Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC DÂN SỐ CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT TRONG MÔN ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.34 KB, 5 trang )

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC DÂN SỐ CHO
HỌC SINH LỚP 10 THPT TRONG MÔN ĐỊA LÍ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Trong những năm gần đây dân số nước ta tăng nhanh tạo ra sự mất cân đối giữa nhịp
điệu và phát triển. Chính sự gia tăng dân số đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và
phát triển kinh tế xã hội. Để đảm bảo sự phát triển dân số với sự phát triển của kinh tế
xã hội Đảng và Nhà nước ta luôn xác định chính sách dân số là một bộ phận quan trọng
của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của
quốc gia. Qua đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp hợp lý nhằm đẩy mạnh
công tác giáo dục dân số trên cả nước. Đồng thời ngành giáo dục đã thành lập ban giáo
dục dân số của nhà trường, phối hợp với các phương pháp giáo dục trong và ngoài nhà
trường để kịp thời thông tin tuyên truyền những kiến thức, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục dân số đến toàn bộ cán bộ giáo viên, học sinh.
Thực tế hiện nay cho thấy chương trình giáo dục dân số ở nước ta nhìn chung còn
nghèo nàn và chưa thấm sâu vào các môn học. Sự đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện
thiết bị dạy học, kinh phí, tổ chức quản lý, ... chỉ đạo cho giáo dục dân số chưa tương
xứng với tầm quan trọng của vấn đề. Việc bồi dưỡng đào tạo giáo viên để dạy tích hợp
các khoa học với giáo dục dân số cũng chưa được quan tâm đầy đủ.
Trong bối cảnh khuôn khổ thời gian học tập trong nhà trường có hạn, thì cách tốt
nhất để giáo dục dân số là tích hợp chúng vào giảng dạy các môn học chính.Tuy nhiên,
thực hiện giáo dục dân số thông qua các môn học còn là vấn đề khó khăn. Không phải
tất yếu là cứ dạy môn nào thì ắt sẽ được tri thức dân số tương ứng với môn học đó. Phải
tìm cách tiếp cận đúng đắn nhất thì mới giải quyết có hiệu quả về giáo dục dân số. Vì
vậy, cần nghiên cứu các phương pháp giáo dục dân số thông qua quá trình học các môn
học, bên cạnh việc nghiên cứu về nội dung, hình thức, phương tiện để thực hiện nó một
cách có hiệu quả.
Tóm lại, giáo dục dân số là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được ở mọi
môn học, mọi cấp học, tuy mức độ khó khăn khi khai thác tri thức giáo dục dân số của
các môn học khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra một số biện pháp
nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục dân số trong nhà trường thông qua môn Địa lí cho


học sinh lớp 10 Trung học phổ thông là một việc làm cần thiết nhằm giúp học sinh nhận
thức được tác hại và hiệu quả của sự giao tăng dân số đối với đời sống kinh tế – xã hội,
từ đó hình thành ý thức trong việc tuyên truyền, giáo dục dân số. Đó là lí do tôi chọn đề
tài “Thực trạng và một số giải pháp nhằm giáo dục dân số cho học sinh lớp 10 THPT
trong môn Địa lí” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục dân số trong môn Địa lí cho
học sinh lớp 10 THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục dân số cho học sinh THPT
- Đánh giá thực trạng về giáo dục dân số trong môn địa lí cho học sinh lớp 10 THPT.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh lớp 10 THPT về vấn đề
dân số qua môn học Địa lí
4. Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng và một số giải pháp nâng cao sự nhận thức trong công tác giáo dục Dân số
cho học sinh lớp 10 THPT
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: giáo dục dân số thông qua môn học địa lí 10.
- Thời gian: 2012
6. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm vừa qua, xu thế dạy học, giáo dục dân số cho học sinh được rất nhiều
nhà giáo quan tâm là việc phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh
trong quá trình dạy học có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này nhưng nổi bậc là
các tác giả sau:
- Tác giả Lê Huỳnh về giáo trình “Giáo dục dân Số và giảng dạy địa lí địa phương”
đã xác định một số hình thức và phương pháp giáo dục dân số cho học sinh.
- Tác giả Nguyễn Vũ Đức về giáo trình “Hoạt động Ngoại khóa Địa lí ở trường phổ
thông” đã xác định một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa giúp cho học
sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo từ đó tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong
tiết học.

- Tác giả Phạm Viết Vượng về giáo trình “Lí Luận Giáo Dục” đã đề cập một phần về
nội dung giáo dục dân số cho học sinh
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu:
Bằng việc thu thập số liệu, tài liệu có liên quan thông qua Internet, báo chí, giáo trình,… giúp
sự nghiên cứu thuận lợi trong việc chọn lọc các thông tin cần thiết. Chủ yếu là các tài liệu
liên quan đến vân đề giáo dục dân số cho học sinh THPT
- Phương pháp phân tích số liệu: phân tích số liệu, các thông tin thu thập được trên cơ sở
các số liệu tìm được để tạo ra một hệ thống lí thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về vấn đề nghiên
cứu.
B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN THỰC TRẠNG GIÁO DỤC DÂN SỐ
CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT TRONG MÔN ĐỊA LÍ.
1.Các khái niệm cơ bản.
1.1. Khái niệm dân số
1.1.1. Tỉ lệ sinh
1.1.2. Tỉ lệ tử
1.2. Khái niệm giáo dục dân số
2. Cơ sở lí luận
2.1. Sự cần thiết phải thực hiện giáo dục dân số
2.2. Nội dung của giáo dục dân số ở trong nhà trường
2.2.1. Khả năng giáo dục dân số qua môn địa lí ở nhà trường
2.2.2. Nội dung giáo dục dân số qua môn địa lí
2.2.3. Phương thức nội dung giáo dục dân số
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC DÂN SỐ CHO HỌC
SINH LỚP 10 THPT TRONG MÔN ĐỊA LÍ.
1. Tình hình chung
1.1 Vai trò giáo dục dân số cho học sinh ở nhà trường
1.2 Vị trí giáo dục dân số cho học sinh ở nhà trường
1.3 Chất lượng giáo dục dân số cho học sinh ở nhà trường

2. Thực trạng công tác giáo dục dân số cho học sinh lớp 10 THPT
trong môn địa lí.
2.1. Các hoạt động ngoại khóa
2.1.1. Các hội thi về dân số ở nhà trường
2.1.2. Các cuộc thi tìm hiểu dân số ở nhà trường
2.1.3. Các hạn chế và tồn tại
2.2. Sự tham gia giáo dục dân số cho học sinh của các giáo viên bộ môn và
giáo viên chủ nhiệm.
2.2.1. Về phương pháp giáo dục dân số cho học sinh
2.2.2. Về các loại hình tổ chức cho học sinh
2.2.. Các hạn chế và tồn tại
2.3. Các hoạt động gắn liền nhà trường với thực tế đời sống địa phương
2.4. Sự nhận thức của học sinh trong quá trình giáo dục dân số
CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ
NHẬN THỨC TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC DÂN SỐ CHO HỌC
SINH LỚP 10 THPT.
3.1.Một số hình thức và phương pháp dạy học giáo dục dân số
3.1.1. Các hình thức tổ chức giáo dục dân số cho học sinh lớp THPT
3.1.1.1. Hình thức tổ chức dạy học
3.1.1.2. Hình thức tổ chức trò chơi
3.1.1.3 Hình thức vẽ tranh, ghép tranh, bình luận về tranh
3.1.2 Một số phương pháp giáo dục dân số cho học sinh lớp 10
3.1.2.1. Thiết kế bài giảng để khai thác nội dung giáo dục dân số trong sách
giáo khoa địa lí
3.1.2.2.Phương pháp đàm thoại
3.1.2.3 .Phương pháp động não
3.1.2.4. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm
3.1.2.5. Phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống
3.1.2.6. Phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề
3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa địa lý.

3.2.1. Các cuộc thi tìm hiểu dân số địa phương
3.2.2. Nghiên cứu dân số địa phương
3.2.3. Tham quan môi trường
3.2.4. Cho học sinh tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục dân số ở
nhà trường và cộng đồng.
3.3. Nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng về giáo dục dân số cho học
sinh lớp 10 thông qua môn địa lí
3.4.Cần có sự quan tâm và hỗ trợ của nhà trường và địa phương về
giáo dục dân số cho học sinh
C: KẾT LUẬN
D: TÀI LIỆU THAM

×