Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại - Nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM VIỆT TIỆP

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ CHUỖI CỬA HÀNG F&B
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM VIỆT TIỆP

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI:
NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH MỘT SỐ CHUỖI CỬA HÀNG F&B
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn


XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phạm Việt Tiệp
Học lớp: QTKD1 - K27
Viện Quản Trị Kinh Doanh
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Phát triển hệ thống nhượng
quyền thương mại: Nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng F&B tại Việt
Nam” là cơng trình của riêng cá nhân tơi khơng sao chép từ các cơng trình nghiên
cứu khác. Tất cả những số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Nếu thơng tin có gì sai sự
thực tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2020
Tác giả

Phạm Việt Tiệp


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Viện Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội và sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn PGS, TS Nguyễn

Anh Tuấn, tác giả đã thực hiện đề tài “Phát triển hệ thống nhƣợng quyền thƣơng
mại: Nghiên cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam”.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để hướng dẫn, giảng dạy tác giả trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Nguyễn Anh Tuấn đã
trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tâm chỉ bảo trong quá trình hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt q trình thực hiện và hồn thành
khóa luận này.
Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2020
Tác giả


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1 KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
CHUỖI CỬA HÀNG F&B ....................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 6
1.2. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B ..................................... 7
1.2.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài ................................................... 7
1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại đối với
lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B ................................................................ 14
1.3. Các hình thức nhượng quyền thương mại .......................................................... 18

1.4. Điều kiện phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh
doanh chuỗi cửa hàng F&B ....................................................................................... 22
1.5. Quy trình phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại .................................. 23
1.5.1. Xây dựng và thiết kế mô hình ......................................................................... 23
1.5.2. Tìm kiếm và đánh giá đối tác .......................................................................... 27
1.5.3. Ký kết hợp đồng .............................................................................................. 28
1.5.4. Kiểm soát hệ thống nhượng quyền thương mại .............................................. 33
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B ....................................................... 34
1.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài ..................................................................... 34
1.6.2. Các yếu tố nguồn lực bên trong ...................................................................... 36
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 39
2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu luận văn ........................................................... 39


2.1.1. Các bước nghiên cứu của luận văn ................................................................. 39
2.1.2. Thu thập tài liệu thực tế .................................................................................. 40
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu .................................................. 40
2.3. Các phương pháp xử lý dữ liệu .......................................................................... 42
2.3.1. Phương pháp thông kê, mô tả.......................................................................... 42
2.3.2. Phương pháp phân tích .................................................................................... 43
2.3.3. Phương pháp tổng hợp .................................................................................... 43
2.3.4. Phương pháp so sánh....................................................................................... 44
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP KINH DOANH CHUỖI
CỬA HÀNG F&B TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 45
3.1. Hoạt động phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của công ty Cổng Vàng ... 45
3.1.1. Giới thiệu chung về cơng ty ............................................................................ 45
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 45
3.1.3. Hoạt động kinh doanh của Công ty ................................................................. 47

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
của Công ty Cổng Vàng ............................................................................................ 50
3.1.5. Thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của công ty Cổng Vàng 52
3.2. Hoạt động phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Highlands Coffee ........ 60
3.2.1. Giới thiệu chung về công ty ............................................................................ 60
3.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 61
3.2.3. Hoạt động kinh doanh của Highland Coffee ................................................... 63
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
của Highlands Coffee ................................................................................................ 63
3.2.5. Thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Highlands
Coffee tại Việt Nam .................................................................................................. 65
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
của một số doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền F&B tại Việt Nam ................. 70
3.3.1. Những thành tựu đạt được trong việc phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại của công ty Cổng Vàng và Highland Coffee ......................................... 70


3.3.2.Những hạn chế trong việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của
công ty Cổng Vàng và Highlands Coffee ................................................................. 72
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC F&B TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................................... 75
4.1. Những cơ hội và thách thức mới đối với việc phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam .......................................................... 75
4.1.1. Cơ hội phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B tại
Việt Nam ................................................................................................................... 75
4.1.2. Thách thức phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B
tại Việt Nam .............................................................................................................. 77
4.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại trong
lĩnh vực F&B tại Việt Nam ....................................................................................... 77

4.2.1. Đối với bên nhượng quyền thương mại .......................................................... 77
4.2.2. Đối với bên nhận quyền .................................................................................. 83
4.3. Một số kiến nghị để tạo môi trường phát triển hệ thống NQTM tại Việt Nam........... 85
4.3.1. Xây dựng môi trường pháp luật cho nhượng quyền thương mại phát triển ... 85
4.3.2. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh nhượng quyền ... 86
4.3.3. Xây dựng các chương trình hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp
nhượng quyền thương hiệu ....................................................................................... 87
4.3.4. Thành lập Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Việt Nam ............................. 88
4.3.5. Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về nhượng quyền thương mại .. 88
4.3.6. Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin ............................................................... 89
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BTC

Bộ tài chính

2


NQTM

Nhượng quyền thương mại

3

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

4

F&B (Food and Lĩnh vực đồ ăn và đồ uống
Beverage)

i


DANH MỤC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1


Sự khác nhau giữa các hình thức nhượng quyền

Trang

thương mại xét theo quyền hạn của bên nhận

21

quyền
2

Bảng 2.1

Cách thức thu thập dữ liệu

3

Bảng 3.1

Tình hình kinh doanh của công ty GGG từ năm
2015 đến 2018

4

Bảng 3.2

Các chi phí Nhượng quyền của các mơ hình nhà
hàng


ii

41
51

57


DANH MỤC HÌNH

STT

Hình

Nội dung

1

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

2

Hình 3.1

Biểu đồ tăng trưởng về số lượng nhãn hiệu của

Trang


Công ty GGG
3

Hình 3.2

Danh sách các chuỗi thương hiệu của GGG

4

Hình 3.3

Đội ngũ nhân viên - Đồng phục tại nhà hàng
Sumo BBQ

9
48
49
53

5

Hình 3.4

Thiết kế bên ngồi của nhà hàng Sumo BBQ

54

6

Hình 3.5


Thiết kế bên trong của nhà hang Sumo BBQ

54

7

Hình 3.6

Doanh thu của Highland Coffee so với các hãng
đồ uống khác năm 2017,2018

8

Hình 3.7

Logo Highlands Coffee

iii

68
68


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, cụm từ “Nhượng quyền thương mại” đã
trở thành một từ khóa quen thuộc đối với những doanh nghiệp hay cá nhân có mong
muốn mở rộng, phát triển hay đầu tư kinh doanh theo mơ hình chuỗi. Được biết đến
như một mơ hình kinh doanh, phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng nhanh, hiệu quả,

là kênh đầu tư nổi trội, mang lại lợi nhuận cao cho chủ thương hiệu cũng như đối
tác tham gia nhận nhượng quyền thương mại trên thế giới, nhượng quyền thương
mại đã nhanh chóng trở thành một trong những mơ hình thành cơng nhất trong vịng
100 năm qua.
Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế nhanh chóng, Việt Nam trở
thành thị trường được chú ý đối với các thương hiệu lớn trong phạm vi khu vực và
quốc tế. Hàng trăm thương hiệu trong các lĩnh vực Nhà hàng - Ăn uống, giáo dục,
chăm sóc sức khỏe... đến từ Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Australia, Singapore…. đã không
bỏ qua cơ hội vàng để tìm kiếm đối tác nhượng quyền độc quyền tại Việt Nam và
các quốc gia tiềm năng khác trên thế giới, và một trong những ngành hàng diễn ra
hoạt động nhượng quyền thương mại sôi động nhất phải kể đến ngành kinh doanh
thực phẩm và đồ uống- F&B (Food and Beverage) với một số thương hiệu điển hình
như: McDonald’s, Starbucks Coffee, KFC, Pizza Hut, Lotteria, The Coffee Bean &
Tea Leaf, Baskin Robbins, Buger King… Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại
mới thực sự phát triển ở Việt Nam trong một thập kỉ trở lại đây. Theo thống kê của
Bộ Công Thương, tính đến năm 2017, Việt Nam đã đón nhận 195 thương hiệu đến
từ các quốc gia đăng ký nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam, trong đó có đến
gần 50% là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực F&B (71 thương hiệu). Trong khi
đó, chỉ có 4 thương hiệu của Việt Nam đăng ký nhượng quyền thương hiệu ra nước
ngoài ở lĩnh vực cà phê, thời trang như: Trung Nguyên, T&T, Phở 24… Những con
số này đồng thời cho thấy sự sôi động, phát triển mạnh mẽ của việc mở rộng hệ
thống nhượng quyền thương mại đến từ các thương hiệu kinh doanh chuỗi cửa hàng

1


F&B tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhượng quyền thương mại vẫn đem lại khá nhiều rủi ro,
rủi ro về quyền kiểm sốt, rủi ro tranh chấp, rủi ro về hình ảnh thương hiệu. Đồng thời
nhượng quyền thương mại làm hao mòn đi khả năng sáng tạo kinh doanh của doanh
nghiệp. Phương thức này cũng đem lại nhiều thách thức cho nền kinh tế Việt Nam.

Song hành cùng làn sóng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại ngày
một mạnh mẽ là nhu cầu hiểu biết ngày một gia tăng về các kiến thức lý thuyết mang
tính chuyên ngành, các hoạt động nhằm phát triển hệ thống nhượng quyền có tính
thời sự và các kinh nghiệm, bài học thành công thực tế từ các thương hiệu đi trước.
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu của một số thương hiệu mở rộng
chuỗi cửa hàng F&B theo hình thức nhượng quyền tại Việt Nam để từ đó rút ra một
số bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại
cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam là một việc
làm hết sức cần thiết. Với các lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn và nghiên cứu vấn
đề: “Phát triển Hệ thống nhượng quyền thương mại: Nghiên cứu điển hình một số
chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nhượng quyền thương mại là gì? Vì sao các doanh nghiệp lại phát
triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam ?
Câu hỏi 2: Thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của
công ty TNHH Cổng Vàng (Golden Gate) và Highlands Coffee tại Việt Nam (hai
chuỗi của hàng F&B điển hình trong nhượng quyền thương thương mại)
Câu hỏi 3: Từ những thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương
mại trong lĩnh vực F&B của hai thương hiệu trên tại Việt Nam, giải pháp nào cho
việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại cho các doanh nghiệp kinh
doanh chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam ?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng
nhượng quyền trong việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại.

2


* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Xây dựng khung lý thuyết liên quan đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại.
Dựa trên khung lý thuyết, rà soát lại thực trạng, chỉ ra những thành công và
hạn chế liên quan đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của một
số doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam.
Đưa ra xu hướng và giải pháp cho việc phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại đối với các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hoạt động phát triển hệ thống
nhượng quyền thương mại của một số doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B
tại Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:
Chủ thể nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hai chuỗi cửa hàng F&B:
Công ty TNHH Cổng Vàng và Highlands coffee. Đây là 2 doanh nghiệp tiêu biểu
trong lĩnh vực đồ ăn (Cổng Vàng) và đồ uống (Highlands Coffee) có hệ thống
nhượng quyền thương mại có thể coi là lớn nhất và đầu tiên ở Việt Nam hiện nay,
đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc phát triển hệ thống nhượng
quyền. Tốc độ mở rộng cửa hàng thơng qua hình thức nhượng quyền thương mại
hàng năm rất lớn. bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận thu được hàng năm lớn nhất
trong cá đối thủ kinh doanh mặt hàng F&B tại Việt Nam.Thơng qua nghiên cứu
điển hình 2 doanh nghiệp để có những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển
hệ thống nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa
hàng F&B tại Việt Nam, và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hệ thống nhượng
quyền thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B tại Việt
Nam trong thời gian tới.
Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu những hoạt động trong phát triển hệ thống
nhượng quyền thương mại của một số doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B

3



bao gồm từ bước xây dựng nền tảng về nguồn lực, mơ hình kinh doanh, thương hiệu
để phát triển nhượng quyền đến các bước tìm kiếm đối tác nhận quyền, hỗ trợ và
kiểm soát đối tác nhượng quyền. Tuy nhiên, đề tài khơng đi sâu vào phân tích các
vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng như những
ưu, nhược điểm khi áp dụng mô hình này trong hoạt động kinh doanh.
Phạm vi khơng gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi chủ yếu tại thị trường
Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu được sử dụng trong luận văn có giá trị từ năm
2014 đến năm 2019.
5. Những đóng góp của Luận văn
Luận văn hệ thống hóa kiến thức và các vấn đề lý luận của nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B như khái niệm, đặc trưng,
vai trò,… từ đó đưa ra các đánh giá và biện pháp nhằm hoàn thiện việc phát triển
nhượng quyền thương mại các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Luận văn tập trung phân tích trường hợp các doanh nghiệp điển hình kinh doanh
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam và từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh
nghiệp. Luận văn đưa ra kinh nghiệm làm nhượng quyền thương mại từ các doanh
nghiệp điển hình và phân tích tình hình nhượng quyền thương mại thực tế ở các doanh
nghiệp tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực F&B
Nhìn chung, đề tài “Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại: nghiên
cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam” có kế thừa các nghiên cứu
trên về những khung lý thuyết, pháp lý cơ bản và những kinh nghiệm, giải pháp nói
chung về nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, đề tài có sự khác biệt ở tính thời
sự, cập nhật, và phạm vi nghiên cứu, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu trong một lĩnh vực
ngành hàng nhất định - lĩnh vực F&B và giới hạn bài học rút ra áp dụng cho doanh
nghiệp kinh doanh chuỗi F&B tại Việt Nam.

4



6. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn bao gồm 04 chương:
Chƣơng 1. Khung lý thuyết về việc phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B
Chƣơng 2. Phương pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của
một số doanh nghiệp kinh doanh chuỗi F&B tại Việt Nam
Chƣơng 4. Giải pháp trong việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương
mại cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam

5


CHƢƠNG 1
KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH
CHUỖI CỬA HÀNG F&B
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có khơng ít những cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ
bản và các vấn đề liên quan về việc nhượng quyền thương mại như: Frank Hoy,
Rozenn Perrigot, Andrew Terry (2017), Handbook of Research on Franchising. Cuốn
sách cung cấp cho người đọc nền tảng kiến thức cơ bản về nhượng quyền thương mại:
những cơ hội nhượng quyền cho doanh nghiệp, hành vi của người nhượng quyền
thương mại và người nhận nhượng quyền thương mại, những quy tắc, chính sách
doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền cần lưu ý, nhượng quyền thương mại trong
hội

nhập…


BridgehouseLaw

Germany

Rechtsanwaltsgesellschaft

mbH

Habsburgerring 2 - WESTGATE, 50674 Cologne (2015), International Franchise
Handbook 1st Edition, cuốn sách là tập hợp những nhận định, ý kiến của nhiều
chuyên gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới chia sẻ về vấn đề nhượng quyền
thương mại đứng trên khía cạnh pháp lý. Joe Mathews, Don Debolt, Deb Percival,
(2011), Street Smart Franchising. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra những
câu chuyện thực tế về nhượng quyền thương mại để từ đó chỉ ra những yếu tố có thể
dẫn đến thành cơng hay rủi ro trong việc nhượng quyền thương mại và những điều
cần lưu ý trước khi mua nhượng quyền thương mại. Michael H. Seid, Dave Thomas,
(2006), Franchising For Dummies Second Edition. Cuốn sách đưa ra một cái nhìn
tổng quát về quá trình nhượng quyền thương mại từ khâu đánh giá, mua nhượng
quyền, vận hành cửa hàng nhượng quyền và bán nhượng quyền.
Tại Việt Nam, cũng đã có một số sách, bài luận văn nghiên cứu về hoạt động
nhượng quyền thương mại cả trong phạm vi trong và ngoài nước: Nguyễn Phi Vân,
(2015), Nhượng quyền khởi nghiệp, con đường ngắn để bước ra thế giới. Trong cuốn
sách, tác giả đã phác thảo một bức tranh tổng quát về ngành nhượng quyền thế giới,
6


từ lịch sử - bản đồ - khái niệm, nhưng đồng thời cũng chi tiết đến từng biểu mẫu được
sử dụng trong từng lĩnh vực nhượng quyền khác nhau. Trịnh Thị Mỹ Châu, (2007),
Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Phở 24. Luận văn tập trung phân

tích trường hợp của một số doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh nhượng quyền cụ thể
và từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp. Đào Phương Anh, (2006), Mơ
hình nhượng quyền thương mại (Franchising): Kinh nghiệm trên thế giới và thực tế
tại Việt Nam. Luận văn đưa ra kinh nghiệm làm nhượng quyền thương mại từ các
doanh nghiệp điển hình tại Việt Nam và phân tích tình hình nhượng quyền thương
mại thực tế ở các doanh nghiệp, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể.
Nhìn chung, đề tài “Phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại: nghiên
cứu điển hình một số chuỗi cửa hàng F&B tại Việt Nam” có kế thừa các nghiên cứu
trên về những khung lý thuyết, pháp lý cơ bản và những kinh nghiệm, giải pháp nói
chung về nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, đề tài có sự khác biệt ở tính thời
sự, cập nhật, và phạm vi nghiên cứu, khóa luận sẽ đi sâu nghiên cứu trong một lĩnh
vực ngành hàng nhất định - lĩnh vực F&B và giới hạn bài học rút ra áp dụng cho
một số doanh nghiệp kinh doanh chuỗi F&B Việt Nam.
1.2. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhƣợng quyền
thƣơng mại trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B
1.2.1. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
* Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại (thuật ngữ quốc tế gọi là “franchise” - xuất phát
từ chính từ “franc” trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa là “tự do”) là một hình thức nhân
rộng mơ hình kinh doanh hoặc phân phối sản phẩm có lịch sử phát triển lâu dài tại
rất nhiều các quốc gia trên thế giới, nó đã được áp dụng rộng rãi, phổ biến, và đặc
biệt hiệu quả tại thị trường châu Âu, châu Mỹ và hiện đang phát triển mạnh mẽ ở thị
trường các quốc gia châu Á và Việt Nam. Xuất hiện tại châu Âu vào khoảng thế kỷ
17 - 18 và bắt đầu thực sự bùng nổ tại Mỹ vào giữa thế kỷ 19, cho đến nay, trải qua
hàng trăm năm lịch sử, cụm từ “nhượng quyền thượng mại” hay “franchise” đã có
khơng ít những định nghĩa khác nhau từ rất nhiều nguồn tư liệu trên thế giới.

7



Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005, tr.134), Mục 8, Điều 284 có viết
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức
tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của
bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận nhượng
quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Như vậy, Luật Thương mại Việt Nam (2005) đã mang đến cho chúng ta cái
nhìn cơ bản về “nhượng quyền thương mại”. Tuy nhiên, định nghĩa trong điều mục
này đã bỏ qua một yếu tố khá quan trọng liên quan đến hoạt động nhượng quyền
thương mại, đó là “phí nhượng quyền” và trách nhiệm của các bên đối với khoản
phí này.
Theo Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission),
nhượng quyền thương mại (franchise) được định nghĩa như sau:
Nhượng quyền thương mại (franchise) là một hợp đồng hay một thỏa thuận
giữa ít nhất hai người, trong đó: Người mua nhượng quyền được cấp quyền bán hay
phân phối sản phẩm, dịch vụ theo cùng một kế hoạch hay hệ thống tiếp thị của
người chủ thương hiệu. Hoạt động kinh doanh của người mua nhượng quyền phải
triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu, thương
hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu, tiêu chí, quảng cáo và những biểu tượng thương mại
khác của chủ thương hiệu. Người mua nhượng quyền phải trả một khoản phí, trực
tiếp hay gián tiếp, gọi là phí nhượng quyền (franchise fee).
Định nghĩa về “nhượng quyền thương mại” của Hội đồng Thương mại Liên
bang Hoa Kỳ đã đưa ra một cái nhìn cụ thể và gần gũi hơn liên quan đến thuật ngữ
này. Thay vì định nghĩa “nhượng quyền thương mại” như một “hoạt động thương
mại” chung chung ở Luật Thương mại Việt Nam (2005), Hội đồng Thương mại Liên


8


bang Hoa Kỳ chỉ rõ “nhượng quyền thương mại” là “một hợp đồng”, “một thỏa
thuận”, “giữa ít nhất hai người”, đi thẳng vào bản chất của hoạt động. Ngoài ra,
định nghĩa của Hội đồng Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã đầy đủ hơn khi đề cập
đến vấn đề “phí nhượng quyền” trong nhượng quyền thương mại, khía cạnh mà định
nghĩa trong Luật Thương mại Việt Nam đã bỏ qua. Tuy nhiên, định nghĩa này một
lần nữa cũng chưa đề cập đến phạm vi sử dụng (thời gian và không gian) của bên
nhận nhượng quyền đối với gói nhượng quyền đã mua.
Để làm rõ hơn vấn đề phạm vi sử dụng về thời gian và không gian đối với việc
nhận gói nhượng quyền của bên mua nhượng quyền, trong cuốn sách “A guide to
franchising in Malaysia” (Hướng dẫn nhượng quyền thương mại tại Malaysia), tác
giả Awalan Abdul Aziz (2003, tr.26) có viết: “Nhượng quyền thương mại (franchise)
là một phương thức tiếp thị và phân phối sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan
hệ giữa hai đối tác. Một bên là bên bán nhượng quyền (franchisor), một bên là bên
mua nhượng quyền (franchisee). Bên mua nhượng quyền được cấp phép sử dụng
thương hiệu của bên bán nhượng quyền tại một địa điểm hay một khu vực nhất định
trong một khoảng thời gian xác định.” Như vậy có thể thấy, trong hoạt động nhượng
quyền thương mại, các quy định về mặt phạm vi thời gian, không gian đều cần được
các bên chủ thể xác định một cách rõ ràng.
Tóm lại, tùy theo từng cách nhìn và quan điểm cụ thể của các nhà làm luật,
chuyên gia tại từng khu vực, quốc gia khác nhau mà chúng ta có những cách diễn giải
khác nhau về cụm từ “nhượng quyền thương mại”.
Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các định nghĩa trên đều hướng đến một số
những điểm chung như sau:
Thứ nhất, về chủ thể của nhượng quyền thương mại: Chủ thể của quan hệ
nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ
thể này có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước
ngoài. Trong thực tế, đa số các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại là

thương nhân. Tuy nhiên, cũng có khi họ khơng phải là thương nhân, đặc biệt là khi
nhượng quyền thương mại diễn ra trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủ công và

9


hành nghề tự do. Ví dụ: hoạt động của nhà tư vấn về hôn nhân được thực hiện bởi
một bên nhận quyền. Có thể có hai bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ
nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền và bên nhận quyền có tư cách pháp
lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với những rủi ro trong hoạt động
kinh doanh của mình.
Thứ hai, về đối tượng của nhượng quyền thương mại: Đối tượng của nhượng
quyền thương mại là “quyền thương mại”, đây là một khái niệm “trừu tượng” có
mối liên hệ đặc biệt với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Trước đây nhượng quyền
thương mại được xem là nhượng quyền phân phối sản phẩm, còn hiện nay đa số các
nước theo quan điểm coi nhượng quyền thương mại là nhượng quyền phương thức
kinh doanh. Đây là cách hiểu tiến bộ và phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế
giới. Chính vì vậy, “Quyền thương mại” khơng chỉ dừng ở việc sử dụng tên thương
mại, kiểu dáng thiết kế của hàng hóa mà cịn mở rộng khơng ngừng bao gồm nhiều
quyền năng khác trong hoạt động kinh doanh. nhượng quyền thương mại chính là
một thể thống nhất tạo nên bởi nhiều quyền tài sản khác nhau như: quyền sử dụng
các tài sản sở hữu trí tuệ (tên thương mại, nhãn hiệu hàng hố/dịch vụ, bí mật kinh
doanh, bí quyết cơng nghệ,…), và quyền kinh doanh theo mơ hình, với phương thức
quản lý, đào tạo, tiếp thị sản phẩm của bên nhượng quyền…Chính vì thế Quyền
thương mại là thứ tài sản vơ hình nhưng lại mang một giá trị kinh tế rất lớn.
Thứ ba, nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Giống như các quan hệ kinh tế khác luôn đòi
hỏi phải thiết lập mối liên hệ giữa các bên với nhau, song nhượng quyền thương mại
thể hiện sự gắn bó chặt chẽ của bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bởi nhượng
quyền thương mại về bản chất là nhân rộng một mơ hình kinh tế, là q trình tạo ra

các bản sao giống hệt nhau. Vì thế bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải tạo ra
mối quan hệ liên tục, thơng suốt trong q trình nhượng quyền thương mại để tạo ra
được một bản sao hoàn hảo. Bên nhượng quyền phải hướng dẫn, giúp đỡ kỹ thuật,
đào tạo nhân viên cho bên nhận quyền, đồng thời bên nhận nhượng quyền khơng
thể tự mình sáng tạo thêm các ý tưởng mới trong kinh doanh mà phải tuân thủ tuyệt

10


đối. Việc kiểm tra, giám sát vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của bên nhượng quyền
nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống. Thậm chí khi hợp đồng nhượng quyền
thương mại chấm dứt các chủ thể này vẫn có mối quan hệ với nhau.
Thứ tư, nhượng quyền thương mại mang tính hệ thống và đồng nhất. Nhượng
quyền thương mại là sự phát triển đồng bộ một thương hiệu tạo ra sự thống nhất
một hình ảnh, để khách hàng đối với bất cứ cơ sở nào trong hệ thống cũng đều cảm
thấy thoải mái, hài lịng như nhau. Đó là một thách thức lớn đối với các bên tham
gia nhượng quyền thương mại vì nó chịu tác động của rất nhiều điều kiện như tập
tục địa phương, thị hiếu khách hàng, điều kiện tự nhiên, ngôn ngữ, trong khi đó
nhượng quyền thương mại khơng cho phép bất cứ sự khác biệt nào trong hệ thống.
Hệ thống nhượng quyền như một guồng máy mà mỗi cửa hàng, cơ sở là một mắt
xích, để tạo nên chỉnh thể đó. Vì thế, nhượng quyền thương mại mang tính ảnh
hưởng dây chuyền, mỗi hoạt động của một cơ sở có thể làm ảnh hưởng tới toàn bộ
hệ thống. Đây là điểm nhạy cảm của nhượng quyền thương mại nó có thể giúp phát
triển danh tiếng của hàng hóa, nhượng quyền một cách nhanh chóng đồng thời cũng
có thể làm cho uy tín xây dựng trong một thời gian dài của sản phẩm nhượng quyền
sụp đổ.
Thứ năm, hoạt động của hệ thống nhượng quyền thương mại thường dẫn tới
hệ quả làm bóp méo cạnh tranh. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có quy
định về vấn đề phân chia thị trường, bao gồm phân chia lãnh thổ (khu vực kinh
doanh) và phân chia khách hàng. Những quy định này rất có thể dẫn đến hạn chế

cạnh tranh. Quy định phân chia lãnh thổ cho phép bên nhận quyền được tiến hành
kinh doanh tại một khu vực địa lý nhất định và có nghĩa vụ chỉ được kinh doanh
trong phạm vi khu vực đó. Quy định về phân chia khách hàng thường có các nội
dung như: “cấm bên nhận quyền quảng cáo ngoài phạm vi kinh doanh của mình;
cấm bên nhận quyền bán lại hàng mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền cho các
nhà bán lẻ không phải là thành viên của hệ thống nhượng quyền thương mại;”…
Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền thương mại cịn thường có các quy định về việc
ấn định giá bán cho các thành viên của hệ thống nhượng quyền thương mại, các quy

11


định ràng buộc bên nhận quyền nhằm duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống
nhượng quyền thương mại. Những quy định này của hợp đồng nhượng quyền
thương mại thường dẫn đến hạn chế cạnh tranh và có thể phải chịu sự điều chỉnh
của pháp luật cạnh tranh.
Các đặc điểm nêu trên vừa thể hiện bản chất của hoạt động nhượng quyền
thương mại vừa giúp phân biệt nhượng quyền thương mại với một số hoạt động
thương mại tương tự khác. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở cho các quy định
pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại
* Hệ thống nhượng quyền thương mại
Theo cuốn “Từ điển Tiếng Việt”, “hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị
cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành
một thể thống nhất” (Phịng từ điển, Viện ngơn ngữ học thuộc Ủy ban khoa học xã
hội Việt Nam, 2003, tr.434). Cho đến nay, chưa có một định nghĩa cụ thể nào về hệ
thống nhượng quyền thương mại, tuy nhiên xuất phát từ định nghĩa của cụm từ “hệ
thống” và “nhượng quyền thương mại” nêu trên, chúng ta có thể hiểu “hệ thống
nhượng quyền thương mại” là tập hợp toàn bộ các đơn vị chủ thể cùng tham gia vào
hoạt động nhượng quyền thương mại (bao gồm doanh nghiệp nhượng quyền và các
đối tác nhận nhượng quyền) của cùng một thương hiệu và các yếu tố hữu hình, vơ

hình thuộc sở hữu của tất cả cả các đơn vị chủ thể đó, các đơn vị này có quan hệ hữu
cơ với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau theo các quy định trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại để trở thành một chỉnh thể. Các yếu tố hữu hình và vơ hình kể trên
có thể là thương hiệu, bí quyết kinh doanh, các đối tượng sở hữu trí tuệ,… hệ thống
cửa hàng trong một chuỗi nhượng quyền, hệ thống cơ sở vật chất, hàng hóa và dịch
vụ dùng để kinh doanh, hệ thống các văn bản, quy tắc cho hoạt động nhượng quyền,…
Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, sẽ chỉ có một đơn vị duy nhất
đóng vai trị là bên nhượng quyền, nhưng lại có thể có nhiều hơn một đơn vị tham
gia với vai trò là bên nhận nhượng quyền. Mỗi bên nhượng quyền hay nhận nhượng
quyền đều có những quyền và trách nhiệm riêng của mình, chúng tác động qua lại
lẫn nhau, tạo thành một mối quan hệ tương tác chặt chẽ. Bên nhượng quyền là chủ

12


sở hữu thương hiệu, hệ thống và có tồn quyền định đoạt đối với thương hiệu, còn
bên nhận nhượng quyền là người sử dụng thương hiệu và là một thành viên trong
tồn hệ thống. Bên nhượng quyền có quyền thu phí nhượng quyền đối với bên nhận
nhượng quyền, và đương nhiên, bên nhận nhượng quyền có nghĩa vụ trả khoản phí
đó cho bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền có trách nhiệm phải đảm bảo cung
cấp đúng, đủ, và hỗ trợ các thành viên gia nhập hệ thống trong quá trình kinh doanh,
và ngược lại, bên nhận nhượng quyền cũng có trách nhiệm phải đảm bảo cơ sở
nhượng quyền của mình thực hiện theo đúng các khuôn mẫu, tiêu chuẩn nghiêm
ngặt của hệ thống. Tóm lại, hệ thống kinh doanh kiểu nhượng quyền thương mại
phải đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và
nội dung cũng như đảm bảo với người tiêu dùng về sự nhận biết hệ thống, các tiêu
chuẩn của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp bởi một điểm bán bất kỳ trong hệ thống
đó. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong một hệ thống nhượng quyền thương mại
không đơn thuần chỉ là một mối quan hệ làm ăn trên giấy tờ, bị ràng buộc bởi các
điều khoản, điều kiện đã thỏa thuận trên hợp đồng, mà còn phải là một mối quan hệ

dựa trên sự tin tưởng, hợp tác, giúp đỡ và hai bên cùng có lợi.
Một hệ thống nhượng quyền thương mại phát triển và thành công phải là một
hệ thống quy tụ đầy đủ thế mạnh về quy mơ, uy tín thương hiệu, hiệu quả kinh doanh
và tính đồng bộ trên tồn hệ thống. Chính vì vậy, phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại không đơn thuần chỉ là việc thúc đẩy tốc độ mở rộng hệ thống hay việc
nhân rộng số lượng các đơn vị nhận nhượng quyền một cách hữu cơ, mà cịn là việc
đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng các yếu tố hữu hình và vơ hình cấu thành
bên trong mỗi đơn vị thuộc hệ thống nhượng quyền đó.
* Ngành hàng kinh doanh thực phẩm và đồ uống (Food and Beverage - F&B)
“F&B” là dạng viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Food and Beverage”, dịch
sang tiếng Việt là thực phẩm và đồ uống. Xét về ý nghĩa thông dụng phổ biến
trong giới chuyên môn, “F&B” là cách gọi ngắn gọn của ngành hàng kinh doanh
thực phẩm và dịch vụ ăn uống, đề cập đến tập hợp các doanh nghiệp kinh doanh
các dịch vụ liên quan đến ẩm thực như các mơ hình nhà hàng lẩu, nướng, cửa hàng
đồ ăn nhanh, quán café,…
13


1.2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại đối
với lĩnh vực kinh doanh chuỗi cửa hàng F&B
Trên thực tế, nhiều con số đã chứng minh nhượng quyền thương mại là
một trong những phương thức phát triển mơ hình kinh doanh được áp dụng phổ
biến và hiệu quả nhất đối với ngành kinh doanh chuỗi nhà hàng thực phẩm và đồ
uống (F&B).
Tại Việt Nam, theo chuyên gia về nhượng quyền thương mại Nguyễn Phi
Vân- Chủ tịch công ty Retail & Franchise Asia tại hội thảo thuộc khuôn khổ triển
lãm quốc tế Ngành bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu 2018, "Thông kê ở Việt
Nam, các doanh nghiệp nhượng quyền trong lĩnh vực F&B vẫn chiếm 60 - 70% thị
trường nhượng quyền". Việc tiếp cận thị trường trong lĩnh vực F&B có vẻ dễ dàng
hơn so với các thị trường khác do Việt Nam là nước đang phát triển, đông dân cư và

tỷ lệ dân số trẻ cao…
Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại mang lại lợi ích trực tiếp
khơng chỉ tới từng chủ thể tham gia vào hoạt động nhượng quyền trong hệ thống
này gồm chủ thê nhượng quyền, các bên nhận quyền mà cả nền kinh tế mà cả nền
kinh tế.
* Đối với doanh nghiệp bán nhượng quyền
Việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại giúp doanh nghiệp nhân
rộng mơ hình kinh doanh và thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu một cách nhanh
chóng và tối ưu nhất. Bởi phát triển hệ thống nhượng quyền đồng nghĩa với doanh
nghiệp đang mở rộng và có nhiều hơn các cửa hàng nhượng quyền với cùng nhận
diện thương hiệu và mơ hình kinh doanh xuất hiện ở nhiều khu vực địa lý khác
nhau. Các cửa hàng này tựa như những bản sao của nhau, lặp đi lặp lại khắp mọi nơi,
dễ dàng mang hình ảnh thương hiệu đi sâu vào tâm trí khách hàng. Phạm vi nhượng
quyền của doanh nghiệp càng rộng, xác suất tiếp cận của khách hàng và số lượng
khách hàng tiếp cận đối với thương hiệu càng tăng lên, kéo theo sự gia tăng nhận biết
của khách hàng đối với thương hiệu, giá trị thương hiệu cũng lớn mạnh theo. Uy tín
thương hiệu của doanh nghiệp thường lớn mạnh song song với số lượng cửa hàng mở

14


ra, cho dù là thuộc sở hữu 100% của công ty mẹ hay của đối tác mua nhượng quyền.
Sự lớn mạnh về thương hiệu này đặc biệt gây sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu
tư và ngân hàng - là những người mà chủ thương hiệu cần được cộng tác và hỗ trợ.
Ngoài ra, phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại còn giúp doanh
nghiệp nhượng quyền tận dụng được các nguồn lực từ bên nhận nhượng quyền để
khắc phục những hạn chế về nguồn lực của mình. Đối với những doanh nghiệp quy
mơ vừa và nhỏ, việc phát triển kinh doanh với nguồn vốn và nhân lực cịn hạn chế là
vơ cùng khó khăn. Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, người đầu tư vốn để
mở rộng hoạt động kinh doanh cho thương hiệu lại chính là các đối tác nhận nhượng

quyền. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nhượng quyền có thể mở rộng
hoạt động kinh doanh bằng chính nguồn vốn của người khác. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp nhượng quyền cịn có thể tận dụng được nguồn lực từ bên nhận quyền nhờ
nguồn kiến thức của họ về các yếu tố địa lý, con người, văn hóa địa phương trong
việc nghiên cứu để thâm nhập thị trường. Thêm vào đó, thơng qua việc phát triển hệ
thống nhượng quyền, doanh nghiệp nhượng quyền còn nhận được những khoản thu
như: phí nhượng quyền ban đầu, phí duy trì sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu và dịch
vụ hỗ trợ hàng tháng, phí bán các nguyên liệu đặc thù. Việc phát triển hệ thống
nhượng quyền thương mại còn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí mua hàng nhờ sự
ưu tiên do số lượng lớn (để phân phối đến các cửa hàng nhượng quyền) hoặc giảm
các chi phí tiếp thị, quảng cáo vì có thể chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một
nhãn hiệu.
* Đối với các đối tác nhận nhượng quyền
Việc hệ thống nhượng quyền thương mại ngày càng được mở rộng và phát
triển mang lại cho các đối tác nhận nhượng quyền lợi ích về mặt uy tín thương hiệu
và chi phí nguyên vật liệu. Khi tham gia vào một hợp đồng nhượng quyền thương
mại, tức người mua nhượng quyền sẽ hoạt động kinh doanh dưới tên thương hiệu của
toàn hệ thống. Thương hiệu hay uy tín của nhãn hiệu đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng đối với khách hàng khi họ ra quyết định chọn mua sản phẩm nào đó. Hệ thống
nhượng quyền ngày càng được mở rộng, phát triển, tức thương hiệu của toàn hệ thống

15


×