Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài báo cáo thực tập 10 điểm của chuyên Ngành thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 27 trang )

LỜI CẢM ƠN
Đợt thưc tập “giáo trình thú y” lần này khép lại với kết quả cao, sự thành công ý nghĩa và sự
tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau một thời gian ngắn chi vỏn vẹn một tuần tại huyện
Quỳnh Lưu chúng em được Trung tâm dịch vụ Nông Nghiệp Huyện và thú y cơ sở chỉ đạo,
giúp đỡ và sự nhiệt tình hướng dẫn, động viên của các thầy cơ nên đợt thực tập đã hồn thành
tốt đẹp.
Qua đợt thực tập bản thân em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vận dụng được kiến thức
đã học vào trong quá trình sản xuất và thực tế của bà con nhân dân. Đạt được kết quả như
vậy là nhờ sự giúp đỡ tận tình và nhiệt huyết của nhà trường và địa phương.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu trường Đại
học Kinh tế Nghệ An, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Bộ môn Chăn Thú y, Trung tâm dịch vụ Nông
nghiệp huyện Quỳnh Lưu … đã dành thời gian, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để em có
thể hồn thành đợt thực tập giáo trình thú y lần này
Đặc biết chúng em xin cám ơn tập thể các anh, chị trong Trung tâm dịch vị Nông nghiệp
huyện Quỳnh Lưu đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong thời gian thực tập.
Xin chân thành cảm ơn.!
Tp Vinh, Tháng 05 năm 2021.
Sinh viên :
Lê Quân Đạt
Nguyễn Đình Phong

PHẦN I :
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Nước ta từ trước đến nay là một nước nơng nghiệp vì vậy chăn ni là một nghề
truyền thống lâu đời. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng
trọt với 73% dân số chúng ta làm nông nghiệp đặc biệt là tăng nhanh về sản xuất lương
thực,ngành chăn nuôi đã phát triển khá tốt, cung cấp nguồn thực phẩm khá lớn phục vụ cho
nhu cầu đời sống con người hiện nay.


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong
nước, thu nhập của người dân cũng được nâng lên. Vì vậy nhu cầu thịt trên thị trường cũng
tăng lên đáng kể, đặc biệt là các loại thịt có chất lương cao. Chính vì vậy chăn nuôi của ta
không những tăng lên về số lượng mà chất lượng thịt cũng được nâng lên.
Bên cạnh sự phát triển nhanh về chăn ni đó là sự xuất hiện nhiều loại mầm bệnh,
có những bệnh có thể lây lan sang người gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người
dân. Vì vậy việc kiểm sốt thuốc thú y cũng như cơng tác tiêm phịng dịch bệnh gập rất nhiều
khó khăn. Đặc biệt hiện nay bùng phát những dịch bệnh lớn như: Dịch tả lợ Châu Phi, Viêm
da nổi cục ở trâu bò, Cúm gia cầm H5N1,……….
1.2. Mục đích
Mục đích trong đợt tiêm phịng thú y và điều trị bệnh viêm da nổi cục trâu bò là
nhằm tạo cho sinh viên làm quen với nghề nghiệp của mình trong tương lai và nhằm tìm hiểu
các bệnh của gia súc, tác hại của bệnh đối với cộng đồng.
Vì vậy ngoài học lý thuyết nhà trường đã tạo điều liện tổ chức đợt thực tập giáo trình
cho sinh viên năm thứ 4 để khi ra trường tránh được những bở ngỡ, tăng tự tin trong công tác
và để thấy được ý nghĩa của ngành mình học, cọ xát được với thực tế và học hỏi được nhiều
kinh nghiệm hơn bên cạnh đó cịn học hỏi cách tiếp cận, khống chế, xác định vị trí tiêm và
cách tiêm cho vật ni.

PHẦN II:
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NI HUYỆN QUỲNH LƯU
2.1.Vị trí địa lý


Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, với diện tích tự nhiên 43.762,87ha, dân số
279.977 (tính đến 03/4/2013); có 33 đơn vị hành chính (gồm 32 xã và 1 thị trấn), 406 thơn,
bản, khối phố. Huyện có tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 48, đường sắt Bắc Nam, đường
Tỉnh lộ 537 đi qua; có khu du lịch biển Quỳnh, vùng thị tứ đang hình thành và phát triển. Địa
hình đa dạng, phức tạp được chia làm ba vùng gồm miền núi - bán sơn địa; đồng bằng và ven
biển. Cơ cấu dân cư đa dạng, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống.

Tồn huyện có 20 di tích lịch sử văn hóa được cơng nhận (trong đó có 11 di tích cấp
Quốc gia và 9 di tích cấp tỉnh); Gia đình văn hố chiếm 75,6%; 259/406 thơn, bản, khối phố
đạt danh hiệu “Làng văn hoá” chiếm tỷ lệ 63,8%; có làng văn hóa Quỳnh Đơi, xã văn hóa
Quỳnh Hậu.
Khoảng cách từ huyện lỵ là thị trấn Cầu Giát đến tỉnh lỵ là thành phố Vinh khoảng
60Km. Phía Bắc huyện Quỳnh Lưu giáp thị xã Hồng Mai, Phía Đơng giáp biển Đơng; Phía
Tây giáp huyện Tân Kỳ và huyện Nghĩa Đàn; Phía Tây Nam giáp huyện Yên Thành; Phía
Nam giáp huyện Diễn Châu.
2.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ở huyện huyện Quỳnh Lưu :
Trong những năm gần đây việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn luôn được sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, đồng thời người dân tích cực tham gia phát triển chăn
nuôi nên tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi trong giai đoạn này tăng khá cao. Tuy nhiên
điểm xuất phát thấp nên tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nơng nghiệp
của huyện cịn nhỏ. Chăn nuôi ở huyện Quỳnh Lưu từ năm 2000 đến nay rất phát triển
- Tổng đàn heo là 34.083 với tổng đàn trang trại là 19.955, tổng đàn nông trại là 14.128 và có
1 trang trại có trên 1000 con
- Trâu và Bị tổng đàn có 14.190 . Tỷ lệ bò lai trên địa bàn là 68%
- Gia cầm hiện có 1.751.200 trên địa bàn tỉnh trong đó có 94% được ni chuồng trại và cịn
lại là ni thả tự do
Ngun tắc ở đây: Phịng dịch là cơng việc chính, chống dịch là cơng việc phụ. Tỷ lệ tiêm
phịng trên tổng đàn toàn huyện nay đạt 60%

PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC TẬP
3.1 Địa điểm thực tập
Tại các xã Quỳnh Yên, Quỳnh Tam, Quỳnh Giang, Quỳnh Bá, Cầu Giát, ….. huyện
Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An


3.2 Thời gian thực tập

Từ ngày 05/04/2021 – 05/05/2021
3.3 Đối tượng nghiên cứu và làm việc
- Các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và những người thực tiếp chăn nuôi
- Lợn bị bệnh và nghi bệnh dịch tả lợn châu phi trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu
- Trâu, Bò bị bệnh và nghi bị bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
- Chó, mèo của các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Cầu Giát
- Các cửa hàng buôn bán thuốc thú y trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
3.4 Nội dung thực tập
- Thực hành tiêm phòng cho gia súc trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
- Lấy bệnh phẩm của các gia súc nghị bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi và Viêm da nổi cục ở lợn
và trâu, bò trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu
- Lấy mẫu xét nghiệm của các gia súc sống để xét nghiệm để phê duyệt được phép giết mổ
gia súc
- Điều tra, nghiên cứu tỷ lệ tiêm phòng trên địa phương

PHẦN IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Công tác thú y tại cơ sở
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ cơng tác phịng chống dịch bệnh gia súc năm 2021 trên
địa bàn huyện và sự thông báo của chi cục thú y vùng III về đợt tiêm phòng vụ xuân 2021.
Đợt thực tập giáo trình bắt đầu từ ngày 05/04/2021. Trong đợt thực tập giáo trình được sự


hướng dẫn của cán bộ thú ý huyện Quỳnh Lưu cũng như cán bộ thú y các cấp cơ sở chúng em
đã được tiêm phòng:
-

Vaccine viêm da nổi cục ở trâu bị
Vaccine tụ huyết trùng ở lợn
Vaccine dại ở chó

Vaccine Newcastle

Đợt tiêm phòng lần này đạt được kết quả cao hơn mọi năm trước, là do huyện đặt ra chỉ
tiêu cho các địa phương phải đạt tỷ lệ tối thiểu từ 75 – 85 % tổng đàn trâu bò được tiêm vắc
xin phòng bệnh viêm da nổi cục và dại. Nếu địa phương nào không đạt chỉ tiêu trên sẽ khơng
được hưởng chính sách hỗ trợ vắc xin theo Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh. Mặt khác, trong
quá trình tổ chức tiêm, huyện cắt cử cán bộ giám sát chặt chẽ và chấm điểm theo tiêu chí xếp
loại cuối năm của địa phương đó.
Mặc dù được sự chỉ đạo rất cao về vấn đề tiêm phòng của UBND huyện nhưng song song
đó vẫn có một cá thể nhiễm bệnh và một số nơi bùng phát bệnh. Đó là do nhiều nguyên nhân
khác nhau như:
+ Do thay đổi cơ chế về vacxin tiêm phịng .
+ Nhận thức của người chăn ni còn hạn chế và chưa chấp hành tiêm phòng theo quy định .
+ Do chăn ni trâu bị ở địa phương cịn theo hình thức chăn thả tự nhiên nên khó kiểm sốt
được dịch bệnh , khó khăn trong việc bắt giữ để tiêm dẫn đến tiêm đạt kết quả thấp .
+ Do một số địa phương hệ thống thú y viên không hoạt động nên thiếu nguồn nhân lực tiêm
phòng vacxin .
+ Do lãnh đạo địa phương chưa quan tâm đến cơng tác tiêm phịng gia súc , gia cầm
Ngồi ra chúng em cịn được thực hiện tiêu hủy động vật mắc bệnh truyền nhiễm theo
đúng quy trình đề ra. Kết hợp với đó là thực hiện phun khử trùng tiêu độc chuồng trại bằng
Iodine tại các chuồng trại

SV Đạt TYK4 phun tiêu độc khử trùng chuồng trại
4.2 Bệnh viêm da nổi cục :


Tình hình dịch bệnh trên cả nước:
• Từ đầu tháng 10/2020, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất
hiện tại Việt Nam. Hiện nay, Hiện nay, cả nước có 675 ổ dịch tại 119 huyện của 20
tỉnh chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 17.648 con, số gia súc đã tiêu

hủy là 1.223 con. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan diện rộng trong thời
gian tới là rất cao.
• Tính đến ngày 10/4/2021 tồn vùng có 540 ổ dịch tại 64 huyện của 4 tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
• Hiện tại trên địa bàn vùng 521 ổ dịch tại 64 huyện của 5 tỉnh chưa qua 21 ngày

MỘT SỐ ĐẮC ĐIỂM DỊCH TỄ LSD TRONG VÙNG

BẢNG THỐNG KÊ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA CHI CỤC THÚ Y VÙNG III


Gia súc chết chủ yếu là bê (>80%), do sức đề kháng yếu, không được hộ lý chăm sóc
tích cực khi khơng ăn được.
• Gia súc chết do xuất huyết đa phủ tạng, xuất hiện các nốt sần tại khí quản, miệng,
phổi làm viêm kẽ phổi, tràn dịch màng phổi gây khó thở. Viêm khớp tích dịch khơng
đi lại được….khơng ăn uống đươc.
• Do ghép với các bệnh nhiễm khuẩn khác như THT, Viêm phổi, KST đường máu….
• Tỷ lệ lưu hành dịch VDNC trong vùng 0.97 %
Tỉnh có tỷ lệ lưu hành cao nhất là Hà Tĩnh 4.2%.
Tỷ lệ chết của bệnh toàn vùng: 6.54 %. Cao nhất là Hà Tĩnh 8.3% . Huyện Cẩm Xuyên tỷ lệ
chết 16.05%.
Tỉnh

Số huyện



Số ốm

Số chết, hủy



Hà Tĩnh

13

204

11,162

944

Nghệ An

17

88

675

25

Quảng Bình

8

83

2,887


99

Quảng Trị

5

14

258

7

Thanh Hóa

21

151

3,295

152

Tổng cộng
64
540
18,277
Tỷ lệ phát bệnh sau tiêm phòng qua điều tra tại một số huyện ở Hà Tĩnh là 4%.

1,227


NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Vi rút gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với
vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ


Động vật mẫn cảm với vi rút viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng
10 – 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 – 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 – 14 ngày.
Côn trùng chân đốt được xem là véc tơ truyền bệnh viêm da nổi cục. Mặc dù đến nay
chưa xác định được véc tơ truyền bệnh cụ thể, muỗi, ruồi cắn và ve đực có thể đóng vai trị
quan trọng trong việc làm lây truyền vi rút. Tiếp xúc trực tiếp được cho là khơng đóng vai trị
quan trọng trong lây truyền vi rút viêm da nổi cục.
TRIỆU CHỨNG, BỆNH TÍCH
Trâu, bị mắc bệnh có những dấu hiệu dưới đây:
– Sốt cao, có thể trên 41độ C.
– Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú.
– Suy nhược, bỏ ăn và hốc hác.
– Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.
– Sưng hạch bạch huyết bề mặt.

– Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2–5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ
quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sân này
có hình trịn, chắc, trịn và nhô cao, liên quan đến da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên
dưới.
– Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các
vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
– Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường
tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.
– Các chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, chẳng hạn như bao da, ức, bìu và âm
hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật khơng muốn di chuyển.

– Bị đực có thể bị vơ sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.


– Bị mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

CHUẨN ĐỐN BỆNH
Chẩn đốn tại thực địa dựa trên những biểu hiện như sốt và nổi cục đặc trưng trên da trâu, bò
mắc bệnh.
Lấy mẫu xét nghiệm: mẫu da tổn thương, vảy, dịch mũi, dịch probang, máu được chống đông
bằng chất EDTA. Vảy và da dễ thu mẫu và có thể khơng cần bảo quản trong mơi trường vận
chuyển để gửi đi xét nghiệm, những mẫu bệnh phẩm này có thể để trong ống lấy mẫu sạch
hoặc các loại dụng cụ an toàn khác.
Lưu ý lấy mẫu:
- Đối với gia súc mới bị bệnh: Mẫu bệnh phẩm tối ưu cần lấy: Dịch mũi, dịch Probang,
máu;
- Đối với gia súc đã hình thành các nốt sần và vỡ: Lấy phần vảy, u vỡ  dịch mũi, dịch
probang  máu


SV Đạt TYK4 lấy mẫu ở bò

SV Phong TYK4 lấy mẫu bệnh tích ở bị
PHỊNG VÀ CHỐNG BỆNH
Kinh nghiệm phịng, chống dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Tây Á cho thấy các biện pháp
phịng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy
trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò.
Đối với những nước khơng có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm
trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiều là 20km từ quốc
gia hoặc vùng có dịch.
Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bị trong khu vực có dịch; tiêu

hủy trâu bị biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng.
Loại vaccine dùng tại cơ sở thực tập:


- Vaccine phòng viêm da nổi cục ở trâu bò: Vaccine Lumpyvac do công ty vetal animal health
product sản xuất và được nhập khẩu về Việt Nam
- Vaccine dạng đông khô, 1 lọ 25 liều
- Liều lượng: 2cc/ con
- Bảo quản: 2 – 8°C
Nguyên tắc tiêm vaccine phòng tại địa phương :
- Toàn bộ đàn gia súc phải được tiêm phòng bao gồm gia súc trưởng thành , non và đang
mang thai
- Bê, nghé từ mẹ đã được tiêm phòng hoặc bị nhiễm bệnh tự nhiên cần được tiêm phòng trong
độ tuổi từ 3 – 4 tháng hoặc tiêm riêng và cùng đợt tiếp theo
- Bê nghé chưa được tiêm phịng có thể được tiêm phịng ở mọi lứa tuổi
- Trong trường hợp phải vận chuyển gia súc do tập quán du canh du cư vận chuyển đến đồng
cỏ chăn thả theo mùa vụ, gia súc cần được tiêm phòng trước vận chuyển 28 ngày
- Gia súc mới mua về phải được tiêm phòng 28 ngày trước khi nhập đàn
- Trâu có thể tiêm phịng với liều và cách thức như bò
Cách xử lý sốc phản vệ khi tiêm vaccine
- Có khoảng 0.1 0/00 Gia súc bị sốc phản khi tiêm vắc xin Lumpyvac. Cần kịp thời hộ lý chăm
sóc và làm giảm các triệu chứng.
- Tiêm Pheramin(là một loại thuốc kháng histamine, hoạt động bằng cách ngăn chặn các ảnh
hưởng của histamine gây ra các triệu chứng dị ứng trong cơ thể); , Atropine (làm giảm co thắt
cơ trơn và giảm tiết dịch (như nước bọt, dịch nhầy hoặc các dịch tiết khác trong đường hô
hấp).


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA NỔI CỤC TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG
NGHIỆP HUYỆN QUỲNH LƯU

Phác đồ điều trị triệu chứng bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò tại địa phương gồm
1.Điều trị hỗ trợ tích cực:
Hạ sốt, chống xuất huyết:

- Vitamin C + K
-Angin C

Kháng viêm: Keprofen, pretnisolon, Diclophenax
Dexamethasone : Không dùng cho gia súc mang thai
Sử dụng kháng sinh:
Ưu tiên sử dụng thuốc có hoạt phổ rộng và tác dụng kéo dài
Ưu tiên dùng hỗn hợp thuốc có chứa kháng sinh có nhóm tetracylin và sunfamid
Ưu tiên dùng thuốc kháng sinh tác dụng tốt ở phổi và đường ruột
Ưu tiên dùng kháng sinh dạng nhữ dầu
Sử dụng liều và khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc thích hợp
2. Điều trị hỗ trợ khác
Ổn định nhu cầu dạ cỏ:
Ổn định nhu cầu dạ cỏ: Pilocarpin 5ml/250kg/ tiêm dưới da/ ngày/ tối hanvet
Thúc bằng tay tại hông bên trái ( bụng cỏ ) 15 phút/ lần. nghỉ 30 phút lại thúc. Thực hiện vào
ban ngày
Tránh nghẽn dạ lá sách: : Uống 200 – 300 gr/250kg/ngày. Tới khi phân nhão thì dừng lại
Tuyệt đối khơng đổ cháo, cám,… sẽ làm tang nguy cơ liệt dạ cỏ dẫn tới chết bệnh súc
Cho trâu bò uống nước đầu đủ 15 – 35 l / ngày mùa hè tang lên thỏa mãn nhu cầu gia súc,
cho ăn cỏ non mềm giàu dinh dưỡng
Tăng sức đề kháng : Bcomlex, điện giản, gluco 10%, muối sinh lý 0.9%
Điều trị một số triệu chứng khác như phủ thũng, khó thở,…. Cần cố gắng xác định rõ nguyên
nhân để đưa thuốc phù hợp , lợi tiểu bằng utropin, dễ thở bằng bromhexine


Điều trị lt ngồi da ( Nếu có ) các dung dịch xịt có chưa xanhmethylen và kháng sinh


2. Phác đồ điều trị
Phác đồ 1:
A, Kháng sinh dự phòng BRD và các bệnh vk kế phát: Zuprevo 1ml/45kg P/1 mũi duy nhất

B, Hạ sốt: Angin C


C, Giải độc gan, thận, lách: Hepato – renal tonic

Phác đồ 2:
A, Kháng sinh: Kanapen 1ml/20kg/ngày dùng trong 3 ngày đầu 1 lần đầu, sau đó 2 ngày/lần

B, Hạ sốt chống xuất huyết: Gluco KC Amin 1ml/10kg/ngày


C, Kháng viêm : Keprofen 1ml/45kg

D, Viêm loét: Derma Spray ngày xịt 2 lần

Trong phác đồ điều trị cho uống thêm điện giải
Phác đồ 3:
A, Kháng sinh: Genta mox LA 1ml/15kg/ngày dùng trong 3 ngày đầu 1 lần đầu, sau đó 2
ngày/lần


B, Hạ sốt chống xuất huyết: Gluco KC Bamin 1ml/10kg/ngày
C, Kháng viêm : Keprofen 1ml/45kg
D, Viêm loét: Derma Spray ngày xịt 2 lần
Trong phác đồ điều trị cho uống thêm điện giải

Nhận xét:
-

Có thể có tác dụng phụ như sốt nhẹ, bỏ ăn trong 24h đầu tiêm phòng
Những gia súc đã trong thời gian ủ bệnh sau khi tiêm vaccine sẽ phát tác bệnh nhanh
hơn bình thường
Có thể dẫn đến các bệnh kế phát như thủy thũng

Kết quả:
- Chúng em đã được tham gia tiêm phòng viêm da nổi cục trên địa bàn huyện
- Khảo sát nắm bắt được tình hình tiêm phịng của hộ nơng dân trên địa bàn.
- Đạt tỷ lệ tiêm phòng 80% tại các thú y cơ sở

-


4.3 BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Tình hình dịch bệnh trên địa phương
Từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trở lại trên địa bàn
tỉnh Nghệ An đã khiến nhiều hộ nông dân lâm cảnh trắng tay. Dịch bệnh đã xảy ra tại 20
huyện với tổng số lợn đã tiêu hủy là 4.254 con, tổng trọng lượng hơn 350 tấn.
Riêng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu từ ngày 05/04/2021 – 05/05/2021 đã công bố dịch
trong 25 xã trong đó đã tiêu hủy 163 con với tổng trọng lượng hơn 8.5 tấn
MỘT SỐ ĐẮC ĐIỂM DỊCH TỄ ASF TRONG VÙNG
Bệnh có nguồn gốc đầu tiên từ Châu Phi và là bệnh lây nhiễm cho do virus gây ra. Bệnh có
thể lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa tuổi của lợn và tỉ lệ chết gần như 100%
với lợn nhiễm bệnh. Virus gây bệnh dịch tả lợn có trong máu, cơ quan, dịch bài tiết từ lợn
nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi.
Virus dịch tả lợn có sức đề kháng cao, có khả năng chịu được nhiệt độ thấp, trong thịt lợn
sống hoặc ở nhiệt độ khơng cao virus có thể tồn tại được 3-6 tháng, lợn bị chết ở 70 độ C.

Chính vì sức đề kháng của virus này cao nên khả năng lây lan trên phạm vi rộng và kéo dài
dịch tả lợn.
Con đường lây bệnh
Bệnh lây nhiễm từ qua đường hơ hấp và đường tiêu hóa, Thơng qua việc tiếp xúc trực tiếp
hoặc gián tiếp với các vật nhiễm virus như: Lợn nhiễm bệnh, chuồng trại, phương tiện vận
chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus và thức ăn chứa thịt lợn nhiễm bệnh.
Bệnh không lây sang người tuy nhiên người là một tác nhân gây phát tán bệnh.
Triệu chứng bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, với thể cấp tính thời gian ủ
bệnh từ 3 - 4 ngày. Các triệu chứng trên lợn bệnh tùy từng thể khác nhau.
Thể quá cấp tính
- Lợn chết nhanh, thường không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn nằm và sốt cao
trước khi chết
Thể cấp tính
- Lợn sốt cao khoảng 40,5 - 42 độ C.
- Lợn 2 - 3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, nằm chồng đống, thích nằm chỗ gần
nước.
- Lợn di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là các vùng
như tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể có màu xanh tím.


- Sau đó khoảng 1 - 2 ngày trước khi lợn chết có biểu hiện triệu chứng thần kinh, đi lại khơng
vững, thở gấp khó thở, có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu
hoặc có thể táo bón.
- Lợn chết trong vịng 6 - 13 ngày hoặc có thể kéo dài đến 20 ngày. Lợn mang thai có thể gây
sẩy thai, tỉ lệ chết cao gần như 100%
- Trường hợp lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus không triệu chứng sẽ mang virus cả đời và là
nguồn lây nhiễm bệnh.
Thể á cấp
- Lợn sốt nhẹ, hoặc không sốt, giảm ăn, sụt cân, ho và khó thở. Đi lại khó khăn, viêm khớp,

lợn mang thai có thể sẩy thai.
- Lợn chết sau khoảng 15 - 45 ngày, tỷ lệ chết ở thể này khoảng 30 - 70%.
4.4 BỆNH TÍCH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Các bệnh tích thường thấy ở heo bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
 Tim: tràn dịch, xuất huyết màng trong và ngồi tim.
 Máu: khó đơng hoặc khơng đơng.
 Phổi: phù, xuất huyết và đông đặc một phần phổi.
 Xoang bụng, xoang ngực: có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu.
 Dạ dày và ruột: viêm xuất huyết dạ dày ruột => viêm loét
hoại tử.
 Thận: phù màng bao, xuất huyết điểm ở vỏ và tủy, có vết
bầm và nhồi huyết trên bề mặt thận.
 Bàng quang: xuất huyết niêm mạc.
 Hạch bạch huyết: sưng to, đỏ tấy, chứa chất đặc sệt hoặc
toàn máu.
 Lách: xuất huyết, sưng to, đỏ đậm hoặc đen, dễ vỡ, đầu lách
trở nên tù.
 Gan: sưng to gấp 2 lần, có nhiều điểm xuất huyết, mép gan
bị tù (dầy lên).
 Bàng quang xuất: huyết, phù niêm mạc.


 Khớp: Sưng khớp, hoại tử khớp…

Một số hình ảnh trong thời gian thực tập sv chụp lại

Cách lấy mẫu bệnh tích dịch tả lợn Châu Phi
Mẫu phủ tạng: Lấy từ 5 gram đến 10 gram mỗi một loại phủ tạng sau:
lách,

hạch lâm ba, hạch amidan, não, thận, phổi. Mỗi loại phủ tạng để riêng
từng lọ hoặc
túi nilon vô trùng. Mẫu được bảo quản và vận chuyển theo quy định
Mẫu huyết thanh: Thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng nguyên (giai
đoạn lợn
đang sốt), phát hiện kháng thể hoặc kháng thể sau tiêm phòng. Mẫu được
bảo quản
và vận chuyển theo quy định


SV Đạt TYK4 lấy bệnh tích lách ở lợn

SV Phong TYK4 lấy bệnh tích lách ở lợn

SV Đạt và Phong TYK4 lấy mẫu huyết thanh ở lợn


Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh Dịch tả lợn châu Phi vì vậy
giải pháp phịng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và
chưa lây lan
- Cần thực hiện chăn ni an tồn sinh học để phòng ngừa ASF xâm nhập vào trại chăn nuôi:
Theo dõi chặt chẽ đàn lợn, áp dụng an tồn sinh học trong chăn ni.
- Thực hiện chăn ni theo mơ hình chuồng kín, thực hiện ngun tắc cùng vào cùng ra. Xây
dựng hệ thống chuồng ni có hàng rào bao quanh, có cổng, đảm bảo độ cao tối thiểu 1,5m
và chắc chắn. Hạn chế tối đa người thăm quan ra vào khu chăn nuôi. Trang bị quần áo bảo hộ,
ủng cho công nhân trong khu vực chăn nuôi và người thăm quan, trước mỗi cửa chuồng ni
phải có hố sát trùng, người ra vào khu chuồng nuôi phải lội qua hố sát trùng, (nếu có điều
kiện tiến hành sát trùng các dụng cụ cá nhân bằng tia UV của tất cả mọi người trước khi vào
khu vực chăn ni).

- Thực hiện tốt quy trình vệ sinh sát trùng với các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực
chăn nuôi, khu vực chăn nuôi, khuôn viên trại, các thiết bị, dụng cụ trước khi đưa vào trại,
dụng cụ chăn nuôi sau khi sử dụng, thiết bị, dụng cụ thu y như xilanh, kim tiêm…. Không
dùng chung dụng cụ thú y giữa các dãy chuồng/trại. Vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng
trại ít nhất 1 lần/tuần.
- Kiểm sốt chăt chẽ nguồn nước, đảm bảo nguồn nước sạch, đã được xử lý Chlorine khi sử
dụng cho chăn nuôi. Thực hiện xử lý phân và nước thải chăn nuôi đúng quy trình, khơng thải
phân và chất thải trực tiếp ra mơi trường.
- Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm đưa vào trại và nguồn thức ăn cho lợn ăn. Không được
mang thịt lợn sống không rõ nguồn gốc và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn chưa được nấu
chín vào khu vực trại đang nuôi lợn.
- Định kỳ diệt vật chủ trung gian truyền bệnh côn trùng, ruồi, muỗi, thường xuyên đặt bẫy
diệt chuột, quản lý chó, mèo và các đối tượng vật ni tự do khác vì đây là mối nguy hiểm
tiềm tàng rất lớn có thể mang virus gây bệnh dịch tả và các bệnh khác vào trại.
- Không nuôi chung các vật nuôi khác như gà, vịt, lợn rừng cùng khu trại nuôi lợn.
- Virus dịch tả lợn châu phi mẫn cảm với một số chất sát trùng thông thường. Một số chất sát
trùng người chăn nuôi sử dụng diệt virus hiệu quả: Omnicide, Aldekol, Virkon. Các chất sát
trùng như Sodium Chloride 0,8%, Hypochlorites –Chlorine 2,3%, Formalin 0,3%, Orthophenylphenol 3% có thể diệt Virus trong 30 phút.
- Kiểm soát kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn và chăn ni an
tồn sinh học là các biện pháp chủ lực được các nước đã và đang áp dụng


BIÊN BẢN TIÊU HỦY VÀ XÁC NHẬN DƯƠNG TÍNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
TẠI XÃ QUỲNH TÂN


4.3 BỆNH NEWCASTLE TRÊN GÀ

Nguyên nhân
Do virus Newcastle là một loại RNA virus, thuộc nhóm Paramyxovirus gây nên. Loại

virus này có thể gây bệnh ở tất cả các loại gia cầm như vịt, ngan, ngỗng,... và chúng xuất hiện
ở các giống gà khác nhau, từ gà nhà, gà công nghiệp, gà chọi, gà đá.
+Triệu chứng: biểu hiện ở 3 thể khác nhau.
* Thể q cấp tính.
-Gà ủ rũ, xù lơng.
-Lây l an mạnh, tỷ lệ chết 100% sau vài giờ bị nhiễm bệnh.
-Ho, thở gấp, phân lẫn máu, đầu nghẹo sang một bên.
-Sưng phù đầu, mào tích tím tái.
-Có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững, mổ không trúng thức ăn.
-Giảm đẻ, vỏ trứng mềm.
-Bệnh tích chủ yếu tập trung ở đường tiêu hóa.
-Xuất huyết dọc ống tiêu hóa: thực quản, dạ dày, ruột, hạch màng treo ruột và lỗ huyệt.
-Niêm mạc khí quản và mũi có dịch rỉ viêm cata, xuất huyết lấm chấm.
-Teo trứng, buồng trứng sung huyết.
-Não xuất huyết.
-Gà sốt cao 42,5 - 43oC.
* Thể cấp tính.
-Dịch bùng phát đột ngột, tốc độ lây lan nhanh.
-Tỷ lệ đẻ giảm, giảm ăn, chất lượng trứng giảm.
-Có triệu chứng thần kinh, nghẹo đầu, đi lòng vòng, co giật, không mổ trúng thức ăn.
-Gà sốt cao 42,5 - 43oC.
-Tiêu chảy phân xanh, ho, tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
*. Thể mạn tính.
-Xuất hiện ở cuối ổ dịch với các triệu chứng do rối loạn thần kinh. Trước đây chưa có thuốc
đặc trị phải sử dụng vaccine tiêm vào đàn gà những con cịn sống sót cũng có biểu hiện tương
tự.
-Do bị tổn thương tiểu não nên gà bị bệnh có những hành vi bất thường, gà chết do đói, mổ
khơng trúng thức ăn.
-Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ giảm.
-Bệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Bệnh tích
Khi mổ khám gà mắc bệnh Newcastle có nhiều bệnh tích điển hình.Trường hợp gà
mắc bệnh ở thể q cấp tính bệnh tích khơng rõ ràng, chỉ thấy những xuất huyết ở ngoại tâm
mạc, niêm mạc đường hô hấp.
- Ở thể cấp tính xác chết của gà gầy; mào, yếm tím bầm.
-Xoang mũi và miệng chứa nhiều dịch nhớt đục.
-Niêm mạc miệng, hầu, họng, khí quản xuất huyết, viêm và phủ màng giả fibrin
- Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hóa:
-Niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết tại đỉnh của lỗ tuyến tiêu hóa. Nhiều trường hợp bệnh
nặng hiện tượng xuất huyết thành dải ở trên và dưới của dạ dày tuyến.


-Dạ dày cơ dưới lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết.
- Niêm mạc ruột non xuất huyết, viêm cata trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau các hạch
lympho ở ngã ba manh tràng bị viêm lt thậm chí lt hình cúc áo.
- Gan chỉ có một số điểm hoại tử màu vàng nhạt.
- Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng vệt, từng đám.
- Xuất huyết ở màng thanh dịch như bao tìm, xoang ngực, bề mặt xương ức.
- Não viêm xuất huyết.

( gà xù lông quẹo đầu)
( xuất huyết ở các nốt tuyến)
Điều trị
Bệnh do Virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
-Cần bổ sung các Vitamin ADE+ men tiêu hóa.
-Các thuốc trợ, sức trợ lực cho tồn đàn.
Xử lý và phịng bệnh
-Cách ly gà bệnh với mơi trường bên ngồi.
-Vệ sinh khử trùng chuồng ni.
-Chất thải và lông xử lý theo qui định của thú y.

-Ngày 5 và 21 nhỏ mắt,mũi vacxin Lasota phòng bệnh Newcastle.
-Ngày 45 tiêm vacxin Newcastle hệ 1 nhắc lại ngày thứ 75.
-Ngồi ra cịn phịng một số bệnh như: IB-ND, ILT,CCRD,Gumboro,Cúm,…
-Chăm sóc ni dưỡng con vật tốt nhằm nâng cao sức đề kháng.
4.4 KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG THUỐC TẠI QUỲNH LƯU
Hiện tại trên địa bàn huyện gồm 4 đại lý chính với lượng tiêu thụ dồi dào về cả thuốc cho
động vật gia súc, gia cầm và cả thủy sản. Các cơ sở thuốc được quản lý tốt, thanh tra chi cục
về làm việc thường xuyên và chúng em đã có cơ hội cùng được đi với đoàn thanh tra. Lượng
tiêu thụ thuốc chủ yếu gồm:


+ Kháng sinh : Enrofloxacin ,ampi-kana ,Tetracillin ,Oxytetracyclin ,Amoxcillin ,Tylosin
,Pinicillin , Genta-Amox.....
+ Thuốc bổ: Gluco C ,Vitamin C, ADE ,B-complex , Vitamin B12 , Canxi clorua , chất điện
giải ,....
+ Thuốc hạ sốt : Anagin.
+Thuốc cầm máu : Vitamin K.
+ Thuốc trợ tim : Atropin.
+ Thuốc kí sinh trùng đường máu: Azidin ,Trypamydium ,hanmectin , ...
+Thuốc trị cầu trùng : Monenzin, Narazin, Amprolium,anticoc,…
Các cơng ty thuốc có ở địa bàn huyện cũng rất đa dạng và phong phú từ các cơng ty trong
nước đến các cơng ty ngồi nước như Cơng ty TNHH Hanvet,Cơng ty TNHH Bình Minh,
Cơng ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương I,Công ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương
II( Navetco), Công ty cổ phần thuốc Thú y Marphavet, Công ty TNHH thuốc thú y Việt Nam,

Cơng ty TNHH Hanvet,Cơng ty TNHH Bình Minh, Cơng ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương
I,Công ty cổ phần thuốc Thú y Trung ương II( Navetco), Công ty cổ phần thuốc Thú y
Marphavet, Công ty TNHH thuốc thú y Việt Nam,…



×