Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

skkn dạy học chủ đề đất người bạn nhà nông công nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.92 MB, 44 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng quy luật tự
nhiên và nguyên lí khoa học nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của đời
sống con người.
Thực tế hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa
mang lại hiệu quả cao. Phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng vẫn chủ yếu là
phương pháp truyền thống thầy đọc – trò ghi. Việc rèn luyện kĩ năng sống, kỹ năng
giải quyết tình huống thực tiễn cho học sinh thông qua khả năng vận dụng tri thức
tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Thực trạng trên đây dẫn đến hệ quả là nhiều
học sinh phổ thông thụ động trong việc học tập môn Công nghệ, đa số học sinh coi
là môn phụ nên học sinh không lo kết quả, khơng có hứng thú học tập. Các phương
pháp dạy học tích cực đã, đang được nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn dạy
học, tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy học môn Công nghệ chưa trở thành
nhu cầu bức xúc với từng giáo viên, học sinh.
Công văn số 1769/SGD-ĐT/GDTrH ngày 04/09/2020 của Sở GD - ĐT Nghệ
An hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2020- 2021 khẳng định “ Xây
dựng kế hoạch dạy học các chủ đề đảm bảo các yêu cầu về phương pháp, hình thức
dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học, học liệu và phương án kiểm tra đánh giá
quá trình dạy học và đảm bảo dạy học phân hóa, sát đối tượng. Tăng cường giao
cho học sinh tự nghiên cứu Sách giáo khoa, tài liệu để tiếp cận và vận dụng kiến
thức, dành nhiều thời gian trên lớp tổ chức cho học sinh báo cáo, thuyết trình, thảo
luận, luyện tập, thực hành bảo vệ kết quả học tập của mình”.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong q trình giảng dạy môn Công nghệ 10, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Dạy học chủ đề: Đất- người bạn nhà nông - Công
nghệ 10 theo hướng phát triển năng lực học sinh”.
2. Mục tiêu đề tài.
Học sinh được tìm hiểu kiến thức về đất, vai trò của đất đối với nông nghiệp,
một số loại đất nông nghiệp của Việt Nam. Phân tích hậu quả của việc sử dụng


nguồn tài nguyên đất không hợp lý, ô nhiễm đất.
1


Học sinh được trải nghiệm, phân loại một số loại đất có tại địa bàn thị xã Cửa
Lị và một số vùng của Nghi Lộc.
Học sinh có cái nhìn tổng thể, logic và biện chứng về đất và vai trò của đất
trong cuộc sống con người. Có thể vận dụng sự kiến thức được học trong nhà
trường để làm những việc có ý nghĩa để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên đất, bảo vệ
mơi trường. Từ đó học sinh có thể rút ra những bài học cho bản thân trong việc bảo
vệ nguồn tài nguyên đất, bảo vệ môi trường. Góp phần hình thành và phát triển
nhân cách của học sinh, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Một số bài học trong chương I - Cơng nghệ 10:
Bài 7: Một số tính chất của đất trồng.
Bài 8: Thực hành xác định độ chua của đất.
Bài 9: Biện pháp cải tạo sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mịn mạnh trơ sỏi
đá.
Bài 11: Thực hành : Quan sát phẫu diện đất.
4. Điểm mới của đề tài.
- Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự
nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Học sinh được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu các loại đất tại địa bàn
thị xã Cửa Lò và một số vùng Nghi Lộc.
- Giúp học sinh tìm hiểu một số ngun nhân gây ơ nhiễm đất, xói mòn đất,
bạc màu đất.... và đề xuất một số biện pháp cải tạo, xây dựng mơ hình thử nghiệm.
- Hình thành lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ nguồn tài nguyên đất và
bảo vệ môi trường.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

- Phương pháp điều tra hứng thú học tập của học sinh đối môn Công nghệ 10.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lí luận
Khái niệm cơ bản về dạy học chủ đề
Theo tác giả Lê Đình Trung và Phan Thị Thanh Hội: Dạy học theo chủ đề chuyên đề là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế các chủ đề để dạy học và tổ
chức dạy học chủ đề đó. Giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, không
chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm
thơng tin, sử dụng kiến thức giải quyết nhiệm vụ học tập.
Chủ đề dạy học có thể xem như một nội dung học tập/đơn vị kiến thức tương
đối trọn vẹn nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng, năng lực nhất định
trong quá trình học tập. Dạy học theo chủ đề tăng cường sự tích hợp kiến thức, làm
cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới đa chiều, tích hợp vào nội dung kiến thức các
ứng dụng kĩ thuật và thực tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp
dẫn người học, rèn luyện đồng thời được cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt.
Như vậy, về bản chất thì dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tịi những khái
niệm , đơn vị kiến thức, nội dung bài học, ý tưởng, … có sự giao thoa, tương đồng
lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong
các môn học (chủ đề tích hợp liên mơn), hoặc hợp phần của một môn học (chủ đề
đơn môn). Đây là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, mơn
học có liên hệ với nhau làm thành nội dung học tập trong một chủ đề, làm cho nội
dung chủ đề học tập trở nên ý nghĩa hơn, thực tế hơn, qua đó học sinh có thể tự hoạt
động học tập nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Những nét đặc trưng của dạy học theo chủ đề

- Dạy học theo chủ đề mang tính tích hợp: nội dung của chủ đề dạy học được
tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến thức, bài học, mơn học khác nhau
(tích hợp liên môn) hay trong cùng môn học (chủ đề đơn mơn) có liên hệ với nhau
làm thành nội dung học tập trong một chủ đề. Dạy học theo chủ đề cịn tích hợp các
vấn đề trong đời sống xã hội và các kĩ năng thực hành trong thực tiễn.
- Dạy học theo chủ đề mang tính định hướng hành động, tự học: trong dạy học
theo chủ đề, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học theo nội dung của chủ đề học
tập, học sinh được giao nhiệm vụ và đóng vai trị là người chịu trách nhiệm chính
trong hoạt động tương tác, tìm kiến tri thức một cách tự lực thơng qua việc hồn
thành sản phẩm cụ thể của chủ đề học tập. Thông qua dạy học theo chủ đề sẽ rèn
luyện được cho HS các kĩ năng tự học và kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp,
đánh giá và sáng tạo.
- Dạy học theo chủ đề mang tính cộng tác làm việc: các nhiệm vụ học tập
được phân cơng theo các nhóm học sinh nên giữa các học sinh phải có sự phân
cơng nhiệm vụ, trao đổi và thảo luận kiến thức với nhau để cùng hồn thành
nhiệm vụ của nhóm mình.
3


- Dạy học theo chủ đề nhấn mạnh được các đặc trưng của PPDH tích cực: các
đặc trưng của PPDH tích cực như tổ chức hoạt động học tập của học sinh, các
hoạt động học tập của học sinh là chuỗi các hoạt động tương tác, học sinh là
trung tâm của hoạt động dạy học (Giáo viên tổ chức một chương trình xung
quanh một chủ đề và học sinh được giao nhiệm vụ là người chịu trách nhiệm
chính), tích hợp các vấn đề của đời sống đều được thể hiện khá rõ ràng.
- Dạy học theo chủ đề định hướng vào hứng thú của người học: thông qua dạy
học theo chủ đề sẽ tạo môi trường học tập mà ở đó giáo viên sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực, không chỉ truyền thụ kiến thức mà tập trung vào việc
hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thơng tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết
nhiệm vụ học tập, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết sâu hơn của học sinh, tạo điều kiện

cho nhiều phong cách học tập khác nhau được phát huy. Cho phép h ọ c s i n h
tự xây dựng kiến thức thông qua việc hoàn thành những sản phẩm cụ thể.
Đồng thời dạy học theo chủ đề sẽ phát triển ở học sinh những kỹ năng sống,
kỹ năng phối hợp làm việc trong nhóm học tập; học sinh được tự đưa ra quyết
định, chủ động giải quyết những vấn đề phức tạp, áp dụng được những kiến
thức, kỹ năng học được vào thực tiễn. Nội dung gắn liền với thực tiễn và hình
thức học tập hợp tác đã tạo sự hứng thú, tích cực của học sinh trong q trình
học tập.
- Dạy học theo chủ đề định hướng thực tiễn cuộc sống: nội dung mà các chủ đề
đề cập đến thường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, liên quan đến các hiện tượng
xảy ra trong cuộc sống mà đa số người học quan tâm và muốn tìm hiểu thơng qua
các tình huống khởi động cũng như các nội dung trong hoạt động luyện tập, vận
dụng và sáng tạo của chủ đề.
- Dạy học theo chủ đề định hướng đến đối tượng người học khác nhau: thông
qua dạy học theo chủ đề, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy học hướng đến
các đối tượng học sinh khác nhau, tùy điều kiện và năng lực người học, giáo viên có
thể linh động tổ chức các hoạt động học tập đến hoạt động “luyện tập”, “vận dụng”
hay hoạt động “tìm tịi mở rộng” tùy vào từng đối tượng học sinh. Thông thường hoạt
động “tìm tịi mở rộng” trong dạy học theo chủ đề chủ yếu được khuyến khích hướng
tới đối tượng là học sinh khá giỏi, tuy nhiên, cũng qua nội dung và hệ thống câu hỏi
được soạn sẵn, giáo viên có thể hướng dẫn và khích lệ các đối tượng học sinh trung
bình tích cực nghiên cứu để hồn thành nội dung chủ đề. Chính đặc trưng này đã
giảm bớt áp lực đối với giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy học so với các
hình thức tổ chức dạy học truyền thống.
Quy trình xây dựng 1 chủ đề dạy học
Mỗi bài học theo chủ đề phải giải quyết trọng vẹn một vấn đề học tập. Trên cơ
sở nội dung Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014, tài liệu tập huấn
chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và
hướng dẫn học sinh tự học và tài liệu dạy học theo định hướng hình thành và phát
triển năng lực người học, quy trình xây dựng 1 chủ đề dạy học như sau:

4


Bước 1: Xác định tên chủ đề và thời lượng chủ đề dạy học.
Bước đầu tiên là phân tích nội dung của chương trình để xác định chủ đề trọn
vẹn, từ chủ đề lớn có thể phân chia thành các chủ đề nhỏ hơn phù hợp cho việc dạy
học trên lớp.
Về thời lượng của 1 chủ đề dạy học: số lượng tiết cho một chủ đề nên có dung
lượng vừa phải (khoảng 2 đến 5 tiết) để việc biên soạn và tổ chức thực hiện khả
thi, đảm bảo tổng số tiết của chương trình của từng mơn sau khi biên soạn lại có
chủ đề khơng vượt hoặc thiếu so với thời lượng quy định trong chương trình hiện
hành.
Bước 2: Xác mạch nội dung kiến thức và định mục tiêu của chủ đề dạy học.
Để xác định mạch nội dung kiến thức của chủ đề, giáo viên cần nghiên cứu
sách giáo khoa và từ các bài học, căn cứ chuẩn kiến thức để xác định những nội
dung người học cần được học trong mỗi chủ đề. Mạch nội dung kiến thức thường
sẽ có 2 nhóm vấn đề chính là nhóm kiến thức cơ sở khoa học và nhóm kiến thức
vận dụng kiến thức cơ sở vào trong thực tiễn cuộc sống.
Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy (ma trận cấp độ tư duy).
Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng
để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
Bước 4: Thiết kế các câu hỏi/bài tập để sử dụng trong dạy học, kiểm tra đánh
giá chủ đề.
Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mơ tả để sử
dụng trong q trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện
tập theo chủ đề đã xây dựng. Các câu hỏi/bài tập cần nhấn mạnh đánh giá theo
hướng đánh giá năng lực người học. Vì vậy, nội dung câu hỏi/bài tập có những
điểm khác biệt.
Bước 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề.
Mỗi chủ đề có thể được thực hiện trong nhiều tiết khác nhau và dưới các hình

thức khác nhau. Trong kế hoạch thực hiện cần thể hiện rõ mỗi nội dung (mục đề)
được thực hiện dưới hình thức nào (trên lớp hay trong phịng thí nghiệm, thực
nghiệm vườn trường hay tại cơ sở sản xuất, địa phương, ...) với thời gian bao nhiêu
tiết, thiết bị dạy học và học liệu, …. Hình thức tổ chức trên lớp chủ yếu là các hoạt
động thảo luận nhóm, báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân hay nhóm qua phiếu
học tập, các file PowerPoint, video, bài báo cáo, ….
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học.
Thiết kế tiến trình dạy học bao gồm 5 hoạt động là: Khởi động/mở bài, hình
thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, tìm tịi mở rộng.
- Hoạt động khởi động: với mục đích là kích thích hứng thú người học trước
khi học bài mới hoặc huy động các kiến thức học sinh đã có phục vụ cho việc học
5


kiến thức mới.
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: học sinh được trải nghiệm và hợp tác,
chia sẻ để học kiến thức mới của chủ đề, đồng thời qua đó rèn luyện và phát triển
các kĩ năng tự học cho học sinh.
- Hoạt động luyện tập và vận dụng: là 2 hoạt động giúp học sinh luyện tập các
kiến thức và kĩ năng đã học thông qua các câu hỏi/bài tập và vận dụng các kiến
thức vừa học được vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong thực tiễ.
- Hoạt động tìm tịi mở rộng: học sinh tiếp tục tìm hiểu và mở rộng kiến thức
ngồi những kiến thức đã học được.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chủ đề theo phương pháp dạy
học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi với
đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó. Việc
xây dựng các tình huống xuất phát cần phải đảm bảo một số yêu cầu:
- Tình huống xuất phát phải gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảm nhận và
đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng.
- Việc xây dựng tình huống xuất phát cần phải chú ý tạo điều kiện cho học

sinh có thể huy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, qua đó hình thành mâu
thuẫn nhận thức, giúp học sinh phát hiện được vấn đề, đề xuất được các giải pháp
nhằm giải quyết vấn đề.
- Tiếp theo tình huống xuất phát là các hoạt động học như: đề xuất giải pháp
giải quyết vấn đề; thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề; báo cáo, thảo luận; kết
luận, nhận định, hợp thức hóa kiến thức.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Về chương trình mơn học:
- Chương trình mơn học cịn một số bất cập, nội dung kiến thức khá nhiều,
thời lượng thực hành, vận dụng còn hạn chế.
- Một số nội dung khó dạy, kiến thức mang tính hàn lâm, thiếu tính khả thi
cho vùng miền.
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu của môn học.
Về Giáo viên:
- GV cịn xem nhẹ mơn Cơng nghệ, tâm lí giáo viên khơng thích dạy mơn
Cơng nghệ.
- Phần lớn giáo viên là kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn đào tạo, thậm
chí có giáo viên thiếu giờ thì dạy thêm một số tiết Công nghệ, giáo viên không đầu
tư chuyên môn, không sáng tạo khi dạy học dẫn đến học sinh không hứng thú.
Về học sinh: Tiến hành nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh đối với môn
Công nghệ 10.
6


KHẢO SÁT HỨNG THÚ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VỀ MÔN CÔNG NGHỆ 10

Khảo sát được thực hiện tại 3 lớp 10A1, 10A3, 10D2 trong năm học 2020- 2021
Đồng ý

Nội dung hỏi


Khơng ý kiến

Khơng đồng
ý

SL

%

SL

%

SL

%

1.Em thích học mơn Cơng
nghệ 10.

32

25,6%

14

11,2%

79


63,2%

2.Em thấy mơn Cơng nghệ 10
khó hiểu, kiến thức khơng cập
nhật với thời đại.

77

61,2%

15

12%

33

26,8%

3.Em khơng tìm thấy lý do gì
để học mơn CN 10 trừ đó là
mơn học bắt buộc.

98

78,4%

10

8%


17

13,6

4. Em tập trung nghe giảng và
phát biểu ý kiến.

35

28%

24

19,2%

66

52,8%

5.Em có thể học được kiến
thức mơn Cơng nghệ từ gia
đình, báo chí, mạng internet...

28

22,4%

26


20,8%

71

56,8%

6. Kiến thức mơn Cơng nghệ
10 có thể giúp ích cho em
trong cuộc sống.

28

22,4%

21

16,8%

76

60,8%

Qua khảo sát, thu được một số kết quả sau:
- Cảm nhận về môn học Công nghệ 10: Đa học sinh khơng thích học mơn
Cơng nghệ 10, chỉ có 25,6% học sinh thích học mơn học này, 78,4% học sinh cho
rằng môn Công nghệ 10 là mơn học bắt buộc trong chương trình. Như vậy đa số
học sinh có cảm nhận khơng tốt về mơn học này.
- Phương pháp học: Các em khơng có thói quen tự học, tự tìm hiểu mơn Cơng
nghệ 10 ngồi thời gian học trên lớp. Học sinh học tập một cách thụ động để hồn
thành điểm số theo u cầu mơn học (chỉ có 28% học sinh tập trung nghe giảng và

phát biểu ý kiến và 22,4% học sinh tự học kiến thức mơn Cơng nghệ 10 ngồi
sách giáo khoa).
- Thái độ mơn học: Số học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa thấy
được mối liên hệ giữa kiến thức môn Công nghệ với việc giải quyết các vấn đề
7


trong thực tiễn cuộc sống ( Chỉ có 22,4% học sinh nhận thức đúng cơng nghệ giúp
ích trong cuộc sống).
- Về đề xuất để tăng hiệu quả việc học môn Công nghệ: Tất cả học sinh được
khảo sát đều đề xuất tăng giờ thực hành, chuyển từ kiểm tra kiến thức thơng
thường sang hình thức kiểm tra bằng thực hành, nội dung học tập cần gắn liền với
thực tế cuộc sống xung quanh học sinh.
2. Thực hiện giải pháp: Tổ chức dạy học Chủ đề : Đất – Người bạn nhà
nông - theo hướng phát triển năng lực học sinh.
2.1 . Mục tiêu chủ đề
Phẩm chất năng lực

Mục tiêu

ST
T

Năng lực đặc thù

Nhận thức cơng nghệ

Nêu được vai trị của đất trồng.

1


Trình bày được khái niệm, thành phần và tính chất
của đất trồng.

2

Trình bày được khái niệm, nguyên nhân và hậu quả
gây ơ nhiễm đất.

3

Trình bày ngun nhân, hậu quả biện pháp sử dụng
đất xói mịn.

4

Trình bày khái niệm, phân loại, tác dụng của đất sạch

5

- Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất. Giải
thích cơ sở khoa học các biện pháp sử dụng cải tạo
đất.

6

Sử dụng công nghệ

Sử dụng công nghệ để xác định các chỉ tiêu đất trồng
tại Cửa Lò và Nghi Lộc: loại đất, độ pH, độ thốt

nước, sinh vật đất.

8

Đánh giá cơng nghệ

Nhận biệt được xu thế sử dụng đất sạch trong nông
nghiệp hiện đại. Đánh giá sản phẩm đất sạch.
Đánh giá được mơ hình chống xói mịn đất.

9

Thiết kế được mơ hình chống xói mịn đất.
Thiết kế kĩ thuật

Thiết kế quy trình và sản xuất được sản phẩm đất
sạch.

7

10
11

Năng lực chung
8


Tự nghiên cứu để hồn thành các sản phẩm của
nhóm.


12

Khám phá và vận dụng kiến thức về sử dụng và cải
tạo đất trong thực tiễn.

13

Tự học và tự chủ
Giải quyết vấn đề và
sáng tạo
Giao tiếp và hợp tác

Phân công và thực hiện nhiệm vụ nhóm giao.

14

Phẩm chất chung
Trung thực

Báo cáo kết quả tự học, tự nghiên cứu chính xác,
khơng sao chép kết quả của người khác.

15

Chăm chỉ

Ham học hỏi, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia
các cơng việc của nhóm.

16


2.2. Xác định phương pháp dạy học chủ đề: Dạy học theo dự án.
2.3. Tổ chức dạy học chủ đề
I. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 1 tờ giấy A0, 2 bút lông, 4 nam châm.
Các phiếu học tập.
Tranh ảnh, video về đất.
Các phiếu đánh giá hoạt động các nhóm.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các thơng tin ( hình ảnh, video, thơng tin....) về các vấn đề: Cấu tạo,
tính chất của đất; Phương pháp xác định chất lượng đất trồng; Đất xói mịn mạnh;
Quy trình sản xuất đất sạch.
- Tự thiết kế phương pháp kiểm tra chất lượng đất; Thiết kế thí nghiệm về mơ
hình chống xói mịn; Quy trình sản xuất đất sạch.
II. Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: 1
2. Thời gian: 10 phút - (Tiết thứ 1)
3. Nội dung: Đặt ra tình huống liên quan đến chủ đề học tập tạo hứng thú cho
học sinh.
4. Cách tiến hành :
Hoạt động GV
GV đặt ra tình huống:

Hoạt động HS
Xem clip

Xem clip Tại sao đất quan trọng:
9



/>Thảo luận theo từng cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
1.
2.

Thảo luận và trả lời câu
hỏi

Tại sao đất quan trọng đối với nơng dân ?
Có ý kiến cho rằng:
“ Đất là người bạn tốt của nhà nơng ”.

Em có đồng ý với ý kiến này khơng ? Giải thích?
3.

Nơng dân đã đối xử với người bạn đặc biệt này
như thế nào ?
Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc chung của đất
1.Mục tiêu : 2
2. Thời gian: 20 phút ( Tiết thứ 1)
3. Nội dung :
Độ phì nhiêu : là nói về độ màu mỡ, dinh dưỡng trong đất
Chỉ tiêu

Tính chất
vật lí


Chỉ tiêu cụ thể

Nội dung

Keo đất

Là những phân tử có kích thước khoảng dưới 1
micromet, khơng hồ tan trong nước mà ở
trạng thái huyền phù.

Khả năng hấp phụ
của đất

Là khả năng đất giữ lại các chất dinh dưỡng,
các phân tử nhỏ, hạn chế sự rửa trôi của chúng
dưới tác động của nước mưa, nước tưới.

Là tỉ lệ hạt sét, limo và cát trong đất (dựa vào
Thành phần cơ giới
đó chia đất thành 3 loại Đất cát, Đất thịt, Đất
của đất
sét).
Tính chất

Phản ứng dung
dịch đất

Phản ứng của dung dịch đất chỉ tính chua,
kiềm, hoặc trung tính của đất, do nồng độ H +
và OH- quyết định.


Độ pH

Là độ chua do H+ trong dung dịch đất gây nên.

Quần thể sinh vật
trong đất

Sự sống trong đất, sinh vật đất, động vật trong
đất, bao gồm giun đất, giun tròn, động vật
nguyên sinh, nấm, vi khuẩn, các động vật chân
đốt khác nhau..........

hóa học

Tính chất
sinh học

4.Cách tiến hành :
Hoạt động GV

Hoạt động HS
10


-

Chia học sinh thành 4 nhóm.
Nghiên cứu đoạn thơng tin và hoàn thành phiếu học tập
Phiếu học tập: Sức khỏe của Đất


Lập nhóm

Sức khỏe của đất đang trong tình trạng phải... đi cấp cứu!
Không phải chỉ là ốm sơ sơ kiểu “hắt hơi sổ mũi” nữa mà sức
khỏe của đất thời gian gần đây đã tụt dốc khơng phanh.
Nói về sức khỏe đất, là nói về độ màu mỡ, dinh dưỡng trong
đất (Độ phì nhiêu của đất). Độ màu mỡ, hàm lượng dinh
dưỡng trong đất phụ thuộc vào đá mẹ. Ngồi ra, trải qua một
q trình hàng triệu năm, sức khỏe đất còn bị tác động lớn từ
điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu, lịch sử canh tác của
con người...
Bên cạnh đó, cịn phải xét tới các tính chất vật lý, hóa học và
sinh học liên quan tới sức khỏe đất. Các tính chất vật lý liên
quan tới sức khỏe đất như keo đất, khả năng hấp phụ của đất,
thành phần cơ giới của đất có sét quá hoặc cát q hay khơng,
độ thơng thống, độ chặt của đất ra sao......
Tính chất hóa học tức là xem trong đất có đầy đủ 16 nguyên
tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng hay khơng. Ngồi ra
phải xét tới những yếu tố phản ứng của dung dịch đất, độ pH
của đất, dinh dưỡng giới hạn như phèn, mặn, hóa kiềm....
Tính chất sinh học liên quan tới sức khỏe đất là xem lớp phủ ở
trên mặt đất là gì, quần thể vi sinh vật trong đất ra sao, vi sinh
vật có hại chiếm tỷ lệ cao hay là vi sinh vật có lợi.
GV: Quan sát hỗ trợ các nhóm hồn thành PHT
GV: Nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm

Thảo luận và
hồn thành PHT.
Cử đại diện lên

trình bày.
Nhận xét, đặt
câu hỏi cho
nhóm khác.

Phiếu học tập : Sức khỏe của Đất
Độ phì nhiêu
Chỉ tiêu

Chỉ tiêu cụ thể

Nội dung

Tính chất vật lí

11


Tính chất hóa học
Tính chất sinh học

Hoạt động 2: Lập kế hoạch dự án và chuyển giao nhiệm vụ.
1. Mục tiêu: Lập nhóm và chuyển giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm.
2. Thời gian: 15 phút ( Tiết thứ 1).
3. Cách tiến hành :
Hoạt động GV

Hoạt động Học sinh

Qua các nội dung trên chúng ta có thể thấy vai trị

của đất trong nơng nghiệp, đất là người bạn tốt của
nông dân. Tuy vậy sức khỏe của người bạn này
đang ở trong tình trạng báo động? Chúng ta đã hiểu
gì về người bạn này? Làm thế nào để người bạn Thảo luận các nội dung
này có sức khỏe tốt hơn, giúp nông dân canh tác tốt liên quan đến chủ đề.
hơn. Chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề:
Đất – người bạn nông dân
- Bước 1: GV cùng HS thảo luận để đưa ra các nội
dung của chủ đề.
+ Nội dung 1: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra sức
khỏe đất nơng nghiệp.
HS lập nhóm.
+ Nội dung 2: Thực trạng ơ nhiễm đất nơng nghiệp - Các nhóm nhận nhiệm vụ
ở Việt Nam.
học tập.
+ Nội dung 3: Thực trạng xói mịn đất và biện pháp +Nhóm 1: Tìm hiểu
chống xói mịn.
phương pháp kiểm tra sức
+ Nội dung 4: Tìm hiểu về đất sạch dùng cho nơng khỏe đất nơng nghiệp.
nghiệp.
+Nhóm 2: Thực trạng ơ
nhiễm đất nơng nghiệp ở
- Bước 2: Lập nhóm.
Việt Nam.
GV: Cơng bố thành viên từng nhóm.
+Nhóm 3: Thực trạng xói
GV: Điều chỉnh nhóm khuyến khích những học sinh
mịn đất và biện pháp.
có gia đình sản xuất nơng nghiệp vào nhóm 1 hoặc
+Nhóm 4: Tìm hiểu về đất

4.
sạch dùng cho nơng
- Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng
nghiệp.
dẫn lập kế hoạch nhóm.
- Nghiên cứu nhiệm vụ các
- Bước 4: Hướng dẫn học sinh xác định nhiệm vụ
nhóm, thảo luận và phân
học tập và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu
công nhiệm vụ cụ thể cho
12


có thể tham khảo giúp hồn thành nhiệm vụ học tập. từng thành viên trong
nhóm.
- Lắng nghe, ghi chép, hỏi
GV những nội dung chưa
hiểu.
- Trình bày kết quả hoạt
động nhóm.
Phân cơng nhiệm vụ cụ thể các nhóm
Chia nhóm/
Phân vai

Nhóm 1:
Đóng vai
Nơng dân

Nhóm 2:
Nhà báo


Nhóm 3:
Nhà nghiên
cứu về đất

Chủ đề các nhóm

Nhiệm vụ

Sản phẩm cần đạt
- Bài báo cáo bằng
PowerPoint trình
bày rõ nội dung
thực hiện.

Kiểm tra sức khỏe
cho đất.

- Tìm hiểu thơng tin
từ SGK, báo chí,
mạng internet... về
cách xác định một số
chỉ tiêu về sức khỏe
cho đất nông nghiệp.
- Xác định các chỉ tiêu
về sức khỏe đất ở một
số địa điểm tại Nghi
Lộc và Cửa Lị.

Thực trạng sức

khỏe đất nơng
nghiệp Việt Nam
hiện nay.

Thực trạng xói
mịn đất và biện
pháp.

Tìm hiểu thơng tin từ
SGK, báo chí, mạng
internet... về các nội
dung: Thực trạng đất
nơng nghiệp ở nước
ta; Nguyên nhân;
Hậu quả; Giải pháp.

Bài báo cáo bằng
PowerPoint trình
bày rõ nội dung
thực hiện.

- Tìm hiểu thơng tin
từ SGK, báo chí,
mạng internet... về
các nội dung: Khái
niệm xói mịn; Hậu
quả; Nguyên nhân;
Giải pháp khắc phục.

- Bài báo cáo bằng

PowerPoint trình
bày rõ nội dung
thực hiện.

- Thiết kế mơ hình
chống xói mịn.
Nhóm 4:
Nơng dân
khởi nghiệp

Đất sạch.

- Kết quả xác định
một số chỉ tiêu về
về sức khỏe đất ở
một số địa điểm tại
Nghi Lộc và Cửa
Lị.

- Tìm hiểu thơng tin
từ SGK, báo chí,
mạng internet... về
Đất sạch: Giá trị kinh

- Mơ hình chống
xói mịn.
- Bài báo cáo bằng
PowerPoint trình
bày rõ nội dung
thực hiện.

13


tế; Đặc điểm; Phân
loại.....
- Xây dựng quy trình
sản xuất đất sạch.

- Sản phẩm đất
sạch.

Hoạt động 3: Triển khai dự án
1. Mục tiêu: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14, 16.
2.Thời gian: 1 tiết (Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp: 1 tuần)
3.Cách tiến hành:
Hoạt động Giáo viên

Hoạt động Học sinh

- GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh và
các nhóm trong q trình nghiên cứu nội - Các nhóm lập kế hoạch để thực
dung được phân cơng.
hiện nhiệm vụ học tập của nhóm
- Giải đáp thắc mắc cho HS.
mình.
- Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.

- Các thành viên thông qua báo
- GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh
tiến độ cơng việc của nhóm mình, đồng thời sửa bài báo cáo của nhóm.

nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá - Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến
trình tìm hiểu các chủ đề.
đóng góp của các thành viên, hồn
- GV giúp đỡ các nhóm thơng qua việc đưa thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị
ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải trình bày trước lớp vào tiết sau.
quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.
- HS có 1 tuần để tìm hiểu và hoàn thành
nội dung học tập.
Hoạt động 4: Báo cáo kết quả
1. Mục tiêu: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14, 15.
2.Thời gian: 2 tiết (Thực hiện trên lớp tuần thứ 3)
3. Tiến hành:
GV đặt vấn đề: Ở các tiết học trước, các nhóm đã nhận nhiệm vụ, và thực
hiện nhiệm vụ học tập. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu kết quả
làm việc của các nhóm.
* Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề đã được phân công.
* Mỗi nhóm có 15 phút để trình bày và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4. 1: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra sức khỏe đất nơng nghiệp
- Nội dung: Tìm hiểu phương pháp kiểm tra sức khỏe đất nông nghiệp. Tiến
hành kiểm tra một số mẫu đất tại Cửa Lò và Nghi Lộc.
14


- Sản phẩm: PowerPoint.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Cách tiến hành:
+ Nhóm 1 trình bày nội dung được phân cơng, tiến hành đo pH một số mẫu
đất.
+ HS nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và quan sát phương pháp đo pH
đất của nhóm 1.

+ HS nhóm khác trả lời câu hỏi của nhóm 1 và hỏi đặt câu hỏi cho nhóm 1.
+ Nhóm 1 trả lời các câu hỏi của nhóm khác nếu có.
+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 1.
+ GV: (nhấn mạnh) Vai trị và ý nghĩa của việc thường xuyên kiểm tra chất
lượng đất trong sản xuất nơng nghiệp.
+ GV và các nhóm cịn lại cho điểm nhóm 1.
+ GV nêu câu hỏi sau, yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời :
Xem đoạn clip sau : />Câu 1: Trong các yếu tố hình thành đất ? Yếu tố nào quyết định hình thành
nên các loại đất ?
Câu 2: Nêu tên một số loại sinh vật trong đất ? Tại sao giun đất được coi là
chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất ?
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi .
+ GV: Nhận xét và đánh giá, khẳng định vai trò của Giun đất đối với đất.
Hoạt động 4.2: Tìm hiểu Thực trạng ơ nhiễm đất nơng nghiệp ở Việt
Nam.
- Nội dung: Thực trạng ô nhiễm đất nông nghiệp ở Việt Nam.
- Sản phẩm: Bài báo cáo.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- Cách tiến hành:
+ Nhóm 2 trình bày nội dung được phân cơng.
+ HS nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 2.
+ HS nhóm khác trả lời câu hỏi của nhóm 2 và hỏi đặt câu hỏi cho nhóm 2.
+ Nhóm 2 trả lời các câu hỏi của nhóm khác nếu có.
+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 2.
15


+ GV và các nhóm cịn lại cho điểm nhóm 2.
+ GV đưa ra tình huống sau:
Ơ nhiễm đất gây ung thư: Khi “bệnh” của đất truyền cho con người

Nếu để hai khái niệm ô nhiễm đất và ung thư bên cạnh nhau thì hẳn nhiều
người sẽ khơng cho là liên quan nhưng ít ai biết rằng ơ nhiễm đất chính là một
trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây nên căn bệnh ác tính ung thư.
Như đã nói ở trên, đất là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây cối nên sự ảnh
hưởng đầu tiên của ơ nhiễm chính là phá hủy hệ sinh thái như làm hay đổi quá
trình chuyển hóa của thực vật, gây xói mịn, chuyển hóa các sinh vật đặc hữu và
động vật chân đốt làm đảo lộn chuỗi thức ăn mà trong đó con người cũng góp mặt.
Về bệnh tật, ơ nhiễm đất lấy đi sức khỏe, thậm chí là mạng sống con người
thơng qua các căn bệnh như ung thư. Việc thường xuyên tiếp xúc với đất ô nhiễm
kim loại nặng gây nên các bệnh ung thư về máu, gan nhiễm độc,…Ô nhiễm đất
gây ung thư cịn thơng qua việc chất độc hại nhiễm vào mạch nước ngầm mà con
người uống hằng ngày. Ngoài ô nhiễm đất gây ung thư thì ô nhiễm đất cịn là tác
nhân của các bệnh mãn tính khác và rối loạn bẩm sinh.
Câu 1: Tại sao ô nhiễm đất có thể gây ra ung thư ?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng: Những chất gây ơ nhiễm khơng khí, ô nhiễm nước
cuối cùng vẫn đổ về đất. Hãy nêu quan điểm của em về ý kiến đó ?
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi .
+ GV: nhận xét và đánh giá. Nhấn mạnh về hậu quả của ô nhiễm đất đến sản
xuất nông nghiệp và sức khỏe con người.
Hoạt động 4.3: Tìm hiểu Thực trạng xói mịn đất và biện pháp.
- Nội dung: Thực trạng xói mịn đất, ngun nhân và biện pháp chống xói
mịn, xây dựng mơ hình chống xói mịn.
- Sản phẩm: PowerPoint, Mơ hình chống xói mịn.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Cách tiến hành:
+ Nhóm 3 trình bày nội dung được phân cơng, thuyết minh về mơ hình chống
xói mịn đất.
+ HS nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 3.
+ HS nhóm khác trả lời câu hỏi của nhóm 3 và hỏi đặt câu hỏi cho nhóm 3.
+ Nhóm 3 trả lời các câu hỏi của nhóm khác nếu có.

+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3.
16


+ GV và các nhóm cịn lại cho điểm nhóm 3.
Hoạt động 4. 4: Tìm hiểu về đất sạch dùng cho nơng nghiệp.
- Nội dung: Tìm hiểu về đất sạch dùng cho nơng nghiệp, và quy trình sản
xuất đất sạch trong nơng nghiệp.
- Sản phẩm: PowerPoint, trình bày quy trình sản xuất và sản phẩm đất sạch.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Cách tiến hành:
+ Nhóm 4 trình bày nội dung được phân cơng.
+ HS nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình của nhóm 4.
+ HS nhóm khác trả lời câu hỏi của nhóm 4 và hỏi đặt câu hỏi cho nhóm 4.
+ Nhóm 4 trả lời các câu hỏi của nhóm khác nếu có.
+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 4.
+ GV và các nhóm cịn lại cho điểm nhóm 4.
+ GV: Nêu câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Tên phương pháp trồng cây này? Ưu điểm của phương pháp này ?
Câu 2: Tại sao phương pháp này hiện nay vẫn không thay thế được phương
pháp trồng cây bằng đất ?
Hoạt động 5 : Luyện tập, Vận dụng.
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến thức đã học.
Thời gian: 5 phút.
Cách tiến hành:
GV: Quan sát các hình ảnh sau và cho biết hình ảnh đó đề cập đến hiện tượng
nào? Nguyên nhân ?

17



HS: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 6: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Nội dung: Vận dụng kiến thức trong chủ để làm bài kiểm tra.
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: Làm bài kiểm tra.
- Cách tiến hành: GV phát bài kiểm tra, yêu cầu về nội dung và thời gian,
cách thức làm bài.
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SAU KHI THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
1. Kiểm tra của học sinh
1.1. Ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực
Nội
dung
Đất –
người
bạn nhà
nông

Các mức độ nhận thức
Nhận biết
Nêu các
biện pháp
cải tạo đất.

Thông hiểu
Các chỉ tiêu
đánh giá sức
khỏe của đất.


Vận dụng thấp
Giải thích tác
động của thuốc
hóa học đối với
chất lượng đất
nơng nghiệp.

Vận dụng cao
Đánh giá hiệu
quả của một
biện pháp cải
tạo cho một loại
đất cụ thể.

1.2.Công cụ đánh giá
ĐỀ KIỂM TRA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ: ĐẤT – NGƯỜI BẠN NÔNG DÂN
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH ……………………LỚP ……Thời gian : 20 phút

Đọc đoạn thông tin và trả lời các câu hỏi sau:
Nông dân khám bệnh, bồi bổ cho đất
Không phải chỉ là ốm sơ sơ kiểu “hắt hơi sổ mũi” nữa mà sức khỏe của đất
thời gian gần đây đã tụt dốc khơng phanh, đang ở mức cần phải cấp cứu… Chính
vì vậy người nơng dân cần có các giải pháp bồi bổ cho đất một cách khoa học.
Đầu tiên cần đánh giá về “tình hình sức khỏe” của đất. Thứ hai tăng cường
việc bổ sung hàm lượng hữu cơ cho đất như phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh
hữu cơ..... Thứ ba về tưới tiêu cho cây trồng trong quá trình canh tác, cần phải thiết
18


kế vườn nhằm đảm bảo thoát nước tốt vào mùa mưa, giữ ẩm tốt vào mùa khô. Hạn

chế sự bùng phát, gây hại của các vi sinh vật trong đất, tăng độ phì nhiêu cho đất,
đó là thực hiện ln canh cây trồng. Đặc biệt Đất phải được nghỉ ngơi, hiện nay, do
áp lực sản xuất, nên việc cho đất nghỉ, hoặc trồng luân canh giữa các chu kỳ cây ăn
quả gần như rất ít được thực hiện.
Câu 1: Để đánh giá tình hình sức khỏe đất nơng dân cần dựa vào những chỉ
tiêu cụ thể nào?
Câu 2: Liệt kê đơn thuốc để bồi bổ sức khỏe cho đất?
Câu 3: Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV). Tính ra một người dân sử dụng khoảng 1kg thuốc BVTV. Thuốc BVTV,
hóa chất độc hại như là mê hồn trận, là cơn nghiện của một bộ phận nông dân.
Thuốc BVTV đã làm suy giảm sức khỏe đất như thế nào?
Câu 4: Hình ảnh bên đề cập đến một hình thức canh tác độc đáo nào của
người dân các tỉnh miền núi phía Bắc ở nước ta? Đây biện pháp cải tạo loại đất nào
ở nước ta? Biện pháp này có tác dụng gì ?

Đáp án và thang điểm chấm

u

Nội dung

Điể
m

Đánh giá sức khỏe đất cần dựa vào các chỉ tiêu :
a.

- Tính chất vật lí : Keo đất, khả năng hấp phụ của đất, thành phần
cơ giới của đất.


2

- Tính chất hóa học : phản ứng dung dịch đất, Độ pH..
- Tính chất sinh học là quần thể sinh vật trong đất : giun đất....
b.

Đơn thuốc bồi bổ sức khỏe cho đất :

2

- Đầu tiên cần đánh giá tình hình sức khỏe của đất.
19


- Thứ hai tăng cường việc bổ sung hàm lượng hữu cơ cho đất như
phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh hữu cơ
- Thứ ba về tưới tiêu cho cây trồng trong quá trình canh tác.
- Đất phải được nghỉ ngơi.
Tác hại của thuốc BVTV đối với đất : Gây ô nhiễm đất
c.

Làm tăng lượng chất độc ( như kim loại nặng, chất độc..) cho đất.

3

Làm giảm độ phì nhiêu của đất, làm lượng chất hữu cơ.
Làm suy giảm hệ sinh vật đất đặc biệt là giun đất.....
Hình thức canh tác : Ruộng bậc thang. Đây biện pháp cải tạo loại
đất xói mịn mạnh
Biện pháp này có tác dụng :


d.

+) Tiết kiệm diện tích đất, trồng được nhiều hơn.

3

+) Ngăn chặn nước chảy làm xói mịn, sạt lở đất.
+) Giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng trong đất.

3. Kết quả đạt được.
Với việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã thu được một
số kết quả khả quan trong công tác giảng dạy môn Công nghệ 10. Học sinh có
hứng thú học tập hơn, khơng khí sơi nổi, kết quả học tập được nâng cao.
Kết quả bài kiểm tra
Kết quả kiểm tra đầu

Kết quả kiểm tra cuối chủ đề

Lớp

10 A1 (Sĩ số 42)

Giỏi

Khá

TB

Yếu


Giỏi

Khá

TB

Yếu

8

24

10

0

17

25

0

0

20


10A3 (sĩ số 42)


3

21

10D2 (sĩ số 41)

3

18

18

20

0

10

27

5

0

0

11

24


6

0

Kết quả hứng thú học tập môn Công nghệ 10 của học sinh
Đồng ý
Nội dung hỏi

Khơng ý
kiến

Khơng đồng
ý

SL

%

SL

%

SL

%

1.Em thích học mơn Cơng nghệ 10.

94


75,2%

15

12%

16

12,8%

2.Em thấy mơn Cơng nghệ 10 khó
hiểu, kiến thức khơng cập nhật với
thời đại.

12

9,6%

9

7,2%

104

83,2%

3.Em khơng tìm thấy lý do gì để học
mơn Cơng nghệ 10 trừ đó là mơn
học bắt buộc.


25

20%

12

9,6%

88

70,4%

4.Em tập trung nghe giảng và phát
biểu ý kiến.

97

77,6%

10

8%

18

14,4%

5.Em có thể học được kiến thức mơn
Cơng nghệ từ gia đình, báo chí,
mạng internet...


106

84,8%

11

8,8%

8

6,4%

6. Kiến thức mơn Cơng nghệ 10 giúp
ích cho em trong cuộc sống, tìm hiểu
về vấn đề sản xuất ở địa phương.

98

72%

17

13,6%

10

8%

- Cảm nhận về môn học Công nghệ: Sau khi thực hiện đề tài đa số học sinh

thích học môn Công nghệ chiếm 75,2% so với 25,6% trước khi thực hiện. Trước
khi thực hiện đề tài có 61,2% HS cho rằng mơn Cơng nghệ khó hiểu, kiến thức
khơng cập nhật thời đại, sau khi thực hiện tỉ lệ này chỉ cịn 9,6%. Số học sinh coi
đây là mơn học bắt buộc sau khi thực hiện chủ đề dạy học giảm từ 78,4% học sinh
xuống còn 20%, chứng tỏ các em có hứng thú với mơn Cơng nghệ.
- Phương pháp học: Sau khi thực hiện đề tài có 84,8% số học sinh tìm hiểu
kiến thức về mơn Cơng nghệ từ các nguồn tài liệu khác như gia đình, mạng, báo
chí tăng lên, giúp hình thành khả năng tự học (so với trước khi thực hiện đề tài là
22,4%), trong giờ học các em tập trung chú ý nghe giảng và phát biểu hơn đạt
77,6% (so với trước khi thực hiện đề tài là 28%).

21


- Thái độ mơn học: Số học sinh có thái độ đúng đắn với môn học tăng lên từ
22,4% lên 72%, từ nội dung môn học các em quan tâm đến cuộc sống tại địa
phương. Giúp các em hình dung một số ngành nghề trong tương lai, giúp định
hướng nghề nghiệp cho học sinh.
- Về đề xuất để tăng hiệu quả việc học môn Công nghệ: Tất cả học sinh được
khảo sát đều đề xuất tăng giờ thực hành, chuyển từ kiểm tra kiến thức thơng
thường sang hình thức kiểm tra bằng thực hành, nội dung học tập cần gắn liền với
thực tế cuộc sống xung quanh học sinh.
Với kết quả trên việc thực hiện chủ đề học tập này góp phần làm tăng hứng
thú và kết quả học tập của học sinh trong môn Công nghệ 10.

22


PHẦN III: KẾT LUẬN
Với việc dạy học chủ đề “ Đất – người bạn nhà nơng” theo hình thức dạy

học dự án, trong môn Công nghệ 10 thực sự đã mang lại nhiều kết khả quan:
- Kết quả học tập môn Công nghệ 10 của học sinh được nâng cao.
- Sự hứng thú đối với môn học tăng lên rõ rệt. Học sinh có nhận thức khác về
mơn Cơng nghệ, áp dụng được kiến thức học được vào thực tế.
- Học sinh được trải nghiệm thực tế và tìm hiểu về tài nguyên đất tại địa
phương, tăng thêm tình yêu quê hương đất nước.
- Hình thành một số năng lực cơng nghệ cho học sinh.
Trong q trình thực hiện đề tài bản thân tôi rút ra một số kết luận sau :
- Khâu thiết kế chủ đề học tập là rất quan trọng quyết định đến sự thành công
của việc dạy học. Vì vậy giáo viên phải đặc biệt chú trọng việc lựa chọn kiến thức
chủ đề học tập gắn liền với thực tiễn tại địa phương.
- Lựa chọn các nhiệm vụ học tập phải vừa sức với học sinh, tạo sự hứng thú
cho học sinh, nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh.
- Chú ý đến sự tham gia vào từng hoạt động của mỗi học sinh trong nhóm, có
sự đánh giá cơng bằng đối với từng học sinh, từng nhóm.
- Sử dụng các phương tiện Cơng nghệ thông tin vào việc giảng dạy, và hướng
dẫn học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Sau các chủ đề học tập cần có sự đánh giá rút kinh nghiệm của nhóm, tổ
chun mơn.
Một số kiến nghị :
- Về phía lãnh đạo nhà trường: Tổ chức các chủ đề dạy học trong chương
trình mơn Cơng nghệ 10 có liên quan đến các vấn đề thực tế để giáo viên có điều
kiện học hỏi và rút kinh nghiệm.
- Về phía cấp cao hơn: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho giáo viên.
Đề xuất hướng mở rộng đề tài:
- Tiếp tục xây dựng nội dung mơn Cơng nghệ theo hướng thành các chủ đề có
liên quan đến thực tiễn địa phương.
- Kết hợp với các cơ sở sản xuất, chính quyền tại địa phương tạo điều kiện
cho học sinh được tham quan học tập vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các

vấn đề thực tiễn.
- Từ các chủ đề học tập là cơ sở tạo điều kiện cho học sinh xây dựng các ý
tưởng khởi nghiệp sáng tạo với các sản phẩm có tại địa phương.
23


24


PHỤ LỤC I. SẢN PHẨM HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
SẢN PHẨM NHÓM 1: KIỂM TRA SỨC KHỎE CHO ĐẤT

Kiểm tra 1: Loại đất
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của đất là thành phần đất.Về cơ bản,
đất được phân ra các loại sau: đất sét, đất cát, và đất mùn. Đất sét chứa các chất
dinh dưỡng phong phú, nhưng khả năng thoát nước kém. Đất cát thoáng, khả năng
thoát nước nhanh chóng, nhưng sẽ gặp vấn đề trong việc lưu giữ các chất dinh
dưỡng và duy trì độ ẩm. Đất mùn thường được coi là loại đất lý tưởng vì khả năng
giữ được độ ẩm và chất dinh dưỡng tốt nhưng lại không bị úng.
Để xác định loại đất, lấy một nắm đất ẩm (nhưng không ướt ) từ khu vườn,
nắm nhẹ lại và mở bàn tay ra. Quan sát đất sẽ ở 1 trong 3 trạng thái sau:
1. Nắm đất vẫn giữ được hình dạng khi nắm, và khi chọc vào, nắm đất sẽ vỡ
nhẹ ra. Điều đó có nghĩa đất đó là đất mùn và có độ tơi xốp rất tốt.
2. Nắm đất vẫn giữ được hình dạng khi nắm và khi chọc vào, nắm đất vẫn giữ
nguyên hình dạng. Loại này là đất sét.
3. Nắm đất tơi ra ngay sau khi mở bàn tay. Loại này là đất cát.

Xác định loại đất bằng cách nắm đất trong tay
Kiểm tra 2: Kiểm tra khả năng thoát nước
Điều này rất quan trọng, giúp xác định xem đất có vấn đề thốt nước hay

khơng. Để kiểm tra khả năng thoát nước, thực hiện như sau:
1. Đào 1 cái lỗ với kích thước (15cm x 30cm) đối với vườn.
2. Đổ đầy nước vào lỗ và chờ cho chỗ nước đó thoát hết.
3. Lại đổ đầy nước lần thứ 2.
4. Theo dõi xem bao lâu thì chỗ nước vừa đổ vào sẽ thoát đi hết.
25


×