Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Một số biện pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

MỤC LỤC

1


SỐ
STT

CÁC PHẦN CHÍNH CỦA SKKN
TRANG

1

Mục lục

2

1. Mở đầu.

3

1.1. Lý do chọn đề tài.

4

1.2. Mục đích nghiên cứu.

5

1.3. Đối tượng nghiên cứu.


6

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

7

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

8

2.1. Cơ sở lý luận.

9

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.

10

2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

11

2.4. Hiệu quả của giải pháp

12

3. Kết luận, kiến nghị.

13


3.1. Kết luận.

14

3.2. Kiến nghị.

15

Tài liệu tham khảo

2


1. Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại lịch sử nào, vấn đề đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu
để làm thước đo giá trị, phẩm chất, quy tắc đạo đức của một con người, nó được
thể hiện ra bên ngoài ở nhận thức, thái độ. Đạo đức khơng phải là cái gì cao siêu,
nó khơng phải vật hữu hình, khơng nhìn thấy được, khơng sờ được, mà nó là giá trị
phi vật chất, tồn tại vĩnh cửu trong một con người, đi theo con người, dẫn dắt con
người đi đến hết cuộc đời
Đạo đức là căn bản làm người, nếu khơng có đạo đức thì học vấn và bản lĩnh
càng lớn thì hành vi và tội ác càng nhiều. Lịng tự tơn chính là phẩm chất đạo đức
cơ bản của một con người ấy, nếu như mất đi lịng tự tơn thì phẩm chất đạo đức
ấy cũng tan biến.
Để nói về đạo đức, Bác Hồ đã nói rằng” …Người có bốn đức: cần, kiệm,
liêm, chính ,thiếu một đức thì khơng thành người” Cái đức khi sinh ra chưa có sẵn,
phần nhiều do giáo dục mà nên, do con người tự xây dựng, điều chỉnh, tự trang bị,
tự bồi dưỡng cho mình. Mỗi con người cần phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức theo
hướng thiện, thể hiện hành vi tốt hay xấu, đó là sự giúp đỡ nhau trong cuộc sống,

sự cảm thông chia sẻ giữa con người với con người. Đó là đạo đức chung, vậy cịn
đạo đức nghề nghiệp thì sao: Đạo đức nghề nghiệp là những chuẩn mực, hành vi
văn minh, cách ứng sử văn hóa trong mơi trường, trong nghề nghiệp mà mình đang
cơng tác như: ngành giáo dục, đạo đức ngành y….
Đạo đức nhà giáo là những phẩm chất của người giáo viên được hình thành
do tu dưỡng, rèn luyện theo các tiêu chuẩn, quy định, những yêu cầu trong môi
trường hoạt động của người giáo viên và trong cuộc sống, được thể hiện ra bên
ngoài qua nhận thức, lối sống, hành vi, mà đối tượng giao tiếp hàng ngày của họ là
đồng nghiệp, là học sinh và phụ huynh
Trong thời kỳ nào cũng vậy, người giáo viên luôn giữ một trong trách lớn
lao, ngoài cung cấp kiến thức cho học sinh, người giáo viên còn thổi vào hồn học
sinh những giá trị chân, thiện, mỹ để trẻ biết yêu quê hương đất nước, yêu con
người, quan tâm và có trách nhiệm với đồng loại, với đất nước. Đó là trách nhiệm
trồng người, vì thế để làm trịn trọng trách đó khơng những người giáo viên có kiến
thức, trình độ chun mơn cao, năng lực sư phạm tốt mà cịn phải là người có tâm,
một cái tâm trong sáng, gần gũi và thân thiện, đạo đức không biết bao nhiêu là đủ,
là vừa, không phải chỉ áp dụng cho đối tượng này hay đối tượng kia mà nó rộng
3


lớn bao la ôm trùm cả nhân loại. Muốn được như vậy, bản thân mỗi giáo viên phải
không ngừng trau dồi, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp
Trong cuộc sống hiện nay, khi cơng việc của người giáo viên địi hỏi sự đáp
ứng về trình độ của người học, kiến thức nhiều, điều đó khiến giáo viên phải tích
cực học tập, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng và thực hành sư phạm, đặc biệt giáo
viên mầm non còn thực hiện song song là chăm sóc ni dưỡng trẻ, thời gian cả
ngày ở trường, học sinh đối tượng còn nhỏ, độ tuổi lớn thì nghịch ngợm, độ tuổi bé
thì khóc cả ngày, ăn phải dỗ, ngủ phải ru nên đôi khi tác động đến tinh thần và thái
độ của cô giáo. Cộng thêm sự đòi hỏi và yêu cầu của phụ huynh và dư luận xã hội
nên đôi khi gây nên sự bức xúc của giáo viên, hành vi quát, mắng trẻ, thậm chí

đánh và dùng bạo lực xảy ra ở một số nơi, một bộ phận giáo viên đã bị suy thoái về
phẩm chất đạo đức và hành vi lối sống, những vụ bạo hành trẻ đến mức thâm bầm,
rồi bỏ trẻ vào máy vặt lông gà, vịt, nhốt trẻ vào nhà vệ sinh, bỏ quên trẻ trên ô tô
đến mức tử vong… ở một số trường học đã khiến dư luận quan tâm phẫn nộ và
lên án gay gắt
Đứng trước thực trạng đó, là một người quản lý trong trường mầm non, tôi
thiết nghĩ dù trong bất kỳ hồn cảnh nào, dù cơng viêc có khó khăn và áp lực đến
đâu người giáo viên mâm non cũng phải lấy tình thương yêu con trẻ đặt lên hàng
đầu, làm thước đo giá trị và phẩm chất con người, phải khéo léo trong mọi tình
huống để khi trẻ đến trường trẻ sẽ tìm được niềm vui, để cha mẹ trẻ yên tâm khi
gửi con đến trường. Băn khoăn, trăn trở trước những gì đang diễn ra liên quan đến
bạo lực học đường, đến sự thay đổi, biến chất ở một số giáo viên trong các trường
công lập, tư thục, sau khi nghiên cứu và nhận thức rõ về tầm quan trọng của đạo
đức nhà giáo đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn trẻ thơ,tôi mạnh dạn đi sâu
hơn, khai thác thêm về đạo đức nhà giáo, vì vậy tơi đã lựa chọn đề tài “Một số giải
pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong trường mầm non”.
Nhằm giúp giáo viên nâng cao hiểu biết và kỹ năng sư phạm trong vẫn đề đạo đức
nghề nghiệp ở trường nơi mình đang cơng tác
1.2 Mục đích nghiên cứu
Giải pháp bồi dưỡng và nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên
trường mầm non Thị trấn Thọ Xuân
Tìm ra biện pháp bồi dưỡng trong giao tiếp, ứng xử trong hành động giữa cơ
và trẻ
Từ đó nâng cao chất lượng và chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường
4


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số giải pháp nhằm bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ
giáo viên

1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Phương pháp trị chuyện
- Phương pháp phân tích, tích tổng hợp kết quả điều tra
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm

2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lý luận
Đạo đức là phẩm chất tốt đẹp của một con người, khơng có đạo đức con
người như con thú hoang thả vào thế giới, tất cả chúng ta muốn trở thành người
cơng dân có ích trước hết phải học cách làm người, phải học cách rèn luyện và
không ngừng trau dồi và nâng cao phẩm chất đạo đức, người giáo viên mầm non
muốn giáo dục được những đứa trẻ, muốn phát triển và hình thành nhân cách trẻ,
để trẻ phát triển toàn diện, để thành những đứa trẻ ngoan, biết nghe lời người lớn,
để rồi khi lớn lên chúng sẽ là những người có trách nhiệm với bản thân, với đất
nước và với cộng đồng. Muốn được như vậy cơ giáo phải là người có đạo đức, có
nhân cách, có hội tụ đầy đủ các yếu tố: Chân, thiện, mỹ thì mới có thể dạy trẻ
được.
Vấn đề đạo đức đã được Đảng, Nhà nước và cả xã hội quan tâm có nhiều
Nghị định của Chính phủ, Bộ giáo dục ban hành để thực hiện các quy định, quy tắc
trong nhà trường như:
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo
lực học đường;
5


Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2018-2025”;
Thơng tư số 13/TT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 ban hành các quy
định về xây dựng trường học an tồn phịng chống tai nạn thương tích trong các cơ
sở giáo dục mầm non
Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8
BCH Trung ưởng Đảng đã chỉ rõ” Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào
tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”. Vì vậy muốn có nền
cơng nghiệp hiện đại, phát trển đúng hướng thì phải có con người phát triển tồn
diện. Vấn đề này chỉ có giáo dục mới uốn nắn được. Trong đó giáo dục mầm non
giữ vai trị đặc biệt quan trọng, hình thành nhân cách con người khi cịn tuổi ấu
thơ, là nền móng cho các bậc học tiếp theo. Vậy muốn cái móng vững chắc thì
người giáo viên mầm non có vai trị đặc biệt quan trọng để xây dựng con người
mới vừa hồng vừa chuyên
Nhiệm vụ của người giáo viên được quy định rõ trong Điều lệ trường mầm
non ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT- BGD&ĐT ngày 31/12/2020 có
quy định rõ ràng, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo Thông
tư 26/2018/TT-BGD&ĐT ngày 8/10/2018 càng yêu cầu rõ nhiệm vụ của người
giáo viên mầm non.
Trước những áp lực của giáo viên mầm non về thời gian, nhiệm vụ, công
việc, phụ huynh, dư luận thì vấn đề đạo đức nhà giáo ln là sự trăn trở của khơng
ít những người làm quản lý.
Vì vậy, muốn có đội ngũ giáo viên có đủ đức, đủ tài, có kiến thức và kỹ năng
sư phạm, có đạo đức trong nghề nghiệp, thỏa mãn được những yêu cầu đòi hỏi từ
thực tế theo yêu cầu quy định nên việc bồi dưỡng thường xuyên kỹ năng nghiệp
vụ, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên mầm non là việc hết sức thiết
thực và cấp bách trong thời điểm hiện nay, và đó là một phần trách nhiệm của
người cán bộ quản lý
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

Với mục tiêu và yêu cầu chung của nềngiáo dục, với thực tế đang diễn ra
hàng ngày xung quanh cuộc sống, tơi thiết nghĩ mình cần phải làm gì đó để nâng
6


cao hơn, bồi dưỡng nhiều hơn đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trong
trường mình phụ trách
Trường mầm non Thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là
một trường nằm ở trung tâm huyện Thọ Xuân, nơi hội đủ các yếu tố thuận lợi về
kinh tế, chính trị, văn hóa . Phụ huynh trong nhà trường đều là những cán bộ công
chức, viên chức trong các phòng ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, số còn lại là
buôn bán , tiểu thương và người lao động
-

Tổng số CBGV-NV: 34 cơ
Trong đó: Biên chế: 30 cơ
BGH: 2 cơ;
Lý luận chính trị: 3 cơ
Nhân viên hợp đồng nấu ăn: 4 cô

- Tổng số học sinh hiện tại: 350 cháu
*Thuận lợi:
Nhà trường có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%; trong đó có 96.6% đạt
trình độ trên chuẩn. Giáo viên trong nhà trường có tinh thần trách nhiệm cao trong
thực hiện nhiệm vụ, nhiệt tình, tích cực, sáng tạo trong chun mơn. Ln say sưa
tìm tịi những cái mới, cái hay cho trẻ, thường xuyên giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh. Có tinh thần đồn kết, ln hợp tác và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Có tinh
thần phối hợp với phụ huynh một cách nhịp nhàng ,khéo léo, nhẹ nhàng, trong trao
đổi nên được phụ huynh tin tưởng
*Khó khăn:

- Nhà trường đang cịn thiếu phịng học và một số phòng chức năng, chưa đủ
chỗ ngồi cho học sinh, học sinh trên một số lớp đông hơn so với quy định
- Công việc của giáo viên rất lớn, học sinh đông nên đôi khi quá tải đối với
giáo viên
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình, chưa chuẩn bị đầy đủ
tư trang khi con đến lớp, còn hơi khắt khe và chưa chia sẻ sự vất vả với giáo viên
Từ những khó khăn thuận lợi và yêu cầu như trên tôi đã mạnh dạn áp dụng các
giải pháp “ Bồi dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong trường
mầm non”
7


Kết quả khảo sát thực trạng
Trước khi áp dụng các biện pháp, tôi đã khảo sát theo một số nội dung sau:
Bảng 1:

ST
T
1

2

3

4
5

Nội dung khảo sát
Giáo viên nắm vững nội
quy, quy chế của nhà

trường.
Cách sử lý tình huống của
giáo viên nhẹ nhàng , tinh
tế.
Kết quả thực hiện việc
chăm sóc và giáo dục trẻ
của giáo viên.
Trẻ u mến cơ và thích
được đến lớp.
Ý kiến phản hồi của phụ
huynh thông qua phiếu
thăm dò.

Số
lượng

Mức
đạt

Mức độ
Mức
tốt

Mức
rất tốt

33

5


21

7

33

3

25

5

33

4

22

7

60

30

20

10

60


20

25

15

Ghi
chú

Qua kết quả khảo sát thực trạng , tỷ lệ các nội dung khảo sát trên giáo viên
và xin ý kiến từ phụ huynh, các mức độ đạt được ở mức độ tốt đạt cao, mức rất tốt
đạt đang cịn khiêm tốn, vì vậy tơi cần phải bồi dưỡng để mức độ rất tốt đạt cao
hơn.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1. Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp của
giáo viên mầm non thông qua các hoạt động của nhà trường.
Bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết đạo đức nhà giáo là một việc làm hết sức
thường xuyên và cần thiết trong bất cứ một môi trường sư phạm nào. Để thực hiện
8


có hiệu quả giải pháp này, tơi tích cực làm tốt cơng tác tun truyền thơng qua mọi
hình thức.
*Thơng qua các buổi họp Hội đồng nhà trường
Thông qua các buổi họp Hội đồng nhà trường, tôi luôn dành một thời gian
nhất định, dành một nội dung để giáo dục giáo viên tiếp tục nâng cao tinh thần
trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, mặc dù trong công việc giáo viên làm
tốt, khơng có vấn đề gì xảy ra ảnh hưởng đến tinh thần và thân thể học sinh, nhưng
tôi nghĩ sẽ khơng bao giờ có giới hạn cho việc tuyên truyền này là đủ, không bao
giờ là thừa, mà thấy luôn luôn thiếu.

Điều quan trọng là giáo viên luôn phải duy trì và củng cố, khơng làm mất đi
những gì mình đang có. Phải giúp giáo viên hiểu được những chuẩn mực của
người giáo viên. Để giáo viên xác định rõ đạo đức được hình thành trong quá trình
tu dưỡng, rèn luyện thông qua các hoạt động trực tiếp với trẻ, với đồng nghiệp, phụ
huynh và rộng hơn là cộng đồng, trong đó có động viên những cá nhân, những lớp
thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở những giáo viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ
*Thông qua việc mở lớp chuyên đề hàng năm.
Vào mỗi đầu năm học, BGH nhà trường mở lớp tập huấn chuyên đề với các
nội dung về chuyên môn, những điểm mới mà đã được tiếp thu do Phịng giáo dục
triển khai, tơi đều lồng thêm nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên
trong giao tiếp ứng xử với trẻ. Xây dựng bài giảng cụ thể có sự trao đổi thảo luận
giữa người giảng bài và người được tham gia để họ hiểu rằng: Phẩm chất của
người giáo viên phải luôn được tôi luyện, rèn rũa cho phù hợp và vận dụng với
từng hồn cảnh, từ đó họ có định hướng tốt trong việc đổi mới nội dung, phương
pháp chăm sóc và giáo dục trẻ
Giáo viên luôn yêu thương và tôn trọng trẻ, không phân biệt đối sử với trẻ và
phải chấp nhận sự hiếu kỳ, sự đặc trưng của tuổi mầm non, sự kiên trì để thõa mãn
những câu hỏi trẻ đặt ra, phải kiên nhẫn và xây dựng mối quan hệ thân mật, gần
gũi, ân cần chu đáo với trẻ. Coi trọng tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá
nhân trẻ. Động viên, khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt
động trải nghiệm, phong phú
VD: Trong lớp có một bạn bị khuyết tật, gia đình có điều kiện kinh tế khó
khăn, sự quan tâm của gia đình đến cháu và cơ chưa được chu đáo, trong việc này
giáo viên không được kỳ thị với trẻ mà phải càng gần gũi hơn để bù đắp cho trẻ khi
9


ở trường. Nhắc nhở giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc, u
nghề, u trẻ, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo,
có tinh thần đồn kết thương u giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong

cơng tác, có lòng độ lượng, bao dung, nhân ái, sẵn sàng bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân
lý, bảo vệ trẻ khi có tình huống xảy ra
VD: Khi 2 trẻ đánh nhau, phụ huynh muốn bảo vệ con của mình nên dọa trẻ
khác, thậm chí đánh trẻ khác để răn đe, trong trường hợp này cô phải biết bảo vệ
trẻ, không để cho phụ huynh dùng bạo lực hoặc mắng trẻ đã đánh con mình
Hoặc khi 2 trẻ đang tranh giành đồ chơi, cơ khơng được đánh trẻ mà cần phải phân
tích để trẻ hiểu việc tranh giành đồ chơi là không tốt, hình thành cho trẻ biết
nhường nhịn, khơng tranh giành với bạn, khơng dành phần mình hơn

Giáo viên tận tình hướng dẫn trẻ hoạt động
Rèn luyện giáo viên luôn mềm mỏng trong việc sử lý các tình huống, khơng
được nóng nảy mà phải biết kìm chế để sử lý tình huống có hiệu quả, có suy nghĩ
và lối sống tích cực, trung thực, giản dị phù hợp với văn hóa dân tộc
Ngồi ra, tơi cịn lấy những hiện tượng xảy ra bên ngồi mà báo chí đưa tin ở một
số trường khác để giáo viên biết và tránh

10


VD: Giáo viên đánh trẻ để lại nhiều vết bầm trên cơ thể, hoặc khi ép trẻ ăn
vật ngửa đầu trẻ ra…
Hoặc những Clip quay lại cảnh bạo hành trẻ trong giờ ăn, giờ ngủ để cho
mọi người cùng xem để mọi người cùng chia sẻ và rút kinh nghiệm và không bao
giờ được lặp lại những hành vi như thể. Nếu vi phạm, pháp luật sẽ trừng trị bằng
những hình phạt thích đáng trước gia đình, nhà trường và xã hội. Sau đó yêu cầu
giáo viên sử lý các tình huống đó như thế nào, nêu cách sử lý ngay tại buổi tập
huấn. Tuyên truyền giáo dục cho giáo viên, nhân viên sống có quy tắc, ứng xử văn
hóa trong trường học, nói chuyện giao lưu với đồng nghiệp một cách đúng mực,
văn hóa trong giao tiếp ứng xử, lịch sự trong cách ăn, mặc,cách sưng hô với học
sinh để tạo nên sự thân thiện, gần gũi như ở gia đình.

Ngồi các hình thức tun truyền, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức thơng qua
các hình thức như trên, vào đầu năm học tôi đều tổ chức cho giáo viên cam kết”
Nói khơng với bạo lực học đường” u cầu giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện
phòng chống bạo lực học đường ở tất cả các lớp, việc thực hiện ở các lớp ra sao,
hàng tháng đều có đánh giá, bổ sung.
Giải pháp 2. Xây dựng quy chế, nội quy, xây dựng mơi trường giáo dục an
tồn, lành mạnh.
Xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện, an tồn trong trường học. Quán
triệt việc thực hiện đạo đức nhà giáo. Tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng bạo
lực, bạo hành trẻ, xúc phạm nhân phẩm của trẻ, danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
Xây dựng quy tắc ứng xử trong trường học và thiết lập hịm thư góp ý trong
nhà trường về vấn đề phòng, chống bạo hành trẻ. Bố trí lịch tiếp dân ( phụ huynh)
kịp thời khi cần thiết. Địa điểm tại văn phòng nhà trường để tiếp nhận và giải
quyết kịp thời những ý kiến phản ảnh công tác của giáo viên và nhà trường.
Tăng cường áp dụng các biện pháp giáo dục tích cực, kỹ năng ứng xử với
các tình huống bạo hành cho giáo viên.
Tăng cường quán triệt đội ngũ giáo viên, nhân viên về đạo đức nghề nghiệp,
tích cực thực hiện các phịng trào thi đua “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; Phong trào “Hai tốt”. Phấn đấu mỗi giáo viên là một tấm
gương tốt, nhà trường là một địa chỉ tin cậy để phụ huynh giao phó cơng tác ni
dạy, chăm sóc con em mình.
11


Để làm tốt công tác này, chuẩn bị vào năm học mới, ngay từ tháng 8, tôi đã
soạn ra một nội quy, quy chế thực hiện hàng năm mang tính chất dự thảo, sau đó
thơng qua Hội đồng nhà trường góp ý, điều chỉnh để quy chế được hồn thiện,
trong đó quy định rõ như các quy định về phẩm chất đạo đức như:
- Chấp hành nghiêm túc đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, những quy định của ngành. Nếu vi phạm áp dụng hình thức kỷ

luật từ khiển trách trở lên và khơng xếp loại đối với giáo viên, nhân viên hưởng
lương nhà nước. Chấm dứt hợp đồng đối với giáo viên nhân viên hợp đồng trường.
+ Không được sử dụng bạo lực với trẻ, không được đánh trẻ, nếu vi phạm
báo cáo cấp trên để xử lý theo quy định
- Vi phạm một trong những Quy định về đạo đức nhà giáo, xúc phạm nhân
phẩm và thân thể học sinh, vi phạm một trong những điều cấm đối với cán bộ đảng
viên: không xếp loại thi đua cuối năm học.
- Thiếu tinh thần trách nhiệm gây phiền hà, sách nhiễu, tranh cãi, cãi nhau và
gây khúc mắc với phụ huynh học sinh dưới mọi hình thức: Xếp loại C tháng đó
- Bị phụ huynh phản ánh về thái độ, giao tiếp không khéo léo, gây thắc mắc
với phụ huynh, giải quyết không thấu đáo: Trừ 30đ/lần
- Khơng có tinh thần phối kết hợp với đồng nghiệp, với phụ huynh trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ: Trừ 30 điểm/1 lần.
- Mất đồn kết nội bộ, không chấp hành nội quy nhà trường, nói năng bừa
bãi, phát ngơn khơng đúng sự thật, khơng đúng lúc, đúng chỗ, lơi kéo, kích động
chia rẽ nội bộ: Không xếp loại trong tháng, nếu 2 lần/ năm không xếp loại cả
năm
Tổ chức thảo luận và xây dựng quy chế một cách cụ thể, chặt chẽ, tất cả mọi
người ai cũng được tham gia thảo luận và xây dựng, sau đó hiệu trưởng sẽ ban
hành một quy chế chính thức để thực hiện trong năm học, nếu ai vi phạm sẽ áp vào
sử phạt như quy định, quy chế sẽ được phổ biến rộng rãi đến toàn thể giáo viên,
nhân viên để thực hiện và điều chỉnh bản thân mình. Chính vì có quy chế chặt chẽ
như vậy nên trong việc thực hiện nhiệm vụ khơng có giáo viên nào vi phạm quy
chế đề ra
Tuy nhiên là một thủ trưởng đơn vị tôi đã giúp giáo viên hiểu rằng xây dựng
và thực hiện quy chế không phải để trừ điểm hay hạ loại giáo viên mà nó là một sự
12


nhắc nhỡ cũng như một cách để giáo viên biết cách tự bảo vệ chính mình trong mơi

trường sư phạm.
Giải pháp 3: Bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm
lý lứa tuổi.
Việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi là một việc làm khó, địi hỏi phải
có sự kiên trì, nhẫn nại và nhiệt tình, qua việc trao đổi ở trường, qua việc học lý
thuyết ở trường sư phạm, giáo viên phải hiểu rõ tâm lý trẻ, đừng xem chúng như
những người lớn, đừng áp đặt nó như một người lớn, trong giai đoạn trẻ ở tuổi nhà
trẻ, chúng cần sự nhẹ nhàng, âu yếm, giáo viên không được làm trẻ sợ, không được
quát nạt và phạt trẻ quá mức khiến trẻ không dám đi học. Khi trẻ rời vòng tay bố
mẹ để đến với cơ, cơ phải hóa thân làm một người mẹ thứ 2 của trẻ, tạo cho trẻ
cảm giác an tồn như có mẹ hoặc người thân bên cạnh để che chở cho trẻ
VD: Khi bố mẹ gửi cháu cho cô, thái độ cô phải ân cần, gần gũi bế trẻ và dỗ
dành để trẻ không sợ và tự nguyện đi vào lớp học.
Khi cho trẻ ăn, cô phải dỗ dành động viên trẻ ăn, không được quát nạt khiến
trẻ sẽ dễ bị sặc, hóc. Khi trẻ bước vào độ tuổi mẫu giáo trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều
hơn với thế giới xung quanh, với mơi trường rộng hơn. Có nhiều trẻ rất thích được
đến trường mỗi ngày nhưng cũng có rất nhiều trẻ khơng thích đi học, vì vậy cô
phải dùng các biện pháp để gây hứng thú cho trẻ.
VD: Trong giờ văn học, cô dùng đồ dùng trực quan đẹp, ngộ nghĩnh để minh
họa khiến trẻ sẽ rất thích.
Hoặc cơ thường xun cho trẻ được thực hành làm đồ chơi, được hoạt động
tạo hình hoặc cho trẻ tham gia vào các hoạt động cung cấp kỹ năng như làm bánh
Tết, bánh trung thu… gấp các con vật bằng lá để trẻ thỏa sức sáng tạo theo khả
năng của mình, sau đó đem về tặng người thân

13


Giáo viên hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động
Trong giai đoạn tuổi mầm non trẻ muốn được thỏa sức khám phá những gì

trẻ thích, ví dụ tháo chiếc ơ tơ đồ chơi để biết vì sao nó chạy được, biết ghép các
bộ phận thành một tịa nhà…vì vậy cơ giáo phải là người hỗ trợ giúp đỡ trẻ
Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ hay tranh giành đồ chơi của nhau, trẻ lớn hơn thường bắt nạt
trẻ nhỏ, thường dọa dẫm, thậm chí là đánh bạn, vì vậy cơ phải xuất hiện kịp thời
bằng cách can thiệp cho trẻ, giải thích cho trẻ hiểu đâu là nên, đâu là khơng nên.
Trẻ rất thích được khen, nếu trẻ khơng làm hoặc chưa làm được sản phẩm cô yêu
cầu, hãy đừng nên chê bai trẻ mà phải động viên trẻ như: Cháu làm gần đẹp rồi,
cháu hãy cố gắng lên nhé…
Trong những tình huống xảy ra cơ cần khun giải cho trẻ một cách hợp lý,
đừng vì yêu cháu nào thì lấy lại cho cháu ấy chơi, hoặc đánh cháu đang tranh giành
với bạn là điều cô giáo không được làm.
Giải pháp 4: Ln quan tâm đến điều kiện hồn cảnh của từng giáo viên.
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhân ái.
Muốn thực hiện tốt giải pháp này, người đứng đầu nhà trường phải là tấm
gương sáng , hội tụ đầy đủ các yếu tố về phạm trù đạo đức để làm gương cho giáo
viên
14


Những tấm gương sáng có giá trị nhân văn rất sâu sắc. Muốn tập thể giáo
viên có tinh thần đồn kết sẻ chia, có sự cơng bằng bao dung với trẻ. Tôi luôn luôn
nhắc nhở bản thân phải là người công tâm, là chỗ dựa, là niềm tin cho tập thể nhà
trường. Quan tâm chia sẻ với giáo viên những khó khăn trong cơng việc và trong
cuộc sống.
Nhiều giáo viên, do cơng việc gia đình, cơng việc làm ăn, kinh doanh của
chồng không được suôn sẻ, con cái chưa được chăm ngoan, kinh tế gia đình chật
vật, quan hệ gia đình khơng êm ấm …chính những yếu tố đó đã tác động đến tinh
thần tâm lý của họ, vì thế đơi khi khiến họ bực bội, nếu lúc đó có tình huống gì đột
xuất khiến họ khơng giải quyết được và họ sẽ trút giận lên người khác
Cộng với việc cơng việc ở trường địi hỏi phải chú ý tập trung cao, có nhiều

nguy cơ mất an tồn, lãnh đạo hay áp đặt, hay đe nẹt, thậm chí có thể gây khó
khăn, điều đó sẽ khiến giáo viên có nhiều áp lực, ln trong tình trạng căng thẳng,
và đối phó
Nếu gặp tình huống như vậy, tơi ln gần gũi, hỏi han, động viên và chia sẻ
những khó khăn mà họ đang gặp phải, cùng nhau tháo gỡ và khắc phục, giải thích
động viên giáo viên rằng: Có việc gì ở nhà thì chúng ta cứ giải quyết ở nhà, khi đã
đến trường thì mình phải tập trung cho chun mơn của mình, khơng để ngoại cảnh
tác động. Nếu trút lên người khác mà cụ thể là đối tượng giáo dục của mình sẽ ảnh
hưởng rất lớn bởi trẻ khơng có tội tình gì cả, nếu ảnh hưởng đến thể chất và tinh
thần của trẻ thì giáo viên là người có tội
Ngồi ra, tơi ln hiểu hồn cảnh của họ, trong công việc luôn tạo sự thoải
mái, không xét nét chê bai, không gây căng thẳng, phân công nhiệm vụ tùy thuộc
vào khả năng của họ, không bắt học làm những việc mà khả năng họ khơng thể
hồn thành
VD: Giáo viên có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi tơi tạo điều kiện để họ được đi
sau khoảng 15 phút và về sớm khoảng 15 phút
Trong kiểm tra giám sát, chỉ đạo các hoạt động như dự giờ, thăm lớp, thực
hiện việc kiểm tra các hoạt động sư phạm của nhà giáo tơi khơng gây q sức,
khơng địi hỏi ở họ q cao, không quá nghiêm khắc, không dèm pha và hạch sách
giáo viên. Tạo sự công bằng trong đội ngũ, không coi trọng ai và cũng không trù
dập, ghét bỏ, gây khó khăn cho ai, đối sử cơng bằng và thân thiện với tất với tất cả
mọi người. Người hiệu trưởng, người quản lý phải có lịng bao dung độ lượng, cư
sử đúng mực với giáo viên, luôn luôn tạo cơ hội và tạo điều kiện để giáo viên phát
15


triển tốt, nếu như họ có khả năng để họ đem hết năng lực và nhiệt huyết để cống
hiến. Gây dựng tập thể sư phạm lành mạnh, đồn kết, có tình đồng chí, đồng
nghiệp. Ở đó khơng có sự đố kỵ, bon chen, ganh đua tiêu cực mà ở đó ln có sự
động viên, thoải mái đùm bọc lẫn nhau. Người biết nhiều giúp đỡ người biết ít,

trong cơng việc luôn tạo sự đồng thuận trong đội ngũ.
Bản thân ban giám hiệu phải thực sự gương mẫu, thống nhất, đồng lòng,
đồng ý trong việc đưa ra những kế hoạch, những chủ trương cũng như chỉ tiêu đề
ra, tránh mỗi người mỗi ý tạo ý kiến trái chiều, luôn làm gương để giáo viên noi
theo. Nếu được như vậy tinh thần giáo viên sẽ thoải mái, phấn chấn hơn, tích cực
phấn đấu nhiều hơn và sẽ cảm thấy yêu đồng nghiệp, u học sinh hơn, và khơng
cịn cáu giận với chúng nữa
Kinh nghiệm cho thấy rằng ở nơi đâu có sự đồn kết, quan tâm thấu hiểu
thì ở nơi đó ln hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, mọi người nhìn nhau để
làm, để hồn thành, đội ngũ hăng say và nhiệt tình cống hiến hết mình, và tất nhiên
ở đó sẽ khơng có những biểu hiện chểnh mảng, sẽ khơng có hiện tượng trút giận và
đổ lỗi cho nhau, khơng có hiện tượng đối phó trong cơng việc.
Giải pháp 5: Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm áp
lực đối với giáo viên, kịp thời động viên, tơn vinh những tấm gương điển hình
Để nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên thì việc tạo mơi trường làm
việc an tồn trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng dạy học tối thiểu, đồ dùng
đồ chơi khơng mang tính bạo lực, khơng gây thương tích cho trẻ, khơng có nguy
cơ mất an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, giảm áp lực cho giáo viên
là một trách nhiệm to lớn của người của người quản lý mà cụ thể là người đứng
đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm trong việc bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp
VD: Tham mưu để bổ sung đầy đủ giáo viên /lớp theo đúng quy định,
Bố trí học sinh trên lớp khơng q đơng để giúp giáo viên bao qt và chăm sóc
ni dưỡng trẻ thuận tiện hơn
Đồng thời cắt bớt một số công việc phải làm trong ngày như: Thuê người
quét dọn sân trường hàng ngày để giáo viên có thời gian dành cho việc chăm sóc
trẻ tốt hơn. Giảm bớt thời gian hội họp, nội dung họp ngắn gọn nhưng đầy đủ nội
dung, khơng dài dịng, khơng nặng về phê bình mà mang tính chất động viên nhiều
hơn, hướng cho giáo viên được tham gia thảo luận ngắn gọn mà có hiệu quả,
khơng kéo dài để họ được về sớm ( vì thời gian họp phải bố trí vào cuối ngày).
16



Tăng cường cơng tác xã hội hóa, bổ sung thêm nhiều đồ dùng, thiết bị phục vụ cho
dạy học, vui chơi tối thiểu để giáo viên không phải dành nhiều thời gian vào làm
đồ dùng mà dành nhiều thời gian cho trẻ hơn
Người quản lý phải luôn biết lắng nghe và thấu hiểu giáo viên của mình,
đừng quá khắt khe, mệnh lệnh, phải biết hóa giải chuyện lớn thành chuyện nhỏ,
chuyện nhỏ thành khơng có, khi họ vi phạm hoặc mắc một lỗi gì đừng nên to tát
mà hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có những biện pháp phù hợp. Người quản lý
phải biết bảo vệ giáo viên của mình trên tinh thần đúng.
VD: Khi có phụ huynh nóng tính, họ cho rằng cơ giáo đã đánh con mình và
báo cáo lên lãnh đạo nhà trường.Trước tình huống đó người quản lý phải biết soi
xét, tìm hiểu, khơng được nghe từ một chiều mà phải tìm hiểu và phân tích sự việc,
giảng giải ơn hịa với phụ huynh, nếu phụ huynh nói sai phải biết bảo vệ chính
đáng cho giáo viên
Trong cơng việc, ln tìm hiểu tại sao giáo viên chưa làm tròn nhiệm vụ như
còn hay cáu gắt trẻ, hay phạt trẻ, hoặc chưa động viên trẻ ăn hết xuất, tại sao lớp cô
nề nếp trẻ chưa ngoan, tại sao dự giờ chưa đạt loại giỏi…Hoặc tránh tình trạng đó
kỵ, khi giáo viên này nói xấu kích động giáo viên khác phải tìm hiểu rõ nguyên
nhân xem thực hư có đúng như thế khơng, nếu đúng thì ngun nhân nào dẫn đến
những tồn tại như vậy.
Việc quan tâm đến chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng nóng,
khen thưởng thường xun được tơi quan tâm đúng mức, để giáo viên biết nghề
dạy học là nghề cao quý, mà giáo viên mầm non lại càng cao quý hơn nhiều, giáo
viên thêm u q mình đã chọn, xóa bỏ mặc cảm của một bộ phận cho rằng giáo
viên mầm non đến lớp chỉ chủ yếu giữ trẻ, chỉ học hát vài bài qua loa, ăn, ngủ rồi
về, công việc nhàm chán khơng mang tính học tập như các cấp.
Vì vậy tơi ln ln chia sẻ những khó khăn của giáo viên động viên khen
thưởng kịp thời những giáo viên tận tâm, có trách nhiệm với nghề, có thành tích
cao và đặc biệt hơn là chăm sóc trẻ chu đáo

Cụ thể: các ngày Lễ, Tết trong năm tôi luôn dành một khoản kinh phí tối
thiểu để động viên giáo viên, có thể là một phần quà nhỏ để khuyến khích và động
viên giáo viên hoặc những giáo viên có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ
Ngồi ra, hàng năm vào dịp hè nhà trường luôn phối hợp với Cơng đồn tổ chức
cho giáo viên được đi thăm quan du lịch, Tổ chức các hoạt động nhân ngày hội
17


ngày lễ để giúp giáo viên có được những phút vui vẻ, những kỷ niệm cũng như để
giảm bớt căng thẳng, xả bớt đi những nhọc nhằn vất vả để tiếp tục cống hiến.

Hoạt động ngày lễ của tập thể nhà trường
Đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non theo quyền lợi của
người lao động theo quy định, chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, chế độ nghỉ phép,
thanh toán tàu xe được thực hiện theo quy định
Tổ chức thăm hỏi động viên gia đình giáo viên khi có cơng việc hiếu hỉ, khi
chồng con, gia đình có người thân ốm đau đều đến động viên kịp thời hoặc khi bố
mẹ 2 bên đến tuổi mừng thọ. Những giáo viên có khả năng phấn đấu, tơi ln tạo
điều kiện để họ có cơ hội, cho họ được cọ sát trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi
cấp Huyện, cấp Tỉnh. Cuối năm học vào dịp tổng kết năm, tôi tổ chức khen thưởng
và vinh danh những cá nhân tiêu biểu trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ
Giải pháp 6: Phối hợp để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về phòng, chống bạo hành trẻ trong nhà trường.
Trong năm học 2020 – 2021, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến
cho giáo viên trong nhà trường về cơng tác phịng chồng bạo hành trẻ qua các sinh
hoạt chuyên môn thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề trong nhà trường.
18


Phối hợp với ban đại diện hội cha mẹ học sinh tổ chức tun truyền cơng tác

phịng chống bạo hành trẻ thơng qua các góc tun truyền. Bằng các biểu bảng,
pano, appic mơi trường bên trong và ngồi lớp học. Hướng dẫn giáo viên tuyên
truyền tới phụ huynh về những hành động chống hành vi bạo hành trẻ. Đặc biêt là
các cơ sở mầm non thơng qua giờ đón trả trẻ. Tuyên truyền phổ biến trực tiếp
thông qua họp phụ huynh học sinh 03 lượt/năm.
Giáo viên của nhà trường đã tuyên truyền phổ biến trực tiếp, trao đổi các vấn
đề liên quan đến cơng tác phịng chống bạo hành trẻ em đối với phụ huynh có con
em theo học tại nhà trường. Nhằm giúp phụ huynh hiểu rõ hơn những khó khăn vất
vả của giáo viên. Những biểu hiện khi trẻ bị xâm hại, bạo hành,.. từ đó có biện
pháp kịp thời để trẻ có được một mơi trường giáo dục lành mạnh ngay khi bước
vào ngưỡng của của cuộc đời.
Tham mưu với chính quyền địa phương tạo dựng mơi trường bên ngoài an
toàn và chứa những nội dung mang tính chất tuyên truyền về các vấn đề mang tính
xã hội. Giúp phụ huynh có thêm kiến thức về những khó khăn, những dư luận trái
chiều. Từ đó phối hợp cùng giáo viên và nhà trường nếu cao tinh thần chăm sóc
giáo ducjtrer. Việc chống bạo hành khơng chỉ của giêng mình giáo viên mầm non
mà là nhiệm vụ của toàn xa hội.

Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh

19


100% cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường thực hiện tốt cơng tác
phịng ngừa bạo lực học đường trong trường học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua nghiên cứu tìm tịi và áp dụng các giải pháp bồi dưỡng nâng cao đạo
đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường, kết quả thu
được rất khả quan, cụ thể:
Đối với giáo viên.

Đã đem ại cho giáo viên những hiểu biết, kinh nghiệm trong q trình
cơng tác. Phịng tránh được những tình huống đáng tiếc xảy ra. Giáo viên nếu cao
tinh thần và ý thức trong phẩm chất, đạo đức nhà giáo, được phụ huynh tin tưởng
và được trẻ rất quý mến, tin yêu. Trong nhiều năm học qua trong nhà trường không
xảy ra bạo lực học đường. Góp phần cũng nhà trường thu hút được tỷ lệ học sinh
đến trường với tỷ lệ cao.
Đối với bản thân:
Bản thân tôi cũng được bổ sung thêm, nâng cao hiểu biết hơn về đạo đức
nghề nghiệp
Tôi nắm được những khó khăn của giáo viên và đã có những hình thức cũng
như tác động phù hợp đến tinh thần, tư tưởng và hành động của giáo viên. Tự tin
trong công tác quản lý. Và nhận được sự yêu mếm tin tưởng của nhân viên và cấp
trên.
Đối với phụ huynh và địa phương.
Phụ huynh không chỉ tin tưởng giáo viên mà đặt niềm tin lớn vào tập thể nhà
trường về các hoạt động chăm sóc giáo dục. Nhà trường là địa chỉ tin cậy mà phụ
huynh tìm đến.Được địa phương quan tâm và ln sát cánh trong mọi hoạt động.
Qua đó, tôi thấy được biện pháp tôi hướng dẫn đã đáp ứng được yêu cầu đổi
mới trong công tác quản lý, phù hợp với xu thế xã hội, thực tiễn giáo viên của nhà
trường và địa phương.
* Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của trẻ khi áp dụng các biện
pháp:
20


Sau khi đưa các biện pháp trên vào thực tiễn tơi thấy giáo viên trong trường
đã từng bước hồn thiện. Nâng cao đạo dức nhà giáo trên mọi lĩnh vực. Biết quan
tâm ,chia sẻ , công bằng với trẻ. Đảm bảo các yêu cầu về phảm chất của một giáo
viên trong xã hội hiện đại.
Qua thời gian áp dụng biện pháp tơi khảo sát và có kết quả như sau


ST
T

Nội dung khảo sát

1

Giáo viên nắm vững
nội quy, quy chế của
nhà trường
Cách sử lý tình huống
của giáo viên
nhẹ
nhàng , tinh tế
Kết quả thực hiện việc
chăm sóc và giáo dục
trẻ
Trẻ yêu mến cơ và
thích được đến lớp.
Ý kiến phản hồi của
phụ huynh thơng qua
phiếu thăm dị.

2

3

4
5


Số
lượng

Đầu năm
Mức độ
Mức Mức Rất
đạt
tốt
tốt

Cuối năm
Mức độ
Mức Mứ Rất
đạt
c tốt tốt

33

25

8

7

26

33

24


9

5

28

33

23

10

5

28

60

32

28

25

35

60

30


30

7

53

(Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng tháng 03/2021 trên trẻ)
Nhìn vào bảng trên ta đã thấy rõ những thay đổi về chất lượng thực hiện các
nhiệm vụ của nhà trường trên lĩnh vực tư tưởng và đạo đức.

3. Kết luận, kiến nghị
3.1 Kết luận
Trước sự phát triển của xã hội đã kéo theo rất nhiều những bất cập cho
những người làm trong ngành giáo dục, đặc biệt là giáo viên mầm non. Hàng ngày
giáo viên tiếp xúc nhiều với trẻ, nhiều tình huống xảy ra liên quan đến vấn đề đạo
đức, như khi trẻ đùa nghịch, đánh nhau cơ sẽ sử lý tình huống đó như thế nào, khi
trẻ nghịch ngợm quá mức thái độ của cô giáo thế nào, rồi khi tổ chức cho trẻ ăn, trẻ
ngủ khi trẻ không ăn không ngủ cứ khóc địi mẹ, lúc đó cơ sẽ sử lý tình huống như
21


ra sao. Trẻ mầm non chưa có ý thức cao trong việc học tập, vui chơi, luôn làm theo
ý thức và ngẫu hứng, chưa làm theo sự hướng dẫn của cơ, ln muốn mình là trung
tâm của sự chú ý, trẻ tự nghĩ ra những trò, những câu hỏi, những thái độ kỳ quặc,
sự tranh giành nhau….. Tất cả những tình huống trên ln tạo cho giáo viên một
khối lượng cơng việc liên tục, khơng có lúc im lặng, khơng có lúc nghỉ ngơi, một
ngày bình qn 10 tiếng ở trường, 10 tiếng phải đối mặt với những tình huống đó
nên đơi khi gây căng thẳng, áp lực cho giáo viên. Nếu giáo viên khơng biết giữ
mình, khơng biết kìm chế, giáo viên đó có tính nóng nảy thì sẽ xảy ra hiện tượng

quát nạt, nói ra với trẻ những điều chưa hay và nghiêm trọng hơn là sẽ dẫn đến bạo
lực với trẻ.
Để giúp giáo viên giải quyết những bất cập trên tôi đã tâm huyết và thực hiện
đầy đủ các nội dung sau:
Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm
non thông qua các hoạt động của nhà trường.
Xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống
bạo lực học đường, thực hiện quy chế chặt chẽ.
Chỉ đạo giáo viên nâng cao hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
Là một tấm gương sáng về sự quan tâm chia sẻ, đồn kết nhân ái, sự cơng
bằng dân chủ trong tập thể.
Đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc để giảm áp lực đối với
giáo viên, kịp thời động viên, tôn vinh những tấm gương điển hình.
Sau một thời gian áp dụng biện pháp tơi đã xây dựng được lòng tin của giáo
viên, phụ huynh, cấp trên, lãnh đạo địa phương về một môi trường sư phạm an
toàn lành mạnh.
Giáo viên đã nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề đạo đức nhà giáo trong công
việc cũng như trong cuộc sống.
3.2. Kiến nghị:
Đối với bản thân:
Tích cực chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo,
thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ theo quy định,
22


Đối với giáo viên :
Tiếp tục nâng cao hơn nữa ý thức, vai trò trách nhiệm của một giáo viên ,
thực hiện nghiêm túc các hành vi đạo đức nghề nghiệp.
Đối với địa phương
- Quan tâm đến cơ sở vật chất của nhà trường

- Tiếp tục phối hợp tốt giữa các các ban ngành địa phương với nhà trường
và lực lượng xã hội trong việc tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường
Đối với phòng GD&ĐT
Tiếp tục quan tâm và chỉ đạo các nhà trường và giáo viên thực hiện tốt các
nhiệm vụ
Trên đây là một số“ Giải pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho giáo
viên mầm non” mà tôi đã áp dụng từ đầu năm học đến nay. Trong thời gian ngắn,
khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của HĐ đánh
giá để giải pháp thiết thực hơn và được đưa vào áp dụng rộng rãi tại các trường
mầm non./.
4. Cam kết:
Tôi xin cam đoan đây là các biện pháp của mình, không sao chép nội dung
của người khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Xác nhận của đơn vị công tác

Thọ Xuân, ngày 21 tháng 03 năm 2021
Người báo cáo

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
quy định về mơi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng, chống bạo
lực học đường;
Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2018-2025”;
Thông tư số 13/TT-BGD&ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 ban hành các quy

định về xây dựng trường học an tồn phịng chống tai nạn thương tích trong các cơ
sở giáo dục mầm non
Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8
BCH Trung ưởng Đảng đã chỉ rõ” Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào
tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”
Sách bồi dưỡng chuyên đề hè: 2018-2019-2020
Tập san Giáo dục mầm non và một số tài liệu có liên quan

24



×