Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Báo cáo thực tập giáo trình thuỷ sản nước lợ trường Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.91 KB, 29 trang )

Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.

Phần 1:
GIỚI THIỆU
Nhìn chung mỗi đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong bất kỳ lãnh vựt nào cũng
đều có mục tiêu chung là lợi nhuận, và một trong những đối tượng mang lại lợi nhuận cao
nhất hiện nay trong Nuôi Trồng Thủy Sản là nghề nuôi tôm đặc biệt là tôm càng xanh và
tôm sú. Đây là những đối tượng có giá trị kinh tế rất cao, thu hút rất nhiều nhà đầu tư và là
một trong những ngành kinh tế nhũi nhọn của nhiều nước đang phát triễn.
Do đó chúng phát triễn rất nhanh chống từ mô hình quảng canh- quảng canh cải tiến, bán
thâm canh và thâm canh hay siêu thâm canh. Cho nên năng suất và sản lượng không ngừng
tăng lên, diện tích không ngừng mở rộng. Theo công bố của FAO (2002) tổng sản lượng
hàng năm tăng nhanh 13% trong giai đoạn1985 -1995 đạt 128-130 tấn.Trong mấy năm gần
đây, những biến động tương đối lớn giữa các năm nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh
với tốc độ bình quân 7,6%/năm và đạt khoảng 37,5 triệu tấn vào năm 2001 chiếm 29,1 %
tổng sản lượng thủy sản trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam theo báo cáo của bộ thủy sản
tổng diện tích NTTS cả nước tính đến 2005 là gần 960.000ha, tăng 83% so với năm 1999
và đạt 96% chỉ tiêu diện tích của năm 2010. Sản lượng thu được gấp hai lần năm 1999, đạt
gần 1,44 triệu tấn, đạt 72% chỉ tiêu của năm 2010.
Tuy nhiên chính vì sự phát triển quá ồ ạt nên có nhiều vấn đề bất cập như môi
trường nước ở nhiều vùng nuôi tôm có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng, người nuôi thả giống vào
thời điểm không thích hợp, công tác kiểm dịch gặp nhiều khó khăn…. Điều đáng chú ý là
vào mùa sản xuất không cung cấp đủ con giống cho người dân và chất lượng con giống
ngày càng kém. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong mùa vụ vừa
qua. Theo thống kê các tỉnh ĐBSCL hàng năm sản xuất được 8,5 tỷ con tôm giống, chiếm
gần 35% số tôm giống cả nước, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu trong vùng (thông tin
khoa học-công nghệ- kinh tế thủy sản). Cụ thể như tỉnh Trà Vinh có 6.400 hộ thả nuôi với
338 triệu con tôm giống trên diện tích 9.337 ha. Nhưng ngành chỉ mới kiểm dịch được 66,1
triệu con giống sản xuất tại địa phương và 17 triệu con giống nhập, và đến năm 2006, nhu
cầu tôm giống của Trà Vinh khoảng ba tỷ con, trong khi hơn 110 trại sản xuất giống trong
tỉnh mới đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu, số còn lại phải nhập từ các nơi khác về phần


lớn chưa được kiểm dịch, nên xẩy ra tình trạng tôm bị bệnh chết hàng loạt trong mùa vụ
vừa qua, làm nhiều hộ dân phải mất trắng tay.
Từ những thực trạng trên đòi hỏi cần có những cuộc nghiên cứu con giống chất
lượng cao sạch bệnh, không chỉ đáp ứng được nhu cầu về số lượng tôm giống mà cả chất
lượng cho người dân
Do đó sau khi kết thúc học phần kỹ thuật sản xuất và nuôi giáp xác, khoa thủy sản
trường Đại Học Cần Thơ đã tổ chức phân công thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ
nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng thực tiển ứng dụng trong
sản xuất, đồng thời kết hợp tham quan thực tế các mô hình sản xuất giống ở các vùng lân
cận.
Qua chuyến thực tập vừa qua dưới sự hướng dẫn tận tình của quí thầy cô, đã giúp em
hoàn thành chuyên đề báo cáo này. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến thêm để cho các bài báo cáo lần sau hoàn
chỉnh hơn.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 1
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
PHẦN 2:
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).
2.1.1. Phân loại và hình thái:
Phân loại:
Tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda.
Lớp: Malacostraca.
Lớp phụ: Crustacea.
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae.
Giống: Macrobrachium.
Loài: Macrobrachium rosenbergii.
Hình thái:

Tôm càng xanh là loài giáp xác lớn nhất trong thủy vựt nước ngọt, có thể phân biệt với
nhóm tôm khác nhờ vào màu sắc và hình dáng cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Cơ thể
gồm có hai phần:
Phần đầu ngực ở phía trước gồm 5 đốt ở phần đầu (mang 5 đôi phụ bộ) và phần ngực
có 8 đốt (mang 8 đôi phụ bộ). Chúng kết lại thành một khối được bao bọc bởi một vỏ giáp
gọi là giáp đầu ngực. Giáp đầu ngực tôm kéo dài phía trước tạo thành chủy (chủy trên có
11-16 răng và 10-15 răng dưới chủy).
Phần bụng ở phía sau gồm có 6 đốt cử động và 1 đốt đuôi. Mỗi đốt bụng có 1 đôi chân
bơi và có tấm vỏ bao phủ. Tấm vỏ bụng thứ 2 phủ lên tấm vỏ thứ 1 và 3, các đốt hơi tròn
trên lưng và hẹp 2 bên.
Tôm nhỏ cơ thể trong sáng, trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc 2 bên. Tôm
trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng.
2.1.2. Phân bố:
Tôm càng xanh có nguồn gốc ở Tây Nam Châu Á Thái Bình Dương (Việt Nam, Thái
Lan, Indonesia, Campuchia, Philipine, Malaysia, Singapore, Bruma, Ấn Độ, Sirilanka,
Pakistan, Bangladesh) và Châu Úc. Ở Việt Nam tôm càng xanh chủ yếu phân bố ở Nam
bộ, tập trung ở lưu vực sông Hậu, sông Tiền và là nước có sản lượng tôm càng xanh trong
tự nhiên lớn nhất. Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt nội địa (đầm,
ao, sông, rạch, ruộng lúa,…) và kể cả vùng nước lợ ở cửa sông (Thắng, 1995).
2.1.3. Vòng đời:
Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm
trưởng thành. Tôm trưởng thành ở vùng nước ngọt, giao vĩ, thụ tinh trong nước ngọt nhưng
khi ôm trứng và ấp trứng có xu hướng di cư ra nước lợ (S = 6 - 8 ‰) và ở giai đoạn ấu
trùng (từ 18 – 35 ngày sau khi nở) phải sống trong nước lợ. Ấu trùng trải qua 11 lần lột xác
tương ứng với 11 giai đoạn biến thái thành tôm bột. Từ giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng
thành sống chủ yếu trong nước ngọt. Tuy nhiên, tôm vẫn có thể sống và trưởng thành bình
thường trong nước lợ nhẹ (<16‰) (Phương và Hải, 1999).
2.1.4. Yêu cầu môi trường sống:
Nhiệt độ: Tôm thích nghi với biên độ rộng từ 18 – 34
0

C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất
là 26 – 31
0
C. Ngoài phạm vi này tôm sinh trưởng chậm, khó lột xác, dễ chết.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 2
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
pH: Thích hợp nhất cho tôm càng xanh là 7,0– 8,5. pH dưới 6,5 hay trên 9,0 kéo dài
không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn.
Oxy hòa tan: Nhu cầu oxy của tôm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của tôm,
nhiệt độ, độ mặn…đối với tôm con, Oxy tối thiểu phải trên 2.1ppm ở nhiệt độ 23
0
c, trên
2.9 ppm ở 2.8
o
C và 4.7ppm ở 33
0
C. Tôm lớn cần nhiều oxy hơn tôm nhỏ. Trong sản xuất
giống oxy nên duy trì trên 5ppm, trong nuôi tôm thịt là 3ppm.
Độ mặn: Giai đoạn ấu trùng cần độ mặn khoảng 6-16%o, tốt nhất là 10-12%
o
. Trong ao
nuôi tôm độ mặn tốt nhất không quá 10%
0
. Ngoài ra còn các yếu tố thủy hóa khác:
− Độ cứng: 50 -150 mg/l.
− NH
3
< 1 mg/l.
− NO
2

< 0,1 mg/l.
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng:
Tập tính ăn: Tôm càng xanh là loài ăn tạp thiên về động vật như nguyên sinh động vật,
giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các mảnh vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ
và cát mịn (Tình, 2001) và trong điều kiện tôm nuôi thì tôm cũng ăn thức ăn viên công
nghiệp. Tôm càng xanh rất ham ăn, có tính tranh giành cao, tôm lớn chiếm chỗ và đánh
đuổi tôm nhỏ, đặc tính của tôm càng xanh nếu không đủ thức ăn thì chúng ăn đồng loại yếu
hơn, mới lột xác (Phương, 1999). Tôm thường bắt mồi vào chiều tối hay sáng sớm, tôm
không ăn khi lột xác và sẽ ăn lại sau khi lột xác xong.
Nhu cầu dinh dưỡng:
Chất đạm: Mức đạm tối ưu trong thức ăn là 27-35% nhu cầu đạm thay đổi theo giai
đoạn phát triển. Đối với ấu trùng nhu cầu này cao hơn. Đối với tôm larvae, tỷ lệ giữa đạm
động vật và đạm thực vật tốt nhất là 1:3. Đối với tôm bố mẹ hàm lượng đạm khoảng 40-
45%.
Chất béo: Giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng và sinh sản của tôm. Chất béo của
tôm dao động trong khoảng 6-7.5% và thay đổi theo quá trình phát triển của tôm. Hàm
lượng cần bổ sung cho tôm bố mẹ khoảng 8-10%, không vượt quá 10% trọng lượng thức
ăn. Ngoài ra hàm lượng Cholesterol 0,5-1% cũng rất cần thiết cho tôm con.
Chất bột đường: là nguồn cung cấp năng lượng hóa học chủ yếu. Tôm càng xanh có
men tiêu hóa chất bột đường hoạt động mạnh hơn so với các loại tôm biển. Thức ăn có hàm
lượng chất bột đường cao đến 40% vẫn cho kết quả về tăng trưởng của tôm.
Vitamin và khoáng chất: Vitamin giữ vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Sự thiếu
hụt lâu dài Vitamin sẽ dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng bệnh lý. Hàm lượng Vitamin ở
giai đoạn giống 100-500 mg/kg thức ăn. Nhu cầu về khoáng cho giáp xác khoảng 2-19.5%
tính theo trọng lượng khô.
2.1.6. Đặc điểm sinh trưởng:
Qua thực nghiệm cho thấy sự tăng trưởng của tôm tùy thuộc vào giai đoạn, giới tính,
điều kiện ương nuôi như môi trường, mật độ, dinh dưỡng thông thường thời gian đầu
sinh trưởng của tôm đực và tôm cái gần tương đương, sau 2 – 3 tháng tôm đực phát triển
gần gấp đôi tôm cái, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 mức tăng trưởng con cái chậm trong

khi con đực vẫn phát triển đều (Thắng, 1995).
2.1.7. Đặc điểm sinh sản:
Phân biệt tôm đực và tôm cái:
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 3
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Tôm đực: Có kích thước và phần đầu ngực to hơn tôm cái cùng tuổi, có đôi càng thứ
hai to, gò ghề, nhiều gai. Tôm đực có khoang bụng hẹp hơn tôm cái. Ngoài ra lỗ sinh dục
con đực ở gốc chân ngực V, nhánh phụ đực mọc kế nhánh trong của chân bụng II.
Tôm cái: Có kích cở nhỏ, lổ sinh dục nằm ở gốc chân ngực thứ III, trên các chân
bụng có nhều lông tơ. Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực và có đôi càng thon
nhỏ. Ba tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoang bụng làm buồng ấp
trứng. Trên các đốt giữa của các chân bơi còn có nhiều lông tơ hình thành ở thời kỳ lột xác
tiền giao vĩ có tác dụng cho trứng bám vào (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Buồng trứng của con cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy.
Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trải dài từ
sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước tim chạy
dọc hai bên về phía bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của chân ngực thứ ba (Nguyễn
Thanh Phương, 2003)
Thành thục, giao vĩ, đẻ trứng và ấp trứng:
Tôm càng xanh thành thục quanh năm, nhưng ở ĐBSCL, tập trung vào tháng 4 - 6
và tháng 8 - 10. Trong tự nhiên, cũng như trong ao hồ nuôi từ giống nhân tạo, tôm càng
xanh sinh sản lần đầu khoảng 3 – 3,5 tháng tuổi (kể từ hậu ấu trùng (tôm bột) 10 – 15 ngày
tuổi với kích thước từ 10 – 13 cm)
Tôm đực thành thục sinh lý có thể trạng khỏe mạnh (vỏ cứng không ở trạng thái
mới lột vỏ) có thể tiến hành giao vĩ. Trong khi đó con cái chỉ giao vĩ khi đã hoàn tất lột vỏ
gọi là lột vỏ tiền giao vĩ (lúc đó buồng trứng ở giai đoạn IV). Quá trình giao vĩ xảy ra vào
ban đêm trong vòng 20-35 phút, sau khi giao vĩ từ 2-5 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng, trứng
sẽ dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng.Thời gian tôm đẻ khoảng 10-60
phút. Ngoài ra cũng có trường hợp tôm cái chưa giao vĩ nhưng đã thành thục chín mùi sinh
dục cũng có thể đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột vỏ tiền giao vĩ nhưng trứng của

chúng sẽ không được thụ tinh và chỉ được giữ ở trong buồng trứng vài giờ sau đó bị thải ra
ngoài (Thắng, 1995).
Quá trình ấp trứng, tôm thường dùng chân bụng quạt nước để tạo dòng nước, làm
thoáng khí cho trứng hay để loại bỏ trứng hư, vật lạ dính vào. Tùy nhiệt độ ấp mà thời gian
ấp có thể từ 15-23 ngày.
Sức sinh sản tôm thông thường 20.000-80.000 trứng, trung bình sức sinh sản tương
đối khoảng 500-1000 trứng/g.Tôm cái có thể phát dục và đẻ lại sau 16-45 ngày hay có thể
sau 7 ngày. Tùy trường hợp mà có thể tái phát dục và đẻ lại 5-6 lần và sức sinh sản của tôm
sẽ thay đổi các lần đẻ đó.
Sự phát triển của phôi:
Trứng mới đẻ có hình elip, có kích cỡ khoảng 0.6-0.7 mm. Trứng thụ tinh bắt đầu
phân cắt nhân đầu tiên sau 4 giờ và hoàn thành sau 24 giờ.
Theo sự phát triển của phôi, trứng dần dần chuyển từ màu vàng nhạt sang vàng cam.
Sau đó có màu xám và khi sắp nở có màu xám đen. Sau 17-23 ngày trứng sẽ nở hoàn thành
sau 4-6 giờ.
Phát triển của ấu trùng:
Ấu trùng mới nở sống phù du có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ (6-16%
0
)
để sống và phát triển. Nếu không sống được trong nước lợ thì ấu trùng sẽ chết sau 3-4
ngày. Chúng bơi lội gần sát mặt nước thành từng đám và ăn liên tục. Thức ăn gồm các loại
động vật phù du, giun nhỏ, ấu trùng các động vật thủy sinh.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 4
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Ấu trùng trải qua 11 lần lột xác và biến thái thành hậu ấu trùng. Đặc điểm của các
giai đoạn ấu trùng được trình bày ỏ bảng1.
Bảng 1: Đặc điểm các giai đoạn ấu trùng của tôm càng xanh (Uno và Soo, 1969).
Giai
đoạn
Ngày

tuổi
(ngày)
Chiều dài
của ấu trùng
(mm)
Đặc điểm
I 1 1.92 Mắt chưa có cuống
II 2 1.99 Mắt có cuống
III 3-4 2.14 Xuất hiện chân đuôi (Uropod)
IV 4-6 2.50 Có 2 răng trên chủy, chân đuôi có hai nhánh, có lông tơ
V 5-8 2.80 Telson hẹp và kéo dài ra
VI 7-10 3.75 Mầm chân bụng xuất hiện
VII 11-17 4.06 Chân bụng có hai nhánh, chưa có lông tơ
VIII 14-19 4.68 Chân bụng có lông tơ
IX 15-22 6.07 Nhánh trong của chân bụng có nhánh phụ trong
X 17-24 7.05 Có 3-4 răng trên chủy
XI 19-26 7.73 Răng xuất hiện hết nửa trên chủy
Post-
larvae
23-27 7.69 Răng xuất hiện cả trên và dưới chủy, có tập tính như
tôm lớn.
2.2. Đặc điểm sinh học tôm sú (Penaeus monodon).
2.2.1. phân loại
Phân loại:
Ngành: Arthoropoda.
Ngành phụ: Crustacea.
Lớp: Malacostraca.
Bộ: Decapoda.
Họ: Penacea.
Giống: Penaeus.

Loài: Penaeus monodon.
2.2.2.Phân bố:
Tôm sú phân bố từ vùng Ấn Độ- Tây Thái Bình Dương từ đông và đông nam Châu Phi,
Pakistan đến Nhật Bản, xuống Indonesia và Bắc úc. Sống ở độ sâu từ 0-162m, đáy bùng,
hay cát, tôm trưởng thành di chuyển ra các vụng, nơi có độ trong lớn và độ mặn ổn định để
giao vĩ, đẻ trứng. Giai đoạn ấu niên sống ở cửa sông và các bãi triều.
2.2.3.Vòng đời của tôm:
Vòng đời của tôm sú trải qua các giai đoạn bao gồm: trứng, ấu trùng ( gồm 3 giai đoạn
phụ: Nauplius, Zoe và Mysis), tôm bột , tôm giống, tiền trưởng thành và giai đoạn trưởng
thành. Mỗi giai đoạn phân bố ở những vùng khác nhau như cửa sông, ven bờ, vùng khơi
được biểu hiện qua sơ đồ sau:
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 5
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
vvu
-
2.2.4.Đặc điểm dinh dưỡng:
Tôm sú là động vật ăn tạp thiên về động vật bao gồm giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể,
cá, côn trùng, tảo và các mãnh thực vật….Tuy nhiên trong vòng đời của chúng tính ăn thay
đổi theo giai đoạn, đặc biệt trong giai đoạn ấu trùng.
 Giai đoạn Nauphilus: tôm chủ yếu sử dụng noãn hoàng.
 Giai đoạn Zoea: tôm sử dụng tảo khuê là thức ăn chủ yếu.
 Giai đoạn Mysis: tôm sử dụng động vật phù du có kích thước nhỏ.
 Giai đoạn tôm bột và tôm giống: chúng ăn nhiều các loại mãnh động vật bao gồm
lab-lab, vi tảo chất vẩn, giun, ấu trùng nhuyễn thể, ấu trùng giáp xác….
 Khi tôm lớn: chúng ăn động vật không xương sống như: ruốc, moi, giáp xác, giun
nhiều tơ, nhuyễn thể, cá nhỏ…
2.2.5.Đặc điểm sinh trưởng:
Tốc độ tăng trưởng của tôm tùy thuộc vào số lần lột xác. Giai đoạn còn nhỏ chu kỳ lột
xác ngắn, tăng nhanh chiều dài và khi tôm lớn tăng nhanh về khối lượng. Ngoài ra quá
trình lột xác và tăng trưởng của tôm còn phụ thuộc vào loại thức ăn, chất lượng thức ăn,

các yếu tố môi trường và các giai đoạn phát triển của tôm…
2.2.6.Đặc điểm sinh sản:
Phân biệt tôm đực và tôm cái:
Tôm đực: Các nhánh trong của chân bụng thứ I biến thành cơ quan giao vĩ (Petasma). Cơ
quan sinh dục trong của tôm đực bao gồm một đôi tinh sào, đôi ống dẫn tinh và đầu mút
nằm ở vùng tim phía trên của gan tụy.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 6
Vùng cửa sông Vùng ven bờ Vùng khơi
(3-4
h
)
M
3
M
2
M
1
(3-4
h
) Z
3
Z
2
Z
1


(4-6h))
h
) N

6
N
5

N
4

N
3

N
2

N
1
(12-14h)

Trưởng thành
Giao vĩ Thành thục
Thành thục
Trứng
Nauplius
Zoea
Mysis
Tôm bột
(Postlarval stage)
Tôm giống
(Juvenile)
Tiền
trưởng

thành
(Subadult)
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Tôm cái: Cơ quan sinh dục của tôm cái gọi là Thelycum, dạng đĩa biến dạng nằm giữa
gốc đôi chân bò 4-5, bên trong gồm 1 đôi buồng trứng và 1 đôi ống dẫn trứng. Có thể quan
xát buồng trứng của tôm qua mặt lưng.
Thành thục, giao vĩ và đẻ trứng:
Trong tự nhiên tôm đạt tuổi thành thục sau 8-10 tháng. Chúng có thể thành thục ở kích cở
35g đối với tôm đực, và 6.77g đối với tôm cái. Trong ao tôm đực có thể thành thục ở trọng
lượng 20g và con cái 41.3g (Motoh,1981).
Tôm cái chỉ giao vĩ khi vừa lột xác, vì tôm sú là nhóm có Thelycum kín (lột xác-giao vĩ-
thành thục-đẻ trứng). Quá trình giao vĩ xảy ra vào ban đêm ( 18-6
h
).
Ta có thể quan sát được các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cái dựa vào sự khác
biệt về cở trứng, độ rộng của tuyến sinh dục và màu sắc.
 Giai đoạn I: Buồng trứng mõng, trong suốt không nhìn thấy được từ bên ngoài.
 Giai đoạn II: Buồng trứng mền và có màu trắng hay xanh ô-liu, dạng dãy thẳng.
 Giai đoạn III: Buồng trứng có màu xanh nhạt, phần trước dày và nở rộng, có thể
nhìn thấy buồng trứng dễ dàng qua lớp vỏ ở đốt bụng thứ nhất.
 Giai đoạn IV: Buồng trứng có dạng hạt kim cương, nở rộng phủ khắp đốt bụng thứ
nhất. trứng có màu xanh ô-liu đậm hay xanh rêu đậm và phủ đầy khoang cơ thể.
 Giai đoạn V: Sau khi đẻ xong, buồng trứng trở về tương tự như giai đoạn I, song
không căng như giai đoạn I.
Sự phát triển của tuyến sinh dục đực khó quan sát hơn tôm cái, chỉ khi nào tìm thấy được
tinh trùng ở cuối ống dẫn tinh. Thường dựa vào trọng lượng để xác định khi con đực nặng
từ 50g trở lên.
Sau khi giao vĩ vài giờ thì tôm bắt đầu đẻ. Tôm đẻ trứng vào ban đêm (22:30-00.30
h
).

trong tự nhiên tôm thường đẻ một lần nhưng trong điều kiện nuôi vỗ tốt có thể cho tôm để
nhiều lần.
Sức sinh sản của tôm tùy theo loài, kích cở, và tình trạng tôm. Trong tự nhiên sức sinh
sản thường 100.000-1000.000 trứng, trong điều kiện nuôi thường 50.000-120.000 trứng.
Phát triển của ấu trùng:
Sự phát triển của ấu trùng trải qua 3 giai đoạn:
 Naupllius: Có chiều dài 0.3 mm, có 3 đôi phụ bộ và một điểm mắt ở giữa trước, ấu
trùng có tập tính trôi nổi, dinh dưỡng bằng noãn hoàng, chia làm 6 giai đoạn phụ (N
1
-N
6
).
 Zoea: gồm 3 giai đoạn (Z1-Z3). Đặc điểm nhận dạng:
Zoea 1: Carapace tròn, các phụ bộ và gai đuôi phát triển.
Zoea 2: Ấu trùng xuất hiện 2 mắt có cuống, chủy có răng, bụng phát triển dài ra, đôi
râu thứ nhất hướng ra phía trước.
Zoea 3: Có các gai lưng và gai bụng trên các đốt bụng, râu thứ nhất to và có nhiều
lông tơ, các mần chân ngực xuất hiện phía sau các phụ bộ miệng. Đặc điểm rõ nhất là chân
bụng (uropod) xuất hiện trước đuôi.
 Mysis: có 3 giai đoạn
Mysis 1: cơ thể kéo dài, chân ngực phát triển, telson xuất hiện, chưa có chân bụng.
Mysis 2: có mần chân bụng nhưng chưa phân đốt.
Mysis 3: có chân bụng phát triển dài gấp đôi so với giai đoạn Mysis 2 có 2 đốt.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 7
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Tuổi và kích cở các giai đoạn ấu trùng tôm sú (P. monodon) (Kungvankij và ctv,1986).
Giai đoạn Chiều dài trung bình (mm) Thời gian sau khi nở
Nauplius 1 0.32 15 giờ
Nauplius 2 0.35 12 giờ
Nauplius 3 0.39 1 ngày 2 giờ

Nauplius 4 0.4 1 ngày 8 giờ
Nauplius 5 0.41 1 ngày 14 giờ
Nauplius 6 0.54 1 ngày 20 giờ
Zoea 1 1.05 2 ngày 16 giờ
Zoea 2 1.9 4 ngày 4 giờ
Zoea 3 3.2 6 ngày
Mysis 1 3.8 7 ngày 4 giờ
Mysis 2 4.3 8 ngày 16 giờ
Mysis 3 4.5 9 ngày 4 giờ
Post-larve 1 5.2 10 ngày 20 giờ
Post-larve 5 8 16 ngày
Post-larve 15 12 26 ngày
Post-larve 20 18 31 ngày
2.2.7.Yêu cầu môi trường sống:
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, sinh sống, bắt mồi, tăng
trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Theo Boy (1992) có một số yếu tố môi trường quan trọng
như sau:
 Ph: Thích hợp cho tôm từ 7-9. pH <4 hay >10 có thể gây chết tôm.
 Độ mặn: Thích hợp là 25-30%
0
. độ mặn cao hơn 45-60%
0
có thể gây chết tôm.
 Nhiệt độ: Tốt nhất cho tăng trưởng của tôm dao động khoảng 25-30
0
c.
 Oxy hòa tan: Tốt nhất cho tăng trưởng của tôm là 3.5mg/l đến bão hòa.
 Co
2
: Hàm lượng Co

2
dưới 20mg/l thông thường chưa ảnh hưởng đến tôm nếu oxy
đầy đủ.
 H
2
S: Tồn tại bất kỳ nồng độ nào cũng có ảnh hưởng bất lợi đối với tôm.
 Ammonia: Ở dạng khí NH
3
rất độc. Hàm lượng trên 1mg/l có thể gây chết tôm còn
trên 0.1mg/l gây bất lợi cho tôm.
 Nitrite: Nồng độ cao 4-5 mg/l có thể ảnh hưởng đến tôm.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 8
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
PHẦN 3:
NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Nôi dung:
Thực hành sản xuất giống tại Trại Thực Nghiệm Giống Thủy Sản Nước Lợ- Khoa Thủy
Sản- Trường Đại Học Cần Thơ.
3.1.1.Sản xuất giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
Sản xuất giống tôm càng xanh áp dụng qui trình nước xanh cải tiến và qui trình nước
trong tuần hoàn.
Chuẩn bị hệ thống bể nuôi tôm mẹ, bể nở, bể lọc sinh học và bể ương.
 Vệ sinh trại.
 Xử lý nước ương và pha nước 12%
0
.
 Cách chọn tôm mẹ và cho nở.
 Cách thu ấu trùng, xử lý ấu trùng và bố trí ấu trùng.
 Nuôi tảo Chlorella bằng cá rô phi và bố trí tảo vào bể ương.
 Cách cho nở và thu thu hoạch Artemia và cho tôm ăn.

 Chế biến thức ăn cho ấu trùng và cách cho ấu trùng ăn thức ăn chế biến.
 Theo dõi quá trình biến thái qua các giai đoạn và tỉ lệ sống của ấu trùng.
 Quản lý môi trường nước và theo dõi một số chỉ tiêu thủy lý- hóa.
 Đánh giá chất lượng ấu trùng.
3.1.2.Sản xuất tôm sú (Penaeus monodon)
Sản xuất tôm sú áp dụng hệ thống nước trong hở và hệ thống nước trong tuần hoàn.
Chuẩn bị bể: bể lọc sinh học, bể ương, bể chứa nước ương, bể nuôi tảo
 Vệ sinh trại.
 Xử lý nước ương và pha nước 30%
0
.
 Nuôi tảo (Chaetoceros).
 Cách chọn ấu trùng và bố trí ấu trùng.
 Cách cho nở, thu Artemia và cho tôm ăn.
 Cách cho ấu trùng ăn.
 Quản lý môi trường nước và theo dõi một số chỉ tiêu thủy lý-hóa.
 Theo dõi các giai đoạn phát triển, kích cở và tỷ lệ sống của ấu trùng.
 Đánh giá chất lượng ấu trùng.
Tham quan
3.2.Vật liệu nghiên cứu:
3.2.1.Vật liệu:
Bể composite, bể kính thu ấu trùng tôm, xô, thau, ca bằng nhựa, kính hiển vi, lame, giấy
đo kích thước, cân điện tử, tủ lạnh, bếp ga, nồi, lưới cà thức ăn, lưới các loại, đá bọt, ống
nhựa, đèn pin, máy đo pH, khúc xạ kế, nhiệt kế, hệ thống sục khí, túi lọc nước, cốc thủy
tinh (50, 250 ml), ống nhỏ giọt, máy phát điện, máy bơm nước, bể lọc, đá 1*2, ống nhựa
cắt khúc…bên cạnh đó còn có:
Tôm càng xanh:
 3 bể 0.5m
3
cho 3 nhóm.

 1 bể chung 0.5m
3
cho 3 nhóm (bể tuần hoàn).
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 9
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
 1 bể xử lý nước ót 0.5 m
3
.
 1 bể xử lý nước ương 1m
3
12%
0
.
 1 Hệ thống lọc tuần hoàn.
 1 xô nhựa 10 lít dùng để ấp Artemia.
 1 bể nuôi tảo Chlorella từ cá rô phi.
Tôm sú:
 3 bể 0.5 m
3
cho 3 nhóm.
 1 bể chung 0.5 m
3
cho cả 3 nhóm.
 1 hệ thống lọc tuần hoàn.
 1 bể chứa nước ương 2 m
3
30%
0
.
 1 bể chứa nước ót 1 m

3
.
 1 bể nuôi tảo Chaetoceros 0.5 m
3
.
 1 bình thủy tinh 10 lít dùng để ấp Artemia.
 2 xô nhựa 20 lít dùng để ấp artemia.
 1 ống nhựa dùng để siphon.
 1 túi lọc gòn.
Thuốc và hóa chất:
 Bộ test các chỉ tiêu môi trường: pH, NH
3
-
, NH
+
4
, NO
-
2
, NO
3
+
.
 Hoá chất test chlorine.
 Chlorine, formol, Ecomarine,
 NH
4
CL, men vi sinh TZ002.
Thức ăn:
 Artemia.

 Thức ăn chế biến (sữa Anline, hột gà, dầu mực, Bio lecithine).
 Tảo Chaetoceros.
 Lansy, Fripak 1,2.
3.2.2.Thời gian và địa điểm:
 Ngày 15/09/2008 đến 13/10/2008 thực hành tại Trại Thực Nghiệm Giống Thủy Sản
Nước Lợ- Khoa Thủy Sản, ĐHCT.
 Ngày 14/10/2008 tham quan tại các trại thực nghiệm khoa .
 Ngày 15/10/2008 đến 17/10/2008 tham quan các địa phương.
 Ngày 18/10/200/ viết báo cáo và trình bày báo cáo.
3.3.Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1.Chuẩn bị:
Vệ sinh trại, bể và dụng cụ.
Trại được quét dọn tẩy rửa sạch sẽ, tất cả dụng cụ và bể ương tôm, bể lọc cũng như bể
chứa nước phục vụ cho cấy tảo, ấp nở Artemia… đều được rữa sạch bằng xà phòng. Sau đó
ngâm hoặc tạt chlorine 200 ppm trong 24 giờ, rồi rửa lại bằng nước sạch để khô. Mục đích
là để loại tất cả mầm bệnh của các đợt sản xuất trước đó.
Xử lý nước và pha nước.
Từ nước ót ban đầu với nồng độ 60%
o
, ta tiến hành bơm vào các bể được bố trí với các
nồng độ cần pha khác nhau. Ta có công thức:

S
1
V
1
= S
2
V
2.


Trong đó:

S
1
: độ mặn của nước mặn ban đầu.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 10
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.

V
1
: thể tích của nước mặn ban đầu cần dùng để pha.

S
2
: độ mặn của nước muốn có.

V
2
: thể tích của nước muốn có.
Pha nước 12%
0
(ương ấu trùng tôm càng xanh)

và 30%
0
(ương ấu trùng tôm sú) trước khi
xử lý chlorine với nồng độ 30ppm. Chlorine được lọc qua túi lọc Artemia để tránh Chlorine
đóng cục tích tụ đáy bể, lâu hòa tan. Sục khí liên tục 2- 3 ngày Clo sẽ bốc hơi hết
Trước khi lấy nước vào bể ương cần kiểm tra dư lượng chlorine trong nước bằng bộ test

chlorine. Khi lấy nước vào bể ương phải lọc qua túi lọc gòn 1-5Mm, nhằm loại bỏ các tạp
chất lơ lửng trong quá trình ương.
Hệ thống lọc tuần hoàn:
Đá 1*2, ống nhựa, ống nhựa bọc dây điện cắt khúc sau khi ngâm chlorine 200 ppm trong
24 giờ và rửa lại bằng nước ngọt cho sạch. Sau đó tiến hành bố trí vào bể lọc. Có 2 bể lọc
chứa giá thể là loại đá 1*2 cm dày 70 cm (là bể lọc ướt) và một bể chứa ống nhựa bọc dây
điện để làm giá thể dày 70 cm (gọi là bể lọc khô). Đầu tiên nước từ bể ương chảy vào bể
lọc ướt thứ I rồi lọc qua bể lọc ướt thứ II. Nước từ bể lọc này một phần được bơm trở lại bể
ương và một phần được bơm lên bể lọc khô và chảy xuống. Thể tích bể lọc chiếm khoảng
15% so với tổng thể tích bể ương. Hệ thống lọc được cho hoạt động bằng cách bón đạm
(NH
4
CL) với nồng độ 1 mg/l để tạo quần thể vi khuẩn phát triển. Sau đó kiểm tra lại nồng
độ NH
4
CL, nếu nồng độ này dưới 0.1 mg/l thì vi khuẩn đã hoạt động tốt. Tiếp theo bổ sung
thêm NH
4
CL 0.5mg/l. Sau 4-5 ngày kiểm tra lại, nếu NH
4
CL dưới 0.1mg thì hoạt động của
bể lọc đạt yêu cầu sử dụng. Cần vận hành bể lọc 1 tuần trước khi cho thông với bể ương
Nuôi tảo:
Gây tảo Chlorella bằng việc nuôi cá rô phi:
Chuẩn bị bể nuôi (0.5-1m
3
) trên có mái che bằng nhựa trong suốt, cấp nước vào khoảng
0.4 m, độ mặn 5-7 %
0
, sục khí vừa phải, liên tục.

Cá rô phi (50 -100g/con) thả với mật độ 10 con/m
3
, thuần hóa cá trước khi thả cá, cho cá
ăn thức ăn công nghiệp 5% trọng lượng (2 lần/ngày).
Sau khoảng 1 tuần nuôi, nước có màu xanh vàng lọc nước qua bể khác (5Mm), chuyển cá
sang bể mới cấp thêm nước lên 0.6m và nâng độ mặn lên 10-12%
0
. cho cá ăn bình thường
như trên, sau 3-5 ngày nước có màu xanh đậm, lúc này có thể dùng tảo này để cấp vào bể
ương ấu trùng tôm càng xanh.
Nuôi tảo Chaetoceros:
Nước được pha 30% sau khi xử lý và lọc xong, dùng để nuôi cấy tảo.Chuyển nước vào
thùng nhựa 100 lít đặt nơi có ánh sáng chiếu vào. Sau đó cho dung dịch Walne là nguồn
dinh dưỡng tốt nhất để nuôi cấy tảo (1ml dinh dưỡng trong 1l nước nuôi).
Nguồn tảo là tảo Chaetoceros sp thuần được lấy từ phòng thí nghiệm của khoa Thủy Sản
Đại Học Cần Thơ. Cách nhân giống tảo từ thể tích nhỏ đến thể tích lớn, thường mật độ tảo
ban đầu 5-7 triệu tế bào/ml. Đầu tiên ta nhận về 3.5lít tảo Chaetoceros pha với 40 lít nước
và 25 ml môi trường Walne. Sau đó sục khí mạnh và có mũ phủ trên mặt thùng nhựa tránh
nước mưa và hạn chế cường độ ánh sáng mạnh làm tảo nhanh tàn. Khi tế bào tảo đạt ở mức
3-5 triệu tb/ml thì nhân giống tảo 40l, 120l, 500l,
3.3.2.Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh:
Chọn tôm mẹ và cho nở:
Chọn tôm mẹ khỏe mạnh, không bị thương tích, không có dấu hiệu bệnh. Trứng tôm có
màu xám đen và có điểm mắt, khối trứng không rời rạc hay dễ rơi rớt, tốt nhất chọn tôm
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 11
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
trứng có màu sắc tương tự nhau để cho nở đồng loạt. Thông thường chọn tôm mẹ cho đẻ có
trọng lượng từ 50-80g, và 1g tôm mẹ có thể cho khoảng 1000 trứng.
Tôm mẹ được mua từ các thương lái ở sông Cái Răng, trước khi bố trí vào bể cho nở thì
tắm tôm mẹ bằng formol 30ppm trong 2-5 phút. Xô 50 lít có thể thả 2-3 con tôm trứng và

cần sục khí liên tục cho trứng nở. Tôm bố mẹ được bố trí nơi yên tĩnh và có độ mặn là 5-
7%
0
để tránh gây sốc tôm mẹ cũng như dễ chuyển ấu trùng vào bể ương với độ mặn
cao12%
0
. Tôm sẽ nở ngay trong đêm (nếu chọn tôm tốt) và sáng hôm sau tiến hành thu ấu
trùng.
Thu ấu trùng:
Trước khi thu ấu trùng tắt sục khí, dùng vợt vớt hay ống nhựa hút ấu trùng vào bể kính,
dùng bạc đen che kín bể chỉ chừa lại 1 phần sáng để ấu trùng có tính hướng quang mạnh
sẽ tập trung lại nơi chiếu sáng, dùng ống nhựa hút những ấu trùng khỏe mạnh ra xô 10 lít
hoặc 15 lít. Rồi sau đó tiến hành tắm ấu trùng.
Tắm và bố trí ấu trùng:
Sau khi hút ấu trùng xong, tắm với nồng độ formol 200ppm trong 30 giây trước khi cho
vào xô chứa sẽ giúp diệt các mầm bệnh và loại bỏ những ấu trùng yếu. Tuy nhiên phải định
lượng ấu trùng trước khi bố trí ấu trùng vào bể ương.
Đối với mô hình nước xanh cải tiến: Cần cấp tảo lục Chlorella vào bể ương trước khi
bố trí ấu trùng, mật độ tảo khoảng 0.5-1triệu tế bào/ml với lượng khoảng 5-10% thể tích bể
ương. Khi cấp tảo lục vào bể ương cần lọc qua túi lọc 50 Mm. Mật độ ương 66 con/m
2

tổng số lượng ấu trùng là 33000 ấu trùng, có hệ thống sục khí liên tục.
Đối với mô hình nước trong tuần hoàn: Sau khi cấp nước vào bố trí ấu trùng với mật
độ 70 con/m
2
và tổng số lượng ấu trùng là 35.000 ấu trùng, có sục khí liên tục. Khi ấu
trùng đạt đến giai đoạn V thì vận hành hệ thống lọc nước từ bể lọc sang bể ương với lưu
tốc nước 0.7 lít/phút (100 – 200 %/ngày).
Chăm sóc và cho ấu trùng ăn:

 Ngày đầu tiên không cần cho ấu trùng ăn (ấu trùng dinh dưỡng bằng noãn hoàng).
 Ngày thứ 2- 8 (giai đoạn I-IV) cho ăn Artemia bung dù 4-6 g/m
3
, mỗi ngày cho ăn 2
lần vào lúc sáng sớm (7 giờ) và chiều tối (19 giờ).
 Ngày thứ 9-12 (giai đoạn V) cho ấu trùng ăn Artemia nở 1.5g/m
3
, mỗi ngày cho ăn 1
lần vào lúc 17 giờ, kết hợp với ban ngày cho ăn thức ăn chế biến 4 lần/ngày (4
h
, 8
h
, 12
h
,
16
h
), thức ăn được cà qua mắc lưới 300Mm.
 Ngày thứ 13-17 (giai đoạn VI) cho ấu trùng ăn Artemia nở 1.5-4g/m
3
, mỗi ngày cho
ăn 1 lần vào lúc 17 giờ, kết hợp với ban ngày cho ăn thức ăn chế biến được cà qua mắc lưới
500Mm.
 Ngày thứ 18-30 (giai đoạn VII-post) cho ấu trùng ăn Artemia nở 4-5g/m
3
, mỗi ngày
cho ăn 1 lần vào lúc 17 giờ, kết hợp với ban ngày cho ăn thức ăn chế biến được cà qua mắc
lưới 700Mm.
Cách ấp và cho ăn Artemia:
Cân một lượng trứng Artemia cần ấp cho vào xô, để trứng Artemia nở nhanh nên ngâm

trong nước ngọt 30 phút, sau đó ngâm Chlorine 200ppm trong 5-10 phút để tẩy vỏ trứng
Artemia và diệt mần bệnh, rủa sạch bằng nước ngọt. Đem ấp ở độ mặn 12%, sục khí liên
tục sau 12- 14 giờ Artemia sẽ bung dù. Trước khi cho ấu trùng ăn thì nhúng Artemia qua
formol 200ppm trong 30 giây rồi rủa lại bằng nước ngọt. Đối với mô hình nước xanh cải
tiến thì thu cả ấu trùng và vỏ Artemia, còn với mô hình nước trong tuần hoàn thì chỉ cho ăn
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 12
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
ấu trùng Artemia, không có vỏ. Lưu ý khi cho ấu trùng tôm ăn Artemia phải ngưng chạy
lọc khoảng 4 tiếng để tránh Artemia bị lọc và giúp ấu trùng tôm bắt mồi dễ dàng hơn.
Cách làm thức ăn chế biến và cho ăn:
Thức ăn chế biến gồm:
 Lòng đỏ trứng gà: 10 hột.
 Sữa Anline vàng: 100g.
 Dầu mực:3%.
 Lecithin:1.5%.
 Vitamin C: 300-500 mg/1kg thức ăn.
Cho hỗn hợp vào khay đánh điều, rồi cho vào máy xay sinh tố xay cho đều, sau đó đem
chưng cách thủy cho chín. Sau khi để nguội, cà qua ray có mắt lưới 300Mm (ở giai đoạn
IV-V), 500Mm (giai đoạn VI-VII), 700Mm (giai đoạn VIII-IX). Thức ăn được làm khô và
bảo quản trong tủ lạnh.
Khi cho ấu trùng ăn lấy một lượng thức ăn chế biến vừa đủ cho vào cốc thủy tinh và rữa
bằng nước sạch 2-3 lần để loại bỏ bụi thức ăn. Trước khi cho ăn cần ngưng sục khí để ấu
trùng tập trung lên thành bể rồi dùng ống nhỏ giọt hút thức ăn và vẩy vào thành bể nơi ấu
trùng tập trung, nên cho ăn từ từ nhằm đảm bảo cho ấu trùng bắt được thức ăn hay thức ăn
không bị chìm xuống đáy bể, gây lãng phí và bẫn nước. Sau khi thấy ấu trùng ngưng bắt
mồi khoảng 70% thì ngưng cho ăn và đợi vài phút sau khi thấy ấu trùng ăn xong thì sục khí
trở lại.
Quản lý môi trường nước
Đối với mô hình nước xanh cải tiến theo nguyên tắc, thì chỉ cấp tảo 1 lần đầu tiên,
không thay nước hay siphon đáy. Tuy nhiên trong thực tế khi kiểm tra thấy đáy bể dơ có

nhiều chất cặn bả, thức ăn thừa hay tảo tàn… thì tiến hành siphon đáy bể (thường là từ giai
đoạn IV trở đi), sau đó cấp thêm nước mới vào.Thông thường cứ 2 ngày thay 5-10% nước
mới vào lúc chiều mát sẽ kích thích tôm lột xác, cải thiện môi trường…hoặc khi tảo tàn cấp
thêm 5% tảo mới. Khi thay nước mới cần lưu ý tránh sự chênh lệch nhiệt độ và độ mặn
giữa nước mới với nước bể ương nhằm tránh tôm bị sốc. Bên cạnh đó bổ sung thêm
Ecomarine và TZ002 để giảm khí độc, cải thiện chất lượng nước…được trình bày trong
bảng theo dõi ấu trùng tôm càng xanh.
Đối với mô hình tuần hoàn cho nước lưu thông từ giai đoạn IV, tốc độ 100-200% mỗi
ngày. Đầu ống thoát nước của bể ương có lưới bao để không cho Artemia trôi ra và tránh
thất thoát ấu trùng.
Hàng ngày quan sát các giai đoạn ấu trùng dưới kính hiển vi để điều chỉnh thức ăn cho
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng, đồng thời đo một số yếu tố môi trường:
 Nhiệt độ: Mỗi ngày 2 lần, sáng 8giờ, chiều 16giờ.
 Độ mặn: Mỗi ngày đo 1 lần.
 pH, NH
3
-
, NO
2
-
: 5 ngày đo 1 lần.
3.3.3.kỹ thuật sản xuất tôm sú:
Nuôi vỗ tôm bố mẹ
Chọn tôm đẻ:
Có thể chọn tôm mẹ từ tôm tự nhiên bắt ngoài biển (có kích cỡ 150-300g) hoặc từ các ao
đầm (kích cở 100-150 g) để nuôi vỗ.
Tôm mua về chưa thành thục, khỏe mạnh, vỏ sạch sẽ và cứng, không thương tích, các
phụ bộ còn nguyên vẹn, bơi lội nhanh nhẹn…sau khi vận chuyển về đợi một thời gian tôm
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 13
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.

thích nghi với môi trường nước mới, tiến hành xử lý tôm bố mẹ bằng formaline 200 mg/l
trong 30 phút, sau đó bố trí vào thùng mút 50l/con và sục khí liên tục. Tôm bố mẹ thường
được bố trí nơi yên tĩnh, dùng bạc đen phủ lên thùng mút để tránh ánh sáng chiếu vào.
Cắt mắt:
Để kích thích tôm thành thục hoặc tái phát dục người nuôi phải tiến hành cắt mắt tôm.
Nhưng trước khi cắt mắt cần kiểm tra thelycum của tôm cái, chỉ có những tôm có chứa túi
tinh và khỏe mạnh mới được cắt mắt. Cách cắt mắt đơn giản nhất, đảm bảo an toàn cho
tôm là cột 1 sợi dây thung quấn chặt lên cuống mắt (phần tiếp giáp giữa cuống mắt và cầu
mắt). Sau một thời gian mắt sẽ rụng đi. Chú ý chỉ quấn một mắt tôm (mắt phải hoặc mất
trái). Ngoài ra còn có phương pháp khác như: Cắt cuống mắt bằng kéo và dùng ben đốt
nóng kẹp phần cuống mắt đó nhằm tránh làm tôm bị mất máu nhiều hay nhiễm trùng dẫn
đến mất sức rồi chết, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất vì tôm chỉ đau trong
thời gian ngắn, không làm tôm bỏ ăn, kỹ thuật đơn giản và dễ làm.
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý môi trường nuôi tôm bố mẹ.
Trong quá trình nuôi, hằng ngày thay nước 50-100% thể tích nước, 2 lần/ngày. Đồng thời
tránh gây tiếng ồn hay động tôm. Chỉ bắt tôm khi thật cần thiết và khi bắt cần phải thật nhẹ
nhàng, giữ tôm chặt không làm sốc hay gây thương tích tôm.
Các loại thức ăn thường dùng cho tôm bố mẹ ở trại giống là ốc mượn hồn, mực, sò
huyết, gan heo với lượng 10% trọng lượng tôm, ngày cho ăn 3,4 lần. Chú ý nên cung cấp
thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng của từng con tôm bố mẹ và cứ trước mỗi lần cho ăn cần
vớt bỏ thức ăn thừa của lần ăn trước ra để tránh làm nước bị nhiễm bẫn. Nếu nuôi dưỡng
tốt, sau 3-5 ngày tôm có thể thành thục sinh dục, tiến hành cho đẻ được.
Cho đẻ và cho nở trứng:
Thường chọn tôm cho vào bể đẻ khi buồng trứng ở giai đoạn IV, tôm không thương tích,
có túi chứa tinh và màu sắc bình thường. Tốt nhất nên bố trí tôm vào bể đẻ trước vài giờ
khi có dấu hiệu tôm bắt đầu đẻ sau khi đã chuẩn bị bể đẻ kỹ. chú ý cần che tối bể lại bằng
vải bạt và tránh làm động tôm. Tôm sẽ đẻ ngay trong đêm đó. Có thể nhận biết tôm đẻ
bằng mùi đặc biệt và qua những ván bọt trên mặt nước. Sáng hôm sau, vớt tôm mẹ ra khỏi
bể đẻ và siphone trứng vào túi lọc mịn. trứng thu được xử lý bằng formol, Iodine hay
KMnO

4
trước khi đem ấp. Mật độ ấp 100-200 trứng/lít. Trứng sẽ nở sau 12-15 giờ.
Ương nuôi ấu trùng
Do trứng ấp không nở nên ấu trùng Nauplius được mua từ cơ sở sản xuất An Tài (Cần
Đước, Long An). Ấu trùng Nauplius được vận chuyển về trại bằng túi nylon có bơm oxy.
Trước khi bố trí vào bể ương tiến hành thuần hóa nhiệt độ và độ mặn bằng cách cho nước
ương chảy vào xô chứa ấu trùng Nauplius từ từ. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào sự
chênh lệch nhiệt độ và độ mặn giữa nước trong bể ương và nước trong túi nylon chứa
Nauplius.
Tắm và bố trí ấu trùng:
Sau khi thuần hóa xong chuẩn bị xô 10 lít nước 30%
0
. Dùng thau khác khoảng 10 lít nước
pha sẵn formol nồng độ 200 ppm. Trước khi tắm formol cần phải tiến hành định lượng ấu
trùng Nauplius trước. Sau đó dùng vợt 100 Mm để vớt Nauplius đưa qua thau formol tắm
trong 30 giây. Rồi chuyển nhanh Nauplius vào bể ương.
Đối với qui trình nước trong hở, bể có thể tích 0.5 m
2
, nước ương có độ mặn 30%
0
mực
nước 0.2m. Mật độ ương là 66 ấu trùng/l, được che bạc đen đậy kín và có sục khí liên tục.
Đối với qui trình nước trong tuần hoàn, mật độ 60 ấu trùng/l và có sục khí liên tục.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 14
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Chăm sóc và cho ấu trùng ăn:
Giai đoạn Nauplius: ấu trùng không ăn, dinh dưỡng bằng noãn hoàn, cuối Nau 6 bắt đầu
cho ăn theo bảng sau:
Giai
đoạn

Thời
gian
biến
thái
(giờ)
Kích
thước ấu
trùng
(mm)
Thức ăn: tảo: 10.000tb/ml
L:lansy,F
1,
F
2
:Fripak1,2.
(g/m
3
),A:Artemia (c/ml),
Tổng lượng thức ăn công nghiệp (TLTĂ)
Tảo TLTĂ
(g/m3)
Lansy
(%)
Fripak
1(%)
Fripak
2(%)
Fripak
150 (%)
Artemia

(g/m3)
N
1
-N
6
45-50 0.42-
0.52
0 0 0 0 0 0
N
6
-Z
1
6-10 0.52-1.0 3L 0 0 0 0 0
Z
1
24-46 1.0-1.5 6L 1 20 80 0 0
Z
2
24-30 1.8-2.0 0 1.5 20 80 0 0
Z
3
Z
3-
M
1
30-45
2-6
2.9-3.1
3.1-3.7
0

0
1.5
2.5
30 50 20 2.5
2.5
M
1
M
2
30-45
24-30
3.7-4.1
4.4-4.7
0 4
4
40
40
10 50
60
2.5
3.5
M
3
M
3
-P
24-30
4-8
4.7-4.9
4.9-5.1

5
6
20 50 30 3.5
5
P
1
P
2
24
48
5.2
6.3
6
7
30
30
70
70
5
5
P
3
P
4
36
48
7.6
8.1
8
8

30
30
70
70
10
10
P
5
48 9.4 8 30 70 10
P
6
36 11.0 8 10
P
7
48 12.1 8 10
P
8
48 8 10
Thời gian cho ăn: 1, 4, 7, 10, 13, 16. Lượng thức ăn được điều chỉnh tăng lên hay giảm
xuống phụ thuộc vào lượng thức ăn của cử trước đó và tình trạng sức khỏe của tôm mà
điều chỉnh cho phù hợp. Ở giai đoạn Zoae theo dõi đuôi phân để kiểm tra tảo ăn đủ hay
thiếu để bổ sung kịp thời cũng như có kế hoạch nuôi cấy tảo, tương tự giai đoạn Mysis
cũng vậy để bổ sung Artemia và thức ăn chế biến. Đồng thời để giúp ấu trùng tiêu hóa tốt
thức ăn bổ sung thêm TZ002 ngày cách ngày kết hợp với unikids nhằm tăng khả năng bắt
mồi ấu trùng.
- Quản lý môi trường:
• Đối với hệ thống lọc tuần hoàn: Bắt đầu cho lưu thông khi có xuất hiện Post, tốc
độ lưu thông 100%/ngày.
• Đối với hệ thống hở: bắt đầu thay nước ở cuối giai đoạn Zoe 3 trở đi, lượng nước
thay 10– 20%/ngày. Khi bắt đầu chuyển Post thì thay 30%/ngày. Đồng thời hằng ngày đo

các chỉ tiêu môi trường:
Nhiệt độ: 1 ngày/2 lần.
pH, NO
2
,NH
4
/NH
3
: 3 ngày/1 lần.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 15
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Độ mặn: Sau mõi lần thay nước.
Bên cạnh đó bổ sung thêm Ecomarine và TZ002 để giảm khí độc, cải thiện chất lượng
nước…được trình bày trong bảng theo dõi ấu trùng tôm sú.
Khi ấu trùng bị nhiễm Protozoa làm dính phụ bộ xử lý bằng cách thay nước mới và dùng 1-
2g Shrim favour vào buổi sáng và 1 viên Ecomarin vào buổi chiều cho 1m
3
hay formol 25-
30 ppm.
Mỗi ngày quan sát ấu trùng dưới kính hiển vi để xác định giai đoạn và kiểm tra bệnh (nếu
có) để kịp thời xử lý.
PHẦN IV
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
A. KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI TRẠI
Tôm càng xanh
1.Kết quả
a. Qui trình nước Tôm càng xanh
1.Kết quả
a. Qui trình nước xanh cải tiến:
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 16

Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
 Ngày ương: 16/09/2008.
 Thể tích ương: 0,5m
3
.
 Mật độ ương: 66 con/lít.
 Tổng mật độ ương: 33.000 con.
 Ngày thu: 16/10/2008.
 Thời gian ương: 30 ngày.
 Tổng số Post thu được: 6924 ấu trùng/0,5m
3
.
 Tỷ lệ sống: 29.70%.
 Tỷ lệ chuyển Post: 70.48%.
 Một số chỉ tiêu môi trường:

Nhiệt độ: 27 – 29
o
C.

Độ mặn: 12‰.

pH: 7,5 – 8,0.

NO
2
: 2mg/L.

NH
3

/NH
4
: 0,25 – 1 mg/L.
b. Qui trình nước trong tuần hoàn :

Ngày ương: 16/09/2008.

Thể tích ương: 0,5m
3

Mật độ ương: 60 con/lít.

Tổng mật độ ương: 30.000 con.

Ngày thu: 16/10/2008.

Thời gian ương: 30 ngày.

Tỷ lệ sống: 30%.

Định lượng Post: 450 con.

Tỷ lệ chuyển Post: 5%
 Một số chỉ tiêu môi trường:
 Nhiệt độ: 28 – 30
o
C.
 Độ mặn: 12‰.
 pH: 7,5 – 8,0.
 NO

2
: 0 mg/L.
 NH
3
/NH
4
: 0,1 – 0,25mg/L.
Kết quả thu được ở các nhóm:
Nhóm Số ấu
trùng bố trí
Mật độ
(ât/lít)
Thu họach Tỉlệsống(%)
Số ấu
trùng
Số post
I
II
III
Tuần hòan
30.000
33.000
36.000
30.000
60
66
72
60
955
2877

980
8550
11240
6924
3930
450
40.65
29.70
13.64
30
Nhận xét:
- Qua kết quả đạt được cho thấy cùng một thể tích và lượng thức ăn như nhau
nhưng tỉ lệ sống giữa các nhóm có sự khác nhau khá lớn. Trong đó nhóm I đạt tỉ
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 17
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
lệ sống cao nhất (40.65%) kế đế là nhóm II (29.70) và bể lọc tuần hòan (30%),
thấp nhất là nhóm III với tỉ lệ sống là 13.64%.
- Nhóm I có tỉ lệ sống cao nhất là do khâu chăm sóc quản lý tốt như: Cho ăn đúng
lượng, đúng giờ, đúng cách,…và thường xuyên xiphon, thay nước khi có thức ăn
dư và nhiều chất thải ở đáy bể. Điều đó đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của ấu trùng liên tục, đặc biệt là giai đọan 4,5 và 7,8-đây là giai đọan ấu
trùng thường dễ bị hao hụt nhiều nhất.
- Nhóm III có tỉ lệ sống thấp nhất do mật độ ương cao hơn các nhóm khác, có
nhiều thức ăn dư thừa, hàm lượng khí độc cao (NO
2
=5 mg/l, NH
3
=0.25 mg/l)
ngay trong khi ấu trùng mới ở giai đọan 2, 3. Điều này đã làm giảm tỉ lệ sống của
ấu trùng.

- Từ kết quả Bảng cho thấy qui trình nước trong tuần hòan với mật độ 60 con/lít có
tỉ lệ sống thấp hơn so với qui trình nước xanh cải tiến với cùng mật độ. Vì cùng
mật độ nhưng thể tích qui trình nước trong tuần hòan cao hơn nên cơ hội bắt mồi
của các ấu trùng thấp hơn và lúc cho ăn không tắt nên ấu trùng bị thiếu thức ăn.
Hơn nữa, tốc độ trao đổi nước cao (hơn 200%/ngày) làm cho bể quá sạch, nước
trong, tôm dễ dàng ăn lẫn nhau. Ngòai ra, khâu chăm sóc quản lý chưa thật sự
chặc chẽ cũng là nguyên nhân làm giảm tỉ lệ sống ấu trùng trong bể này.
I. Tôm sú
1. Kết qủa
a. Quy trình nước trong tuần hoàn:
 Ngày ương: 26/09/2008
 Thể tích ương: 0,5m
3
.
 Mật độ ương: 492 con/lít.
 Tổng mật độ ương: 246.000 con.
 Ngày thu: 15/10/2008
 Thời gian ương: 20 ngày.
 Tổng số post thu được: 6585 con/0,5m
3
.
 Tỷ lệ sống: 2,67%.
 Mật độ postlarvae: 13 con/L
 Một số chỉ tiêu môi trường:
 Nhiệt độ: 28 – 30
o
C.
 Độ mặn: 30‰.
 pH: 7,5 – 9,0.
 NO

2
: 0,3mg/L.
 NH
3
/NH
4
: 1mg/L.
b. Quy trình nước trong hở:

Ngày ương: 26/09/2008.

Thể tích ương: Bể compostie 0,5m
3

Mật độ ương: 314 ấu trùng/lít.

Tổng mật độ ương: 100.000 con.

Ngày thu: 15/10/2008.

Thời gian ương: 20 ngày.

Tổng số Post thu được: 53390 con/0,5m
3
.

Tỷ lệ sống: 34%.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 18
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.


Mật độ postlarvae: 84 con/L
 Một số chỉ tiêu môi trường:
 Nhiệt độ: 28 – 30
o
C.
 Độ mặn: 30‰.
 pH: 7,5 – 8,0.
 NH
3
/NH
4
: 0,5 - 1mg/L.
Kết quả thu được giữa các nhóm như sau:
Nhóm Số ấu trùng bố
trí
Mật độ thả
(ât/lít)
Số Post thu
được
Tỉ lệ sống(%)
I
II
III
LSH
100.000
157.000
205.000
246.000
200
314

410
492
41.900
53.309
47.340
6.585
41.9
34
23.1
2.67
Nhận xét:
- Qua kết quả trên cho thấy tỉ lệ sống ở các mật độ khác nhau thì khác nhau nhưng
không đáng kể. Trong đó, Bể I có tỉ lệ sống cao nhất (41.9%) > Bể II (34%) > Bể
III (23.1%) và thấp nhất là Bể Lọc sinh học với tỉ lệ sống 2.67%. Sự khác biệt đó
là do khâu chăm sóc giữa các thành viên trong nhóm chưa đồng bộ và do lần đầu
tiếp xúc với thực tế nên chưa thành thạo về cách xử lý khi môi trường biến động
cũng như chăm sóc, quản lý, cho ăn…
- Nhóm I có tỉ lệ sống cao vì mật độ ương thấp so với các nhóm còn lại và chăm
sóc quản lý tốt như: thức ăn ít dư thừa, xiphon đáy kĩ và thường xuyên thay nước
nên màu nước tốt, hàm lượng NH
4
/NH
3
không cao, nhiệt độ và pH cũng ít biến
động…đặc biệt không bị nhiễm bệnh. Điều này đã tạo điều kiện cho ấu trùng
phát triển bình thường và tỉ lệ sống cao hơn các nhóm còn lại.
- Bể lọc sinh học có tỉ lệ sống thấp nhất bởi vì mật độ ương cao hơn các nhóm khác
nên ấu trùng bị thiếu thức ăn, xảy ra hiện tượng dính đầu khi lột xác và ấu trùng
bị nhiễm protozoa ở giai đoạn Mysis 3 nên tỉ lệ hao hụt rất nhiều.


THAM QUAN CÁC MÔ HÌNH
1. Trại sản xuất giống tôm sú
Địa chỉ: công ty Quang Đạt, đường Nguyễn Văn Cừ.
Thông tin về trại:

Tổng diện tích trại: 500m
2
trong đó diện tích ương chiếm 70m
2
.

Tổng bể: 6 bể mỗi bể 4m
3


Hệ thống lọc sinh, sau đó ngâm và tạt Chloirine để 2 ngày rửa lại bằng nước
sạch. học: 2 bể mỗi bể 2m
3

Nguồn nước: nước ót lấy từ Bạc Liêu, độ mặn giao động theo mùa, mùa nắng
120‰, mùa mưa 60-90‰ và được xử lí Chlorine 100ppm. Nước ngọt lấy từ
nước sinh hoạt.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 19
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.

Mỗi năm sản xuất 7vụ.

Trại được thành lập 10năm.
Vệ sinh trại: dụng cụ bể rửa xà phòng
Quy trình sản xuất:

 Nguồn tôm mẹ: Rạch Gốc – Cà Mau có trọng lượng từ 200-250g.
 Nước nuôi vỗ tôm mẹ 30‰.
 Thức ăn nuôi vỗ: ốc, mực, sò huyết cho ăn theo nhu cầu.
 Tôm mẹ được xử lí formol 50ppm trong 3-4 phút.
 Khi tôm ăn mạnh tiến hành cắt mắt bằng cách buột dây thun, nếu tôm tốt 3 ngày sau đẻ.
 Sức sinh sản từ 800.000-1.200.000 trứng/1lần. Có thể cho tôm mẹ đẻ 2-3lần.
Ương ấu trùng:
 Thu ấu trùng và xử lí Formol 200ppm trong 30 giây.
 Bố trí ấu trùng mật độ: 600.000-1.000.000/bể.
 Nước ương 30‰.
 Định kỳ kiểm tra pH và độ kiềm 5-6ngày/1lần.
 Kiểm tra thức ăn nếu dư thì bỏ cử.
 Kích thích lột xác 3ngày 1lần xử lí bằng Formol
 Thức ăn:Zoae cho ăn tảo, Mysis cho ăn thức ăn chế biến, Post cho ăn Artemi+thức ăn chế
biến.
 Giai đoạn M xử lí Ozon 5phút/bể. Cách ngày xử lí 1lần và tăng thêm 5phút mỗi lần.
 Post 2-3 chạy lọc, post 6-7 thay nước nếu nước dơ, post 8-9 bắt đầu hạ độ mặn.
 TLS 30%
2. MÔ HÌNH TÔM LÚA CÁ QUẢNG CANH
Địa chỉ: Thái Văn Linh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, Cà Mau.
Diện tích: 4000m
2
, mương bao xung quanh chiều ngang 6m, sâu 0.8-1.2m.
Lúa giống F1 của công ty Bayer, mỗi năm 1vụ, xạ lúa bằng tay, 4kg giống cho 1công lúa xạ thưa
phát triển rất tốt. Hiện tại lúa 3tháng.
Bón phân: DAP, 20-15,bón phân super lân hạ phèn.
Độ mặn 5 – 6 ‰
Giống là tôm sú và cá bống tượng.
Nuôi theo mô hình thu tỉa thả bù, không cho ăn, một tháng thu tỉa 2 – 3 lần. Lúa sạ 20 ngày rồi
đưa nước lên trảng.khi thu hoạch lúa thì gôc rạ để nguyên và thà thêm giống mật độ cao hơn.

Sên vét 2lần/năm, 2 – 3 năm cải tạo 1 lần.
3. MÔ HÌNH TÔM NĂNG QUẢNG CANH
Địa chỉ: ấp Lí Ấn, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
Diện tích: 1ha
Độ măn 0 – 5 ‰
Nuôi theo mô hình thu tỉa thả bù, không cho ăn, một tháng thu tỉa 2 lần, thu theo con
nước.
Giống: mua từ các trại giống địa phương hoặc hợp tác xã, kích thước con giống 12 – 15
mm.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 20
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Mật độ nuôi: 1 – 2 con/m
2
.
Nguồn nước tự nhiên, ít cải tạo, hết vụ nuôi mới sên vét.
Năng mọc tự nhiên, chiếm diện tích khoảng 70% tổng diên tích.
Ao nuôi sâu 0,8 – 1m, trảng sâu 0,3 – 0,5 m.
Năng suất: 200kg/ha/năm, trọng lượng tôm 30 – 50 con/kg.
Khi thu còn có thêm tôm thẻ, tép bạc,cá đối, cá rô phi do lấy nước ngoài tự nhiên không
lọc.
4. MÔ HÌNH NUÔI CÁ BỐNG TƯỢNG, CÁ CHÌNH (HỘ GIA ĐÌNH)
Nông hộ: Chú Hai Liêm
Địa chỉ: 31, ấp cây Sợp, xã Hồ Thị Kỹ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Kinh nghiệm nuôi: 3 năm
Thiết kế và cải tạo
Tổng diện tích 3.000m
2
với 5 ao, trong đó có 2 ao nuôi cá Chình (1000m
2
), 3 ao

cá Bống Tượng. Mỗi ao sâu 1,2-1,5m, và đặt 4 sàn ăn ở mỗi gốc ao. Cải tạo giống quy
trình chuẩn, tiến hành sên vét, bón vôi 5kg/100 m
2
ao và phơi đáy ao, nước trước khi
cấp vào ao nuôi được xử lý bằng cách bón vôi và phân.
Thả giống
Nguồn giống cá tự sản xuất ( kích cở khoảng đầu đủa ăn ). Định kỳ vớt giống
thả vào vuông nuôi.Cá Chình được mua từ trại giống với giá khoảng 930.000đ/kg ( 60
con/kg ).
Thức ăn và cách cho ăn
Nguồn thức ăn: cá rô phi đánh bắt tự nhiên.
Cách cho ăn: cá rô phi cắt nhỏ cho vào sàn ăn, cho ăn cách ngày và 1 lần/ngày,
35kg cá mồi cho 5 ao.
Chăm sóc và quản lý
Kiểm tra sàn ăn sau khi cho ăn khoảng 1h. Đối với ao cá Chình phải có lưới
bao xung quanh và thường xuyên kiểm tra bờ ao lấp các lỗ mọi để tránh tình trạng cá
Chình thất thoát.
Thu hoạch
Sau khoảng 11 tháng nuôi thì tiến hành thu hoạch cá
-Cá Chình đạt trọng lượng từ 2-2,5 kg/con. Thu hoạch bằng cách kéo lưới, tát
cạn ao. Giá bán: 345.000đ/kg cá.
-Cá Bống Tượng đạt trọng lượng từ 1-1,2 kg/con. Thu hoạch bằng đặt lú, sau
đó phân cớ. Cá lớn bán với giá từ 150.000 – 200.000đ/ kg. Cá nhỏ tiếp tục nuôi.
- Bình quân hằng năm thu nhập khoảng 150.000.000- 200.000.000
5. TRAỊ SẢN XUẤT GIỐNG CÁ BỐNG TƯỢNG HUỲNH GIA
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 21
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Chủ hộ: Huỳnh Thanh Lãm.
Địa chỉ: 183, đường Lí Thường Kiệt, P6, TPCM.
Kinh nghiệm: 3 năm

QUI TRÌNH SẢN XUẤT
Áp dụng mô hình sinh thái tận dụng diện tích mặt nước.
 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Chuẩn bị ao trước khi cá đẻ (khoảng 1 tuần), sau đó lấy nước vào và tiến hành bố trí cá bố
mẹ:
- Chọn 60 cá cái (đạt tiêu chuẩn) khoảng 300-500g khi cần cho đẻ thì ghép cá đực vào
khoảng 30-40 con. Thức ăn dùng để nuôi vỗ cá bố mẹ là cá rô phi cắt nhỏ, tạo giá thể cho
cá đẻ (có thể dùng gạch tàu, ngói). Sau 3-5 ngày thì cá đẻ, nếu cá không đẻ thì cấp nước
vào 3-5cm thì cá đẻ tiếp. Cá 300g đẻ khoảng 20.000trứng.
 Ấp và ương cá
Mỗi bạc ấp khoảng 30-40m
3
ấp khoảng 3 ổ trứng, nước ấp được đánh thuốc tím hoặc
Chloirine có sụt khí. Sau 48h trứng nở dùng vợt vớt chuyển qua ao ương (ao ương được
chuẩn bị trước đó khoảng 7 ngày, ao được lót bạc lấy nước qua vải lọc 2/3 bạc sau 3 ngày
cấp 1lần để đảo đều nước và thức ăn. Khoảng 7-8 ngày mực nước trong ao đạt yêu cầu.
Bón bột đậu nành để tạo thức ăn tự nhiên trong ao) đặt biệt khi cá nở tiến hành thả cá
xuống ao ương tránh để cá ở bạc ấp lâu. Khi thả cá vào ao ương thì mở sụt khí trong ao
mỗi cái sụt khi đặt cách nhau 3-4m, đến ngày 7-8 thì ngưng sụt khí.
Nuôi trứng nước: Ao nuôi cũng được cải tạo theo đúng qui cách, dùng phân gà hoặc VK3
liều gấp 2 lần ghi trên bao bì sau 8-10 ngày thì có trứng nước.
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH ƯƠNG
- Bào tử trùng của giáp xác kí sinh: phải cách ly bạc bị nhiễm bệnh, trị bằng nước
muối.
- Nhiễm khuẩn: cách ly trị VIKON.
CHĂM SÓC QUẢN LÝ
- Nếu trong ao có bọ gạo thì tiến hành vớt, thường quan sát vào ban đêm sẻ dể quan sát
cá.
- Từ ngày 1-15 cho ăn lòng đỏ trứng gà + 200g bột đậu nành mỗi ngày cho ăn 2 lần.
Có thể bổ sung thêm Lansy hoặc Fripak. Giai đoạn này chăm sóc cá cẩ thận nếu 3

ngày không thấy cá tồn tại thì chất lượng con giống kém. Nếu 7-8 ngày cá chết thì
do thiếu thức ăn, nhưng nếu 9-10 ngày không thấy cá chết thì cá đã ổn định. Thường
đạt TLS giai đoạn này 15%, nếu giai đoạn này nước dơ có thể tiến hành xiphong và
cấp nước lại vì giai đoạn này cá bơi lội tốt.
- Ngày 16-20 cho ăn trứng nước.
- Ngày 21-25 cá bắt đầu bám đáy bổ sung trùng chỉ 300g/bạc/ngày.
- Ngày 45 tiến hành thu có thể chuyển sang bạc khác nếu mật độ quá dày.
- Lúc này bán 600-1000đ/con.

6. TRẠI SẢN XUẤT CUA GIỐNG
Chủ trại: Trần Hữu Hạnh
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 22
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
Địa chỉ: 80/415A - Cao Văn Lầu – P2 TX Bạc Liêu.
Kinh nghiệm: 2năm.
Thông tin về trại:
- Tổng diện tích trại: 500m
2

- Tổng bể: 30 bể ( 100l)
- Nguồn nước ót có độ mặn 30‰, sau đó xử lí bằng chlorin 30ppm.
Quy trình sản xuất:
- nuôi vỗ cua mẹ: Cua mẹ được mua được đánh bắt từ biển hoặc Rạch Gốc, giá
250.000/1 cua cái. Cua mẹ mua về được xử lí Formol
- Trọng lượng cua 300-450g/con.
- Thức ăn: nghêu, sò.
- Cách cho ăn: cho ăn theo nhu cầu ngày 4lần.
- Sau khi nuôi vỗ 10-15 ngày thì cua đẻ.
- Cắt mắt để cua ăn mạnh
- Sức sinh sản 2,5 triệu Zoae, cho đẻ 1 lần.

Ương ấu trùng:
- Thu ấu trùng và xử lí bằng formol với nồng độ 0.1 ppm.
- Mật độ bố trí 200.000 con/lít.
- Giai đoạn phát triển từ Zoae đến Megalop khoảng 14-15 ngày.
Chăm sóc và cho ăn:
- Giai đoạn từ Zoae 1-5: Artermi Vĩnh Châu 4
cc
/bể, cho ăn 4 lần/ngày.
- Giai đoạn Megalop vừa chuyển 1 ngày thì cho ăn thức ăn chế biến: sò, nghêu.
- Giai đoạn Megalop bổ sung thêm giá thể: vỏ hến, dây nilon.
Thu hoạch:
- Sau 22 ngày ương có thể thu hoạch, kích cơ hạt tiêu
- Tỉ lệ sống 5%.
- Sản xuất quanh năm
- Giá thành 500-600 đồng/con.
7. Trại sản xuất giống tôm sú
Địa chỉ: Tứ Hiệp 1, đường Cao Văn Lầu, P. Nhà Mát, Thị xã Bạc Liêu, Tỉnh Bạc Liêu.
Thông tin về trại:
Kinh nghiệm: 17năm.
Thông tin về trại:

- Tổng bể: 40 bể, mỗi bể 3,5 m
3
.
- Nguồn nước:lấy từ kinh 30 tháng 4 có độ mặn 30‰, sau đó xử lí bằng chlorine
30ppm.
Quy trình sản xuất:
- nuôi vỗ tôm mẹ: tôm mẹ được mua được đánh bắt từ biển hoặc Rạch Gốc. tôm mẹ
mua về được xử lí idorin 100 ppm trong 5 – 10 phút.
- Trọng lượng tôm 180-200g/con.

- Thức ăn: ốc mượn hồn, sò huyết, mực,cho ăn 100% trọng lượng thân
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 23
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
- Cách cho ăn: cách 3 giờ cho ăn 1 lần
- Sau khi dưỡng 1 ngày thì Cắt mắt, khoảng 3 – 5 ngày sau tôm lên trứng.trước khi
tôm đẻ 6 – 7h tắm bằng idorin 100 ppm rồi cho vào bể đẻ.
- Tôm đẻ vào ban đêm,khi tôm đẻ xong vớt tôm mẹ ra tiếp tục nuôi vỗ. tôm mẹ cho
đẻ 3 lần thì bỏ.
- Sáng hôm sau vệ sinh bể đẻ, khoảng 12 – 16h sau trứng nở. 12h sau khi nở thu ấu
trùng đưa vào bể ương.
- Sức sinh sản 600.000 – 800.000 ấu trùng.
Ương ấu trùng:
- Thu ấu trùng và xử lí bằng idonin với nồng độ 15 - 30 ppm trong khoảng 30 phút.
- Mật độ bố trí 200 con/lít.
Chăm sóc và cho ăn:
- giai đoạn nau dinh dưỡng bằng noãn hoàn.
- Giai đoạn từ Zoae 1-3: cho ăn tảo khô, Frippak 1và fantai 0, cho ăn 3h/lần. cuối
Zoae 3 xi phon đáy và thay nước 30 – 40%.
- Giai đoạn Mysis 1 – 3: cho ăn Frippak 2+fantai 1+artemia bung dù, 3h cho ăn 1
lần,cho ăn xen kẽ. cuối giai đoạn Mysis si phon thay nước.
- Giai đoạn post cho ăn artermia nở và Frippak 150.
Liều lương cho ăn 1o g/m
3.
Giai đoạn post 2 ngày thay nước 1 lần. Đến post 15 thu hoạch và bán.
Tỉ lệ sống 40 – 50%.
Các hoá chất thường sử dụng: Tz002 và probiotic.
.

Tổng bể: 40 bể mỗi bể 3,5m
3



Hệ thống lọc sinh, sau đó ngâm và tạt Chloirine để 2 ngày rửa lại bằng nước
sạch. học: 2 bể mỗi bể 2m
3

Nguồn nước: nước ót lấy từ Bạc Liêu, độ mặn giao động theo mùa, mùa nắng
120‰, mùa mưa 60-90‰ và được xử lí Chlorine 100ppm. Nước ngọt lấy từ
nước sinh hoạt.

Mỗi năm sản xuất 7vụ.

Trại được thành lập 10năm.
Vệ sinh trại: dụng cụ bể rửa xà phòng
Quy trình sản xuất:
 Nguồn tôm mẹ: Rạch Gốc – Cà Mau có trọng lượng từ 200-250g.
 Nước nuôi vỗ tôm mẹ 30‰.
 Thức ăn nuôi vỗ: ốc, mực, sò huyết cho ăn theo nhu cầu.
 Tôm mẹ được xử lí formol 50ppm trong 3-4 phút.
 Khi tôm ăn mạnh tiến hành cắt mắt bằng cách buột dây thun, nếu tôm tốt 3 ngày sau đẻ.
 Sức sinh sản từ 800.000-1.200.000 trứng/1lần. Có thể cho tôm mẹ đẻ 2-3lần.
Ương ấu trùng:
 Thu ấu trùng và xử lí Formol 200ppm trong 30 giây.
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 24
Thực tập giáo trình chuyên môn nước lợ.
 Bố trí ấu trùng mật độ: 600.000-1.000.000/bể.
 Nước ương 30‰.
 Định kỳ kiểm tra pH và độ kiềm 5-6ngày/1lần.
 Kiểm tra thức ăn nếu dư thì bỏ cử.
 Kích thích lột xác 3ngày 1lần xử lí bằng Formol

 Thức ăn:Zoae cho ăn tảo, Mysis cho ăn thức ăn chế biến, Post cho ăn Artemi+thức ăn chế
biến.
 Giai đoạn M xử lí Ozon 5phút/bể. Cách ngày xử lí 1lần và tăng thêm 5phút mỗi lần.
 Post 2-3 chạy lọc, post 6-7 thay nước nếu nước dơ, post 8-9 bắt đầu hạ độ mặn.
 TLS 30%
8. NUÔI TÔM SÚ CÔNG NGHIỆP THEO MÔ HÌNH SINH THÁI:
Chủ trại: Võ Hồng Ngoãn , ấp Xiêm Cáng, xã Vĩnh Trạch Đông thị xã Liêu, Tỉnh Bạc
Liêu.
Tổng diện tích 50 ha.
Mật độ: 7 – 9 con.m
2
Nuôi 1,5 năm 2 vụ.
Hệ thống ao nuôi có cống cấp và thoát nước riêng biệt.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận:
Qua kết quả thực tập cho thấy nếu được chăm sóc cho ăn cũng như quản lý môi
trường tốt như nhau thì mật độ càng cao thì tỉ lệ sống càng giảm. Đối với sản xuất giống
tôm càng xanh với mô hình nước xanh cải tiến có mật độ 60 ấu trùng/L thì tỉ lệ sống sẽ cao
(41.19%) .Đối với sản xuất giống tôm sú với mô hình nước trong hở có mật độ 200 ấu
trùng/L thì tỉ lệ sống cao (40.6%).
Sau chuyến thực tập chuyên môn nước lợ tại trại thực nghiệm giống thủy sản nước
lợ - khoa thủy sản, đại học Cần Thơ và tham quan ở các mô hình sản xuất tại trại Quang
Đại và các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau đã giúp cho chúng em nắm được những kiến thức cơ bản
và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế. Từ đó biết được từng khâu trong qui trình sản xuất
SVHT: Huỳnh Quốc Khanh. Trang 25

×