Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đóng góp của vương triều Lý trong lịch sử dân tộc và Nhận thức mới về vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.14 KB, 10 trang )

1. Đóng góp của vương triều Lý trong lịch sử dân tộc
Tháng 10 năm Kỷ Dậu(1009), tại kinh đô Hoa Lư( Ninh Bình), Điện Tiền
chỉ huy sứ - Lý Cơng Uẩn được quần thần tôn lên làm vua, sáng lập vương triều
Lý. Nhà Lý trị vì thiên hạ được 216 năm, trải qua 9 đời vua( từ lý Công Uẩn đến
Lý Chiêu Hồng). Thời gian ở ngơi báu của các Đức vua tuy dài ngắn khác
nhau, song các Đức vua thời Lý đều dốc lịng vì vương triều, vì nước, vì dân và
đều để lại dấu ấn của vương triều mình trong quá trình đấu trang giữ nước, xây
dựng và kiến thiết đất nước nói chung và Thăng Long nói riêng… vậy nên các
sử gia của nước việt đều đồng lòng đánh giá cao vương triều Lý: là một vương
triều có đóng góp nhiều cho lịch sử dân tộc.
1.1: Quyết định dời đô
Mùa thu năm 1010, Lý thái Tổ đã có một quyết định lịch sử chọn thành
Đại La cũ do cao Biền xây dựng ven sông Tô Lịch làm đơ mới cho vương triều
Lý. Đó là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước chuyển mình của vận mệnh đất
nước. Kinh đô Hoa Lư nằm trong vùng núi non hiểm trở mang tính phịng thủ
cao đã hồn thành vai trị lịch sử của mình trong buổi đầu dựng nước. Thăng
Long là vùng đất nằm giữa vùng đồng bằng trù phú hội tụ đủ những điều kiện
cần thiết để xây dựng trung tâm quyền lực, lãnh đạo đất nước phát triển trong
thời đại mới. Kinh đơ Thăng Long- hình tượng của Rồng- biểu tượng cho sự
vươn lên khí thế của một vương triều đồng thời thể hiện khát vọng muốn vươn
lên những chân trời mới của dân tộc. Kinh đô mới, khí thế mới, sức sống
mới..sẽ tạo điều kiện để phát triển đất nước.
1.2:Xây dựng một quốc gia độc lập với một nhà nước quân chủ tập quyền
cao, đủ khả năng quản lí lãnh thổ đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến miền núi rừng biên cương phía bắc. Nhà Lý
áp dụng chính sách “nhu viễn” rất thành cơng. Một mặt đàn áp các cuộc nổi dậy
mang tính cát cứ, mặt khác áp dụng nhiều biện pháp mềm mỏng như phong chức
tước, gả công chúa, biến những thủ lĩnh miền núi thành những người mang danh
nghĩa triều đình để quản lí, bảo vệ vùng biên cương. Nhờ thế cả vùng biên giới
1



phía bắc giáp với Nam Chiếu- Đại Lý và cả nhà Tống được đặt dưới quyền quản
lý thực sự của nhà Lý. Trước đây các thủ lĩnh vùng núi rừng là các thế lực cát cứ
rất mạnh, khi theo bên này khi theo bên kia. Cương giới phía bắc đến thời nhà
Lý đã thực sự được đưa vào lãnh thổ quốc gia dưới quyền quản lí của vương
triều Lý. Đây là một cống hiến và thành công lớn của nhà Lý trong việc xác lập,
quản lí lãnh thổ và trên cơ sở đó đã đánh thắng quân xâm lược tống , bảo vệ độc
lập, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Nhà Lý đã chia nước thành các đơn vị lộ, phủ, châu… kể cả miền núi.
Nhưng miền núi là địa bàn cư tụ của các đồng bào dân tộc thiểu số mà thời lý,
các tù trưởng tồn tại như các thủ lĩnh địa phương có thế lực mạnh và ảnh hưởng
lớn trong vùng. Trong bối cảnh đó quản lí miền núi thông qua các tù trưởng với
chức châu mục của triều đình, đặt dưới quyền kiểm sốt của nhà nước trưng
ương là phương sách phù hợp và có hiệu quả, vừa đảm bảo được quyền lực quản
lí, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, vừa giữ gìn được đồn kết dân tộc.
1.3: Chính sách thân dân
Vương triều Lý tuy là chế độ quân chủ tập quyền nhưng lại quản lí đất
nước cai trị nhân dân bằng phương thức mềm mỏng với quan điểm rất cởi mở.
chính sách của nhà Lý với dân là “Thân dân” rất thiết thực. Người dân sống
trong các hương, thôn, thực chất là các công xã nông thôn và nhà Lý rất coi
trọng quyền tự quản của các thôn làng. Họ chỉ phải làm nghĩa vụ thần dân với
nhà nước qua tô thuế, lao dịch, quân dịch,…người dân sốn trong các thơn làng
mang tính tự trị rộng lớn với quyền quản lí và phân chia ruộng đất cơng theo tục
lệ, với những tín ngưỡng, lễ hội dân gian phong phú, trong đó ngơi chùa giữ vai
trị quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh.
Thời vua Lý Thái Tổ lập cung Long Đức ở ngoài hoàng thành cho Thái Tử ở
để có điều kiện gần dân, thấu hiểu đời sống của dân. Đó là cách chuẩn bị làm
vua hết sức độc đáo của nhà Lý. Trong cấm thành Thăng Long lại đặt Lầu
chng, người dân khi có việc oan ức có thể vào đánh chng để kêu lên triều
đình. Có những lễ hội như hội đèn Quảng Chiếu được tổ chức trong Hoàng

2


thành, thậm chí trong Cấm thành, hội thề cũng có lúc tổ chức ở Long Trì mở
rộng cửa để cho dân chúng vào tham dự.
Vương triều Lý cũng rất chăm lo phát riển nông nghiệp, đắp đê làm thủy lợi.
vua lý Thái Tơng ở ngơi cao nhưng ln gắn bó với lao động, tháng 2/1038 ông
thân hành ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền, làm lễ thần nông, rồi tự mình cầm
cày xuống ruộng. tuy coi trọng nơng nghiệp nhưng nhà Lý cũng quan tâm đến
sự phát triển của thủ cơng nghiệp và thương nghiệp chứ khơng có chủ trương
“ức thương” như một số triều đại sau này. Chính sách mậu dịch đối ngoại rất cơi
mở nhà Lý cho mở chợ biên giới dọc theo biên giới phía bắc với nhà Tống, dọc
theo bờ biển thì mở cửa biển Vân Đồn, nằm trên con đường hàng hải quốc tế, là
một trung tâm mậu dịch đối ngoại rất quan trọng. Đặc biệt với đời song văn hóa
tơn giáo tín ngưỡng thái độ của nhà Lý rất bao dung cởi mở.
1.4: Các hệ tư tưởng chung sống hịa bình
Thời nhà Lý thời kì cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam là bệ đỡ tinh thần
của vương triều . từ nhà vua, quý tộc, quan lại đến dân chúng đều tôn sùng đạo
Phật. chùa tháp được xây dựng nhiều nơi số người theo đạo Phật rất đông..
Nhưng vào thời Lý đồng thời cùng tồn tại và phát triển thậm chí dung hợp cả
phái Thiền tông với phái Mật tông và Tịnh độ tơng. Ba giáo phái này có sự khác
nhau trong giáo lí và hành lễ nhưng dưới thời Lý đều được coi trọng dù chủ yếu
là Thiền tơng.
Nhà Lý cịn thành lập phái Thảo Đường do một nhà sư champa ra Thăng
Long sáng lập, được phong làm Quốc sư và vua Lý Thánh Tông là thế hệ thứ
nhất. Phật giáo thời Lý rất đa dạng, nhiều giáo phái tồn tại, khơng có xung đột
tơn giáo. Phật giáo thời Lý mang đậm tính dân tộc, tính nhập thế đi sâu vào đời
sống, được nhân dân mến mộ giữ vai trò chi phối trong đời sống văn hóa, tơn
giáo, tín ngưỡng. một số nhà sư được phong làm quốc sư là cố vấn cho nhà vua.
Bên cạnh Phật giáo triều đình nhà Lý cịn coi trọng Nho giáo. Chính nhà Lý

đã lập ra Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám, tổ chức những khoa thi đầu tiên tuy mới
mở được 6 khoa thi. Phật gíao mang tinh thần nhân ái là bệ đỡ tinh thần quan
3


trọng để nhà Lý đi vào dân chúng nhưng để xây dựng thiết chế quân chủ tập
quyền thì Nho giáo có ưu thế hơn, nên nhà Lý bắt đầu coi trọng Nho giáo, kết
hợp chặt chẽ giữa nho giáo và Phật giáo. Cả đạo giáo và các tín ngương dân gian
đều được nhà Lý ứng xử và có thái độ rất cởi mở, bao dung. Nhà Lý chủ trương
tam giáo đồng ngun. Tất cả các tơn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại chung, có
nhiều chỗ hội nhập với nhau trong đời sống tín ngưỡng của người dân, dù đây
thường là lĩnh vực tâm linh có khía cạnh phức tạp dễ xảy ra bất đồng và xung
đột nhất.
1.5: Phục hưng văn hóa Việt
Các chùa tháp lớn như chùa Phật Tích, chùa Một Cột, chùa Đọi, tháp
Chương Sơn, tháp Tường long…đều là những chùa tháp lớn thời Lý.\ nghệ thuật
kiến trúc phát triển trên nền tảng kinh tế phát triển, đời song nhân dân ổn định,
tôn giiaso phát triển nên nhiều kiến trúc có quy mơ lớn, bề thế, nghệ thuật tạo
dang đẹp, nghệ thuật trang trí tinh tế. như rồng thời Lý rất mềm mại, uyển
chuyển, chau chuốt, chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Kiến trúc cung đình tập trung ở
kinh thành, kiến trúc tôn giáo, nhất là chùa tháp rải rác khắp mọi vùng.
1.6: Lần đầu tiên vẽ bản đồ nước Việt
Lý Anh Tông là vị vua thứ 6 chủa nhà Lý, trị vì Đại Việt từ năm 11381175. trong 2 năm 1171-1172 nhà vua đã đi tới nhiều vùng núi non hiểm trở của
đất nước tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân. Sai người làm “ tập bản đồ
nưosc việt”, và soạn sách “ nam bắc phiên giới đồ”. Đây là lần đầu tiên trong
lịch sử Việt nam một vị vua nhà Lý quan tâm đến việc vẽ bản đồ đất nước, vẽ lại
hình song thế núi, phân định rạch ròi biến giới Đại Việt với các nước lân bang.
Việc làm có ý nghĩa to lớn đấy của Lý Anh Tơng đã đặt nền móng cho ý thức
giáo dục, xây dựng và bảo vệ biên giới cho thế hệ sau.
1.7: Hình thư- bộ luật đầu tiên trong lịch sử

Đây là bộ lật thành văn đầu tiên trong lịc sử dân tộc, là mốc quan trọng
trong lịch sử pháp quyền việt Nam.. hình thư cho thấy bộ máy chình quyền trung

4


ương tập quyền nhà Lý đã có đủ các thiết chế để quản lí, điều hành đất nước.
hình thư ra đời vào thời kì trị vì của vua Lý Thái Tông(1000-1054)..
1.8:Lần đầu tiên xây dựng trường học.
Năm 1070 vua Lý Thánh Tơng chọn khu đất phía nam hồng thành Thăng
Long để xây Văn miếu. ngoài chức năng thờ các bậc tiên thánh, tiên nho, văn
miếu còn mang chức năng của một trường học hồng gia. Học trị đầu tiên là
Thái tử Lý Càn Đức, là hoàng tử con vua Lý Thánh Tông với Nguyên Phi Ỷ
Lan. Năm 1075 nhà lý mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam để
chọn người tài. Năm 1076 nhà Lý quyết định xây Quốc Tử Giám kề sau Văn
Miếu để làm nới cho các hoàng tử và con các quan đại thần đến học. việc mở
trường dạy học cho dù ý tưởng ban đầu chỉ là để cho con cái hoàng gia có nơi
học tập nhưng cũng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục của nhà lý, của đất nước.
2. Nhận thức mới về vương triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc
2.1: Họ Nguyễn có cơng mở mang bờ cõi cho nước Việt.
Cách đây vừa tròn 450 năm, mùa đơng năm 1558 Chúa Nguyễn Hồng vào
Nam mở cõi. Lịch sử đã ghi nhận công lao của nhà Nguyễn trong việc mở mang
bờ cõi, từ Thuận Hóa, Quảng Nam vào đến vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Các chúa Nguyễn đã biến vùng Thuận Quảng còn hoang sơ vào giữa thế kỉ XVI
trở thành một vùng kinh tế phát triển làm bàn đạp cho công cuộc mở mang bờ
cõi về phía Nam.
Nhà Nguyễn là vương triều đã hồn thành việc chấm dứt chia cắt Đàng
Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người đầu tiên thực
hiện phong trào này. Triều Nguyễn từ vua Gia Long đến Minh Mang đều lo củng

cố vương quyền đồng thời của cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm,
xâm phạm từ bên ngoài và bên trong.
2.2: Sử học nhà Nguyễn
Ngay từ cuối thế kỉ thứ XVIII sử học là một trong những ngành khoa học
rất phát triển. sang đầu thế kỉ thứ XIX dưới thời nhà Nguyễn ngành này lại càng
5


phát triển hơn có thể nói đó là nghành phát triển nhất thời vương chiều Nguyễn.
Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc Sử Quán ra đời vào năm 1820
dưới thời vua Minh Mạng với nhiệm vụ thu thập các bộ sử xưa, in lại quốc sử
thời Lê và biên soạn các bộ sử mới. Quốc Sử Quán phải nói là được tổ chức kỉ
cương, hoạt động một cách đầy hiệu quả. Vương chiều Nguyễn cũng cho lập các
kho tàng lưu trữ các sáng tác từ cổ chí kim.
Nhà Nguyễn biên soạn nhiều bộ sử rất lớn và các cơng trình sử học có giá trị
lớn như: Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Đại Nam liệt truyện, Đại
Nam Thực lục-Tiền biên và chính biên, Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ phỉ khẩu
phương lược,… Các nhà sử học cũng cho ra đời nhiều cơng trình của cá nhân
như: Lịch chiều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân bản,
Quốc sử dĩ biên của Phan Thúc Trực…và nhất là Lịch triều hiến chương loại chí
của han Huy Chú. Trong đó Đại Nam thực lục chính biên có tới 587 quyển.
Các cơng trình địa phương trí và gia phả các dịng họ cũng xuất hiện rất
nhiều. Việc biên soạn các bộ Địa phương chí gần như thành phong trào: từ các
tỉnh lớn cho đến tận các huyện xã cũng có chí. Trong đó có rất nhiều bộ chí được
biên soạn khá cơng phu với nhiều chi tiết quý mà các bộ sử lớn khơng có. Tiêu
biểu cho Địa phương chí là Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, Nghệ
An ký của Bùi Dương Lịch.
Ngồi ra cịn có các tác phẩm soạn theo kiểu quy cách nhiều vấn đề khác
nhau của lịch sử, nổi bật của thể loại này là bô Lịch chiều Hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú.

Năm 1942 Giám đốc Nhà lưu trữ học Đông Dương Paul Boudet cho biết
rằng các tài liệu trước thế kỷ XIX (thời Nguyễn) chỉ cịn lưu lại được khoảng 20
bản bởi ngồi lý do chiến tranh, mơi trường…cịn bởi cách triều trước khơng đặt
các chức quan, cơ quan trông coi công tác lưu trữ, thiếu ý thức bảo tồn di sản
quá khứ. Từ chiều vua Minh Mạng, công tác lưu trữ mới được quan tâm.

6


2.3 Địa lý và địa lý lịch sử.
Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học lớn như bộ Hồng
Việt Nhất thống dư địa chí do Thượng thư Lê Quang Định soạn theo lời của vua
Gia Long. Sau đó cơ quan quốc sử quán chiều Nguyễn cũng soạn tiếp nhiều
cơng trình khác gồm Đại Nam nhất thống tồn đồ, Đại Nam nhất dư chí và
Hồng Việt dư địa chí của Phan Huy Chú; Phương Đình dư địa chí của Nguyễn
Văn Siêu; Đại Việt cổ kim duyên cách địa chí khảo và Gia Định thành thồn chí
của Trịnh Hoài Đức… Ngoài ra thời Minh Mạng cũng xuất hiện rất nhiều bản đồ
về các địa phương của nước Đại Nam thời kỳ đó.
2.4 Kỹ thuật cơng nghệ.
Từ các cuộc nội chiến ở Đại Việt trước, kỹ thuật công nghệ của phương
Tây đã được các vua chúa đem vào Việt Nam rất nhiều đặc biệt trong lĩnh vực
quân sự. Thời nhà Nguyễn vẫn kế thừa những thứ đã du nhập ấy, nhiều cơng
trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc Vauban của phương Tây như thành Bát
Quái, kinh thành Huế, thành Hà Nội… Thời Gia Long đã từng cho đóng một
loại thuyền lớn bọc đồng để tuần tra biển.
Sang đến thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới me đã được chế
tạo gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy sẻ gỗ chạy bằng sức
trâu. Cụ thể là, năm 1834 Nguyễn Viết Túy dưới sự đồng ý của vua Minh Mạng
đã chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng sức nước mang tên Thủy hỏa kí
tế. Sau đó những năm 1837, 1838 theo mẫu của phương Tây thợ thủ cong nhà

nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới
ruộng…Đặc biệt là năm 1839 dựa theo các kiểu phương Tây các đốc cơng
Hồng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ơng đã đóng thành cơng chiếc
tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau,
Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến hơn và sửa chữa
một chiếc bị hỏng. Thời vua Tự Đức nhiều sách kỹ thuật phương Tây được dịch
sang tiếng Hán như Bác Vật tân biên, Khai Môn yếu pháp, Hàng hải kim châm
nhưng điều đáng tiếc là những tiến bộ này vẫn chưa kịp tác động vào quá trình
7


phát triển của xã hội Việt Nam. Đến giữa thế kỉ XIX Việt Nam vẫn là một quốc
gia với nền sản xuấtnoong nghiệp chậm tiến so với thế giới Phương Tây.
2.5: Kiến Trúc
Nhà Nguyễn là triều dcdaji có nhiều đóng góp trong lịch sử Việt Nam, đặc
biệt là một kho tàng kiến trúc đồ sộ mà tiêu biểu là quần thể Kinh thành Huế và
nhiều cơng trình qn sự khác.
Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500ha và
3 vịng thành bảo vệ. kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm
1805 và được Minh Mạng tiếp tực hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của
Phương Tây kết hợp với kiến trúc thành quách phương đông. Trải qua gần 200
năm khu kinh thành hiện nay hầu như còn nguyên vẹn với gần 140 cơng trình
xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc
truyền thóng thời Lý, Trần, Lê đồng thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung
Hoa nhưng đã được việt nam hóa.
Thành Gia Định là một cơng trình phịng thủ qn sự được Nguyễn Phúc
Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyện Bình Dương, đất Gia Định.
Thành được xây dựng có 8 cạnh được gọi là Bát Quái. Thành có tên gọi khác là
“ thành qui”. Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía
bắc là cửa Khơn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đơng là cửa Chấn Hanh và cửa

Cấm Chí, phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt.
2.6: Di sản nhà Nguyễn
Nhà Nguyễn để lại nhiều di sản cho dân tộc Việt Nam, một số di sản đã
được UNESCO công nhận là di sản thế giới như Nhã nhạc cung đình Huế, Quần
thể di tích cố đơ Huế hoặc Mộc bản triều Nguyễn. giáo sư sử học Phan Huy Lê
nhận xét rằng: “ Chưa có một thời kì lịch sử nào để lại cho dân tộc 3 di sản văn
hóa được thế giới cơng nhận và tơn vinh với những giá trị mang ý nghĩa toàn
cầu như vậy”.
Nhà Nguyễn cũng để lại hệ thống thư tịch khổng lồ, hệ thống giáo dục, kho
lưu trữ châu bản, hàng ngàn đình, chùa miếu, nhà thờ…trải dài từ nam trí bắc…
8


nhiều di sản trong số này có thời kì dài bị lãng quên. Ngoài ra nhà Nguyễn cũng
để lại nhiều bảo vật là dấu tích của Mỹ thuật Việt nam thế kỉ 18-19, trong đó có
nhiều kim ấn, ngọc tỉ truyền bảo, bảo kiếm, hàng thủ công nghệ và mỹ thuật.

9


10



×