Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

van 9K2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.74 KB, 177 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: 28/12
Tuần: 20; Tiết: 91, 92


<b>BÀN VỀ ĐỌC SÁCH</b>
( Trích )


Chu Quang Tiềm


<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của
văn bản.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức


- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.


2. Kĩ năng


- Biết đọc- hiểu một văn bản dịch (khơng sa đà vào phân tích ngơn từ)


- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.


3. Thái độ:


- Học sinh có ý thức quý trọng sách và có ý thức đọc sách trong thời gian rảnh rỗi.
- Biết chọn loại sách bổ ích, phù hợp với lứa tuổi học sinh.



- Không sử dụng, đọc, lưu trữ các loại sách, văn hoá phẩm độc hại…
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>
<i>1. Ổn định: 1’ </i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ </i>


GV: kiểm tra việc chuẩn bị bài
của học sinh.


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1. Giới thiệu bài: 1’</i>


Trò chuyện với học sinh bằng
những câu hỏi


- Em có thường đọc sách
không ?


- Loại sách nào ?
- Em đọc như thế nào ?


- Hôm nay, chúng ta cùng tìm
hiểu qua cách bàn về đọc sách
của nhà mĩ học, nhà lí luận văn
học trung Quốc: GS - TS Chu
Quang Tiềm .



<i>3.2. Tiến trình các hoạt động</i>


<b>Hoạt động 1: ( 20’ ) Hướng dẫn</b>
<b>học sinh tìm hiểu chung:</b>


GV: Dựa vào SGK hãy nêu những
nét chính về tác giả ? tác phẩm?
GV: chốt, lưu bảng


- Văn bản thuộc kiểu loại nào ?
GV: nghị luận - Giải thích một vấn
đề xã hội.


? Dưa vào yếu tố nào để xác định


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- HS: trả lời


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh trả lời


- HS phát biểu


- HS: phát biểu


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

kiểu loại ?



-> Dựa vào hệ thống luận điểm ,
cách lập luận và tên văn bản .


GV: Tìm bố cục đoạn trích ?


GV: gợi ý: Vì là đoạn trích nên
không đủ 3 phần . Xác định bố cục
ở đây thực chất là tìm hệ thống luận
điểm .


GV: Nhận xét


<b>Hoạt động 2: (60’) Hướng dẫn</b>
<b>học sinh đọc- hiểu văn bản:</b>


- Hướng dẫn cách đọc : đọc rõ
ràng, mạch lạc, giọng tâm tình
nhẹ nhàng như lời trò chuyện
(GV cùng 2 HS đọc)


- Cho HS tìm hiểu các từ cần chú
giải


GV: Tác giả đã lí giải tầm quan
trọng và sự cần thiết của việc đọc
sách đối với mỗi người như thế nào
xem đoạn 1.


- Mối quan hệ giữa học


vấn và đọc sách ra sao ?


- Theo tác giả , học vấn là
gì ?


- Tích lũy bằng cách nào ? ở đâu ?
-> Học vấn là thành tựu do tồn
nhân loại tích lũy ngày đêm mà có;
các thành tựu đó sở dĩ khơng bị vùi
lấp đi, đều do sách vở ghi chép, lưu
truyền lại.


- Tác giả khẳng định giá
trị của sách như thế nào ?


GV: chốt ý, lưu bảng


- Đọc sách có ý nghĩa ra
sao ?


GV: nhận xét


? Trong thời đại hiện nay , để trau
dồi học vấn, ngoài con đường đọc


- Học sinh xác định hệ
thống luận điểm


- HS đọc văn bản



- HS tìm hiểu từ khó


- HS trả lời


- HS: phát biểu
- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- Học sinh phát biểu
- HS: thảo luận –trình
bày


- Phương thức biểu đạt
chính: nghị luận


- Hệ thống luận điểm :
+ Học vấn không chỉ là
…phát hiện thế giới
mới: Sự cần thiết và ý
nghĩa của việc đọc
sách .


+ Lịch sử càng tến
lên…tiêu hao lực
lượng: Những khó
khăn nguy hại hay gặp
của việc đọc sách
trong tình hình hiện
nay.



+ Còn lại: Phương pháp
chọn sách và đọc sách.
<b>B. Đọc – hiểu văn</b>
<b>bản:</b>


<i><b>I. Nội dung</b></i>


<i>1. Luận điểm 1 : sự cần</i>
<i>thiết và ý nghĩa của</i>
<i>việc đọc sách.</i>


- Đọc sách là con
đường quan trọng của
học vấn (không phải là
con đường duy nhất ).
- Học vấn là thành


quả tích lũy lâu dài
của nhân loại .


- Tích lũy bằng sách
và ở sách.


=> Sách là kho tàng
quý báu lưu giữ tinh
thần nhân loại, ghi dấu
sự tiến hóa của nhân
loại .



- Đọc sách là trả nợ q
khứ, ơn lại kinh nghiệm
lồi người, hưởng thụ
kiến thức, lời dạy tâm
huyết của quá khứ.
- Đọc sách là chuẩn bị
hành trang trên con
đường học vấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sách ra cịn có những con đường
nào khác ( tìm ví dụ ) . So sánh con
đường đó với con đường đọc sách ?
GV: nhận xét


<b>HẾT TIẾT 1</b>


<b>- Đọc sách là con đường quan trọng</b>
của học vấn nhưng đọc sách có
phải rất dễ khơng ?


- Hãy kể ra những khó khăn và
nguy hại của việc đọc sách được
tác giả đề cập đến ?


GV: nhận xét


- Tác giả dùng nghệ thuật gì để
nói lên tác hại của khó khăn này ?
- > So sánh giống như đánh trận





- Tác giả dùng nghệ thuật gì để nói
lên việc chiếm lĩnh học vấn ?
-> So sánh giống như đánh trận …
GV: Từ những vấn đề vừa nêu , tác
giả đã chỉ ra phương pháp chọn và
đọc sách như thế nào là đúng đắn ,
có hiệu quả .


- Tác giả khuyên chúng ta nên
chọn sách như thế nào ?


GV: Bản thân em hiện nay cần
chọn sách nào ? có phải sách em
cần là mọi người đều cần khơng ?
Có khi nào sách này có giá trị với
người này nhưng không quan trọng
với người kia không ? Dẫn chứng ?
GV: chốt


- Theo tác giả chọn sách nên
hướng vào mấy loại ?


GV: nhận xét


- Đọc sách như thế nào là đúng
đắn ? Bản thân em thường đọc sách
như thế nào ?



GV: Liên hệ giáo dục : Nêu tác hại
của lối đọc hời hợt , đọc không
chọn lọc , đọc các loại sách phi văn
hóa …


- Văn bản có những nét đặc sắc
nghệ thuật gì ?


GV: gợi ý cho học sinh tìm
GV: chốt ý


- HS: trả lời


- HS: kể ra


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: phát biểu ý kiến


- HS: phát biểu ý kiến


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


<i>hại cả việc đọc sách</i>


<i>trong tình hình hiện</i>
<i>nay:</i>


- Sách


nhiều khiến cho
người đọc không
chuyên sâu .


- Sách


nhiều nên dễ lạc
hướng


-> Tự hại bản thân,
lãng phí thời gian, sức
lực, tiền bạc .


<i>3. Luận điểm 3:</i>
<i>Phương pháp chọn</i>
<i>sách và đọc sách .</i>


a. Chọn sách


- Không tham đọc
nhiều, đọc lung tung
mà phải chọn cho tinh,
đọc cho kĩ những
quyển nào thực sự có
giá trị, có lợi cho mình.



- Chọn sách nên hướng
vào 2 loại :


+ Loại phổ thông ,
+ Loại chuyên sâu .
b. Đọc sách :


- Đọc kĩ ,


đọc nhiều lần ,


- Đọc phải


ngẫm nghĩ, trầm
ngâm, tích lũy .
<i><b>II. Nghệ thuật</b></i>


- Bố cục chặt chẽ, hợp


- Dẫn dắt tự nhiên, xác
đáng bằng giọng
chuyện trị, tâm tình
của một học giả có uy
tín đã làm tăng tính
thuyết phục của bài
văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nêu ý nghĩa của văn bản ?


GV: chốt ý


GV: Gọi một học sinh đọc to mục
ghi nhớ SGK/7


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần</b>
củng cố và dặn dò).


<i> 4. Củng cố: 3’</i>


- Nêu cách chọn và đọc sách đúng ?
- Ý nghĩa văn bản ?


<i>5. Dặn dò : 1’ </i>


- Chuẩn bị tiết 93 : Khởi ngữ
- Học và nắm vững kiến thức vừa
học.


- Viết một đoạn văn ngắn, trình bày
điều mà em thấm thía nhất khi học
bài bàn luận về đọc sách.


- Nhận xét tiết học


- HS: trả lời


- Học sinh đọc



- Học sinh lắng nghe
câu hỏi và trả lời


- Học sinh lắng nghe


những cách ví von cụ
thể và thú vị…


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản</b></i>
Tầm quan trọng, ý
nghĩa của việc đọc sách
và cách lựa chọn sách,
cách đọc sách sao cho
hiệu quả.


<i>* Ghi nhớ: SGK/7</i>
<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
<b>- Lập lại hệ thống luận</b>
điểm trong toàn bài.
- Ôn lại những phương
pháp nghị luận đã học


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


******************


Ngày soạn: 02/01


Tuần: 20; Tiết: 93


<b>KHỞI NGỮ</b>
<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


- Nắm được đặc điểm và các công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Đặc điểm của khởi ngữ
- Công dụng của khởi ngữ
2. Kĩ năng:


- Nhận diện khởi ngữ ở trong câu
- Đặt câu có khởi ngữ ở trong câu
3. Thái độ:


Học sinh có ý thức dùng khởi ngữ để làm sáng rõ đề tài của câu
<b>III . Hướng dẫn thực hiện:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i> 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ </i>


Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh
.3.Bài mới: ( 40’)


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’</i>



Trong giao tiếp , khi sử dụng câu ,
ngồi 2 thành phần chính là C-V ra ,
ta cịn có thể dùng thêm thành phần
phụ khác đó là khởi ngữ . Khởi ngữ
là gì ? ta sẽ tìm ở tiết học hơm nay .
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (15’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung</b>


GV treo bảng phụ bài tập 1. Yêu cầu
HS xác định vị trí của các từ in
đậm ? (đứng trước chủ ngữ)


- Nó có quan hệ gì với vị ngữ
không ?


(không quan hệ trực tiếp)
GV: nhận xét


- Nếu bỏ nó thì có được khơng ? có
ảnh hưởng gì về cấu trúc câu
không ? (bỏ các từ in đậm thì vẫn
khơng ảnh hưởng gì đến cấu trúc
câu)


- Vậy các từ in đậm ấy có tác dụng
gì trong câu ? (nêu lên đề tài được
nói đến trong câu )



GV: nhận xét


- Trước các từ in đậm thường có
( hoặc dễ dàng thêm vào) các loại từ
nào ?


GV: chốt ý


GV: Các từ ngữ in đậm trong các
câu ở ví dụ trên, ta gọi đó là khởi
ngữ. Vậy khởi ngữ có đặc điểm,
cơng dụng gì?


GV: chốt ý


GV: gọi đọc ghi nhớ SGK/8


<b>Hoạt động 2: (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập</b>


số


- Học sinh lắng nghe


- HS: xác định các từ in
đậm theo yêu cầu
- HS: trả lời


- HS: nêu ý kiến



- Học sinh trả lời


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<b>I. Đặc điểm và công</b>
<i><b>dụng của khởi ngữ</b></i>
<i><b>trong câu</b></i>


* Xét ví dụ SGK/7
<i>1. </i>


a. Nghe gọi …còn
<b>anh , anh / khơng ghìm</b>
nổi xúc động .


b. Giàu , tôi cũng giàu
rồi .


c. Về các thể văn trong
<b>lĩnh vực văn nghệ ,</b>
chúng ta / có thể tin ở
tiếng ta, khơng sợ nó
thiếu giàu và đẹp.
<i>2. Thêm quan hệ từ</i>
<i>trước từ in đậm:</i>



a. Còn ( đối với ) anh


b.(Về ) giàu …


c. ( Về ) các thể văn
<b>trong lĩnh vực văn</b>
<b>nghệ </b>


* Kết luận:


- Đặc điểm của khởi
ngữ:


+ Là thành phần câu
đứng trước chủ ngữ để
nêu lên đề tài được nói
đến trong câu.


+ Trước khởi ngữ
thường có thêm các từ
như: về, đối với.


- Công dung: nêu lên
đề tài được nói đến
trong câu.


<i>* Ghi nhớ: SGK /8</i>
<b>B. Luyện tập</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Thực hành giải bài tập (cá nhân và
nhóm )


GV treo bảng phụ bài tập 1 với các
câu a , b, c, d, e, cho HS suy nghĩ và
xung phong lên bảng .


GV: nhận xét


GV chia 4 nhóm thực hành bài tập
2 , ghi bảng nhóm ( 3’)


GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần củng</b>
cố và dặn dị)


<i>4. Củng cố: 3’ </i>


Gọi 1-2 HS đọc lại ghi nhớ
<i>5. Dặn dò: 2’ </i>


- Chép và học thuộc ghi nhớ .


- Xem lại các bài tập đã thực hiện để
nắm vững thêm kiến thức .


- Chuẩn bị tiết 94 : Phép phân tích
<i>và tổng hợp ( Đọc kĩ văn bản Trang</i>


<i>phục và trả lời các câu hỏi bên dưới;</i>
đọc lại văn bản Bàn về đọc sách của
Chu Quang Tiềm ).


- Nhận xét tiết học


- HS: lên làm


- HS: thảo luận- trình
bày


- Học sinh đọc


- Học sinh lắng nghe về
thực hiện


a. Điều này …


b. Đối với chúng mình
c. Một mình …


d. Làm khí tượng…
e. Đối với cháu …
2. Chuyển phần in
<i>đậm trong câu cho sẵn</i>
<i>làm khởi ngữ</i>


a. Anh ấy làm bài cẩn
thận lắm → Làm bài
thì anh ấy cẩn thẩn


lắm.


b.Tôi hiểu rồi nhưng
tôi chưa giải được→
<b>Hiểu thì tơi hiểu rồi</b>
nhưng giải thì tơi chưa
giải được .


<b>C. Hướng dẫn tự học</b>
Tìm câu có thành phần
khởi ngữ trong một văn
bản đã học.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


******************
Ngày soạn: 02/01


Tuần: 20; Tiết: 94


<b>PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP</b>
<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


Hiểu và vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>



1. Kiến thức:


- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.


- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.


- Vận dụng hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc- hiểu văn bản nghị luận.
3. Thái độ:


Học sinh có ý thức vận dụng hai thao tác lập luận cơ bản trong văn nghị luận.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: (1’ )</i>
<i> 2. Kiểm tra: ( 2’ )</i>
Kiểm tra vở chuẩn bị


<i>3. Bài mới: </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: (1’) - Để làm</i>
rõ ý nghĩa của một sự vật , hiện
tượng nào đó, người ta thường dùng
phép phân tích và tổng hợp. Các
phép đó như thế nào ? ta cùng tìm
hiểu trong tiết học hôm nay .



<i> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1: ( 16’ ) hướng dẫn</b>
<b>học sinh tìm hiểu chung</b>


GV: Gọi HS đọc văn bản “Trang
phục” SGK/9


- Đoạn mở đầu , bài viết nêu ra một
loạt dẫn chứng về cách ăn mặc để
rút ra nhận xét về vấn đề gì ?


GV: nhận xét


- Hai luận điểm chính trong văn bản
là 2 luận điểm nào ?


GV: nhận xét


- Tác giả dùng phép lập luận nào để
rút ra 2 luận điểm đó ?


( cho HS tìm và chứng minh văn
bản dùng phép lập luận phân tích :


- Cơ gái


- Anh thanh niên
- Đi đám cưới
- Đi đám tang )



→ Liên hệ giáo dục cách ăn mặc
phù hợp lứa tuổi học sinh


- Vậy em hiểu thế nào là phép lập
luận phân tích ?


GV: chốt


- Sau khi đã nêu một số biểu hiện
của “quy tắc ngầm” về trang phục,
bài viết đã dùng phép lập luận gì để
chốt lại vấn đề ? phép lập luận này
thường đặt ở vị trí nào trong bài ?
- Thế nào là phép lập luận tổng
hợp ?


GV: chốt


- Trong một văn bản phép lập luận


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh đọc


- Học sinh trả lời


- Học sinh phát biểu


- HS: lắng nghe
- HS: thảo luận- trình
bày


- HS: trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh thảo luận –


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>* Tìm hiểu phép lập</b></i>
<i><b>luận phân tích và tổng</b></i>
<i><b>hợp</b></i>


a. Tác giả rút ra nhận xét
về vấn đề “ăn mặc chỉnh
tề ”.


Hai luận điểm chính :
- Phù hợp hoàn cảnh
( tuân thủ “quy tắc ngầm
” mang tính xã hội ),


- Phù hợp với đạo đức
( giản dị , hài hịa với
mơi trường xung quanh ).
-> Để xác lập 2 luận


điểm trên tác giả đã sử
dụng phép lập luận phân
tích .


=> Phép lập luận phân
tích là phép lập luận trình
bày từng bộ phận, từng
phương diện của một vấn
đề nhằm chỉ ra nội dung
của sự vật, hiện tượng.
b. Để chốt lại vấn đề , tác
giả dùng phép lập luận
tổng hợp bằng một kết
luận ở cuối văn bản “Thế
mới biết …trang phục
đẹp”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

phân tích và tổng hợp có quan hệ gì
với nhau khơng ?


GV: chốt ý


GV: Gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ
SGK/10


<b>Hoạt động 2: (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập</b>


Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong
văn bản Bàn về đọc sách của Chu


Quang Tiềm .


GV: Chia lớp thành 4 nhóm ,mỗi
nhóm giải quyết một mục ứng với
từng tên nhóm (riêng nhóm 4 thảo
luận sau khi 3 nhóm kia đã trình bày
xong )


1. Tác giả phân tích như thế nào để
làm sáng tỏ luận điểm : “Học vấn
không chỉ là chuyện đọc sách ,
nhưng đọc sách vẫn là con đường
quan trọng của học vấn ”


2. Tác giả đã phân tích những lí do
phải chọn sách để đọc như thế nào ?


3. Tác giả đã phân tích tầm quan
trọng của cách đọc sách như thế
nào ?


4. Qua đó , em hiểu phân tích có vai
trị như thế nào trong lập luận ?
GV: nhận xét


trình bày


HS đọc


- Học sinh thảo luận-


trình bày


=> Mối quan hệ qua lại
giữa hai phép lập luận:
tuy đối lập nhưng khơng
tách rời nhau. Phân tích
rồi phải tổng hợp thì mới
có ý nghĩa, mặt khác phải
dựa trên cơ sở phân tích
thì mới có thể tổng hợp
được.


<i>* Ghi nhớ (SGK )</i>
<b>B. Luyện tập</b>


<i>1. Phân tích luận đểm</i>
“ Học vấn không chỉ là
chuyện đọc sách , nhưng
đọc sách vẫn là con
đường quan trọng của
học vấn ” :


- Học vấn là thành quả
tích lũy của nhân loại
được lưu giữ và truyền
lại cho đời sau .


- Các thành quả đó do
sách vở ghi chép và lưu
truyền lại .



- Sách là kho tàng quý .
→ Đọc sách là hưởng thụ
kiến thức, là chuẩn bị
hành trang trên con
đường học vấn .


<i>2. Phân tích lí do để</i>
<i>chọn sách:</i>


- Sách nhiều, chất lượng
sách khác nhau nên phải
chọn sách tốt .


- Sách có nhiều loại nên
cần chọn sách đúng theo
yêu cầu .


<i>3. Phân tích tầm quan</i>
<i>trọng của cách đọc sách:</i>
- Đọc qua loa thì lãng
phí thời gian và sức lực .


- Đọc kĩ thì sẽ tập thành
nếp suy nghĩ sâu xa ,
trầm ngâm tích lũy .


- Có 2 loại sách cần
đọc : Kiến thức phổ
thông và kiến thức


chuyên ngành .


<i>4. Vai trò của phân tích</i>
<i>trong lập luận</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn tự</b>
<b>học (tích hợp vào củng cố và dặn</b>
dò)


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Thế nào là phép lập luận phân
tích ? phép lập luận tổng hợp?


- Nêu mối quan hệ giữa 2 phép lập
luận (phân tích và tổng hợp) ?


<i>5. Dặn dò: 2’</i>
- Học bài


- Chuẩn bị bài: Luyện tập phân tích
<i>và tổng hợp</i>


- Các nhóm chuẩn bị:
+ Nhóm 1 bài tập 1a
+ Nhóm 2 bài tập 1b
+ Nhóm 3 bài tập 2
+ Nhóm 4 bài tập 3
- Nhận xét tiết học



- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


và thuyết phục người đọc
người nghe (là một thao
tác bắt buộc trong văn
nghị luận ).


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Nắm được nội dung của
bài học.


- Biết thực hiện phép
phân tích và tổng hợp
trong những văn cảnh cụ
thể.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


******************


Ngày soạn: 02/01
Tuần: 20; Tiết: 95



<b>LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP</b>


<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


Có kĩ năng phân tích, tổng hợp trong lập luận.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức: Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng
hợp.


2. Kĩ năng:


- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc-hiểu và tạo lập
văn bản nghị luận.


3. Thái độ:


Học sinh có ý thức vận dụng hai thao tác lập luận cơ bản trong văn nghị luận.
<b> III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i> 2. Kiểm tra (4’)</i>


- Câu hỏi 1 : Thế nào là phép lập
luận phân tích ?


<i>-> Phân tích là trình bày từng</i>
<i>phương diện, từng khía cạnh của 1</i>


<i>vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự</i>
<i>việc, hiện tượng.</i>


- Câu hỏi 2 : Thế nào là phép lập
luận tổng hợp ?


<i>-> Tổng hợp là rút ra cái chung từ</i>
<i>những điều đã phân tích.</i>


<i>3.Bài mới </i>


<b>Hoạt động 1: (10’ ) Củng cố kiến</b>
<b>thức</b>


GV: giúp học sinh hệ thống hóa các
kiến thức đã học về phép lạp luận
phân tích và tổng hợp qua các câu
hỏi sau:


- Sự khác nhau giữa phép lập luận
phân tích và tổng hơp ?


- Đặc điểm của phép lập luận phân
tích và tổng hợp ?


- Cơng dụng của hai phép lập luận
phân tích và tổng hợp trong các văn
bản nghị luận ?


<b>Hoạt động 2: (25’) hướng dẫn học</b>


<b>sinh luyện tập</b>


Thực hành nhận diện phép lập luận
<i>trong đoạn văn .</i>


GV: Gọi đại diện nhóm 1đọc bài tập
1a


GV gợi ý – kết luận – ghi bảng


Tương tự nhóm 1 , nhóm 2 thực
hiện bài tập 1b ( GV gợi ý – kết luận
– ghi bảng )


số lớp


- Học sinh trả bài


- Học sinh suy nghĩ trả
lời


- Nhóm 1 đọc, trả lời
câu hỏi, các nhóm khác
bổ sung


- Nhóm 2 đọc, trả lời
câu hỏi, các nhóm khác
bổ sung


<b>A. Củng cố kiến thức:</b>



<b>B. Luyện tập:</b>


<i><b>I . Nhận diện phép lập</b></i>
<i><b>luận trong văn bản </b></i>


<i>Câu1.a ) Nêu luận điểm</i>
“ Thơ hay là hay cả hồn
lẫn xác , hay cả bài ”
* Phân tích theo trình tự :
- Cái hay thể hiện ở các
điệu xanh : xanh ao, xanh
bờ , xanh sóng …


- Cái hay thể hiện ở
những cử động : thuyền
nhích , sóng gợn , lá đưa
vèo …


- Cái hay thể hiện ở các
vần thơ : tử vận hiểm hóc
,kết hợp với từ , với
nghĩa chữ …


<i>Câu 1.b) Luận điểm “</i>
Mấu chốt thành đạt là ở
đâu”


* Phân tích nguyên
nhân :



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>Thực hành phân tích một vấn đề .</i>
GV: gọi nhóm 3 đọc bài tập 2 và
trình bày bản chất và tác hại của lối
học đối phó


GV gợi ý – kết luận – ghi bảng.


- Thế nào là học qua loa, đối phó ?
học như vậy để làm gì ?


GV: nhận xét


- Học như thế có tác hại gì khơng ?
GV: nhận xét


<i>Thực hành phân tích văn bản</i>


GV: gọi nhóm 4 trình bày, các nhóm
khác nhận xét – bổ sung - GV kết
luận .


<b>Hoạt động 3: (5’) Hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần củng</b>
cố và dặn dị)


<i>4. Củng cố: ( 3’)</i>


Cho HS nhắc lại thế nào là phép



- Nhóm 3 đọc, trả lời
câu hỏi, các nhóm khác
bổ sung


- Nhóm 4 đọc, trả lời
câu hỏi, các nhóm khác
bổ sung


- Chủ quan ( điều kiện đủ
) : tinh thần kiên trì phấn
đấu , học tập không mệt
mỏi và không ngừng trau
dồi phẩm chất tốt đẹp về
đạo đức .


<i><b>II. Phân tích một vấn đề</b></i>
<i>Câu 2 : Phân tích bản</i>
chất của lối học đối phó
để nêu tác hại .


* Bản chất :


- Cũng đến lớp, cũng đọc
sách, cũng có điểm thi,
cũng có bằng cấp …( có
hình thức học tập ).
- Kiến thức rỗng, khơng
biết gì (khơng có thực
chất).



* Tác hại :


- Với xã hội: gánh nặng
lâu dài về kinh tế, tư
tưởng, đạo đức, lối sống
- Với bản thân: khơng có
hứng thú trong học tập
→ hiệu quả học tập ngày
càng kém → ra đời
khơng có việc làm hoặc
không được trọng dụng .
<i><b>III. Phân tích một văn</b></i>
<i><b>bản</b></i>


Câu 3 : Phân tích các lí
do khiến mọi người phải
đọc sách ( dựa vào văn
bản Bàn về đọc sách –
Chu Quang Tiềm )


- Sách là kho tri thức
được tích lũy từ hàng
nghìn năm của nhân
loại . Vì vậy , ai muốn
hiểu biết đều phải đọc
sách .


- Không đọc sách sẽ bị
lạc hậu vì tri thức trong
sách bao gồm những kiến


thức khoa học và kinh
nghiệm thực tiễn đã đúc
kết lại .


- Càng đọc sách thì mới
thấy kiến thức nhân loại
mênh mơng …


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

lập luận phân tích ? lập luận tổng
hợp ?


<i>5. Dặn dò: ( 2’ )</i>


- Về thực hiện bài tập số 4 còn lại :
Viết đoạn văn tổng hợp những điều
đã phân tích trong bài Bàn về đọc
<i>sách .</i>


- Chuẩn bị tiết 96-97 : Tiếng nói của
<i>văn nghệ ( đọc kĩ văn bản và trả lời</i>
các câu hỏi ở SGK ) .


- Nhận xét tiết học


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe về
thực hiện


Lập dàn ý cho một bài


văn nghị luận. Trên cơ sở
đó lựa chọn phép lập
luận phân tích hay tổng
hợp phù hợp với nội
dung dàn ý để triển khai
thành một đoạn văn.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


*******************


Ngày soạn: 07/01


Tuần: 21; Tiết: 96, 97


<b>TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ</b>
(Nguyễn Đình Thi)
<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con
người.


- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng</b>



1. Kiến thức:


- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
2. Kĩ năng:


- Đọc – hiểu một văn bản nghị luận.


- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.


- Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Thái độ:


Thêm yêu mến nền văn hoá, văn nghệ của dân tộc.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra ( 5’)</i>


Câu hỏi 1 : Hãy cho biết theo Chu
Quang Tiềm việc đọc sách cần thiết
và có ý nghĩa như thế nào ?


GV: Nhận xét và cho điểm


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Câu hỏi 2 : Cũng theo Chu Quang
Tiềm , hãy nêu phương pháp chọn
sách và đọc sách ?


GV: Nhận xét và cho điểm
<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: (1’) - Nguyễn</i>
Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : văn,
thơ, nhạc, lí luận phê bình đồng thời
là nhà quản lí, lãnh đạo văn nghệ
Việt Nam nhiều năm . Bài Tiếng
<i>nói của văn nghệ được viết trên</i>
chiến khu Việt Bắc trong thời kì
kháng chiến chống Pháp, khi chúng
ta đang xây dựng nền văn nghệ mới
đậm đà tinh thần dân tộc, khoa học,
đại chúng, gắn bó với cuộc chiến vĩ
đại của toàn dân. Trong hoàn cảnh
và trình độ văn nghệ khi ấy, ta càng
thấy được sự sâu sắc các ý kiến của
nhà văn.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (23’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung.</b>


- Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về
tác giả và tác phẩm ?



- Phương thức biểu đạt chính của
văn bản là phương thức nào ?


- Bố cục của văn bản ra sao? Nội
dung chính của từng đoạn ?


GV: chốt: Chia làm 3 luận điểm
chính:


+ Luận điểm 1: Từ đầu  <i>cách</i>
<i>sống của tâm hồn: Nội dung của văn</i>
nghệ.


+ Luận điểm 2: Tiếp theo  <i>tiếng</i>
<i>nói của tình cảm: Nghệ thuật với đời</i>
sống tình cảm của con người.


+ Luận điểm 3: Còn lại: Sức mạnh
là kì diệu, khả năng cảm hoá văn
nghệ.


<b>Hoạt động 2: (55’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh đọc- hiểu văn bản</b>


GV: Yêu cầu đọc: Giọng mạch lạc,
rõ ràng , diễn cảm các dẫn chứng thơ
GV: Gọi 3 HS đọc


GV: Hướng dẫn tìm hiểu từ khó :


ngồi những từ đã chú giải ở SGK ,


<i>khứ; Đọc sách là</i>
<i>chuẩn bị hành trang</i>
<i>trên con đường học</i>
<i>vấn).</i>


- HS trả lời (Chọn sách
<i>thực sự có giá trị</i>
<i>hướng vào 2 loại phổ</i>
<i>thông và chuyên sâu;</i>
<i>Đọc kĩ, nhiều lần và</i>
<i>trầm ngâm, tích lũy)</i>


- HS: lắng nghe


- HS: phát biểu


- HS: trả lời
- HS: trả lời


- HS lắng nghe
- Học sinh đọc
- HS tìm hiểu các từ


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả: Nguyễn Đình</b></i>
Thi (1924-2003) bước
vào con đường sáng tác,
hoạt động văn nghệ từ


trước CMT8 năm 1945.
Không chỉ gặt hái được
thành công ở các thể loại
thơ, kịch, âm nhạc, ơng
cịn là một cây bút lí luận
phê bình có tiếng.


<i><b>2. Tác phẩm: Tiếng nói</b></i>
<i>của văn nghệ viết 1948 –</i>
thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống thực
dân Pháp.


<i>a. Phương thức biểu đạt</i>
<i>chính: nghị luận</i>


<i>b. Bố cục: 3 đoạn</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

có thể cho HS nêu thêm một số từ
khác .


VD : Phật giáo diễn ca (bài thơ dài
nôm na, dễ hiểu về nội dung đạo
phật) ; phẫn kích (căm phẫn cao độ,
tinh thần bị kích động mạnh mẽ ) ;
văn nghệ (viết tắt của văn học và
nghệ thuật ).


GV: cho học sinh xem lại luận điểm
1



? Theo em chất liệu để tạo nên các
tác phẩm nghệ thuật được lấy từ
đâu?


? Khi lấy chất liệu từ ngồi đời để
sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, đó có
phải là sự sao chép y nguyên hay
không?


GV: Trong tác phẩm của mình; Nam
Cao đã có lần phát biểu: "Người nghệ
<i>sĩ không nên là những người thợ</i>
<i>khéo tay, chỉ biết làm theo một vài</i>
<i>kiểu mẫu đưa cho … người nghệ sĩ</i>
<i>phải biết khơi những nguồn chưa ai</i>
<i>khơi và sáng tạo những gì chưa ai</i>
<i>có". Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn</i>
Du đã phản ánh bộ mặt của xã hội
phong kiến, thế kỉ XVIII – XIX
nhưng hơn nữa nó có sức sống lâu
bền bởi nó thể hiện tài năng, tâm
huyết tấm lòng thương cảm của
Nguyễn Du với thân phận người phụ
nữ Việt Nam dưới chế độ phong
kiến.


? Với nội dung phản ánh như vậy,
văn nghệ đem đến cho người đọc,
người nghe những gì?



? Phân tích các dẫn chứng trong tác
phẩm để làm sáng tỏ điều đó?


( dẫn vào tác phẩm của Nguyễn Du
và của văn hào nước Nga
LépTôn-xtôi..)


GV : nhận xét


? Em hiểu gì về câu nói: "Mỗi tác
<i>phẩm lớn như rọi vào bên trong</i>
<i>chúng ta một ánh sáng riêng, không</i>
<i>bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy</i>
<i>giờ biến thành của ta, và chiếu toả</i>
<i>lên mọi việc chúng ta sống mọi con</i>
<i>người chúng ta gặp, làm cho thay</i>
<i>đổi hẳn mắt ta nhìn, có ta nghĩ."?</i>
-> Câu nói cho ta hiểu giá trị của


khó


- HS: xem luận điểm 1


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS phát biểu



- HS: phân tích


- Học sinh thảo luận-
trình bày


<i>1. Nội dung phản ánh</i>
<i>văn nghệ:</i>


- Văn nghệ phản ánh
những chất liệu hiện thực
qua lăng kính chủ quan
của người nghệ sĩ.


- Văn nghệ tác động đến
nhận thức và gây cho
người đọc những rung
cảm trong tâm hồn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

những tác phẩm văn nghệ chân
chính, tác phẩm ấy khơng bao giờ
nhồ đi, nó có sức sống bất diệt
trường tồn, nó có tác dụng tới nhận
thức, tình cảm, hành động của con
người, giáo dục con người, hướng
con người tới giá trị chân thiện mỹ ở
đời.


- Tác phẩm Văn nghệ chân chính
khơng nên là những lời thuyết giáo
sng mà nó phải xuất phát từ sự


xung đột trăn trở, yêu ghét, vui buồn
của tác giả…


GV: Yêu cầu HS xem luận điểm 2
? Theo em, cuộc sống con người có
thể thiếu tiếng nói cuả văn nghệ
được khơng? Vì sao?


-> Cuộc sống con người không thể
thiếu tiếng nói của văn nghệ, văn
nghệ là đời sống văn hoá tinh thần
của con người góp phần làm cho
cuộc sống thêm phong phú, tốt đẹp
hơn.


? Dựa vào văn bản và cho biết, văn
nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời
sống tình cảm của con người?


GV : nhận xét


? Theo tác giả chỗ đứng của văn
nghệ là ở đâu?


(chỗ đứng của văn nghệ…của chúng
ta)


? Em hiểu gì về câu nói của
Tơn-xtơi: "Nghệ thuật là tiếng nói của
<i>tình cảm"</i> ?



-> Nghệ thuật là tiếng nói của tình
cảm người nghệ sĩ truyền đến cho
bạn đọc.


? Em có thể nhận xét như thế nào về
những lý lẽ, dẫn chứng mà tác giả
đưa ra để lập luận? (tiêu biểu, cụ thể,
sinh động, thuyết phục…)


-> Dẫn chứng đưa ra tiêu biểu, cụ
thể, sinh động, lập luận chặt chẽ đầy
sức thuyết phục, phân tích một cách
thầm kín theo sự cần thiết của văn
nghệ đối với đời sống con người.
GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào
phần 3 của văn bản.


? Văn nghệ là hiện thực khách quan
được phản ánh qua lăng kính chủ
quan của người nghệ sĩ. Tác phẩm


HS: làm theo yêu cầu
- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: lắng nghe
- HS: trả lời



- HS: trả lời


- HS: trả lời


- Học sinh theo dõi


<i>2. Vai trò và ý nghĩa của</i>
<i>văn nghệ với đời sống</i>
<i>tình cảm của con người:</i>


- Trong những hoàn cảnh
con người bị ngăn cách
với cuộc sống, tiếng nói
văn nghệ nối họ với cuộc
sống bên ngoài.


- Những tác phẩm văn
nghệ hay hay ln ni
dưỡng, làm cho đời sống
tình cảm con người thêm
phong phú. Qua văn
nghệ, con người trở lên
lạc quan hơn, biết rung
cảm và biết ước mơ.


<i>3. Sức mạnh kì diệu, khả</i>
<i>năng cảm hoá của văn</i>
<i>nghệ:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

nghệ thuật chân chính tác động


mạnh tới đời sống tình cảm con
người. Vậy theo em, văn nghệ có
sức cảm hố như thế nào với con
người?


GV: Qua tình cảm, văn nghệ lay
động tồn bộ con tim khối óc chúng
ta, "Nghệ thuật khơng đứng ngoài trỏ
<i>vẽ cho ta đường đi… sống được</i>
<i>nhiều hơn nghệ thuật giải phóng</i>
<i>được cho con người… đời sống tâm</i>
<i>hồn xã hội". </i>


GV: Liên hệ giáo dục HS rèn luyện
thói quen đọc sách báo văn nghệ
giúp nhận thức và xây dựng chính
mình .


- Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ
thuật nghị luận của Nguyễn Đình
Thi qua bài tiểu luận ?


GV: gợi ý (về bố cục, lập luận,
giọng văn…)


GV: nhận xét


- Nêy ý nghĩa của văn bản ?
GV: chốt



<b>Hoạt động 3 (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần củng</b>
cố và dặn dị).


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Qua bài tiểu luận , em hiểu gì vai
trị và tác dụng của văn nghệ ?


- Em có nhận xét gì về cách viết của
tác giả ?


<i>5. Dặn dị: 2’ </i>


- Về học và nắm vững nội dung vừa
tìm hiểu .


- Làm bài tập: chọn tác phẩm văn
nghệ mà em yêu thích, nêu ý nghĩa,
tác động của tác phẩm ấy đối với
em.


- Chuẩn bị tiết 98: Các thành phần
<i>biệt lập .</i>


- Nhận xét tiết học.


- Học sinh thảo luận –
trình bày



- HS: lắng nghe


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


khả năng cảm nhận,
thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng
con người khỏi những
giới hạn chật hẹp của đời
sống.


 Tóm lại: Nghệ thuật là
tiếng nói của tình cảm.
Nó có sức mạnh kì diệu,
sức mạnh cảm hoá to lớn
hướng con người đến giá
trị chân – thiện – mĩ ở
đời.


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Có bố cục chặt chẽ, hợp
lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Có lập luận chặt chẽ,


giàu hình ảnh; dẫn chứng
phong phú, thuyết phục.
- Có giọng văn chân
thành, say mê làm tăng
sức thuyết phục và tính
hấp dẫn của văn bản.
<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
Nội dung phản ánh của
văn nghệ, công dụng và
sức mạnh kì diệu của văn
nghệ đối với cuộc sống
của con người.


<b>C . Hướng dẫn tự học:</b>
- Trình bày những tác
động, ảnh hưởng của một
tác phẩm văn học đối với
bản thân.


- Lập lại hệ thống luận
điểm của văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

………
………
………
………


****************


Ngày soạn: 07/01


Tuần: 21; Tiết: 98


<b>CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP</b>
<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán
trong câu.


- Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán.
- Công dụng của các thành phần trên.


2. Kĩ năng:


- Nhận biết thành phần tình thái và cảm thán trong câu.
- Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.


3. Thái độ: Học sinh biết sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lý và có hiệu quả
trong câu.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: (1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra: (3’)</i>



Câu hỏi 1 : Khởi ngữ là gì ? Cho
ví dụ .


<i>-> Khởi ngữ là thành phần câu</i>
<i>đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề</i>
<i>tài được nói đến trong câu, trước nó</i>
<i>có thể thêm các từ về, đối với</i>


VD: Giàu, tôi cũng giàu rồi.


Câu hỏi 2 : Chuyển câu sau thành
câu có khởi ngữ .


Ai cũng căm ghét cái ác.
<i>-> Cái ác, ai cũng căm ghét.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài:(1’) - Trong câu,</i>
các bộ phận có chức năng,vai trị
khơng đồng đều nhau. Có những bộ
phận trực tiếp diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nhưng có những bộ phận
khơng trực tiếp nói lên sự việc mà
được dùng để nêu lên thái độ của
người nói đối với sự việc nói trong
câu hoặc của người nói đối với


- Lớp trưởng báo cáo sĩ


số


- Học sinh lên trả bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

người nghe. Chúng ta sẽ tìm hiểu
vấn đề này trong tiết học hơm nay .
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động</i>


<b>Hoạt động 1: (15’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung.</b>


<i>* Tìm hiểu về thành phần tình thái</i>
GV: Gọi nhóm 1 treo bảng phụ ghi
bài tập a,b mục I và đọc bài tập.
- Các từ ngữ in đậm trong câu thể
hiện nhận định của người nói đối với
sự việc nêu ở trong câu như thế
nào ? ( sự việc trong câu a,b là sự
việc gì ? ngồi các từ ngữ in đậm đó
ra cịn có thể có những từ ngữ nào
khác để thể hiện thái độ của người
nói đối với sự việc nêu ở trong câu ?
).


- Nếu khơng có những từ in đậm đó
thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng
có khác đi khơng ? Vì sao ?


GV: Các từ in đậm đó gọi là phần
tình thái.Vậy thành phần tính thái


trong câu có tác dụng gì ?


GV: chốt ý


<i>* Tìm hiểu về thành phần cảm thán</i>
GV: Gọi nhóm 2 treo bảng phụ ghi
bài tập a,b mục II và đọc bài tập.
- Các từ ngữ in đậm trong câu trên
có chỉ sự vật hay sự việc gì khơng ?
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu
mà chúng ta hiểu được tại sao người
nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi ?


- Các từ ngữ in đậm có dùng để gọi
ai khơng? dùng để làm gì ? Ngồi
các từ đó ra , cịn có những từ ngữ
nào khác dùng với chức năng như
trên ?


- Nếu bỏ đi các từ in đậm đó thì
nghĩa sự việc của câu có thay đổi gì
khơng ?


GV: Các từ in đậm đó gọi là thành
phần cảm thán. Em hiểu thành phần
cảm thán dùng để làm gì ?


GV: chốt ý


GV: Thành phần tình thái và thành



- Học sinh làm theo
yêu cầu


- HS: trả lời


- Học sinh trả lời


- HS: Phát biểu


- Học sinh làm theo
yêu cầu


- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>I. Thành phần tình thái</b></i>
<i>1. Thể hiện nhận định</i>
<i>của người nói đối với sự</i>
<i>việc trong câu:</i>


a. Từ chắc : độ tin cậy
cao đối với sự việc (chắc


chắn là , hẳn là …).
b.Từ có lẽ : độ tin cậy
chưa cao (hình như,
dường như, có vẻ như
…).


<i>2. Nếu không có từ in</i>
<i>đậm đó : Sự việc câu vẫn</i>
khơng thay đổi vì các từ
ngữ in đậm ấy chỉ thể
hiện sự nhận định của
người nói đối vói sự việc
trong câu .


<b>=> Thành phần tình thái</b>
là thành phần được dùng
để thể hiện cách nhìn của
người nói đối với sự việc
được nói đến trong câu.
<i><b>II. Thành phần cảm</b></i>
<i><b>thán</b></i>


- Các từ in đậm không
chỉ sự vật hay sự việc
trong câu.


- Nhờ những phần tiếp
theo sau các tiếng đó giải
thích cho người nghe biết
tại sao người nói kêu lên


như vậy.


- Các từ in đậm đó
khơng để gọi ai cả mà
dùng bộc lộ trạng thái
tâm lí của người nói (các
từ khác : á , chao ơi , eo
ôi …).


- Bỏ các từ in đậm, nghĩa
sự việc cũng không thay
đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

phần cảm thán gọi là thành phần biệt
lập .


- Em hiểu thành phần biệt lập là gì ?
(Là thành phần khơng tham gia vào
việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu).


GV: Gọi 2 HS đọc to lại phần ghi
nhớ


<b>Hoạt động 3: (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


GV: Cho nhóm 3, 4 treo bảng phụ
ghi nội dung bài tập 1 phần luyện
tập. Cho HS xác định yêu cầu bài
tập và thực hiện cá nhân .



Bài tập 2,3 giáo viên hướng dẫn học
sinh thảo luận theo nhóm.


- Nhóm 1,2 thực hiện bài tập 2


- Nhóm 3,4 thực hiện bài tập 3
GV: nhận xét


Bài tập 4: GV hướng dẫn về nhà :
Viết đoạn văn ngắn nói về cảm xúc
của em khi được thưởng thức một
tác phẩm văn nghệ (truyện , thơ ,
phim, ảnh , tượng …), trong đoạn
văn đó có câu chứa thành phần tình
thái hoặc cảm thán .


<b>Hoạt động 3: (5’) Hướng dẫn tự</b>
<b>học (tích hợp vào phần củng cố và</b>
dặn dò)


<i>4. Củng cố: (3’) </i>


- HS: trả lời


- HS: đọc


- Học sinh làm theo
hướng dẫn



- Học sinh thảo luận
trình bày. Nhóm khác
nhận xét


- Học sinh lắng nghe về
thực hiện


mừng, giận…); có sử
dụng những từ ngữ như:
chao ôi, a, ơi, trời ơi…
Thành phần cảm thán có
thể tách ra thành một câu
rêng theo kiểu câu đặt
biệt.


<i>* Ghi nhớ: SGK/18</i>
<b>B. Luyện tập</b>


1. Xác định thành phần
tình thái, cảm thán trong
câu :


a.Có lẽ (tình thái )
b. Chao ơi (cảm thán )
c. Hình như (tình thái )
d. Chả nhẽ (tình thái )
2.Trình tự tăng dần độ tin
cậy: Dường như, hình
như, có vẻ như, có lẽ,
chắc là, chắc hẳn, chắc


chắn.


3. Chọn từ cho sẵn theo
mức độ cao của sự tin
cậy


- Hình như: độ tin cậy
thấp .


- Chắc: độ tin cậy trung
bình .


- Chắc chắn: độ tin cậy
cao .


-Tác giả (Nguyễn Quang
Sáng -Chiếc lược ngà )
chọn từ chắc trong “Với
lòng mong nhớ của anh,
<b>chắc anh nghĩ rằng, con</b>
anh sẽ chạy xơ vào lịng
anh, sẽ ôm chặt lấy cổ
anh ” vì :


- Theo huyết thống thì
mọi việc phải diễn ra như
vậy .


- Theo thời gian xa
cách ,mọi việc có thể


khơng diễn ra như vậy .


4. Viết đoạn văn ngắn
( về nhà


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Thành phần tình thái là gì?


- Thành phần cảm thán có cơng
dụng gì ?


<i>5. Dặn dị: ( 1’ )</i>
- Về học bài


- Về làm bài tập 4 còn lại .


- Chuẩn bị tiết 99: Nghị luận về một
<i>sự việc , hiện tượng đời sống (Đọc</i>
kĩ văn bản Bệnh lề mề và trả lời các
câu hỏi bên dưới; Chuẩn bị kĩ nội
dung phần luyện tập ) .


- Nhận xét tiết học .


- Học sinh trả lời


- HS: lắng nghe


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………


………
………
………


*********************
Ngày soạn: 08/01


Tuần: 21; Tiết: 99


<b>NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG</b>
<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
2. Kĩ năng:


Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Thái độ:


Học sinh biết lựa chọn vấn đề nghị luận, có ý thức suy nghĩ trước những sự việc,
hiện tượng xã hội trong cuộc sống để tuyên truyền, giáo dục bản thân và bạn bè xung
quanh.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>



<i>1. Ổn định (1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra: (3’) Giáo viên kiểm tra</i>
sự chuẩn bị của học sinh.


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1. Giới thiệu bài: 1’- Hàng ngày,</i>
xung quanh chúng ta có rất nhiều sự
việc, hiện tượng xảy ra mà chúng ta
ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh
giá chúng về các mặt đúng / sai,
lợi / hại, tốt / xấu như: một vụ cãi
nhau, đánh nhau; quay cóp trong
giờ kiểm tra; trẻ em hút thuốc lá;
đam mê trò chơi điện tử mà bỏ bê
việc học; vứt rác bừa bãi làm ô


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

nhiểm môi trường


Hôm nay chúng ta tìm hiểu cách
nghị luận về một sự việc, hiện
tượng ấy trong đời sống.


<i> 3.2 Tiến trình các hoạt động</i>



<b>Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung</b>


GV: gọi 3 HS lần lượt đọc văn bản
“Bệnh lề mề”


- Văn bản bàn luận hiện tượng gì ?
- Nguyên nhân nào gây nên hiện
tượng đó ?


- Hiện tượng đó có tác hại gì ?
- Phần cuối bài nêu lên vấn đề gì ?
- Em nhận thấy bố cục bài viết như
thế nào ?


GV: Bài văn trên đã nghị luận về
một sự việc, hiện tượng trong đời
sống .


- Vậy em hiểu nghị luận về sự việc,
hiện tượng trong đời sống là làm gì ?
- Yêu cầu nội dung, hình thức nghị
luận kiểu này ra sao ?


GV: nhận xét


GV: gọi học sinh đọc to phần ghi
nhớ SGK


- HS: đọc


- HS: trả lời
- HS: trả lời


- HS: trả lời
- HS: trả lời
- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- Học sinh đọc


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>* Tìm hiểu bài nghị</b></i>
<i><b>luận về một sự việc,</b></i>
<i><b>hiện tượng trong đời</b></i>
<i><b>sống</b></i>


1. Tìm hiểu văn bản:
“Bệnh lề mề – Phương
Thảo”.


- Văn bản bàn về hiện
tượng “lề mề” trong
cuộc sống .


- Nguyên nhân: Thiếu
tự trọng, chưa biết tôn
trọng người khác, thiếu


ý thức trách nhiệm .


- Tác hại: Mất thời
gian, làm phiền người
khác, làm nảy sinh cách
đối phó.


- Phần cuối: đưa ra giải
pháp khắc phục.


- Bố cục bài viết mạch
lạc: Nêu hiện tượng →
phân tích các nguyên
nhân, tác hại → giải
pháp khắc phục .


2. Kết luận


- Nghị luận về một sự
việc, hiện tượng trong
đời sống xã hội là bàn về
một sự việc, hiện tượng
có ý nghĩa đối với xã
hội, đáng khen, đáng chê
hay có vấn đề đáng suy
nghĩ.


- Những yêu cầu đối với
một bài văn nghị luận về
sự việc, hiện tượng đời


sống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập</b>


Bài tập 1: Thảo luận (5’) thi đua tìm
các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu
dương của các bạn trong nhà trường
và ngoài xã hội (nhóm nào tìm được
nhiều , đúng coi như là thắng)


Bài tập 2 : Hướng dẫn về nhà thực
hiện .


<b>Hoạt động 3: (5’) Hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào củng cố</b>
và dặn dị)


<i>4. Củng cố : (3’) </i>


- Thế nào là nghị luận về một sự
việc, hiên tượng trong đời sống ?
- Nêu những yêu cầu về nội dung và
hình thức ?


<i>5. Dặn dị: (2’’)</i>
- Học bài


- Hoàn thành bài tập 2 ( luyện tập ) .
- Chuẩn bị tiết 100 : Cách làm nghị


<i>luận về một sự việc , hiện tượng đời</i>
<i>sống (đọc kĩ bài học, mỗi em chuẩn</i>
bị 1 đề bài về sự việc, hiện tượng
môi trường sống xung quanh chúng
ta ).


- Nhận xét tiết học


- HS: thảo luận- trình
bày


- HS: lắng nghe về thực
hiện


- Trả lời


- Lắng nghe


Ghi nhớ (SGK )
<b>B. Luyện tập</b>


Bài tập 1: Các sự việc,
hiện tượng tốt, đáng biểu
dương của các bạn trong
nhà trường, ngoài xã
hội:


- Giúp bạn học tốt
- Góp ý phê bình khi
bạn có khuyết điểm


- Nhặt được của rơi, trả
người đánh mất


- Tổ chức công việc thu
gom rác thải


Bài tập 2: Hiện tượng
hút thuốc lá và hậu quả
của nó đáng để ta viết
một bài nghị luận :
- Nó liên quan đến vấn
đề sức khỏe của người
hút, của cộng đồng và
vấn đề nòi giống .


- Nó liên quan đến vấn
đề mơi trường: khói
thuốc gây bệnh cho
những người xung
quanh.


- Gây tốn kém tiền bạc.
<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
Dựa vào dàn ý, viết đoạn
văn nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời
sống


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



………
………
………
………


******************
Ngày 08/01


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI</b>
<b>SỐNG</b>


<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


Rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức


- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống.
-> Tích hợp giáo dục bảo vệ mội trường.


2. Kĩ năng


- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống.


- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.


3. Thái độ: Học sinh có ý thức quan tâm khen, chê trước những sự việc, hiện tượng


tốt, xấu trong đời sống để giáo dục bản thân, bạn bè…


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định lớp: ( 1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra ( 3’)</i>


Câu hỏi 1: Nghị luận về một sự
việc, hiện tượng trong đời sống là
gì ? Hình thức trình bày như thế
nào ?


GV: Nhận xét và cho điểm


<i>->Là bàn về một sự việc, hiện tượng</i>
<i>có ý nghĩa đối với xã hội, đáng</i>
<i>khen, chê hay có vấn đề đáng suy</i>
<i>nghĩ. Hình thức: có luận điểm rõ</i>
<i>ràng, luận cứ xác thực, bố cục mạch</i>
<i>lạc.</i>


Câu hỏi 2: Yêu cầu về nội dung của
bài nghị luận về một sự việc, hiện
tượng trong đời sống ra sao ?


GV: Nhận xét, cho điểm


<i>->Nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn</i>


<i>đề, phân tích các mặt đúng, sai, lợi,</i>
<i>hại.</i>


<i>3.Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Muốn làm tốt</i>
một bài nghị luận về một sự việc,
hiện tượng đời sống thì chúng ta
cần thực hiện như thế nào. Tiết học
hôm nay giúp chúng ta hiểu điều
đó.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (15’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh củng cố kiến thức</b>


GV: hướng dẫn học sinh hệ thống
các kiến thức đã học về kiểu văn bản
nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống qua các câu hỏi sau:


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh trả lời


- HS: lắng nghe



HS trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

- Nghị luận về một sự việc, hiện
tượng trong đời sống là gì ?


- Nêu những yêu cầu về nội dung và
hình thức đối với kiểu bài này ?
-> Giáo viên khắc sâu kiến thức cho
học sinh.


<b>Hoạt động 2: (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập</b>


GV: Gọi 4 HS lần lượt đọc 4 đề làm
văn ở SGK. Cho 4 nhóm thảo luận
(5’) để tìm điểm giống nhau giữa
các đề .


GV: gọi đại diện nhóm trình bày,
cho các nhóm khác bổ sung – GV
kết luận .


GV: cho học sinh thử ra một vài đề
khác theo mẫu trên


GV: nhận xét


GV: yêu cầu HS xem mục II SGK
(trang 23) lần lượt trả lời theo câu


hỏi:


- Thông thường trước khi làm một
bài văn thao tác đầu tiên là ta làm
gì ? ( tìm hiểu đề và tìm ý ) ? Thế
nào là tìm hiểu đề và tìm ý ?


GV: kết hợp phân tích, hướng dẫn
cách tìm hiểu đề và tìm ý thơng qua
đề bài làm văn .


- Sau khâu tìm ý thì ta làm gì ? (lập
dàn bài) lập dàn bài là làm sao ? (sắp
xếp các ý theo bố cục) bố cục bài
văn thông thường gồm mấy phần ?
( 3 phần) nhiệm vụ của từng phần ? .
GV: kết hợp phân tích, hướng dẫn
cách lập dàn bài thông qua đề bài
làm văn .


- HS: đọc


- HS: thảo luận- trình
bày


- HS: làm theo yêu cầu


- HS: trả lời


- HS: phát biểu



- HS: lắng nghe


- HS: phát biểu


<b>B. Luyện tập:</b>


<i><b>I. Đề bài nghị luận về</b></i>
<i><b>một sự việc , hiện tượng</b></i>
<i><b>trong đời sống</b></i>


* Điểm giống nhau giữa
các đề :


Cấu tạo gồm 2 phần
- Phần 1: Nêu một sự
việc, hiện tượng trong đời
sống (học sinh nghèo
vượt khó, học giỏi (đề 1) ;
gây quỹ giúp đỡ nạn nhân
của hậu quả chất độc màu
da cam (đề 2); hiện tượng
chơi điện tử mà sao
nhãng việc học (đề 3) ;
câu chuyện kể về người
và thái độ học tập của
nhân vật (đề 4) ).


- Phần 2: Nêu mệnh lệnh
(yêu cầu) làm bài (nêu


suy nghĩ, nêu ý kiến , nêu
nhận xét ) .


VD minh họa bởi 1 số
đề do HS tìm .


<i><b>II. Cách làm bài nghị</b></i>
<i><b>luận về một sự việc, hiện</b></i>
<i><b>tượng đời sống</b></i>


Đề: Tình trạng vứt rác
bừa bãi vừa làm mất vẻ
mỹ quan vừa gây ô nhiễm
môi trường. Hãy nêu suy
nghĩ của em về hiện trạng
đó.


1. Tìm hiểu đề và tìm ý .


2. Lập dàn bài: ( 3 phần )
a. Mở bài: Giới thiệu sự
việc, hiện tượng có vấn
đề .


b. Thân bài: Liên hệ thực
tế, phân tích các mặt,
đánh giá, nhận định sự
việc, hiện tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Bước tiếp theo thì ta làm gì nữa ?


(viết bài ). Trong bước này ta chú ý
điều gì ? (lựa chọn cách dùng từ, đặt
câu, các biện pháp tu từ từ vựng và
các yếu tố nghệ thuật khác) .


- Như thế là đã hoàn chỉnh chưa ? có
cần thêm thao tác nào nữa khơng ?
(cần đọc lại và sửa chữa) sửa chữa
những gì ? ( lỗi chính tả, lỗi lặp, lỗi
ngữ pháp, thêm bớt từ ngữ, dấu câu
…để tạo liên kết các phần trong văn
bản ).


- Trong các thao tác trên, thao tác
nào là cần thiết ? (tất cả 4 thao tác
điều cần thiết) .


GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/24
GV: Hãy tìm các ý cho đề văn sau :


Hiện nay có nhiều học sinh, sinh
viên hút thuốc lá. Hãy nêu ý kiến
của em về hiện tượng trên.


GV: nhận xét, chốt ý
GV: Cung cấp thêm


Theo Quyết định 1315/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, từ ngày
1-1-2010, cấm hút thuốc lá tại những nơi


sau: Lớp học, nhà trẻ, cơ sở y tế, thư
viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà
văn hóa, vũ trường, bến xe, bến
cảng, khu sản xuất và nơi làm việc
trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ
cao, phương tiện giao thông cơng
cộng... trên tồn quốc.


Theo Nghị định 45 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực y tế, hành vi
hút thuốc lá nơi công cộng hoặc nơi
có quy định cấm sẽ bị cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 50.000 đồng đến
100.000 đồng. Thanh tra Bộ Y tế, Sở
Y tế, UBND các cấp là những đơn vị
có thẩm quyền xử phạt người hút
thuốc lá nơi công cộng.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần củng</b>
cố, dặn dò).


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Muốn làm tốt một bài văn nghị
luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống ta cần phài làm như thế nào?
- Dàn bài của một bài văn nghị luận
về một sự việc, hiện tượng đời sống



- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: hoạt động cá
nhân


- HS: lắng nghe


- Học sinh lắng nghe


- HS: trả lời


đưa ra lời khuyên.
3. Viết bài .


4. Đọc lại bài viết và sửa
chữa.


<i> Ghi nhớ ( SGK )</i>
<i><b>III. Thực hành tìm ý</b></i>


Đề: Hiện nay có nhiều
học sinh, sinh viên hút
thuốc lá. Hãy nêu ý kiến
của em về hiện tượng trên
-> Các ý cần tìm phục vụ
cho bài viết:



- Nguyên nhân hút thuốc


- Các tác hại của thuốc lá
- Đề xuất các biện pháp
cai nghiện và không hút
thuốc lá; chống thuốc
lá…


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

gồm mấy phần, nội dung chính của
từng phần ?


<i>5. Dặn dò : 2’</i>
- Học bài


- Lập dàn ý đề bài phần luyện tập ở
trên .


- Chuẩn bị tiết 101: Hướng dẫn
<i>chuẩn bị chương trình địa phương</i>
<i>( phần Tập làm văn ) đọc kĩ yêu cầu</i>
và cách làm ở SGK, lưu ý đề tài về
môi trường .


- Nhận xét tiết học


- Học sinh lắng nghe


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



………
………
………
………


********************
Ngày soạn: 11/01


Tuần: 22; Tiết: 101


<b>Hướng dẫn chuẩn bị CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG</b>
<b>(Phần Tập làm văn )</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Củng cố lại kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời
sống.


- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.


2. Kĩ năng:


- Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.



- Làm bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị
của riêng mình.


3. Thái độ: Có thái độ quan tâm và biết quan tâm tới các sự việc, hiện tượng đáng
biểu dương hoặc đáng phê phán đang diễn ra ở địa phương em.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định lớp (1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra (3’)</i>


Câu hỏi 1: Muốn làm tốt bài văn
nghị luận về một sự việc, hiện tượng
đời sống thì ta cần thực hiện những
thao tác nào ?


<i>->Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài,</i>
<i>viết bài, đọc lại và sửa chữa.</i>
Câu hỏi 2: Dàn bài chung để làm
một bài văn nghị luận về một sự


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

việc, hiện tượng đời sống như thế
nào ?



<i>-> MB:Giới thiệu sự việc, hiện</i>
<i>tượng có vấn đề; TB: Liên hệ thực tế</i>
<i>phân tích các mặt, đánh giá sự việc,</i>
<i>hiện tượng; KB: Kết luận, khẳng</i>
<i>định hay phủ định và đưa ra lời</i>
<i>khuyên.</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: (1’) - Hàng</i>
ngày, xung quanh cuộc sống chúng
ta có rất nhiều sự việc, hiện tượng
xảy ra. Chúng ta hãy tập quan sát và
trình bày những suy nghĩ của mình
về hiện tượng, sự việc mà chúng ta
chứng kiến dưới dạng một văn bản
viết .


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (10’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh củng cố lại kiến thức</b>


GV: hướng dẫn học sinh ôn lại các
kiến thức về nghị luận một sự việc,
hiện tượng đời sống.


GV: Gọi HS đọc phần yêu cầu ở
SGK .



GV gợi ý cho HS thảo luận 3 vấn đề
lớn .


Chia 4 nhóm thảo luận ( 5’) và ghi
bảng nhóm các vấn đề ở địa phương
có thể nghị luận (nhóm nào chọn
đúng , nhiều sẽ được tuyên dương )
<b>Hoạt động 2: (25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập</b>


- Một văn bản (bài viết) thường
được chú ý đến mấy phương diện ?
(2 phương diện: nội dung và cấu trúc
)


- Nội dung


+ Khi lựa chọn hiện tượng, sự
việc ta nên chọn những sự việc
như thế nào ?


+ Mục đích nghị luận là bàn bạc
nhằm giúp nhau ngày càng hoàn
chỉnh hơn trong cách sống, cách
sinh hoạt, cách đối xử . Vậy đòi
hỏi bài viết phải như thế nào ?
+ Khi phân tích, để giúp mọi
người nghe và tin theo thì ta cần
đảm bảo điều gì ?



- Cấu trúc


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh làm theo
yêu cầu


- HS: đọc


- HS: thảo luận theo
yêu cầu của giáo viên


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: trả lời


<b>A. Củng cố kiến thức:</b>
<i><b>I. Củng cố kiến thức </b></i>


<i><b>II. Tìm hiểu yêu cầu:</b></i>
- Vấn đề môi trường:
Bao bì ni-lơng, xả rác
bừa bãi…


- Vấn đề tệ nạn xã hội:
Hút thuốc lá, vận chuyển


các chất gây nghiên; ma
tuý, pháo nổ…


- Vấn đề: tệ nạn giao
thông….


<b>B. Luyện tập</b>


<i>- Xác định cách viết và</i>
<i>viết bài:</i>


<i>a. Xác định cách viết</i>
* Nội dung :


+ Sự việc, hiện tượng
được đề cập phải mang
tính phổ biến trong xã
hội .


+ Trung thực, có tính
xây dựng, khơng cường
điệu, khơng sáo rỗng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

+ Bố cục thơng thường có mấy
phần ?


+ Để giúp người đọc , người nghe
hiểu rõ ràng , chính xác thì người
viết phải trình bày như thế nào ?
GV: hướng dẫn học sinh lập dàn ý


đối với đề mình chọn.


<b>Hoạt động 3:(5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần củng</b>
cố và dặn dị).


<i>4. Củng cố ( 3’ )</i>
GV hỏi lại bài :


- Chúng ta cần chuẩn bị những nội
dung nào để thực hiện bài viết về
chương trình địa phương ?


- Khi lựa chọn hiện tượng, sự việc ta
nên chọn những sự việc như thế
nào ?


- Mục đích nghị luận là bàn bạc
nhằm giúp nhau ngày càng hoàn
chỉnh hơn trong cách sống, cách sinh
hoạt , cách đối xử . Vậy đòi hỏi bài
viết phải như thế nào ?


- Bố cục thông thường có mấy
phần ?


<i>5. Dặn dị: (2’)</i>


- Về suy nghĩ lựa chọn nội dung (về
vấn đề mơi trường thì càng tốt ) ở


địa phương em để viết bài nghị luận
( trình bày trên giấy đơi ) . Tuần 28
nộp lại để GV xem xét trước .


- Chuẩn bị tiết 102: Chuẩn bị hành
<i>trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan</i>
( đọc kĩ văn bản và trả lời các câu
hỏi bên dưới ).


- Nhận xét tiết học


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: lập dàn ý theo
hướng dẫn


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe


* Cấu trúc


+ Bài viết phải gồm đủ 3
phần: Mở bài, Thân bài,
Kết bài .


+ Bài viết phải có luận
điểm, luận cứ, luận


chúng lập luận rõ ràng.
<i>b. Lập dàn ý </i>


<i>c. Viết bài: Về làm</i>
* Lưu ý :


- Không được ghi tên
thật của các người có liên
quan đến sự việc, hiện
tượng .


- Thời gian nộp bài: tuần
28, chuẩn bị cho tuần
30.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
Dựa vào dàn bài, hoàn
thành bài viết nghị luận
về một sự việc, hiện
tượng đời sống với dẫn
chứng cụ thể, thuyết
phục, có bố cục rõ ràng,
lập luận chặt chẽ, không
quá 1500 chữ.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………


………


**********************
Ngày soạn: 14/01


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Giúp HS nắm được:


- Nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Học tập cách trình bày một vấn đề có ý nghĩa thời sự.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Tính cấp thiết của vấn đề được đề cập đến trong văn bản.
- Hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận trong văn bản.
2. Kĩ năng:


- Đọc- hiểu một vấn đề nghị luận về một vấn đề xã hội.


- Trình bày những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về một vấn đề xã hội.


- Rèn luyện thêm cách viết đoạn văn, bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.


3.Thái độ: Học sinh có ý thức rèn luyện phấn đấu, hình thành thói quen tốt để trở
thành một cơng dân tốt, có ích cho xã hội đúng như tinh thần văn bản phân tích


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: (1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra: (3’)</i>


Câu hỏi 1: Theo Nguyễn Đình Thi
thì Tiếng nói của văn nghệ rất cần
thiết đối với cuộc sống của con
người . Em hãy cho biết vì sao ?
<i>-> Văn nghệ là sợi dây nối con</i>
<i>người với cuộc sống bên ngoài, làm</i>
<i>cho đời sống tình cảm con người</i>
<i>thêm phong phú, qua văn nghệ con</i>
<i>người trở nên lạc quan hơn, biết</i>
<i>rung cảm và biết ước mơ.</i>


Câu hỏi 2 : Cũng theo Nuyễn
Đình Thi thì văn nghệ đến với người
tiếp nhận bằng con đường nào ?
<i>-> Văn nghệ tuyên truyền bằng con</i>
<i>đường đặc biệt: Con đường tình</i>
<i>cảm.</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: (1’) - Đã bước</i>
vào thế kỉ 21, thanh niên Việt Nam
chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị
những gì cho hành trang của mình .


Liệu đất nước ta có thể sánh vai với
các cường quốc năm châu như Bác
Hồ mong mỏi ngay từ ngày độc lập
đầu tiên? Một trong những lời
khuyên, những lời chuyện trò về
một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của thanh niên được thể hiện trong
bài nghị luận của đồng chí Phó thủ
tướng chính phủ Vũ Khoan viết
nhân dịp đầu năm mới 2001.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh lên trả bài


- HS lắng nghe


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Hoạt động 1: (10’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


<b>- Căn cứ vào phần chuẩn bị bài ở</b>
nhà và phần chú thích <sub></sub> trong SGK,
em hãy trình bày những hiểu biết
của mình về tác giả Vũ Khoan?
- Em hãy nêu xuất xứ và hoàn cảnh


sáng tác của văn bản?


GV : Năm 2001, năm mở đàu thế kỷ
XXI và mở đàu thiên niên kỷ thứ 3
từ đầu công nguyên theo dương
lịch…


<b>- Văn bản này được chia bố cục làm</b>
mấy phần? ranh giới của các phần và
nội dung chính của từng phần đó là
gì?


-> - Bố cục: 3 phần:


+ Phần 1: Từ đầu-> nổi trội: Chuẩn
bị hành trang vào thế kỉ mới.


+ Phần 2: Tiếp theo  <i>điểm mạnh</i>
<i>và điểm yếu của nó: Bối cảnh thế</i>
giới và những nhiệm vụ của đất
nước ta.


+ Phần 3: còn lại: Phân tích cái
mạnh, cái yếu của con người Việt
Nam -> Kết luận: “phát huy điểm
mạnh, vứt bỏ điểm yếu”.


- Theo em vấn đề được bàn luận
trong văn bản này là gì?



<b>- Luận điểm cơ bản của văn bản này</b>
đó là vấn đề gì?


-> Luận điểm cơ bản: "Lớp trẻ Việt
<i>Nam cần nhận ra những cái mạnh,</i>
<i>cái yếu của con người Việt Nam để</i>
<i>rèn luyện những thói quen tốt trước</i>
<i>khi bước vào nền kinh tế mới”…</i>
- Văn bản này được viết theo
phương thức biểu đạt chính nào?
<b>Hoạt động 2: (25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh đoc- hiểu văn bản:</b>


GV: Nêu yêu cầu đọc văn bản :
Giọng đọc trầm tĩnh, chân thành…
Đọc mẫu một đoạn  gọi 2 học sinh
đọc tiếp


-> Nhận xét giọng đọc của học sinh,
chú ý sửa cách đọc cho học sinh.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS trả lời


- HS trả lời (Vấn đề
bàn luận: Chuẩn bị


<i>hành trang vào thế kỷ</i>
<i>mới).</i>


- HS: Đọc văn bản


<b>1. Tác giả:</b>


- Vũ Khoan là nhà hoạt
động chính trị, nhiều năm
là Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao, Bộ trưởng Bộ
Thương mại, nguyên là
Phó Thủ tướng Chính
phủ.


<b>2. Tác phẩm: </b>


<i>a. Hoàn cảnh sáng tác:</i>
Viết đầu năm 2001, khi
đất nước ta cùng thế giới
bước vào thiên niên kỉ
mới.


<i>b. Bố cục: </i>Chia 3 phần,
tương ứng với 3 luận
điểm.


<i>c. Kiểu văn bản: </i> Nghị
luận về một vấn đề xã
hội – giáo dục; nghị luận


giải thích.


<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung</b></i>


<i>1. Chuẩn bị hành trang</i>
<i>vào thế kỉ mới – sự</i>
<i>chuẩn bị bản thân con</i>
<i>người là quan trọng</i>
<i>nhất.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

hiểu 12 từ khó trong SGK – 29.
GV: Trong chương trình ngữ văn
lớp 9, học kỳ I, em đã học những
văn bản nhật dụng nào có nội dung
lập luận?


- Chúng ta đi phân tích văn bản này
theo hướng nào?


GV: Yêu cầu học sinh theo dõi vào
phần đầu của văn bản.


GV: Ngay từ phần đầu văn bản, tác
giả đã khẳng định trong những hành
trang cần thiết để đi vào thế kỉ mới
thì bản thân con người là hành trang
quan trọng nhất.


- Theo em vì sao tác giả lại khẳng


định như vậy? Ơng đã đưa ra những
lý lẽ nào?


GV: nhận xét


<b>- Vì sao tác giả cho rằng con người</b>
là động lực phát triển của lịch sử?
<i>GV: Động lực : Lực tác động vào</i>
vật, đối tượng nào đó.


 Nhờ con người lịch sử nhân loại
có những bước tiến từ thấp đến cao,
khơng có con người lịch sử khơng
thể tiến lên, khơng thể phát triển.
- Có ý kiến cho rằng: Trong thời
<i>đại khoa học – kĩ thuật hơm nay có</i>
<i>nhiều loại máy móc hiện đại ra đời</i>
<i>thay thế cơng việc của con người,</i>
<i>lúc đó vai trị của con người sẽ bị</i>
<i>mờ nhạt”. Em có đồng ý với ý kiến</i>
đó khơng? Vì sao?


-> Khơng. Vì con người chế tạo,
điều khiển các loại máy móc đó để
phục vụ cho mục đích của mình.
Con người đóng góp vai trị chủ
đạo…


GV: Để có thể chuẩn bị được những
hành trang đầy đủ, cần thiết bước


vào thế kỉ mới thì chúng ta khơng
thể khơng phân tích tìm hiểu bối
cảnh thế giớ để từ đó xây dựng mục
tiêu, nhiệm vụ của đất nước, của mỗi
con người cụ thể. Tác giả đã phân
tích bối cảnh thế giới và nhiệm vụ
đó như thế nào  phần 2. Bối cảnh
<i>thế giới và những nhiệm vụ của đất</i>
<i>nước ta.</i>


- HS : Trả lời (Văn
bản: Phong cách Hồ
<i>Chí Minh; Đấu tranh</i>
<i>cho một thế giưói hồ</i>
<i>bình; Tun bố thế giới</i>
<i>về quyền trẻ em).</i>


- HS phát biểu (Theo
các luận điểm, luận cứ)
- HS làm theo yêu cầu
- HS: lắng nghe


- HS: Trả lời


- HS: trả lời


- HS: thảo luân - trình
bày


con người cũng là động


lực phát triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng
nổi trội trong thế kỉ tới
khi nền kinh tế tri thức
phát triển mạnh mẽ.


<i>2. Bối cảnh thế giới và</i>
<i>những nhiệm vụ của đất</i>
<i>nước ta.</i>


<i>* Bối cảnh thế giới:</i>
- Sự phát triển như huyền
thoại của khoa học công
nghệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>- Tác giả đã phân tích bối cảnh thế</b>
giới khi bước sang thế kỷ XXI như
thế nào?


GV: nhận xét, lưu bảng


<b>- Sự phát triển như huyền thoại là sự</b>
phát triển như thế nào?


<b>- Tỉ trọng trí tuệ nghĩa là gì?</b>


<b>- Em hiểu như thế nào là sự giao</b>
<i>thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế? </i>
<b>- Theo bối cảnh của thế giới như vậy</b>
sẽ tạo thuận lợi hay khó khăn, thời


cơ hay thách thức cho mỗi quốc gia?
-> Bối cảnh đó vừa tạo thời cơ thuận
lợi đồng thời là những thách thức
khó khăn cho tất cả các quốc gia,
đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển, kém phát triển nếu khơng
muốn bị tụt hậu thì phải nắm bắt tốt
thời cơ, vượt qua thử thách để phát
triển.


<b>- Trong một bối cảnh thế giới như</b>
vây, nhiệm vụ của nước ta là phải
làm gì?


GV: nhận xét, lưu bảng


GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại luận
cứ 3:


-> Con người Việt Nam cần nhận rõ
<i>những điểm mạnh, điểm yếu khi</i>
<i>bước vào nền kinh tế mới.</i>


- Theo em, tại sao khi bàn luận về
vấn đề chuẩn bị hành trang vào thế
<i>kỉ mới thì tác giả lại cho rằng con</i>
người Việt Nam phải nhận rõ được
những điểm mạnh, điểm yếu của
mình?



GV: Lưu ý học sinh theo dõi vào
phần văn bản từ "Cái mạnh của con
<i>người Việt Nam không chỉ chúng ta</i>
<i>nhận biết … trong quá trình kinh</i>
<i>doanh và hội nhập".</i>


<b>- Em có nhận xét gì về cách lập luận</b>
của tác giả trong phần văn bản này?


- HS: phát biểu


- HS trả lời (Sự phát
triển nhanh chóng,
thậm chí tới mức chóng
mặt mà đơi khi nó nằm
ngoài sự tưởng tượng
của con người)


- HS phát biểu (Sản
phẩm có hàm lượng
chất xám cao, là lao
động trí óc sáng tạo của
con người).


- HS: dựa vào chú thích
6, 7 trả lời


- HS: trả lời


- Trả lời



- HS: nhắc lại


- HS trả lời (Cần phải
nhận rõ như vậy để
phát huy tận dụng điểm
mạnh, sửa chữa và
khắc phục các điểm
yếu -> con người chủ
động, vững vàng làm
chủ đất nước).


- HS phát biểu (Cách
lập luận của tác giả:


- Sự giao thoa, hội nhập
giữa các nền kinh tế sâu
rộng hơn.


-> Tạo ra những thời cơ
và thách thức mới cho
mỗi quốc gia, trong đó có
Việt Nam.


<i>* Nhiệm vụ của đất nước</i>
<i>ta:</i>


- Thoát khỏi nghèo nàn
và lạc hậu của nền kinh
tế nơng nghiệp.



- Đẩy mạnh cơng nghiệp
hố - hiện đại hố.


- Tiếp cận ngay với nền
kinh tế tri thức.


<i>3. Con người Việt Nam</i>
<i>cần nhận rõ những điểm</i>
<i>mạnh, điểm yếu khi bước</i>
<i>vào nền kinh tế mới:</i>
- Thông minh, nhạy bén
với cái mới nhưng thiếu
kiến thức cơ bản, kém
khả năng thực hành.
- Cần cù, sáng tạo nhưng
thiếu đức tỉ mỉ, không
coi trọng nghiêm ngặt
quy trình cơng nghệ,
chưa quen với cường độ
khẩn trương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

<i>(Tác giả có phân tích riêng điểm</i>
<i>mạnh rồi đến điểm yếu hay không?)</i>
<b>- Từ lập luận trên của tác giả, em</b>
thấy những điểm mạnh, điểm yếu
của người Việt Nam được chỉ ra cụ
thể như thế nào?


GV: chốt ý, lưu bảng



- Em có nhận xét gì về thái độ của
tác giả khi chỉ ra điểm mạnh, điểm
yếu của con người Việt Nam?


GV: Giảng - Ta thường gặp nhiều
tác phẩm thường hay ca ngợi, đề cao
những cái hay, cái tốt đẹp của con
người Việt Nam -> Đó là dụng ý tốt
đẹp của người viết song nếu không
chỉ ra điểm yếu, nhược điểm, nhận
xét khiến người ta ngộ nhận, tự thoả
mãn và chủ quan… Với tác giả Vũ
Khoan: Thẳng thắn song không rơi
vào sự đề cao quá mức hay tự ti,
miệt thị dân tộc.


<b>- Sau khi lập luận, phân tích sáng rõ</b>
luận điểm tác giả đi tới kết luận điều
gì? Để chuẩn bị tốt hành trang vào
thế kỷ mới chúng ta phải làm gì?
<b>- Nhiệm vụ ấy được tác giải tha</b>
thiết gửi tới đối tượng nào? Vì sao?


- Em có nhận xét gì về nghệ thuật
lập luận của tác giả qua bài văn nghị
luận này?


<b>- Lời văn của tác giả thuyết phục</b>
người đọc vì đâu?



<b>- Tác giả đã vận dụng phép lập luận</b>
nào vào trong văn bản?


- Trong văn bản tác giả sử dụng
nhiều thành ngữ, tục ngữ. Em hãy
tìm những thành ngữ và tục ngữ ấy,
cho biết tác dụng của chúng?


<i>-> Nước đến chân mới nhảy; Liệu</i>
<i>cơm gắp mắm; Trâu buộc ghét trâu</i>
<i>ăn; Bóc ngắn, cắn dài…</i>


GV: Cách nói ngắn gọn, phù hợp
với đời sống của người dân, suy


Nêu từng điểm mạnh
và đi liền với nó là
điểm yếu, trong cái
mạnh có cái yếu).
- Học sinh thảo
luận-trình bày.


- HS: trả lời


.


- HS trả lời (Phải lấp
đầy hành trang bằng
những điểm mạnh, vứt


bỏ những điểm yếu).
- HS phát biểu (Gửi tới
lớp trẻ – những chủ
nhân tương lai của đất
nước – công dân mới
trong thiên niên kỉ
mới ).


- HS: trả lời


- Lời văn tha thiết,
chân thực.


- Phép lập luận phân
tích, tổng hợp có giải
thích và chứng minh.
- HS: trả lời.


cuộc sống hàng ngày và
trong làm ăn.


- Bản tính thích ứng
nhanh, nhưng lại có
nhiều hạn chế trong thói
quen nếp nghĩ kì thị kinh
doanh quen với bao cấp,
thói sùng ngoại hoặc bài
ngoại q mức, thói
"khơn vặt", ít giữ chữ
"tín".



 Thái độ tác giả: Thẳng
thắn, tơn trọng sự thực,
nhìn nhận vấn đề một
cách khách quan toàn
diện.


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Lập luận chặt chẽ, luận
cứ rõ ràng, đầy đủ, đảm
bảo tính lơ-gíc, hệ thống.
- Lời văn tha thiết, chân
thực.


- Phép lập luận phân tích,
tổng hợp có giải thích và
chứng minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

nghĩ của người dân Việt Nam
- Nêu ý nghĩa văn bản ?


- Qua văn bản em hiểu và nhận thức
được điều gì để chuẩn bị hành trang
vào thế kỷ mới?


GV: Gọi học sinh đọc nội dung ghi
nhớ SGK.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>


<b>sinh tự học (tích hợp chung với dặn</b>
dò).


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Nêu các luận điểm chính của văn
bản ?


- Trình bày đặc sắc nghệ thuật của
bài văn ?


- Cho biết ý nghĩa của văn bản ?
<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Đọc và nằm vững kiến thức vừa
tìm hiểu


- Chuẩn bị tiết 103 : Các thành phần
<i>biệt lập ( tt)</i>


- Nhận xét tiết học


- HS: trả lời


- HS: phát biểu ý kiến


- HS: đọc


- HS: trả lời



- HS: lắng nghe


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
Những điểm mạnh, điểm
yếu của con người Việt
Nam; từ đó cần phát huy
những điểm mạnh, khắc
phục những hạn chế để
xây dựng đất nước trong
thế kỉ mới.


<i> C. Hướng dẫn tự học:</i>
- Lập lại hệ thống luận
điểm của văn bản.


- Luyện viết đoạn văn,
bài văn nghị luận trình
bày những suy nghĩ về
một vấn đề xã hội.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


***************
Ngày soạn: 14/01



Tuần: 22; Tiết: 103


<b>CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (TIẾP)</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú
trong câu.


- Biết đặt câu có thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


<b> 1. Kiến thức:</b>


- Đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
- Công dụng của thành phần gọi- đáp và thành phần phụ chú.
2. Kĩ năng:


- Nhận biết thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú trong câu.


- Đặt câu có sử dụng thành phần gọi-đáp, thành phần phụ chú trong câu.


3. Thái độ: Học sinh biết sử dụng thành phần biệt lập một cách hợp lý và có hiệu quả
trong câu.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Câu hỏi 1 : Thành phần tình thái là
gì ? Cho ví dụ .


<i>-> Là thành phần được dùng để thể</i>
<i>hiện cách nhìn của người nói đối</i>
<i>với sự việc được nói đến trong câu.</i>
<i>VD: Có lẽ An sẽ đến</i>


Câu hỏi 2 : Thành phần cảm thán là
gì ? Cho ví dụ .


<i>-> Là thành phần câu được dùng để</i>
<i>bộc lộ thái đơ, tình cảm, tâm lý của</i>
<i>người nói</i>


<i>VD: Chao ơi, hôm nay trời đẹp quá!</i>
<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Ngồi 2</i>
thành phần: tình thái, cảm thán ra ta
còn các thành phần khác cũng thuộc
thành phần biệt lập.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (15’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


<i>Tìm hiểu về thành phần gọi - đáp</i>
GV: treo bảng phụ ghi nội dung bài


tập a,b mục I. cho học sinh đọc và
xác định yêu cầu bài tập .


GV: Cho lớp suy nghĩ thực hiện theo
các yêu cầu lần lượt 1,2,3 ( bằng
cách phát biểu cá nhân ).


GV: Những từ vừa nêu trong câu gọi
là thành phần gọi đáp . Vậy thành
phần gọi đáp là gì ?


GV: chốt, lưu bảng


GV: cho học sinh tìm thêm một số
từ dùng để gọi, đáp.


GV: nhận xét, chuyển ý


<i>Tìm hiểu về thành phần phụ chú</i>
.GV: treo bảng phụ ghi nội dung bài
tập a,b mục II . cho học sinh đọc và
xác định yêu cầu bài tập .


GV: Cho lớp suy nghĩ thực hiện theo
các yêu cầu lần lượt 1,2,3 ( bằng
cách phát biểu cá nhân ).


-> Lưu ý: vị trí của nó


GV: Các từ in đậm trên gọi là thành


phần phụ chú . Em hiểu thành phần
phụ chú là gì ?


GV: chốt, lưu bảng


- Học sinh trả bài


- HS lên trả bài


- Học sinh lắng nghe


- HS: đọc


- HS: phát biểu ý kiến


- Học sinh trả lời


- Học sinh tìm


- HS: đọc- xác định yêu
cầu


- HS: suy nghĩ, phát
biểu cá nhân


- HS: trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>I .Thành phần gọi – đáp</b></i>
* VD: SGK/31



1.Từ ngữ dùng để gọi:
<b>này. Từ dùng để đáp:</b>
<b>Thưa ơng .</b>


2. Những từ ngữ in đậm
đó không tham gia vào
việc diễn đạt nghĩa trong
câu.


3. Từ “gọi” để tạo lập
cuộc thoại, từ “đáp” để
duy trì cuộc thoại.


=> Thành phần gọi – đáp
là thành phần biệt lập
được dùng để tạo lập
hoặc duy trì quan hệ giao
tiếp; Có sử dụng những
từ ngữ dùng để gọi đáp.
<i><b>II. Thành phần phụ chú</b></i>
* VD: SGK/31, 32


1. Khi bỏ qua các từ ngữ
in đậm, các câu trên vẫn
là những câu nguyên vẹn.
2. Câu a, từ ngữ in đậm
để chú thích cho cụm từ
“đứa con gái đầu lịng”.
3. Câu b, cụm chủ vị in


đậm chú thích câu “lão
khơng hiểu tôi” là suy
nghĩ của nhân vật “ơng
giáo”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

GV: Gọi HS đọc lại tồn bộ phần
ghi nhớ.


<b>Hoạt động 2: (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập</b>


Bài tập 1: GV treo bảng phụ ghi
nội dung bài tập 1. Cho học sinh đọc
và xác định yêu cầu bài tập.


GV: hướng dẫn lớp thực hành xác
định thành phần gọi đáp và mối
quan hệ giữa người gọi, người đáp.


Bài tập 2 : Gọi HS đọc và xác định
yêu cầu bài tập 2


GV: hướng dẫn học sinh làm


Bài tập 3 : Gọi HS đọc và xác định
yêu cầu bài tập.


GV: hướng dẫn học sinh làm


Bài tập 4, 5: GV hướng dẫn học sinh



- HS: đọc


- HS: đọc và xác định
yêu cầu bài tập


- HS: phát biểu từng cá
nhân


- HS: đọc và xác định
yêu cầu bài tập


- HS: làm theo hướng
dẫn


- HS: đọc và xác định
yêu cầu bài tập


- HS: lắng nghe về làm


được dùng để bổ sung
một số chi tiết cho nội
dung chính của câu,
thường đặt giữa dấu gạch
ngang và dấu phẩy, giữa
hai dấu phẩy, giữa 2 dấu
gạch ngang, giữa 2 dấu
ngoặc đơn. Nhiều khị
còn được đặt sau dấu hai
chấm.



<i>* Ghi nhớ SGK</i>
<b>B. Luyện tập</b>


1. Xác định thành phần
gọi – đáp và mối quan hệ
giữa người gọi – đáp:


- Này (gọi) – vai trên.
- Vâng (đáp) – vai
dưới .


2. Xác định thành phần
gọi – đáp trong câu ca
dao và cho biết hướng
gọi .


Bầu ơi → hướng tới tất
cả các thành viên trong
cùng một làng, xóm ,
nước …


3. Xác định thành phần
phụ chú


a. Kể cả anh → giải
thích cho từ “mọi
người”.


b. Các thầy, cô giáo,


các bậc cha mẹ, đặc biệt
là những người mẹ →
giải thích cụm từ “những
người nắm giữ…”.
c. Những người …thế
kỉ mới → giải thích cho
cụm từ “lớp trẻ ”.


d. Có ai ngờ → cho biết
sự ngạc nhiên của nhân
vật trữ tình trong thơ.
Thương thương q đi
thơi → thể hiện tình cảm
của nhân vật trữ tình
“tơi ” với cơ bé nhà bên
4,5: Về làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

về làm


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần dặn</b>
dị)


<i>4. Củng cố: (3’)</i>


- Thế nào là thành phần gọi- đáp ?
- Thế nào là thành phần phụ chú ?
<i>5. Dặn dò (2’)</i>


- Học bài



- Làm bài tập 4 và bài tập 5 .
- Chuẩn bị tiết 104-105 : Bài viết
<i>Tập làm văn số 5 (nghiên cứu trước </i>
để viết bài tại lớp một trong 4 đề bài
ở SGK tr.33-34 do GV chọn ) .
- Nhận xét tiết học.


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe


Viết một đoạn văn có sử
dụng thành phần phụ
chú.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


***********************
Ngày soạn: 15/01


Tuần: 22; Tiết: 104, 105


<b>VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5</b>
<b>I. Mục tiêu cần đạt:</b>



<b> Học sinh viết được bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.</b>
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng


Tạo lập văn bản nghị luận


3. Thái độ: GD học sinh tính trung thực, độc lập làm bài.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<i>1. Ổn định ( 1’ )</i>


<i> 2. Nêu yêu cầu , quy định tiết kiểm tra ( 1’ )</i>
<i>3. Chép đề - Tiến hành kiểm tra ( 86 ’ )</i>
<b>Đề : </b>


<i><b>Câu 1: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ? (2 điểm)</b></i>


<i><b>Câu 2: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những</b></i>
<i>nơi công cộng. Ngồi bên bờ hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác</i>
<i>xuống…Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy</i>
<i>nghĩ của mình. (8 điểm)</i>


<i>4. Thu bài ( 1’ )</i>
<i>5. Dặn dò ( 1’ )</i>



<i> - Xem lại các kiến thức nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống</i>


- Chuẩn bị tiết 106-107: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngơn của La Phông-ten
(đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi bên dưới) – Đọc để nắm nội dung bài thơ <i>Chó sói</i>
<i>và chiên con của La Phơng-ten (bài đọc thêm trang 41).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b> * Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


*********************
Ngày soạn: 15/01


Tuần: 23; Tiết: 106- 107


<b>CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGƠN CỦA LA PHƠNG- TEN</b>
<b>(Trích) </b>


<b> (Hi- pơ- lít Ten )</b>
<b> I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Qua việc so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngơn của La </b>
Phơng-ten với những dịng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu
được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.


<b> II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:



- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn riêng của tác giả.
- Cách lập luận của tác gải trong văn bản.


2. Kĩ năng:


- Đọc- hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.


- Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng)
trong văn bản.


3. Thái độ: Học sinh có thái độ nhìn nhận đúng đắn đặc trưng sáng tác nghệ thuật, các
hiện tượng nhân vật văn học.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra ( 3’)</i>


Câu hỏi 1 : Trong bài viết Chuẩn
<i>bị hành trang vào thế kỉ mới. Vũ</i>
Khoan có viết “Trong những hành
trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân
con người là quan trọng nhất ” . Em
thấy như thế nào ?


<i>-> Con người là động lực chính của</i>
<i>sự phát triển xã hội.</i>



Câu hỏi 2 : Để Chuẩn bị hành
<i>trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt</i>
Nam cần biết được điều gì ? Vì sao ?
<i>-> Cần nhận rõ những ưu điểm và</i>
<i>nhược điểm của mình và lấp đầy</i>
<i>những nhược điểm bằng những ưu</i>
<i>điểm.</i>


<i>3.Bài mới :</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Ai chẳng</i>
biết chó sói là loài động vật ăn thịt
hung dữ, ranh ma, xảo quyệt cịn
cừu là lồi vật ăn cỏ hiền lành,
chậm chạp, yếu ớt, thường là mồi


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- HS lên trả bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

ngon của chó sói. Cùng là một lồi
động vật ấy, nhưng dưới ngịi bút
của một nhà sinh vật học, thì những
con vật này được miêu tả, phân tích
khác hơn so với một nhà thơ. Sự
khác nhau đó như thế nào. Đọc


đoạn văn nghị luận của Hi-pô-lit
Ten , chúng ta sẽ tìm thấy câu trả
lời .


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (35’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung: </b>


GV: Cho HS dựa vào SGK để nêu
đôi nét về tác giả ?


- Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
GV Văn bản được viết theo phương
thức biểu đạt chính nào ?


- Xác định bố cục đoạn nghị luận,
đặt tên cho từng phần ?


GV: nhận xét


- Đối chiếu các phần ấy để tìm ra
biện pháp lập luận giống nhau và
cách triển khai khác nhau không lặp
lại ? (Trong cả hai đoạn, nhằm làm
nổi bật các hình tượng cừu - chó sói
đều lập luận bằng cách dẫn ra những
dịng viết về hai con vật ấy của nhà
khoa học Buy-phông để so sánh. Tác
giả đều triển khai mạch nghị luận


theo 3 bước:


- dưới ngịi bút của La-Phơng Ten
- dưới ngịi bút của Buy-phơng
- dưới ngịi bút của La-Phông Ten ).
<b>Hoạt động 2: (45’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh đoc- hiểu văn bản</b>


GV: nêu cách đọc: Đọc rõ ràng,
mạch lạc sau đó gọi 2 học sinh đọc.


+ HS1: Từ đầu …tốt bụng như thế
+ HS2 : Cịn lại


GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ
khó (ngồi các từ đã được chú giải ở
SGK có thể cho HS nêu thêm một số
từ khác để giải thích).


- Dưới con mắt của nhà khoa học
Buy-phông , cừu là nhân vật như thế
nào ?


- HS: trả lời


- HS nêu
- HS trả lời
- HS: xác định


- Học sinh phát biểu ý


kiến


- HS đọc văn bản


- Học sinh phát biểu


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả: Hi-pơ-lít Ten</b></i>
(1828 – 1893) là nhà triết
học, sử học và nhà
nghiên cứu văn học, viện
sĩ, Viện Hàn lâm Pháp.
<i><b>2. Tác phẩm:</b></i>


a. Xuất xứ: VB được
trích từ chương II trong
cơng trình nghiên cứu
văn học nổi tiếng La
<i>Phông- ten và thơ ngụ</i>
<i>ngôn của ông</i>


b. Kiểu văn bản: Nghị
luận văn chương


c. Bố cục: 2 Phần


- Phần 1: Từ đầu …tốt
bụng như thế: Hình
tượng con cừu .



- Phần 2: cịn lại, hình
tượng chó sói


* Cả 2 phần đều triển
khai mạch nghị luận:
dưới ngòi bút của La
Phông-ten → dưới ngòi
bút của Buy-phơng →
Dưới ngịi bút của La
Phông-ten .


<b>B. Đọc – hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Ngoài đặc điểm trên, cừu của La
Phơng-ten có đặc tính gì khác ?
GV: chốt ý


<b>HẾT TIẾT 1</b>


<b>- Chó sói dưới con mắt của </b>
Buy-phơng thì như thế nào ?


- Cịn La Phơng-ten, chó sói ra sao ?
- Chó sói là một tên trộm cướp
nhưng bất hạnh, độc ác mà khổ sở ,
là nhân vật chính để La Phông-ten
làm nên hài kịch về sự ngu ngốc . Ý
kiến em ra sao ?



-> Chó Sói độc ác, gian xảo muốn
ăn thịt Cừu non một cách hợp pháp,
như ng những lí do nó đưa ra đều
vụng về, sơ hở bị Cừu non vạch trần,
bị dồn vào thế bí. Cuối cùng Sói
đành cứ ăn thịt Cừu non bất chấp lí
do. Đây chính là bi kịch của sự độc
ác và là hài kịch của sự ngu ngốc.
- Theo em, Buy-phông đã tả hai con
vật ấy bằng phương pháp nào ?
nhằm mục đích gì ?


- Cịn La Phơng-ten, ơng tả hai con
vật ấy bằng phương pháp nào ?
nhằm mục đích gì ?


GV: nhận xét


- Điểm sáng tạo của la Phơng –ten
trong việc tả cừu và chó sói ? (Nhân
hố – Cừu và chó Sói đều được nhân
hố, nói năng, hành động như người
với những tâm trạng khác nhau).


- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của văn
bản ?


GV: nhận xét


- HS: thảo luận nhóm


3’, đại diện nhóm trình
bày, nhóm khác nhận
xét.


- HS: trả lời
- HS: trả lời


- HS: suy nghĩ trả lời


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: trả lời


thương, giàu tình cảm …


<i>2. Hình tượng con chó</i>
<i>sói trong con mắt của</i>
<i>nhà khoa học và nhà thơ</i>
<i>a. Buy-phơng: Chó sói</i>
đáng ghét, hôi hám, sống
gây hại, chết vô dụng …
b. La Phơng-ten: Chó sói
là bạo chúa khát máu, tên
trộm cướp nhưng khốn
khổ và bất hạnh (lo lắng
vì sự truy đuổi ) .



-> Nhà khoa học dựa trên
quan sát, nghiên cứu,
phân tích để khái quát
những đặc tính cơ bản
của từng loài vật.


-> Nhà nghệ sĩ dựa trên
quan sát kết hợp với cảm
xúc và trí tưởng tượng
cùng với phép nhân hóa
giúp người đọc hiểu thêm
về đạo lí ở đời: Sự đối
lập giữa cái thiện và cái
ác; giữa cái yếu và cái
mạnh .


=> Sự sáng tạo của nhà
nghệ sĩ .


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Nêu y nghĩa văn bản ?


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần dặn</b>
dị)


<i>4. Củng cố : ( 3’) GV treo bảng</i>
phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm



Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng
nhất


Câu 1: Con cừu trong cách nhìn của
nhà khoa học Buy-phơng :


a. Hiền lành , tốt bụng .
b. Dễ gần , dễ thương .
c. Ngu ngốc và sợ sệt .
<i>d. Chậm chạp và ngu ngốc .</i>
Câu 2 . Chó sói trong cách nhìn của
nhà thơ La Phơng-ten


a. Độc ác


<i>b. Độc ác nhưng khốn khổ</i>
<i>và bất hạnh</i>


c. Nguy hiểm .


d. Hoàn toàn vụng về .
<i>5. Dặn dò : ( 2’ )</i>


- Học bài, nắm vững kiến thức vừa
hướng dẫn .


- Chuẩn bị tiết 108: Nghị luận về
<i>một vấn đề tư tưởng , đạo lí – Đọc kĩ</i>
văn bản Tri thức là sức mạnh và trả


lời câu hỏi bên dưới .


- Nhận xét tiết học


- HS: trả lời


- HS: làm bài tập trắc
nghiệm


- HS: lắng nghe


La Phơng-ten, từ đó làm
nổi bật hình tượng nghệ
thuật trong sáng tác của
nhà thơ được tạo nên bởi
những yếu tố tưởng
tượng in đậm dấu ấn tác
giả.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản: </b></i>
Văn bản đã làm nổi bật
đặc trưng của sáng tác
nghệ thuật là yếu tố
tưởng tượng và dấu ấn
riêng của tác giả.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Ôn lại những đặc trưng
cơ bản của nghị luận văn
chương.



- Tập đưa ra những nhận
xét, đánh giá về một tác
phẩm văn chương.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


*******************
Ngày soạn: 20/01


Tuần: 23; Tiết: 108


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Hiểu và biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng:


Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.


3. Thái độ: Có ý thức quan tâm, bàn luận đến vấn đề tư tưởng đạo lý  giáo dục bản


thân và bạn bè.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’ )</i>
<i> 2. Kiểm tra ( 1’ )</i>


Kiểm tra vở chuẩn bị của HS.
<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Tư tưởng,</i>
đạo lí có ý nghĩa quan trọng đối với
cuộc sống con người, các tư tưởng
đạo lí đó thường được đúc kết trong
những câu tục ngữ, danh ngơn, ngụ
ngơn, khẩu hiệu hoặc khái niệm . Ví
dụ: Học đi đơi với hành, có chí thì
nên, khiêm tốn, khoan dung …
Những tư tưởng, đạo lí đó thường
được nhắc đến trong đời sống .
Nhưng để hiểu cho rõ, cho sâu,
đánh giá đúng ý nghĩa của chúng là
một yêu cầu cần thiết đối với mỗi
con người .


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (25’) hướng dẫn học</b>


<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


Gọi 3 HS đọc văn bản Tri thức là
<i>sức mạnh 1 lần:</i>


+ HS1 : Đọc đoạn 1
+ HS2 : Đọc đoạn 2,3
+ HS3 : Đoạn còn lại
- Văn bản trên bàn về vần đề gì ?


- Văn bản có thể chia làm mấy
phần ?


- Hãy chỉ ra nội dung của mỗi
phần và mối quan hệ của chúng với
nhau ?


GV: nhận xét


- Tìm các câu mang luận điểm chính
?


GV: nhận xét


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh đọc



- HS: trả lời


- HS: trả lời


- Học sinh thảo luận –
trình bày 4’


- HS: tìm


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<b>* Tìm hiểu bài nghị</b>
<i><b>luận về một vấn đề tư</b></i>
<i><b>tưởng đạo lí</b></i>


<i>1. Tìm hiểu VD: SGK</i>
a. Văn bản Tri thức là
<i>sức mạnh bàn về giá trị</i>
của tri thức khoa học và
vai trò của người tri thức.
b. Văn bản chia 3 phần :


- Đoạn 1: Nêu vấn đề
cần bình luận (MB).


- Đoạn 2, 3: ( TB ) lập
luận chứng minh vấn đề
( 2 VD chứng minh tri
thức là sức mạnh ).



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- Văn bản đã sử dụng phép lập luận
nào là chính ?


GV: nhận xét


- Bài nghị luận về một vấn đề tư
tưởng , đạo lí khác với bài nghị luận
về một sự việc , hiện tượng đời sống
như thế nào ?


GV: nhận xét


- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,
đạo lí là như thế nào ?


- Yêu cầu về nội dung của bài nghị
luận này ra sao ?


- Hình thức trình bày ra sao


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: dựa vào phân tích
trên phát biểu


- HS: trả lời


- HS: trả lời



c. Các câu mang luận
điểm chính trong bài :


- Nhà khoa học …tri
thức là sức mạnh .
- Sau này …có được sức


mạnh .


- Tri thức đúng là sức
mạnh .


- Rõ ràng …làm nổi .
- Tri thức cũng …cách


mạng .


- Tri thức có …quý
trọng tri thức .


- Họ không biết …lĩnh
vực


b. Phép lập luận chủ
yếu trong bài là chứng
minh .


c. So sánh :



- Nghị luận về một sự
việc, hiện tượng đời
sống: Từ sự việc, hiện
tượng đời sống → Khái
quát thành vấn đề tư
tưởng, đạo lí .


- Nghị luận về vấn đề tư
tưởng, đạo lí: dùng giải
thích, chứng minh …→
làm sáng tỏ các tư
tưởng, đạo lí quan trọng
trong đời sống .


<i>2. Kết luận:</i>


- Nghị luận về một vấn
đề tư tưởng, đạo lí là bàn
về một vấn đề thuộc lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức,
lối sống…có ý nghĩa
quan trọng đối với cuộc
sống con người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

GV: Gọi HS đọc to, rõ phần ghi nhớ
SGK


<b>Hoạt động 2 (12 ’) Hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>



Gọi 1 HS đọc văn bản Thời gian là
<i>vàng </i>


- Văn bản thuộc loại nghị luận nào ?
- Nghị luận vấn đề gì ?


- Chỉ ra các luận điểm chính ?


- Phép lập luận chủ yếu trong bài
này là gì ?


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần dặn</b>
dò)


<i>4. Củng cố: (3’)</i>


- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lí là gì ?


- Nêu u cầu về nội dung và hình
thức của kiểu bài ?


<i>5. Dặn dò : (2’)</i>
- Học bài


- Chuẩn bị tiết 109: Liên kết câu và
<i>liên kết đoạn văn (chuẩn bị trả lời </i>
các câu hỏi ở SGK ).



- Nhận xét tiết học


- Học sinh đọc


- HS: đọc
- HS: trả lời
- HS: trả lời
- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


chặt chẽ, lời văn rõ ràng,
sinh động.


<b>B. Luyện tập: </b>


a. Nghị luận một vấn đề
tư tưởng , đạo lí .


b. Nghị luận về giá trị
của thời gian .


c. Các luận điểm chính :
- Thời gian là sự sống
- Thời gian là thắng lợi
- Thời gian là tiền


- Thời gian là tri thức .
d. Phép lập luận trong bài
chủ yếu là phân tích và
chứng minh .


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
Lập dàn ý về một vấn đề
tư tưởng đạo lí gần gũi
với các em hay đang
được cả xã hội quan tâm.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


****************
Ngày soạn: 20/01


Tuần: 23; Tiết: 109


<b>LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng một số phép liên kết câu và liên kết đoạn</b>
văn.


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
- Một số phép thường dùng trong việc tạo lập văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

- Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản.


3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng phương tịên, biện pháp liên kết khi viết đoạn
văn, bài văn.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: (1’ )</i>
<i> 2. Kiểm tra: ( 3’ )</i>


Câu hỏi 1: Thành phần gọi – đáp là
gì ? Cho ví dụ ?


<i>-> là thành phần biệt lập được dùng</i>
<i>để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao</i>
<i>tiếp; Có sử dụng những từ ngữ dùng</i>
<i>để gọi đáp</i>


Câu hỏi 2: Thành phần phụ chú là gì
? Cho ví dụ ?


<i>-> Là thành phần biệt lập dùng để</i>


<i>bổ sung thêm một số chi tiết cho nội</i>
<i>dung chính của câu.</i>


<i>VD: Mọi người (kể cả bạn)...</i>
<i>3.Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Trong ngôn</i>
ngữ giao tiếp, giữa câu với câu,
giữa đoạn với đoạn bao giờ cũng có
sự kết nối ý nghĩa với nhau. Vậy sự
kết nối đó như thế nào? Ta tìm hiểu
ở tiết học hơm nay .


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: ( 20’) hướng dẫn</b>
<b>học sinh tìm hiểu chung:</b>


GV treo bảng phụ ghi đoạn văn
( Tr.42 ). Gọi HS đọc .


GV: Cho lớp lần lượt xác định yêu
cầu:


- Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì ?
GV: nhận xét


- Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào
với chủ đề chung của văn bản ?
GV: nhận xét



- Nội dung chính của mỗi câu ?
GV: nhận xét


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- HS trả bài


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh đọc


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- Học sinh phát biểu


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>* Khái niệm liên kết</b></i>
<i>VD: SGK</i>


1. Đoạn văn bàn về cách
phản ánh thực tại của
người nghệ sĩ .


Chủ đề của đoạn là một


bộ phận làm nên “Tiếng
nói của văn nghệ” (bộ
phận – toàn thể) .


2. Nội dung chính của
mỗi câu :


Câu 1: Tác phẩm nghệ
thuật phản ánh thực tại .


Câu 2: Khi phản ánh
thực tại, người nghệ sĩ
muốn nói lên một điều
mới mẻ .


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung
giữa các câu trong đoạn văn được
thể hiện bằng những biện pháp nào ?
GV: nhận xét


GV: Hướng dẫn HS chốt lại vấn đề


<b>Hoạt động 2: (15’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


Gọi HS đọc đoạn văn .


GV: gợi ý cho học sinh thảo luận
nhóm



- Chủ đề của đoạn văn là gì ?


- Nội dung của các câu văn trong
đoạn phục vụ chủ đề ấy như thế
nào ?


- Học sinh phát biểu


- Học sinh đọc
- HS thảo luận 4’
Đại diện nhóm trình
bày.


Nhóm khác bổ sung


nhắn gởi của người nghệ
sĩ .


3. Mối quan hệ chặt chẽ
giữa nội dung của các
câu được thể hiện :


- Lặp từ vựng: Tác phẩm
– tác phẩm.


- Cùng trường liên
tưởng: Tác phẩm, nghệ sĩ
.


- Thay thế: Nghệ sĩ –


anh; thực tại – cái đã có
rồi .


<i>Kết luận: Câu văn, đoạn</i>
văn trong văn bản phải
liên kết chặt chẽ với
nhau về nội dung và hình
thức:


- Liên kết về nội dung:
các đoạn văn phải phục
vụ chủ đề chung của văn
bản, các câu văn phải
phục vụ chủ đề chung
của đoạn (liên kết chủ
đề); các đoạn văn, câu
văn phải được sắp xếp
theo trình tự hợp lí (liên
kế lơ-gíc).


- Liên kết về hình thức:
các câu văn, đoạn văn có
thể được liên kết với
nhau bằng một số biện
pháp chính là phép lặp,
phép đồng nghĩa, trái
nghĩa, phép liên tưởng,
phép thế, phép nối.
<b>B. Luyện tập</b>



1.Chủ đề: Khẳng định
điểm mạnh và điểm yếu
về năng lực và trí tuệ con
người Việt Nam .


- Nội dung các câu đều
xoay quanh điểm mạnh ,
điểm yếu ấy .


Câu 1: Khẳng định điểm
mạnh .


Câu 2: Tính ưu việt của
điểm mạnh .


Câu 3: Khẳng định điểm
yếu .


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Các câu được liên kết với nhau
bằng những phép nào ?


GV: nhận xét, chốt


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần dặn</b>
dò)


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Liên kết về nội dung và hình thức


là như liên kết như thế nào?


- Kể một số biện pháp liên kết về
hình thức ?


<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Xem lại nội dung vừa học.
- Nắm vững phần kết luận


- Chuẩn bị tiết 110 : Luyện tập Liên
<i>kết câu và liên kết đoạn văn </i>


- Nhận xét tiết học


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe về
thực hiện


hiện cụ thể của yếu kém
Câu 5: Khẳng định
nhiệm vụ cấp bách để
khắc phục .


2. Các câu được liên kết
với nhau :


Câu (2) liên kết câu
(1) bằng phép thế: bản


<b>chất trời phú ấy thế</b>
<b>thông minh nhạy bén.</b>


Câu (3) liên kết câu
( 2) bằng phép nối: quan
hệ từ nhưng .


Câu (4) liên kết câu
(3) bằng phép nối: ấy là.


Câu (5) liên kết câu
(4) bằng phép lặp: lỗ
<b>hỏng .</b>


Câu (5) liên kết câu
(1) bằng phép lặp: thông
<b>minh </b>


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Nhớ được các biểu hiện
của liên kết câu và liên
kết đoạn văn.


- Tìm các ví dụ về liên
kết câu và liên kết đoạn
văn.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………


………
……….
...


………


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Ngày soạn: 22/01
Tuần: 23; tiết: 110


<b>LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN</b>
<b>( Luyện tập )</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản.


2. Kĩ năng:


- Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.


3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng phương tịên, biện pháp liên kết khi viết đoạn
văn, bài văn.



<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’ )</i>
<i>2. Kiểm tra ( 4’ )</i>


Câu hỏi 1: Về nội dung, các câu, các
đoạn trong văn bản phải liên kết với nhau
như thế nào ?


<i>-> Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề</i>
<i>chung của văn bản, các câu văn phải</i>
<i>phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết</i>
<i>chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải</i>
<i>được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kế</i>
<i>lơ-gíc)</i>


Câu hỏi 2: Về hình thức, các câu, các
đoạn trong văn bản liên kết với nhau bằng
những biện pháp chính nào ?


<i>-> Các câu văn, đoạn văn có thể được</i>
<i>liên kết với nhau bằng một số biện pháp</i>
<i>chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái</i>
<i>nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép</i>
<i>nối.</i>


<i>3. Bài mới </i>



3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Ở tiết trước ,
chúng ta đã tìm hiểu về sự liên kế câu và
liên kết đoạn trong văn bản . Hôm nay ,
chúng ta sẽ luyện tập để củng cố lại kiến
thức của tiết học trước .


<i><b> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</b></i>


<b>Hoạt động 1 (12’) Hướng dẫn học sinh</b>
<b>luyện tập</b>


* Cho HS xác định yêu cầu bài tập 1
Nhóm 1 : treo bảng phụ bài tập 1a,
cho thành viên nhóm 1 đọc – GV hướng
dẫn HS thực hiện theo yêu cầu .


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh làm theo
hướng dẫn


<b>I. Luyện tập:</b>


1.Xác định phép liên kết


câu và liên kết đoạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Phần 1b,c,d cho cả lớp thực hiện và
phát biểu cá nhân .


Nhóm 2: treo bảng phụ ghi bài tập 2 đọc
và xác định yêu cầu bài tập .


Cho 4 nhóm thảo luận bài tập 2 (3’) –
trình bày lên bảng nhóm


GV: nhận xét


Nhóm 3 : treo bảng phụ ghi nội dung bài
tập 3 a , nhóm 4 treo bảng phụ ghi nội
dung bài tập 4 a .


Lần lượt cho đại diện nhóm đọc và
xác định yêu cầu bài tập .


Cho nhóm 1,2 thảo luận bài tập 3a –
ghi kết quả lên bảng nhóm .


GV: nhận xét


* Phần còn lại hướng dẫn về nhà thực
hiện


- Học sinh thực hành
nhóm – trình bày



Thực hành nhóm –
trình bày


Đoạn [II] liên kết
đoạn [I] bằng phép thế:
<b>như thế .</b>


b. Câu (2) liên kết câu
(1) bằng phép lặp: văn
<b>nghệ .</b>


Đoạn [II] liên kết
đoạn [I] bằng phép lặp :
<b>văn nghệ , sự sống .</b>


c. Câu (2) liên kết câu
(1) bằng phép nối: bởi vì
.


d. Câu (2) liên kết câu
(1) bằng phép trái
nghĩa : yếu – mạnh ,
<b>hiền – ác .</b>


2. Tìm cặp từ trái nghĩa
tạo sự liên kết :


- (Thời gian) vật lí –
(thời gian) tâm lí


- Vơ hình – hữu hình
- Giá lạnh – nóng bỏng
- Thẳng tắp - hình trịn
- Đều đặn – lúc nhanh


lúc chậm


3. Tìm lỗi liên kết nội
dung và sửa chữa :


a. Các câu không phục
vụ chủ đề chung .


Sửa lại: Cắm đi một
mình trong đêm . Trận
địa đại đội 2 của anh ở
phía bãi bồi bên một
dịng sơng. Anh chợt
<b>nhớ hồi đầu mùa lạc hai</b>
bố con anh cùng viết đơn
xin ra mặt trận . Bây giờ,
mùa thu hoạch lạc đã vào
chặng cuối .


b. Trật tự nêu khơng hợp
lí .


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Cho nhóm 3,4 thảo luận bài tập 4a –
ghi kết quả lên bảng nhóm .



GV: nhận xét


* Phần cịn lại hướng dẫn về nhà thực
hiện


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Liên kết về nội dung là liên kết như thế
nào ?


- Liên kết hình thức là liên kết ra sao ?
<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Xem lại các kiến thức về liên kết câu và
liên kết đoạn.


- Soạn bài Con cò theo hướng dẫn SGK
- Nhận xét tiết học


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


<b>chồng ốm nặng , chị làm</b>
quần quật …..


4.Tìm lỗi liên kết hình


thức và sửa chữa


a. Dùng từ gọi loài nhện
ở câu (2) (3) không thống
nhất .


<i>Sửa lại : Thay từ nó ở</i>
câu (2) (3) bằng từ
<b>chúng .</b>


b.Từ văn phòng và hội
<b>trường </b> không cùng
nghĩa với nhau trong
trường hợp này .


<i>Sửa lại : Thay từ hội</i>
<b>trường ở câu (2) bằng từ</b>
<b>văn phòng .</b>


<b>II. Hướng dẫn tự học:</b>
Viết đoạn văn, chỉ ra
được liên kết về nội dung
và hình thức của đoạn
văn ấy.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………


………


………
……


******************
Ngày soạn: 02/02


Tuần: 24; Tiết: 111, 112


Hướng dẫn đọc thêm:


<b>CON CÒ</b>


(Chế Lan Viên)
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản.</b>
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


<b> 1. Kiến thức:</b>


- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu
hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào.


- Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ.
2. Kĩ năng:


- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

3. Thái độ: GD HS tình mẫu tử thiêng liêng
<b>III. Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (4’)</i>


Câu hỏi 1: Hình tượng con cừu như thế
nào dưới ngịi bút của La Phơng-ten và
Buy phông ?


<i>-> Buy-phông: Cừu ngu ngốc, sợ sệt,</i>
<i>không biết trốn tránh nguy hiểm; La</i>
<i>phơng- ten: Ngồi đặc tính trên cừu cịn</i>
<i>là con vật đáng thương, giàu tình cảm.</i>
Câu hỏi 2: Hình tượng chó sói ra sao
dưới ngịi bút của nhà thơ và nhà khoa
học ?


<i>-> Buy- phơng: Sói đáng ghét, hơi hám,</i>
<i>sơng gây hại…; La phơng – ten: Sói là</i>
<i>bạo chúa khát máu, tên trộm cướp nhưng</i>
<i>khốn khổ, bất hạnh.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Tình mẫu tử là đề</i>
tài mn thuở của thi ca, Nguyễn Khoa


Điềm có bài khúc hát ru những em bé lớn
trên lưng mẹ, còn Chế Lan Viên thì bay
bổng bay cao với đơi cánh cò trong lời ru
thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru
con những trưa hè oi ả.


<i> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: ( 34’) Hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


- Dựa vào SGK tìm hiểu đơi nét về tác
giả.


- GV cung cấp: Chế Lan Viên tên thật
là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920.
Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc
đông đảo người đọc ngay từ khi mới 16,
17 tuổi nhưng suốt trong những năm
sống, làm việc và sáng tác hầu như khơng
ngừng, khơng nghỉ của mình, ngay cả sau
lúc đi xa vào ngày 24/6/1989, Chế Lan
Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh
ngạc với bạn đọc hôm nay. Và chắc chắn
cả mai sau về năng lực sáng tạo to lớn, đa
dạng, phong phú và ẩn chứa nhiều điều
chưa thể khám phá hết về cuộc đời và thơ
văn của ông .


? Bài thơ được sáng tác vào thời gian


nào?


- Hướng dẫn xác định bố cục .


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- HS trả bài


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh tìm hiểu


- Học sinh xác định


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i>1.Tác giả: Chế Lan Viên</i>
(1920- 1989) quê ở
huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị. Ông nổi tiếng
từ phong trào Thơ mới.
Chế Lan Viên là một
trong những tên tuổi
hàng đầu của thơ ca Việt
Nam thế kỉ XX với
phong cách nghệ thuật rõ
nét, độc đáo, đậm chất trí
tuệ và tính hiện đại.


<i>2. Tác phẩm: Bài Con cò</i>
được sáng tác năm 1962.
<i>3. Bố cục:</i>


a. Con cò qua những lời
ru của mẹ thời thơ ấu .
b. Con cò và lời ru của
mẹ trên những chặng
đường đời của mỗi con
người .


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Hoạt động 2: (45’) Hướng dẫn học sinh</b>
<b>đọc - hiểu văn bản:</b>


- Đọc : Giọng thủ thỉ, tâm tình như lời
mẹ ru, chú ý những điệp từ, điệp ngữ, câu
cảm, câu hỏi như lời đối thoại, những câu
thơ trong ngoặc kép, dựa ý ca dao ( ngủ
yên ! ngủ đi ! à ơi ! con làm gì ? con làm
thi sĩ …)


- GV đọc 1 lần , gọi 2-3 HS đọc lại .
- Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu từ khó .
- Trong ca dao , hình ảnh con cị thường
đề cập đến ai ? ( nông dân và phụ nữ )


- Chia 4 tổ thảo luận ( 5’) tìm các câu
ca dao tục ngữ có hình ảnh con cị .( ghi
bảng nhóm và treo lên )



- Trong thơ Chế Lan Viên, hình tượng
con cị nhằm nói lên điều gì ?


- Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng
con cị được bổ sung, biến đổi như thế
nào qua các đoạn thơ ?


- Cho 4 nhóm thảo luận ( 3’) tìm các
câu ca dao được tác giả vận dụng trong
bài thơ .


HS đọc


- HS: trả lời


- Học sinh thảo luận –
trình bày


- HS: phát biểu cá nhân


- Học sinh trả lời


- Học sinh thảo luận
-trình bày


suy ngẫm triết lí về ý
nghĩa của lời ru và tình
mẹ đối với cuộc đời con
người .



<b>B. Đọc – hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


* Hình tượng con cò
trong bài thơ :


- Biểu trưng cho tấm
lòng người mẹ và
những lời hát ru .


- Đoạn I : Hình ảnh con
cò đến với tâm hồn tuổi
thơ một cách vô thức
(được vỗ về trong âm
điệu ngọt ngào, dịu dàng
của lời ru → đón nhận
bằng trực giác, vơ thức
tình u và sự che chở
của người mẹ ).


- Đoạn II: Cánh cò từ
trong lời ru đã đi vào
tiềm thức của tuổi thơ,
trở nên gần gũi thân
thiết và sẽ theo cùng con
người đến suốt cuộc đời
( biểu tượng về lòng mẹ,
về sự dìu dắt, nâng dỡ
dịu dàng và bền bỉ của
người mẹ ).



- Đoạn III: Từ hình ảnh
con cị, khái qt thành
quy luật tình cảm và triết
lí về lẽ sống (biểu tượng
cho tấm lòng người mẹ,
lúc nào cũng ở bên con
suốt đời ).


* Các câu ca dao được
vận dụng trong thơ :
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra
cánh đồng ”


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

- Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp
điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố
đó có tác dụng như thế nào trong việc thể
hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ ?


- Nêu ý nghĩa của văn bản ?
GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dò)</b>


<i>4. Củng cố: (3’)</i>


- Gọi 3 HS đọc lại 3 phần bài thơ Con
<i>cò – Chế Lan Viên .</i>



<i>-</i> Cho HS đọc phần đọc thêm: Văn bản
<i>Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn</i>
<i>Duy.</i>


<i>5. Dặn dò: ( 2’)</i>


- Nắm vững nội dung kiến thức bài học .
- Học thuộc bài thơ .


- Chuẩn bị tiết 113-114: Cách làm bài
<i>văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí .</i>
(Chuẩn bị nội dung trả lời các câu hỏi ở
SGK )


+ Nhóm 1 ghi bảng phụ đề 1-3
+ Nhóm 2 ……….. 4-5
+ Nhóm 3 ………. 6-8
+ Nhóm 4 ………. 9-10 .
- Nhận xét tiết học


- Học sinh trả lời


- Học sinh phát biểu


- Học sinh đọc


- Học sinh lắng nghe


“Con cò mà đi ăn đêm


…Đừng xáo nước đục
đau lòng cò con ”.


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Thể thơ tự do, ít vần ,
câu dài ngắn tạo nhịp
điệu không đều → thể
hiện linh hoạt cảm xúc.
- Sáng tạo nên câu thơ
gợi âm hưởng lời hát ru
nhưng vẫn làm nổi bật
được giọng suy ngẫm,
triết lí của bài thơ.


- Xây dựng hình ảnh thơ
dựa trên những liên
tưởng, tưởng tượng độc
đáo.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
Đề cao, ca ngợi tình mẫu
tử thiêng liêng và khẳng
định ý nghĩa của lời hát
ru đối với cuộc đời mỗi
con người.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm được giá trị nhân


văn cao đẹp và tài năng
sáng tạo nghệ thuật của
Chế Lan Viên.


- Phân tích, cảm nhận về
một đoạn thơ yêu thích
nhất trong bài.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

*******************


Ngày soạn: 04/02


Tuần: 24; Tiết: 113, 114


<b>CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.


2. Kĩ năng:


Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lí.


3. Thái độ: Có ý thức quan tâm, bàn luận đến vấn đề tư tưởng đạo lý  giáo dục bản
thân và bạn bè.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ: ( 10’)</i>


Câu hỏi 1 : Thế nào là nghị luận về một
vấn đề tư tưởng đạo lí. Hãy nêu một vài
vấn đề về tư tưởng, đạo lí trong đời sống .
<i>-> Là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực</i>
<i>tư tưởng đạo đức có ý nghĩa quan trọng</i>
<i>đối với cuộc sống con người.</i>


Câu hỏi 2 : Yêu cầu về nội dung của
bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng ,
đạo lí phải như thế nào ?


<i>-> Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo</i>
<i>lí bằng cách giải thích, chứng minh…để</i>
<i>chỉ ra chỗ đúng, sai của một tư tưởng</i>


<i>nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của</i>
<i>người viết.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Muốn làm tốt một</i>
bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
thì chúng ta phải biết cách làm . Tiết học
hơm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách
làm đó .


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (35’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>củng cố kiến thức:</b>


<i>Tìm hiểu về đề bài nghị luận về một vấn</i>
<i>đề tư tưởng, đạo lí.</i>


- Cho các nhóm lần lượt treo các bảng
phụ ghi các đề bài (đã được phân công
trước ).


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- HS lên trả bài



- Học sinh lắng nghe


- Đại diện nhóm treo
bảng phụ


<b>A. Củng cố kiến thức:</b>
<i><b>I Đề bài nghị luận về</b></i>
<i><b>một vấn đề tư tưởng,</b></i>
<i><b>đạo lí </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- Lần lượt cho HS đọc các đề bài .


- Cho 5 phút thảo luận nhóm để phân tích
tìm ra sự giống nhau giữa các đề .


- Cho mỗi em tự nghĩ ra một đề bài
(nhóm 1,2 ra dạng có kèm theo mệnh
lệnh ; nhóm 3,4 ra dạng khơng kèm mệnh
lệnh)


GV: nhận xét


<i>Tìm hiểu cách làm nghị luận về một vấn</i>
<i>đề tư tưởn , đạo lí:</i>


- Cho HS nêu lại cách làm nghị luận về
một sự việc, hiện tượng trong đời sống .
GV chuyển ý, hướng sang cách làm nghị
luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (cũng
gồm 4 thao tác, mỗi thao tác GV hướng


dẫn, phân tích, giải thích …)


GV: định hướng giúp HS rút ra kết luận
<b>Hoạt động 2: (38’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>luyện tập :</b>


Cho HS thực hành cá nhân: Đọc kĩ đề và
lập dàn ý cho đề số 7: Tinh thần tự học
(thực hành trên giấy đôi )


GV thu bài và sửa chữa


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Học sinh đọc


- Học sinh thảo luận –
trình bày


- HS: ra đề bài


- Học sinh trả lời


HS thực hiện trong 10
phút



về một vấn đề tư tưởng
đạo lí .


- Khác nhau :


- Dạng đề có kèm mệnh
lệnh (đề 1, 3, 10 ).


- Dạng đề không kèm
mệnh lệnh ( các đề còn
lại ) .


<i>2. HS tự ra một số đề</i>
( chọn đề đúng, hay cho
ghi vở )


<i><b>II. Cách làm nghị luận</b></i>
<i><b>về một vấn đề tư tưởng ,</b></i>
<i><b>đạo lí:</b></i>


1. Tìm hiểu đề và tìm ý .
2. lập dàn bài .


3. Viết bài .


4. Đọc lại bài và sửa
chữa .


* Kết luận: (Ghi nhớ:
SGK)



<b>B. Luyện tập:</b>


Lập dàn bài cho đề 7:
<i>Tinh thần tự học.</i>


<i><b>a. Mở bài: </b></i>Giới thiệu về
tinh thần tự học.


<i><b>b. Thân bài:</b></i>
* Giải thích
- Học là gì?
- Tự học là gì?


- Tinh thần tự học là gì?
+ Ý thức tự học.


+ Ý thức vượt qua mọi
khó khăn.


+ Có phương pháp tự học
phù hợp với trình độ của
bản thân.


+ Luôn khiêm tốn học
hỏi bạn bè và người
khác.


* Dẫn chứng:



- Các tấm gương trong
sách báo.


- Các tấm gương ở bạn
bè xung quanh mình.
<i><b>c. Kết bài:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Nêu cách làm nghị luận về một vấn đề
tư tưởng , đạo lí ?


- Dàn ý của một bài văn nghị luận về một
vấn đề tư tưởng, đạo lí gồm mấy phần ?
Nội dung chính của từng phần ?


<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Chép và học thuộc ghi nhớ SGK .
- Lập dàn bài cho đề 8 .


- Chuẩn bị tiết 115: Trả bài Tập làm văn
<i>số 5 .</i>


- Nhận xét tiết học


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


hoàn thiện nhân cách của
mỗi con người.



<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
Triển khai dàn ý đã lập
thành một bài văn hoàn
chỉnh


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


*********************
Ngày soạn: 05/02


Tuần: 24; Tiết: 115


<b>TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Giúp học học sinh nhận rõ ưu, khuyết điểm về bài viết của mình.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức về nghị luận một sự việc , hiện tượng xảy ra
trong đời sống .



2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận thức , phân tích điểm mạnh điểm yếu của học sinh
trong bài viết ( phương pháp trình bày , cách lập luận , góc độ nhận xét …)


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định lớp ( 1’ )</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’ )</i>


- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ?


- Bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống có u cầu gì về nội dung và hình
thức.


3. Bài mới


<b>Hoạt động: 1 (16’) GV chép đề lên bảng – Định hướng – Lập dàn ý</b>
1. Đề :


<i>Câu 1: (2 điểm)</i>


<i>Thế nào là bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?</i>
<i>Câu 2: (8 điểm) </i>


<i>Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đườnghoặc những nơi </i>
<i>công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác </i>


<i>xuống...Em hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ </i>
<i>của mình.</i>


2. Định hướng- lập dàn ý:



<b>Câu</b> <b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội đáng khen, đáng
chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.


<b>2</b> <b>Đề: Viết bài văn nghị luận về: hiện tượng vứt rác ra đường.</b> <b>8,0</b>
<b>a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một sự</b>


việc, hiện tương đời sống. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, khơng
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>b) u cầu về kiến thức: </b>
- Hình thức : văn nghị luận


- Nội dung: bàn luận về hiện tượng vứt rác ra đường


<b>1</b> <b>Phần Mở bài: Giới thiệu sự việc cần bàn luận (vứt rác)</b> 1,0
<b>2</b> <b>Phần Thân bài: </b>


- Nêu thực trạng của việc vứt rác 2,0


- Phân tích hành vi sai trái (Nguyên nhân, hậu quả) 2,0


- Đề nghị biện pháp khắc phục 2,0


<b>3</b> <b>Phần Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của môi trường, lên án</b>


hành vi vứt rác bừa bãi và kêu gọi khắc phục. 1,0
<i><b>Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về </b></i>kĩ



năng và kiến thức, trân trọng trọng những phát hiện sáng tạo của học
sinh...


<b>Hoạt động: 2 (10 Phút) Nhận xét chung</b>
I. Ưu điểm:


- Đa số các em đều viết được bài nghị luận về sự việc, hiện tượng
- Chữ viết một số em đẹp, rõ ràng.


- Một số bài trình bày có bố cục 3 phần rõ ràng, làm bài chia đoạn cho phần thân bài
hợp lý.


II. Nhược điểm:


- Bài viết còn sơ sài, chưa cụ thể, thuyết phục
- Một số bài làm chưa có bố cục rõ ràng.
- Chữ viết cẩu thả, viết tắt, viết hoa tuỳ tiện…
III. Kết quả:


<b>Lớp</b> <b>Tổng</b>


<b>số</b> SL<b>Giỏi</b>% SL<b>Khá</b>% SL<b>TB</b>% SL<b>Yếu</b>% SL<b>Kém</b>% <b>Ghi chú</b>
<b>9/2</b>


<b>9/3</b>


GV đọc một vài bài khá tốt để cả lớp nghe


<b>Hoạt động 3: (10 phút) Trả bài và ghi điểm vào sổ</b>


GV trả bài cho HS và nêu yêu cầu:


- Mỗi HS tự xem bài của mình và sửa lỗi.
- Trao đổi cho nhau để rút kinh nghiệm.
- Đọc điểm để giáo viên ghi vào sổ


<i>4. Củng cố: 3’</i>


Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng thì ta cần chú ý những
gì ?


<i>5. Dặn dị: (2’ )</i>


- Về đọc lại bài viết để thấy những điểm mạnh và yếu của mình ( chú ý các lỗi
chính tả , cách dùng từ , đặt câu đã được GV sửa bằng mực đỏ )


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

**********************
Ngày soạn: 05/02


Tuần: 25; Tiết: 116


<b>MÙA XUÂN NHO NHỎ</b>


<b> (Thanh Hải)</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng
đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.
- Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.
2. Kĩ năng:


- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.


- Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản
thơ.


3. Thái độ: Xây dựng cho học sinh thái độ học tập và rèn luyện sống có ích cho gia
đình, xã hội…


<b>III. Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: ( 1’ )</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )</i>


Câu hỏi 1 : Đọc một bài ca dao có hình
ảnh con cị và phân tích hình ảnh ấy .
<i>-> Con cò mà đi ăn đêm…</i>


Câu hỏi 2 : Nêu suy nghĩ của em về
người mẹ của mình .


<i>-> Nêu cảm nhận của bản thân về mẹ</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Mùa xuân theo</i>
quan niệm chung là mùa đẹp nhất trong
năm và cũng là đề tài cho nhiều thi nhân
thể hiện cảm xúc của mình . Ta hãy tìm
hiểu cảm xúc ấy của nhà thơ Thanh Hải
qua bài Mùa xuân nho nhỏ.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (10’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tìm hiểu chung:</b>


Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác
giả?


GV cung cấp thêm: Thanh Hải tên thật là
Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11
năm 1930. Quê ở Hương Điền, Thừa
Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
(1878 ).Trong những năm kháng chiến
chống Pháp, ông công tác tại đồn Văn
cơng tỉnh, rồi ở lại hoạt động, làm tuyên
huấn ở cơ quan khu ủy Trị Thiên thời
chống Mỹ cứu nước.


Từ 1975 , ơng là Tổng Thư ký Hội Văn
nghệ Bình Trị thiên. Ông từng là ủy viên



- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh lắng nghe


-HS: trả lời


- HS: lắng nghe


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả: Thanh Hải</b></i>
(1930 – 1980), tên khai
sinh là Phạm Bá Ngoãn,
quê ở Phong Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế. Ông là
một trong những cây bút
có cơng xây dựng nền
văn học cách mạng ở
miền Nam từ những
ngày đầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ
thuật Việt Nam. Ông mất năm 1980 tại
Huế. Ơng từng nhận giải thưởng Nguyễn
Đình Chiểu 1965 .


Tác phẩm chọn lọc: Những đồng chí
trung kiên (1962); Huế mùa xuân (2 tập,


1970-1975),Dấu võng Trường Sơn
(1977); Mưa xuân đất này (1982); Thơ
tuyển (1982)…


GV nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Gợi ý cho HS xác định bố cục bài thơ
GV: nhận xét


<b>Hoạt động 2: (24 ’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>đọc- hiểu văn bản:</b>


GV: nêu yêu cầu đọc: Giọng say sưa , trìu
mến (ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về
mùa xuân đất trời) ; nhịp nhanh , hối hả
phấn chấn (khi nói về mùa xuân đất
nước); giọng tha thiết , trầm lắng (khi bày
tỏ suy nghĩ và ước nguyện).


GV đọc mẫu khổ thơ 1, sau đó gọi 3 HS
đọc tiếp.


( lần lượt khổ 2,3 ; khổ 4,5 ; khổ
cuối ) .-- Giải thích từ khó . ( ngồi những
từ đã chú giải ở SGK , cho HS nêu thêm
các từ khác mà các em chưa rõ )


? Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên
được phác họa qua những hình ảnh nào?


? Các hình ảnh được thể hiện trong khổ


thơ này có gì nổi bật?


GV: nhận xét


? Một khung cảnh như thế nào gợi lên từ
những hình ảnh và âm thanh đó ?


GV: nhận xét


? Trước cảnh đất trời vào xuân, nhà thơ
có cảm xúc như thế nào? Em hiểu từng
giọt long lanh rơi nghĩa là như thế nào?
- Giọt sương


- Giọt nắng
- Giọt mưa xuân
- Giọt hạnh phúc
- Giọt âm thanh


? Hãy đọc hai khổ tiếp theo của bài thơ và
cho biết: Xúc cảm về mùa xuân trong 2


- HS: lắng nghe
- HS xác định


- HS đọc


- Học sinh xem chú
thích từ khó



- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: thảo luận –
trình bày


- Học sinh đọc và
trả lời câu hỏi


tha cuộc sống, đất nước
và ước nguyện của tác
giả.


<i><b>3. Bố cục: 4 phần</b></i>


+ Cảm xúc về mùa xuân
thiên nhiên ( khổ 1 ).
+ Cảm xúc về mùa xuân
đất nước ( khổ 2, 3 ).
+ Suy nghĩ và ước
nguyện của nhà thơ
trước mùa xuân đất nước
( khổ 4,5 )


+ Lời ca ngợi quê
hương đất nước qua điệu
dân ca xứ Huế ( khổ 6 ).


<b>B. Đọc – hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


<i><b>1. Hình ảnh mùa xuân</b></i>
<i><b>của thiên nhiên đất</b></i>
<i><b>nước : </b></i>


+ Dịng sơng xanh
+ Bơng hoa tím biếc
- Từ “mọc” : đảo ngữ
nhấn mạnh sự khoẻ
khoắn, tiềm ẩn một sức
sống, sự vươn lên, trỗi
dậy.


- Màu sắc hài hòa dịu
nhẹ, tươi tắn  màu sắc
đặc trưng của xứ Huế.
- Âm thanh:


+ Tiếng chim chiền chiện
hót vang


 Khung cảnh mùa xuân
tươi đẹp, sáng sủa rộn rã,
vui tươi.


+ Từng giọt long lanh rơi
 Nghệ thuật chuyển đổi
cảm giác thể hiện cảm


xúc say xưa, ngây ngất,
xốn xang, rạo rực trước
cảnh đất trời vào xuân,
sự trân trọng vẻ đẹp của
thi nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

khổ thơ này được diễn tả qua những hình
ảnh nào ?


GV: nhận xét


? Từ đó, cảnh tượng mùa xuân hiện lên
như thế nào?


GV: chốt ý


? Ở đây, tác giả đã suy tư những gì về đất
nước?


GV: nhận xét


? Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng
biện pháp tu từ gì?


-> Nhân hóa , so sánh


- Gọi HS đọc diễn cảm các câu tiếp theo.
- Trước sắc xuân của thiên nhiên, của đất
nước , tác giả có tâm niệm gì ? (kết hợp
phân tích khổ thơ ).



? Điệp từ, điệp ngữ nào đã được sử dụng
và có tác dụng gì ?


<b>- Qua khát vọng của nhà thơ, em có suy</b>
nghĩ gì về ý nghĩa và cuộc sống của mỗi
con người ?


GV: liên hệ giáo dục ý thức cống hiến
công sức cho quê hương , đất nước …
- Em có nhận xét gì về nhạc điệu của bài
thơ cũng như các nghệ thuật tạo nên nhạc
điệu ấy ?


GV: nhận xét


- Nêu ý nghĩa bài thơ ?
GV: chốt ý


- HS: trả lời


- HS: dựa vào văn bản
trả lời


- HS: phát biểu
- HS: đọc
- HS: trả lời


- HS: phát biểu



- HS: phát biểu suy
nghĩ cá nhân


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


súng


+ Lộc giắt đầy quanh
lưng


+ Mùa xuân – người ra
đồng


+ Lộc trải dài nương mạ
- Lộc non chồi biếc: hình
ảnh tượng trưng, kết cầu
đối xứng


- Tả thực: mùa xuân
-> Ý nghĩa biểu tượng:
hai nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, xây dựng đất nước
 Mùa xuân sôi động và
hứa hẹn nhiều điều tốt
đẹp.


<i><b>3. Tâm niệm của nhà</b></i>
<i><b>thơ</b></i>



- Nhân vật “ta” trực tiếp
bộc lộ cảm nghĩ của
mình.


- Điệp từ, điệp ngữ : ta,
ta làm


 Tô đậm tâm niệm tự
nguyện dâng hiến của tác
giả..


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Âm hưởng nhẹ nhàng ,
tha thiết (gần dân ca
miền Trung ) .


- Giọng điệu có sự biến
đổi phù hợp .


- Gieo vần liền tạo sự
liền mạch của cảm xúc .


- Sử dụng ngôn ngữ tự
nhiên, trong sáng, giàu
hình ảnh, cảm xúc với
các ẩn dụ, điệp từ, điệp
ngữ, từ xưng hô…



</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân
<i>nho nhỏ ?</i>


-Nêu nhận xét của em về nghệ thuật thơ ?
<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Về xem và nắm vững kiến thức vừa học
– Chuẩn bị tiết 117: Viếng lăng Bác –
<i>Viễn Phương. ( Đọc kĩ bài thơ và trả lời</i>
câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản ).


- Nhận xét tiết học .


- HS: Trả lời


- Học sinh lắng nghe


cống hiến cho đất nước,
cho cuộc đời.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích, cảm thụ về
một đoạn thơ trong bài.



<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


*******************
Ngày soạn: 06/02


Tuần: 25 ; Tiết: 117
<i> Văn bản: </i>


<b>VIẾNG LĂNG BÁC</b>


(Viễn Phương)
<b>I . Mức độ cần đạt:</b>


- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối
với Bác Hồ kính yêu.


- Thấy được sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả thể hiện trong bài thơ.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Những tình cảm thiêng liêng của tác gả, của một người con từ miền Nam ra viếng


lăng Bác.


- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kĩ năng:


- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình.


- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ,
một tác phẩm thơ.


3. Thái độ: Tình cảm u kính Bác: sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương
Bác Hồ.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định : ( 1’ )</i>
<i> 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)</i>


Câu hỏi 1 : Nêu ý nghĩa bài thơ Mùa
<i>xuân nho nhỏ - Thanh Hải .</i>


<i>->Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh</i>
<i>tế của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân</i>
<i>thiên nhiên, đất nước và khát vọng được</i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<i>cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.</i>
Câu hỏi 2 : Đọc thuộc lòng đoạn “Ta
làm con chim hót …Dù là khi tóc bạc” .
Hãy nêu suy nghĩ và ước nguyện của nhà
thơ qua khổ thơ ấy ?


<i>-> HS đọc thuộc lòng đoạn thơ -> tâm</i>
<i>niệm tự nguyện dâng hiến của tác giả..</i>
<i>3. Bài mới:</i>


<i> 3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Chủ tịch Hồ Chí</i>
Minh là nhân vật lịch sử thân yêu nhất
của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX . Người
để lại hình ảnh một người cha hiền từ ,
một tiếng gọi Bác thân thiết, trang trọng,
Người là hiện thân cho những gì cao đẹp
và mạnh mẽ của dân tộc. Lăng Bác đã trở
thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh
thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của
nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế .
Biết bao nhà thơ đã viết những vầng thơ
về Người, về lăng Người. Viếng lăng
<i>Bác </i>là một bài thơ đầy xúc động, thể
hiện được tấm lòng của đồng bào miền
Nam đối với Bác.


<b> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</b>


<b>Hoạt động 1: ( 10’ ) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>



GV: Dựa vào SGK hãy nêu đơi nét về tác
giả.


GV có thể cung cấp thêm:


Nhà thơ Viễn Phương tên thật là Phan
Thanh Viễn, sinh ngày 1/5/1928 tại làng
Long Sơn, Tân Châu, An Giang. Ông
tham gia cách mạng từ tháng 8/1945.
Sau 1975 ông giữ các chức vụ: chủ tịch
Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật
TPHCM, phó chủ tịch Ủy ban tồn quốc
Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật VN,
nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà
văn VN.


Ông nổi tiếng với bài thơ Viếng lăng Bác
(Hoàng Hiệp phổ nhạc).


Các tác phẩm chính của ông gồm các
trường ca: Chiến thắng hịa bình (1953),
<i>Nhớ lời di chúc (1969); truyện, truyện ký:</i>
<i>Anh hùng mìn gạt (1968, đã dịch sang</i>
tiếng Anh và Pháp), Lòng mẹ (1982), Sắc
<i>lụa Trữ La (1988), Phù sa quê mẹ (1991),</i>
<i>Miền sông nước (1999), Đá hoa cương</i>
(2000), Ngôi sao xanh (2003). Ông được
tặng thưởng giải thưởng Nhà nước về văn



- Học sinh lắng nghe


- HS: dựa vào SGK trả
lời


- Học sinh lắng nghe


<b>A . Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả: Viễn Phương</b></i>
sinh năm 1928, quê ở An
Giang, là một trong
những cây bút xuất hiện
sớm nhất của lực lượng
văn nghệ giải phóng ở
miền Nam. Thơ ông
thường nhỏ nhẹ, giàu
tình cảm, mơ mộng ngay
trong những hoàn cảnh
chiến đấu ác liệt.


<i><b>2. Tác phẩm: Viếng lăng</b></i>
<i>Bác</i>


<i>- Hoàn cảnh sáng tác:</i>
Cảm xúc thực tế trong
chuyến ra Bắc vào viếng
lăng Bác năm 1976.
- Thể thơ: 8 chữ
- Bố cục: 4 đoạn



</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

học nghệ thuật (thơ và văn).
- Nêu xuất xứ bài thơ ?


? Theo em văn bản này thuộc thể thơ gì?
Xác định bố cục ?


<i>- Cảnh bên ngoài lăng Bác buổi sáng</i>
<i>sớm.</i>


<i>- Cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.</i>
<i>- Cảnh bên trong lăng,xúc động của nhà</i>
<i>thơ khi đứng trước lăng. </i>


<i>- Ước nguyện của nhà thơ.</i>


? Em có nhận xét gì về bố cục của bài
thơ? (đơn giản, tự nhiên, hợp lý)


GV: đọc lại bài thơ 1 lần. Cho HS xác
định cảm hứng chủ đạo của bài thơ .
GV: nhận xét


- Mạch vận động cảm xúc của bài thơ
theo trình tự như thế nào ? (GV gợi ý ,
hướng dẫn cho HS hiểu )


GV: chốt, chuyển hoạt động


<b>Hoạt động 2 (25’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>đọc- hiểu văn bản:</b>



GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng thành kính,
xúc động, chậm rải, đoạn cuối tha thiết
GV: đọc mẩu sau đó lần lượt gọi 4 HS
đọc 3 khổ còn lại.


GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu các
chú thích .


<i>GV: gọi 1 HS đọc đoạn 1</i>
? Câu đầu cho ta biết điều gì?


? Giải thích nghĩa từ “viếng, thăm”?
? Tại sao ở nhan đề tác giả dùng từ
“viếng”, ở câu đầu lại dùng từ “thăm”?
? Nhận xét cách xưng hô của tác giả?
Cách xưng hơ ấy gợi tình cảm gì đối với
Bác? (con -> thành kính).


* GV liên hệ tích hợp:


Người khơng con mà có triệu con …
Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà…


? Hình ảnh đầu tiên tác giả quan sát và
cảm nhận là gì? (hàng tre). Biện pháp tu
từ nào được sử dụng?


? Hình ảnh hàng tre trong sương sớm gọi
lên điều gì?(hình ảnh thực) Hình ảnh này


có hồn tồn giống hình ảnh hàng tre
xanh xanh Việt Nam ở câu 3 khơng?
(Hình ảnh hàng tre đã là một hình ảnh ẩn
<i>dụ biểu tượng cho con người VN).</i>


? Tác giả đã làm nổi bật những nét nào
của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ
như thế nào?


GV: nhận xét


HS: Trả lời
- Học sinh trả lời


- HS: suy nghĩ, trả lời
- HS: xác định


- HS: trả lời


- HS: đọc


- HS: tìm hiểu từ khó
- HS: đọc


- HS: phát biểu cá nhân
- HS: giải thích


- HS: trả lời
- HS: trả lời



- HS: trả lời


- HS: Thảo luận – trình
bày


- Học sinh trả lời


thơ: là niềm xúc động
thiêng liêng, thành kính,
lịng biết ơn và tự hào
pha lẫn xót đau khi tác
giả từ miền Nam ra viếng
lăng Bác.


- Mạch vận động cảm
xúc đi theo trình tự cuộc
vào thăm viếng lăng Bác.


<b>B. Đọc – hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


<i>1. Khổ 1: Cảm xúc của</i>
<i>nhà thơ khi mới từ Miền</i>
<i>Nam ra.</i>


- Xưng con -> thân
thương, kính trọng.
- Ra thăm -> nói giảm


=> Tình cảm tha thiết,


thành kính của người con
ở xa về thăm Bác.


- Hàng tre:
+ bát ngát


+ xanh xanh Việt Nam
+ đứng thẳng hàng.
=> Từ láy, từ gợi tả, ẩn
dụ, tượng trưng.


=> Sức sống kiên cường
bền bỉ, bất khuất của cây
tre cũng như dân tộc Việt
Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b> GV: gọi HS đọc tiếp khổ 2</b>


? Trong 2 câu đầu, em chú ý tới 2 hình
ảnh mặt trời. Phân tích sự khác nhau giữa
2 hình ảnh đó? (hình ảnh thực và hình ảnh
ẩn dụ chỉ Bác).


? Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử
dụng ở đây? Tác dụng của chúng?


? Hình ảnh tiếp theo gây ấn tượng là hình
ảnh gì?


? Hình ảnh dòng người đi trong thương


nhớ và dòng người kết tràng hoa dâng
bảy mươi chín mùa xuân đẹp và hay ở
chỗ nào?


<i>Gọi HS tiếp khổ 3</i>


? Về khơng gian, vị trí điểm nhìn, và thời
gian, ở khổ 3 khác gì so với 2 khổ trên?
? Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng
được nhà thơ cảm nhận như thế nào?
-> Yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng
dịu nhẹ, trong trẻo của khơng gian trong
lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng dịu
hiền-tâm hồn cao đẹp trong sáng của Bác.
? Hình ảnh “trời xanh” gợi cho ta suy
nghĩ gì? (Bác cịn mãi với non sơng, đất
nước).


? Tại sao tình cảm của tác giả bỗng thay
đổi? ( Đau xót trước sự ra đi của Bác).
<i>GV: gọi HS đọc khổ thơ cuối</i>


? Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về
Miền Nam là gì?


? Tác giả đã sử dụng BPNT gì? Tác
dụng?


? Nguyện vọng hố thân đó nói lên điều
gì?



? Hình ảnh cây tre ở đây có gì khác với
hình ảnh cây tre ở khổ thơ đầu?


-> GV liên hệ thơ bài “Mùa xuân nho
<i>nhỏ” (Thanh Hải).</i>


? Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
GV: chốt ý


- HS: suy nghĩ trả lời


- HS: trả lời


- HS: thảo luận- trình
bày


- HS: đọc
- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: thảo luận –trình
bày


- HS: đọc


- HS: dựa vào văn bản


trả lời


- HS: phát biểu
- HS: trả lời


- HS: thảo luận – trình
bày


- Học sinh trả lời


<i>lăng.</i>


<i>“Ngày ngày mặt trời đi</i>
<i>qua trên lăng</i>


<i>………</i>
<i>………</i>


<i>Kết tràng …mùa xuân”</i>
 Nhân hoá, ẩn dụ, từ
láy


 Sự vĩ đại của bác và
tình cảm thương nhớ của
nhân dân đối với Bác.
<i>“Bác nằm trong giấc</i>
<i>ngủ bình yên</i>


<i>………</i>
<i>…………</i>



<i>Mà sao nghe nhói ở</i>
<i>trong tim”</i>


 ẩn dụ, so sánh.


 Sự trường tồn của Bác
là mãi mãi, song tác giả
thì đau xót, thương tiếc
trước sự ra đi của Bác.


<i>3. Khổ thơ 4.</i>
- Ta muốn:
+ Con chim hót
+ Đố hoa toả hương
+ Cây tre trung hiếu
 Điệp ngữ, ẩn dụ, liệt
kê.


=> Muốn gần gũi, làm
đẹp, bảo vệ lăng, canh
giấc ngủ cho Người. =>
Tình cảm thành kính
thiêng liêng.


.


<i><b>II. Nghệ thuật: </b></i>


- Bài thơ vừa có giọng


điệu vừa trang nghiêm,
sâu lắng, vừa tha thiết,
đau xót, tự hào, phù hợp
với nội dung, cảm xúc
của bài.


- Viết theo thể thơ 8 chữ,
cách gieo vần và nhịp
điệu thơ linh hoạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

? Nêu ý nghĩa bài thơ ?
GV: chốt ý


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Em có nhận xét gì về tình cảm của tác
giả đối với Bác ?


- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản?
<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Học thuộc bài thơ – Nắm vững các kiến
thức vừa học .


- Chuẩn bị tiết upload.123doc.net : Nghị
<i>luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn</i>
<i>trích ) . (Đọc kĩ văn bản ở trang 61, 64 và</i>


trả lời các câu hỏi bên dưới ).


-Nhận xét tiết học


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe


dựng hình ảnh thơ, kết
hợp cả hình ảnh thực, ẩn
dụ, biểu tượng có ý nghĩa
khái quát và biểu cảm
cao.


- Lựa chọn ngôn ngữ
biểu cảm.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
Bài thơ thể hiện tâm
trạng xúc động, tấm lịng
thành kính, biết ơn sâu
sắc của tác giả khi vào
viếng Bác.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Phân tích, cảm thụ
những hình ảnh đẹp


trong bài thơ.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


**************
Ngày soạn: 07/02


Tuần: 25 ; Tiết: upload.123doc.net


<b>NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN</b>
<b>(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Hiểu rõ khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn</b>
trích), biết cách làm những bài nghị luận này.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).



2. Kĩ năng:


- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng
làm bài nghị luận thuộc dạng này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

3. Thái độ :


Giáo dục học sinh ý thức học tập
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định: ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )</i>


Câu hỏi : Nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lí là như thế nào ? Hãy nêu một
vài vấn đề thuộc tư tưởng , đạo lí ?


<i>-> Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư</i>
<i>tưởng đạo đức, lối sống…có ý nghĩa</i>
<i>quan trọng đối với cuộc sống của con</i>
<i>người.</i>


<i>- Giá trị của tri thức</i>
<i>- Giá trị của thời gian…</i>


<i>3. Bài mới:</i>



<i> 3.1 Giới thiệu bài: 1’ - </i>


Ở lớp 7 , chúng ta đã học về văn nghị
luận (lập luận chứng minh và lập luận
giải thích). Ở lớp 8 ta tìm hiểu kĩ về văn
bản nghị luận , về cách nói và viết bài
nghị luận có sử dụng các yếu tố biểu
cảm, tự sự và miêu tả . Sang lớp 9, các
tiết trước ta cũng đã mở rộng hơn với
nghị luận về sự việc, hiện tượng trong
đời sống và nghị luận về một vấn đề tư
tưởng , đạo lí .Hơm nay , ta tiếp tục với
nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn
trích ).


<i> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (20’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tìm hiểu chung:</b>


Cho HS đọc văn bản sgk/61-62.


- Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
- Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn
bản? (SaPa khơng lặng lẽ; Sức mạnh của
niềm đam mê; ……)


GV: nhận xét



- Vấn đề nghị luận được người viết triển
khai thông qua những luận điểm nào?
Tìm những câu mang luận điểm của văn
bản?


GV: chốt ý


- Nhận xét về việc lập luận và sử dụng
luận cứ của người viết?


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh lắng nghe


- HS: đọc
- HS: trả lời
- HS: đặt nhan đề


- HS: trả lời


- HS: nêu nhận xét


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>* Tìm hiểu bài nghị</b></i>
<i><b>luận về tác phẩm truyện</b></i>
<i><b>( hoặc đoạn trích ).</b></i>
1. VD: Văn bản


sgk/61-62


- Vấn đề nghị luận: Vẻ
đẹp của nhân vật anh
thanh niên trong “Lặng lẽ
SaPa của Nguyễn Thành
Long”


- Các câu mang luận
điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

- Theo em thế nào là nghị luận về một tác
phẩm truyện (đoạn trích) ?


GV: chốt ý


GV: gọi 1HS đọc ghi nhớ sgk/63.


<b>Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn HS</b>
<b>luyện tập:</b>


GV: gọi HS đọc đoạn văn sgk/64


<b>- Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?</b>
đoạn văn nêu lên những ý kiến chính
nào? Các ý kiến chính ấy giúp ta hiểu
thêm gì về nhân vật Lão Hạc?


GV: nhận xét



<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Thế nào là nghị luận về một tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) ?


- Bài nghị luận về một tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) có những u cầu gì về
nội dung và hình thức?


<i>5. Dặn dị: 2’</i>


- HS: phát biểu


- HS: đọc


- HS: thảo luận- trình
bày


- HS: trả lời


thuyết phục, có sức hấp
dẫn. Các luận cứ sử dụng
xác đáng, sinh động.
2. Kết luận:


- Nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn


trích) là trình bày những
nhận xét, đánh giá của
mình về nhân vật, sự
kiện, chủ đề hay nghệ
thuật của một tác phẩm
cụ thể.


- Yêu cầu:


+ Nội dung: Nhận xét,
đánh giá…về tác phẩm
truyện phải xuất phát từ ý
nghĩa của cốt truyện, từ
tính cách nhân vật, hành
động… nhân vật và nghệ
thuật trong tác phẩm.
+ Hình thức: Bố cục
mạch lạc, lời văn chuẩn
xác, luận điểm, luận cứ
rõ ràng.


<b>B. Luyện tập:</b>


<b>- Văn bản nghị luận về</b>
“Tình thế lựa chọn sống
-chết và vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật Lão Hạc”.
- Câu mang luận điểm :
Câu đầu.



- Tác giả tập trung vào
việc phân tích những
diễn biến trong nội tâm
của nhân vật vì đó là một
q trình: chuẩn bị cho
cái chết dữ dội của nhân
vật. Nói cách khác, cái
chết chỉ là kết quả của
một cuộc chiến đấu giằng
xé trong tâm hồn của
nhân vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Nắm vững kiến thức vừa học.


<i>-</i> Chuẩn bị tiết 119: Cách làm bài nghị
<i>luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn</i>
<i>trích).</i>


<i>-</i> Nhận xét tiết học


- HS: lắng nghe


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………


………


******************
Ngày soạn: 07/02


Tuần 25 ; Tiết: 119


<b>CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN</b>
<b>(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích)


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
<b> 1. Kiến thức:</b>


- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).


- Các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kĩ năng:


- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài nghị luận về một tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích).


- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị
luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).


3. Thái độ: GD học sinh ý thức học tập


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’ )</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (3’ )</i>


Câu hỏi 1: Nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) là như thế nào?
Thử nêu một yêu cầu nghị luận về tác
phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ) .


<i>-> Nghị luận về một tác phẩm truyện</i>
<i>(hoặc đoạn trích) là trình bày những</i>
<i>nhận xét, đánh giá của mình về nhân</i>
<i>vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của</i>
<i>một tác phẩm</i>


Câu hỏi 2: Những nhận xét, đánh giá
về truyện phải xuất phát từ đâu?


<i>-> Từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính</i>
<i>cách nhân vật, hành động… nhân vật</i>
<i>và nghệ thuật trong tác phẩm.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Ở tiết trước,</i>
chúng ta đã hiểu nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích ) là như thế nào
nhưng để làm tốt về kiểu bài này thì
chúng ta cần phải biết cách làm. Tiết
học hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều
đó .


<i> 3.2 Tiến tr ình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: ( 25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


<i>Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm</i>
<i>truyện (hoặc đoạn trích).</i>


Cho các nhóm treo bảng ghi các đề bài
SGK/ Tr.64- 65 ( đã dặn tiết trước).
GV: gọi đại diện nhóm đọc đề bài của
mình.


- Các đề bài đã nêu ra những vấn đề
nghị luận nào về tác phẩm truyện ?


- So sánh mệnh lệnh “ suy nghĩ và
phân tích” ?


GV: nhận xét



<i>Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về</i>
<i>tác phẩm truyện hoặc đoạn trích</i>


- Gọi HS nhắc lại các thao tác khi làm
một bài văn.


- GV: hướng dẫn HS cách làm nghị
luận về TP truyện ( hoặc đoạn trích qua
các câu hỏi:


? Đề bài u cầu gì?


?Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai
trong truyện ngắn Làng ntn?


? Khi tìm ý cho bài văn nên đặt những


- Học sinh lắng nghe


- Nhóm treo bảng phụ


- HS: thảo luận – trình
bày


- Học sinh phát biểu ý
kiến


- Học sinh trả lời các câu
hỏi



<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>I. Đề bài nghị luận về</b></i>
<i><b>tác phẩm truyện ( hoặc</b></i>
<i><b>đoạn trích )</b></i>


<b>-</b> Đề 1: Nghị luận về
<i><b>thân phận người phụ</b></i>
<i><b>nữ trong xã hội cũ.</b></i>


<b>-</b> Đề 2: Nghị luận về
<i><b>diễn biến cốt truyện.</b></i>


<b>-</b> Đề 3: Nghị luận về
<i><b>thân phận nhân vật.</b></i>


<b>-</b> Đề 4: Nghị luận về đời
<i><b>sống tình cảm gia đình</b></i>
<i><b>trong chiến tranh.</b></i>


* So sánh mệnh lệnh
(yêu cầu) “ Suy nghĩ và
phân tích”


<i><b>-</b></i> Giống : Đều là nghị
luận.


<i><b>-</b></i> Khác:


+ Suy nghĩ: Xuất phát từ
sự cảm, hiểu của mình để


nhận xét, đánh giá.


+ Phân tích: Xuất phát từ
tác phẩm (cốt truyện,
nhân vật, sự việc, tình
tiết…) để lập luận →
nhận xét, đánh giá tác
phẩm.


<i><b>II. Các bước làm bài</b></i>
<i><b>nghị luận về tác phẩm</b></i>
<i><b>truyện hoặc đoạn trích</b></i>
<b>Đề bài:</b>


Suy nghĩ về nhân vật
ông Hai trong truyện
ngắn “Làng” của Kim
Lân.


1. Tìm hiểu đề-tìm ý.
2. Lập dàn ý.


( Xem sgk/66
3. Viết bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

câu hỏi ntn?


? Bước tiếp theo chúng ta phải làm gì?
? Phần mở bài em cần nêu những gì?
? Tương tự phần TB,KB?



- GV hướng dẫn HS cách viết bài


GV khái quát lại mục ghi nhớ
sgk/68.Gọi HS đọc ghi nhớ


<b>Hoạt động 2 (10’): hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


Đề: Suy nghĩ của em về truyện ngắn
<b>Lão Hạc của Nam cao.</b>


? Hãy viết phần mở bài và một đoạn
phần thân bài ?


GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dò)</b>
<i>4. Củng cố: 3’</i>


Nêu dàn ý chung của bài văn nghị
luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) ?


<i>5. Dặn dò: 2’</i>
- Học bài


- Chuẩn bị tiết 120: Luyện tập làm bài
<i>nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc</i>


<i>đoạn trích ) – về đọc lại truyện ngắn</i>
<i>Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang</i>
Sáng và chuẩn bị nội dung theo câu hỏi
ở Tr.69/SGK.


- Nhận xét tiết học


- HS: viết


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


* Ghi nhớ (SGK/68).


<b>B. Luyện tập:</b>


* HS trình bày, yêu cầu
đảm bảo ý sau:


- Giới thiệu tác phẩm
Lão Hạc- Nam Cao →
Số phận người nông dân
trong xã hội cũ.


- Bi kịch của người
nơng dân bị bần cùng hóa
nhưng giàu lòng tự
trọng , lòng vị tha, đức hi
sinh …



* Dàn bài:


1. Mở bài: Giới thiệu tác
phẩm. Nêu ý kiến đánh
giá sơ bộ của mình


2. Thân bài: Phân tích
những lời nói, hành
động, tâm trạng của lão
Hạc khi phải bán con
chó.


3. Kết bài: Đánh giá
chung về tác phẩm.
<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Ôn lại các bước làm bài
nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).


- Nắm chắc yêu cầu của
từng phần Mở bài, Thân
bài, Kết bài.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………


………


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

****************
Ngày soạn: 08/02


Tuần: 25 ; Tiết: 120
Tập làm văn:


<b>LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN</b>
<b>(HOẶC ĐOẠN TRÍCH); RA ĐỀ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (LÀM Ở</b>


<b>NHÀ)</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).</b>
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


<b> 1. Kiến thức:</b>


Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).


2. Kĩ năng:


Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.


3. Thái độ: GD học sinh ý thức học tập
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh</i>
<i>( 1’).</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài:1’- Tiết</i>
upload.123doc.net-119 chúng ta tìm
hiểu nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) và cách làm. Tiết học
hơm nay chúng ta thực hành luyện tập
để củng cố kiến thức và thầy sẽ ra đề
cho các em về nhà viết bài viết số 6.
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (5’) Củng cố kiến thức:</b>
- Thế nào là nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?


- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm
truyện phải xuất phát từ đâu?


- Bài làm cần đảm bảo đủ mấy phần?
nhiệm vụ từng phần?


- Các bước làm bài nghị luận về một tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ?



GV: Giảng lại


<b>Hoạt động 2: (30’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


* Gọi học sinh đọc đề bài.


* Cho thảo luận trong 5 phút – Đại diện
nhóm trình bày.


- Nhóm 1 :Tìm hiểu đề.( kiểu đề gì?
Nghị luận vần đề gì? Hình thức nghị
luận nào?).


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- HS: lắng nghe


- HS: trả lời
- HS: phát biểu
- HS: trả lời
- HS: Trả lời


- HS: thảo luận trong 5
phút – Đại diện nhóm
trình bày.


<b>A. Củng cố kiến thức:</b>


(Xem lại Tiết


upload.123doc.net, 119)


<b>B. Luyện tập:</b>


<b>Đề: Cảm nhận của em</b>
về đoạn trích Chiếc lược
<i>ngà của Nguyễn Quang</i>
Sáng.


1.Tìm hiểu đề


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Nhóm 2: Tìm ý ( những ý nào nói
về thái độ tình cảm của bé thu đối với
cha. Những luận cứ, luận chứng nào cần
đưa ra…)


- Nhóm 3: Tìm ý (những ý nào nói
về thái độ tình cảm của ơng Sáu đối vớí
con. Những luận cứ, luận chứng nào cần
đưa ra…)


truyện.


- Nhận xét, đánh giá về
nội dung và nghệ thuật
của đoạn trích.


- Nêu cảm nhận về đoạn


trích.


2.Tìm ý


<b>* Nhân vật bé Thu:</b>
a.Thái độ và tình cảm
của bé Thu trong 2 ngày
đầu:


- Ngạc nhiên , tái mặt ,
vụt chạy , kêu thét gọi
má (dẫn chứng đoạn
trích).


- Hai ngày tiếp theo : xa
lánh , ngờ vực , thờ ơ ,
lạnh lùng , bướng bỉnh ,
ương ngạnh đến khó hiểu
: không chịu gọi một
tiếng ba (dẫn chứng đoạn
trích).


b.Thái độ và hành động
của bé Thu trong buổi
chia tay:


- Đứng nhìn mọi người
với vẻ mặt buồn buồn
không như mấy ngày
trước (dẫn chứng đoạn


trích).


- Kêu một tiếng ba như
xé ruột gan , chạy thót
lên và ơm chặt lấy cổ ba
nó , vừa khóc vừa khơng
cho ba nó đi (dẫn chứng
đoạn trích).


- Nó hơn lên tóc , lên cổ ,
lên vai , lên cả vết thẹo
của ba nó (dẫn chứng
đoạn trích).


* Nhân vật ông Sáu:
<i> Trong đợt nghỉ phép:</i>


- Hụt hẫng, buồn bã khi
thấy đứa con sợ hãi, bỏ
chạy (dẫn chứng đoạn
trích).


- Kiên nhẫn, cảm hóa,
vỗ về con (dẫn chứng
đoạn trích).


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

- Nhóm 4: Nêu nhận xét về nội
dung, nghệ thuật.(nội dung chính câu
chuyện là gì? Ta nghĩ sao về nội dung
đó?, tác giả dùng nghệ thuật gì khi xây


dựng câu chuyện để tạo sự hấp dẫn, bất
ngờ …).


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dò)</b>


<i>4. Củng cố: (3’)</i>


Gọi HS nhắc lại nhiệm vụ 3 phần của
bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích).


<i>5. Dặn dị: ( 2’)</i>


- Về nhà làm bài viết số 6, cuối tuần
26 nộp.


- Chuẩn bị tiết 121: Sang thu – Hữu
Thỉnh ( đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi
bên dưới; Mỗi nhóm vẽ một bức tranh
về mùa thu cảm nhận từ tác phẩm).


- Nhận xét tiết học.


- HS: nhắc lại


- HS: lắng ngnhe


(dẫn chứng đoạn trích).
- Hạnh phút dâng trào


khi nghe con gọi cha
(dẫn chứng đoạn trích).
Sau đợt nghỉ phép:


- Ân hận , day dứt về
chuyện đánh con (dẫn
chứng đoạn trích).


- Dồn nén tất cả tình cảm
của mình vào món quà
cho con : Chiếc lược ngà
(dẫn chứng đoạn trích).
- Mong gặp con để tận
tay trao món quà (dẫn
chứng đoạn trích).


- Trước lúc hy sinh , anh
Sáu chỉ kịp trao chiếc
lược lại cho người bạn
(dẫn chứng đoạn trích).
C.Nhận xét, đánh giá về
nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung: Phụ tử tình
<b>thâm là một nét đẹp văn </b>
hóa của người phương
Đơng nói chung và người
Việt nam nói riêng…Tác
giả ca ngợi tình phụ tử
thật cảm động…



* Nghệ thuật:


- Xây dựng tình huống
bất ngờ nhưng hợp lí.


- Diễn biến tình cảm và
hành động của nhân vật
sinh động.


- Ngôn ngữ giản dị,
mang đậm màu sắc Nam
Bộ.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
<i> - Làm bài viết số 6:</i>


Đề: Cảm nhận của em
về đoạn trích Chiếc lược
<b>ngà của Nguyễn Quang</b>
Sáng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

………
………
………
………


………
……


********************



Ngày soạn: 10/02
Tuần: 26; Tiết: 121
Văn bản:


<b>SANG THU</b>


<i> (Hữu Thỉnh)</i>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổicủa đất trời từ cuối</b>
hạ sang đầu thu.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính
triết lí cùa tác giả.


2. Kĩ năng:


- Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.


- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác
phẩm thơ.


3. Thái độ:


Có tình cảm u mến, tự hào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời, biết rung động tinh tế
trước sự biến đổi của thiên nhiên đất trời.



<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’ )</i>


Câu hỏi 1 : Hãy nêu và phân tích hình
ảnh hàng tre- cây tre trong bài thơ
Viếng lăng Bác – Viễn Phương


<i>-> Hàng tre hình ảnh thực và hình ảnh</i>
<i>ẩn dụ chỉ người Việt Nam.</i>


Câu hỏi 2 : Đọc thuộc lịng khổ thơ 2
và phân tích tình cảm của tác giả và mọi
người đối với Bác.


<i>-> Đọc khổ thơ và phân tích</i>
<i>3. Bài mới:</i>


<i> 3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Từ xưa tới</i>
nay, chúng ta luôn được thưởng thức


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- Học sinh lên trả bài



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

những bài thơ nói về mùa xuân, mùa hạ
thật là độc đáo, nhưng ít ai lại đề cập
tới sự giao mùa, nhất là giữa mùa hạ và
mùa thu. Vậy mà nhà thơ Hữu Thỉnh
lại cảm nhận được điều thú vị này qua
bài thơ Sang thu mà hôm nay chúng ta
sẽ tìm hiểu.


<i> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: ( 10’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung: </b>


Dựa vào SGK hãy nêu đơi nét về tác
giả.


- Cho HS xem ảnh phóng to của tác
giả và cung cấp thêm một số thơng tin
khác ngồi SGK.


-> Nhà thơ Hữu Thỉnh tên thật là
Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh ngày 15 tháng
2 năm 1942 tại làng Phú Vinh, xã Duy
Phiên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc,
trong một gia đình nơng dân có truyền
thống nho học. Anh tốt nghiệp trường
Đại học Văn hoá, Trường Viết văn
Nguyễn Du khoá I, là Hội viên Hội Nhà
Văn Việt Nam năm 1976. Anh đã từng


làm cán bộ biên tập, Trưởng ban thơ,
Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ
<i>Quân Đội. Tổng biên tậpTuần báo Văn</i>
<i>nghệ. Uỷ viên </i>Ban chấp hành Hội Nhà
văn các khoá 3, 4, 5 . Hiện nay nhà thơ
sống tại thủ đơ Hà Nội, là Phó Tổng thư
ký thường trực Hội, Bí thư Đảng ủy
Đảng bộ cơ quan Hội Nhà văn Việt
Nam, uỷ viên Đảng đoàn Hội Nhà văn
Việt Nam.


<b>Hoạt động 2: ( 25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh đọc hiểu văn bản</b>


GV: Đọc mẫu và gọi hs đọc bài.
GV: Con người cảm nhận sang thu từ
những phạm vi không gian nào? Tương
ứng với khổ thơ nào?


GV: Xác định phương thức biểu đạt của
văn bản này?


GV: Đọc khổ thơ đầu và cho biết con
người cảm nhận thu sang bắt đầu từ
những dấu hiệu nào? Từ Bỗng diễn tả
trạng thái nào của cảm nhận?


-> Ngạc nhiên bất ngờ trước sự thay đổi
của thời tiết.



GV: Con người ở đây cảm nhận mùa
thu từ hương ổi. Điều đó có ý nghĩa gì?
-> Thu được cảm nhận từ nơi làng quê,


- HS: nêu


- HS: lắng nghe


- HS : Trả lời.


- HS : Miêu tả để biểu
cảm.


- HS : Trả lời


- HS: phát biểu


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả:</b></i>


- Hữu Thỉnh sinh năm
1942, quê ở Vĩnh Phúc.
Ông là nhà thơ trưởng
thành trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ
cứu nước, viết nhiều, viết
hay về con người, cuộc
sống ở làng quê, về mùa
thu.



<i><b>2. Tác phẩm: </b></i> <i>“Sang</i>
<i>Thu” được sáng tác nắm</i>
1977


<b>B. Đọc – hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

trong cảm nhận từ người sống gắn bó
với làng quê.


GV: Em có cảm nhận gì về câu: Hương
<i>ổi phả vào trong gió se?</i>


GV giảng: Phả vào: Trộn lẫn, toả vào;
gió se: gió heo may hơi lạnh. Mùi
hương ổi toả vào trong gió se lạnh làm
thức dậy cả khơng gian vườn ngõ.
GV: Lời thơ: gió chùng chình qua ngõ
gợi liên tưởng gì?


-> Chùng chình là chậm, nhẹ. Gió nhẹ
thoảng qua như muốn ngừng lại nơi ngõ
xóm.


GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật
độc đáo ở khổ thơ này?


GV: chốt


GV: gọi học sinh đọc 2 khổ thơ tiếp.


- Đất trời sang thu được cảm nhận bằng
những biểu hiện khơng gian nào?
- Hình ảnh sông …gợi lên cảnh tượng
như thế nào?


- Cảnh chim vội vã báo hiệu điều gì?


GV: Cảm nhận của em về câu thơ : Có
<i>đám…sang thu?</i>


-> Đám mây mùa hạ cịn xót lại trên bầu
trịi bắt đầu xanh trong. Một làn mây
mỏng, nhẹ kéo dài. Vẻ đẹp của bầu trời
bắt đầu sang thu.


GV: Nghệ thuật đặc biệt ở khổ thơ này
là gì?


-> Hình ảnh được bằng cảm nhận tinh
tế, trí tưởng tượng bay bổng.


GV: Bức tranh thu được cảm nhận như
thế nào?


-> Sự thay đổi của đất trời nhẹ nhàng
mà rõ rệt của một tâm hồn thiết tha với
quê hương đất nước.


GV: Con người cảm thấy điều khác biệt
nào của thời tiết khi chuyển từ hạ sang


thu?


-> Vẫn còn bao nhiêu nắng, mưa và sấm
thưa dần, khơng cịn dữ dội nữa, hàng
cây nhìn cũng già đi. (hàng cây đứng
tuổi)


-Cảnh vật, thời tiết thay đổi, còn dấu
hiệu của mùa hạ, nhưng giảm dần, đang


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS : Trả lời


- Học sinh đọc


- HS : Phát hiện chi tiết.
- HS : Mặt nước dâng lên
nhưng lặng lẽ, phẳng
lặng.


- HS : Thời tiết se lạnh
nên cánh chim vội vã bay
về phương Nam tránh
rét, báo hiệu hết hạ sang
thu.


- HS: phát biểu



- HS: trả lời


-> Giọng thơ êm nhẹ, thể
hiện cảm giác trực tiếp,
tinh tế của tác giả trước
những biến đổi không
gian thu.


<i>2. Cảm nhận không gian</i>
<i>đất trời sang thu</i>


-Sông được lúc dềnh
dàng.


-Cánh chim bắt đầu vội
vã.


- Có đám mây mùa
hạ-vắt nửa mình sang thu.
-> Dịng sơng phẳng
lặng, trời trở lạnh, những
cánh chim vội vã bay đi
tránh rét, trời xanh trong.


-> Cảm nhận tinh tế, trí
tưởng tượng bay bổng
của một tâm hồn thiết tha
với quê hương, đất nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

lặng lẽ vào thu.


GV: Từ đó em hiểu gì về con người
trước lúc sang thu?


GV: chốt ý


- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ
GV: nhận xét


- Nêu ý nghĩa văn bản ?
GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>
<i>4. Củng cố: (3’)</i>


- Tác giả có cảm nhận như thế nào
trước cảnh trời đất sang thu ?


- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ ?


<i>5. Dặn dò : (2’ )</i>


- Về học thuộc lòng bài thơ và nắm
vững các kiến thức vừa tìm hiểu.
- Chuẩn bị tiết 122: Nói với con – Y
<i>Phương (đọc kĩ văn bản và trả lời câu </i>
hỏi bên dưới ; Tìm hiểu một số thông


tin về dân tộc Tày).


- Nhận xét tiết học.


- HS : thảo luận – trình
bày


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Khắc họa được hình
ảnh thơ đẹp, gợi cảm,
đặc sắc về thời điểm
giao mùa hạ - thu ở nông
thôn vùng đồng bằng
Bắc Bộ.


- Sáng tạo trong việc sử
dụng từ ngữ (bỗng, phả,
<i>hình như..), phép nhân</i>
hóa (sương chùng chình,
<i>sơng được lúc dềnh</i>
<i>dàng…), phép ẩn dụ (</i>


<i>sấm, hàng cây dứng</i>
<i>tuổi…)</i>


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
Bài thơ thể hiện những
cảm nhận tinh tế của tác
giả trước vẻ đẹp của
thiên nhiên trong khoảnh
khắc giao mùa.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích, cảm thụ
những hình ảnh hay, đặc
sắc trong bài.


- Sưu tầm thêm một vài
bài thơ viết về mùa thu.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


********************


Ngày soạn: 11/02


Tuần: 26; Tiết: 122


<b>NÓI VỚI CON</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, tình yêu quê hương thắm thiết, niềm tự
hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của “người đồng mình” và mong mỏi của một
người cha với con qua cách diễn tả độc đáo của nhà thơ Y Phương.


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


<b>-</b> Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái.


<i><b>-</b></i> Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương
<i><b>-</b></i> Hình ảnh và cách diễn đạt độc đáo của tác giả trong bài thơ.


2. Kĩ năng:


<b>-</b> Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.


<i><b>-</b></i> Phân tích cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi.
3. Thái độ:


Bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu, niềm tự hào quê hương đất nước.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


Hoạt động của giáo viên <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>
<i>1. Ổn định ( 1’)</i>



<i> 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’ )</i>


Câu hỏi 1 : Đọc thuộc lòng bài thơ
Sang thu – Hữu Thỉnh và cho biết sự
cảm nhận đất trời sang thu của tác giả
thông qua chi tiết nào?


<i>-> Đọc bài thơ; Cảm nhận bằng khứu</i>
<i>giác.</i>


Câu hỏi 2 : Nêu ý nghĩa bài thơ
“Sang thu” ?


<i>-> Bài thơ thể hiện những cảm nhận</i>
<i>tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp của</i>
<i>thiên nhiên trong khoảnh khắc giao</i>
<i>mùa.</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i> 3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Tình yêu</i>
thương con cái, mơ ước thế hệ sau tiếp
nối xứng đáng, phát huy truyền thống
tổ tiên quê hương vốn là tình cảm cao
đẹp của con người Việt Nam ta suốt
bao đời nay. Chúng ta hãy nghe người
cha nói với con, tâm tình, dặn dị trìu
mến, ấm áp và tin cậy qua bài thơ Nói
với con của nhà thơ Y Phương người


dân tộc Tày (sinh sống ở các tỉnh miền
núi Đông bắc).


<i> 3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (10’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác
giả.


GV cho HS xem tranh chân dung tác giả
GV cho HS biết thêm đôi nét về người
Tày.


Người Tày là một trong 54 dân tộc ở
Việt Nam sinh sống chủ yếu ở vùng


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- Học sinh lên trả bài


- HS: lắng nghe


- HS: phát biểu
- HS: xem


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

miền núi thấp phía Bắc Việt Nam.
Người Tày sống dựa chủ yếu vào sản
xuất nông nghiệp. Họ trồng lúa, ngô,
khoai lang, v.v…Bản của người Tày
thường ở chân núi hay ven suối. Tên
bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng
ruộng, khúc sơng. Mỗi bản có từ 15 đến
20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm
nhỏ.


GV: Lời thơ này có gì mới lạ so với các
bài thơ em đã học?


-> Thể thơ tự do, vần ít, gần với lời nói
hàng ngày. Mộc mạc chân thành, hình
ảnh lạ.( cách nói của người dân miền
Núi)


- Nêu bố cục của bài thơ này?


-> Phần 1: từ đầu đến nhất trên đời: nói
với con về tình cảm cội nguồn; Phần 2:
nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh
liệt của quê hương.


<b>Hoạt động 2: (25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh đọc – hiểu văn bản:</b>


<i>GV: Cho hs đọc phần 1 và hỏi:</i>



-Người cha đã nói với con về tình cảm
cội nguồn nào?


GV: Lời thơ nói về tình cảm gia đình có
gì đặc biệt? Em hiểu câu thơ này như
thế nào?


-> Cách hình dung của người miền núi:
<i>bước chân chạm đến tiếng nói, tiếng</i>
<i>cười.</i>


-Bước chân người con chạm đến tiếng
nói người cha và tới tiếng cười người
mẹ -> người con được ni dưỡng và
lớn lên trong tình u thương, che chở
của người mẹ, cha.


GV: Vì sao lời đầu tiên của cha nói với
con lại là điều đó?


-> Nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt ,
cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
GV: Có những hình ảnh thơ nào rất mộc
mạc, chân tình? Em hãy giải thích?
-> Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken
<i>câu hát; rừng cho hoa, con đường cho</i>
<i>những tấm lịng. ( xem chú thích).</i>
GV: Những hình ảnh đó gợi ra cuộc
sống như thế nào?



-> Vẻ đẹp cuộc sống lao động và sinh
hoạt tinh thần, truyền thống dân tộc.
GV: Cảm nhận như thế nào về lời thơ :
<i>Rừng cho hoa… những tấm lòng? </i>


- HS: lắng nghe


- HS: trả lời


- HS : phát biểu cá nhân
- HS: trả lời


- HS: tìm và giải thích


- HS: thảo luận trình bày.


<i><b>2. Tác phẩm:</b></i>


- Thể thơ: “Nịi với con”
viết theo thể thơ tự do.
- Bố cục: 2 phần


<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


<i>1. Nói với con về tình</i>
<i>cảm cội nguồn</i>


-Tình cảm gia đình:


“chân phải…tiếng cười”
-Tình làng xóm: “người
đồng…tấm lịng”.


-> Hình ảnh mộc mạc,
lời nói chân tình vừa thể
hiện hình dung của người
miền núi nhắc nhở con
về tình cảm ruột thịt, cội
nguồn sinh dưỡng của
mỗi con người. Vừa gợi
ra cuộc sống lao động,
sinh hoạt tinh thần,
truyền thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

(Hoa chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên; tấm
lòng chỉ vẻ đẹp tình người -> những vẻ
đẹp sẵn có nơi đây).


GV: Người cha cịn nói với con về ngày
cưới của cha mẹ. Chi tiết này gợi ra
cuộc sống như thế nào?


GV: chốt


GV: Điều đó cho ta thấy tình cảm như
thế nào của người cha đối với q
hương, gia đình?


GV: chốt ý



<i>*Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh</i>
<i>liệt của quê hương.</i>


GV: Những điểm nào nơi quê hương
được gợi ra trong lời người cha nói với
con?


GV: Cuộc sống gian khổ nơi quê được
nhắc đến qua chi tiết nào? Hình ảnh đó
gợi khơng gian sống như thế nào?


GV: Sống trên đá không chê đá gập
<i>ghềnh… không lo cực nhọc.->cằn cỗi,</i>
hiểm trở.


GV: Nhưng người cha nói nhiều về ý
chí con người đồng mình qua những chi
tiết nào?


-> Cao đo nỗi buồn/ xa ni chí lớn/
<i>khơng lo cực nhọc.</i>


GV: Em có cảm nhận như thế nào về
câu: Người đồng mình…phong tục?
-> Lao động để tồn tại , giữ vững truyền
thống dân tộc , không chịu chùn bước
trước kho khăn, giữ vững bản sắc dân
tộc, ý chí sống can trường, dũng cảm.
GV: Vì sao người cha nói với con về


điều này?


-> Nhắc con không quên cội nguồn dân
tộc.


GV: Người cha nói với con về : người
<i>đồng mình…bé được.</i>


- Em hiểu thế nào về ý muốn của người
cha?


-> Con người khơng nhỏ bé, có ý chí
vươn lên trong cuộc sống, con cần noi
gương tiếp bước vẻ vang.


GV: Qua những lời nói với con, ta thấy
tình cảm nào của người cha đối với quê
hương?


->Thương quê hương gian lao, vất vả;
tự hào về ý chí, khí phách của con
người nơi quê; yêu quí bản sắc văn hoá;
hi vọng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS : Trả lời



- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: thảo luận- trình bày


- HS: trả lời


- HS : Thảo luận cặp.


HS : phát biểu


nhiên, tình người: “Rừng
cho …tấm lịng”


- Ngày cưới của cha mẹ:
-> hình ảnh con người
thương yêu nhau trong
sáng, hạnh phúc.


=>Tình cảm u q, tự
hào về quê hương, gia
đình.


<i>2. Nói với con về sức</i>
<i>sống bền bỉ, mãnh liệt</i>
<i>của quê hương</i>


- Cuộc sống gian khổ và
ý chí của con người vượt


lên gian khổ : “người …
ơi. Không lo cực nhọc”.
- Sức sống mãnh liệt, bền
bỉ của con người quê
hương: “Người…da
thịt…Nghe con”.


- Hình ảnh quê hương
cằn cỗi, hiểm trở.


->Lặp từ ngữ->gợi ra
những con người chân
chất, khoẻ mạnh, tự chủ
trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

tốt đẹp quê hương.


- Em hiểu gì qua bài thơ ? và em học tập
được gì từ bài thơ ấy?


GV: liên hệ giáo dục học sinh


- Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của bài
thơ?


GV: nhận xét
- Ý nghĩa bài thơ ?
GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>


<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>


<i>4. Củng cố: ( 3’ ) GV treo bảng phụ</i>
câu hỏi trắc nghiệm


Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng
nhất.


Câu 1: Qua bài nói với con, nhà thơ Y
phương muốn gửi gắm điều gì?


a. Tình yêu quê hương sâu nặng.


b. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của
mỗi người.


c. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ,mạnh
mẽ của quê hương.


<i><b>d. Cả 3 ý trên.</b></i>


Câu 2: Dòng nào sau đây đúng nhất về
những đức tính tốt đẹp của “người đồng
mình”


a. Cần cù, chịu khó, anh dũng, bất
khuất.


b. Bền bỉ, nhẫn nại, chịu đựng, hy sinh.
<i><b>c. Hồn nhiên, mộc mạc, nghĩa tình,</b></i>


<i><b>giàu chí khí.</b></i>


d. Thẳng thắng, trung thực, bền bỉ, dẻo
dai.


<i>5. Dặn dị: 2’</i>


- Học thơ và nắm vững các kiến thức
vừa hướng dẫn.


- Chuẩn bị tiết 123: Nghĩa tường minh
<i>và hàm ý </i>(đọc trước bài ở SGK và trả
lời các câu hỏi theo yêu cầu ; chuẩn bị
bảng nhóm).


- Nhận xét tiết học.


- HS: phát biểu cá nhân


- HS: phát biểu


- HS: phát biểu


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Giọng điệu tha thiết,


trìu mến.


- Hình ảnh mộc mạc mà
giàu chất thơ.


- Bố cục chặt chẽ, dẫn
dắt tự nhiên.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
<b> Bài thơ thể hiện tình yêu</b>
thương thắm thiết của
cha, mẹ dành cho con
cái; tình yêu, niềm tự hào
về quê hương, đất nước.
<b>C. Hướng dẫn tự học</b>
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Cảm thụ, phân tích
những hình ảnh thơ độc
đáo, giàu ý nghĩa trong
bài.


- Học thuộc lòng bài thơ
và học ghi nhớ.


Soạn bài: Nghĩa tường
minh và hàm ý.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………


………
………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

******************
Ngày soạn: 12/02


Tuần: 26; Tiết: 123


<b>NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


<b>- Hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý.</b>


<b>-</b> Xác định được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
<b>-</b> Biết sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


<b>-</b> Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.


<i><b>-</b></i> Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày
2. Kĩ năng:


<b>-</b> Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
<i><b>-</b></i> Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.


<b>-</b> Sử dụng sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.



3. Thái độ: Có ý thức sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý trong nói, viết phù hợp và
đạt hiệu quả giao tiếp.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra (2’)</i>


<i> Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh.</i>
<i>3. Bài mới</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Trong giao tiếp,</i>
có lúc người nói nói thẳng ra những gì
mình muốn nói, có lúc vì lí do nào đó
mà khơng thể nói thẳng ra . Vậy ở lời
nói, nghĩa nào là nghĩa tường minh,
nghĩa nào là hàm ý? Ta sẽ tìm hiểu qua
bài Nghĩa tường minh và hàm ý.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (16’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


GV treo bảng phụ nội dung bài tập
(mục I).


- Chia nhóm thảo luận để trả lời


những câu hỏi ở SGK. (4’)


* Câu 1: “ Trời ơi, chỉ cịn có 5 phút!”,
em hiểu anh thanh niên muốn nói điều
gì? Vì sao anh khơng nói thẳng điều đó
với họa sĩ và cơ gái?


* Câu 2: “Ơ! Cơ cịn qn chiếc mùi soa
đây này!” có ẩn ý gì khơng?


- Qua ví dụ trên em hiểu nghĩa tường
minh là như thế nào? Cịn hàm ý là gì?
GV chốt ý, lưu bảng


GV: Đặt 1 câu có nghĩa tường minh và
một câu có nghĩa hàm ý ?


GV: nhận xét


Gọi HS đọc ghi nhớ.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh thảo luận
- Đại diện nhóm trình
bày.



- Học sinh trả lời
- HS: đặt câu


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>* Phân biệt nghĩa tường</b></i>
<i><b>minh và hàm ý:</b></i>


1. VD: SGK/74,75


a. Câu “Trời ơi, chỉ cịn
có 5 phút!” → Tiếc q,
khơng cịn thời gian để
trò chuyện, tâm tình..
( Anh khơng nói thẳng ra
vì ngại ngùng, e thẹn)
b. Câu “Ơ! Cơ cịn qn
chiếc mùi soa đây này!”
khơng có ý gì khác ngồi
việc thơng báo chiếc mùi
soa cơ gái bỏ qn.


2. Kết luân:


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Hoạt động 2: (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


Cho các nhóm thực hành luyện tập
theo nội dung phân cơng (5’)và trình
bày lên bảng nhóm.Cho các nhóm bổ
sung, GV kết luận, sửa chữa



- Nhóm 1: Câu 1.


- Nhóm 2: câu 2.


- Nhóm 3: Câu 3.


- Nhóm 4: Câu 4.


GV: nhận xét, chốt ý chính lưu bảng.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>
<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Thế nào là nghĩa tường minh ?
- Nghĩa hàm ý là gì? Cho ví vụ ?
<i>5. Dặn dị: 2’</i>


- Nắm vững nội dung vừa học.
- Hồn thành các bài tập


- Sưu tầm một câu chuyện cười có sử
dụng hàm ý.


- Chuẩn bị tiết 124: Nghị luận về một


- Học sinh thảo luận –
trình bày



- Nhóm 1 trình bày


Nhóm 2 trình bày


Nhóm 3 trình bày


- Nhóm 4 trình bày


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe về


diễn đạt trực tiếp bằng từ
ngữ trong câu.


- Hàm ý là phần thông
báo tuy không được diễn
đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể
suy ra từ những từ ngữ
ấy.


<b>B. Luyện tập</b>


1. Xét đoạn trích mục I
a.Câu “Nhà họa sĩ tặc
lưỡi đứng dậy”.→ dùng
hình ảnh để diễn đạt ý
của ngôn ngữ (chưa
muốn đi).



b.Các từ ngữ miêu tả thái
độ cô gái liên quan đến
chiếc mùi soa:


- “mặt đỏ ửng”: ngượng,
khó nói.


- “nhận lại chiếc khăn”:
hành động thay lời cảm
ơn.


- “quay vội đi”:lúng túng,
lảng tránh.


2. Xác định hàm ý


“Tuổi già cần nước chè:
ở Lào Cai đi sớm
q”.→ ơng họa sĩ chưa
kịp uống nước chè đấy.
3.Tìm câu chứa hàm ý


“Cơm chín rồi!” →
ông(Sáu) vô ăn cơm đi.
4. Xét câu in đậm


a.Hà, nắng gớm, về
nào…( không có hàm ý,
chỉ nói lảng)



b. “Tơi thấy người ta
đồn”. (khơng có hàm ý,là
câu nói bỏ lửng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<i>đoạn thơ, bài thơ.(đọc kĩ văn bản Khát</i>
<i>vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời- Hà</i>
Vinh SGK/ 77 và trả lời các câu hỏi bên
dưới).


thực hiện


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


**************
Ngày soạn: 12/02


Tuần: 26; Tiết: 124


<b>NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>



<b> Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.</b>
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:


<b>-</b> Nhận diện được bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.


3. Thái độ: Học sinh có ý vận dụng vào thực hành bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (không tiến hành)</i>
<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Nghị luận về tác</i>
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ta đã
được tìm hiểu ở những tiết học trước
vậy cịn các tác phẩm trữ tình như đoạn
thơ, bài thơ thì nghị luận như thế nào?
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (30’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>



Gọi 3 HS lần lượt đọc văn bản :
- Từ đầu…đáng trân trọng.
- Tiếp theo…của mùa xn.
- Cịn lại.


- Cho các nhóm thảo luận để trả lời
các câu hỏi ở SGK.(4’)


- Vấn đề nghị luận của văn bản này
là gì?


- Văn bản nêu lên những luận điểm
gì về hình ảnh mùa trong bài Mùa
<i>xuân nho nhỏ ?</i>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh đọc văn bản


- Học sinh thảo luận-
trình bày


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>* Tìm hiểu bài nghị</b></i>
<i><b>luận về một đoạn thơ,</b></i>
<i><b>bài thơ</b></i>



<i>1. Xét văn bản: Khát</i>
<i>vọng hòa nhập, dâng</i>
<i>hiến cho đời.</i>


a.Vấn đề nghị luận: Hình
ảnh mùa xuân và tình
cảm tha thiết của Thanh
hải trong bài thơ <i>Mùa</i>
<i>xuân nho nhỏ.</i>


b. Các luận điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

- Tìm bố cục 3 phần của văn bản và
nhận xét bố cục ấy.


- Nhận xét cách diễn đạt (GV thực
hiện).


Từ các vấn đề nêu trên, GV hường dẫn
HS vào phần kết luận


<b>Hoạt động 2: (8’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>luyện tập</b>


GV gọi HS đọc yêu cầu phần luyện tập,


hướng dẫn các em tự làm. - Học sinh đọc và làm


- Hình ảnh mùa xuân


hiện lên trong cảm xúc
tha thiết, trìu mến của
nhà thơ.


- Hình ảnh mùa xuân nho
nhỏ thể hiện khát vọng
được hòa nhập, được
dâng hiến của nhà thơ.
Bố cục:


+Mở bài: “Từ đầu…đáng
trân trọng ”: Giới thiệu
bài thơ Mùa xuân nho
nhỏ của Thanh Haỉ và
nêu nhận xét, đánh giá
của người viết.


+Thân bài: “Tiếp theo…
của mùa xuân”: Cảm
nhận, đánh giá của ngừi
viết về nội dung, nghệ
thuật bài thơ.


+Kết bài: (Cịn lại)Tổng
kết, khái qt hóa về giá
trị và tác dụng của bài
thơ.


* Bố cục chặt chẽ, có
đầy đủ các phần thông


thường của một bài nghị
luận.


<i>2. Kết luận:</i>


- Nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ là trình bày
nhận xét, đánh giá của
mình về nội dung, nghệ
thuật của đoạn thơ, bài
thơ ấy.


- Những yêu cầu:


+ Nội dung: Nêu nhận
xét, đánh giá cảm thụ
riêng của người viết gắn
với việc phân tích, bình
giá ngơn từ, hình ảnh,
giọng điệu…của đoạn
thơ, bài thơ.


+ Hình thức: bố cục
mạch lạc, lời văn trong
sáng, luận điểm, luận cứ
rõ ràng.


<b>B. Luyện tập:</b>


VD: -Nhạc điệu của bài


thơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

GV: nhận xét có thể nêu thêm nhiều
luận điểm:


- Nhạc điệu bài thơ.
- Bức tranh mùa xuân..
- …


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>
<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là
gì ?


- Nêu những yêu cầu đối với bài nghị
luận về một đoạn thơ, bài thơ ?


<i>5. Dặn dò : (2’)</i>


- Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị tiết 125: Cách làm bài nghị
<i>luận về một đoạn thơ, bài thơ .(Đọc kĩ 8</i>
đề ở SGK và trả lời các câu hỏi bên
dưới; Các nhóm chuẩn bị bảng nhóm).


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe



có nhạc điệu hàm chứa
trong đó ; tính nhạc thể
hiện ở nhịp điệu và tiết
tấu của bài thơ, nó vang
ngân trong tâm hồn
người đọc . Bằng chứng
là nhạc sĩ Trần Hoàn đã
phổ nhạc thành công bài
thơ này . Cho đến nay, ca
khúc này được coi là ca
khúc sống mãi với thời
gian.


<b>C. hướng dẫn tự học:</b>
Dựa vào dàn ý đã lập,
viết bài nghị luận về một
đoạn thơ hoặc bài thơ.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


*******************



Ngày soạn: 13/02
Tuần: 26; Tiết: 125


<b>CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


<b> Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.</b>
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.


2. Kĩ năng:


- Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Tổ chức, triển khai các luận điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định (1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (3’ )</i>


Câu hỏi 1 : Nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ là như thế nào?



<i>-> Nêu nhận xét về nội dung và nghệ</i>
<i>thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.</i>


Câu hỏi 2 : Nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện
thơng qua đâu?


<i>-> Thơng qua ngơn từ, hình ảnh, giọng</i>
<i>điệu …của đoạn thơ, bài thơ.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Thế nào là nghị</i>
luận về một đoạn thơ, bài thơ thì ta đã
làm quen ở tiết trước, hơm nay ta sẽ tìm
hiểu cách làm bài nghị luận ấy.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh củng cố kiến thức:</b>


<i>Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn</i>
<i>thơ, bài thơ</i>


Gọi 4 HS lần lượt đọc 8 đề ở SGK (2
đề/HS).


- Thảo luận (4’): các đề bài được cấu


tạo như thế nào? Mỗi nhóm thử ra 1 đề.
( lưu ý : Thực chất đề 4,7 đã có chỉ định
ngầm)


GV: nhận xét, chốt ý:


<i>Tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một</i>
<i>đoạn thơ, bài thơ</i>


(Cho HS nhắc lại 4 thao tác khi làm bài
văn- Mỗi thao tác giáo viên lồng vào bài
mẫu ở SGK để phân tích chứng minh)


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh đọc


- Học sinh thảo luận –
trình bày


- HS: lắng nghe


<b>A. Củng cố kiến thức:</b>
<i><b>I. Đề bài nghị luận về</b></i>
<i><b>một đoạn thơ, bài thơ</b></i>


1. Xét các đề ở SGK:
- Đề không kèm theo
những chỉ định cụ thể: đề
4,7.


- Đề kèm theo những chỉ
định cụ thể: còn lại.
* Giống nhau: đều nghị
luận về một đoạn thơ, bài
thơ.


* Khác nhau:


- Từ “phân tích”: Yêu
cầu nghiêng về phương
pháp nghị luận.


- Từ “Cảm nhận”: Yêu
cầu nghị luận trên cơ sở
cảm thụ của người viết.
- Từ “Suy nghĩ”: Yêu cầu
nghị luận nhấn mạnh tới
nhận định, đánh giá của
người viết.


2. Các nhóm ra đề.


<i><b>II. Cách làm bài nghị</b></i>
<i><b>luận về một đoạn thơ,</b></i>
<i><b>bài thơ</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Gọi HS đọc văn bản Quê hương trong
<i>tình thương nỗi nhớ (Tr.81/SGK)</i>


- Hãy xác định thân bài? Phần này
người viết đã trình bày những nhận xét
gì về tình yêu quê hương trong bài thơ
<i>Quê hương – Tế Hanh?</i>


- Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn
dắt, khẳng định bằng cách nào, được
liên kết với phần mở bài và thân bài ra
sao ?


->


+ Bố cục: 3 phần


+ Thân bài: nêu nhận xét, đánh giá của
người viết


- Phần TB được liên kết với MB bằng
các luận điểm,luận cứ có tác dụng cụ
thể hố cho nhận xét khái quát ở phần
TB; Liên kết với phần KB bằng các kết
luận mang tính chất quy nạp về giá trị
và sức sống của bài thơ.


GV hướng dẫn HS vào phần ghi nhớ.
Gọi HS đọc ghi nhớ.



<b>Hoạt động 2: (10’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


- Gọi HS đọc đề bài.
- Gợi ý cho HS tìm hiểu ý.


*Gợi ý:


Cảm nhận về mùa thu thông qua
các giác quan:


- Khứu giác: hương ổi.
- Xúc giác: gió se.


- Thị giác: sương chùng chình qua
ngõ.


→ Hình tượng mùa thu được kết dệt bởi
sự tổng hòa của các giác quan, vừa khái
quát, vừa cụ thể và giàu sức gợi tả, gợi
cảm.


Các biện pháp nghệ thuật:


- Nhân hóa:


hương ổi- phả; sương- chùng chình.


- Miêu tả: gió se.



- Tu từ nghệ thuật:


hình như thu đã về.


GV: yêu cầu học sinh lập dàn ý khái
quát cho đề bài theo 3 phần.


- Học sinh thảo luận-
trình bày


- Học sinh đọc


- Học sinh đọc


- Học sinh làm – nhận


<i>1. Các bước làm bài</i>
a.Tìm hiểu đề, tìm ý.
b. Lập dàn bài.
c. Viết bài.


d. Đọc lại bài viết và sửa
chữa.


<i>2. Cách tổ chức triễn</i>
<i>khai luận điểm</i>


- Thân bài “Nhà thơ đã
viết…thành thực của Tế


Hanh”.


- Những nhận xét:


+ Hình ảnh đẹp như mơ,
đầy sức mạnh khi ra
khơi.


+ Cảnh trở về tấp nập, no
đủ.


+ Hình ảnh người dân
chài giữa đất trời lộng
gió với vị nồng mặn của
biển khơi.


-> Những suy nghĩ, ý
kiến của người viết luôn
được gắn cùng sự phân
tích, bình giảng cụ thể
hình ảnh, ngơn từ, giọng
điệu của bài thơ.


* Ghi nhớ: SGK/ 83
<b>B. Luyện tập</b>


* Phân tích khổ thơ đầu
bài Sang thu -Hữu
Thỉnh.



* Lập dàn ý:


- MB: Giới thiệu bài thơ
nói chung, khổ thơ nói
riêng.


- TB:


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dò)</b>


<i>4. Củng cố: ( 3’) GV treo bảng phụ ghi</i>
câu hỏi trắc nghiệm.


Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em
cho là đúng nhất.


Câu 1: Ý nào đúng nhất với với yêu cầu
ở phần thân bài của bài văn nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ?


a. Lần lượt trình bày những suy nghĩ,
đánh giá về nội dung của đoạn thơ, bài
thơ.


b. Lần lượt trình bày những suy nghĩ,
đánh giá về nghệ thuật của đoạn thơ, bài
thơ.



<i>c. Lần lượt trình bày những suy nghĩ,</i>
<i>đánh giá về nội dung, nghệ thuật của</i>
<i>đoạn thơ, bài thơ.</i>


Câu 2: Bài văn nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ cần phải:


a. Nêu lên được các nhận xét, đánh giá
và sự cảm thụ riêng của người viết.
b. Phải gắn nhận xét, đánh giá với sự
phân tích, bình giá ngơn từ, hình ảnh,
giọng điệu, nội dung, cảm xúc của tác
giả…của tác phẩm.


<i>c. Cả a và b.</i>
<i>5. Dặn dò: ( 2’)</i>


- Chép ghi nhớ và học thuộc.


- Chuẩn bị tiết 126: Mây và
<i>sóng-R.Ta-go. ( đọc kĩ văn bản và trả lời</i>
các câu hỏi ở SGK).


- Nhận xét tiết học.


xét


- Học sinh làm



- Học sinh lắng nghe về
thực hiện


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
Hoàn thành bài nghị luận
theo dàn bài trên


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


*********************
Ngày soạn: 14/02


Tuần: 27; Tiết: 126


<b>MÂY VÀ SÓNG</b>


(Ta – go)
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:



- Tình mẩu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc
đối thoại tưởng tượng giữa em với những người sống trên “mây và sóng”.


- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
2. Kĩ năng:


- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xi.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ


3. Thái độ: Quý trọng, nâng niu tình cảm trong sáng, tình mẫu tử.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (3’)</i>


Câu hỏi 1: Qua khổ thơ đầu bài “Nói
với con” của Y Phương thì “con” được
lớn lên như thế nào?


<i>-> Con lớn lên trong vòng tay yêu</i>
<i>thương và chăm sóc của cha, mẹ.</i>


Câu hỏi 2: Những đức tính tốt đẹp nào
của “người đồng mình”được người cha
nêu trong bài. Qua đó, người cha mong
muốn gì ở con?



<i>-> Đức tính cần cù lao động, giữ gìn</i>
<i>truyền thơng văn hóa dân tộc, lòng tự</i>
<i>hào về quê hương và niềm tin vào thế</i>
<i>hệ trẻ nối tiếp truyền thống quê hương.</i>


<i>3. Bài mới: </i>


<i>3.1 Giới t hiệu bài: 1’ - Tình mẫu tử là</i>
một ttrong những tình cảm thiêng liêng
và gần gũi nhất, phổ biến nhất của con
người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm
không bao giờ cũ, không bao giờ vơi
cạn của nhà thơ. Chế Lan Viên phát
triển tứ thơ từ hình ảnh con cị trong ca
dao, Nguyễn Khoa Điềm làm khúc hát
ru những em bé lớn trên lưng mẹ thì đại
thi hào Ấn Độ Ra-bin-đra-nat Ta-go lại
có Mây và sóng.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1: (10’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


Cho HS dựa vào SGK để nêu đôi nét về
tác giả.


GV cung cấp thêm:


Sinh 7 tháng 5 năm 1861 tại Kolkata,


Ấn Độ . Mất 7 tháng 8 năm 1941
(80 tuổi). Nghề nghiệp Nhà thơ, Nhà
viết kịch, Triết gia


GV: nêu yêu cầu đọc đoạn thơ


Đọc thơ: giọng thay đổi phù hợp lời kể,
lời thoại của bé với mẹ, với mây và


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh phát biểu
- HS: lắng nghe


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả: </b></i>
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861- 1941)
là nhà thơ hiện đại lớn
nhất của Ấn Độ, là nhà
văn đầu tiên của châu Á
được nhận giải Nô-ben
văn học (năm 1913)
<i><b>2. Tác phẩm:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

sóng.



( GV cùng HS đọc 1-2 lần)


- Xác định xuất xứ (thời gian ra đời)
cùng thể loại văn bản ?


- Phương thức biểu đạt chính ?
- Xác định bố cục bài thơ.


<b>Hoạt động 2: (25’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh đọc- hiểu văn bản:</b>


* Gọi HS đọc lại bài thơ.


- Cho HS thảo luận : “Đứa bé kể cho
mẹ nghe ai đã gọi em và bày cho em
những trị chơi gì?”(4’)


GV: nhận xét


- Theo em những người trên mây và
sóng là ai? (là thế giới kì ảo trong
truyện cổ tích, thần thoại,…)


- Trị chơi ấy có hấp dẫn khơng? Em
bé đã phản ứng như thế nào? Vì sao?
GV: chốt


- Vì sao em bé khơng từ chối ngay lập
tức lời rủ rê ấy mà lại hỏi: “Nhưng làm


thế nào…”


GV: chốt ý


- Bé đã nghĩ ra những trò chơi nào?
- GV bình giảng.


- Em hiểu thế nào về câu “Và khơng
ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở
chốn nào”.(mẹ con ta có thể ở khắp nơi,
khơng ai có thể tách rời, phân biệt).


- Em nhận xét gì về trị chơi của bé
nghĩ ra? (mẹ là thiên nhiên, thiên nhiên
là mẹ ln mở rộng vịng tay chở che và
bảo bọc lấy con…→ Giáo dục tình u
thiên nhiên, lịng hiếu thảo…)


- Em hãy nêu những nhận xét về sự


- Học sinh đọc
- HS: trả lời
- HS:phát biểu
- Học sinh xác định


- Học sinh đọc


- HS: thảo luận- trình bày


- HS: phát biểu



- Học sinh trả lời


- HS: phát biểu


- Học sinh trả lời


- Học sinh thảo luận-
trình bày


- Học sinh phát biểu cá
nhân


- Học sinh trả lời


nhàng.


b. Phương thức biểu đạt
chính: biểu cảm


c. Bố cục: 2 phần


+ Phần 1: Từ đầu…xanh
thẳm→ Câu chuyện của
bé với mẹ về những
người ở trên mây và trò
chơi thứ nhất của bé.
+ Phần 2: Còn lại→ Câu
chuyện của bé với mẹ về
những người ở trong


sóng và trò chơi thứ 2
của em bé.


<b>B. Đọc – hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


1. Sự mời mọc, rủ rê của
những người sống trên
mây và trong sóng


- Trên mây: Chơi suốt
ngày với bình minh vàng
vầng trăng bạc.


- Trong sóng: Ca hát
suốt ngày, ngao du khắp
nơi.


=> Trị chơi rất hấp dẫn
nhưng em từ chối vì em
thương mẹ, khơng muốn
rời mẹ.


- Bé khơng từ chối ngay
vì trẻ em nào cũng thích
đi chơi (tâm lí) nhưng
tình u mẹ đã khắc phục
sự ham muốn đó.


2.Trị chơi của bé



- Trị chơi thứ 1: Con là
mây, mẹ là trăng, con ôm
lấy mẹ (mây ôm lấy
trăng), mái nhà là bầu
trời.


Trò chơi thứ 2: Con là
sóng, mẹ là bến bờ, con
lăn vào lịng mẹ (sóng vỗ
bờ) và cười giòn tan.
=> Trò chơi sáng tạo, thú
vị hòa hợp giữa tình yêu
thiên nhiên và tình mẹ
con.


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?


- Nêu ý nghĩa bài thơ ?
GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học sinh</b>
<b>tự học (tích hợp vào phần dặn dị)</b>
<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
- Nêy ý nghĩa của bài thơ “Mây và
sóng” ?



<i>5. Dặn dị: 2’ </i>


- Nắm vững nội dung vừa học


- Chuẩn bị tiết 127: Ôn tập về thơ (lập
bảng thống kê theo yêu cầu SGK)


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


nhau nhưng không trùng
lặp về ý và lời.


- Sáng tạo nên hình ảnh
thiên nhiên bay bổng
song vẫn sinh động gợi
nhiều liên tưởng.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>
Bài thơ ca ngợi ý nghĩa
thiêng liêng của tình mẫu
tử.


<b>C. hướng dẫn tự học:</b>
- Học thuộc lòng bài thơ
- Liên hệ với những bài
thơ đã học viết về tình
mẹ



<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


**************
Ngày soạn: 14/02


Tuần: 27; Tiết: 127


<b>ÔN TẬP VỀ THƠ</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Hệ thống lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ đã học trong
chương trình Ngữ văn lớp 9


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


Hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
2. Kĩ năng:


Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập



<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i><b> 2. Kiểm tra bài cũ (4’)</b></i>


Câu hỏi 1: Em bé kể cho mẹ nghe ai đã gọi em và bày cho em những trị chơi gì? Em
có thái độ như thế nào? Vì sao?


Câu hỏi 2: Em bé đã nghĩ ra những trị chơi nào? Em có nhận xét gì về trị chơi của
bé?


<i>3. Bài mới </i>


Các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã được học trong chương trình Ngữ văn 9
gồm có cả thảy là 11 bài, hôm nay chúng ta sẽ ơn lại tồn bộ các tác phẩm ấy.


<b>Hoạt động 1:(28’) hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức</b>
<b> 1. Lập bảng thống kê:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

- Chúng ta đã được học những tác phẩm thơ hiện đại nào ở chương trình ngữ văn 9?
- Những tác phẩm ấy của những tác giả nào? Năm sáng tác?


- Thể thơ? Tóm tắt nội dung và nêu đặc sắc về nghệ thuật?


HS dựa vào phần soạn bài ở nhà trả lời. Sau đó GV khái quát lại và treo bảng
thống kê đã lập sẵn ở bảng phụ lên bảng để HS đối chiếu.


T



T Tên bàithơ Tác giả Nămsáng
tác


Thể


loại Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật


1


<b>Đồng chí</b> Chính
Hữu


1948 Tự
do


Tình đồng chí của người
lính cách mạng trong
những năm đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp
hết sức tự nhiên, bình dị
mà sâu sắc trong mọi
hoàn cảnh →sức mạnh
và vẻ đẹp tinh thần của
anh bộ đội Cụ Hồ.


- Chi tiết, hình ảnh,
ngôn ngữ giản dị, chân
thực, cô đọng, giàu sức
biểu cảm.



- Hình ảnh sáng tạo
vừa hiện thức, vừa lãng
mạn: Đầu súng trăng
treo.


2


<b>Bài thơ</b>
<b>về tiểu</b>
<b>đội xe</b>
<b>khơng</b>
<b>kính</b>
Phạm
Tiến
Duật
1969 Tự
do


Tư thế hiên ngang, tinh
thần dũng cảm, lạc quan
và ý chí chiến đấu vì
miền Nam của những
người lính lái xe trên
tuyến đường Trường sơn
trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ.


- Tứ thơ độc đáo:
những chiếc xe khơng
kính.



- Giọng điệu tự nhiên
khỏe khoắn, pha chút
ngang tàng.


- Lời thơ gần với văn
xi.


3 <b>Đồnthuyền</b>
<b>đánh cá</b>


Huy


Cận 1958 7chữ


Cảm xúc tươi khỏe về
thiên nhiên và lao động
tập thể qua cảnh một
chuyến ra khơi đánh cá
của những ngư dân
Quảng Ninh.


Cảm hứng vũ trụ lãng
mạn. Nhiều hình ảnh
đẹp, nên thơ, giàu
tưởng tượng, âm hưởng
rộn ràng, phấn chấn.
Một bài ca lao động
hào hùng.



4 <b>Bếp lửa</b> Bằng


Việt 1963 7+8chữ


Những kỉ niệm đầy xúc
động về bà và tình bà
cháu →lịng kính yêu và
biết ơn của cháu đối với
bà và cũng là đối với gia
đình, quê hương, đất
nước.


- Biểu cảm + miêu tả
+ kể chuyện + bình
luận.


- Hình ảnh bếp lửa
sáng tạo gắn liền với
hình ảnh người bà.


- Giọng thơ bồi hồi,
cảm động.


5 <b>Khúc hátru những</b>
<b>em bé</b>
<b>lớn trên</b>
<b>lưng mẹ</b>
Nguyễn
Khoa
Điềm


1971 Chủ
yếu
8
chữ


Tình yêu con gắn liền
với lòng yêu nước, tinh
thần chiến đấu và khát
vọng tương lai của người
mẹ dân tộc Tà-ôi trong
thời kì kháng chiến
chống Mĩ.


- Điệp khúc, xen kẽ lời
ru của mẹ và lời ru của
tác giả


- Hình ảnh mới mẻ,
sáng tạo: hát ru em bé
lớn trên lưng mẹ.


Từ hình ảnh ánh trăng
trong thành phố, gợi lại
những năm tháng đã qua


- Hình ảnh bình dị mà
giàu ý nghĩa biểu tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

6 <b>Ánh</b>



<b>trăng</b> NguyễnDuy 1978 5chữ của cuộc đời người línhchiến đấu gắn bó với
thiên nhiên, với ánh
trăng, với đất nước thân
yêu và bình dị, nhắc nhở
thái độ sống nghĩa tình,
thủy chung.


tình, nhỏ nhẹ mà thấm
sâu.


7 <b>Con cò</b> Chế


Lan
Viên


1962 Tự
do


Từ hình tượng con cò
trong ca dao, trong
những lời hát ru, ngợi ca
tình mẹ và ý nghĩa của
lời ru đối với đời sống
con người.


Vận dụng sáng tạo hình
ảnh và giọng điệu lời ru
của ca dao.


8



<b>Mùa</b>
<b>xuân nho</b>
<b>nhỏ</b>


Thanh
Hải


1980 5
chữ


Cảm xúc trước mùa
xuân của thiên nhiên, đất
nước,thể hiện ước
nguyện chân thành góp
mùa xuân nho nhỏ của
đời mình vào cuộc đời
chung.


- Nhạc điệu trong sáng,
tha thiết.


- Tứ thơ sáng tạo , tự
nhiên, hình ảnh đẹp,
nhiều sức gợi.


- Sử dụng thành công
các biện pháp tu từ từ
vụng: so sánh, ẩn dụ,
điệp từ, điệp ngữ.



9 <b>Viếng</b>
<b>lăng Bác</b>


Viễn
Phương


1976 8
chữ


Lịng thành kính, xúc
động và biết ơn của nhà
thơ- Cũng là nhân dân
miền Nam đối với chủ
tịch Hồ Chí Minh trong
một lần từ miền Nam ra
viếng lăng Bác Hồ.


- Giọng điệu trang
trọng tha thiết.


- Nhiều hình ảnh ẩn dụ
đẹp và gợi cảm.


- Ngơn ngữ bình dị, cơ
đúc.


1


0 <b>Sang thu</b> HữuThỉnh 1977 5chữ



Chuyển biến của thiên
nhiên lúc giao mùa từ hạ
sang thu.


Hình ảnh thiên nhiên
được gợi tả bằng nhiều
cảm giác tinh nhạy,
ngơn ngữ gợi cảm.
1


1 <b>Nói vớicon</b> YPhương 1980 Tựdo


Lời trò chuyện với con
thể hiện sự gắn bó, niềm
tự hào về q hương và
đạo lí sống của dân tộc.


Cách nói giàu hình ảnh,
vừa cụ thể, gợi cảm,
vừa gợi ý nghĩa sâu
sắc.


<i><b>2. Ghi tên các bài thơ VN theo từng giai đoạn lịch sử (căn cứ vào năm sáng tác).</b></i>
1. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp: Đồng chí (1948).


2. Giai đoạn hồ bình sau cuộc kháng chiến chống Pháp: ĐT đánh cá, Con cò, Bếp lửa.
3. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ: Bài thơ về tiểu đội …….; Khúc hát ru………
4. Sau 1975 - đất nước thống nhất: Viếng lăng Bác, MXNN, Nói với con



? Các tác phẩm thơ kể trên thể hiện như thế nào về cuộc sống đất nước và tư tưởng, tình cảm
của con người?


<b>=> Cuộc sống đất nước và tư tưởng tình cảm của con người được thể hiện trong tác phẩm thơ:</b>
- Đất nước và con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ với
nhiều gian khổ, hy sinh nhưng rất anh hùng: Đồng chí, Khúc hát ru những em bé lớn trên
lưng mẹ, Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

- Tư tưởng, tình cảm của con người:
+ Tình yêu quê hương, đất nước.


+ Tình đồng chí, đồng đội,lịng kính u,thương nhớ và biết ơn Bác Hồ.


+ Tình cảm mẹ con, cha con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng, chặt bền, gắn liền với những tình
cảm chung – với nhân dân, đất nước.


<i><b>3. Tìm những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con</b></i>
<i><b>trong 3 bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Mây và sóng, con cị.</b></i>
(Thảo luận 4’ và ghi bảng nhóm)


Những nét chung và riêng trong 3 bài thơ : Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ, Mây và sóng, con cị


a. Những điểm chung:


- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
- Sử dụng lời hát ru, lời nói của mẹ con.
b. Những điểm riêng:


<b>Khúc hát ru những em bé</b>


<b>lớn trên lưng mẹ</b>


<b>Con cò</b> <b>Mây và sóng</b>


Sự thống nhất, gắn bó giữa
tình yêu con với lòng yêu
nước. Hình tượng sáng tạo:
hát ru con lớn trên lưng mẹ.


Từ hình tượng con cò
trong ca dao hát ru phát
triển và ca ngợi lịng mẹ,
tình mẹ thương con, ý
nghĩa lời ru đối với cuộc
sống con người.


Hóa thân vào lời trị chuyện hồn
nhiên, ngây thơ và say sưa của
bé với mẹ để thể hiện tình yêu
mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Tình
yêu mẹ của bé là sâu nặng, hấp
dẫn hơn tất cả những vẻ đẹp và
sự hấp dẫn khác trong thiên
nhiên, vũ trụ.


<i><b>4. Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí,</b></i>
<i><b>Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính, Ánh trăng?</b></i>


HS: trả lời



=> Hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu
đội xe khơng kính, Ánh trăng:


- Tình đồng chí, đồng đội gần gũi, giản dị, thiêng liêng.


- Tình cảm lạc quan, bình tĩnh, tư thế ngang tàng, ý chí kiên cường, dũng cảm.
- Gắn bó với thiên nhiên, đất nước với đồng đội.


Vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội Cụ Hồ, những người lính cách mạng trong những hồn cảnh
khác nhau.


<b>Hoạt động 2: (10’) hướng dẫn học sinh luyện tập</b>


GV: yêu cầu học sinh lập dàn ý cho đề bài phân tích một đoạn thơ, bài thơ đã học.
HS: lựa chọn một đoạn thơ, bài thơ rồi tiến hành lập dàn bài.


HS: Trình bày dàn ý của mình
GV: nhận xét


<i>4. Dặn dị: (2’)</i>


- Về nhà thực hiện câu số 5: Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh trong
các bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cị.


- Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.


- Chuẩn bị tiết 128: Nghĩa tường và hàm ý ( tiếp).Các nhóm mang theo
bảng nhóm.


- Xem lại nội dung ơn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết (phần thơ) tiết 129


- Nhận xét tiết học.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

………
………


………
……


*********************
Ngày soạn: 14/02


Tuần: 27; Tiết: 128


<b>NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý</b>
(Tiếp theo)


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Nắm được hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.</b>
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Hai điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe.
2. Kĩ năng:


Giải đoán và sử dụng hàm ý



3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng hàm có hiệu quả trong giao tiếp
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (3’)</i>


Câu hỏi 1: Nghĩa tường minh là nghĩa
như thế nào? Có phải câu nói nào
cũng đều có nghĩa tường minh hay
không?


<i>-> Nghĩa tường mình là phần thơng</i>
<i>báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ</i>
<i>ngữ trong câu. Khơng phải câu nào</i>
<i>cũng có nghĩa tường minh.</i>


Câu hỏi 2: Thế nào là hàm ý? Có phải
câu nói nào cũng đều có hàm ý
không?


<i>-> Hàm ý là phần thông báo tuy</i>
<i>không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ</i>
<i>trong câu nhưng có thể suy ra từ</i>
<i>những từ ngữ ấy. Khơng phải câu nào</i>
<i>cũng có hàm ý.</i>


<i>3. Bài mới:</i>



<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Chúng ta biết</i>
rằng, khơng phải bao giờ người nói
(viết) cũng sử dụng được hàm ý và
cũng không phải lúc nào người nghe
(đọc)cũng hiểu được hàm ý của người
nói (viết). Vậy muốn sử dụng có hiệu
quả hàm ý thì cần có những điều kiện
nào? Hơm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
điều đó qua bài Nghĩa tường minh
<i>hàm ý (tt).</i>


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1 (15’ ) Hướng dẫn học</b>


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>sinh tìm hiểu chung:</b>


- GV treo bảng phụ bài tập.
- Gọi HS đọc.



- Thảo luận nhóm (3’) : Xác định
hàm ý của những câu in đậm. Vì sao
chị Dậu khơng nói thẳng ra?


- Trong 2 câu nói trên, câu nào có
hàm ý rõ hơn?


- Tại sao chị Dậu lại phải nói rõ
hơn?


- Chi tiết nào cho thấy cái Tí đã
hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
GV: Để sử dụng được hàm ý một cách
có hiệu quả thì người nói (viết) phải
như thế nào? (đưa hàm ý vào câu nói
(viết), tùy theo đối tượng, hoàn cảnh
giao tiếp mà lựa chọn câu cho phù
hợp…→ có ý thức đưa vào)


- Phía người nghe (đọc) thì phải như
thế nào? (chú ý đến hồn cảnh nảy
sinh câu nói (viết), thái độ của người
nói (viết)…→ năng lực giải đốn)
? Vậy để sử dụng hàm ý thì cần có
những điều kiện nào?


GV chốt ý


GV kể cho HS nghe câu chuyện
“Thừa một con” và yêu cầu xác định


câu nói có hàm ý? Nêu hàm ý của câu
nói ấy.


GV: chuyển hoạt động


<b>Hoạt động 2 (20’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh luyện tập:</b>


GV: tổ chức cho học sinh làm theo
nhóm


Nhóm 1 ( Câu 1a)


Nhóm 2 ( Câu 1b)


- HS: đọc


- HS: thảo luận – trình
bày


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: suy nghĩ trả lời


- HS: trả lời


- HS: trả lời



- Học sinh thảo luận-
trình bày


- Nhóm 1 trình bày


- Nhóm 2 trình bày


<i><b>ý:</b></i>


1. VD: SGK/90


1.1 Câu Con chỉ được ăn
<b>ở nhà bữa này nữa thơi</b>
→ Sau bữa này, con khơng
cịn được ăn ở nhà với thầy
mẹ và các em nữa. Mẹ đã
bán con.


Câu Con sẽ ăn ở nhà cự
<b>Nghị thơn Đồi → Mẹ đã</b>
bán con cho cụ Nghị ở
Thơn Đồi.


=> Đây là một điều đau
lịng nên chị Dậu tránh nói
thẳng ra.


1.2 Câu nói thứ 2 của chị
Dậu có hàm ý rõ hơn.
Vì cái Tí chưa hiểu hàm ý


ở câu 1.


Chi tiết cái Tí giãy nảy,ịa
lên khóc và hỏi “U bán con
thật đấy ư” → cái Tí đã
hiểu ý trong câu nói của
mẹ.


2. Kết luận: Hai điều kiện
sử dụng hàm ý:


- Người nói (người viết) có
ý thức đưa hàm ý vào câu
nói.


- Người nghe (người đọc)
có năng lực giải đốn hàm
ý.


<b>B. Luyện tập:</b>


1. Xác định hàm ý trong
câu nói :


a.Câu Chè đã ngấm rồi
<b>đấy.</b>


- Người nói: Anh thanh
niên → Mời 2 người vào
uống nước chè.



- Người nghe: Ơng họa
sĩ và cơ kĩ sư (hiểu hàm ý
nên Ông theo liền anh
<b>thanh niên).</b>


b.Câu Chúng tôi cần bán
<b>các thứ này đi để…</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

Nhóm 3 ( Câu 1c)


Nhóm 4 ( Câu 2 )


Câu 3 thực hiện cá nhân ( HS có nhiều
cách lựa chọn câu để điền vào chỗ
trống miễn sao có hàm ý từ chối là
được


VD: - Bố mẹ mình bận đi công việc.
- hoặc Mình phải ơn thi…)


Câu 4 ( hướng dẫn về nhà) Tìm hàm ý
của nhà văn Lỗ Tấn qua việc ông so
sánh “hi vọng” với “con đường”.
Câu 5 (hướng dẫn về nhà) Tìm những
câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối
trong các đoạn đối thoại giữa em bé
với những người ở trên mây và sóng
( trong bài thơ Mây và sóng của
Ta-go). Viết thêm vào mỗi đoạn một câu


có hàm ý mời mọc rõ hơn.


- Nhóm 3 trình bày


- Nhóm 4 trình bày


- HS: làm cá nhân


- Học sinh lắng nghe về
làm


- Học sinh lắng nghe về
làm


Chúng tôi không thể cho
chị được.


- Người nghe: thiếm Hai
Dương (hiểu hàm ý nên
nói Ơi dào! Thật là càng
<b>giàu có…lại càng giàu</b>
<b>có).</b>


c.Câu Tiểu thư cũng có
<b>bây giờ đến đây. (câu nói</b>
1)


<b>Càng cay nghiệt lắm</b>
<b>càng oan trái nhiều. (câu</b>
nói 2).



- Người nói: Thúy kiều
(cả 2 câu)


Câu nói 1:Quyền quý
như tiểu thư mà có lúc phải
quỳ trước con hoa nơ
này.→ mỉa mai.


Câu nói 2: Làm ác sẽ
gặp ác, khơng có gì ngạc
nhiên → đe dọa.


- Người nghe: Hoạn Thư
( hiểu ý nên hồn lạc phách
<b>xiêu; khấu đầu; kêu ca).</b>
2. Xác định hàm ý:


Câu nói Cơm sôi rồi,
<b>nhão bây giờ!</b>


- Người nói : bé Thu →
kêu chắt nước cơm. ( bé
khơng nói thẳng ra vì trước
đó bé đã nói rồi Cơm sôi
<b>rồi, chắt nước dùm cái).</b>
- Người nghe: anh Sáu
( Không cộng tác đối thoại
<b>Anh Sáu vẫn ngồi im).</b>
-> Sử dụng hàm ý khơng


thành cơng.


3.Điền vào chỗ trống:
- Mình phải ôn thi
Bài 4, 5: về làm


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn học</b>
<b>sinh tự học (tích hợp vào phần dặn</b>
<i>dị)</i>


<i>4. Củng cố : ( 3’) GV treo bảng phụ</i>
bài tập trắc nghiệm.


Chọn câu đúng bằng cách khoanh
tròn chữ cái đầu câu.


Câu 1: Hàm ý là phần thông báo:


a. Trái


ngược với nghĩa tường minh.


b. Thông


báo nhiều nghĩa hơn nghĩa tường
minh.


<i><b>c.</b></i> <i><b>Ẩn đằng</b></i>


<i><b>sau nghĩa tường minh.</b></i>



d. Cùng một


nội dung với nghĩa tường minh.
Câu 2: Dùng hàm ý khi nào?


a. Khơng biết nói rõ ý.


b. Muốn người nghe khơng hiểu.
c. Muốn chấm dứt cuộc đối thoại.
<i><b>d. Khi khơng muốn nói thẳng ý</b></i>
<i><b>mình.</b></i>


<i>5. Dặn dị: (1’ )</i>
- Nắm nội dung bài
- Làm bài tập 4, 5 còn lại.


- Chuẩn bị tiết 129: Kiểm tra 1 tiết
( Phần thơ đã ôn )


- Học sinh lên bảng xác
định


- Học sinh lắng nghe


ra hàm ý được sử dụng
trong một đoạn văn tự
chọn.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



………
………
………
………


………
……


******************
Ngày soạn: 15/02


Tuần: 27; Tiết: 129


<b>KIỂM TRA VĂN</b>
(Phần thơ)
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức về văn bản thơ
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
trong chương trình ngữ văn 9


2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết: cảm nhận, phân tích một đoạn, một vấn đề trong thơ.
3. Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra và thi cử


III . Hướng dẫn thực hiện:
<i>1. Ổn định ( 1’)</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i>3.Sinh hoạt nội quy, phát đề (1’)</i>
<b>Đề:</b>


<b>A. Trắc nghiệm: (3 điểm)</b>


<i>I. Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất</i>


Câu 1: Người phổ nhạc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là nhạc sĩ nào?
a. Trần Hoàn b. Nguyễn Văn Tí
c. Phan Huỳnh Điểu d. Trần Tiến
Câu 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm nào?


a. Năm 1974. b. Năm 1975.
c. Năm 1976. d. Năm 1977
Câu 3: Bài thơ “Sang thu” được viết theo thể thơ nào?


a. Lục bát. b. Song thất lục bát


c. Ngũ ngôn. d. Thất ngôn tứ tuyệt.
Câu 4: Trong bài Sang Thu tác giả đã cảm nhận được tín hiệu của sự chuyển mùa
bằng:


a. Thị giác b. Thính giác
c. Khứu giác d. Xúc giác


<i>II. Ghép cột A (Tác giả) với cột B (Tác phẩm) sao cho phù hợp ở cột C (Tác giả, tác</i>
phẩm)


<b>A (Tác giả)</b> <b>B (Tác phẩm)</b> <b>C (Tác giả, Tác phẩm)</b>



1. Thanh Hải
2. Hữu Thỉnh
3. Viễn Phương
4. Y phương


a. Mùa xn nho nhỏ
b. Con cị


c. Nói với con
d. Viếng lăng Bác
e. Sang Thu


1 + ...
2 + ...
3 + ...
4 + ...
<i>III. Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống</i>


<i>(Khmer; Hoa; Nùng; Tày; 1948; 1949; 1950; 1955 – Viễn Phương, Thanh Hải, Y</i>
<i>phương, Hữu Thỉnh; Sóc Trăng, Cao Bằng; Lạng Sơn; Thừa Thiên Huế)</i>


a) Y Phương là nhà thơ người dân tộc ..., sinh năm..., quê ở Cao
Bằng.


b) Phạm Bá Ngoãn là tên khai sinh của nhà thơ ...quê ở huyện Phong
Điền, tỉnh... ...


<b>B. Tự luận: (7 điểm)</b>


<b>Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ? (1đ)</b>



<b>Câu 2: Chép lại những khổ thơ nói về ước nguyện của nhà thơ khi rời lăng Bác? (2đ)</b>
<b>Câu 3: Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:</b> <i>“ Sấm cũng bớt bất ngờ</i>


<i> Trên hàng cây đứng tuổi”</i>
<i>(4đ)</i>


(Hữu Thỉnh, <i>Sang</i>
<i>thu)</i>


<i>4.Tiến hành kiểm tra : (41’)</i>
<i>5. Dặn dò (1’ )</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

- Chuẩn bị tiết 130: Trả bài viết số 6 (Xem lại đề bài viết, nhớ lại nội dung bài viết
số 6


- Nhận xét tiết kiểm tra.


*******************
Ngày soạn: 15/02


Tuần: 27; Tiết: 130


<b>TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Giúp học sinh nhận rõ về ưu, khuyết điểm về bài viết của mình.
<b>II . Trọng tâm kiến thức kĩ năng:</b>


1. Kiến thức: HS thấy được khả năng cảm nhận về một tác phẩm truyện được học


2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
3. Thái độ: Phát hiện lỗi và tự chữa lỗi


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định lớp ( 1’ )</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’ )</i>


- Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) ?


- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) có u cầu gì về nội dung
và hình thức ?


3. Bài mới


<b>Hoạt động: 1 (16’) Định hướng – Lập dàn ý</b>
1. Đề :


<i>Câu 1: (2 điểm)</i>


<i>Thế nào là bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện ?</i>
<i>Câu 2: (8 điểm) </i>


<i>Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.</i>
2. Hướng dẫn chấm: (Đáp án và biểu điểm)


<b>Câu</b> <b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b> Nghị luận về một tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét, đánh
giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác


phẩm cụ thể


<b>2,0</b>


<b>2</b> <b>Đề: Viết bài văn nghị luận về: đoạn trích chiếc lược ngà của Nguyễn</b>
<i>Quang Sáng</i>


<b>8,0</b>
<b>a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác</b>


phẩm truyện. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, khơng mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.


<b>b) u cầu về kiến thức: </b>
- Hình thức : văn nghị luận


- Nội dung: Nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm Chiếc lược ngà –
Nguyễn Quang Sáng


<b>1</b> <b>Phần Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, cảm nhận ban đầu về tác phẩm.</b> 1,0
<b>2</b> <b>Phần Thân bài: Trình bày cảm nghĩ về đoạn trích</b>


- Tóm tắt đoạn trích: Ánh Sáu về thăm gia đình, Thu khơng nhận cha
vì vết thẹo trên mặt, khi nhận ra thì đến lúc chia tay. Ở khu căn cứ anh
Sáu dồn hết tình cảm để làm tặng con Chiếc lược ngà, rồi anh hi sinh
chỉ kịp trao lược cho người bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

- Thái độ tình cảm của bé Thu: Bé Thu không nhận ba, khi nhận ra và
biểu lộ tình cảm thì anh sáu lại ra đi -> tình cảm con đối với cha ( dẫn
chứng).



2,0


- Thái độ, tình cảm của người cha: Nhớ con, buồn vì con khơng nhận


ba, day dứt, ân hận vì đánh con... 2,0


- Nhận xét đánh giá về nội dung, nghệ thuật:
+ Nội dung: tình phụ tử thiêng liêng, cảm động


+ Nghệ thuật: Xây dựng tình huống bất ngờ nhưng hợp lí, diễn biến
tình cảm và hành động nhân vật sinh đông, ngôn ngữ giản dị đậm chất
Nam Bộ


<b>3</b> <b>Phần Kết bài: Nhận định đánh giá chung về đoạn trích: (Suy ngẫm</b>
về chiến tranh và cuộc sống con người, về tình cảm cha con...)


1,0
<i><b>Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về </b></i>kĩ


năng và kiến thức, trân trọng trọng những phát hiện sáng tạo của học
sinh...


<b>Hoạt động: 2 (10 Phút) Nhận xét chung</b>
I. Ưu điểm:


- Đa số các em đều viết được bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Chữ viết một số em đẹp, rõ ràng.


- Một số bài trình bày có bố cục 3 phần rõ ràng, làm bài chia đoạn cho phần thân bài


hợp lý.


II. Nhược điểm:


- Bài viết còn sơ sài, chưa cụ thể, thuyết phục
- Một số bài làm chưa có bố cục rõ ràng.
- Chữ viết cẩu thả, viết tắt, viết hoa tuỳ tiện…
III. Kết quả:


<b>Lớp</b> <b>Tổng</b>


<b>số</b>


<b>Giỏi</b> <b>Khá</b> <b>TB</b> <b>Yếu</b> <b>Kém</b> <b>Ghi chú</b>


SL % SL % SL % SL % SL %


<b>9/2</b>
<b>9/3</b>


GV đọc một vài bài khá tốt để cả lớp nghe


<b>Hoạt động 3: (10 phút) Trả bài và ghi điểm vào sổ</b>
GV trả bài cho HS và nêu yêu cầu:


- Mỗi HS tự xem bài của mình và sửa lỗi.
- Trao đổi cho nhau để rút kinh nghiệm.
- Đọc điểm để giáo viên ghi vào sổ


<i>4. Củng cố: 3’</i>



Muốn làm tốt kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ta cần
lưu ý những gì ?


<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Về đọc lại bài viết để thấy những điểm mạnh và yếu của mình ( chú ý các lỗi
chính tả , cách dùng từ , đặt câu đã được GV sửa bằng mực đỏ )


- Chuẩn bị tiết 131-132 : Tổng kết phần văn bản nhật dụng ( đọc kĩ nội dung trình
bày ở Tr. 94,95,96/SGK ).


- Nhận xét tiết học .


********************
Ngày soạn: 16/02


Tuần: 28; Tiết: 131, 132


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>I. Mục độ cần đạt: </b>


Củng cố và hệ thống lại những kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung
- Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học.
2. Kiến thức:



- Tiếp cận một văn bản nhật dung
- Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức
3. Thái độ: GD học sinh ý thức tự học
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của học sinh</i>
<i>(1’)</i>


<i>3.Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: (1’) GV nêu yêu</i>
cầu và hình thức học tập (đây là 2 tiết
ơn tập tồn bộ các văn bản nhật dụng
trong chương trình THCS) .


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1 (12’ ) hướng dẫn học</b>
<b>sinh hệ thống hóa kiến thức về văn</b>
<b>bản nhật dụng:</b>


- Gọi HS đọc mục I SGK.


- Văn bản nhật dụng có phải là khái
niệm thể loại không hay là khái
niệm chỉ kiểu văn bản?



- Vậy những đặc điểm chủ yếu của
khái niệm này là gì?


- Văn bản nhật dụng viết về các đề
tài nào?


- Chức năng của loại văn bản này là
để làm gì?


- Nói đến văn bản nhật dụng là phải
nghĩ ngay đến tính cập nhật, vậy tính
cập nhật là như thế nào?


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh đọc
- HS: trả lời


- HS: suy nghĩ trả lời
- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: phát biểu cá nhân


<b>I. Khái niệm văn bản</b>
<b>nhật dụng</b>



- Không phải là khái niệm
thể loại.


- Không phải chỉ kiểu văn
bản.


→ Chỉ đề cập đến chức
năng, đề tài, tính cập nhật.
- Đề tài rất phong phú:
thiên nhiên, mơi trường,
văn hóa, giáo dục, chính
trị xã hội, đạo đức, nếp
sống…


- Chức năng: Bàn luận,
thuyết minh, tường thuật,
miêu tả, đánh giá…những
vấn đề, những hiện tượng
của đời sống con người và
xã hội.


- Tính cập nhật: Là tính
thời sự kịp thời, đáp ứng
u cầu, địi hỏi của cuộc
sống hàng ngày.


<b>Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn học sinh luyện tập thống kê hệ thống hóa nội</b>
<b>dung và hình thức các văn bản nhật dụng đã học</b>


( Lần lượt cho HS trình bày để điền vào bảng hệ thống)



</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Lớp Số


tt Tên văn bản Nội dung Kiểu- thể loại


6
1
2
3


Cầu Long Biên- nhân
chứng lịch sử


Động Phong Nha


Bức thư của thủ lĩnh da đỏ


- Giới thiệu và bảo vệ di tích
lịch sử, danh lam thắng cảnh.


- Giới thiệu danh lam thắng
cảnh


- Quan hệ giữa thiên nhiên và
con người → Bảo vệ môi
<b>trường sống</b>


-Miêu tả
+ Thuyết minh
-Thuyết minh.


-Thư từ
7
4
5
6
7


Cổng trường mở ra
Mẹ tôi


Cuộc chia tay của những
con búp bê


Ca Huế trên sông Hương


- Giáo dục, nhà trường, gia đình
và trẻ em → Mơi trường sống
<b>ảnh hưởng đến sự hình thành</b>
<b>nhân cách con người</b>


-Văn hóa dân gian


-Biểu cảm
-Truyện ngắn
-Truyện ngắn
-Thuyết minh.
8
8
9
10



Thơng tin về trái đất năm
2000


Ơn dịch, thuốc lá
Bài tốn dân số


-Mơi trường


-Tệ nạn thuốc lá, ma túy
-Dân số và tương lai nhân loại
→ Bảo vệ môi trường


-Thông báo
-Nghị luận
-Nghị luận
9
11
12
13


Tuyên bố thế giới…trẻ em
Đấu tranh cho một thế giới
hịa bình


Phong cách Hồ Chí Minh


-Quyền sống con người.


-Chống chiến tranh, bảo vệ hịa


bình thế giới.


-Hội nhập với thế giới, giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc


-Nghị luận
-Nghị luận
-Nghị luận
<b>Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn học sinh rút ra phương pháp học văn bản nhật</b>


<b>dụng</b>
- Gọi HS đọc mục IV.


- Để bảo đảm hiệu quả mong muốn
trong việc hoạc loại văn bản đặc biệt
này, cần lưu ý các điểm nào?


GV: chốt ý


GV: Chúng ta vừa tổng kết lại -phần
văn bản nhật dung được học trong
chương trình THCS. Qua đây chúng ta
nhận thấy như thê nào về nội dung và
hình thức của văn bản nhật dụng?
(Sau khi HS trả lời, GV cho HS khác
đọc mục ghi nhớ SGK)


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời:



<b>III. Phương pháp học</b>
<b>văn bản nhật dụng</b>


1. Đọc thật kĩ các chú thích
về sự kiện, hiện tượng hay
vấn đề.


2. Tạo thói quen liên hệ
(thực tế bản thân, thực tế
cộng đồng).


3. Có ý kiến, quan niệm
riêng, có thể đề xuất giải
pháp.


4. Vận dụng kiến thức các
mơn học khác để hiểu văn
bản nhật dụng và ngược
lại.


5. căn cứ vào đặc điểm thể
loại để phân tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<i>4. Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ</i>
bài tập trắc nghiệm.


Chọn câu đúng bằng cách khoanh
tròn chữ cái đầu câu.



1. Yêu cầu đầu tiên của văn bản nhật
dụng là gì?


<i><b>a. Tính cập nhật của văn bản.</b></i>


b. Tính giá trị văn chương của văn
bản.


c. Phương thức của văn bản.
d. Thể loại của văn bản.


2. Văn bản nào sau đây viết về vấn đề
bảo vệ môi trường sống?


a. Đấu tranh cho một thế giới hịa
bình.


<i><b>b. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.</b></i>
c. Cổng trường mở ra.


d. Bài toán dân số.
<i>5. Dặn dò ( 2’ )</i>


- Chép và học thuộc phần ghi nhớ,
nắm vững các kiến thức vừa ôn tập
- Chuẩn bị tiết 133: Chương trình địa
<i>phương (phần Tiếng việt) chuẩn bị</i>
thật kĩ nội dung trả lời câu hỏi ở SGK
và mang theo bảng nhóm.



- Nhận xét tiết học


- Học sinh làm bài tập
trắc nghiệm


- Học sinh lắng nghe


* Kết luận:


- Nội dung văn bản nhật
dung nhất thiết phải mang
tính cập nhật (liên hệ với
thực tiễn cuộc sống).


- Hình thức: rất đa dạng,
có thể dùng mọi thể loại,
mọi kiểu văn bản.


( Ghi nhớ SGK/96)


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……



******************
Ngày soạn: 16/02


Tuần: 28; Tiết: 133


<b>CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG </b>
<b>(Phần Tiếng Việt)</b>


<b>I. Mục độ cần đạt: </b>


Biết chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương
- Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phương.
2. Kĩ năng:


Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn
dân tương ứng và ngược lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sư chuẩn bị của học</i>
<i>sinh (1’)</i>



<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Trong các</i>
cộng đồng ngôn ngữ lớn và phân
bố rộng về mặt địa lí thường có
những lớp từ ngữ đặc thù cho
từng vùng địa lí rộng hoặc hẹp.
Nước Việt Nam ta chạy dài theo
bờ biển Đông từ Bắc vào Nam và
nhìn chung hình thành 3 vùng
ngôn ngữ lớn: Bắc, Trung và
Nam bộ. Hơm nay, chúng ta tìm
hiểu một số từ ngữ đặc thù ở
từng vùng địa phương mà ta
thường gọi đó là từ địa phương. (
<i>3.1 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (37’ ) hướng dẫn</b>
<b>học sinh luyện tập:</b>


Gọi HS đọc và xác định yêu cầu
bài tập 1, 2 .(Câu 1: xác định từ
địa phương và chọn từ tồn dân
tương ứng)


- Phân nhóm – thảo luận
( 5’)


+ Nhóm 1: câu 1a.



+ Nhóm 2: câu 1b.


+ Nhóm 3: câu 1c.


+ Nhóm 4: câu 2.


GV: gọi học sinh đọc bài tập 2
GV: hướng dẫn học sinh làm
GV: nhận xét


Cho HS xác định yêu cầu bài tập
3.


GV treo bảng phụ cho HS xung


- Lớp trưởng báo cáo
sĩ số


- HS: lắng nghe


- Học sinh thảo
luận-trình bày (Các nhóm
trình bày nội dung
thảo luận vào bảng
nhóm).


- HS: đọc
- Học sinh làm
- Học sinh đọc
- Học sinh lên điền



<b>I. Luyện tập:</b>


<b>1. Xác định từ ngữ địa phương và</b>
<b>tìm từ tồn dân tương ứng:</b>


Câu 1: Lập bảng đối chiếu:
<b>Từ địa</b>


<b>phương</b> <b>Từ toàn dân</b>


a. Thẹo
Lặp bặp
Ba


Sẹo
Lắp bắp
Bố, cha
b. Ba



Kêu
Đâm
Đũa bếp
Nói trổng




Bố, cha
Mẹ


Gọi


Thành ra, trở
thành


Đũa cả


Nói trống khơng
Vào


c. Ba
Lui cui
Nắp
Nhắm
Giùm
Nói trổng


Bố, cha
Lúi húi
Vung
Cho là
Giúp


Nói trống khơng
Câu 2: So sánh, phân biệt nghĩa của
2 từ phát âm giống nhau.


a. Kêu → nói to (từ tồn dân)
b. Kêu → gọi ( từ địa phương)
Câu 3: Lập bảng đối chiếu:



<b>Từ địa phương</b> <b>Từ toàn dân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

phong lên điền từ vào.
GV: nhận xét


Cho HS xác định yêu cầu bài tập
5.


Cho HS suy nghĩ và trả lời.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn</b>
<b>học sinh tự học (tích hợp vào</b>
<i>phần dặn dò)</i>


<i>4. Củng cố ( 3 )</i>


Em thấy từ ngữ địa phương có
vai trị như thế nào? Cần phát
huy hay loại bỏ?


<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Xem lại và nắm vững nội dung
kiến thức vừa tìm hiểu.


- Chuẩn bị tiết 134-135: Bài viết
<i>số 7 – Nghị luận văn học ( Đọc, </i>
suy nghĩ 7 đề ở SGK)



- Học sinh xác định
- Học sinh trả lời


Chi
kêu


Trống hổng
trống hảng



Gọi


Trống huếch
trống hốc
<b>2. Bình luận cách dùng từ ngữ</b>
<b>địa phương </b>


Câu 5: xét truyện Chiếc lược
ngà-Nguyễn Quang Sáng


a. Không nên để nhân vật bé Thu
dùng từ tồn dân vì Thu cịn nhỏ
chưa có dịp giao tiếp rộng rãi bên
ngồi địa phương mình.


b. Trong lời kể chuyện, tác giả có
dùng những từ ngữ địa phương là
nhằm thể hiện sắc thái địa phương
cho câu chuyện.



<b>II. Hướng dẫn tự học:</b>


Sưu tầm thêm những từ ngữ
địa phương được sử dụng trong
trong các tác phẩm văn học:


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


************************
Ngày soạn: 17/02


Tuần: 28; Tiết: 134, 135


<b>BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Học sinh viết được văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức: Tổng hợp các kiến thức đã học về lí thuyết và thực hành kiểu bài văn
nghị luận văn học .



2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận nói chung.
3. Thái độ:


- Học sinh biết bày tỏ thái độ, đánh giá cảm nhận của bản thân về tác phẩm
văn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định ( 1’ )</i>


<i> 2. Nêu yêu cầu , quy định tiết kiểm tra ( 1’ )</i>
<i>3. Chép đề - Tiến hành kiểm tra </i>


GV ghi đề lên bảng:
<b> Đề:</b>


<b> Câu 1: (2 điểm)</b>


<i>Thế nào là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?</i>
<i>Câu 2: (8 điểm) </i>


<i>Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất nước </i>
<i>từ cuối Hạ sang đầu Thu qua bài “ Sang thu”.</i>


***
<b>Hướng dẫn chấm: (Đáp án và biểu điểm)</b>


<b>Câu</b> <b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b> Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của



mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. <b>2,0</b>
<b>2</b> <b>Đề: Viết bài văn nghị luận về: bài thơ Sanh thu của Hữu Thỉnh</b> <b>8,0</b>


<b>a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài</b>
thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.


<b>b) Yêu cầu về kiến thức: </b>
- Hình thức : văn nghị luận


- Nội dung: nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Sang thu- Hữu Thỉnh.


<b>1</b> <b>Phần Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhận xét chung về</b>


những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh. 1,0


<b>2</b> <b>Phần Thân bài: </b>


- Phân tích 2 khổ thơ đầu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà
thơ về cảnh lúc giao mùa:


+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra dấu hiệu của thu từ mơ
hồ đến rõ nét


+ Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa: gió se, sơng dềnh
dàng, chim vội vã, sương chùng chình...


+ Sự tinh tế cịn ở sự bâng khng, xao xuyến của con người: Bỗng,
hình như...



2,0


- Phân tích khổ cuối để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về


thời tiết lúc giao mùa 2,0


- Nêu nhận xét về tác giả qua bức tranh thu: Sự cảm nhận nhờ hiểu
biết và tình yêu thiên nhiên của tác giả


2,0
<b>3</b> <b>Phần Kết bài: Khái quát chung về nội dung và nghệt thuật của bài</b> 1,0


<i><b>Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về </b></i>kĩ
năng và kiến thức, trân trọng trọng những phát hiện sáng tạo của học
sinh...


<i>4. Thu bài ( 1’ ) GV thu bài và kiểm tra lại số lượng bài của học sinh khi hết thời</i>
gian.


<i>5. Dặn dò ( 1’ )</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

*****************
Ngày soạn: 18/02


Tuần: 29; Tiết: 136, 137


HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
<b>BẾN QUÊ</b>



(Nguyễn Minh Châu)
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời và con</b>
người mà tác giả gửi gắm trong truyện.


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và
quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.


2. Kĩ năng:


- Đọc- hiểu một văn bản tự sự có nội dung manh tính triết lí sâu sắc.


- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí
nhân vật, hình ảnh biểu tượng,…trong truyện.


3. Thái độ: Trân trọng những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung
quanh ta.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>
<i>2. Kiểm tra bài cũ (4’)</i>



Câu hỏi : Em hiểu thế nào là văn
bản nhật dụng? nêu 1 văn bản
nhật dụng đã được học và cho
biết đề tài của văn bản ấy.


<i>-> Văn bản nhật dụng là văn</i>
<i>bản có nội dung mang tính cập</i>
<i>nhật.</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Cũng</i>
chọn không gian và thời gian vào
những ngày sang thu ở quê
hương, cũng gửi gắm trải nghiệm
và triết lí nhưng khác với Sang
<i>thu </i>của <i>Hữu Thỉnh- một bài thơ</i>
trữ tình với cảm xúc và biểu hiện
tinh tế, Bến quê của Nguyễn
<i>Minh Châu lại là một truyện</i>
ngắn giản dị với tình huống và
cách kể rất độc đáo, thú vị.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1: (14’ ) hướng dẫn</b>
<b>học sinh tìm hiểu chung:</b>


- Dựa vào SGK trình bày một số
nét về tác giả? ( Sau khi HS trình
bày, GV có thể cung cấp thêm


các thông tin và xem chân dung


- Lớp trưởng báo cáo
sĩ số


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


- HS: trình bày


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

về tác giả )


GV: hướng dẫn học sinh đọc
- Đọc: Giọng trầm tĩnh, suy tư,
xúc động và đượm buồn (Trong
tâm thế của nhân vật đang bị
bệnh hiểm nghèo).


- GV cùng HS đọc qua 1 lần.
- Giải thích từ khó (cho HS nêu
thêm các từ cần chú giải )


- Kể (gợi ý cho HS kể tóm tắt
đoạn trích )


- Văn bản thuộc thể loại gì?
- Điểm nhìn trần thuật từ đâu?


- Ngôi kể?


<b>Hoạt động 2 ( 65 ’) hướng dẫn</b>
<b>học sinh đọc- hiểu văn bản:</b>


- Nhân vật Nhĩ ở vào hồn
cảnh như thế nào?


- Chia nhóm thảo luận (4’) :
Tìm các tình huống trớ trêu,
nghịch lí của truyện và nêu tác
dụng của các tình huống ấy ?


- GV kết luận.


<b>HẾT TIẾT 1</b>


- Học sinh đọc văn
bản


- HS: tóm tắt


- HS: trả lời
- HS: trả lời
- HS: trả lời


- HS nhớ lại, phát
biểu.


- HS: Thảo luận, đại


diện nhóm trình bày,
các nhóm nhận xét,
bổ sung,


được xa nhất” (Nguyên Ngọc)
trong chặng mở đầu của công cuộc
đổi mới văn học.


<i><b>2. Tác phẩm: </b></i>


<i>a. Xuất xứ: Bến Quê được in trong</i>
tập truyện cùng tên, là một sáng tác
tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn sau năm 1975.


<i>b. Tóm tắt: Kể ( đảm bảo các nội</i>
dung dưới đây)


- Buổi sáng đầu thu, Nhĩ nằm trên
giường bệnh để vợ chải tóc và đỡ
ngồi dậy.


- Nhìn qua cửa sổ, cảnh bên kia bờ
sông Hồng quen thuộc mà Nhĩ chưa
bao giờ sang.


- Trò chuyện với vợ và quan sát vợ,
Nhĩ chợt nhận ra vợ vất vả với tình
yêu thương chồng.



- Nhĩ sai Tuấn- đứa con trai thứ hai
thay mình qua bên kia sông nhưng
con anh mãi xem đánh cờ thế để lỡ
một chuyến đị sang sơng.


- Nhĩ chạnh buồn và bồi hồi với
cảnh vật xung quanh, với gia đình
đầm ấm vì anh sắp phải từ biệt nó
để ra đi mãi mãi.


<i>c. Thể loại: Truyện ngắn.</i>


<i>d. Điểm nhìn trần thuật: Từ nhân</i>
vật Nhĩ.


<i>e. Ngơi kể: Thứ 3.</i>
<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


1.Nhân vật Nhĩ và tình huống câu
chuyện


- Hồn cảnh nhân vật Nhĩ: căn bệnh
hiểm nghèo → bại liệt → mọi sinh
hoạt dều nhờ vào người khác (chủ
yếu là vợ)


- Tình huống thật trớ trêu, nghịch
lí:



+ Một người đi nhiều >< cuối đời
lại bị buộc chặt vào giường bệnh.
+ Một người đi rất nhiều nơi xa ><
bờ bãi ngay bên kia sơng thì chưa
một lần đặt chân đến.


+ Nhờ con trai thực hiện khao khát
của mình >< câu bé lại để lỡ
chuyến đị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

- Qua cái nhìn và cảm nhận của
Nhĩ- một bệnh nhân hiểm nghèo
đang sống trong những ngày cuối
cùng của cuộc đời mình, em thấy
cảnh vật thiên nhiên được miêu
tả như thế nào? Có tác dụng gì?
(Gọi HS đọc từ đầu…cửa sổ
nhà mình” để tìm chi tiết )


- Em hiểu gì về những câu hỏi
của Nhĩ? Vì sao Liên né tránh
không trả lời?


( Cho HS đọc đoạn “Chờ khi
đứa con trai…gỗ mòn lõm”)


- Cũng trong đoạn vừa đọc,
Nhĩ có nhận xét gì về vợ? Em có
suy nghĩ về chi tiết này?



- Vì sao Nhĩ nảy sinh nỗi khao
khát được đặt chân lên bãi bồi
bên kia sơng vào chính buổi sáng
hơm ấy?


- Nhĩ khơng thể tự mình sang
bên kia bãi bồi, anh đã làm gì?
Có thực hiện được khơng?


- Gọi HS đọc đoạn cuối “Chợt
ơng cụ…hết”. Nhĩ có hành động
như thế nào? Điều đó có ý nghĩa
gì?( thảo luận nhóm 4’)


- Em có nhận xét gì về nghệ
thuật ?


- Học sinh phát biểu


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: thảo luận –
trình bày



- HS: phát biểu


nghịch lí ngồi dự định và ước
muốn.


2. Những cảm xúc và suy nghĩ của
nhân vật Nhĩ


- Cảnh vật tả theo tầm nhìn của Nhĩ
từ gần → xa tạo thành khơng gian
có chiều sâu, rộng (những chùm
hoa bằng lăng…, dòng sơng đỏ
nhạt..vịm trời như cao hơn, bờ bãi
màu…)


- Nhĩ nhận ra mình chẳng sống
được bao lân nữa. (đêm qua em có
nghe thấy tiếng gì đó khơng? Hơm
nay là ngày mấy rồi em nhỉ?)


- Nhĩ nhận ra tình yêu và sự hy sinh
của vợ dành cho mình → Những
cái bình thường, giản dị nhưng rất
đẹp ở xung quanh khơng phải lúc
nào cũng sớm nhận ra, có khi phải
đến cuối đời, trong những hoàn
cảnh trớ trêu mới hiểu được.


=> Thức tỉnh về những giá trị bền
vững, bình thường và sâu xa trong


cuộc sống: Đi khắp mọi chân trời
xa lạ trên thế gian nhưng ngay bên
kia sông, trước mặt mà chưa lần
nào được đến → Mãi đeo đuổi
những gì xa xơi mà qn những gì
trước mắt.


- Hành động kì


quặc của Nhĩ ở đoạn cuối nhằm:
+ Hối hả, giục cậu con trai nhanh
chân cho kịp chuyến đó.


+ Thức tỉnh mọi người hãy sống
khẩn trương, sống có ích, đừng la
cà, chùng chình, dềnh dàng ở
những điều vô bổ. Hãy hướng tới
những giá trị đích thực vốn rất giản
dị, gần gũi và bền vững của gia
đình, quê hương.


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Lựa chọn người kể chuyện ở ngơi
thứ ba.


- Sáng tạo trong việc tạo nên tình
huống của truyện nghịch lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

- Nêu ý nghĩa văn bản ?



<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn </b>
<b>học sinh tự học</b>


<i>4. Củng cố: (3’)</i>


- Nêu ý nghĩa của văn bản ?
<i>5. Dặn dò (1’ )</i>


- Nắm vững các kiến thức vừa
tìm hiểu.


- Chuẩn bị tiết 138-139: Ơn tập
<i>phần Tiếng Việt (Thực hiện các</i>
yêu cầu ở SGK; xem lại các kiến
thức đã học về khởi ngữ, các
thành phần biệt lập, liên kết câu,
liên kết đoạn, nghĩa tường minh
và hàm ý; chuẩn bị các bảng
nhóm)


- Chuẩn bị trước kiến thức cho
tiết 140: luyện nói nghị luận về
một đoạn thơ ( đọc và thực hiện
theo yêu cầu của phần chuẩn bị ở
nhà với đề bài “Suy nghĩ về bài
thơ Bếp lửa của Bằng Việt” ).


- Học sinh trả lời



- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe
về thực hiện


lăng…


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>


- Cuộc sống chứa đầy điều bất
thường, nghịch lí, vượt ra ngoài dự
định của chúng ta.


- Trên đường đời, con người khó
lịng tránh khỏi những vịng vèo
hoặc chùng chình, để rồi vô tình
khơng nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần
gũi trong cuộc sống.


- Thức tỉnh trân trọng giá trị cuộc
sống gia đình và những vẻ đẹp bình
dị của quê hương.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Tóm tắt truyện


- Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên
nhiên, miêu tả nhân vật.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



………
………
………
………


………
……


************************
Ngày soạn: 20/02


Tuần: 29; Tiết: 138, 139


<b>ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


<b> Nắm vững những kiến thức về phần Tiếng Việt đã học trong học kì II.</b>
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết
đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.


2. Kĩ năng:


- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ: GD học sinh ý thức học tập.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>



<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (4’)</i>


<i>3.Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Phần</i>
Tiếng Việt ở học kì II chúng
ta đã được học gồm những nội
dung nào? (khởi ngữ, các
thành phần biệt lập, liên kết
câu, liên kết đoạn, nghĩa
tường minh và hàm ý). Hôm
nay ta sẽ ôn tập lại các kiến
thức đã học đó trong 2 tiết.
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (34’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh hệ thống hóa</b>
<b>kiến thức:</b>


- Giáo viên hướng dẫn học
sinh hệ thống hóa kiến thức về
các khái niệm: Khởi ngữ,
thành phần biệt lập, liên kết
câu và liên kết đoạn, nghĩa
tường minh và hàm ý.



<b>Hoạt động 2 (45’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh luyện tập: </b>
<i>hướng dẫn học sinh củng cố</i>
<i>kiến thức về khởi ngữ và các</i>
<i>thành phần biệt lập:</i>


*Gọi HS đọc và xác định yêu
cầu bài tập 1(mục I/
SGK/Tr.109)


- Chia nhóm thảo luận và ghi
bảng nhóm (4’): Nhận biết vai
trị và của những từ ngữ in
đậm.


*Gọi HS đọc và xác định yêu
cầu bài tập 2 (mục
I/SGK/Tr.110)


GV: Cho HS thực hành viết
đoạn văn ngắn giới thiệu
truyện ngắn Bến quê của
Nguyễn Minh Châu có sử


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lắng nghe



- Học sinh lại các khái
niệm đã học về: Khởi
ngữ, thành phần biệt lập,
liên kết câu và liên kết
đoạn, nghĩa tường minh
và hàm ý.


- Học sinh đọc, xác định
yêu cầu


- HS: thảo luận – trình
bày


- HS: đọc, xác định yêu
cầu


- Học sinh viết đoạn văn
theo yêu cầu


<b>A. Củng cố kiến thức: </b>


<i>* Nhớ lại các khái niệm về:</i>
<i>Khởi ngữ, thành phần biệt</i>
<i>lập, liên kết câu và liên kết</i>
<i>đoạn, nghĩa tường minh và</i>
<i>hàm ý.</i>


<b>B. Luyện tập:</b>


<i><b>I. Khởi ngữ và các thành</b></i>


<i><b>phần biệt lập</b></i>


<i>1. Nhận biết vai trò của những</i>
<i>từ ngữ in đậm</i>


a. Xây cái lăng ấy → khởi
ngữ.


b. Dường như → tình thái.
c. Những người…như vậy →
phụ chú.


d. Thưa ông → gọi đáp.
<b> Vất vả quá! → cảm thán</b>
<i>2. Viết đoạn văn ngắn giới</i>
<i>thiệu truyện ngắn Bến quê của</i>
<i>Nguyễn Minh Châu</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

dụng thành phần khởi ngữ và
thành phần tình thái.(5’)- Gọi
3-4 HS trình bày bài viết của
mình, lớp nhận xét, giáo viên
kết luận


<i>hướng dẫn học sinh củng cố</i>
<i>kiến thức về liên kết câu và</i>
<i>liên kết đoạn</i>


*Gọi HS đọc và xác định yêu
cầu bài tập 1 (mục


II/SGK/Tr.110)


- Xác định các từ in đậm trong
các đoạn văn thuộc phép liên
kết nào? (cho HS thảo luận
nhóm và trình bày trên bảng
phụ ) (4’)


<b>HẾT TIẾT 1</b>


*Bài tập 2 ( mục II) GV
hướng dẫn HS lập bảng kết
quả phân tích ở bài tập 1.
*Gọi HS đọc và nêu yêu cầu
bài tập 3 (mục II).


- Cho HS tìm và trình bày
phép liên kết có trong đoạn
văn của mình (bài tập 2 mục I)
( gợi ý: Đoạn văn gồm mấy
câu?, các câu có phục vụ chủ
đề đoạn khơng? Sắp xếp theo
trình tự như thế nào? Các câu
được liên kết với nhau bởi từ
ngữ nào? Thuộc phép liên kết
nào?)


- Gọi 2-3 HS trình bày
<i>hướng dẫn học sinh củng cố</i>
<i>kiến thức về nghĩa tường minh</i>


<i>và hàm ý</i>


*Gọi HS xác định yêu cầu bài
tập 1(mục III)


- HS đọc truyện cười.


- Người ăn mày muốn nói
điều gì với người nhà giàu
qua câu nói được in đậm ở
cuối truyện?


* Gọi HS xác định yêu cầu bài
tập 2 ( mục III)


- 2HS đọc bài tập 2a, 2b.
- Chia nhóm thảo luận 3’ và


trình bày bảng nhóm
( nhóm 1,2 câu 2a, nhóm
3,4 câu 2b)


- HS: đọc, xác định yêu
cầu


- HS: thảo luận cặp-
trình bày


- HS: lập



- HS: đọc và xác định
yêu cầu


- HS: trình bày


- HS: đọc và xác định
yêu cầu


- HS: phát biểu


- HS: thảo luận – trình
bày. Mỗi nhóm cử 1đại
diện kể một câu chuyện
cười có chứa hàm ý và


<i><b>II. Liên kết câu và liên kết</b></i>
<i><b>đoạn</b></i>


<i>1. Xác định phép liên kết trong</i>
<i>đoạn văn</i>


a. Nhưng, nhưng rồi, và
(phép nối).


b. Cơ bé- cơ bé (phép lặp)
Cơ bé- nó (phép thế)
c. Thế (phép thế)


<i>2. Lập bảng tổng kết:</i>



<i>3. Phân tích sự liên kết về nội</i>
<i>dung và hình thức trong bài</i>
<i>tấp 2 (mục I)</i>


(HS trình bày)


<i><b>III. Nghĩa tường minh và</b></i>
<i><b>hàm ý</b></i>


<i>1. Hàm ý của câu nói trong</i>
<i>truyện cười “Chiếm hết chỗ”</i>


<b>Ở dưới ấy các nhà giàu</b>
<b>chiếm hết chỗ rồi! → Địa</b>
ngục mới chính là nơi dành
cho nhà giàu.


<i>2. Hàm ý trong câu in đậm</i>
a.Tớ thấy họ ăn mặc rất
<b>đẹp.→ Đội bóng huyện chơi </b>
khơng hay hoặc tớ khơng
muốn bình luận về chuyện này
( có ý vi phạm phương châm
quan hệ)


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng dẫn </b>
<b>học sinh tự học</b>



<i>4. Củng cố (4’) GV hỏi lại</i>
các khái niệm về khởi ngữ, các
thành phần biệt lập, liên kết
câu, liên kết đoạn, nghĩa tường
minh và hàm ý vừa ơn.


<i>5. Dặn dị (1’ )</i>


- Xem lại nội dung vừa ôn.
- Chuẩn bị tiết 140: Luyên nói:
<i>Nghị luận về một đoạn thơ,</i>
<i>bài thơ (đã hướng dẫn ở tiết</i>
137)


giải thích rõ hàm ý ấy.


- HS: trả lời


- Học sinh lắng nghe


báo cho Nam, Tuấn hoặc tôi
không muốn nhắc đến Man,
Tuấn.( cố ý vi phạm phương
châm về lượng)


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>


Liên hệ thực tế sử dụng câu có
hàm ý.



<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


**********************
Ngày soạn: 20/02


Tuần: 29; Tiết: 140


<b>LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng nói.


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập
thể.


2. Kĩ năng:


- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.



- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một
đoạn thơ, bài thơ.


3. Thái độ: Luyện cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (1’)</i>


<i>3.Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Chúng</i>
ta đã tìm hiểu và biết được


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

kiểu nghị luận về một bài
thơ, đoạn thơ. Để củng cố lại
kiến thức và nhằm rèn cho
các em có một thói quen
trình bày một vấn đề , một
suy nghĩ, một cảm nhận của
mình trước đám đông. Hôm


nay chúng ta sẽ luyện nói
nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (7’ ) hướng dẫn</b>
<b>học sinh củng cố kiến thức:</b>
Giáo viên giúp học sinh nhớ
lại các kiến thức liên quan
đến bài nghị luận về một đoạn
thơ, bài thơ.


<b>Hoạt động 2: (30’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh luyện nói:</b>
<i>Khảo sát phần chuẩn bị ở</i>
<i>nhà</i>


*Gọi HS đọc lại đề bài.
- Kiểu bài?


- Vấn đề cần nghị luận?
- Cách nghị luận?


- Tìm ý?


<i>Thực hành nói</i>


- Cho đại diện mỗi nhóm
một HS lần lượt trình bày
sự chuẩn bị của mình (lưu


ý: Nói chứ khơng phải
đọc)


- GV cho các nhóm nêu
nhận xét, GV nhận xét.
<b>Hoạt động 3: (5’) hướng </b>
<b>dẫn học sinh tự học</b>


<i>4. Củng cố ( 3’ ) Cho HS</i>
nêu lại khái niệm “ Nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ”;
Nhiệm vụ các phần trong bài


- Học sinh nhớ lại các kiến
thức cũ về bài nghị luận về
một đoạn thơ, bài thơ.


- HS: đọc


- HS: trả lời


- Học sinh trả lời


- Đại diện nhóm trình bày


- Học sinh nêu khái niệm


<b>A. Củng cố kiến thức:</b>


- Thế nào là nghị luận về một


đoạn thơ, bài thơ.


- Những yêu cầu đối với bài
nghị luận về một đoạn thơ,
bài thơ.


- Các bước làm bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ.
<b>B. Luyện nói:</b>


<i><b>I. Khảo sát phần chuẩn bị ở</b></i>
<i><b>nhà</b></i>


Đề: Suy nghĩ về bài thơ Bếp
lửa của Bằng Việt.


- Nghị luận về một bài thơ.
- Tình cảm bà cháu trong


thơ.


- Xuất phát từ cảm thụ cá
nhân đối với bài thơ khái
quát thành những thuộc
tính tinh thần cao đẹp của
con người.


- Các ý:


+ Tình yêu quê hương nói


chung trong các bài thơ đã
được học và được đọc và nói
riêng trong bài thơ Bếp lửa.
+ Tình cảm bà cháu trong
bài Bếp lửa.


<i><b>II. Thực hành nói</b></i>


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

viết.
<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Về xem lại kiến thức nghị
luận về một bài thơ, đoạn
thơ..


- Chuẩn bị tiết 141-142:
<i>Những ngôi sao xa xôi- Lê</i>
Minh Khuê (Đọc kĩ văn bản,
tóm tắt đoạn trích và trả lời
các câu hỏi ở phần đọc – hiểu
văn bản).


- HS: trả lời


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………


………
………


………
……


********************
Ngày soạn: 22/02


Tuần: 30; Tiết: 141. 142


<b>NHỮNG NGƠI SAO XA XƠI</b>
<b>(Trích)</b>


<b> (Lê Minh Khuê)</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong
truyện và nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê
Minh Khuê.


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến
đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong
trong truyện.


- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp
dẫn.



2. Kĩ năng:


- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu
nước.


- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.


3. Thái độ: Sống lạc quan, tin tưởng vào tương lai, có ý thức phấn đấu cho sự nghiệp
chung của đất nước.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra bài cũ (3’)</i>


Câu hỏi: Em nhận xét như thế
nào về truyện ngắn Bến quê
của Nguyễn Minh Châu (cả


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

nội dung và nghệ thuật)
<i>-> Sáng tạo tình huống</i>
<i>truyện nghịch lí tác giả đã</i>
<i>thức tỉnh mọi người phải biết</i>
<i>trân trọng giá trị của cuộc</i>


<i>sống gia đình và những vẻ</i>
<i>đẹp bình dị của quê hương.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Trên</i>
những nẻo đường Trường
Sơn trong những năm đánh
Mỹ, bên cạnh các chàng trai
chiến sĩ lái xe hành quân
chiến đấu, cịn có một lực
lượng khơng thể thiếu đó là
những cô gái thanh niên
xung phong, những cô trinh
sát mặt đường, những cô
chuyên phá bom nổ chậm,
mở đường cho xe qua.
<i>Những ngôi sao xa xôi của</i>
<i>Lê Minh Khuê kể lại cuộc</i>
sống và khắc họa chân dung
tâm hồn, tính cách của 3 cơ
gái trẻ- ba vì sao xa xơi trên
cao điểm Trường Sơn.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (25’ ) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


Dựa vào SGK hãy nêu đôi


nét về tác giả? (sau khi HS
trình bày, GV có thể cho HS
xem chân dung và cung cấp
thêm các thông tin về tác
giả)


Lê Minh Khuê, Nhà văn
<i>(Bút danh khác: Vũ Thị</i>
<i>Miền) Tên khai sinh: Lê</i>
Minh Khuê, sinh ngày 6
tháng 12 năm 1949. Quê
quán: xã An Hải, huyện Tĩnh
Gia, tỉnh Thanh Hóa. Nơi ở
hiện nay: Ba Đình, Hà Nội.
Đảng viên Đảng Cộng sản
Việt Nam. Hội viên Hội Nhà
văn Việt Nam (1980). Tốt
nghiệp phổ thông trung học,
Lê Minh Khuê tham gia đội
thanh niên xung phong chống
Mỹ cứu nước. Những năm


- HS: lắng nghe


- HS: trả lời


- HS lắng nghe


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>



1. Tác giả : Lê Minh Khuê
sinh năm 1949, quê ở Tĩnh
Gia- Thanh Hóa, là cây bút nữ
chuyên viết truyện ngắn với
ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế,
sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân
vật phụ nữ.


2. Tác phẩm:


- Xuất xứ: Truyện ngắn những
<i>ngôi sao xa xôi được sáng tác</i>
năm 1971, lúc cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước
đang diễn ra vơ cùng gay go,
ác liệt.


- Kể tóm tắt : (đảm bảo các ý
sau)


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

tháng vất vả gian nan mà hào
hùng ở ngoài tuyến lửa đã tạo
cảm hứng cho những sáng tác
của chị sau này. Năm 1969
chị là phóng viên báo Tiền
Phong. Năm 1973 - 1977
phóng viên Đài Phát thanh
Giải phóng và sau đó là Đài
Truyền hình Việt Nam. Từ
1978 đến nay, nhà văn Lê


Minh Khuê là biên tập viên
văn học Nhà xuất bản Hội
Nhà văn. Tác phẩm đã xuất
bản: Cao điểm mùa hạ
(truyện ngắn, 1978); Đoàn
kết (truyện ngắn, 1980);
Thiếu nữ mặc áo dài xanh
(tiểu thuyết, 1984); Một chiều
xa thành phố (truyện ngắn,
1987); Em đã không quên
(tiểu thuyết, 1990); Bi kịch
nhỏ (truyện ngắn, 1993); Lê
Minh Khuê - truyện ngắn
(1994).


GV: Xuất xứ: Truyện ngắn
<i>những ngôi sao xa xơi ?</i>
- Gọi 1-2 HS kể tóm tắt. (lớp
nhận xét, GV nhận xét)


GV: Truyện được trần thuật
từ nhân vật nào?


- Chọn vai kể như vậy có tác
dụng gì trong việc thể hiện
nội dung?


<b>HẾT TIẾT 1</b>


<b>Hoạt động 2 ( 55’) hướng</b>


<b>dẫn học sinh đọc- hiểu văn</b>
<b>bản.</b>


GV hướng dẫn đọc: giọng
tâm tình, phân biệt lời kể và
lời thoại.


GV đọc mẫu 1đoạn ngắn (từ
đầu …và làm việc có khi suốt
đêm). Gọi 3 HS đọc ( tiếp
theo…có ngơi sao trên mũ;
tiếp theo…chị Thao bảo; cịn
lại)


- Giải thích từ khó.


Chia nhóm thảo luận để tìm
hiểu những nét chung và


- HS: trả lời


- HS: kể tóm tắt
- Học sinh trả lời
- Học sinh phát biểu


- HS đọc


- Học sinh thảo luận –
trình bày



phải san lấp, đánh dấu vị trí
quả bom chưa nổ và phá bom.
+ Cuộc sống của họ hết sức
khắc nghiệt và nguy hiểm
nhưng họ vẫn có những niềm
vui hồn nhiên của tuổi trẻ,
những giây phút thanh thản,
mơ mộng và đặc biệt là họ rất
gắn bó, u thương nhau trong
tình đồng đội dù mỗi người
một cá tính.


+ Trong một trận phá bom,
Nho bị thương. Thao và Định
vơ cùng lo lắng, săn sóc bạn.
- Truyện được trần thuật từ
nhân vật Phương Định ( nhân
vật chính)→ Thể hiện được
thế giới nội tâm, làm hiện lên
vẻ đẹp, tâm hồn của con người
trong chiến tranh.


<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


<i>1. Những nét chung và riêng</i>
<i>của 3 cô gái thanh niên xung</i>
<i>phong</i>


a. Những nét chung của 3 cô


gái:


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

riêng của 3 cô gái thanh niên
xung phong.


 Nhóm 1,2 tìm nét chung.
(hồn cảnh sống? Phẩm chất)


 Họ sống và chiến đấu trên
một cao điểm, trọng điểm
trên đường Trường Sơn
những năm chống Mĩ (60-70)
ác liệt. Nhiệm vụ: Sau mỗi
trận bom phải lên ngay trọng
điểm, đo và ước tính khối
lượng đất đá bị địch dào xới,
đếm và đánh dấu vị trí những
quả bom chưa nổ (nổ chậm)
rồi phá bom (dùng xẻng nhỏ,
đào, khoét sát cạnh thân bom
để đặt thuốc nổ, rồi châm
ngòi và chạy thật nhẹ, thật
nhanh đến chỗ nấp an toàn.)


 GV liên hệ giáo dục, lên
án chiến tranh, chiến tranh đã
<i>tàn phá, hủy hoại mơi trường</i>
<i>sống của con người.</i>


 Nhóm 3,4 tìm nét riêng


(tập trung nét riêng của Nho
và chị Thao vì Phương Định
sẽ có phần tìm hiểu riêng)


? Tìm những nét riêng về tâm
hồn, tính cách nhân vật
chính- Phương Định.


- Xuất thân?
- Tính cách?


- Diễn biến tâm lí nhân
vật Phương Định trong lần
phá bom ở ở cuối truyện?
( HS đọc đoạn từ “Quả bom
nằm lạnh lùng…lao và rít
vơ hình trên đầu)


GV: nhận xét


- Em có nhận xét gì về
nghệ thuật truyện?


GV: Đọc truyện ngắn này, em
có hình dung và cảm nghĩ


- Học sinh trả lời


- HS: thảo luận – trình bày



- HS: trả lời


- HS: phát biểu tự do


- Phẩm chất của những
người chiến sĩ thanh niên
xung phong:


+ Tinh thần trách nhiệm cao.
+ Lòng dũng cảm, sẵn sàng hy
sinh…


+ Tình đồng chí, đồng đội gắn
bó.


b. Những nét riêng của 3 cơ
gái:


- Sở thích:


+ Nho thích thêu thùa.


+ Chị Thao chăm chép bài hát.
+Định thích ngắm mình
trong gương, ngồi bó gối mơ
màng.


- Tính tình:


+ Nho thì bướng bỉnh, mạnh


mẽ, có lúc lầm lì, cực đoan.
+ Chị Thao bình tĩnh, quyết
liệt nhưng sợ nhìn máu chảy.
2. Nhân vật Phương Định
- Xuất thân: Cơ gái thị thành
Hà Nội.


- Tính cách: Giàu cảm xúc,
nhạy cảm, hay mơ mộng,
thích hát, thích làm điệu.
- Quan tâm đến hình thức của
mình: Bím tóc dày, mềm; cổ
cao; có đơi mắt nhìn xa xăm
(như những vì sao).


- Nhạy cảm nhưng kín đáo
giữa đám đơng tưởng như kiêu
kì, điệu.


- Diễn biến tâm lí của Phương
Định trong lần phá bom nổ
chậm:


+ Hồi hộp, lo lắng, căng
thẳng.


+ Vẫn nghĩ đến cái chất mặc
dù mờ nhạt


=> Miêu tả tâm lí rất thực.


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Sử dụng ngôi kể thứ nhất,
lựa chọn nhân vật người kể
chuyện đồng thời là nhân vật
trong truyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

như thế nào về tuổi trẻ Việt
Nam trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ?


GV: nhận xét


? Nêu ý nghĩa văn bản ?


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng </b>
<b>dẫn học sinh tự học</b>


<i>4. Củng cố (3’) GV treo</i>
bảng phụ bài tập trắc
nghiệm.


Chọn câu đúng bằng cách
khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Những ngôi sao xa
<i>xôi-Lê Minh Khuê viết về</i>
giai đoạn lịch sử nào?


a. Thời kì đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp.


b. Sau khi cuộc kháng
chiến chống Pháp thắng lợi.
c. <i><b>Thời kì cuộc kháng</b></i>
<i><b>chiến chống Mĩ đang diễn</b></i>
<i><b>ra ác liệt.</b></i>


d. Sau năm 1975.


Câu 2: Công việc của các cô
gái trong truyện thường diễn
ra vào lúc nào?


a. Buổi sáng sớm.
b. Lúc mặt trời lặn.


c. Suốt cả đêm.
d. Cả ban ngày lẫn ban đêm.


<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Xem và nắm lại kiến thức
vừa học.


- nChuẩn bị tiết 143: Chương
<i>trình địa phương (phần làm</i>
văn) thực hiện các công việc
đã chuẩn bị ở tiết 101.


- HS: trả lời



- Học sinh làm bài tập trắc
nghiệm


- Học sinh lắng nghe


nhân vật


- Có lời trần thuật, đối thoại tự
nhiên.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>


Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm
hồn của 3 cô gái thanh niên
xung phong trong hoàn cảnh
chiến tranh ác liệt.


<b>B. Hướng dẫn tự học:</b>
- Tóm tắt truyện


- Viết đoạn văn phân tích nhân
vật trong truyện.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………



………
……


*******************
Ngày soạn: 24/02


Tuần: 30; Tiết: 143


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

<b>(Phần Tập làm văn)</b>
(Tiếp theo)
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống.


- Biết tìm hiểu và có những ý kiến về sự việc, hiện tượng của đời sống địa phương.
- Tạo lập được văn bản viết về sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.


2. Kĩ năng:


- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương


- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến
nghị của riêng mình.



3. Thái độ: Học sinh học tập, suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra lại yêu cầu của tiết học (2’) </i>


Câu hỏi : Tiết này chúng ta sẽ làm gì? Mục đích của tiết học này?
<i>3.Bài mới ( 38’)</i>


- GV nêu số bài đã nhận, tách lọc theo mảng đề tài.


- Mỗi mảng chọn một bài ngẫu nhiên. Cho HS trình bày trước lớp.
- Lớp đóng góp, bàn luận – Gv kết luận.


- GV đánh giá chung các bài viết của HS.
<i>4. Củng cố ( 3’ )</i>


GV nhận định lại tồn bộ các mảng đề tài mà HS đã trình bày.
<i>5. Dặn dò (1’ )</i>


- Về xem lại toàn bộ các kiến thức văn nghị luận về hiện tượng đời sống
xã hội.


- Chuẩn bị tiết 144: Trả bài viết số 7 (nhớ lại đề bài, nội dung đã trình
bày trong bài viết, tự nhận định trước bài viết của mình).


- Nhận xét tiết học.
<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



………
………
………
………


………
……


*******************
Ngày soạn: 24/02


Tuần: 30; Tiết: 144


<b>TRẢ BÀI VIẾT SỐ 7</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Giúp học sinh nhận rõ về ưu, khuyết điểm về bài viết của mình.
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận thức, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của mình.
3. Thái độ: GD học sinh ý thức tự rèn.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định lớp ( 1’ )</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ ( 3’ )</i>
3. Bài mới


<b>Hoạt động: 1 (16’) Định hướng – Lập dàn ý</b>


1. Đề :


<i> Câu 1: (2 điểm)</i>


<i>Thế nào là bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?</i>
<i> Câu 2: (8 điểm) </i>


<i>Những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất nước </i>
<i>từ cuối Hạ sang đầu Thu qua bài “ Sang thu”.</i>


2. Hướng dẫn chấm: (Đáp án và biểu điểm)


<b>Câu</b> <b>Ý</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b> Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của


mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. <b>2,0</b>
<b>2</b> <b>Đề: Viết bài văn nghị luận về: bài thơ Sanh thu của Hữu Thỉnh</b> <b>8,0</b>


<b>a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài</b>
thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, khơng mắc lỗi chính tả, dùng
từ, ngữ pháp.


<b>b) Yêu cầu về kiến thức: </b>
- Hình thức : văn nghị luận


- Nội dung: nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
Sang thu- Hữu Thỉnh.


<b>1</b> <b>Phần Mở bài: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhận xét chung về</b>



những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh. 1,0


<b>2</b> <b>Phần Thân bài: </b>


- Phân tích 2 khổ thơ đầu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà
thơ về cảnh lúc giao mùa:


+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra dấu hiệu của thu từ mơ
hồ đến rõ nét


+ Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa: gió se, sơng dềnh
dàng, chim vội vã, sương chùng chình...


+ Sự tinh tế còn ở sự bâng khuâng, xao xuyến của con người: Bỗng,
hình như...


2,0


- Phân tích khổ cuối để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về


thời tiết lúc giao mùa 2,0


- Nêu nhận xét về tác giả qua bức tranh thu: Sự cảm nhận nhờ hiểu
biết và tình yêu thiên nhiên của tác giả


2,0
<b>3</b> <b>Phần Kết bài: Khái quát chung về nội dung và nghệt thuật của bài</b> 1,0


<i><b>Lưu ý : Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về </b></i>kĩ


năng và kiến thức, trân trọng trọng những phát hiện sáng tạo của học
sinh...


<b>Hoạt động: 2 (10 Phút) Nhận xét chung</b>
I. Ưu điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

- Một số bài trình bày có bố cục 3 phần rõ ràng, làm bài chia đoạn cho phần thân bài
hợp lý.


II. Nhược điểm:


- Bài viết còn sơ sài, chưa cụ thể, thuyết phục
- Một số bài làm chưa có bố cục rõ ràng.
- Chữ viết cẩu thả, viết tắt, viết hoa tuỳ tiện…
III. Kết quả:


<b>Lớp</b> <b>Tổng</b>


<b>số</b> SL<b>Giỏi</b>% SL<b>Khá</b>% SL<b>TB</b>% SL<b>Yếu</b>% SL<b>Kém</b>% <b>Ghi chú</b>
<b>9/2</b>


<b>9/3</b>


GV đọc một vài bài khá tốt để cả lớp nghe


<b>Hoạt động 3: (10 phút) Trả bài và ghi điểm vào sổ</b>
GV trả bài cho HS và nêu yêu cầu:


- Mỗi HS tự xem bài của mình và sửa lỗi.
- Trao đổi cho nhau để rút kinh nghiệm.


- Đọc điểm để giáo viên ghi vào sổ


<i>4. Củng cố: 3’</i>


Muốn làm tốt kiểu bài nghị luận về một bài thơ (hoặc đoạn thơ) ta cần lưu ý những
gì ?


<i>5. Dặn dị (2’ )</i>


- Về đọc lại bài viết để thấy những điểm mạnh và yếu của mình ( chú ý các lỗi
chính tả , cách dùng từ , đặt câu đã được GV sửa bằng mực đỏ )


- Chuẩn bị tiết 145: Biên bản ( đọc và chuẩn bị kĩ những yêu cầu ở SGK , sưu tầm
1mẫu biên bản/nhóm).


- Nhận xét tiết học .


****************
Ngày soạn: 26/02


Tuần: 30; Tiết: 145


<b>BIÊN BẢN</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:



Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong
cuộc sống.


2. Kĩ năng:


Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.


3. Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của biên bản.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (1’)</i>


<i>3. Bài mới :</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Ở các</i>
lớp 6,7,8 ta đã có học về văn
bản hành chính: Đơn từ, báo
cáo. Hơm nay tiếp tục kiểu


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

văn bản hành chính ấy với
phần biên bản.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1 (27’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


<i>Tìm hiểu về đặc điểm của</i>
<i>biên bản</i>


*Cho HS đọc thầm 2 biên
bản mẫu (5’) ở SGK trang
123-125.


- Biên bản ghi những sự
việc gì? (mục đích của biên
bản).


- Biên bản cần đạt những
yêu cầu gì về nội dung và
hình thức?


- Biên bản là gì?


- Thảo luận nhóm (2’): Kể
tên các biên bản mà em biết?
( Cho HS trình bày trên bảng
nhóm)


- Dựa vào phần nội dung
biên bản vừa trình bày. Hãy
thử phân loại biên bản?
(Biên bản bàn giao công tác,


Biên bản Đại hội liên Đội,
Biên bản kiểm kê thư viện,
Biên bản về việc vi phạm luật
lệ giao thông, Biên bản về
việc gây mất trật tự nơi công
cộng, Biên bản pháp y…)
GV: chốt ý- kết luận.


<i>Tìm hiểu về cách viết biên</i>
<i>bản</i>


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


- HS: trả lời


- HS: viết ra bảng nhóm


- HS: trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>
<i><b>I. Đặc điểm của biên bản</b></i>
<i>1. VD/SGK</i>


- Biên bản 1: Ghi lại nội
dung, diễn biến, các thành
phần tham dự cuộc sinh hoạt
Chi đội.



- Biên bản 2: Ghi lại nội
dung, diễn biến, các thành
phần tham dự việc trao trả
giấy tờ, tang vật…


- Yêu cầu về nội dung:
+ Số liệu, sự kiện: chính xác,
cụ thể (đính kèm tất cả các
tang vật, chứng cứ, giấy tờ có
liên quan nếu có)


+ Diễn biến: trung thực,
khách quan, tránh suy diễn.
+ Thời gian, địa điểm: cụ thể.


- Yêu cầu về hình thức:
+ Viết đúng theo mẫu.


+ Lời văn ngắn gọn, chính
xác.


+ Khơng trang trí các họa tiết,
tranh ảnh.


<i>2. Kết luận:</i>


- Biên bản là loại văn bản ghi
chép lại một cách trung thực,
chính xác, đầy đủ một sự việc
đã xảy ra hoặc đang xảy ra.


- Yêu cầu biên bản: số liệu, sự
kiện phải chính xác, cụ thể;
ghi chép phải trung thực.
- Tùy vào nội dung sự việc mà
có nhiều loại biên bản khác
nhau: Biên bản sự vụ và biên
bản hội nghị…


<i><b>II. Cách viết biên bản</b></i>
- Bố cục biên bản:


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

- Biên bản gồm có mấy
phần? nội dung mỗi phần?
( dựa vào biên bản mẫu 1 ở
SGK).


- Cho HS (nhóm) xác định
các phần trên biên bản mà
các em đã chuẩn bị, cho biết
biên bản ấy dùng để làm gì?
GV: chốt ý


<b>Hoạt động (10’) hướng dẫn</b>
<b>học sinh luyện tập:</b>


- Chia nhóm thảo (luận 3’):
chọn những tình huống cần
viết biên bản trong các tình
huống cho sẵn.



- Hướng dẫn về nhà thực
hiện.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng </b>
<b>dẫn học sinh tự học</b>


<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Biên bản là gì ? yêu cầu
của biên bản ?


- Nêu bố cục của một biên
bản ?


<i>5. Dặn dò 2’ </i>


- Nắm vững các kiến thức
vừa học.


- Thự hiện bài tập số 2 đã
hướng dẫn ở phần luyện tập.
- Chuẩn bị tiết 146:
<i>Rơ-bin-xơn nồi đảo hoang (đọc kĩ</i>
văn bản và trả lời các câu hỏi
phần đọc- hiểu văn bản)
- Nhận xét tiết học.


- Học sinh trả lời


- Học sinh xác định



- Học sinh thảo luận – trình
bày


- Học sinh lắng nghe về
thực hiện


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe về thực
hiện


gian, địa điểm, thành phần
tham dự và chức trách của họ.
+ Phần nội dung: Diễn biến và
kết quả sự việc.


+ Phần kết thúc: Thời gian,
chữ kí của các thành viên có
trách nhiệm chính, các giấy
tờ, tang vật kèm theo (nếu có)
<b>B. Luyện tập:</b>


1. Những tình huống cần viết
biên bản


Các trường hợp: a,c,d.
2. Hãy ghi lại phần mở đầu,
phần kết thúc và các mục lớn
trong phần nội dung của biên


bản cuộc họp giới thiệu đội
viên ưu tú của chi đội cho
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>


Viết một biên bản hoàn chỉnh,
đúng quy cách.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


*************************
Ngày soạn: 28/02


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

<b>RƠ-BIN-XƠN NGỒI ĐẢO HOANG</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rơ-bin-xơn khi phải sống
một mình giữa đảo.


- Thấy được hình thức tự truyện của văn bản.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>



1. Kiến thức :


- Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cơ độctrong hồn cảnh hết
sức khó khăn.


2 Kĩ năng:


- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự
truyện.


- Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả.


3 Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần lao động, ý chí vươn lên trong cuộc sống.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Văn</i>
bản “Những ngôi sao xa
xôi”-Lê Minh Khuê


Câu hỏi 1: Hãy nêu những nét
chung của 3 cô gái thanh niên
xung phong ?


<i>-> Hoàn cảnh sống chiến</i>
<i>đấu, phẩm chất của người</i>
<i>chiến sĩ thanh niên xung</i>


<i>phong, hồn nhiên và mơ</i>
<i>mộng.</i>


Câu hỏi 2: Hãy nêu ý nghĩa
văn bản Những ngôi sao xa
<i>xôi ?.</i>


<i>-> Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm</i>
<i>hồn của 3 cô gái thanh niên</i>
<i>xung phong trong hoàn cảnh</i>
<i>chiến tranh ác liệt.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Hằng</i>
ngày, trong cuộc sống đời
thường, các em luôn sống và
học tập, sinh hoạt, vui chơi
cùng với gia đình, bạn bè,
thầy cơ. Hãy thử hình dung,
trong một hoàn cảnh bất
thường, bất khả kháng, em
phải tách mình ra khỏi mơi
trường sống quen thuộc để
một mình sống giữa hịn đảo
hoang vu giữa biển khơi xa
lạ, cắt đứt mọi quan hệ với
xã hội khoảng 1 tuần hoặc 1


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


- Học sinh lên trả bài


- HS trình bày


- HS trình bày


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

tháng…Lúc ấy em sẽ sống ra
sao? Nhân vật chính trong
truyện của Đi-phơ đã rơi vào
hồn cảnh đó khi anh mới 27
tuổi. Và anh đã kiên cường
vượt qua, hơn 28 năm, cho
đến ngày được trở về quê
hương (khi ông đã 55 tuổi).
Tiết học hôm nay thầy trị ta
cùng tìm hiểu về tác phẩm
này qua đoạn trích nói về
bức chân dung tự họa của
nhân vật khi sống ngồi đảo
hoang.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1: (14’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


? Dựa vào SGK hãy nêu đôi
nét về tác giả.


-> Sau khi HS trình bày, GV


cho các em xem tranh chân
dung tác giả, tranh bìa của tác
phẩm.


? Nêu xuất xứ của văn bản ?
GV: nhận xét


-> Tóm tắt tiểu thuyết
<i>Rô-bin-xơn Cru-xô: Câu chuyện</i>
kể về Rô-bin-xơn
Cru-xô-Một người ưa phiêu lưu mạo
hiểm. Chàng đã phải đối mặt
rất nhiều với thử thách gian
nan trong những chuyến đi
trên miền đất lạ bằng tàu
biển: đắm tàu, cướp biển, bị
bắt làm nô lệ…Nhưng thử
thách lớn nhất là Rô-bin-xơn
Cru-xô phải sống một mình
trên đảo hoang cách biệt xã
hội loài người. Một ngày, có
một chiếc tàu ghé đậu ở chỗ
Rơ-bin-xơn Cru- xô, đám
thủy thủ nổi loạn để chiếm
tàu. Rô-bin-xơn Cru-xô đã
giúp thuyền trưởng lấy lại tàu
và chàng trở về quê hương.
- Văn bản thuộc thể loại gì?
Tác giả sử dụng ngơi kể thứ
mấy?



GV: nhận xét


- Theo em thì văn bản có thể


- Học sinh trình bày


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh phát biểu


- Học sinh trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


- Đê-ni-ơn Đi- phô (1660 –
1731) là nhà văn lớn của Anh
ở thế kỉ XVIII.


- Văn bản được trích từ cuốn
tiểu thuyết Rơ-bin-xơn Cru-xơ,
nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và
<i>những chuyến phiêu lưu kì lạ</i>
<i>của Rơ-bin-xơn Cru-xơ. Tác</i>
phẩm được viết bằng hình
thức tự truyện.


- Thể loại: Tiểu thuyết phiêu


lưu, ngơi kể: thứ nhất.


- Bố cục: 3 phần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

chia mấy phần? nội dung
chính của từng phần?


GV: chốt ý


<b>Hoạt động 2 ( 20 ’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh đọc hiểu văn</b>
<b>bản:</b>


- GV: Nêu yêu cầu đọc:
Giọng trầm tĩnh, vui tươi, pha
chút hóm hỉnh, tự giễu cợt.


(gọi 3 HS đọc lần lượt: từ
đầu…như dưới đây; tiếp
theo…khẩu súng của tơi; cịn
lại)


- Cho Hs nêu các từ cần chú
giải, GV và HS cùng giải
thích.


<b>* GV yêu cầu HS xem lại</b>
đoạn mở đầu.


- Nhân vật đã tự cảm nhận về


chân dung bản thân như thế
nào? (Khác lạ với trang phục
kì quái)


- Cảm nhận ấy chứng tỏ điều
gì? (cuộc sống khắc nghiệt
nơi hoang đảo khoảng 15
năm)


* Gọi HS đọc đoạn tiếp theo
từ “Tôi đội một chiếc mũ to
tướng cao lêu đêu…chẳng
khác gì áo quần của tơi”.


- Trang phục của
Rô-bin-xơn như thế nào?


* Gọi HS đọc từ “Quanh
người tôi… bên khẩu súng
của tơi”.


- Rơ-bin-xơn trang bị
những gì?


* Thảo luận (3’) Em cảm
nhận gì đằng sau bức chân
dung ấy?


GV: nhận xét



-> Liên hệ giáo dục tấm
gương vượt khó trong học
tập, lao động.


- Vì sao tác giả lại tả trang
phục, trang bị kĩ hơn so với
diện mạo?


(vì đó là bức chân dung tự
họa; mặt khác, tác giả muốn


- HS lắng nghe


- HS đọc bài


- HS tìm hiểu các từ khó


- HS làm theo yêu cầu
- HS: trả lời


- HS phát biểu


- HS đọc


- HS phát biểu cá nhân


-HS: đọc


- HS trả lời



- Học sinh thảo luận –trình
bày


- Học sinh lắng nghe


- HS: trả lời


súng của tôi→ Trang phục và
trang bị của Rơ-bin-xơn. (có
thể tách làm 2 đoạn nhỏ: trang
phục và trang bị).


+ Phần 3: cịn lại→ Diện mạo
của Rơ-bin-xơn.


<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


1. Trang phục và trang bị của
Rơ-bin-xơn


a. Trang phục:


- Mũ to, hình thù kì quái.
- Áo vạt dài tới bắp đùi.


- Quần loe đến đầu gối trơng
rất kì cục.


- Đơi ủng hết sức kì cục.


→ Tất cả làm bằng da dê, kì
cục.


b. Trang bị:


- Một chiếc cưa nhỏ và chiếc
rìu con đeo 2 bên thắt lưng.
- Một túi đựng thuốc súng và
một túi đựng đạn ghém đeo
cuối dây đai.


- Mang gùi sau lưng, súng
khoác trên vai, che dù lớn
bằng da dê.


→ Trang bị lỉnh kỉnh, cồng
kềnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

nhấn mạnh hoàn cảnh sống,
tinh thần và kết quả sáng tạo
của nhân vật trong hồn cảnh
sống khó khăn và làm nổi bật
sự lạ lùng đến kì quái của
chân dung tự họa).


- Nêu đặc sắc nghệ thuật của
đoạn trích ? (về ngơi kể, về
ngơn ngữ kể chuyện)


- Ý nghĩa văn bản ?


GV: nhận xét, chốt ý


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).


<i>4. Củng cố: 3’</i>


Đoạn trích giúp ta hiểu
điều gì?


<i>5. Dặn dị: 2’</i>


- Nắm vững các kiến thức
vừa tìm hiểu.


- Chuẩn bị tiết 147-148: Tổng
<i>kết về ngữ pháp (chuẩn bị</i>
thật kĩ về từ loại, cụm từ theo
phần gợi ý ở SGK)


- Nhận xét tiết học.


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời


- Học sinh trả lời



- Học sinh lắng nghe


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


- Sáng tạo trong việc lựa chọn
ngôi kể và nhân vật kể
chuyện.


- Lựa chọn ngôn ngữ kể
chuyện tự nhiên, hài hước.
<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>


Ca ngợi sức mạnh, tinh thần
lạc quan, ý chí của con người
trong những hoàn cảnh đặc
biệt.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>


- Tóm tắt tác phẩm; hình
dung, tái hiện được bức chân
dung tự họa của Rô-bin-xơn.
- Viết đoạn văn miêu tả hoặc
phát biểu cảm nghĩ về nhân
vật.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………


………
………


………
……


********************
Ngày soạn: 29/02


Tuần: 31; Tiết: 147, 148


<b>TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức :


Hệ thống hóa những kiến thức về từ loại và cụm từ ( danh từ, động từ, tính từ, cụm
danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những loại khác)


2 Kĩ năng:


<b>- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ</b>


- Nhận biết và sử sụng thành thạo những cụm từ đã học
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (2’)</i>


<i>3.Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Trong</i>
chương trình THCS ở phần
ngữ pháp các em đã được tìm
hiểu về từ loại, cụm từ, thành
phần câu, các kiểu câu. Hôm
nay chúng ta sẽ tổng kết lại
các kiến thức ấy bằng cách
thực hành giải các bài tập
trong 2 tiết: 147- 148.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt</i>
<i>động:</i>


<b>Hoạt động 1: (26’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh hệ thống hóa</b>
<b>kiến thức:</b>


GV: hướng dẫn học sinh ơn
lại các kiến thức về từ loại và
cụm từ đã được học từ lớp 6
(danh từ, động từ, tính từ,
cụm danh từ, cụm động từ,
cụm tính từ và những loại


khác)


<b>Hoạt động 2: (55’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh luyện tập:</b>


<i>Củng cố kiến thức về từ</i>
<i>loại:</i>


*Chia 4 nhóm, thực hành 4
câu và trình bày bảng nhóm
(5’) như sau:


- Nhóm 1 (câu 1) xác định D,
Đ,T từ trong các từ in đậm.


- Nhóm 2 (câu 2) Lựa chọn
những từ ngữ tích hợp có thể
điền vào chỗ trống.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh nhớ lại các kiến
thức


- Học sinh tiến hành thảo
luận; đại diện nhóm trình
bày



<b>* Hệ thống hóa kiến thức:</b>
- Ý nghĩa khái quát của từ loại,
khả năng kết hợp, chức năng
ngữ pháp.


- Khái niệm, sơ đồ cấu tạo về
cụm từ: Cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ.


<b>* Luyện tập:</b>
<b>A. Từ loại:</b>


<i><b>I. Danh từ, động từ, tính từ</b></i>
<i>Câu 1: Xác định danh từ, động</i>
từ, tính từ.


- Danh từ: lần, lăng, làng.
- Tính từ:hay, đột ngột, phải,


sung sướng.


- Động từ: đọc, nghĩ ngợi,
phục dịch, đập.


<i>Câu 2: Điền từ thích hợp</i>
a. những, các, một có thể kết
<i>hợp với:</i>


- …lần.
- …làng.


- …cái (lăng)
- …ông giáo.


b. hãy, đã, vừa có thể kết hợp
<i>với</i>


- …đọc.
- …nghĩ ngợi.
- …phục dịch.
- …đập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

- Nhóm 3: Câu 3


- Câu 4 GV hướng dẫn về
nhà.


- Nhóm 4 (câu 5) Những từ
in đậm thuộc từ loại nào
nhưng ở đây chúng dùng với
tư cách từ loại nào?


*GV gọi HS đọc yêu cầu bài
tập, đọc các ví dụ, GV phát
phiếu Bảng tổng kết về các từ
loại khác cho HS thảo luận ,
lựa chọn từ điền vào (4- 6’)
nhóm nào hồn thành sớm
nhất, chính xác nhất là thắng
cuộc và sẽ ghi điểm cho
nhóm.



Sau khi HS nộp phiếu lên,
GV treo Bảng tổng kết về
các từ loại khác (viết to trên
bảng phụ) và sửa chữa, HS
ghi vở .


- GV đặt câu hỏi, lớp phát
biểu tự do.


<b>HẾT TIẾT 1</b>


<i>Củng cố kiến thức về cụm từ:</i>
GV: cho học sinh thảo luận
nhóm 5’


- Nhóm 1 (câu 1a) Xác định
thành phần trung tâm của


- Học sinh làm theo yêu
cầu


- Học sinh trả lời


- Học sinh thảo luận- trình
bày.


<i>với</i>
- …hay.
- …đột ngột.


- …phải.


- …sung sướng.


<i>Câu 3: Khả năng kết hợp (qua</i>
kết quả bài tập 1,2)


- <b>Danh từ có thể kết hợp</b>
với các từ những, các, một.
- <b>Động từ có thể kết hợp</b>
với các từ hãy, đã, vừa.
- <b>Tính từ có thể kết hợp với</b>
các từ rất, hơi, quá.


<i>Câu 4 : Điền từ vào bảng tổng</i>
kết về khả năng kết hợp.


<i>Câu 5: Sự chuyển loại của từ</i>
Từ trịn (tính từ)


a.Nghe gọi, …, tròn mắt
nhìn…, (động từ)


Từ lí tưởng (danh từ)


b.Làm khí tượng,…lí tưởng
chứ. (tính từ)


Từ băn khoăn (tính từ)



c.Những băn khoăn ấy…đằng
kia. (danh từ)


<i><b>II.Các từ loại khác</b></i>


<i><b>Câu 1: Xếp các từ in đậm</b></i>
thành nhóm từ loại thích hợp
( ngồi Dt, Đt, Tt)


- Số từ: ba, năm


- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao
giờ, bấy giờ.


- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: ấy, đâu.


- Phó từ: đã, mới, đang.


- Quan hệ từ: ở, của, nhưng,
như.


- Trợ từ: Chỉ, cả, ngay.
- Tình thái từ: hả.
- Thán từ: trời ơi.


<i><b>Câu 2: Các từ chuyên dùng ở </b></i>
cuối câu để tạo câu nghi vấn.
Hả, nhỉ, à, ư, hử, hở….
<b>B. Cụm từ:</b>



<i>Câu 1: Xác định và phân tích </i>
cụm danh từ


a.tất cả những / ảnh hưởng /
quốc tế đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

cụm danh từ, chỉ ra dấu hiệu
nhận biết.


- Nhóm 2 (câu 1b, c) Xác
định thành phần trung tâm
của cụm danh từ, chỉ ra dấu
hiệu nhận biết.


- Nhóm 3 (câu 2) Xác định
thành phần trung tâm của
cụm động từ, chỉ ra dấu hiệu
nhận biết.


- Nhóm 4 (câu 3) Xác định
thành phần trung tâm của
cụm tính từ, chỉ ra dấu hiệu
nhận biết.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).



<i>4. Củng cố ( 3’ ) </i>


Trong 2 tiết ôn tập về ngữ
pháp, chúng ta đã ôn những
vấn đề gì? (gọi 2-3 HS trả
lời)


<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Về xem lại các bài tập vừa
thực hiện để rút ra cái chung
trong ứng dụng..


- Học sinh trả lời


một / nhân cách/ rất Việt
Nam.


một / lối sống / rất bình dị…
hiện đại.


→có lượng từ một đứng
trước .


b.những / ngày / khởi nghĩa
dồn dập ở làng. →lượng từ
<i><b>những đứng trước.</b></i>


c. Tiếng / cười nói xơn xao của
đám người mới tản cư lên ấy.


→ có thể thêm lượng từ những
vào trước.


<i>Câu 2: Xác định và phân tích </i>
cụm động từ


a.đã / đến / gần anh.
(Động từ TT)


→ có từ đã đứng trước.
sẽ / chạy / xơ vào lịng anh.
→có từ sẽ đứng trước.


sẽ / ôm / chặt lấy cổ anh.
→có từ sẽ đứng trước.
b.vừa / lên / cải chính.


→có từ vừa đứng trước động
từ.


<i>Câu 3: Xác định và phân tích </i>
cụm tính từ


a. rất / Việt nam, rất / bình dị,
rất / phương Đơng, rất / mới,
rất / hiện đại.


→có từ rất đứng trước.
b.sẽ khơng / êm ả. →có thể
thêm từ rất vào trước.


c. phức tạp / hơn. →có thể
thêm từ rất vào trước.


cũng / phong phú / và / sâu
<i>sắc / hơn. → có thể thêm từ </i>
<i><b>rất vào trước.</b></i>


<b>* Hướng dẫn tự học:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

- Chuẩn bị tiết 149: Luyện
<i>tập viết biên bản.(dựa vào</i>
các tình tiết cho sẵn, lựa
chọn, sắp xếp và ghi lại thành
biên bản; chuẩn bị 2 biên
bản: họp lớp tuần qua và xử
phạt vi phạm hành chánh).


- Học sinh lắng nghe


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


*********************


Ngày soạn: 02/03


Tuần: 31; Tiết: 149


<b>LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Nắm chắc hơn những kiến thức về văn bản ; thực hành viết được một biên bản hoàn
chỉnh


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức :


Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc
sống.


2 Kĩ năng:


Viết được một biên bản hoàn chỉnh.


3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>
<i> 2. Kiểm tra bài cũ (3’)</i>
Câu hỏi 1: Biên bản là gì?
Người ghi biên bản phải như
thế nào?



<i>-> Biên bản là loại VB ghi</i>
<i>chép một cách trung thực,</i>
<i>chính xác, đầy đủ một sự</i>
<i>việc đang xảy ra hoặc vừa</i>
<i>mới xảy ra.</i>


Câu hỏi 2: Nêu bố cục chung
của một biên bản.


<i>-> 3 phần: Mở đầu, nội</i>
<i>dung và phần kết thúc…</i>


<i>3.Bài mới :</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Ta đã</i>
học xong về phần lí thuyết
của văn bản hành chính:


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


- HS: trả bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

Biên bản, tiết hôm nay
chúng ta sẽ luyện tập để
củng cố lại kiến thức ấy.
<i>3.2 Tiến trình các hoạt</i>
động:


<b>Hoạt động 1 (10’ ) hướng</b>


<b>dẫn học sinh ôn tập lí</b>
<b>thuyết:</b>


- Biên bản nhằm mục đích
gì?


- Người viết biên bản cần
phải có trách nhiệm và thái
độ như thế nào?


- Nêu bố cục phổ biến của
một biên bản?


- Lời văn và cách trình bày
biên bản có gì đặc biệt ?
<b>Hoạt động 2 (25’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh luyện tập:</b>
Gọi HS đọc bài tập 1, chia
nhóm thảo luận (5’) theo yêu
cầu: Viết biên bản cho cuộc
họp dựa vào các tình tiết cho
sẵn.(chỉ cần sắp xếp các chi
tiết thành dàn ý mang tính
chất lược thuật).


GV: nhận xét


- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
2,4. Chia nhóm thực hành
(7’) (viết dàn ý)



+ Nhóm 1,2 (câu 2) ghi lại
biên bản họp lớp tuần qua.
+ Nhóm 3,4 (câu 4) viết
biên bản xử phạt vi phạm
hành chính. VD: vi phạm
ATGT, an toàn thực phẩm,
vệ sinh đường phố, hút thuốc


- Học sinh phát biểu


- HS: trả lời


- Học sinh trình bày


- HS: trả lời


- Học sinh thảo luận- trình
bày


- Học sinh làm theo yêu
cầu


- Học sinh làm theo u
cầu


<b>I. Ơn tập lí thuyết:</b>


- Dùng làm chứng cứ, làm cơ
sở để xem xét, kết luận một sự


kiện, một sự việc nào đó.
- Người ghi biên bản phải chịu
trách nhiệm về tính xác thực
của biên bản.


- Bố cục 3 phần.


+ Phần mở đầu (phần thủ tục):
Quốc hiệu và tiêu đề, thời gian,
địa điểm, thành phần tham dự
và chức trách của họ.


+ Phần nội dung: Diễn biến và
kết quả sự việc.


+ Phần kết thúc: Thời gian, chữ
kí của các thành viên có trách
nhiệm chính, các giấy tờ, tang
vật kèm theo (nếu có).


- Lời văn ngắn gọn, chính xác.
<b>II. Luyện tập</b>


Bài tập 1: Viết biên bản cuộc
họp dựa vào các tình tiết cho
sẵn.


- Tiêu ngữ và tiêu đề.


- Địa điểm và thời gian tiến


hành hội nghị.(b)


- Thành phần tham dự.(a)
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
+ Khai mạc.(d)


+ Báo cáo tình hình.(c)
+ Nêu kinh nghiệm.(e, g)
+ Tổng kết.(h)


- Thời gian kết thúc- thủ tục- kí
xác nhận.


<i><b>Bài tập 2: Ghi lại biên bản họp</b></i>
lớp tuần qua. (nhóm trình bày,
GV nhận xét)


<i><b>Bài tập 3: Ghi lại biên bản bàn</b></i>
giao nhiệm vụ trực tuần của chi
đội em cho chi đội bạn. (về nhà
thực hiện)


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

lá nơi công cộng…


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dị).


<i>4. Củng cố: 3’</i>



GV treo bảng phụ bài tập
trắc nghiệm.


Chọn câu đúng bằng cách
khoanh tròn chữ cái đầu
câu.


Câu 1: Trong các tình huống
sau, tình huống nào cần viết
biên bản.


a. Em bị ốm và không thể đi
học được.


b. Lớp em muốn tổ chức đi
tham quan nhà bảo tàng
thành phố.


<i><b>c. Ghi lại diễn biến và kết</b></i>
<i><b>quả đại hội Đoàn trường.</b></i>
Câu 2: Ý nào sau đây khơng
thuộc u cầu về hình thức
của biên bản?


a. Viết đúng mẫu quy định.
b. Có đầy đủ các phần, mục.
c. Có đánh số của các mục.
<i><b>d. Có bố cục 3 phần như</b></i>
<i><b>một bài văn.</b></i>



<i>5. Dặn dò :2’ </i>


- Xem lại nội dung bài học,
hoàn thành các bài tập về
làm.


- Chuẩn bị tiết 150: Hợp
<i>đồng. (đọc kĩ văn bản hợp</i>
đồng mua bán sách giáo
khoa và trả lời các câu hỏi
bên dưới.)


- Học sinh làm bài tập trắc
nghiệm


- Học sinh lắng nghe


<b>III. Hướng dẫn tự học:</b>


Xác định hoàn cảnh cần lập
biên bản và viết một biên bản
theo đúng quy cách.




<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………


………
………


………
……


****************
Ngày soạn: 02/03


Tuần: 31; Tiết: 150


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức :


Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2 Kĩ năng:


Viết được một hợp đồng đơn giản


3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức vận dụng trong thực tế.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>



<i> 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của</i>
<i>HS (2’)</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Chúng</i>
ta đã làm quen được với biên
bản, một loại văn bản hành
chính. Hơm nay tiếp tục tìm
hiểu thêm một loại văn bản
hành chính nữa đó chính là
<i>hợp đồng. Hợp đồng là gì?</i>
Có những đặc điểm như thế
nào? Cách viết ra sao? Ta sẽ
tìm hiểu trong tiết học hơm
nay.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (26’): Hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


- Cho HS đọc văn bản Hợp
<i>đồng mua bán sách giáo</i>
<i>khoa.</i>


- Gọi HS đọc to các câu hỏi ở
mục 2.


- Hướng dẫn và chia nhóm


cho HS thảo luận (4’).


· Tại sao cần phải
có hợp đồng?


· Hợp đồng ghi
lại những nội dung gì?
· Hợp đồng cần


phải đạt những yêu cầu
nào?


· Hãy kể tên một


số hợp đồng mà em biết.
GV: Cho HS đọc thầm lại văn
bản Hợp đồng mua bán sách
<i>giáo khoa.</i>


- GV đặt


câu hỏi:


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh đọc văn bản



- Học sinh thảo luận-
trình bày


- HS: làm theo yêu cầu


- Học sinh trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


<i><b>I. Đặc điểm của hợp đồng:</b></i>
*. VD: SGK


<b>- Vì đó là văn bản có tính pháp</b>
lí, là cơ sở để các tập thể, cá
nhân thực hiện các điều kiện với
nhau theo thỏa thuận.


- Ghi lại những nội dung cụ thể
do 2 bên kí, thỏa thuận với
nhau.


- Ngắn gọn, rõ ràng và có sự
ràng buộc trong khuôn khổ pháp
luật.


- Hợp đồng thuê xe, hợp đồng
thuê đất canh tác…


<i><b>II. Cách làm hợp đồng</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

· Phần mở đầu
của hợp đồng gồm những
mục nào? Tên của hợp
đồng được viết như thế
nào?


· Phần nội dung
gồm những mục gì? Nhận
xét cách ghi này trong hợp
đồng?


· Phần kết thúc
hợp đồng có những mục
nào?


· Lời văn của


hợp đồng phải như thế
nào?


GV: gọi học sinh đọc to mục
ghi nhớ SGK/138


<b>Hoạt động 2 (10’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh luyện tập:</b>
- Giáo viên treo bảng phụ ghi
nội dung các tình huống, cho
HS thảo luận nhóm để lựa
chọn các tình huống cần viết
hợp đồng.



GV: nhận xét


- Soạn thảo mẫu bản hợp
đồng thuê nhà. Giáo viên
hướng dẫn học sinh về làm.
<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).


<i>4. Củng cố: 3’</i>
- Hợp đồng là gì ?


- Nêu yêu cầu chung của hợp
đồng ?


<i>5. Dặn dò : 2’</i>


- Chép và học thuộc phần ghi
nhớ.


- Thực hiện bài tập 2 phần
luyện tập.


- Chuẩn bị tiết 151- 152: Bố
<i>của Xi-mông (đọc thật kĩ văn</i>
bản và trả lời các câu hỏi bên
dưới)



- Nhận xét tiết học.


- HS: đọc


- HS: Thảo luận – trình
bày


- Lắng nghe và thực hành


- Học sinh trả lời


- Học sinh lắng nghe về
làm


<i><b>* Ghi nhớ (SGK/138 )</b></i>


<b>B. Luyện tập:</b>


1.Các trường hợp cần viết hợp
đồng: b, c, e.


2. Soạn thảo mẫu bản hợp đồng
thuê nhà (về nhà thực hiện)


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
Viết một bản hợp đồng đúng
quy cách


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

………
……


*********************
Ngày soạn: 20/03


Tuần: 32; Tiết: 151, 152


<b>BỐ CỦA XI MÔNG</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Thấy được nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong văn bản, rút
ra được bài học về lòng yêu thương con người.


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức :


Nỗi khổ của một đúa trẻ khơng có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2 Kĩ năng:


<b>- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.</b>
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật


- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự
3. Thái độ: Giáo dục ở nơi học sinh tình yêu thương con người.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>



<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (5’) </i>
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết
trang phục và trang bị của
Rô-bin-xơn như thế nào?
<i>-> Trang phục: kì quái tất cả</i>
<i>làm bằng da dê. Trang bị lỉnh</i>
<i>kỉnh, cồng kềnh.</i>


Câu hỏi 2: Đằng sau bức chân
dung của Rơ-bin-xơn. Tác giả
muốn nói điều gì?


<i>-> Ý chí nghị lực phi thường,</i>
<i>tinh thần lạc quan chiến</i>
<i>thắng hoàn cảnh.</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’</i>


GV cho HS xem tranh chân
dung tác giả. Đây là nhà văn
hiện thức xuất sắc của nước
Pháp thế kỉ XIX, nổi tiếng
toàn thế giới về thể loại
truyện ngắn. Ta sẽ tìm hiểu
đoạn trích của một trong
những truyện ngắn ấy của


ơng đó là Bố của Xi-mơng.
<i>4.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (23’ ) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


Dựa vào SGK hãy nêu đơi nét
về tác giả? (sau khi HS trình


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- Học sinh lên trả bài


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

bày xong, GV có thể cung
cấp thêm một số thông tin về
tác giả)


-> Môpatxăng; sinh 1850 mất
1893, nhà văn Pháp. Yêu văn
chương từ nhỏ. Nhập ngũ từ
1870, dự cuộc tháo chạy
khủng khiếp của quân đội
Pháp trước quân Phổ; nhiều


đề tài truyện ngắn của
Môpaxăng lấy ở cuộc chiến
tranh ấy. Làm việc ở Bộ Hải
quân, rồi Bộ Giáo dục;


Năm 1880, nổi tiếng với
truyện "Viên mỡ bò" trong
tập truyện "Những trơi nổi ở
Mêđăng" của nhiều nhà văn
trẻ. Từ đó, chuyên viết văn.
Những năm 1881 - 90, viết
300 truyện ngắn và 6 tiểu
thuyết. Các tiểu thuyết:
"Một kiếp sống" (1883),
"Anh bạn điển trai" (1885)...
Từ 1884, bị bệnh tâm
thần rồi chết trong đau khổ.
Môpaxăng sáng tác một loại
truyện ngắn kiểu mới. Hầu
như mỗi truyện ngắn của
ông là một "việc vặt" hàng
ngày, song lại là một biến cố
của cuộc đời. Môpaxăng rất
bi quan trước cuộc sống; cái
cười trong truyện ngắn
Môpaxăng là cái cười chua
chát. Môpaxăng đưa vào
truyện ngắn của ông những
"người nhỏ bé" trong xã hội,
nhỏ nhen, ngốc nghếch, tính


tốn, nhếch nhác, gặp những
bước éo le của định mệnh.
Thoạt tiên, ngịi bút của
Mơpaxăng lạnh lùng, khắc
nghiệt, sau dần dần thấm
đượm một mối thông cảm
sâu sắc.


GV: tóm tắt sơ lược truyện,
giới thiệu vị trí đoạn trích.
GV: cho HS xác định bố cục.
GV: chốt ý lưu bảng


<b>Hoạt động 2 (55’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh đọc- hiểu văn</b>


- Học sinh lắng nghe


- Học sinh lắng nghe
- HS trả lời


dung cô đọng, sâu sắc, hình
thức giản dị, trong sáng đã làm
nên thành công của ông ở thể
loại này.


- Vị trí đoạn trích: Văn bản nằm
trong phần đầu của truyện ngắn
cùng tên.



- Bố cục:


+ Từ đầu…khóc hồi→ Tâm
trạng tuyệt vọng của Xi-mông.
+ Tiếp theo…một ông bố→
Xi-mông gặp bác Phi-lip.


+ Tiếp theo…bỏ đi rất
nhanh→Bác Phi-lip đưa
Xi-mông về nhà trả lại cho chị
Blăng-sơt.


+ Cịn lại→Câu chuyện ở
trường sáng hôm sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

<b>bản:</b>


GV: hướng dẫn học sinh đọc
(chú ý lời đối thoại, lời kể
diễn biến tâm trạng nhân vật)
GV đọc mẫu đoạn 1. Gọi 3
HS đọc lần lượt 3 phần còn
lại theo diễn biến cốt truyện.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu các từ khó.


Chia nhóm thảo luận (5’) tìm
hiểu tâm trạng của Xi-mơng
theo gợi ý:



· Ở bờ sông.


· Khi gặp mẹ.


· Sáng hôm sau ở


trường.


-> GV: GD lòng thương yêu
bè bạn và tình thương yêu
người.


<b>HẾT TIẾT 1</b>


Gọi HS đọc lại đoạn 3 (Tiếp
theo…bỏ đi rất nhanh).


- Trên đường dẫn Xi-mơng về
nhà, bác Phi-lip nghĩ gì về chị
Blăng-sơt?


- Đến khi gặp chị thì bác
Phi-lip thấy chị ra sao?


- Nghe Xi- mông kể lại
chuyện em định tự tử vì lũ
bạn trên chọc thì chị
Blăng-sốt có biểu hiện ra sao?


- Nghe Xi-mơng hỏi bác


Phi-lip có chịu làm bố cháu khơng
thì thái độ của chị như thế
nào?


- Em có thể nói gì về người
phụ nữ, người mẹ trẻ này?
-> GV: Giáo dục sự cảm
<i>thơng cho hồn cảnh người</i>
<i>khác, những thành kiến khắt</i>
<i>khe của xã hội đồng thời giáo</i>
<i>dục đạo đức lối sống ở mỗi</i>
<i>con người</i>


- E


m có nhận xét gì về bác
Phi-lip qua chân dung và


- HS: đọc


- HS tìm hiểu từ khó
- HS: thảo luận, trình bày


- Học sinh thảo
luận-trình bày


- HS: đọc


- HS: trả lời
- HS: phát biểu



- HS: phát biểu


- HS: trả lời


<i><b>I. Nội dung:</b></i>


<i>1. Nhân vật Xi-mông</i>


<b>- Ở bờ sông: đau khổ đến tuyệt</b>
vọng vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ
nhục vì nó khơng có bố→ nó
định tự tử.


- Gặp mẹ: nó lại thêm đau đớn,
buồn tủi và ịa khóc.


- Hơm sau đến trường em hãnh
diện, tự hào với đám bạn.


=> Xi-mông thật đáng thương,
đáng yêu.


<i>2. Nhân vật chị Blăng-sôt</i>


- Cao lớn, xanh xao, nghiêm
nghị.


- Nghe con kể, đôi má người
thiếu phụ đỏ bừng, tê tái đến tận


xương tủy, chị hôn con, nước
mắt lã chã tuôn rơi.


- Nghe con hỏi chị hổ thẹn, lặng
ngắt, quằn quại, dựa vào tường,
2 tay ôm ngực.


=> Chị là người phụ nữ đứng
đắn, nghiêm túc nhưng vì nhẹ
dạ nên đã lỡ lầm.


<i>3. Nhân vật bác Phi-lip</i>


Là người lao động lương
thiện,nhân hậu,giản dị,yêu trẻ.
<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

hành động được miêu tả?
- Nét đặc sắc về nghệ thuật
của đoạn trích ?


GV: chốt ý


- Ý nghĩa văn bản ?
GV: chốt ý


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).



<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Khái quát diễn biến tâm
trạng của 3 nhân vật trong
truyện? (GV gợi ý cho HS
phát biểu)


+ Xi-mông: buồn tủi, tuyệt
vọng→ ngạc nhiên→mừng
vui→tự tin.


+ Chị Blăng-sôt: ngượng
ngùng→ đau khổ→ xấu hổ→
quằn quại.


+ Chú Phi-líp: ngạc nhiên→
cảm thơng; đùa cợt→ nghiêm
túc.


- Tác giả muốn nhắn nhủ điều
gì qua câu chuyện ?


<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Chép và học thuộc phần ghi
nhớ.


- Chuẩn bị tiết 153: Ôn tập về
<i>truyện (lập bảng thống kê tác</i>


phẩm truyện hiện đại Việt
Nam đã học trong chương
trình lớp 9)


- Nhận xét tiết học.


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe về thực
hiện


vật thông qua ngôn ngữ, hành
động.


- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp
lí.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>


Truyện ca ngợi tình u
thương, lịng nhân hậu của con
người.


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Kể tóm tắt câu chuyện



- Phân tích diễn biến tâm trạng
và phát biểu cảm nghĩ về một
nhân vật văn học.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


******************
Ngày soạn: 22/03


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

<b>ÔN TẬP VỀ TRUYỆN</b>
<b>I. Mức đơ cần đạt: </b>


Ơn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện
hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9


<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức :


- Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.


- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.



2 Kĩ năng:


<b>- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam</b>
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tốt.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định lớp ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2’)</i>
<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’ - Tiết học hôm nay là tiết ơn tập lại tồn bộ kiến thức về các tác</i>
phẩm truyện hiện đại đã được học trong chương trình ngữ văn 9, dựa vào phần chuẩn
bị mà các em đã được dặn ở tiết trước để trả lời và hoàn thành bảng hệ thống sau đây.
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1 (36’) Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức, luyện tập về các</b>
<b>truyện Việt Nam hiện đại đã học.</b>


<i>Hướng dẫn lập bảng thống kê các tác phẩm truyện đã học</i>


GV trình tự nêu câu hỏi:Chúng ta đã học những truyện hiện đại Việt Nam nào
trong chương trình Ngữ văn 9? Tên tác giả? Năm sáng tác? Em hãy tóm tắt nội dung?
Của những tác phẩm ấy? ( GV treo bảng phụ bảng thống kê các tác phẩm truyện đã
học – HS so sánh, đối chiếu với bài soạn của mình.)


S
T
T



TÊN T.
PHẨM


TÁC
GIẢ


NĂM
S
TÁC


NỘI DUNG


1 Làng Kim


Lân


1948 Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ơng Hai ở nơi tản cư khi
nghe tin đồn làng mình theo giặc,truyện thể hiện tình yêu
làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần
kháng chiến của người nông dân.


2 Lặng lẽ


SaPa NguyễnThành
Long


1970 Cuộc gặp gỡ tình cờ của ơng hoạ sĩ, cơ kỹ sư mới ra trường
với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng
trên núi cao SaPa. Qua đó truyện ca ngợi những người lao


động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho
đất nước.


3 Chiếc


lược ngà NguyễnQuang
Sáng


1966 Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con: ông Sáu và bé
Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó
truyện ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hồn cảnh
chiến tranh.


4 Bến quê Nguyễn
Minh
Châu


1985 Qua những cảm xúc và suy ngẩm của nhân vật Nhĩ vào lúc
cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự
trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc
sống, của quê hương.


5 Những
ngôi sao
xa xôi


Lê Minh


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

tâm hồn trong sáng,giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm,cuộc
sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên,


lạc quan của họ.


<i>Tìm hiểu về đất nước và con người Việt Nam trong 5 truyện ngắn đã học</i>


(?) Các tác phẩm truyện sau cách mạng tháng tám 1945 trong bảng thống kê trên đã
phản ánh được những nét gì về đất nước và con người VN trong giai đoạn đó?


<b>* HS thảo luận 5’: Hình ảnh các thế hệ con người VN yêu nước trong 2 cuộc kháng</b>
chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Hãy nêu
những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân
vật? (Đại diện nhóm trình bày-nhóm khác nhận xét-GV tổng hợp ý ).


<i><b>GV: chốt ý:</b></i>


- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Làng.


- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ SaPa, Những ngôi sao
<i><b>xa xôi.</b></i>


- Từ sau 1975: Bến quê.


=> Các tác phẩm trên đã phản ánh được phần nào về đời sống xã hội và con người
VN trong các giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước với những biến cố lớn lao:
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thời chống Mỹ, xây dựng đất nước thống nhất …
qua các nhân vật chính trong những tình huống khá điển hình.


+ Ơng Hai: u làng, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng
chiến.


+ Anh thanh niên trong Lặng lẽ SaPa :u thích và hiểu ý nghĩa cơng việc thầm


lặng, một mình trên núi cao, có ý nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và
đối với mọi người.


+ Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.


+ Ơng Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của
chiến tranh.


+ Ba cô gái thanh niên xung phong: Tinh thần dũng cảm, không sợ hy sinh khi làm
nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn
cảnh chiến tranh ác liệt.


<i>Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc</i>


(Tuỳ HS lựa chọn và phát biểu. Khuyến khích những tình cảm riêng, chân thành
và sâu sắc )


<i>Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ thuật của các truyện đã học</i>
(?) Xác định ngôi kể và tình huống truyện? Tác dụng?
( HS trả lời sau đó GV đối chiếu – treo bảng phụ )
S


tt <b>PHẨMT.</b> <b>NGƠI KỂ</b> <b>TÁC DỤNG</b> <b>TÌNH HUỐNGTRUYỆN</b> <b>TÁC DỤNG</b>


1 Làng Thứ nhất;
nhân vật kể
chuyện xưng
“tôi” (bác
Ba)



Câu chuyện trở nên
chân thực hơn.


Tin làng Dầu
theo giặc đã làm
ơng Hai dằn vặt.


Tình u làng và
yêu nước được biểu
hiện một cách khéo
léo.


2 Lặng lẽ
SaPa


Ngôi 3 đặt
vào nhân vật
ông hoạ sĩ.


Không gian truyện
mở rộng hơn, tính
khách quan của
hiện thực dường
như được tăng
cường hơn.


Cuộc gặp gỡ bất
ngờ của 3 người
trên đỉnh Yên
Sơn.



Tính cách và phẩm
chất của các nhân
vật bộc lộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

lược ngà nhân vật kể
chuyện xưng
“tôi”(bácBa)


chân thực hơn vợ con, con kiên
quết không nhận
ba; đến lúc nhận
thì chia tay; lúc
hy sinh cũng
không gặp lại
con.


chuyện trở nên bất
ngờ, hấp dẫn nhưng
vẫn chân thực.
Nguyên nhân được
lý giải thật thú vị
(cái thẹo)


4 Bến quê Ngôi 3 đặt
vào nhân vật
Nhĩ


Không gian truyện
mở rộng hơn,tính


khách quan của
hiện thực dường
như được tăng
cường hơn.


Một người bệnh
nặng, sắp chết,
không đi đâu
được.


Rút ra những trải
nghiệm về cuộc đời
mình, về quy luật
cuộc sống.


5 Những
ngôi sao
xa xôi


Thứ nhất;
nhân vật kể
chuyện xưng
“tôi”(P Đ)


Câu chuyện trở nên


chân thực hơn Một lần phá bomnổ chậm,Nho bị
sức ép; một trận
mưa đá bất ngờ
trên cao điểm.



Hiện rõ cuộc sống
sinh hoạt, chiến đấu
hàng ngày trên cao
điểm vô cùng ác
liệt.


<b>Hoạt động 2: (5’) Hướng dẫn học sinh tự học </b>(tích hợp vào phần củng cố và dặn
dò)


<i>4. Củng cố: ( 3’ ) GV nhấn mạnh, khái quát lại các nội dung đã ơn.</i>
<i>5. Dặn dị: (2’ )</i>


- Học và nắm vững các kiến thức vừa ôn.(học thật kĩ)
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết văn học phần truyện (tiết 155)


- Chuẩn bị tiết 154: Tổng kết về ngữ pháp (tt) (xem lại các kiến thức về
thành phần câu và biến đổi câu, thực hiện trước các bài ập ở SGK)


- Nhận xét tiết học.
<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……



*********************


Ngày soạn: 22/03
Tuần: 32; Tiết: 154


<b>TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TT)</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức về câu
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức :


Hệ thống kiến thức về câu ( Các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học
từ lớp 6 đến lớp 9


2 Kĩ năng:


<b>- Tổng hợp các kiến thức về câu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức đặt câu đúng ngữ pháp.
<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (2’)</i>


<i>3. Bài mới </i>



<i>3.1 Giới thiệu bài: 1- Tiếp</i>
tục phần tổng kết ngữ pháp,
hôm nay ta sẽ tổng kết về
thành phần câu, và các kiểu
câu.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt đơng:</i>
<b>Hoạt động 1 (36’) : củng cố</b>
<b>kiến thức:</b>


- Cho HS kể tên các thành
phần chính, thành phần phụ
của câu ?


- Nêu dấu hiệu để nhận biết
từng thành phần (phát biểu,
không phải ghi).


<i><b>-> Trạng ngữ:</b></i>


- Vị trí: thường đứng ở đầu
câu, giữa câu, cuối câu.
- Tác dụng: Cụ thể hố thời
gian,khơng gian, cách
thức,phương tiện, … được
diễn đạt ở nòng cốt câu.
- Dấu hiệu nhận biết: ngăn
cách với nòng cốt câu bởi dấu
phẩy.



<i><b>. Khởi ngữ:</b></i>


- Vị trí: thường đứng trước
CN.


- Tác dụng: Nêu lên đề tài
của câu.


- Dấu hiệu: Có thể thêm QHT
<i><b>về, đối với vào trước khởi</b></i>
ngữ.


GV: Chia nhóm thực hành
bài tập 2 (3’) ghi bảng phụ.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số lớp


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe


- HS: thảo luận- trình bày


- HS: kể ra


<b>*. Củng cố kiến thức: </b>
<b>C. THÀNH PHẦN CÂU:</b>
<i><b>I.Thành phần chính và thành</b></i>


<i><b>phần phụ</b></i>


<i><b>Câu 1: Kể tên</b></i>


- Thành phần chính: Chủ ngữ,
vị ngữ.


- Thành phần phụ: Trạng ngữ,
khởi ngữ.


<i><b>Câu 2: Phân tích thành phần</b></i>
câu


a. Đôi càng tôi / mẫm bóng.
CN VN


b.Sau một hồi trống thúc vang
dội cả lịng tơi, mấy người học
trị cũ / đến


TN CN


sắp hàng dưới hiên rồi đi vào
lớp.


VN


c.Còn tấm gương bằng thủy
tinh tráng bạc, nó / vẫn là
người bạn trung thực,



KN CN VN
…hay độc ác…


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

- Kể tên các thành phần biệt
lập?


- Nêu dấu hiệu nhận biết các
thành phần biệt lập ?


GV: nhận xét:


<i><b>1. Thành phần tình thái: là</b></i>
thành phần được dùng để thể
hiện cách nhìn của người nói,
viết đối với sự việc được nói
đến trong câu.


<i><b>2. Thành phần cảm thán: là</b></i>
thành phần được dùng để bộc
lộ tâm lý của người nói, viết.
<i><b>3. Thành phần gọi đáp: là</b></i>
thành phần tạo lập hoặc duy
trì quan hệ giao tiếp.


<i><b>4. Thành phần phụ chú: là</b></i>
thành phần được dùng để bổ
sung một số chi tiết cho nội
dung chính của câu.



* Dấu hiệu để nhận biết:
chúng không trực tiếp tham
gia vào sự việc được nói đến
trong câu.


- Xác định các thành phần
biệt lập ở những từ ngữ in
đậm. (thực hành nhóm 3’- ghi
bảng phụ)


GV hướng dẫn HS thực hành
các bài tập.


Chia nhóm thực hành (3’)
(Câu1 a, b, c, d về nhà thực
hiện)


· Nhóm 1: bài tập 1e (câu


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe


- Học sinh thảo
luận-trình bày


- HS: thảo luận- trình bày


- Tình thái,



- Cảm thán,
- Gọi-đáp,


- Phụ chú.


=> Không trực tiếp tham gia
vào sự việc nói trong câu.


<i><b>Câu 2: Xác định thành phần biệt</b></i>
lập


a.Có lẽ→ tình thái.
b.Ngẫm ra→tình thái.


c.dừa xiêm thấp…vỏ hồng→
phụ chú.


d.Bẩm→gọi- đáp.
có khi→tình thái.
e. Ơi→gọi- đáp
<b>D. CÁC KIỂU CÂU</b>
<i><b>I. Câu đơn</b></i>


<i><b>Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị</b></i>
ngữ trong câu đơn.


a. CN: Nghệ sĩ; VN: ghi lại cái
<i>……mới mẻ.</i>


b. CN: lời gửi của ….nhân loại;


VN: phức tạp….


c. CN: nghệ thuật; VN: là tiếng
<i>nói của tình cảm.</i>


d. CN: tác phẩm; VN: là kết
<i>tinh …trong lòng.</i>


e. CN: anh; VN: thứ sáu và
<i>cũng tên Sáu.</i>


<i><b>Câu 2 : Câu đặc biệt</b></i>


a.Có tiếng nói léo xéo ở gian
trên.


Tiếng mụ chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

đơn).


(câu 2a,c về nhà thực
hiện)


· Nhóm 2: bài tập 2b (câu
đơn).


(các bài tập 1a, c, d, e về
nhà thực hiện)


· Nhóm 3: bài tập 1b (câu


ghép).


( câu 3b, c về nhà thực
hiện)


· Nhóm 4: bài tập 3a (câu
ghép).


- Gọi HS đọc bài tập 1.(biến
đổi câu)


- Cho HS trao đổi theo cặp
(2’) để tìm câu rút gọn trong
đoạn trích.


- Bài tập 2 hướng dẫn về nhà
thực hiện.


- HS: đọc


- HS: thảo luận- trình bày
- HS: lắng nghe về làm


- HS: thảo luận- trình bày
tiên.


Hoa trong cơng viên.


Những quả bóng…một góc
phố.



Tiếng rao..đội trên đầu.


Chao ơi, có thể…những cái đó.
<i><b>II. Câu ghép</b></i>


<i><b>Câu 1, 2: Câu ghép trong đoạn</b></i>
trích


a. Anh / gửi vào tác phẩm một
lá thư…, anh / muốn đem một
phần….chung quanh.(quan hệ
bổ sung)


b.Nhưng vì bom / nổ gần, Nho /
bị choáng.(quan hệ nguyên
nhân)


c.Ông lão / vừa nói vừa…mà
ơng lão / hả hê cả lòng.(quan hệ
bổ sung)


d.Còn nhà họa sĩ và cô gái /
cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt /
bổng hiện lên một cách kì lạ.
(quan hệ nguyên nhân)


e.Để người con gái / khỏi lại
bàn, anh / lấy chiếc khăn tay…
trả cho cô gái.(quan hệ mục


đích)


<i><b>Câu 3: Xác định quan hệ về</b></i>
nghĩa giữa các vế trong câu
ghép.


a. Quan hệ tương phản.
b. Quan hệ bổ sung.


c. Quan hệ điều kiện- giả thiết.
<i><b>III. Biến đổi câu</b></i>


<i><b>Câu 1: Câu rút gọn trong đoạn</b></i>
trích.


- Quen rồi.


- Ngày nào ít: ba lần.


<i><b>Câu 2: Câu vốn là một bộ phận</b></i>
của câu đứng trước được tách
ra


a.Và làm việc có khi suột đêm.
b.Thường xuyên.


c.Một dấu hiệu chẳng lành.
-> Nhấn mạnh nội dung của bộ
phận được tách ra.



<i><b>Câu 3: Biến câu chủ động</b></i>
thành câu bị động.


a.Đồ gốm được người thợ thủ
công làm ra khá sớm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

- Chia nhóm thực hành (4’)
biến đổi câu chủ động thành
bị động.


- Gọi HS đọc bài tập 1.


-Cho HS suy nghĩ trả lời:
Câu nào là câu nghi vấn?
dùng câu ấy với mục đích để
làm gì?


- Tiếp tục gọi HS đọc bài tập
2a.


- Cho HS suy nghĩ trả lời: câu
nào là câu cầu khiến? dùng
câu ấy với mục đích làm gì?
- Câu 2b, hướng dẫn HS về
nhà thực hiện.


- Gọi HS đọc bài tập 3.


- Cho HS suy nghĩ trả lời:câu
nói của anh Sáu là kiểu câu


gì? (xét về hình thức) và mục
đích của anh là dùng để làm
gì? Vì sao em biết?


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).


<i>4. Củng cố: ( 3’) GV chốt lại</i>
các kiến thức vừa ơn .


<i>5. Dặn dị: (2’)</i>


- Thực hiện các bài tập còn
lại.


- Chuẩn bị tiết 155: Kiểm tra
<i>Văn (phần truyện)- Xem lại</i>
kiến thức đã ôn ở tiết 153.
- Nhận xét tiết học.


- Học sinh trả lời


- HS: đọc
- HS: phát biểu


- HS: đọc
- HS: trả lời



ta bắt qua tại khúc sông này.
c.Những ngôi đền ấy đã được
người ta dựng lên từ hàng
nghìn năm trước.


<i><b>IV. Các kiểu câu ứng với</b></i>
<i><b>những mục đích giao tiếp</b></i>
<i><b>khác nhau</b></i>


<i><b>Câu1: Tìm câu nghi vấn và xác</b></i>
định mục đích sử dụng.


- Ba con, sao con không nhận?
(hỏi)


- Sao con biết là khơng phải?
(hỏi)


<i><b>Câu 2: Tìm câu cầu khiến và</b></i>
xác định mục đích sử dụng.
a.


- Ở nhà trơng em nhá! (ra lệnh)
- Đừng có đi đâu đấy. (ra lệnh)


b.


- Thì má cứ kêu đi. (u cầu)
- Vơ ăn cơm.(mời)



* câu “Cơm chín rồi!” câu trần
thuật dùng để cầu khiến.


<i><b>Câu 3: Xét câu nói:</b></i>


“Sao mày cứng đầu quá vậy,
hả?”


- Hình thức: câu nghi vấn.


- Mục đích: bộc lộ cảm xúc (vì
<i>Giận q và khơng kịp suy nghĩ,</i>
<i>anh vung tay đánh vào mơng nó</i>
<i>và thét lên)</i>


<b>C. hướng dẫn tự học:</b>


Viết đoạn văn và chỉ ra các kiểu
câu trong đoạn văn ấy


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

………
……


*****************
Ngày soạn: 24/03


Tuần: 32; Tiết: 155



<b>KIỂM TRA VĂN</b>
<b>I. Mức độ cần đạt: </b>


Nắm được nội dung các văn bản phần truyện hiện đại, làm tốt bài kiểm tra
<b>II . Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1.Kiến thức:


Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình ngữ văn 9


2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết, phân tích nội dung truyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS nghiêm túc làm bài.


<b>III . Hướng dẫn thực hiện: </b>
<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’)</i>
<i>3. Sinh hoạt nội quy, phát đề (1’)</i>
<i><b>Đề:</b></i>


<b>A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)</b>


<i><b> I. Khoanh tròn câu đúng nhất ( 2 điểm)</b></i>


Câu 1: Tác phẩm nào không phải là truyện hiện đại Việt Nam


a. Lặng lẽ SaPa b. Bến quê c. Những ngôi sao xa xôi d. Bố của
Xi-mông.



Câu 2: Ý nào sau đây nêu đúng về tình huống truyện ngắn Bến quê?


a. Nhĩ ốm nặng, mọi người phải chăm sóc nên anh ln day dứt về điều đó.


b. Nhĩ ốm nặng muốn con thay mình sang bên kia sơng thăm lại nơi trước đó anh
từng đi nhiều lần.


c. Nhĩ ốm nặng trong những ngày cuối đời anh khao khát được một lần đặt chân
lên bờ bên kia sông Hồng.


d. Nhĩ ốm nặng mong khỏi bệnh để đến nơi anh chưa từng đến.


Câu 3: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê sáng tác năm nào?
a. 1971 a. 1972 a. 1973 a. 1974


Câu 4: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhân vật là người
kể chuyện?


a. Chị Thao b. Nho c. Phương Định d. Lê Minh Khuê
Câu 5: Nhân vật Rô-bin xơn đã sống ngoài hoang đảo thời gian bao lâu?


a. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày b. Sau 28 năm 3 tháng 19 ngày
c. Sau 28 năm 4 tháng 19 ngày c. Sau 28 năm 5 tháng 19 ngày
Câu 6: Trong các truyện sau truyện nào thuộc loại phiêu lưu?


a. Những ngôi sao xa xôi b. . Bến quê


c. Bố của Xi- mông d. Rơ-bin-xơn ngồi đảo hoang.


Câu 7: Ý nào nêu đầy đủ về nhiệm vụ của ba cô gái trong truyện “ Những ngôi sao


xa xôi”


a. San lấp hố bom- phá bom.


b. Đánh dấu bom chưa nổ- phá bom


c. Đo khối lượng đất đá- đánh dấu bom chưa nổ- phá bom.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

a. Anh b. Pháp c. Ấn độ d. Mĩ
II. Ghép cột A và B cho phù hợp ( 1 điểm)


<b>Tác phẩm</b> <b>Nội dung</b> <b>Ghép cột</b>


1. Bến quê a. Ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến


đường trường Sơn. 1 + ...


2. Những ngôi sao xa xôi b. Nhắc nhỡ về lòng thương yêu con người 2 + ……
3. Bố của Xi- mông c. Tinh thần lạc quan, nghị lực vươn lên


trong cuộc sống. 3 + ……


4. Rơ-bin-xơn ngồi đảo
hoang


d. Thức tỉnh con người sự trân trọng giá trị


bình dị, gần gũi trong cuộc sống. 4 +……
<b>B. TỰ LUẬN ( 7 điểm)</b>



Câu 1: Tóm tắt truyện ngắn “ Những ngơi sao xa xơi” của Lê Minh Khuê” ( 3 điểm)
Câu 2: Hình ảnh Rơ- bin- xơn ngồi đảo hoang trong cảm nhận của em như thế nào? (
4 điểm)


4.Tiến hành kiểm tra : (41’)
- HS nhận đề và làm


- GV quan sát HS làm bài


- Thu bài và kiểm tra lại số lượng bài sau khi hết giờ kiểm tra.
<i>5.Dặn dò (1’ )</i>


- Về nhà tiếp tục xem lại kiến thức phần truyện đã ôn tập.


- Chuẩn bị tiết 156: Con chó Bấc (Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi
bên dưới)


- Nhận xét tiết kiểm tra.


******************
Ngày soạn: 24/03


Tuần: 33; Tiết: 156


<b>CON CHĨ BẤC</b>
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)
G. Lân-đơn
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G.Lân- đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa


Thoóc-tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thoóc-tơn .


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về
lồi vật.


- Tình u thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc
2 Kĩ năng:


Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình u thương lồi vật.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (4’) </i>
Câu hỏi 1: Hãy nêu tâm
trạng của nhân vật Xi-mơng
qua đoạn trích ?


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

<i>- Đau khổ, tuyệt vọng định tự</i>
<i>tử vì đám bạn trêu chọc là</i>
<i>khơng có bố.</i>



<i>- Mừng vui hớn hở khi </i>
<i>Phi-lip nhận làm bố.</i>


Câu hỏi 2 : Hãy nêu cảm nghĩ
của mình về nhân vật chị
Blăng-sốt và bác Phi-lip ?
<i>- Blăng-sốt: người phụ nữ</i>
<i>chín chắc, đảm đang, nghiêm</i>
<i>túc nhưng trót lỡ lầm.</i>


<i>- Phi-lip: người tốt bụng, yêu</i>
<i>trẻ.</i>


<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Nước</i>
Mĩ có nền văn học trẻ tuổi
với những nhà văn xuất sắc.
Năm học lớp 8, chúng ta đã
làm quen với kiệt tác “Chiếc
lá cuối cùng” của O.Hen-ri –
Nhà văn Mĩ ở thế kỉ XIX.
Thì giờ đây, ta đến với
G.Lân-đơn qua một đoạn
trích trong tiểu thuyết “Tiếng
gọi nơi hoang dã” lấy đề tài
cuộc sống của những người
đi tìm vàng ở Bắc Mĩ
(Can-na-đa) với nhân vật trung


tâm: Con chó Bấc.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1: (14’ ) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


- Dựa vào SGK hãy trình bày
đơi nét về tác giả.


- Cho biết xuất xứ văn bản ?
- Dựa vào câu hỏi 1 ở SGK
em thử tìm bố cục.


- Căn cứ vào độ dài ngắn của
mỗi phần, xét ở đây, nhà văn
chủ yếu nói đến những tình
cảm ở phía nào? (con Bấc).
- Tại sao tên đoạn trích “Con
chó Bấc” mà phần 2 tác giả
lại nói về tình cảm của
Thooc-tơn đối với Bấc.→
Liên hệ giáo dục học sinh về
lẽ sống.


<b>Hoạt động 2 ( 20’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh đọc hiểu văn</b>


- Học sinh lắng nghe



- HS: trả lời


- HS: trả lời
- HS: tìm bố cục


- HS: xác định


- HS: trả lời


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


- Giắc Lân- đơn (1876-1916), là
nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ.
Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang
dã của ông thể hiện quan niệm:
đạo đức, tình cảm là cội nguồn
gắn kết trật tự và tồn tại.


- Văn bản Con chó bấc được
trích từ tiểu thuyết trên.


- Bố cục: 3 phần


+ Từ đầu…khơi dậy lên được:
mở đầu. (đoạn 1)


+ Tiếp theo…biết nói đấy: Tình
cảm của Thooc-tơn đối với Bấc.
(đoạn 2)



</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

<b>bản:</b>


GV: Nêu yêu cầu đọc


- Đọc: Thể hiện tình cảm giữa
người - vật và ngược lại.
(Gọi 3 HS lần lượt đọc theo
trình tự


· Từ đầu…khơi


dậy lên được.


· Tiếp theo…


biết nói đấy.


· Cịn lại.)


- Giải thích từ khó.


- Cách cư xử của Thc-tơn
đối với Bấc có gì đặc biệt và
biểu hiện ở những chi tiết
nào?


-> GV nói thêm về các ông
chủ khác của Bấc: Pê-rôn và
Phơ-răng-xoa…nuôi Bấc vì
kinh doanh lợi nhuận…ln


đánh đập Bấc.


- Qua đó cho thấy Thoóc-tơn
là một người như thế nào ?
GV: nhận xét


- Tại sao trong phần phần mở
đầu, tại sao tác giả lại đưa ra
những ngày Bấc sống trong
gia đình thẩm phán Mi-lơ?
(so sánh, nhớ lại để làm nổi
bật tình cảm hiện tại của Bấc
với Thooc-tơn)


- Tìm những chi tiết thể hiện
tình cảm của Bấc đối với
Thoóc-tơn ?


GV: nhận xét


- Em có nhận xét gì về nghệ
thuật viết văn của
G.Lân-đơn ?


- Nêu ý nghĩa văn bản ?
- Qua câu chuyện của con chó


- HS: đọc


- HS: phát biểu



- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- Thảo luận nhóm 5’- đại
diện nhóm trình bày.


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS phát biểu


<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>


<i><b>I. Nội dung:</b></i>


1.Tình cảm của Thoóc-tơn đối
với Bấc


- Cứu sống Bấc.


- Chăm sóc như con cái.
- Chào hỏi thân mật và trò


chuyện với Bấc.
- Nựng nịu, âu yếm Bấc
=> Yêu quý loài vật bằng một
tình cảm thân thiện, gần gũi,


hiểu biết và q trọng .Một ơng
chủ lí tưởng.


2.Tình cảm của Bấc đối với
Thoóc-tơn


- Cắn vờ vào tay của chủ rồi ép
răng xuống mạnh hồi lâu.


- Nằm phục dưới chân chủ hàng
giờ, mắt háo hức, tỉnh táo,
ngước lên nhìn mặt chủ.


- Nằm xa hoặc một bên hoặc
đằng sau để quan sát hình dáng
của chủ.


- Lo sợ mất chủ, nửa đêm vùng
dậy, trườn qua giá lạnh đến
trước lều để lắng nghe hơi thở
của chủ.


<b>=> Một tình yêu thương giống</b>
như của con người:


<i><b>II. Nghệ thuật:</b></i>


Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài
quan sát, nghệ thuật nhân hóa.
<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

Bấc và ông chủ Thooc-tơn,
em có thể rút ra cho bản thân
tình cảm và cách cư xử như
thế nào đối với những con vật
ni trong nhà? (Liên hệ giáo
<i>dục tình yêu thương vật nuôi)</i>
<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).


<i>4. Củng cố: (3’) GV treo</i>
bảng phụ bài tập trắc
nghiệm:


Chọn câu đúng bằng cách
khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Bấc có thể nằm phục
dưới chân chủ bao nhiêu lâu


a. <i><b>Hàng giờ.</b></i>
b. Nửa giờ.
c. Hàng buổi.
d. Suốt ngày.


Câu 2: Thc-tơn đã khơng
làm gì đối với Bấc?


a. <i><b>Quát mắng và roi vọt.</b></i>


b. Rủa yêu.


c. Chào hỏi, chuyện trị.
d. Ơm ghì.


<i>5. Dặn dị (2’ )</i>


- Đọc và nắm kĩ kiến thức
vừa học.


- Chuẩn bị tiết 157: Kiểm tra
<i>Tiếng việt </i>(xem lại nội dung
đã ôn ở tiết 138-139).


- HS: nêu ý kiến


- HS: làm bài tập trắc
nghiệm


- HS: lắng nghe về thực
hiện


<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Kể tóm tắt tác phẩm.


- Nắm được nét đặc sắc về nghệ
thuật và nội dung của văn bản.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>



………
………
………
………


………
……


*******************
Ngày soạn: 26/ 03


Tuần: 33; Tiết: 157


<b>KIỂM TRA TIẾNG VIỆT</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được nội dung các nội dung tiếng việt đã học, làm tốt bài kiểm tra
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập qua nội dung của các phần tiếng việt trong chương
trình ngữ văn 9


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính nghiêm túc trong kiểm tra và thi cử.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (1’)</i>



<i>3. Sinh hoạt nội quy, phát đề (1’) (Đề phôtô)</i>
<b>Đề:</b>


<b>A. Trắc nghiệm: (3 điểm)</b>


<i> I. Khoanh tròn chữ cái đầu dòng câu trả lời đúng nhất (1 điểm)</i>
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng về khởi ngữ ?


a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
b. Khởi ngữ còn gọi là đề ngữ.


c. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
d. Khởi ngữ là thành phần chính của câu.


Câu 2: Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là danh từ ?


Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
(Kim Lân, Làng)


a. Phục dịch b. Lăng c. Đập d. Làng và
Lăng


Câu 3. Từ loại nào có thể kết hợp với những, các, một ở trước nó ?


a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Số từ
Câu 4. Từ in đậm trong câu sau thuộc từ loại nào ?


Nghe gọi, con bé giật mình, trịn mắt nhìn. (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)



a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Chỉ từ


II. Ghép cột A (các thành phần biệt lập) với cột B (tác dụng) tương ứng ở cột C (1
<i>điểm)</i>


<b>Cột A</b> <b>Cột B</b> <b>Cột C</b>


1. Thành phần tình thái
2. Thành phần cảm thán
3. Thành phần phụ chú
4. Thành phần gọi đáp


a. Tạo lập, duy trì cuộc thoại


b. Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của
câu


c. Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu


d. Bộc lộ tâm lí của người nói
e. Nêu đề tài được nói đến trong câu


1 + ...
2 + ...
3 + ...
4 + ...


<i> III. Lựa chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1 điểm)</i>



Câu 1: Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt………..….. .bằng…..
………..trong câu.


Câu 2: Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt ……….bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể ……….. từ những từ ngữ ấy.


<b>B. Tự luận: (7 điểm)</b>


<i><b>Câu 1: Thế nào là khởi ngữ? Đặt câu có chứa khởi ngữ ( 2 điểm)</b></i>


<i><b>Câu 2. Tìm người nói, người nghe, hàm ý trong hai câu thơ in đậm sau: (3 điểm)</b></i>
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!


Đàn bà dễ có mấy tay,


Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,


Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều.”


(Nguyễn Du – <i>Truyện</i>
<i>Kiều)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

“ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới
<i>đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có </i>
<i>ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.”</i>


( Trích: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
<i>4.Tiến hành kiểm tra : (41’)</i>



- HS nhận đề và bắt đầu làm bài.
- GV quan sát học sinh làm bài


- GV thu bài và kiểm tra lại số lượng bài sau khi đã hết thời gian làm bài.
<i>5. Dặn dò (1’ )</i>


- Về nhà tiếp tục xem lại kiến thức phần Tiếng việt đã ôn tập.


- Chuẩn bị tiết 158: Luyện tập viết hợp đồng (Đọc kĩ văn bản và trả lời
các câu hỏi bên dưới)


- Nhận xét tiết kiểm tra.


*******************
Ngày soạn: 28/ 03


Tuần: 33; Tiết: 158


<b>LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Củng cố lại lý thuyết về đặc điểm của hợp đồng và cách viết hợp đồng
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức :


Những kiến thức cơ bản về đạc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng.
2 Kĩ năng:


Viết một hợp đồng đơn giản, đúng quy cách.



3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức sử dụng đúng các loại hợp đồng trong thực tiễn.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm</i>
tra vở chuẩn bị của HS


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Hợp</i>
đồng là gì chúng ta đã tìm
hiểu ở những tiết học trước,
hôm nay chúng ta tiến hành
luyện tập.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1 (8’ ) Củng cố</b>
<b>kiến thức:</b>


- Mục đích và tác dụng của
hợp đồng là gì?


- Trong các loại văn bản sau
đây văn bản nào có tính chất
pháp lí? (tường trình, biên
bản, báo cáo, hợp đồng)


- Một bản hợp đồng gồm
những mục nào? Những yêu


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số.


- HS: trả lời


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


<b>I. Củng cố kiến thức:</b>


- Ghi lại nội dung thỏa thuận
về trách nhiệm, nghĩa vụ
quyền lợi của 2 bên tham gia
giao dịch nhằm đảm bảo thực
hiện đúng thỏa thuận của cam
kết.


- Văn bản có tính pháp Lí :
Hợp đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

cầu về hành văn, số liệu của
hợp đồng?


<b>Hoạt động 2 ( 28’) Luyện</b>
<b>tập:</b>



Câu 1 chia 4 nhóm thảo luận
mỗi nhóm 1 phần.(3’) chọn
cách diễn đạt nào trong 2
cách?


- GV: cho HS thực hành theo
nhóm bài tập 2 (4’) lập hợp
đồng cho thuê xe đạp dựa
trên những thông tin cho sẵn.
GV: nhận xét


- Bài tập 3: Soạn thảo hợp
đồng thuê lao động để mở
rộng sản xuất.


GV: nhận xét


- Viết một trong các hợp
đồng sử dụng điện thoại, sử
dụng nước sạch, sử dụng điện
sinh hoạt. Giáo viên hướng
dẫn học sinh về làm.


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn
dò).


<i>4. Củng cố: 3’</i>



- Nhắc ại bố cục của một hợp
đồng ?


- Những yêu cầu hành văn, số
liệu của hợp đồng ?


<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Xem lại kiến thức vừa ôn.
- Chuẩn bị tiết 159-160: Tổng
<i>kết văn học nước ngoài</i>
(Chuẩn bị phần trả lời theo
các câu hỏi gợi ý ở SGK)
- Nhận xét tiết học.


- HS: thảo luận- trình bày


- HS: thảo luân, đại diện
nhóm trình bày, các
nhóm khác đóng góp.


- HS: thực hành cá nhân


HS: Về làm ở nhà


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe


<b>II. Luyện tập:</b>



*Câu 1: Chọn cách diễn đạt.
a. C1


b. C2
c. C2
d. C2


<i>*Câu 2: Lập hợp đồng dựa trên</i>
những thơng tin cho sẵn.


(HS trình bày)


*Câu 3: Soạn thảo hợp đồng
thuê lao động để mở rộng sản
xuất.( chọn 2-3 bài của HS để
nhận xét)


*Câu 4: Về nhà thực hiện.


<b>III. Hướng dẫn tự học:</b>


Tự luyện viết các hợp đồng đơn
giản ở nhà.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………


………


………
………


*********************
Ngày soạn: 29/ 03


Tuần: 33; Tiết: 159, 160


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại , về nội dung của các tác phẩm văn học
nước ngồi đã học trong chương trình ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học
2 Kĩ năng:


<b>- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức vế các tác phẩm văn học nước ngoài.</b>
- liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài


3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập và tìm hiểu về văn học nước ngồi.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Kiểm tra bài cũ (2’) Kiểm tra vở chuẩn bị của HS</i>


<i>3. Bài mới </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Trong chương trình THCS ta dã được học những tác phẩm</i>
nào thuộc phần văn học nước ngồi (khơng tính những văn bản đọc thêm, VHDG,
văn bản nhật dụng nước ngồi) hơm nay ta tiến hành tổng kết lại toàn bộ trong 2 tiết.
Tiết 1, ta lập bảng thống kê, ở tiết 2 sẽ nhắc lại giá trị, nội dung của một số tác phẩm
cũng như nêu cảm nghĩ của mình về tác phẩm u thích.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>


<b>Hoạt động 1:(41’) Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê:</b>
<b>Số</b>


<b>tt</b> <b>Tên tác phẩm(đoạn trích)</b> <b>Tên tác giả-Người dịch</b> <b>Nước</b> <b>Thế kỉ</b> <b>Thể loại</b> <b>Họclớp</b>
1


Tĩnh dạ tứ (cảm
nghĩ trong đêm
thanh tĩnh)


Lý Bạch


Tương Như dịch


Trung
Quốc


8 Ngũ ngôn tứ


tuyệt



7


2 Hồi hương ngẫu
thư (Ngẫu nhiên
viết nhân buổi mới
về quê)


Hạ Tri Chương
Phạm Sĩ Vĩ, Trần
Trọng San dịch


Trung
Quốc


8 Thất ngôn


bát cú


7


3 Mao ốc vị thu
phong sở phá ca
(Bài ca nhà tranh bị
gió thu phá)


Đỗ phủ


Khương Hữu Dụng
<i>dịch</i>



Trung


Quốc 8 Thất ngôntrường thiên 7


4 Đánh nhau với cối
xay gió (trích
Truyện
Đôn-ki-hô-tê)


M.Xec-van-tet
Phùng Văn Tửu dịch


Tây ban
Nha


16-17 Tiểu thuyết 8


5 Rơ-bin-xơn ngồi
đảo hoang (Trích
Rơ-bin-xơn
Cru-xơ)


Đ.Đi-phơ


Phùng Văn Tửu dịch Anh 17-18 Tiểu thuyết 9


6 Đi bộ ngao du
(Trích Ê-min hay
Về giáo dục)



G.Ru-xô


Phùng Văn Tửu dịch Pháp 18 Nghị luận xãhội 8
7 Ơng Gic-đanh


mặc lễ phục (Trích
Trưởng giả học làm


Mô-li-e
Tuấn Đô dịch


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

sang)


8 Chiếc lá cuối cùng O.Hen-ri


Ngô Vĩnh Viễn dịch Mĩ 19 Truyện ngắn 8


9 Buổi học cuối cùng
(Chuyện của một
em bé người
An-dát)


Đô-đê


Trần Việt- Anh Vũ
<i>dịch</i>


pháp 19 Truyện ngắn 6



10 Cô bé bán diêm H.An-đec-xen


Nguyễn Minh Hải,
Vũ Minh Toàn dịch


Đan
Mạch


19 Truyện ngắn 8


11 Bố của Xi-mông G.Mô-pat-xăng


Lê Hồng Sâm dịch pháp 19 Truyện ngắn 9


12 Chó Sói và Cừu
trong thơ ngụ ngôn
của La Phông-ten


H.Ten


Phùng Văn Tửu dịch pháp 19 Nghị luậnvăn chương 9
13 Hai cây phong


(Trích Người thầy
đầu tiên)


T.Ai-ma-tơp


Ngọc bằng- Cao
Xuân Hạo- Bồ Xuân


Tiến dịch




Kiêc-ghi-đi 20 Truyện ngắn 8


14 Cố hương Lỗ Tấn


Trương Chính dịch


Trung
Quốc


20 Truyện ngắn 9


15 Mây và Sóng R.Ta-go


Nguyễn Khắc Phi
<i>dịch</i>


Ấn Độ 20 Thơ tự do 9


16 Con chó Bấc (Trích
Tiếng gọi nơi
hoang dã)


G.Lân-đơn


Mạnh Chương,



Nguyễn Công Ái, Vũ
Tuấn Phương dịch


Mĩ 20 Truyện ngắn 9


<b>HẾT TIẾT 1</b>


<b>Hoạt động 2: (40’) Trình bày về giá trị tự tưởng tình cảm của tác phẩm mà</b>
<b>mình thích nhất:</b>


GV: chia nhóm. Mỗi nhóm chọn 2 tác phẩm để trình bày về giá trị nội dung, tư
tưởng tình cảm của tác phẩm ấy.(chia 4 nhóm thảo ln trong 6’)


HS: thảo luận


GV: Gọi 4 HS (đại diện 4 nhóm) lần lượt trình bày tác phẩm mà mình thích
nhất. Vì sao?


GV: nhận xét


<b>Hoạt động 3 (5’) hướng dẫn tự học: (tích hợp vào phần củng cố, dặn dò)</b>
<i><b> 4. Củng cố ( 3’ ) GV nhấn mạnh lại những vấn đề cơ bản vừa ôn.</b></i>


<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Về nhà xem lại các kiến thức vừa ôn tập


- Chuẩn bị tiết 161-162: Trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn (cần đọc kĩ trước
phần chú thích về nội dung vở kịch, đọc kĩ vở kịch và trả lời các câu hỏi)



- Nhận xét tiết học.
<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

………
……


*******************
Ngày soạn: 01/ 04


Tuần: 34; Tiết:161, 162


<b>BẮC SƠN</b>
(Trích hồi bốn)


(Nguyễn Huy Tưởng)
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


- Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại


- Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi
bốn của vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Đặc trưng cơ bản của thể loại kịch


- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Duy Tưởng



2 Kĩ năng:


Đọc – hiểu một văn bản kịch.


3. Thái độ: Giáo dục tính chính nghĩa, lịng tự hào dân tộc ở học sinh.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra bài cũ (5’) </i>
Câu hỏi 1:Vì sao nói
Thc-tơn là ơng chủ lí tưởng của
Bấc?


<i>- Thooc-tơn yên Bấc, chăm</i>
<i>sóc Bấc như con cái trong</i>
<i>nhà.</i>


Câu hỏi 2:Tình cảm của Bấc
đối với Thooc-tơn có gì đặc
biệt?


<i>- Bấc rất kính trọng chủ…</i>
<i>3. Bài mới:</i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- Bắc</i>
Sơn là vở kịch nói cách
mạng đầu tiên trong nền văn


học mới từ sau cách mạng
tháng Tám 1945. Vở kịch đã
có tiếng vang lớn lúc bất giờ
(đầu năm 1946) và tác động
đáng kể đến sự chuyển biến
của kịch trường. Với vở kịch
này, lần đầu tiên hiện thực
cách mạng và những con
người mới của cách mạng đã
đoực đưa lên sân khấu một
cách thành công.


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- HS: trả bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

Vở kịch bắc Sơn gồm 5 hồi,
ta sẽ tìm hiểu 2 lớp ở hồi bốn
<i>3.2 Tiến trình các hoạt động:</i>
<b>Hoạt động 1: (38’) Tìm hiểu</b>
<b>chung:</b>


GV: Dựa vào SGK hãy nêu
đôi nét về tác giả.


- Em hiểu kịch là gì?


GV: Dựa vào SGK hãy tóm
tắt nội dung vở kịch.



GV: cho HS đọc phân vai hồi
4 vở kịch.


- Hãy thuật lại diễn biến sự
việc và hành động các nhân
vật trong các lớp kịch trích ở
hồi 4.


GV: nhận xét


<b>HẾT TIẾT 1</b>


<b>Hoạt động 2 (40’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh đọc- hiểu văn</b>
<b>bản:</b>


Trong các lớp kịch này, tác
giả đã xây dựng được một
tình huống truyện bất ngờ,
gây cấn. Đó là tình huống
nào? Tình huống đó có tác
dụng gì? (chia nhóm thảo
luận 3’).


- HS: Nêu
- HS: trả lời


- HS: Tóm tắt



- HS: đọc


- Tóm tắt lạ hồi bốn


- HS: thảo luận- trình bày


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


- Nguyễn Huy Tưởng
(1912-1960), quê ở xã Dục Tú, huyện
Đông Anh, Hà Nội. Những sáng
tác của ông thường đề cao tinh
thần dân tộc và giàu cảm hứng
lịch sử. Ông được nhà nước truy
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về văn học nghệ thuật năm
1996.


- Kịch: Nghệ thuật dùng sân
khấu trình bày hành động và đối
thoại của các nhân vật, để phản
ánh những xung đột trong đời
sống xã hội.


- Tóm tắt nội dung vở kịch
(SGK)


- Tóm tắt hồi 4:


· Lớp 1: Đối thoại giữa vợ


chồng Thơm- Ngọc. Mâu thuẫn
giữa 2 người. Thơm dần dần
nhận ra sự thật về Ngọc cơ đau
xót và ân hận.


· Lớp 2: Thái, Cửu- hai các
bộ chiến sĩ cách mạng, chạy
trốn sự lùng bắt gắt gao của
bọn quân lính Pháp và bọn Tay
sai (Ngọc). Trong lúc bối rối,
vội vã họ đã chạy vào nhà
Thơm- Ngọc, Thơm tạm để 2
anh trốn vào buồng ngủ của
mình.


· Lớp 3: Ngọc đột ngột về
nhà, Thơm cố tìm cách giấu
chồng, che chở cho 2 cán bộ
cách mạng. Cuối lớp, Ngọc
chạy theo bọn lính Pháp tiếp
tục truy lùng các chiến sĩ Bắc
Sơn.


<b>B. Đọc- hiểu văn bản:</b>
<i><b>I. Nội dung:</b></i>


1. Tình huống truyện trong
đoạn trích


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

GV: nhận xét



GV: Nêu một số nét về nhân
vật Thơm ở các hồi trước
giúp HS hiểu thêm về các
nhân vật này.


-> Thơm – dân tộc Tày ở Bắc
Sơn, con gái lớn cụ Phương,
chị ruột Sáng – quen cuộc
sống an nhàn, thích sắm sửa.
Khi cuộc khởi nghĩa bắc Sơn
nổ ra, cô vẫn thờ ơ ngoài
cuộc trong khi cha và em trai
tích cực tham gia cách mạng .
Cha và em trai hy sinh,
Thơm rất thương xót, và càng
day dứt hơn khi biết chồng
mình làm tay sai cho Pháp;
mẹ Thơm phát điên bỏ đi,
Ngọc thì đêm đêm dẫn quân
Pháp đi lùng bắt những người
cách mạng.


- Trong lớp 2, với tình
huống ấy, tâm trạng của
Thơm ra sao?


- Cô quyết định như thế
nào?



- Vở kịch càng thêm gay
cấn bởi tình huống nào?
Thơm xử lí ra sao?


- Qua sự chuyển biến của
nhân vật Thơm, tác giả muốn
khẳng định điều gì?


GV: chốt ý
GV: chuyển ý


- Các em có nhận xét như
thế nào về Ngọc?


- Tìm tính cách riêng và
chung của 2 nhân vật Thái và
Cửu (thảo luận nhóm 3’)
GV: chốt ý


- Nêu nét đặc sắc về nghệ
thuật lớp kịch ?


- HS lắng nghe và hình
dung hồn cảnh nhân vật.


- HS: trả lời


- HS: phát biểu


- HS: trả lời



- HS: lắng nghe


- HS: thảo luận- trình bày


- HS trả lời


=> Tạo mâu thuẫn, xung đột
kịch (ta- địch; mâu thuẫn nội
tâm Thơm) và đưa vở kịch phát
triển.


2. Diễn biến tâm trạng và hành
động nhân vật Thơm.


- Tâm trạng Thơm (khi 2 người
chiến sĩ cách mạng trốn vào
nhà): khó xử, phân vân, bỏ thì
thương mà vương thì tội.


- Cơ quyết định cứu người (cho
họ trốn vào buồng riêng).
- Ngọc đột ngột quay về, Thơm
tìm cách che mắt chồng bằng
những câu hỏi, trả lời hết sức
khôn khéo, tự nhiên và đã cứu
thoát 2 người chiến sĩ cách
mạng.


=> Khi cách mạng gặp khó


khăn, kẻ thù đàn áp khốc liệt thì
vẫn tiếm tàng khả năng thức
tỉnh quần chúng, cách mạng
không thể bị tiêu diệt.


3. Các nhân vật khác.


a. Ngọc: thương yêu vợ con
nhưng vì địa vị, quyền lực, tiền
tài nên y cam tâm làm tên Việt
gian phản quốc.


b. Thái và Cửu


- Thái: tinh tế, dày dạn kinh
ngiệm.


- Cửu: hăng hái, nóng nảy,
thiếu chín chắn.


=> Cả hai đều dũng cảm, trung
thành, tranh thủ sự chuyển biến,
thức tỉnh và giúp đỡ của quần
chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

- Ý nghĩa của lớp kịch ?


<b>Hoạt động 3: (5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào phần củng cố, dặn


dị).


<i>4. Củng cố: 3’</i>
- Kịch là gì ?


- Ta hiểu được gì qua đoạn
trích này ?


<i>5. Dặn dò : 2’</i>


- Xem và nắm vững các kiến
thức vừa học.


- Chuẩn bị bài: Tổng kết Tập
<i>làm văn (đọc kĩ nội dung</i>
bảng tổng kết
Tr.169-170/SGK và trả lời các câu
hỏi bên dưới)


- Nhận xét tiết học.


- HS trả lời


- HS: trả lời


- HS: lắng nghe về thực
hiện


- Tạo tình huống, xung đột
kịch.



- Sáng tạo nên ngôn ngữ đối
thoại giữa các nhân vật.


<i><b>III. Ý nghĩa văn bản:</b></i>


Văn bản là sự khẳng định sức
thuyết phục của chính nghĩa.
<b>C. Hướng dẫn tự học:</b>
- Tóm tắt lại đoạn trích


- Nhớ được những đặc trưng cơ
bản của thể loại kịch.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
………


**********************
Ngày soạn: 01/ 04


Tuần: 34; Tiết:163, 164, 165


<b>TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm vững những kiến thức về các kiểu văn bản ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết
minh, nghị luận, điều hành ) đã được học ở lớp 6 đến lớp 9


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại văn học.


2 Kĩ năng:


<b>- Tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.</b>
<b>- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của kiểu văn bản ấy.</b>
<b>- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng .</b>


<b>- Kết hợp hài hịa, hợp kí các kiểu văn bản trong thực tế trong làm bài.</b>
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học Tập làm văn.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra vở chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (2’)</i>


<i>3. Bài mới </i>


Phần Tập làm văn trong


chương trình THCS các em
đã học gồm các kiểu văn gì?
(HS kể). Hơm nay chúng ta
tiến hành tổng kết lại tất cả
các kiểu văn bản đó nhé.
<b>Hoạt động 1 (41’ ) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh củng cố- luyện</b>
<b>tập:</b>


Cho HS đọc thầm bảng tổng
kết SGK Tr.169 (5’).


GV: cho HS thảo luận các ý
sau :


- Tìm sự khác nhau của
các kiểu văn bản trên.


- Các kiểu văn bản trên có thể
thay thế cho nhau được
khơng? Vì sao?


- Các phương thức biểu đạt
trên có thể phối hợp được với
nhau trong một văn bản cụ
thể hay khơng? Vì sao?


<b>HẾT TIẾT 1</b>


- Hãy nêu mối quan hệ giữa


Tập làm văn trong chương
trình Ngữ văn với Văn bản và
Tiếng việt. (khi HS trình bày,
có thể cho các em nêu ví dụ
cụ thể để chứng minh, GV
giải thích thêm)


- Lớp trửng báo cáo sĩ số


- HS: lắng nghe


- HS: thảo luận- trình bày


- HS: nêu


<b>A. Củng cố- luyện tập:</b>


<i><b>I. Các kiểu văn bản đã học</b></i>
<i><b>trong chương trình Ngữ văn</b></i>
<i><b>THCS</b></i>


1.Các kiểu văn bản trong
chương trình THCS khác nhau ở
2 điểm chính:


- Phương thức biểu đạt
- Hình thức thể hiện.


2.Các kiểu văn bản trên khơng
thể thay thế cho nhau được, vì:


- Phương thức biểu đạt khác
nhau.


- Hình thức thể hiện khác nhau.
- Mục đích khác nhau.


- Các yếu tố cấu thành văn bản
khác nhau.


3. Các phương thức biểu đạt
trên có thể phối hợp với nhau
trong một văn bản cụ thể. Vì
ngồi chức năng thơng tin, các
văn bản cịn có chức năng tạo
lập và duy trì quan hệ xã hội.
<i><b>II. Phần Tập làm văn trong</b></i>
<i><b>chương trình Ngữ văn THCS</b></i>


- Tiếng Việt: giúp sử dụng từ,
đặt câu, cách sử dụng các biện
pháp tu từ…trong làm văn.


- Văn bản: học cách viết,
phương pháp kết cấu, cách diễn
đạt …trong phần làm văn.


<i><b>III. Các kiểu văn bản trọng tâm:</b></i>
Các kiểu văn bản


trọng tâm



Thuyết minh Tự sự Nghị luận


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

tượng các sự việc, sự kiện đọc tin theo một vấn
đề nào đó


Các yếu tố tạo
thành


Đặc điểm khách
quan của đối tượng


Sự việc, nhân vật Luận điểm, luận cứ,
luận chứng


Các phương pháp


thường dùng Giải thích Giới thiệu, trình bàydiễn biến sự việc
theo trình tự nhất
định


- Hệ thống lập luận
- Kết hợp miêu tả tự
sự


<b>Hoạt động 2: (5’) hướng dẫn học sinh tự học (tích hợp vào phần củng cố, dặn dị).</b>
<i>4 . Củng cố ( 3’ ) GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.</i>


Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.



Câu 1: Văn bản nghị luận không cần tuân thủ yêu cầu nào sau đây?
<b>a.</b> Bố cục chặt chẽ


<b>b.</b> Dẫn chứng sinh động
<b>c.</b> Lập luận sắc sảo


<i><b>d. Quy định phải viết theo mẫu</b></i>


Câu 2: Trong các loại văn bản sau, văn bản nào không nên sử dụng phương thức biểu
cảm?


a. Bài giới thiệu một tác phẩm văn học
b. Thư thăm hỏi bạn bè nhân ngày sinh nhật
<i><b>c. Bản tường trình bị mất cắp xe đạp</b></i>
d. Tác phẩm thơ trữ tình, tùy bút, kí.
<i>5. Dặn dị (1’ )</i>


- Nắm kĩ nội dung vừa ôn
- Chuẩn bị bài Tổng kết văn học
- Nhận xét tiết học.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……



***************
Ngày soạn: 02/ 04


Tuần: 35; Tiết: 166,167


<b>TỔNG KẾT VĂN HỌC</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại , về nội dung và những nét tiêu biểu về
nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6 đến lớp 9
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức :


- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam .
- Một số khái niện liên quan đến thể loại văn học đã học.
2 Kĩ năng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra vở chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (2’)</i>



<i>3. Bài mới </i>


GV nêu mục đích, tầm quan
trọng của 2 tiết ơn tập cuối
năm phần văn học. (1’)
<b>Hoạt động 1 (80’ ) hướng</b>
<b>dẫn học sinh hệ thống hóa</b>
<b>kiến thức:</b>


<i>Hướng dẫn học sinh tìm hiểu</i>
<i>chung về văn học Việt Nam</i>
Gọi HS đọc đoạn mở đầu
mục A (SGK Tr.186)


- Nội dung đoạn vừa đọc
nói gì?


GV: Chốt ý


- VHVN cũng như nhiều
nền văn học khác trên thế
giới, bao gồm mấy bộ phận
hợp thành. Kể tên.


- VHVN phát triển qua mấy
giai đoạn ?


GV: Nhận xét


- Cho HS kể tên các tác


phẩm VHDG được học ở
năm lớp 6(Con rồng, cháu
tiên- ĐT Bánh chưng, bánh
giày- Thánh Gióng- Sơn
Tinh, Thủy Tinh- Sự tích Hồ
Gươm- Thạch Sanh- Em bé
thông minh- Ếch ngồi đáy
giếng- Thầy bói xem
voi-Chân, ĐT: Tay, Tai, Mắt,
Miệng- Treo biển- ĐT: Lợn
cưới, áo mới) ở năm lớp 7


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- HS: lắng nghe


- HS: đọc
- HS: Trả lời


- HS: Kể tên


- HS: trả lời


- HS: kể ra các tác phẩm


<b>A. Nhìn chung về văn học Việt</b>
<b>Nam:</b>


- Văn học Việt Nam xuất hiện


và phát triển cùng với lịch sử
dân tộc. Nền văn học ấy gồm 2
bộ phận: văn học dân gian và
văn học viết. Văn học viết ra đời
từ thế kỉ X, văn học viết thời
trung đại được viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm. Từ cuối TK
XIX chữ quốc ngữ được dùng
để sáng tác và thay thế dần chữ
Hán và Chữ Nôm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

(Những câu hát về tình cảm
gia đình- Những câu hát về
tình yêu quê hương, đất nước,
con người- Những câu hát
than thân- những câu hát
châm biếm- Tục ngữ về thiên
nhiên, LĐSX- Tục ngữ về
con người và xã hội)


- Cho HS kể tên các tác
phẩm bằng chữ Hán đã học
(Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn;
Nam Quốc sơn hà- Lý
Thường Kiệt; Hịch tướng
sĩ-Trần Quốc Tuấn; Cáo bình
Ngơ- Nguyễn Trãi; chuyện
người con gái nam
Xương-Nguyễn Dữ…)



- Các tác phẩm bằng chữ
Nôm (Truyện Kiều- Nguyễn
Du; Lục Vân Tiên- Nguyễn
Đình Chiểu…)


- Các tác phẩm viết bằng
chữ Quốc ngữ (Tôi đi
học-Thanh Tịnh; Trong lịng
mẹ-Ngun Hồng- Tức nước vỡ
bờ- ngơ Tất Tố…)


- Cho HS đọc mục III. Hãy
nêu những nét đặc sắc nổi bật
của VHVN về nội dung- tư
tưởng? (mỗi nét nêu 1 dẫn
chứng)


GV: Nhận xét


GV chốt lại nội dung tiết học
bằng phần ghi nhớ SGK
Tr.194- dặn HS về chép vào
vở.


<b>HẾT TIẾT 1</b>
<i>Hướng dẫn học sinh tìm hiểu</i>
<i>về một số thể loại văn học:</i>


- Đọc – suy nghĩ trả lời



<b>B. Sơ lược về một số thể loại</b>
<b>văn học:</b>


Cho HS đọc mục IB SGK Tr.195


- Chia nhóm thảo luận: VDDG được xếp vào mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những
loại nào? Mỗi loại tìm một tác phẩm tương ứng (5’) (ở SGK chỉ nêu 3 nhóm, GV nên
gợi ý cho HS thấy nên thêm 1 nhóm là Nghị luận dân gian)


<b>I. Một số thể loại VHDGVN:</b>


Trữ tình dân gian Nghị luận dân gian Tự sự dân gian Sân khấu dân gian
Ca dao


Dân ca


Tục ngữ
Câu đố


Thần thoại
Truyền thuyết
Cổ tích


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

Truyện cười
Ngụ ngơn
Sử thi

Cho HS đọc mục IIB SGK Tr.195


GV: Văn học trung đại VN bao gồm những thể loại nào ?


HS: Trả lời


GV: Chốt ý


<b>II. Một số thể loại văn học trung đại Việt nam:</b>


Trữ tình trung đại Tự sự trung đại Nghị luận trung đại
- Thơ


· Đường luật ( thất ngôn:
bát cú, tứ tuyệt; ngữ ngôn
trường thiên)


· Cổ phong, ngâm (sau
phút chia li- chinh phụ
ngâm)


· Lục bát, song thất lục
bát, hát nói, ca trù


- Truyện ngắn chữ Hán
- Truyện truyền kì


- Tiểu thuyết chương hồi
chữ Hán


- Truyện thơ Nơm
- Kí sự


- Tùy bút



- Chiếu (biểu) (Chiếu dời
đô)


- Hịch (Hịch tướng sĩ)
- Chí (hồng Lê nhất
thống chí)


- Cáo (Bình Ngơ đại cáo)
- Luận ( bàn luận về phép
học)


- Tấu
Cho HS đọc mục IIIB SGK Tr.199


GV: Văn học hiện đại VN bao gồm những thể loại nào ?
HS: Trả lời


GV: Chốt ý


<b>III. Một số thể loại văn học hiện đại:</b>


Tự sự Trữ tình Kịch Thể loại tổng hợp


- Truyện ngắn,
vừa, dài


- Bút kí
- Tự sự
- Phóng sự



- Tùy bút (tản văn)
- Nhật kí


- Du kí


- Thơ mới
- Thơ tự do
- Thơ văn xuôi
- Trường ca


- Kịch nói chính
kịch, bi kịch, hài
kịch)


- Truyện- kí
- Truyện thơ
- Kịch thơ


GV chốt lại nội dung vừa ôn bằng phần ghi nhớ SGK Tr.201)


<b>Hoạt động 2 ( 6’) hướng dẫn học sinh tự học (tích hợp vào củng cố, dặn dò)</b>
<i>4. Củng cố ( 4’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.</i>


Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.


Câu 1: Thể thơ nào của dân tộc được sử dụng nhiều trong ca dao Việt Nam?
<i><b>a. Lục bát</b></i>


b. Thất ngôn tứ tuyệt


c. Thất ngôn bát cú
d. Thơ tự do


Câu 2: Trong thể loại cổ tích Việt nam, nhân vật thường ít được xây dựng về:
<b>a.</b> Tên tuổi, nguồn gốc


<b>b.</b> Hành động, tính cách
<i><b>c. Miêu tả nội tâm, suy nghĩ</b></i>
<b>d.</b> Theo hai tuyến thiện – ác
<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

- Ôn bài kĩ theo đề cương chuẩn bị thi HKII
- Nhận xét tiết học


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
………


*******************
Ngày soạn: 03/ 04


Tuần: 35; Tiết:168, 169, 170


<b>ÔN TẬP HỌC KÌ II</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được kiến thức tổng hợp
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


<b> HS nắm vững các kiến thức trọng tâm trong chương trình Ngữ văn THCS</b>
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống kiến thức


3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn trong việc tổng hợp kiến thức: Ôn tập để củng cố
kiến thức bản thân, không phải để đối phó thi học kì.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>
<i> 1. Ổn định ( 1’)</i>


<i> 2. Nêu yêu cầu chung của 3 tiết ôn tập (3’)</i>


Ở các tiết trước chúng ta đã ôn tập khá kĩ, bao gồm: ôn tập Tiếng Việt, Tổng kết
ngữ pháp, Tổng kết Tập làm văn, ôn tập về thơ, ôn tập về truyện, tổng kết phần văn
học nước ngoài, tổng kết văn học. Trong phẩn ơn tập thi học kì II chúng ta chỉ tách
lọc lại các vấn đề trọng tâm trong chương trình học kì II của lớp 9 từ những phần ôn
tập trên.


<i>3.Tiến hành ôn tập ( 132’)</i>
 <b>Phần Văn bản</b>


GV đặt câu hỏi xoay quanh những kiến thức, nội dung, tác giả, năm sáng tác…
của các tác phẩm:


<b>1.</b>

Con cò – Chế Lan Viên


<b>2.</b>

Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

<b>3.</b>

Viếng lăng bác - Viễn Phương

<b>4.</b>

Sang thu – Hữu Thỉnh


<b>5.</b>

Nói với con – Y Phương

<b>6.</b>

Mây và sóng – Ta-go


<b>7.</b>

Bến quê – Nguyễn Minh Châu


<b>8.</b>

Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Kh

<b>9.</b>

Rơ-bin-xơn ngồi đảo hoang- Đ. Đi-phơ

<b>10.Bố của Xi- mơng - G.đơ Mơ-pa-xăng</b>


<b>11.Con chó bấc- G. Lân- đơn</b>



<b>12.Kịch Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng</b>


<b>13.kịch Tôi và chúng ta – Lưu Quang Vũ</b>


 <b>Phần Tiếng Việt</b>


GV cho HS nêu khái niệm, thực hành các phần:


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

2. Các thành phần biệt lập
3. Nghĩa tường minh – hàm ý
 <b>Phần Làm văn</b>


GV cho HS nhắc lại cách làm, các vấn đề cần biết về:
Văn học (thơ, truyện, nhân vật)


Nghị luận Tư tưởng, đạo lí



Xã hội




Sự việc, hiện tượng


<i>4. Dặn dò: (1’ )</i>


- Chuẩn bị thật kĩ các nội dung vừa hướng dẫn để thi HKII.
- Nhận xét tiết học


*****************
<i><b>( Tuần 36 )</b></i>
<b>THI HỌC KÌ II</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Làm tốt bài thi HKII


<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>
1. Kiến thức:


-Giúp học sinh tổng kết lại các kiến thức đã học ở HKII
- Nhận xét khả năng học tập của bàn thân so với HKI
2. Kĩ năng:


Phân tích và tổng hợp kiến thức làm bài


3. Thái độ: Học sinh tự lập, nghiêm túc làm bài.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>



1. Ổn định lớp:


2. Nêu yêu cầu làm bài:
3. Phát đề thi


4. Quan sát học sinh làm bài
5. Thu bài


<b>ĐIỂM THI HỌC KÌ</b>


<b>Lớp</b> <b>Tổng số</b> <b>G</b> <b>Kh</b> <b>Tb</b> <b>Y</b> <b>kém</b> <b>Tb ↑</b>


HS bài sl % sl % sl % sl % sl % sl %


9/2
9/3


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

<b>Lớp</b> <b>Tổng số</b> <b>G</b> <b>Kh</b> <b>Tb</b> <b>Y</b> <b>kém</b> <b>Tb ↑</b>


HS bài sl % sl % sl % sl % sl % sl %


9/2
9/3


*****************
Ngày soạn: 02/ 04


Tuần: 37; Tiết: 171



<b>TỔNG KẾT VĂN HỌC</b>
<b>(Tiếp theo)</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại , về nội dung và những nét tiêu biểu về
nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 6 đến lớp 9
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức :


- Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam .
- Một số khái niện liên quan đến thể loại văn học đã học.
2 Kĩ năng:


<b>- Hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.</b>
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng của thể loại.


3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập.
<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra vở chuẩn bị của</i>
<i>học sinh (2’)</i>


<i>3. Bài mới </i>



GV nêu mục đích, tầm quan
trọng của 2 tiết ôn tập cuối
năm phần văn học. (1’)
<b>Hoạt động 1 (80’ ) hướng</b>
<b>dẫn học sinh hệ thống hóa</b>
<b>kiến thức:</b>


<i>Hướng dẫn học sinh tìm hiểu</i>
<i>chung về văn học Việt Nam</i>
Gọi HS đọc đoạn mở đầu
mục A (SGK Tr.186)


- Nội dung đoạn vừa đọc
nói gì?


GV: Chốt ý


- Lớp trưởng báo cáo sĩ
số


- HS: lắng nghe


- HS: đọc
- HS: Trả lời


<b>A. Nhìn chung về văn học Việt</b>
<b>Nam:</b>


- Văn học Việt Nam xuất hiện
và phát triển cùng với lịch sử


dân tộc. Nền văn học ấy gồm 2
bộ phận: văn học dân gian và
văn học viết. Văn học viết ra đời
từ thế kỉ X, văn học viết thời
trung đại được viết bằng chữ
Hán và chữ Nôm. Từ cuối TK
XIX chữ quốc ngữ được dùng
để sáng tác và thay thế dần chữ
Hán và Chữ Nôm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

- VHVN cũng như nhiều
nền văn học khác trên thế
giới, bao gồm mấy bộ phận
hợp thành. Kể tên.


- VHVN phát triển qua mấy
giai đoạn ?


GV: Nhận xét


- Cho HS kể tên các tác
phẩm VHDG được học ở
năm lớp 6(Con rồng, cháu
tiên- ĐT Bánh chưng, bánh
giày- Thánh Gióng- Sơn
Tinh, Thủy Tinh- Sự tích Hồ
Gươm- Thạch Sanh- Em bé
thông minh- Ếch ngồi đáy
giếng- Thầy bói xem
voi-Chân, ĐT: Tay, Tai, Mắt,


Miệng- Treo biển- ĐT: Lợn
cưới, áo mới) ở năm lớp 7
(Những câu hát về tình cảm
gia đình- Những câu hát về
tình yêu quê hương, đất nước,
con người- Những câu hát
than thân- những câu hát
châm biếm- Tục ngữ về thiên
nhiên, LĐSX- Tục ngữ về
con người và xã hội)


- Cho HS kể tên các tác
phẩm bằng chữ Hán đã học
(Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn;
Nam Quốc sơn hà- Lý
Thường Kiệt; Hịch tướng
sĩ-Trần Quốc Tuấn; Cáo bình
Ngơ- Nguyễn Trãi; chuyện
người con gái nam
Xương-Nguyễn Dữ…)


- Các tác phẩm bằng chữ
Nôm (Truyện Kiều- Nguyễn
Du; Lục Vân Tiên- Nguyễn
Đình Chiểu…)


- Các tác phẩm viết bằng
chữ Quốc ngữ (Tôi đi
học-Thanh Tịnh; Trong lịng
mẹ-Ngun Hồng- Tức nước vỡ


bờ- ngơ Tất Tố…)


- Cho HS đọc mục III. Hãy
nêu những nét đặc sắc nổi bật
của VHVN về nội dung- tư
tưởng? (mỗi nét nêu 1 dẫn


- HS: Kể tên


- HS: trả lời


- HS: kể ra các tác phẩm


- Đọc – suy nghĩ trả lời


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

chứng)


GV: Nhận xét


GV chốt lại nội dung tiết học
bằng phần ghi nhớ SGK
Tr.194- dặn HS về chép vào
vở.


<i>Hướng dẫn học sinh tìm hiểu</i>
<i>về một số thể loại văn học:</i>


<b>B. Sơ lược về một số thể loại</b>
<b>văn học:</b>



Cho HS đọc mục IB SGK Tr.195


- Chia nhóm thảo luận: VDDG được xếp vào mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những
loại nào? Mỗi loại tìm một tác phẩm tương ứng (5’) (ở SGK chỉ nêu 3 nhóm, GV nên
gợi ý cho HS thấy nên thêm 1 nhóm là Nghị luận dân gian)


<b>I. Một số thể loại VHDGVN:</b>


Trữ tình dân gian Nghị luận dân gian Tự sự dân gian Sân khấu dân gian
Ca dao


Dân ca Tục ngữCâu đố Thần thoạiTruyền thuyết
Cổ tích


Truyện cười
Ngụ ngôn
Sử thi


Chèo
Tuồng
Kịch rối


Cho HS đọc mục IIB SGK Tr.195


GV: Văn học trung đại VN bao gồm những thể loại nào ?
HS: Trả lời


GV: Chốt ý



<b>II. Một số thể loại văn học trung đại Việt nam:</b>


Trữ tình trung đại Tự sự trung đại Nghị luận trung đại
- Thơ


· Đường luật ( thất ngôn:
bát cú, tứ tuyệt; ngữ ngôn
trường thiên)


· Cổ phong, ngâm (sau
phút chia li- chinh phụ
ngâm)


· Lục bát, song thất lục
bát, hát nói, ca trù


- Truyện ngắn chữ Hán
- Truyện truyền kì


- Tiểu thuyết chương hồi
chữ Hán


- Truyện thơ Nơm
- Kí sự


- Tùy bút


- Chiếu (biểu) (Chiếu dời
đơ)



- Hịch (Hịch tướng sĩ)
- Chí (hồng Lê nhất
thống chí)


- Cáo (Bình Ngơ đại cáo)
- Luận ( bàn luận về phép
học)


- Tấu
Cho HS đọc mục IIIB SGK Tr.199


GV: Văn học hiện đại VN bao gồm những thể loại nào ?
HS: Trả lời


GV: Chốt ý


<b>III. Một số thể loại văn học hiện đại:</b>


Tự sự Trữ tình Kịch Thể loại tổng hợp


- Truyện ngắn,
vừa, dài


- Bút kí
- Tự sự
- Phóng sự


- Thơ mới
- Thơ tự do
- Thơ văn xuôi


- Trường ca


- Kịch nói chính
kịch, bi kịch, hài
kịch)


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

- Tùy bút (tản văn)
- Nhật kí


- Du kí


GV chốt lại nội dung vừa ơn bằng phần ghi nhớ SGK Tr.201)


<b>Hoạt động 2 ( 6’) hướng dẫn học sinh tự học (tích hợp vào củng cố, dặn dò)</b>
<i>4. Củng cố ( 4’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.</i>


Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.


Câu 1: Thể thơ nào của dân tộc được sử dụng nhiều trong ca dao Việt Nam?
<i><b>e. Lục bát</b></i>


f. Thất ngôn tứ tuyệt
g. Thất ngôn bát cú
h. Thơ tự do


Câu 2: Trong thể loại cổ tích Việt nam, nhân vật thường ít được xây dựng về:
<b>e.</b> Tên tuổi, nguồn gốc


<b>f.</b> Hành động, tính cách
<i><b>g. Miêu tả nội tâm, suy nghĩ</b></i>


<b>h.</b> Theo hai tuyến thiện – ác
<i>5. Dặn dò (2’ )</i>


- Nắm kĩ nội dung vừa học


- Chuẩn bị tiết: <i>Trả bài kiểm tra văn phần truyện (nhớ lại nội dung bài</i>
kiểm tra tiết 155)


- Nhận xét tiết học
<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


***************
Ngày soạn: 06/ 04


Tuần: 37; Tiết:172, 173


<b>TRẢ BÀI KIỀM TRA VĂN, TIẾNG VIỆT</b>


<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Học sinh nhận ra đúng sai trong bài làm
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>



1. Kiến thức : Hệ thống hóa những kiến thức về truyện hiện đại và tiếng việt đã học .
2. Kỹ năng : Nhận biết ưu điểm, những sai sót và nguyên nhân trong bài kiểm tra để
sửa tốt


3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập tốt.
.III. Hướng dẫn thực hiện:


<b>* Bài kiểm tra văn:</b>
<i>1.Ổn định ( 1’ )</i>


<i>2.Kiểm tra ( không tiến hành )</i>
<i>3.Tiến hành trả bài ( 38’ )</i>


- GV phát bài , lần lượt nêu đáp án , hướng dẫn HS sửa chữa
- GV nêu tổng hợp số điểm , nhận xét chung cách làm bài
Lớp Số


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

92
93


- HS trình bày ý kiến ( nếu có ) GV giải thích
<b> * Bài kiểm tra Tiếng Việt:</b>


- GV phát bài , lần lượt nêu đáp án , hướng dẫn HS sửa chữa
- GV nêu tổng hợp số điểm , nhận xét chung cách làm bài
Lớp Số


HS bàiSố slGiỏi% slKhá% sl Tb% slYếu% slKém% Trên Tbsl %
92



93


- HS trình bày ý kiến ( nếu có ) GV giải thích
<i>4 Đọc – ghi điểm ( 5’ )</i>


<i>5. Dặn dò ( 1’ )</i>


- Chuẩn bị tiết 171- 172: Thư (điện) chúc mùng và thăm hỏi (đọc kĩ
bài và trả lời các câu hỏi trong SGK)


- Nhận xét tiết học


***************
Ngày soạn: 06/ 04


Tuần: 36; Tiết:174- 175


<b>THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI</b>
<b>I. Mức độ cần đạt:</b>


Nắm được đặc điểm, tác dụng và cách viết thư ( điện ) chúc mừng, thăm hỏi.
<b>II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:</b>


1. Kiến thức:


Mục đích, tình huống và cách viết thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi.
2 Kĩ năng:


Viết thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi .



3. Thái độ: Học sinh có ý thức sử dụng thư (điện) đúng trong các tình huống giao
tiếp.


<b>III. Hướng dẫn thực hiện:</b>


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của HS</b> <b>Nội dung</b>


<i>1. Ổn định ( 1’)</i>


<i>2. Kiểm tra vở chuẩn bị của</i>
<i>HS (2’)</i>


<i>3. Bài mới: </i>


<i>3.1 Giới thiệu bài: 1’- GV</i>
giải thích ngắn gọn loại văn
bản thư (điện):


- Loại văn bản hết sức tiết
kiệm lời nhưng vẫn đảm bảo
nội dung truyền đạt.


- Khi nào khơng thể đến gặp
mặt người nhận (gấp) thì mới
dùng thư (điện)


- Lớp trưởng báo cáo sĩ số


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

- Điền đầy đủ các thông tin


vào mẫu do nhân viên bưu
điện phát.


<i>3.2 Tiến trình các hoạt</i>
<i>động:</i>


<b>Hoạt động 1 (16’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh tìm hiểu</b>
<b>chung về bài:</b>


GV: Gọi 4 HS đọc 4 trường
hợp cần gửi thư (điện ) chúc
mừng và thăm hỏi (SGK)


Chia 4 nhóm thảo luận (4’)
với các nội dung:


- Trường hợp nào cần gửi
thư (điện)


- Có mấy loại thư (điện)
chính? Là những loại nào?
Mục đích chúng có khác
nhau không? Tại sao?


- Kể thêm một số trường
hợp cụ thể cần gửi thư (điện)
chúc mừng hoặc thăm hỏi
GV: Qua phần tìm hiểu trên,
hãy cho biết thư (điện) chúc


mừng hoặc thăm hỏi là như
thế nào? Nội dung ra sao?
GV: Chốt ý


<b>HẾT TIẾT 1</b>


GV: Gọi 3 HS lần lượt đọc 3
thư (điện) SGK


- Cho nhóm thảo luận 2’ và
trình bày bảng nhóm về điểm
giống nhau của 2 loại thư
(điện)


GV: Chốt ý


<b>Hoạt động 2 ( 20’) Hướng</b>
<b>dẫn học sinh luyện tập:</b>
- GV gọi HS đọc bài tập 2,
kết hợp GV treo bảng
phụ.Yêu cầu HS xác định
tình huống không cần viết


- HS: đọc


- HS: Thảo luận- trình bày


- HS: Trả lời


- HS: đọc



- HS: Thảo luận- trình bày


- HS: Phát biểu cá nhân


<b>A. Tìm hiểu chung:</b>


<i><b>I. Những trường hợp cần viết</b></i>
<i><b>thư (điện) chúc mừng và</b></i>
<i><b>thăm hỏi</b></i>


1. VD: SGK


1.1 Trường hợp cần gủi thư
(điện)


- Có nhu cầu trao đổi thông
tin và bày tỏ tình cảm với
nhau nhưng vì những trở ngại
khó khăn nào đó mà người
viết khơng thể đến tận nơi để
trực tiếp nói với người nhận.
1.2 Có 2 loại thư (điện) chính:
- Thăm hỏi và chung vui.
- Thăm hỏi và chia buồn.
* Mục đích chúng khác nhau:
- Chung vui: biểu dương,
khích lệ những thành tích, sự
thành đạt…của ngừi nhận.
- Chia buồn: động viên, an


ủi …người nhận.


2. Kết luận:


- Thư (điện) chúc mừng hoặc
thăm hỏi là những văn bản
bày tỏ sự chúc mừng hoặc
cảm thông của người gửi đến
người nhận


- Nội dung thư (điện) cần phải
nêu được lí do, lời chúc mừng
hoặc lời thăm hỏi và mong
muốn người nhận sẽ có những
điều tốt lành.


<i><b>II. Cách việt thư (điện) chúc</b></i>
<i><b>mừng và thăm hỏi</b></i>


- Có đầy đủ họ tên, địa chỉ
người nhận.


- Lời văn ngắn gọn, rõ ràng


<b>B. Luyện tập:</b>


1. Xác định tình huống khơng
cần viết thư (điện):


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

thư (điện) và cho biết lí do.


- GV phát phiếu thư (điện)
(photo ở SGK) cho HS, yêu
cầu HS tự tưởng tượng ra
một tình huống cần việt thư
(điện) – GV thu phiếu sau 5’
và nhận xét.


<b>Hoạt động 3 ( 5’) hướng</b>
<b>dẫn học sinh tự học (tích</b>
hợp vào củng cố, dặn dị)
<i>4. Củng cố: 3’</i>


- Khi nào cần viết thư
(điện) ?


- Cách viết một thư (điện)
như thế nào ?


<i>5. Dặn dò: 2’</i>


- Xem lại nội dung vừa học
- Nhận xét tiết học.


- HS: Trả lời


- HS: lắng nghe về thực
hiện


thư (điện)
2. HS tự làm



<b>C. Hướng dẫn tự học</b>


Sưu tầm một vài bức thư
(điện) chúc mừng và thăm hỏi.


<b>* Rút kinh nghiệm tiết dạy:</b>


………
………
………
………


………
……


</div>

<!--links-->

Kĩ năng tư vấn cho các nhà quản lý
  • 13
  • 629
  • 3
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×