Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số giải pháp giúp giáo viên giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh trường tiểu học tuy lộc trước đại dịch COVID 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.11 KB, 22 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực về
khoa học, công nghệ và sự phát triển của nền “kinh tế số - xã hội số” nhờ đó đã
đem lại nhiều thành tựu vơ cùng to lớn đối với đời sống văn hóa, xã hội. Đồng thời,
đây cũng là thế kỷ có nhiều khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết với cả nhân
loại nói chung và Việt Nam nói riêng trước sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt, thiên
tai bất thường, dịch bệnh khó lường,... Vì vậy, giáo dục kỹ năng sống cơ bản
cho các em tại trường tiểu học cần được thơng qua nhiều hình thức, phương pháp
hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một
cách tích cực chủ động vào các q trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay
đổi hành vi của các em theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách
tồn diện giúp các em có thể sống an tồn, khỏe mạnh và tích cực, chủ động, tự tin
trong ứng phó với những vấn đề hay thách thức của cuộc sống hằng ngày đầy biến
động. Vì chỉ khi các em có kĩ năng sống tốt sẽ thúc đẩy thay đổi cách nhìn nhận
bản thân và thế giới, tạo dựng niềm tin, lịng tự trọng, thái độ tích cực và động lực
cho bản thân, tự mình quyết định số phận của mình. Cịn thiếu kĩ năng sống cơ bản
con người dễ hành động nơng nổi thậm chí tiêu cực,… Giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu
phát triển toàn diện nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá
trị, thái độ và kĩ năng phù hợp.
Trong thực tế hiện nay, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học
cịn nhiều hạn chế chưa có nét chuyển biến nhiều. Mặc dù hơn 10 năm trở lại đây,
Bộ GD-ĐT đã đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở
Bậc tiểu học với mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn
diện về “đức, trí, thể, mỹ”, hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
1


xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong khi, tiểu học là bậc


học tạo nền tảng cho học sinh phát triển vì ngồi việc trang bị cho học sinh vốn
kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải giáo dục học sinh có kỹ năng
sống tốt, để các em có thêm kinh nghiệm thích ứng với mơi trường, xã hội mới.
Giáo dục một số kỹ năng sống cơ bản cho học sinh giúp các em biết tự giải
quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hằng ngày như: biết tự chăm
sóc sức khỏe, biết bảo vệ mơi trường, chủ động hơn trong phòng tránh các tai, tệ
nạn xã hội, biết chủ động, tự tin ứng phó trước những tác động của mơi trường và
sự biến đổi khí hậu khó lường gây ra; trong đó có thiên tai, lũ lụt bất thường và đại
dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp hiện nay,… mà khơng nhất thiết phụ
thuộc hồn tồn vào cha mẹ hay người lớn nhưng vẫn có thể ít nhiều biết cách tự
phịng, tránh và bảo vệ mình một cách tốt nhất. Chính lí do trên, tơi đã quyết định
lựa chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Một số giải pháp giúp giáo
viên giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc trước đại
dịch COVID-19 ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng học sinh ở trường Tiểu học Tuy Lộc.
- Tìm ra một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cơ bản cho học sinh ở
trường Tiểu học Tuy Lộc năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo để các em
có thể cùng chung sống an toàn trước mọi nguy cơ, thách thức của mơi trường góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu thực tiễn tại trường tiểu hoc Tuy Lộc.
- Học sinh trường Tiểu học Tuy Lộc.

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2


- Đọc, nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên
quan đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Phương pháp quan sát thực tiễn.
- Phương pháp, điều tra, khảo sát, thông kê.
- Phương pháp phỏng vấn, tương tác.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận.
Giáo dục kỹ năng sống cơ bản đã xuất hiện từ lâu và được nhiều người quan
tâm như học ăn, học nói, học gói, học mở, học cách làm người, học để đối nhân xử
thế, học để đối phó và chung sống hịa bình với thiên nhiên. Đây là những kỹ năng
đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống cộng đồng dân cư
và các tầng lớp giai cấp của xã hội ở mọi thời điểm khác nhau. Trong khi đó, học
sinh tiểu học lại là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách,
các em cịn non nớt về thể chẩt và tình cảm, trí tuệ. Các em phải học mọi thứ từ
cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều chiều xung quanh để phát triển. Vì vậy, giáo
dục kỹ năng sống cho các em để giúp các em thích nghi, hịa nhập ứng phó với
cuộc sống hằng ngày; đồng thời, còn giúp các em định hướng đúng đắn để phát
triển nhân cách toàn diện càng cần phải được quan tâm hàng đầu. Nội dung giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thơng là
“Cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi giúp các em biết kính trọng, yêu
mến, lễ phép với ông, bà, bố, mẹ, thầy cô giáo, anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh
dạn, tự tin; yêu thiên nhiên, thích cái đẹp, thích học hỏi, ham hiểu biết,…”. Chính
vì vậy, giáo dục kỹ năng sống phải gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục trong thế kỷ
XXI đó là: “ Học để biết - Học để làm - Học để làm người - Học để chung sống”.
3


Theo đó, kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng
về giao tiếp được vận dụng trong các tình huống hàng ngày để tương tác một cách
có hiệu quả với người khác, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu

cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Nói cách khác, kỹ năng sống là cách
tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Kỹ năng sống như những nhịp
cầu giúp con người biến kiến thức thành giá trị, thái độ, hành vi và thói quen lành
mạnh. Vì vậy, cần dạy kỹ năng sống cho con trẻ, ngay từ khi còn thơ bé nhất là lứa
tuổi học sinh tiểu học nhằm giúp các em tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh
khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra. Các em có thể hồ nhập nhanh với cuộc sống
xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ
đó học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng
của bản thân. Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là
việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi học sinh có những yếu tố cá nhân
khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi
trường trải nghiệm khác nhau nên nhà giáo dục cần có những hình thức, biện pháp,
giải pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho học
sinh được tự trải nghiệm. Với kĩ năng sống phong phú các em sẽ biết cách khai thác
kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con
người để sống an tồn, hịa bình và phát triển.
Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến
thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dẫn đến có khơng ít
học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần
thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh. Theo yêu cầu của
Bộ GD-ĐT, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải bảo đảm các yếu tố: giúp các
em ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp các em hiểu biết
về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa,
4


hiểu biết và chấp hành pháp luật... Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống trước tiên địi
hỏi tính chủ động của học sinh. Vì vậy, “Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu
quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian.

Giáo dục kĩ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường
mà của cả xã hội, cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới
mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện”.
Thuận lợi lớn của giáo viên hiện nay, đó là Bộ GD-ĐT đã phát hành tài liệu
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên các trường học không chỉ nâng cao
chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống,
tâm tư tình cảm của học sinh. Nhà trường cần tăng cường trao đổi thơng tin với gia
đình một cách thường xun, liên tục. Mặt khác, vai trị của gia đình vô cùng quan
trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp học sinh tránh xa tệ nạn xã hội,
bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa
gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục các em trong
và ngoài nhà trường. Kĩ năng sống của mỗi người được hình thành qua quá trình
rèn luyện, phấn đấu; nên cùng với những kiến thức có được từ các lớp học, rất cần
cha mẹ, thầy cô đồng hành cùng các con để hỗ trợ kỹ năng sống cho các con phù
hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống”.
Đối với trường tiểu học Tuy Lộc những buổi sinh hoạt ngoại khóa ln thu
hút đơng đảo các em học sinh tham gia. Qua đó, giúp các em có đủ tự tin, tự lập,
bản lĩnh hơn trước mọi biến cố của cuộc sống và môi trường nhất là trước đại dịch
COVID -19.

2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Tình hình địa phương.

5


Tuy Lộc là một xã thuần nông. Mức sống của nhân dân ở đây cịn thấp, trình
độ dân trí khơng đồng đều. Trong những năm trở lại đây do ảnh hưởng của nền
kinh tế thị trường nên phát triển kinh tế tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn. Vì
vậy, buộc người dân phải đi làm ăn xa tạo thời cơ để nâng cao đời sống gia đình,

song cũng tiềm ẩn nhiều rủi do cho cộng đồng, nhất là trước đại dịch Covid-19
đang diễn ra hết sức phức tạp hiện nay.
2.2.2. Tình hình nhà trường.
Trường tiểu học Tuy Lộc năm học 2020 - 2021 có 20 CBGV với 14 lớp và
383 học sinh phân bố đều ở tất cả 5 thơn trong xã. Nhìn chung các em học sinh đều
ngoan, ý thức kỷ luật tốt, " Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính thầy, yêu bạn".
Tuy nhiên, phần lớn các em đều có bố mẹ đi làm ăn xa, chủ yếu sống cùng
với ông, bà nên thời gian để chăm sóc, quan tâm kèm cặp đến việc học tập cũng
như giáo dục các em khơng nhiều; phần lớn phó thác tất cả cho thầy cô và nhà
trường. Điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy, rủi do đối với sự phát triển tâm sinh lý
cũng như sự an toàn đối với các em. Mặt khác, từ khi xảy ra đại dịch Covid-19
nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất cao. Vì vậy, vai trị của nhà trường trong cơng tác
tun truyền, phịng chống các tai nan cũng như dịch bệnh nói chung và dịch
COVID -19 nói riêng là vơ cùng quan trọng.
2.2.3. Tình hình học sinh.
Qua các số liệu điều tra thực trạng hồn cảnh gia đình của học sinh cho thấy:
- Số học sinh được cả bố và mẹ chăm sóc, dạy dỗ hàng ngày chiếm tỉ lệ rất thấp so
với số học sinh chủ yếu là ông bà chăm sóc. Do đó, làm ảnh hưởng phần nào đến
q trình giáo dục và bảo vệ an tồn cho các em trước những tác động tiêu cực
cũng như các mối đe dọa tiềm tàng từ môi trường và xã hội đem lại. Nhất là trước
đại dịch COVD -19 đang diễn biến phức tạp, khó lường. Thực tế qua điều tra số
liệu cụ thể như sau:
Khối Sĩ số

Ở cùng cả

Ở cùng

Ở cùng


Ở cùng

Ghi
6


bố và mẹ
SL
%
25 34,7
15 17,6
17 21,2
12 13,6

bố hoặc mẹ
SL
%
28
39,0
33
38,9
30
37,5
38
43,2

Ông bà ông hoặc bà
SL
%
SL

%
15 20,8
4
5,5
27 31,8 10
11,7
27 33,8
6
7,5
29 33,0
9
10,2

K1
K2
K3
K4

SL
72
85
80
88

K5

58

8


13,8

22

37,9

16

27,6

12

20,7

Tổng

383

77

20,1

151

39,4

114 29,8

41


10,7

chú

Từ những thực trạng trên, theo tơi cấn có những giải pháp cụ thể hơn trong
việc giáo dục học sinh trường tiểu học Tuy Lộc kỹ năng sống; nhất là trong thời
điểm đại dịch COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay càng trở nên
cần thiết hơn bao giờ hết.
2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp1: Tích cực tìm hiểu rõ về dịch COVID-19
* Về dịch COVID-19
Để có thể hướng dẫn và giúp trẻ bảo vệ mình trước dịch bệnh, trước tiên bạn
nên hiểu rõ về COVID-19 (tên chính thức hiện nay theo công bố mới nhất của Tổ
chức y tế Thế giới vào ngày 11 tháng 2 năm 2020), tên trước đó dùng là nCoV 2019
Novel coronavirus hay nCoV 2019. COVID-19 là một loại virus mới thuộc chủng
coronavirus được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc (nên loại virus này còn
được gọi là coronavirus Vũ Hán) vào tháng 12 năm 2019. Nó có thể bắt nguồn từ
động vật và có khả năng lây lan giữa người với người khá cao.
* Triệu chứng bệnh do COVID-19 gây ra
Những trường hợp đã được xác nhận nhiễm COVID-19 biểu hiện những
triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng bao gồm:
- Sốt
7


- Ho
- Khó thở
- Đau nhức cơ thể
- Mệt mỏi
- Đau họng

- Đau đầu
- Tiêu chảy
- Viêm phổi
* Cách dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng
- COVID -19 có thể lây lan từ người sang người thông qua:
+ Tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm virus.
+ Tiếp xúc gần với dịch tiết từ mũi, miệng do người bệnh hắt hơi hoặc ho.
+ Chạm vào đồ vật có chứa dịch tiết do người bệnh hắt hơi hoặc ho bám vào,
sau đó chạm vào mặt hoặc miệng của mình.
Hầu hết sự truyền nhiễm đều xảy ra bởi những người đã thể hiện triệu chứng
bệnh. Tuy vậy, nhiều khả năng virus vẫn có thể lây lan từ những người đang trong
thời gian ủ bệnh (theo các chuyên gia thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 6-14
ngày, thậm chí theo thông tin mới nhất là 20 ngày). Điều này hiện vẫn đang được
các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu để xác định một cách chính xác.
2.3.2. Giải pháp 2: Việc cần làm để bảo vệ cả gia đình trước dịch COVID-19
Do là một loại virus mới, đồng thời lại không ngừng biến thể để trở nên nguy
hiểm hơn nên các chuyên gia và các nhà khoa học vẫn chưa đủ thời gian nghiên
cứu để chế tạo vaccine hữu hiệu để phòng ngừa hiệu quả bệnh do dịch COVID-19
gây ra cho tất cả mọi người dân trên thế giới. Do vậy, cách tốt nhất để ngừa bệnh là
tránh tiếp xúc với loại virus bằng cách hạn chế tiếp xúc với những người, những
khu vực mà em biết hoặc nghi ngờ đã bị nhiễm bệnh. Ngồi ra, các em có thể thực
hiện một số cách sau:

8


- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc chất khử trùng tay
có chứa cồn.
- Ra khỏi nhà cần đeo khẩu trang để phòng dịch bệnh khi có khuyến cáo Bộ
y tế.

- Giữ bản thân và các thành viên trong gia đình tránh xa những người bị bệnh
hoặc giữ mọi người ở nhà nếu có biểu hiện bệnh.
- Nên ho và hắt hơi vào cánh tay hoặc khuỷu tay chứ không phải bàn tay.
- Tránh du lịch đến đến nước hoặc vùng lãnh thổ (và những khu vực đã được
xác nhận có người bị nhiễm bệnh.)
- Nếu gần đây em hoặc gia đình đã đi du lịch đến vùng có dịch và có bất kỳ
triệu chứng nào ở trên, hãy thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra,
theo dõi sức khỏe và có thể được yêu cầu ở nhà tối đa 14 đến 20 ngày để phòng
ngừa sự lây lan của virus dù em chưa biểu hiện triệu chứng của bệnh.
- Em và các thành viên trong gia đình cũng nên thường xuyên tìm hiểu và
cập nhật tin tức về dịch bệnh từ những nguồn tin chính thống để nắm bắt được tình
hình chung,(...)

2.3.3.Giải pháp 3: Nói chuyện với học sinh về dịch COVID-19
Những thông tin về Covid-19 với nhiều biến thể mới có thể lây lan mạnh và
nhanh gấp nhiều lần các biến thể trước đó và hết sức nguy hiểm tràn ngập các
phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội hiện nay, thì bất cứ ai
cũng thấy lo lắng. Tuy nhiên, đối với những học sinh ở lứa tuổi nhỏ, chưa thể nhận
thức được mức độ nguy hại thì việc giúp các con hiểu đúng về dịch bệnh là điều rất
quan trọng. Việc chúng ta, nhà trường cần làm trong thời điểm này là nói chuyện
với các con về dịch bệnh một cách hết sức nhẹ nhàng không gây căng thẳng:
9


*Đối với học sinh lớp 1, lớp 2 : Thầy (cô) hãy lựa chọn từ ngữ phù hợp với
độ tuổi và khả năng nhận thức của các con để giúp các con hiểu rõ hơn về dịch
bệnh Covid-19. Vì, đối với những học sinh còn nhỏ chưa thể hiểu được cơ chế lây
lan và mức nguy hiểm của loại virus này có thể gây ra cho con người. Chúng ta cần
tránh tạo căng thẳng, áp lực khiến các con sợ hãi. Do vậy, thầy (cơ) cần phải giải
thích quy trình đó ở cấp độ hiểu của trẻ để các con hiểu được mình sẽ khơng tự

nhiên bị nhiễm virus và có những việc các con có thể làm được để bảo vệ sức khỏe,
sự an toàn cho bản thân trước loại vỉrus này.
*Đối với học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 : Thầy (cô) hãy hỏi, nghe, theo dõi và
kiểm tra nguồn thông tin mà các con thu thập tin tức về dịch bệnh Covid-19 để
chắc chắn đó là những thông tin ở những nguồn đáng tin cậy. Đồng thời, trả lời các
câu hỏi của các con một cách trung thực mà không đi sâu vào chi tiết nếu thấy
không cần thiết. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với ban đại diện cha
mẹ học sinh tổ chức các chương trình, hoạt động để hướng dẫn các em thực hành
kỹ năng tự phát hiện, tự bảo vệ, cách ly trong trường hợp cần thiết.
2.3.4. Giải pháp 4: . Cần Dạy kỹ năng cơ bản để đối phó với dịch bệnh
Mặc dù những kỹ năng dưới đây là những việc rất cơ bản mà có lẽ các bậc
phụ huynh đã hướng dẫn các em từ nhỏ, thậm chí trên các phương tiện truyền
thông, mạng xã hội. Nhưng đây là thời điểm chúng ta cần nhấn mạnh lại chúng và
chỉnh sửa nếu trước đó tất cả chúng ta chưa thực hiện đúng cách. Thầy (cô) hãy:
+ Hướng dần các con rửa tay thường xuyên bằng xà phòng đúng cách theo 6
bước và thực hiện tốt thông điệp “5K” mà Bộ y tế đã khuyến cáo; cũng như khi ho
và hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay, đặc biệt là ở nơi công cộng. Việc này giúp
các con có cảm giác kiểm sốt cơ thể mình và khiến các con cảm thấy ở ngồi kia
có thể có những điều gì đó đáng sợ đang xảy ra, nhưng có những việc hết sức đơn

10


giản mà mình có thể làm tốt để kiểm sốt chúng và sống chung với chúng một cách
an toàn.
+ Dạy các con đeo khẩu trang đúng cách cũng như bỏ khẩu trang đúng nơi
quy đinh sau khi đã sử dụng.
+ Giải thích cho học sinh hiểu rõ tại sao nên hạn chế hoặc tránh đụng, chạm
vào các bề mặt những vật dụng cũng như các sự vật tại nơi công cộng. Và việc cần
thiết phải rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh, hoặc đi từ nơi công cộng về nhà.

+ Thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn cụ thể các con cùng thực hiện việc vệ
sinh trường lớp, nhà cửa và giữ gìn vệ sinh chung nơi mình sinh sống cũng như tại
các nơi công cộng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
+ Cần dạy cho học sinh hiểu tầm quan trọng của việc ở nhà khi bị bệnh. Đôi
khi, các bậc cha mẹ khá chủ quan và không nhận ra sự nghiêm trọng tiềm tàng của
việc cho con đi học, khi chúng bị bệnh hoặc vẫn đang còn khả năng lây nhiễm
(không chỉ riêng bệnh do COVID-19 gây ra mà bao gồm cả những bệnh do virus
khác nhất là bệnh “Thủy đậu” đang bùng phát mạnh hiện nay). Thời điểm này
chính là một cơ hội tốt để dạy các con (cũng như nhắc nhở chính chúng ta) sự cần
thiết của việc hạn chế tiếp xúc với mọi người trong khi dịch bệnh đang bùng phát
mạnh để tránh lây lan cho mình. Qua đó, sẽ giúp các em ý thức được trách nhiệm
bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng khơng những trong mùa dịch này, mà
cịn trong cuộc sống sau này của các con.
2.3.5. Giải pháp 5: Dạy những kỹ năng sống tự lập
Nếu trong thời gian phải nghỉ học dài ngày để phòng tránh dịch COVID-19
thầy (cô) cần dạy cho học sinh một số kỹ năng sống tự lập sau đây thông qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Chia sẻ việc nhà với bố mẹ và các thành viên trong gia đình để tạo mối
quan hệ gắn kết tình cảm, tinh thần. Ví dụ, ngủ dậy phải biết xếp gối, chăn, màn ,
11


vệ sinh răng miệng, dọn góc bàn học; ăn xong phải đem bát (chén) đũa bỏ gọn vào
chậu, rửa tay theo quy trình 6 bước,… Từ những việc nhỏ đầu tiên đó, các con dần
dần làm quen với những cơng việc khác tùy theo lứa tuổi như việc, quét nhà, lau
nhà, nhặt rau, vo gạo, trông em, tưới cây,… thay vì cha mẹ làm thay, làm hộ con tất
cả mọi việc như trước đây.

Những công việc trên tuy nhỏ nhưng nếu không được thây (cô) giáo hay cha
mẹ hướng dẫn, giáo dục thì sẽ khơng bao giờ các em biết cả. Vậy nên khi giao

nhiệm vụ cho các em, chúng ta cần phải phân công công việc cụ thể, khuyến khích
con trẻ làm bằng sự say mê, có khen, thưởng rõ ràng để động viên các con nêu cao
tinh thần trách nhiệm của mình.
2.3.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn kỹ năng vui chơi lành mạnh
Vui chơi là hoạt động chiếm thời gian nhiều nhất trong kỳ nghỉ của học sinh.
Bởi, vui chơi cũng là cơ hội cho các em được học kỹ năng giao tiếp, hợp tác, thỏa
hiệp và sáng tạo. Dạy các em tự lập trong cách lựa chọn trị chơi dân gian lành
mạnh, thậm chí cịn biết sáng tạo ra trị chơi mới phù hợp, bổ ích.
2.3.7. Giải pháp 7: Hướng dẫn kỹ năng tự học
Đây là một trong những kỹ năng cần thiết nhất trong giai đoan đại dịch
COVID-19 đang diễn biến khó lường khiến nhà trường cũng như các bậc phụ
huynh quan tâm hơn bao giờ hết, bởi:
- Trong mùa dịch, khi bài giảng online và “số lượng bài tập” được gửi mỗi
ngày, với những điều kiện hỗ trợ cơng nghệ và tình hình gia đình khác nhau, năng
lực tự học của các em trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
- Học tập trực tuyến là giải pháp thích hợp để học sinh tiếp thu kiến
thức trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng, chống Covid-19 hiện nay. Tuy
nhiên, hiệu quả của quá trình này bị hạn chế bởi thời gian và không gian tương tác,
12


cơng nghệ và điều kiện của mỗi gia đình. Điều này địi hỏi học sinh phải có ý thức
tự học và chủ động. Tuy nhiên, các em chỉ có ý thức tự học thơi chưa đủ, việc
khơng có thầy, cơ đồng hành thường xuyên yêu cầu kỹ năng tự học phải được phát
huy tối đa để có thể giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. Kỹ năng tự
học là khả năng tư duy độc lập, tích cực để thu thập, chọn lọc, phân tích, phản biện
và từ đó hình thành kiến thức mới. Hình thành kỹ năng tự học sẽ giúp học sinh có
phương thức tư duy có ý thức. Đặc biệt, khơng chỉ có khả năng tự giải quyết vấn đề
mà học sinh cũng cần kỹ năng tự đánh giá để biết rõ hạn chế cần khắc phục và rèn
luyện cũng như tìm hiểu thơng tin bổ sung.

Trao đổi về cách hình thành kỹ năng tự học cho học sinh, “Muốn học sinh
hình thành năng lực tự học, Nhà trường và giáo viên phải:
- Tạo ra môi trường tự do và trang bị cho học sinh đủ công cụ, kiến thức, kỹ
năng để học sinh tự tìm tịi và xây dựng kiến thức thơng qua “kinh nghiệm”, “tư
duy”, “trải nghiệm” của chính bản thân, chứ không phải bằng cách ghi nhớ các luận
điểm lý thuyết suông.
- Xây dựng hệ thống các bài tập, tạo lập mối liên kết tương tác hai chiều
giữa thầy và trò. Để học sinh “tự học qua thực hành, trưởng thành qua trải nghiệm”.
Vai trị của giáo viên trong q trình này rất quan trọng. Giáo viên là người tạo môi
trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề
thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy cách học.
Để làm được điều này, giáo viên phải nắm vững quá trình hình thành nhận
thức, thường xuyên cập nhật, thay đổi vật liệu, chọn bài tập ứng dụng có tính thực
tế, liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn học sinh. Từ đó, giáo viên tổ chức
hoạt động học theo hình thức: Thầy giao việc – trò làm việc; Thầy là người hướng
dẫn – Trò tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Thầy khơng giảng giải, truyền thụ một
chiều – Trị khơng thụ động tiếp thu mà tích cực, chủ động, tự học. Tức là, việc học
bắt đầu từ hoạt động tự khám phá của học sinh thông qua giác quan, kinh nghiệm
13


có sẵn, đến hoạt động tổng hợp, phân tích với mơ hình, hình ảnh và cuối cùng là
hoạt động hình thành kiến thức chuyển vào trong bộ não. Lúc này, học thực sự là
công việc tự thân vận động của trị và năng lực tự học cũng được hình thành một
cách tự nhiên.
Với giải pháp này, không chỉ rèn luyện khả năng tư duy độc lập mà cịn tạo
thói quen chủ động tìm kiếm tri thức từ những trải nghiệm mới trong cuộc sống. Vì
vậy, trong thời gian nghỉ học tại nhà, với kỹ năng tự học, học sinh không chỉ dừng
lại ở tiếp thu kiến thức qua việc học trực tuyến mà hoàn toàn chủ động tiếp cận với
những điều mới như làm việc nhà, đọc nhiều truyện, nhiều sách hơn, giao tiếp với

ơng bà, cha mẹ hoặc tìm hiểu về văn hóa vùng miền trên đất nước ta,… Thiết nghĩ,
kỹ năng tự học khơng phải là địi hỏi nhất thời trong thời gian dịch bệnh mà đó là
một trong những năng lực cần thiết cho các em trong thời đại công nghệ 4.0, thời
đại số.
2.3.8. Giải pháp 8: Dạy kỹ năng tự bảo vệ mình trước dịch bệnh
Từ lâu, giáo dục chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh luôn được các
trường quan tâm chú trọng. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, công
việc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với học sinh bậc tiểu học, việc giáo
dục, hướng dẫn học sinh biết tự bảo vệ sức khỏe, chăm sóc bản thân là chuyện
thường nhật và được thực hiện ở mọi thời điểm trong năm học. Cần dùng chính
những hành động của các em để giáo dục về cách bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Thấy các em khạc, nhổ bừa bãi, cần nhắc nhở ngay, đồng thời giải thích cho các em
hiểu đó khơng chỉ là hành động xấu, mất lịch sự mà cịn mất vệ sinh, thậm chí có
thể truyền bệnh truyền nhiễm như Sởi, thủy đậu, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, tay
chân miệng, cúm, quai bị (nếu có) cho người khác. Qua đó, các em ý thức được
hành động của mình và biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Đặc biệt, khi xuất
hiện dịch bệnh Covid-19, việc làm này cần được chú trọng hơn. Vì vậy, nhà trường
14


luôn phối hợp với tram y tế xã thường xuyên tổ chức các hoạt động để tuyên
truyền, hướng dẫn cho học sinh các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19,
lồng ghép giáo dục kiến thức về chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân cho học sinh
vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa. Bên cạnh đó, duy trì hoạt động của Đội - sao
trong việc theo dõi thực hiện nền nếp, giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh. Dạy trẻ
kỹ năng sống để biết cách phòng, tránh và đối phó với mọi hiểm nguy có thể xảy ra
trong cuộc sống nhất là trong mùa dịch COVID -19 là việc rất cần thiết mà các bậc
cha mẹ nên thực hiện. Dù những kỹ năng này có vẻ khá đơn giản, và trong nếp sinh
hoạt hàng ngày chưa chắc chúng ta đã chú trọng để hướng dẫn trẻ làm đúng cách.
Tuy nhiên, chúng lại có vai trị rất quan trọng, khơng những chỉ trong mùa dịch này

mà cịn trong cả quá trình sống của các con ở gia đình và xã hội. Đó là những kỹ
năng cơ bản sẽ hữu ích cho các con rất nhiều, vì các kỹ năng đó giúp các con hình
thành ý thức về việc bảo vệ sức khỏe, cũng như sự an toàn cho bản thân và cả cộng
đồng. Từ đó, các con từng bước xây dựng được nhận thức về trách nhiệm đối với
những việc ý nghĩa khác trong cộng đồng dân cư và ngoài xã hội. Mặc dù, chưa
thật sự bài bản nhưng những giải pháp này đã trở thành những thông tin “hữu ích”
để giáo viên, học sinh, phụ huynh tại trường tiểu học Tuy Lộc huyện Hậu Lộc tham
khảo trong mùa dịch COVID-19.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng
nghiệp và nhà trường.
Từ một số giải pháp nêu trên tôi đã áp dụng trong nhà trường kể từ giữa năm
học 2019 – 2020 cho đến năm học 2020 - 2021 này tiếp tục được nghiên cứu, vận
dụng các giải pháp trên đã đem lại nhiều chuyển biến và hiệu quả giáo dục cho học
sinh trường Tiểu học Tuy Lộc, góp phần khơng nhỏ trong việc thực hiện thành cơng
hai mục tiêu kép đó là: “vừa phịng chống khơng để cho dịch COVID -19 lây lan
vào trong trường học cũng như trên địa bàn dân cư lại vừa góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường” tạo nên một động lực có sức lan tỏa
15


mạnh góp phần khơng nhỏ trong tháo gỡ những khó khăn khi học sinh phải nghỉ
học do dịch COVID -19 gây ra. Mặt khác, cịn tạo dựng những đức tính, thói quen
lành mạnh và những kỹ năng sống phong phú góp phần tạo nên mơi trường học
tập, vui chơi bổ ích cho học sinh, làm cho các em cảm thấy “ mỗi ngày đến trường
là một ngày vui”.
Qua các giải pháp trên giáo dục học sinh khơng những có kỹ năng sống tốt để
tự biết bảo vệ bản thân, gia đình mình trước mọi hiểm họa tiềm tàng trong cuộc
sống mà còn giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường, điều chỉnh dần nhừng
thói quen xấu; biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá
nhân sạch sẽ, vệ sinh trường lớp ln sạch đẹp, thống mát. Đặc biệt biết lựa chọn

tro chơi lành mạnh thậm chí cịn biết sáng tạo ra những trị chơi có ích mang đậm
chất truyền thồng vì một mơi trường trong lành và một cuộc sống an tồn khơng
dịch bệnh góp phần phịng, chống hiệu quả dịch COVID -19 một cách tự nhiên,
không gây áp lực và hoang mang cho các em. Qua đó, tất cả học sinh đồng loạt
tham gia tích cực vào việc bảo vệ mơi trường trong nhà trường, ln có ý thức
trong phòng và ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào trong trường học tạo nên môi
trường xanh - sạch - đẹp - an toàn cho tất cả mọi hoạt động dạy - học của thầy và
trị ở trong cũng như ngồi nhà trường.
Thông qua sáng kiến đã giúp bản thân, đồng nghiệp và nhà trường, phụ huynh
càng xác định rõ vai trị trách nhiệm của mình trong cơng tác tun truyền, giáo dục
học sinh cũng như truyền thông điệp tới cộng đồng, xã hội thêm nỗ lực, quyết tâm
trong việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường, làm cho mơi trường ln trong lành, vì
sức khoẻ cộng đồng, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của thế hệ mai sau và
vì sự tồn vong của cả nhân loại.
3. Kết Luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.
16


Có thể nói, giáo dục là một q trình tác động qua lại giữa người dạy và
người học, trong đó lứa tuổi học sinh tiểu học vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống
của các em mới có rất ít. Vì vậy, muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển tồn
diện của nhà trường, các thầy, cơ giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với
nghề, bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn
kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. Từ đó sẽ tìm ra được
những phương pháp hiệu quả để giáo dục các em. Việc dạy “chữ” luôn cần song
hành với việc dạy “ làm người”, dạy cách ứng phó trước những biến động khó
lường của mơi trường và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những
việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học
ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến rèn

kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh được rèn kĩ năng sống qua nội dung kiến thức
của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong
lớp, hoạt động ngoài giờ do giáo viên tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là giúp học sinh có nhiều cơ hội
để rèn kĩ năng sống. Học sinh được học tập, sinh hoạt, vui chơi, rèn luyện trong
mơi trường nhà trường - gia đình - xã hội ; vì vậy cần thực hiện tốt sự gắn kết 3 môi
trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để
giúp đỡ, tư vấn, tạo điều kiện cho học sinh tích lũy có thêm kĩ năng sống và rèn kĩ
năng sống được tốt hơn.
3.2. Kiến nghị.
Mặc dù qua nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp chỉ đạo ở nhà trường
bước đầu đã có hiệu quả và đi đúng hướng góp phần phịng hiệu quả dịch COVID19; đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy trong đơn vị. Tuy nhiên, để có được
hiệu quả giáo dục giáo đạt kết quả cao hơn tơi có một số đề xuất như sau:
* Về phía giáo viên:

17


Giáo viên phải tâm huyết, hết lịng vì học sinh thân yêu; phải gương mẫu
trong mọi hành vi; phải xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho
học sinh, giáo viên phải chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp; tích cực đổi mới
hình thức tổ chức và phương pháp dạy học.
* Về phía phụ huynh:
Trước hết, cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho
con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để các con chia sẻ, bày tỏ,…
Luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các
em, theo dõi mọi biểu hiện của các em để có sự giáo dục cho phù hợp.
Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp
tâm huyết và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”.
Đề tài “Một số giải pháp giúp giáo viên giáo dục kĩ năng sống cơ bản cho học sinh

trường Tiểu học Tuy Lộc trước đại dịch Covid-19” được hồn thành đóng góp một
phần cơng sức nhỏ vừa phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên, do thời gian và
năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những hạn chế, kính mong
các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hậu Lộc, ngày 15 tháng 3 năm 2021
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Lê Ngọc Tuấn

18


Tài liệu tham khảo
- Tài liệu nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học
- Tài liệu về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của Bơ GD-ĐT.
- Các cơng văn chỉ đạo về phịng, chống Covid-19 của cấp trên.
- Tạp chí giáo dục – Báo giáo dục và thời đại,
- Điều tra, thống kê số liệu thực tế ở trường Tiểu học Tuy Lộc.
- Cẩm nang Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học-NXBGD Việt Nam.
- Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học.
- Các thông tịn về dịch Covid-19 trên truyền hình, Internet.
- Trang Webs Wikipedia – Bách khoa toàn thư mở.

19



MỤC LỤC
TT

Tên danh mục

Trang

1

1. Mở đầu.

1

2

1.1. Lý do chọn đề tài.

1

3

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.


2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

3

6

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.

3

7

2.1. Cơ sở lý luận.

3

8

2.2. Thực trạng của vấn đề.

6

9

2.3. Các giải pháp thực hiện.


7
20


10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo
dục, với bàn thân, đồng nghiệp và nhà trường.

17

11

3. Kết luận và kiến nghị.

18

12

3.1. Kết luận.

18

13

3.2. Kiến nghị.

19


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Lê Ngọc Tuấn
Chức vụ và đơn vị công tác : Trường Tiểu học Tuy Lộc

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học đánh
giá xếp loại

21


1.


Một số Biện pháp giúp học
sinh lớp 4 giải toán điển hình
bằng sơ đồ đoạn thẳng

Phịng
GD&ĐT

C

2004 - 2005

2.

Hướng dẫn học sinh giải các
bài tốn điển hình lớp 4

Phịng
GD&ĐT

C

2008 - 2009

3.

Một số biện pháp giúp học
sinh học tốt dạng tốn điển
hình lớp 4


Phịng
GD&ĐT

C

2010 - 2011

Nâng cao chất lượng dạy học
thơng qua hoạt động dự giờ
thăm lớp

Phòng
GD&ĐT

B

2012 - 2013

Nâng cao chất lượng dạy học
thông qua hoạt động dự giờ
thăm lớp

Sở GD&ĐT

C

2013 – 2014

Sở GD&ĐT


B

2016 - 2017

4.

5.

6.

“Một số giải pháp nâng ý thức
bảo vệ môi trường cho học
sinh trường Tiểu học Tuy Lộc”

22



×