Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo Cáo Thú Y thực tập tại viện phát triển khoa học về các bệnh truyền nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHỆ AN
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
TTTRUJCKNCM, TR

BÁO CÁO THỰC TẬP
SINH VIÊN :
Nguyễn Thành Nam

Lớp: Đại học thú y K4
Địa Điểm: Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây
trồng, vật nuôi huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh

Năm 2021

1


LỜI CẢM ƠN

Đợt thưc tập “giáo trình thú y” lần này khép lại với kết quả cao, sự thành
công ý nghĩa và sự tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau một thời gian ngắn chi
vỏn vẹn một tuần tại huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh em được Trung tâm ứng dụng
khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh và
thú y cơ sở chỉ đạo, giúp đỡ và sự nhiệt tình hướng dẫn, động viên của các thầy
cô nên đợt thực tập đã hoàn thành tốt đẹp.
Qua đợt thực tập bản thân em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vận dụng
được kiến thức đã học vào trong quá trình sản xuất và thực tế của bà con nhân
dân. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết của nhà
trường và địa phương.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám
hiệu trường Đại học Kinh Tế Nghệ An, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Chăn


nuôi Thú y, Cán bộ Giảng viên trực tiếp hướng dẫn, Trung tâm ứng dụng khoa
học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh … đã
dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để em có thể hồn thành đợt
thực tập giáo trình thú y lần này!
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến:
Thạc sĩ: Nguyễn Đình Tiến
Bác sĩ thú y: Hà Quang Thắng
đã hết lịng hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong thời gian thực tập.
Xin chân thành cảm ơn.!
Đức Thọ, Tháng 5 năm 2021.
Sinh viên
Nguyễn Thành Nam
2


PHẦN I :
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Nước ta từ trước đến nay là một nước nơng nghiệp vì vậy chăn ni là một

nghề truyền thống lâu đời. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của ngành trồng trọt với 73% dân số chúng ta làm nông nghiệp đặc biệt là tăng
nhanh về sản xuất lương thực, ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp
nguồn thực phẩm khá lớn phục vụ cho nhu cầu đời sống con người hiện nay.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
trong nước, thu nhập của người dân cũng được nâng lên. Vì vậy nhu cầu thịt trên
thị trường cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất lương cao.

Chính vì vậy chăn ni của ta khơng những tăng lên về số lượng mà chất lượng
thịt cũng được nâng lên.
Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn ni đó là sự xuất hiện nhiều loại
mầm bệnh, có những bệnh có thể lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe
và kinh tế cho người dân. Vì vậy việc kiểm sốt thuốc thú y cũng như cơng tác
tiêm phịng dịch bệnh gập rất nhiều khó khăn.
Đặc biệt hiện nay bùng phát những dịch bệnh lớn như: Cúm gia cầm H5N1,
Cúm heo H1N1, Bệnh tai xanh trên heo, Lở mồm long móng ( LMLM ) …Các
bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị nên vấn đề đặt ra ở đây là công tác
thú y phải được quan tâm, trong đó cơng tác phịng bệnh được đặt lên hàng đầu.
Ngồi ra cịn có các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra nhỏ lẻ ở các địa
phương như :
 Dich tả lợn châu phi
 Tụ huyết trùng.
3


 Phó thương hàn …
Cho nên việc tiêm phịng vacxin cho gia súc được nhiều mầm bệnh xuất
hiện.
1.2.

Mục đích

Mục đích trong đợt tiêm phòng thú y là nhằm tạo cho sinh viên làm quen
với nghề nghiệp của mình trong tương lai và nhằm tìm hiểu các bệnh của gia súc,
tác hại của bệnh đối với cộng đồng.
Vì vậy ngồi học lý thuyết nhà trường đã tạo điều liện tổ chức đợt thực tập
giáo trình cho sinh viên năm thứ 4 để khi ra trường tránh được những bỡ ngỡ,
tăng tự tin trong công tác và để thấy được ý nghĩa của ngành mình học, cọ xát

được với thực tế và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn bên cạnh đó còn học
hỏi cách tiếp cận, khống chế, xác định vị trí tiêm và cách tiêm cho vật ni.

4


PHẦN II:
TỔNG QUAN HUYỆN ĐỨC THỌ

2.1.

Vị trí địa lý

Huyện Đức Thọ nằm ở vùng đồng bằng Sông La và hữu ngạn Sông Lam, cách
thành phố Hà Nội 325 km về phía nam, có vị trí địa lý:





Phía đơng giáp huyện Can Lộc và thị xã Hồng Lĩnh
Phía bắc giáp huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Phía tây giáp huyện Hương Sơn và huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Phía nam giáp huyện Vũ Quang

Huyện Đức Thọ có diện tích 20.904 ha, dân số năm 2009 là 104.536 người. 11%
dân số theo đạo Thiên Chúa.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Thanh Hóa – Hà Tĩnh và dự
án Đường cao tốc Hà Tĩnh – Quảng Bình đang được xây dựng đi qua.
Huyện Đức Thọ là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.

Diện tích: 20.904 ha;
Dân số: 125.260 người;
Thành thị: 6.877
Nơng thơn: 97.659
2.2. Khí hậu và thời tiết.
Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đức Thọ có hai miền khí
hậu rõ rệt, hàng năm cịn chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Nam và
miền Bắc đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa
đơng giá lạnh của miền Bắc.
Huyện có 2 con sơng chính chảy qua đó là sông sông La và Ngàn Sâu với tổng
chiều dài là 37 km. Ngồi ra huyện cịn có một hệ thống hồ đập giữ nước như:

5


đập Tràm, Đập Trạ, đập Trục Xối, đập Đá Trắng, đập Phượng Thành, đập Liên
Minh-Tùng Châu và một phần đập Khe Lang. Huyện có điều kiện thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân.

2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ
Dân số, lao động, tơn giáo và trình độ dân trí.
Tính đến tháng 12 năm 2007 dân số huyện Đức Thọ vào khoảng 142.142
người với 29.402 hộ dân. Trong đó dân số ở thị trấn là 24.401 người chiếm
17,3%, cịn ở nơng thơn là 116.943 người chiếm 82,7% dân số toàn huyện. Mật
độ dân số của huyện khoảng 136,24 người /km2.
Tỷ lệ người nghèo theo tiêu chuẩn cũ là 3.520 hộ chiếm 11,87% số hộ toàn
huyện, tức là khoảng 17.467 khẩu, chiếm 12,25% số khẩu.
2.4. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ở huyện Đức Thọ :
Trong những năm gần đây việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn luôn được
sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, đồng thời người dân tích cực tham

gia phát triển chăn nuôi nên tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi trong giai
đoạn này tăng khá cao. Tuy nhiên điểm xuất phát thấp nên tỷ trọng của ngành
chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp của huyện cịn nhỏ.
Chăn nuôi ở huyện Đức Thọ từ năm 2000 đến nay rất phát triển
- Heo 100.000 con, nạc hóa 90%, với trên 40 trang trại với hơn 300 con.
- Bò 28 – 30 nghìn con :
* Bị lai 70%.
* Zêbu: lai sin, Brahman.
* Chuyên thịt: Durocmaster, Charolai, Tarante, Abodan ...
- Gà :

6


* Gà công nghiệp – đẻ trứng : 83 trại với 1000 – 6000 con.
* Gà thả vườn 1.500.000 con.
Nhiệm vụ của ngành thú y :
- Quản lý nhà nước đối với những động vật trên cạn, dưới nước, lưỡng cư.
* Kiểm dịch.
* Kiểm sốt giết mổ.
- Cơng tác tun truyền:
* Tập huấn hội thảo cho nhân dân.
* Xây dựng bản tin.
* Phịng chống dịch.
Ngun tắc: Phịng bênh là chính còn chống dịch là phụ. Tiêm phòng ở đây
hiện nay đạt 10%.

7



PHẦN III :
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP

3.1. Địa điểm thực tập :
Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện
Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh
3.2. Thời gian thực tập :
Thời gian thực tập: từ ngày 05/04/2021 - 05/05/2011.
3.3. Đối tượng nghiên cứu :
- Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và những những người trực tiếp
chăn nuôi.
- Các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và người kinh chăn nuôi.
- Lợn sau cai sữa dưới 2 tháng tuổi và lợn thịt từ 3 – 6 tháng tuổi.
- Các loại giếng dùng trong sinh hoạt của bà con nhân dân.
3.4. Nội dung thực tập :
- Thực hành tiêm phòng cho gia súc.
- Rèn luyện tay nghề và nâng cao chuyên môn.
- Theo dõi phương pháp tiêm phòng cho đại gia súc, đặc biệt là trâu.
- Điều tra tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi.

8


PHẦN IV :
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Công tác thú y.
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ cơng tác phịng chống dịch bệnh gia súc
năm 2021 trên địa bàn xã và sự thông báo của chi cục thú y về việc tiêm phịng
cho gia súc đợt II.


Chính quyền các địa phương và người chăn ni chủ động tích cực thực
hiện công tác phong chống dịch bệnh trên đàn gia cầm đặc biệt l tổ chức triển
khai quyết liệt đồng bộ cơng tác tiêm phịng vắcxin cho đàn gia súc gia cầm để
khống chế ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan hạn chế thấp nhất thiệt hại
do dịch bệnh gây ra, bảo vệ phát triển sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm; ngăn ngừa dịch cúm A H5N1 lây nhiễm từ động vật sang người.

Đợt thực tập bắt đầu từ ngày 05/01/2021. Trong quá trình thực tập giáo
trình được sự hướng dẫn của trạm thú y huyện Đức Thọ cũng như các cán bộ thú
y các xã, em đã tập tiêm:
- Vacxin Tam liên ( Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả ) trên lợn
- Xem cánh tiêm vacxin Lở mồm long móng trên trâu

9


tại địa bàn các xã
Danh mục tiêm vacxin :
- Vacxin Tam liên ( trên lợn ) liều lượng : 2ml / con tiêm dưới da.
- Vacxin Lở mồm long móng ( LMLM): đây là loai vacxin vơ hoạt có chất
bổ trợ phịng bệnh LMLM cho lồi nhai lại.
* Tiêm trên trâu: lọ 50ml ( 25 liều ).
 Liều tiêm : 2ml / con ( tiêm bắp hoặc dưới da ).
 Bảo quản : 2 - 80C.

Tiêm văc xin cho trâu bò

10



Tiêm phịng văc xin cho lợn

Nhận xét:
- Nhìn chung thì số đàn gia súc được tiêm có sự chênh lệch và chăn ni
khơng đồng đều giữa các hộ gia đình.
- Các hộ chăn ni theo kiểu tự phát, khơng có quy mơ, khơng theo đúng
quy trình kỹ thuật , trong chuồng ni có cùng lúc nhiều loại vật ni và lứa tuổi.
- Bà con nhân dân vẫn chưa chú trọng lắm đến chăm sóc vật ni đặc biệt là
cơng tác tiêm phòng chưa được tự giác và triệt để.
- Số hộ gia đình coi nghề chăn ni là một nghề quan trọng hàng đầu đã rất
trú trọng đến viêc chăm sóc và ni dưỡng vật ni. Họ đã áp dụng đúng phương
pháp quy trình chăn ni và thú y nên đã và đang thu được những thắng lợi rõ
nét mang lại hiêu quả kinh tế cao.

11


4.2 Thực tập rèn nghề
Trong chăn nuôi công tác tiêm phòng trên đàn gia súc gia cầm là một yếu
tố ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả chăn ni. Những năm gần đây tình
hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp và gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Ở huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh cũng vậy, với điều kiện thời tiết nóng ẩm,
mưa nắng thất thường, thay đổi điều kiện sống của gia súc nên người dân đã có
ý thức rất cao trong việc phịng chống dịch bệnh. Ban thú y huyện Thạch Hà đã
thực hiện mỗi năm 2 đợt tiêm phòng : đợt 1 vào tháng 5-6, đợt 2 vào tháng 1112. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân vẫn xem thường dịch bệnh trên đàn gia súc
gia cầm và họ đã không tiêm phịng cho đàn gia súc gia cầm nhà mình. Từ những
lý do đó, mà đàn gia súc gia cầm vẫn cịn bị dịch bệnh xâm nhập. Điển hình như
ở huyện Đức Thọ- tỉnh Hà Tĩnh vừa qua, vào tháng 5 và tháng 6 thì thời tiết khắc
nghiệt, lúc nắng lúc mưa đã tạo điều kiện cho một số bệnh diễn ra trên đàn gia

súc gia cầm, như: tụ huyết trùng, ký sinh trùng đường máu, cảm nắng, sán lá gan,
sốc phản vệ,...
4.2.1 Tụ huyết trùng:
Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp quanh
năm ở khắp các địa phương của Việt Nam nói chung và huyện Đức Thọ nói
riêng.
Vừa qua vào tháng 4, tại huyện Đức Thọ với thời tiết nắng mưa thất
thường như vậy đã xuất hiện một số ca bệnh tụ huyết trùng trên bò.

12


Hình 6. Bị bị tụ huyết trùng nặng, khơng đứng lên được
4.2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây nên.
-Vi khuẩn tụ huyết trùng dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh nắng mặt trời và chất
sát trùng. Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 580C trong 20 phút, 800C sau 10 phút;
1000C chết ngay.
-Trong tổ chức của động vật bệnh bị thối nát, vi khuẩn sống được 1 – 3 tháng,
các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng như axit phenic 5%,
crezil 3%, nước vôi 1%, formol 2% ….
- Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm thiếu ánh sáng, có nhiều muối
nitrat và chất hữu cơ.
- Trong chuồng ni súc vật và trên đồng cỏ vi khuẩn sống hàng tháng, có khi
hàng năm.
4.2.1.3 Lồi mắc bệnh: bị
Triệu chứng:
- Con vật không nhai lại, mệt lả, bứt rứt.
- Sốt cao đột ngột 40 – 42℃
- Các niêm mạc mắt, mũi đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mắt, nước mũi chảy liên tục.

- Vật bệnh thể hiện hội chứng hô hấp, thở mạnh và khó khăn do viêm màng phổi,
tràn dịch màng phổi, có tụ huyết và viêm phổi cấp.
- Bị đi lại, di chuyển khó khăn do các khớp bị viêm.
13


- Đi ngoài dữ dội và phân lẫn máu.
Điều trị:
- Hộ lý:
+ Cho bị nghỉ ngơi ở nơi thống mát, không cày kéo, nhốt ở nơi yên tĩnh.
+ Trường hợp này bò bị nặng nên ta dùng dây thừng treo bò lên như ảnh trên.
+ Vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ nơi bò ở, chuồng
trại phải ấm vào mùa đơng, thống mát vào mùa hè.
- Điều trị bệnh:
+ Hạ sốt :Dùng Anagin( Tiêm bắp cho bò, 15-20ml/100 kg thể trọng).
+ Dùng Gentamycin 10%( Tiêm bắp thịt cho bò, 2-4ml/100 kg thể trọng, ngày
tiêm 2 lần).
+ Bổ sung Vitamin C.
+ Hoặc bổ sung vitamin B1.

Hình 7.Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh tụ huyết trùng
4.2.2 Ký sinh trùng đường máu
Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn ni trâu, bị do phải chịu
tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng,
đồng thời là mùa sinh sơi phát triển của nhiều lồi động vật và côn trùng trung
gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất
của trâu, bị, thậm chí gây chết trâu, bị nếu khơng chữa trị kịp thời. Tại huyện
14



Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh cũng vậy, vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua khí hậu thất
thường nên trên đàn gia súc gia cầm đã xuất hiện một số con bò bị bệnh ký sinh
trùng đường máu. Ký sinh trùng đường máu ở đây là do tiên mao trùng
(Trypanosomiase) gây ra.

Bò bị ký sinh trùng đường máu nhẹ
4.2.2.1Nguyên nhân gây bệnh:
- Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi sống
ký sinh trong máu của trâu bò gây ra.
- Tiên mao trùng ở dạng đơn bào, có kích thước nhỏ, sống ký sinh và di chuyển
được trong máu nhờ một roi tự do. Chúng sinh sôi trong máu, tiết ra độc tố làm
suy yếu và có thể giết chết con vật.
- Bệnh khơng lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các lồi ruồi
trâu và mịng hút máu, truyền bệnh.
- Ngồi ra, đỉa, vắt cũng có thể là mơi giới truyền bệnh. Bệnh cịn lây qua đường
tiêu hóa, đường phân…

15


- Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố gây sốt
ở con vật. Độc tố Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu, độc
tố này gây viêm ruột ỉa chảy, và có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi.
- Bò rất mẫn cảm với bệnh này. Ở nước ta trước đây hay thấy bệnh phát triển vào
thời kỳ đông xuân giá rét, thiếu cỏ, làm việc nặng hoặc sau các đợt lũ lụt, cỏ chết
thiếu thức ăn...Nhưng do biến đổi khí hậu mà ở huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh
đã có những ca bệnh trên bị vào tháng 5, tháng 6 vừa qua.
4.2.2.2 Lồi mắc bệnh: Bị
4.2.2.3Triệu chứng:
- Quan sát thấy:Bị chảy nước mắt, có gen đọng ở 2 mắt, bò gầy hơn, da nổi mụn

- Bò sốt cao 41-41,7℃ và sốt theo giai đoạn ,bệnh kéo dài 1-12 tháng, con vật
càng ngày càng gầy, yếu dần, kém ăn kém nhai lại, phân táo có lẫn máu hoặc đi
tháo lỏng màu đen thối khắm. Con vật đi ỉa ra cả màng ruột nát từng đoạn.
- Các niêm mạc miệng niêm mạc âm đạo có màu vàng.
4.2.2.4.Điều trị:
- Hộ lý:
+ Trong thời gian điều trị, cho bò nghỉ ngơi tại chuồng, ni dưỡng và chăm sóc tốt.
+Vệ sinh chuồng trại nuôi gia súc sạch sẽ và khô ráo.
- Điều trị bệnh:
+ Dùng Azidin (Berenyl):Tiêm chậm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu (3,5mg/1kg
TT, tiêm 1 lần duy nhất).
+ Trợ sức trợ lực: CafeinTiêm dưới da (1 ml/10 kg thể trọng. Ngày 1-2 lần).

16


Hình Thuốc Azidin
4.2.3. Cảm nắng
Ở huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh, vào mùa hè, đặc biệt là tháng 4 và tháng
5 vừa qua,thời tiết thường nắng nóng oi bức, nhiệt độ có ngày lên tới 39-40 độ C.
Nhiệt độ mơi trường lên cao như vậy, cản trở q trình thải nhiệt của gia súc,
cộng thêm việc người chăm sóc ni dưỡng đã thả đàn gia súc của mình ra đồng
sau vụ mùa, nắng nóng chiếu trực tiếp dẫn đến thân nhiệt đàn gia súc gia cầm
tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng trên đàn trâu, bò. Cảm nắng mà chúng tôi
gặp ở đây là trâu bị cảm nắng.

17


Hình Trâu bị cảm nắng

4.2.3.1.Nguyên nhân gây bệnh:
- Do gia súc làm việc, chăn thả, vận chuyển dưới trời nắng to và ít gió,ánh nắng
chiếu trực tiếp vào cơ thể, đặc biệt vùng đầu cổ gây ra cảm nắng.
- Do gia súc quá béo hoặc ngay sau khi ăn no bắt làm việc ngay dưới trời nắng
nóng.
- Do ni nhốt gia súc ngồi trời nắng, chuồng ni nhốt hoặc phương tiện vận
chuyển chật trội, vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi, bức, khơng khí nóng
ẩm, ít gió khơng lưu thơng làm cản trở q trình thải nhiệt của cơ thể gây ra cảm
nóng.
- Gia súc mang thai, quá béo hoặc có bộ lơng q dày cũng là ngun nhân gây
ra cảm nóng.

18


4.2.3.2. Loài mắc bệnh: Trâu
4.2.3.3 Triệu chứng:
- Quan sát thấy:Trâu ít ăn, mắt buồn, ít cử động, mũi khô, sốt, và có con cịn bị
chướng bụng
- Triệu chứng bệnh:
+ Con vật có biểu hiện chống váng, đi đứng siêu vẹo; kiểm tra niêm mạc mắt
tím bầm, da khơ, gia súc có biểu hiện khó nuốt.
+ Con vật sốt cao 40 – 41,5 0C,
+ Kiểm tra thấy gia súc thở khó, tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc
đầu dãn rộng, sau đó thu hẹp rồi mất phản xạ.
+ Chướng hơi nhẹ.
4.2.3.4. Điều trị
- Hộ lý:
+ Cho trâu nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, yên tĩnh.
+ Khi trâu bị bệnh khơng thả ra ngồi nắng và khơng sử dụng cày kéo.

+ Chăm sóc và ni dưỡng tốt.
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thoáng mát, tránh nuôi nhốt ở mật độ đông vào
mùa hè
- Điều trị bệnh:
+ Hạ sốt: Dùng Anagin ( Tiêm bắp cho trâu,15-20ml/100 kg thể trọng
+ Trợ sức cho trâu bị cảm nắng: Bổ sung Vitamin C(Hoà vào nước hoặc trộn với
thức ăn,Liều dùng: 1g/10 kg thể trọng hoặc 1g/2 lít nước)
+ Hoặc bổ sung vitamin B1(Tiêm bắp liên tục 3-5 ngày, Liều dùng:
10ml/con/ngày).
+ Làm mát cho trâu bị bệnh: Cho trâu uống nhiều nước, ở nơi thống gió có
bóng râm, Dùng quạt mát, quạt thoảng từ phía trước cho con vật, tốc độ vừa phải
để giúp con vật hạ nhiệt từ từ, tránh làm con vật sốc, choáng.
19


+ Ngoài ra : Do con trâu nàybị chướng hơi nên đã dã hành ngâm với rượu rồi
đổ vào hông trái và xát nhẹ lên vùng hông
4.2.3 Sán lá gan
Bệnh sán lá gan xảy ra ở hầu hết các loài gia súc và có thể lây sang người
qua đường ăn uống. Vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ
nóng sang lạnh… là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Ở huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh với thời tiết vừa qua, từ nắng nóng cao
đột ngột chuyển mưa như vậy đã làm một số con bị bị bệnh sán lá gan.

Hình Bị bị sán lá gan
4.2.3.1. Ngun nhân gây bệnh:
Bệnh do 2 lồi sán có tên là Fasciolagigantica và Fasciola heptica gây ra,
chúng ký sinh ở gan, mật và tác động xấu đến vật nuôi.
4.2.3.2. Lồi mắc bệnh: Bị
4.2.3.3.Triệu chứng:

- Quan sát bị thấy: Bị gầy đi, đi phân lỏng và có mùi tanh,...
-Triệu chứng bệnh: Bị bỏ ăn, sau đó ỉa chảy dữ dội, phân lỏng màu vàng xám,
mùi tanh. Bò gầy dần, cơ thể suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lơng xù, dễ
rụng, chướng bụng nhẹ.

20


4.2.3.4. Điều trị:
- Hộ lý:
+ Cho bò nghỉ ngơi ở nơi n tĩnh thống mát
+ Chăm sóc ni dưỡng tốt cho bò
- Điều trị bệnh:
+ Sử dụng thuốc Dertil : Dùng 1 viên dùng cho 50 kg thể trọng, cho bị uống vào
buổi sáng. Có thể dùng cỏ, lá chuối non để gói viên thuốc và đưa sâu vào miệng
cho con vật nuốt ăn cùng.
+ Tăng sức đề kháng bằng Vitamin C: Hoà vào nước hoặc trộn với thức ăn, Liều
dùng: 1g/10 kg thể trọng hoặc 1g/2 lít nước,liệu trình 3-5 ngày.

Hình 12. Thuốc Dertil
4.2.4 Sốc phản vệ
Sau mỗi đợt tiêm phịng, một số gia súc thường có phản ứng với thuốc,
thậm chí có thể bị chết do phản ứng quá mẫn. Để xử lý kịp thời các sự cố có thể
xẩy ra, ban thú y huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường nhắc nhở các hộ
dân chăn nuôi gia súc gia cầm theo dõi đàn gia súc gia cầm nhà mình sau khi
tiêm, nếu có biểu hiện bất thường sau khi tiêm thì báo ngay với ban thú y để giải
quyết kịp thời.

21



Hình 13. Bị bị sốc phản vệ
4.2.4.1. Ngun nhân gây sốc
- Có thể do đặc điểm di truyền ( cơ địa ) của cá thể dễ bị dị ứng
- Do gia súc đã tiếp xúc hoặc sử dụng những chất gây quá mẫn
- Có thể do vacxin
4.2.4.2 Động vật bị sốc sau tiêm phòng: Bò
4.2.4.3. Triệu chứng:
- Quan sát thấy: Bị sau khi tiêm phịng có phản ứng với thuốc thì bị bị chướng
bụng, cơ thể bị run lên, mắt đờ đẫn, sùi bọt mép, loạng choạng , bỏ ăn, sốt, thở
mạnh,...
4.2.4.4. Điều trị
- Hộ lý:
+ Để con vật ở nơi yên tĩnh thoáng mát, tránh làm cho con vật hoảng sợ
- Điều trị sốc:
+ Khẩn trương tiêm thuốc chống sốcpromethazine: Tiêm bắp thịt, dưới da hoặc
tiêm từ từ vào tĩnh mạch Liều lượng: 6-8ml/100 kg TT.
+ Dùng cafein: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp,1 ml/10 kg thể trọng.

22


+ Trợ sức, trợ lực cho con vật bằng Vitamin B1: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da,
liều dùng: 10ml/con/ngày
+ Nếu con vật sốt thì cần hạ sốt bằng Anagin: 15-20ml/100 kg thể trọng

Hình 14.Thuốc chống sốc
4.3 Hoạt động ngoại khóa
Ngồi các ngày làm việc trong tuần là hoạt động thiên về cơng tác thú y
nhiều hơn thì những ngàu cuối tuần em đã được tham gia các hoạt động ngoại

khóa vơ cùng bổ ích cùng với anh thú y cơ sở.
- Sáng ngày 29/04/2021 nhóm chúng em được thú y cơ sở dẫn đến thăm
quan một “lị mổ hộ nơng dân” để nắm được những điều cơ bản cần có ở một lị
mổ hiện nay. Thơng qua đó nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của lị mổ đó
để rút ra những kinh nghiệm quý báu.
* Ưu điểm của lò mổ:
 Là điểm giết mổ tập trung của một khu vực.
 Đảm bảo vệ sinh thực phẩm hơn so với những nơi giết mổ tự phát.
 Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh ...

23


* Nhược điểm của lị mổ :
 Khơng có đủ các dụng cụ bảo hộ cho người tham gia giết mổ.
 Vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm cấp bộ
 Lị mổ chưa có đầy đủ các trang thiết bị giết mổ, đa số là những dụng
cụ giết mổ truyền thống.
 Mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa được sự quan tâm chú ý nhiều của các
cơ quan chức năng. Lò mổ còn gắn liền với khu dân cư ...

- Ngày 30/04/2011: Điều tra tình hình sử dụng nước trong chăn nuôi.
* Qua hoạt động điều tra sử dụng nguồn nước trong chăn nuôi của các hộ
dân trên địa bàn xã Tùng Ảnh như sau
 Các loại giếng được sử dụng rộng rãi là:
 Giếng khoan, nhưng với độ sâu khác nhau ở từng khu vực và nhin chung
giềng không sâu.
 Giếng đào: giếng đào ở khu vực này cạn nhưng mực nước ở đây rất cao.
24



 Các giếng phần lớn có xây thành giếng, miêng giếng, nắp giếng, sàn
giếng ... các vật liệu sử dụng rất đa dạng như: tấm dan bê tông, gỗ ... Hầu hết
các giếng có rãnh thốt nước.
 Các giếng ở trên địa bàn cơ bản là cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và
chăn nuôi của bà con nhân dân nơi đây không cần sử dụng đến các nguồn bước
ao, hồ, sông suối ...
 Về vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho gia súc ...
 Tưới tiêu, cấp thoát nước.
 Cung cấp nước cho gia súc ăn, uống ...
 Khoảng cách giữa giếng tới nhà ở, chuồng nuôi, nơi chứa phân, nhà vệ
sinh ... còn một số nơi chưa làm đúng về yêu cầu, nhin chung các giêng nước rất
gần nhà ở, chuồng nuôi, nơi chứa phân, nhà vệ sinh. Đay là một trong những
ngun nhân có thể làm ơ nhiễm nguồn nước
 Các trại chăn nuôi và các hộ gia đình ở đây đa số có sử dụng bể chứa nước
dùng trong chăn ni nhưng khơng có phương pháp sử lý nước.

- Sáng ngày 04/050/2021: tham gia buổi học khái quát về huyên Đức Thọ
cùng với một nhóm sinh viên của lớp thú y k07.

25


×