao gồm các nội
dung sau :


<b>1.Các loại biến dị</b>


Biến dị là một đặc tính của sinh vật có khả năng phát sinh những biến đổi
kiểu hình hoặc biến đổi kiểu vật chất di truyền do nguyên nhân bên trong và bên
ngoài đã làm xuất hiện kiểu hình mới hoặc mất đi, thêm vào một hay một số tính
trạng. Khả năng biến dị của các cá thể phụ thuộc vào tính di truyền của lồi, vào
thời gian sinh trưởng, phát triển, vào loại tác nhân và cường độ tác nhân gây ra các
biến đổi đó.


Hiện tượng biến dị là những sai khác thường xuyên gặp phải giữa các cá
thể. Biến dị, di truyền là hai mặt đối lập mâu thuẫn nhưng thống nhất, trong quá


trình di truyền đã phát sinh biến dị, còn những biến dị phát sinh duy trì được cho
các thế hệ sau sẽ trở thành các đặc điểm di truyền mới. Vì vậy, theo quan điểm sinh
học hiện đại biến dị được phân làm hai loại : Biến dị di truyền và biến dị không di
truyền (gọi là thường biến). sự phân loại này dựa vào khả năng biến dị đó có di
truyền được cho đời sau hay khơng, biến dị đó có đụng chạm đến vật chất di truyền
hay khơng.


<b> Biến dị di truyền :</b>Bao gồm biến dị tổ hợp và biến dị đột biến
<b> </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

thường xuyên qua các thế hệ. Biến dị tổ hợp ít ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển
cá thể.


<b> Biến dị đột biến :Là những biến đổi đột ngột do tác</b>
nhân đột biến bên ngoài và những rối loạn bất thường của trao đổi chất nội bào
dẫn tới những biến đổi về số lượng, về cấu trúc của vật chất di truyền. Biến dị đột
biến bao gồm đột biến số lượng nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và
đột biến gen. Đột biến là những biến đổi di truyền không phải gây ra do tổ hợp lại
gen, là những biến đổi đột ngột, gián đoạn ở kiểu hình, mang tính chất cá thể, vơ
hướng, phần lớn có hại cho cơ thể mang đột biến. Biến dị đột biến gồm


 Đột biến gen : là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc phân tử của


gen, làm thay đổi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit tạo nên
những alen mới, thay đổi khả năng biểu hiện tính trạng. Đột biến gen gồm các
dạng mất, thêm, thay đổi hoặc đảo vị trí của một hoặc một số cặp nuclêôtit


Đột biến NST : là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của NST


 Đột biến cấu trúc NST : là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của



nhiễm sắc thể, làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở mức độ khác nhau.


Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra trong giới hạn một nhiễm
sắc thể gồm lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển vị trí một đoạn nhiễm sắc thể, mất
đoạn.


Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra ngồi giới hạn một nhiễm
sắc thể gồm: chuyển đoạn, lặp đoạn do trao đổi chéo không cân xảy ra giữa hai
nhiễm sắc thể tương đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Lặp đoạn : là hiện tượng một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại một hay
một số lần trên nhiễm sắc thể hoặc do trao đối chéo không cân giữa hai crômatit chị em
hay không chị em thuộc hai nhiễm sắc thể tương đồng


+ Đảo đoạn : là hiện tượng đứt đoạn trong, rồi đoạn đứt đó quay 1800<sub> nối</sub>
lại làm thay đổi trật tự các gen trên nhiễm sắc thể


+ Chuyển đoạn : là một kiểu cấu trúc lại nhiễm sắc thể mà đoạn bị đứt ra
chuyển đến vị trí mới trong cùng một nhiễm sắc thể hoặc chuyển sang nhiễm
sắc thể khác hoặc trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể tương đồng và không
tương đồng


 Đột biến số lượng NST : là những biến đổi số lượng xảy ra ở một


hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST


+ Hiện tượng đa bội thể : là hiện tượng đột biến theo hướng tăng số lượng
nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp trong tế bào. Bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào
sinh dưỡng là bội số của n và lớn hơn 2n bình thường, như 3n, 4n, 5n…, còn cơ


thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể là 3n, 4n, 5n… gọi là thể đa
bội.


Tế bào đa bội có số lượng nhiễm sắc thể tăng gấp bội, số lượng ADN cũng
tăng tương ứng, vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn,
dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng
phát triển mạnh và chống chịu tốt.


Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật và đã được ứng dụng có
hiệu quả trong chọn giống cây trồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>a.Biến dị không di truyền (thường biến) là những biến đổi kiểu hình của</b>
cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực
tiếp của môi trường, hay có thể nói thường biến là sự phản ứng khác nhau của cùng
một kiểu gen đối với những điều kiện môi trường khác nhau


<b>2. Tác nhân gây đột biến</b>


<b>a.</b> <b>Tác nhân vật lý</b>


◦ <b>Các tia phóng xạ : như tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta… khi</b>
xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN hoặc nhiễm
sắc thể để gây đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể


◦ <b>Tia tử ngoại :</b> Đặc điểm của loại tia này khơng có khả năng xun sâu
vào các mơ nên chỉ dùng để xử lý vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu là gây
đột biến gen


◦ <b>Sốc nhiệt : Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của môi trường làm cho cơ</b>
chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương trong


bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào, gây rối loạn trong phân bào,
làm phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể.


<b>b.</b> <b>Tác nhân hóa học :</b>


Các hóa chất được xem là siêu tác nhân gây đột biến : Êtyl mêtan sunphônat
(EMS), Nitrôzô mêtyl urê (NMU), Nitrôzô êtyl urê (NEU)… các hóa chất này
thường gây cấu trúc lại nhiễm sắc thể ở mức crômatit là chủ yếu


Dung dịch Côsixin thường được dùng để tạo thể đa bội ở cây trồng


Các loại hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Các loại
phân bón hóa học, chất tăng trưởng… đều có thể được xem là tác nhân gây đột biến
nếu lạm dụng và dùng với liều lượng quá nhiều.


<b>3.Tính chất biểu hiện của các loại biến dị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Tương tác của gen có trong kiểu gen của cơ thể, làm xuất hiện tính trạng
mới chưa có ở bố mẹ hoặc khơng biểu hiện tính trạng đã có ở bố mẹ (biến dị tổ
hợp)


Biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, cá biệt, vơ hướng, thường lặn
và có hại (đột biến)


Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định phù hợp với môi trường
(thường biến)


<b> 4.Vai trò của biến dị</b>


Là nguyên liệu phong phú cho tiến hóa và chọn giống


Giải thích sự đa dạng sinh học trong tự nhiên


Trên đây là nội dung kiến thức tối thiểu mà giáo viên cần có được khi giảng
dạy chương biến dị hoặc có thể tìm hiểu và đọc kỹ phần thơng tin bổ sung trong sách
giáo viên, giáo viên cần chuẩn bị thật kỹ, thật chu đáo trước khi lên lớp. Tuy nhiên
không phải đưa hết các thơng tin đó đến với học sinh để dẫn đến kết quả quá tải,
nhàm chán và mệt mỏi cho cả giáo viên lẫn học sinh.


Nội dung sách giáo viên là nguồn cung cấp tri thức quan trọng mà đa số học
sinh đều có. Nó vừa là nội dung vừa là phương tiện để liên kết giáo viên và học sinh
trong các hoạt động dạy và học trên lớp. Kiến thức trong đầu giáo viên là nền tảng để
thiết kế bài dạy của mình theo một kết cấu logic, có hệ thống, cịn nội dung từng bài
trong sách giáo khoa là phương tiện để giáo viên gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội
kiến thức cơ bản của chương biến dị. Cụ thể là :


 <b>Nắm bắt được mạch kiến thức của hầu hết các bài trong chương biến</b>


<b>dị : </b>


 <b>Khái niệm Phân loại từng loại biến dị</b>
 <b>Nguyên nhân, cơ chế phát sinh từng loại biến dị</b>


 <b>Vai trò, hậu quả của từng loại biến dị trong chọn giống và tiến</b>


<b>hóa.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>II.ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY PHÙ HỢP VÀ ĐẠT HIỆU </b>
<b>QUẢ - CÁCH THỨC THỰC HIỆN</b>


<b>1. Dạy học sinh cách tư duy logic</b>



Là cách dạy mà giáo viên không truyền đạt kiến thức dưới dạng thực đơn có sẵn
mà truyền đạt dưới hình thức đặt các em vào vị trí của nhà khoa học, cũng tìm tịi,
quan sát, suy nghĩ… để hình thành các khái niệm, khám phá các quy luật và tự rút ra
kiến thức cơ bản cần tiếp thu về các loại biến dị.


Là cách dạy mà giáo viên hướng học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học
để khám phá kiến thức mới, bởi vì theo cấu trúc chương trình sinh học 9 thì chương
biến dị được sắp xếp ở hàng thứ tư (chương IV), trên cơ sở các em đẵ có những hiểu
biết cơ bản về cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế
bào (gen, ADN, NST); Hiểu rõ bản chất của sự di truyền thơng qua các q trình tự
sao của ADN, quá trình tổng hợp ARN (phiên mã), q trình tổng hợp Prơtêin (dịch
mã)… đó chính là kim chỉ nam để giáo viên vận dụng, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri
thức một cách lôgic, khoa học và có hiệu quả


<b>Biến dị</b>


<b>Biến dị di truyền</b>


<b>Biến dị tổ hợp </b> <b>Đột biến</b>


<b>Đột biến gen </b>


<b>Biến dị không di</b>

<b> </b>


<b>truyền</b>


<b>Thường biến </b>


<b>Đột biến NST</b>



<b>Đột biến cấu trúc NST</b> <b>Đột biến số lượng NST</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Ví dụ : Khi dạy bài “Đột biến gen” bài đầu tiên của chương “biến dị”, để hình
thành khái niệm đột biến gen, giáo viên nên đặt học sinh vào vị trí của người nghiên
cứu, quan sát, tìm hiểu hình 21.1 sgk trang 62 .


Với yêu cầu đặt ra là


 So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của đoạn gen b, đoạn gen c và đoạn


gen d với cấu trúc của đoạn gen a


Học sinh dễ dàng quan sát và nhận ra sự sai khác đó. Cụ thể là :
+ Đoạn gen a mất đi 1 cặp nuclêôtit (G – X) đoạn gen b
+ Đoạn gen a thêm 1 cặp nuclêôtit (T – A) đoạn gen c


+ Đoạn gen a có cặp nuclêơtit A – T được thay thế bằng cặp nuclêôtit
G – X đoạn gen d


Giáo viên tiếp tục đặt vấn đề : Giả sử đoạn gen a mang thông tin quy định màu
sắc trên cánh bướm, vậy khi cấu trúc của đoạn gen a thay đổi thành đoạn
gen b, gen c hoặc gen d thì màu sắc biểu hiện trên cánh bướm có thay đổi
khơng? Tại sao?


Với kiến thức đã học về mối quan hệ giữa gen và tính trạng mà các em đã học ở
tiết 19 thì các em có kết luận gì về giả thuyết trên?


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

 Gen quy định tính trạng (gen tính trạng)


 Cấu trúc gen thay đổi tính trạng do gen quy định cũng thay đổi


 Tính trạng biểu hiện thay đổi hay nói cách khác đó là biểu hiện của


biến dị và loại biến dị này do những biến đổi đột ngột trong cấu
trúc của gen nên gọi là đột biến gen.


Vậy đột biến gen là gì? Đột biến gen có di truyền khơng? Tại sao?
Dạy học sinh biết cách tư duy logic thực chất là một chuỗi các hoạt động dạy và
học được phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh và để đạt được điều đó giáo
viên khi đứng lớp giảng dạy sinh học nói chung và giảng dạy phần biến dị nói riêng
cần thực hiện tốt những yêu cầu sau :


 Dạy học sinh kỹ năng đọc và phân tích thơng tin trên kênh hình và kênh


chữ


 Sử dụng hệ thống câu hỏi tìm tịi, câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung


bài học và trình độ của học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh.


 Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp tích cực hóa hoạt


động nhận thức của học sinh. Khi giáo viên nêu vấn đề là đã biến nội dung
học tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn đề này xong
lại nảy sinh vấn đề mới, do đó thường xuyên gây hứng thú học tập ở học
sinh


Tóm lại, bằng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ giúp học sinh giải
mã được kiến thức trong sách giáo khoa bằng ngơn từ riêng của chính bản thân các
em, do đó các em học sinh vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa nhớ bài lâu hơn, khả
năng vận dụng sáng tạo hơn và quan trọng hơn là kích thích được tính tích cực trong


hoạt động học tập, phát triển tư duy logic.


2. <b>Dạy học sinh cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm : </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

niệm của chương kia, thậm chí khái niệm trong lĩnh vực này liên hệ với khái niệm của
lĩnh vực khác…


Chương biến dị bao gồm nhiều khái niệm mới, có những khái niệm có sẵn từ
thơng tin bài học như : Đột biến gen, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số
lượng nhiễm sắc thể, thể dị bội, thể đa bội, thường biến… nhưng cũng có những khái
niệm khơng có sẵn mà được hình thành trong q trình học, ví dụ : khái niệm biến dị
di truyền, biến dị không di truyền, đột biến…. Và để có thể hiểu và nhớ hết các khái
niệm đó một cách có hệ thống khơng phải là điều đơn giản đối với học sinh, cho nên
giáo viên cần hướng dẫn các em thiết lập được mối liên hệ giữa chúng, nghĩa là giáo
viên yêu cầu các em phân tích, tổng hợp, so sánh để phân biệt các dấu hiệu của khái
niệm, tách ra các dấu hiệu bản chất nhất, đưa khái niệm đã học vào hệ thống khái niệm
đã biết và vận dụng khái niệm vào quá trình học tập tiếp theo hoặc vào thực tiễn.


Ví dụ : Khi dạy bài “Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”, để hình thành khái
niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, giáo viên thiết kế phiếu học tập rồi hướng dẫn
học sinh phân tích thơng tin và khái qt hóa để lĩnh hội khái niệm cần lĩnh hội


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Hình 22 NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến
a


b
c


Học sinh sẽ dễ dàng phân tích thơng tin trên hình 22 để hồn thành phiếu học
tập.



Hình 22 NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến


a 8 đoạn 7 đoạn (mất đoạn H) Mất đoạn


b 8 đoạn 10 đoạn (đoạn B và C được


lặp lại) Lặp đoạn


c 8 đoạn 8 đoạn (đoạn B và D đổi


chỗ cho nhau) Đảo đoạn


Dựa trên kết quả phiếu học tập, giáo viên dẫn dắt học sinh khái quát hệ
thống các khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bằng hệ thống câu hỏi nêu
vấn đề :


<b>-</b> Cấu trúc của nhiễm sắc thể a bị biến đổi (mất đoạn) thì thơng tin di truyền có
trong nhiễm sắc thể a có bị biến đổi khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>-</b> Hoặc đoạn BC trên nhiễm sắc thể b mang gen quy định cặp sừng ở cừu, vậy
nếu vì tác nhân nào đó mà đoạn BC trên nhiễm sắc thể b được lặp lại một lần
thì con cừu con sinh ra sẽ có mấy cặp sừng trên đầu?


<b>-</b> Như vậy cấu trúc của nhiễm sắc thể biến đổi dẫn đến những biến đổi hình
thái, đặc điểm cấu tạo cơ thể, vậy đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Đột
biến này có di truyền khơng?


Để có thể giúp học sinh vận dụng khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể, củng cố khái niệm biến dị di truyền, khái niệm đột biến, cuối bài giáo viên


yêu cầu học sinh so sánh và nêu những điểm giống và khác nhau giữa đột biến gen
và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Cụ thể là :


<b>-</b> Giống nhau :


 Đều là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền (gen, NST) (được


gọi là đột biến)


 Đều gây ra những biến đổi kiểu hình


 Đều có khả năng di truyền cho thế hệ sau Đều là biến dị di truyền


<b>-</b> Khác nhau :


 Đột biến gen : là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến


một hoặc một số cặp nuclêơtit. Có các dạng : mất, thêm, thay thế một
cặp nuclêôtit


 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm


sắc thể, gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Đây là cơ hội để các em học sinh củng cố và liên hệ các khái niệm, từ đó
sẽ dễ nhớ bài hơn


Có thể vận dụng phương pháp này để hình thành và khắc sâu các khái
niệm còn lại trong chương


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Sơ đồ, hệ thống hình ảnh có vai trị quan trọng trong q trình dạy học, giúp


học sinh có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung bài học một cách dễ
nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ và đặc biệt là giúp học sinh tiếp thu bài một cách hệ thống,
khái quát.


Để rèn luyện tốt kỹ năng này, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tổ chức
được những yêu cầu sau :


<b>-</b> Xác định rõ sơ đồ, hệ thống hình ảnh chứa nội dung kiến thức nào trong
chương biến dị


<b>-</b> Hướng dẫn học sinh cách đọc và phân tích sơ đồ, hình ảnh một cách cụ thể
(mơ tả bằng lời, chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố….) bằng hệ thống câu hỏi
gợi mở


Ví dụ 1: Khi dạy phần II “Sự phát sinh thể dị bội” ở bài 25 – Đột biến số lượng
nhiễm sắc thể. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 23.2 và giải thích sự
hình thành khái niệm thể dị bội (2n+1) và (2n-1) nhiễm sắc thể


Tế bào sinh giao tử (♀) (♂)
Giao tử


Hợp tử


Hình 23.2. Cơ chế phát sinh các thể dị bội có (2n+1) và (2n -1) nhiễm sắc thể
<b>-</b> Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh quá trình phát sinh giao tử của cơ thể bố


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

 Giao tử của mẹ có đặc điểm gì khác so với giao tử của bố (giao tử của


mẹ là giao tử bình thường chứa n nhiễm sắc thể, còn giao tử của bố là
những giao tử đột biến chứa (n +1) hoặc (n – 1) nhiễm sắc thể



 Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do đâu? (do cơ thể bố trong quá


trình phát sinh giao tử có một cặp nhiễm sắc thể nào đó khơng phân ly)
<b>-</b> Giáo viên u cầu học sinh giải thích thế tam nhiễm và thể 1 nhiễm. Dựa trên


sơ đồ các em dễ dàng nhận thức được cơ chế phát sinh thể dị bội (thể tam
nhiễm và thể 1 nhiễm)


 Qua quá trình thụ tinh, nếu giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử


đột biến (n+1) sẽ tạo nên hợp tử chứa (2n+1) nhiễm sắc thể, hợp tử này
phát triển thành thể tam nhiễm (cá thể có 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó
mang 3 nhiễm sắc thể)


 Qua quá trình thụ tinh, nếu giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử


đột biến (n-1) sẽ tạo nên hợp tử chứa (2n-1) nhiễm sắc thể, hợp tử này
phát triển thành thể 1 nhiễm (cá thể có 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó mang
1 nhiễm sắc thể)


<b>4- Dạy học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương</b>


Dàn bài là một tập hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản có trong bài
học. Mỗi phần của dàn bài có giới hạn tương đối và chứa một liều lượng nội dung
trọn vẹn.


Để lập dàn bài cần tách ra các ý chính, sau đó thiết lập giữa chúng mối quan
hệ và trên cơ sở đó lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ.



Đề cương là những ý cơ bản trong bài học được tóm tắt lại. Khi lập đề
cương cũng vẫn theo trật tự của dàn bài nhưng trình bày các đối tượng, hiện
tượng nghiên cứu một cách ngắn gọn hơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>-</b> Hướng dẫn học sinh sử dụng, nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa.
Thơng tin đó được biểu hiện bằng kênh hình và kênh chữ trong từng bài học. Giáo
viên u cầu học sinh đọc và phân tích thơng tin đó bằng cách tự đặt câu hỏi :
“Thơng tin đó nói về cái gì?”, “Hình đó chứa nội dung nào của bài học?”, “Trong
những nội dung đó thì nội dung nào là chủ yếu, cơ bản nhất?”… Từ việc trả lời
các câu hỏi đó, học sinh có thể diễn đạt ý chính của nội dung mà mình đọc được,
đặt tên đề mục cho từng phần.


<b>-</b> Hướng dẫn học sinh phân loại nội dung đọc được trên cơ sở phân tích cấu
trúc lơgic của bài học để xác định trọng tâm của bài học


<b>-</b> Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, bài tập có trong từng bài đọc, khi học sinh
tự trả lời các câu hỏi là học sinh đã có thể tái hiện nội dung đã đọc để thiết lập mối
quan hệ nhân – quả, khái quát…


Dạy học sinh cách lập dàn bài, đề cương là một định hướng được thực hiện
xuyên suốt trong quá trình dạy học, là một cách thức giáo dục học sinh ý thức tự
học bộ môn mà cụ thể là việc tự soạn bài ở nhà trước khi lên lớp học bài mới.


Với chương biến dị, học sinh sẽ dễ dàng lập được dàn bài cho mình theo
từng bài học với mạch kiến thức rất rõ ràng :


 Khái niệm Phân loại biến dị


 Nguyên nhân, cơ chế phát sinh từng loại biến dị



 Vai trò, hậu quả của từng loại biến dị trong chọn giống và tiến hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>5 – Dạy học sinh làm báo cáo – thông báo tái hiện</b>


Bản chất của phương pháp này là hướng dẫn học sinh làm báo cáo theo một
chủ đề nhất định do giáo viên yêu cầu. Nội dung báo cáo nhằm minh họa, mở rộng,
củng cố hay cụ thể hóa bài học trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học. Giá trị
dạy học của phương pháp này là tập cho học sinh biết sưu tầm tài liệu, biết tập hợp
tài liệu sưu tầm và trình bày báo cáo một cách logic, hệ thống hóa và ngắn gọn. Chủ
đề của báo cáo có thể là : Kết quả quan sát ngoài tự nhiên, kết quả làm các bài thực
hành, thí nghiệm ngồi giờ học…


Với chương biến dị trong chương trình sinh học 9 bao gồm 2 tiết thực hành,
nhưng với thực tế phương tiện dạy học chưa đủ, tranh ảnh minh họa cho hai bài thực
hành về đột biến và thường biến không có cho nên để có thể giảng dạy tốt hai tiết
thực hành trong chương biến dị là giáo viên yêu cầu học sinh làm báo cáo – thông
báo tái hiện theo 2 chủ đề :


<b>-</b> Chủ đề 1 : Hệ thống kiến thức đã học trong chương biến dị để lấy thông tin
viết bài thu hoạch theo yêu cầu của từng bài thực hành


<b>Biến dị</b>


<b>Biến dị di truyền</b>


<b>Biến dị tổ hợp </b> <b>Đột biến</b>


<b>Đột biến gen </b>


<b>Biến dị không di</b>

<b> </b>



<b>truyền</b>


<b>Thường biến </b>


<b>Đột biến NST</b>


<b>Đột biến cấu trúc NST</b> <b>Đột biến số lượng NST</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Ví dụ : Với bài thực hành “Nhận biết một vài dạng đột biến” là học sinh phải</b>
hoàn tất được bảng 26 sách giáo khoa trang 75. Với bài thực hành – “Quan sát
thường biến” thì học sinh phải cho nhận xét về :


 Ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng và tính trạng
chất lượng


 Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến


<b>-</b> Chủ đề 2 : Sưu tầm các tranh ảnh về đột biến ở cây trồng, vật nuôi và ở
người, cũng như sưu tầm các tranh ảnh về thường biến theo yêu cầu của nội
dung bài thực hành. Trên cơ sở những hiểu biết có hệ thống về biến dị, các
em sẽ có kỹ năng trình bày báo cáo một cách khoa học, thẫm mỹ mà cụ thể là
 Học sinh biết cách trình bày các tranh ảnh theo nội dung yêu cầu phân


loại các dạng đột biến hoặc thường biến (Phần phụ lục )
 Học sinh biết cách quan sát, so sánh với kiến thức lý thuyết


Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên có thể giao cho các nhóm học
sinh, các em hoàn thành ở nhà, đến lớp đại diện nhóm sẽ báo cáo từ 10 – 15 phút. Sau
các báo cáo, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, đánh giá và hướng dẫn học
sinh rút ra kết luận chung.



<b>6 – Hạn chế đọc - chép trong tiết dạy trên lớp :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

như vậy, các em mới hứng thú học tập, bài học được hiểu đầy đủ ,sâu sắc hơn.
Đồng thời thấy được vai trò chủ động và tích cực của mình trong buổi học.


<b> </b>Còn như hiện nay, trong điều kiện nhận thức của giáo viên về đổi mới
phương pháp giảng dạy chưa đồng đều, trong điều kiện dạy học cịn thiếu thốn, sẽ
khó từ bỏ đọc chép. Thậm chí qua một số tiết dự giờ đồng nghiệp, tơi thấy có giáo
viên bỏ đọc chép( bằng cách khơng ghi nội dung bài, chỉ giảng bâng quơ), hoặc có
giáo viên chỉ cho học sinh chép ngay những đoạn quan trọng trong SGK.Như vậy,
vơ tình đã chuyển từ dạng đọc chép này sang đọc chép khác , chứ chưa thực hiện
theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT .


- Riêng bản thân tôi, trong điều kiện nhà trường, địa phương khơng có đủ cơ
sở vật chất, khơng có đồ dùng dạy học cơng nghệ thơng tin hiện đại . Tôi đổi mới
phương pháp dạy học của mình, hạn chế đọc – chép bằng cách :


+ Yêu cầu học sinh xem và soạn bài trước ở nhà bằng cách tham khảo SGK,
lọc ra những ý chính và chép thẳng vào bài học .(phát huy tính tự học, tự nghiên
cứu, tự làm việc với sách trong học sinh)


+ Tập bài học chia thành 2 cột. Một cột dùng để chép những kiến thức quan
trọng từ SGK đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Cột trống còn lại dành cho tiết học.


+ Khi tiết học bắt đầu. Giáo viên giảng bài , học sinh chỉ cần theo dõi, trao
đổi thảo luận những vấn đề giáo viên yêu cầu. Giáo viên giảng tới những ý cần ghi
nhớ, những phần quan trọng của bài học, Giáo viên nhắc nhở, học sinh dùng viết
dạ quang bôi lên phần bài đã viết hoặc ghi bổ sung bên cạnh. Chính ở cột trống
đó, học sinh được thơng tin nhiều kiến thức ngồi bài học, những kiến thức thực


tế, những VD minh hoạ từ sự giảng dạy của giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>VD: Bài 21 : ĐỘT BIẾN GEN</b>
<b>(được học sinh hệ thống hoá lại qua sơ đồ)</b>


ĐỘT BIẾN GEN


Khái niệm Nguyên nhân phát sinh Vai trò
(các dạng đột biến gen) Trong tự nhiên Trong thực nghiệm Có lợi Có hại


(VD) (VD)
<b>III.VẬN DỤNG NỘI DUNG KIẾN THỨC ỨNG DỤNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH </b>


<b>HỌC VÀO THỰC TẾ CUỘC SỐNG CỦA HỌC SINH</b>


Kiến thức ứng dụng là những kiến thức về biện pháp tác động vào cấu trúc
hay tổ chức sống của sinh giới nhằm mang lại lợi ích cho con người


Con người nghiên cứu sinh giới không phải chỉ để hiểu biết và giải thích mà
hiểu biết để tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và sử dụng hợp lý
sản phẩm của sinh vật, phục vụ cho đời sống con người. Ứng dụng là mục đích cuối
cùng của mọi nghiên cứu khoa học. Do đó trong dạy học cần giúp học sinh lĩnh hội
giá trị của kiến thức đang nghiên cứu, đồng thời nêu được những nguyên tắc, biện
pháp để khai thác tối đa những lợi ích của cơ sở di truyền và biến dị trong đời sống
sản xuất, y học và đặc biệt là vấn đề bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ mơi trường
sống….


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

việc lồng ghép chuơng trình giáo dục mơi trường vào chương trình giảng dạy sinh
học 9 nói chung và chương biến dị nói riêng



Ví dụ :


Khi dạy đến kiến thức về vai trò và hậu quả của các dạng đột biến, để học
sinh có thể liên hệ kiến thức đã học và nhận biết khi nào là đột biến gây hại, khi nào
là đột biến có lợi, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi xếp cột mà cụ thể là
đưa ra các bảng thông tin và yêu cầu học sinh đặt thông tin vào từng cột cho phù
hợp :


Thông tin cho biết : đột biến bạch tạng ở lúa, đột biến tam bội ở dưa hấu,
đột biến làm thân cứng ở lúa, đột biến 3 chân ở vịt, ở chó, đột biến chân voi ở người,
đột biến mất đoạn đầu nhiễm sắc thể 21 ở người, đột biến dị bội thể 3 nhiễm sắc thể
21 ở người, đột biến bàn tay dính ngón, bàn tay thừa ngón ở người… và yêu cầu học
sinh sắp xếp và phân loại theo cột có lợi hoặc có hại đối với đời sống sinh vật


Có lợi cho sinh vật Có hại cho đời sống sinh vật


Trên cơ sở kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, học sinh sẽ dễ dàng phân
loại thơng tin đã cho theo u cầu


Có lợi cho sinh vật Có hại cho đời sống sinh vật
<b>-</b> Đột biến làm thân cứng ở lúa


<b>-</b> Đột biến tam bội ở dưa hấu


<b>-</b> Đột biến bạch tạng ở lúa
<b>-</b> Đột biến 3 chân ở vịt, ở chó
<b>-</b> Đột biến chân voi ở người


<b>-</b> Đột biến mất đoạn đầu ở nhiễm
sắc thể 21 ở người



<b>-</b> Đột biến 3 nhiễm sắc thể 21 ở
người


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Trên cơ sở sự phân loại của học sinh, giáo viên yêu cầu các em giải thích tại
sao đột biến đó có thể gây hại hoặc đột biến đó là có lợi cho đời sống sinh vật. Sau đó
giáo viên nhận định khả năng vận dụng của các em để khái quát về vai trò và hậu quả
của đột biến đối với đời sống sinh vật và đối với công tác chọn giống :


 Một đột biến là có lợi cho đời sống sinh vật nếu đặc điểm biến đổi đó


giúp sinh vật thích nghi được với hồn cảnh sống, chúng có thể tồn tại và phát triển
tốt mang lại hiệu quả cao và đáp ứng được nhu cầu của con người, đó là nguồn
nguyên liệu cho công tác chọn giống cây trồng và vật ni


 Một đột biến là có hại cho đời sống sinh vật nếu đặc điểm biến đổi đó


làm ảnh hưởng đến đời sống, đến hoạt động sinh lý của bản thân sinh vật và với đặc
điểm đó chúng khó có thể thích nghi với điều kiện sống nên dễ dàng bị đào thải.


Trong chương biến dị, việc lồng ghép kiến thức ứng dụng vào thực tế cuộc
sống, giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thường chiếm một thời lượng thời
gian rất ngắn, do đó giáo viên cần phải đưa nội dung lồng ghép vào những thời điểm
thích hợp để việc lồng ghép có hiệu quả giáo dục .


Ví dụ : Khi dạy đến bài 25 – “Thường biến”, trên cơ sở giáo viên đã cung
cấp cho học sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa kiểu gen, mơi trường và kiểu hình, giáo viên
cần đặt vấn đề ngay là nhà trường được Ban đại diện cha mẹ học sinh cung cấp, hỗ trợ
những chậu hoa, chậu cây cảnh rất đẹp với thông điệp là làm xanh và làm sạch khuôn
viên trường học của chúng ta. Vậy chúng ta có nghĩ là nếu những chậu hoa, chậu cây


cảnh đó khi chuyển về trường chúng ta, thay đổi mơi trường sống, thay đổi điều kiện
chăm sóc liệu nó sẽ thay đổi theo chiều hướng nào : đẹp hơn hay xấu đi? Chiều hướng
thay đổi đó phụ thuộc vào nhân tố nào là chủ yếu? Nhiệm vụ của học sinh chúng ta là
phải làm gì?


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

học sinh có hứng thú trong học tập và đặc biệt tạo điều kiện để học sinh rèn được các kỹ
năng khác nhau chứ không phải chỉ tập trung vào việc ghi nhớ tri thức.


Để dạy tốt chương biến dị, giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng và cập nhật
kiến thức sao cho vừa có bề rộng lại vừa đủ sâu thì mới có khả năng dạy học theo hướng
vận dụng và giải quyết vấn đề. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tâm huyết, vào trình độ
chun mơn nghiệp vụ, nghệ thuật sư phạm và vốn sống của bản thân giáo viên trong
quá trình dạy học. Khơng thể có một bản hướng dẫn mẫu, cũng khơng thể có một gợi ý
nào đó bất di, bất dịch cho phương pháp dạy học chương biến dị. Tất cả mọi khó khăn sẽ
vượt qua, nếu có lịng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục
thế hệ tương lai cho đất nước.


Với chun đề trên tơi chắc rằng sẽ cịn nhiều thiếu sót cần được bổ sung bởi vì
kinh nghiệm cần phải được trãi dài theo bề dày của thời gian mới có được, cho nên
thơng qua chun đề này tơi mong được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp trong
Tổ chuyên môn , của Lãnh đạo nhà trường để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin trân
trọng kính chào !




<i>Cà Mau, ngày 20 tháng 11 năm 2009</i>


Người viết đề tài


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24></div>


<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×