Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số giải pháp về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.62 KB, 4 trang )

Một số giải pháp về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT


Một số giải pháp về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT
Đạo đức là một lĩnh vực của ý thức xã hội, là một mặt trong hoạt động xã hội
của con người, thực hiện chức năng hết sức quan trọng là điều chỉnh hành vi của con
người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo đức nảy sinh từ nhu cầu của xã hội;
đạo đức bao gồm các tri thức về khái niệm, các chuẩn mực và phẩm chất đạo đức; với
tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức; với tư cách
là một hình thái quan hệ xã hội, đạo đức bao gồm những quan hệ đạo đức. Đạo đức của
học sinh vừa mang ý thức hệ xã hội, vừa phải phù hợp với các qui định và chuẩn mực
của xã hội; đồng thời phải phù hợp với những qui định của nhà trường phổ thông trong
giai đoạn hiện nay. Do đó trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh không thể xem
nhẹ và tách rời giữa giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Nếu làm tốt, làm đúng
mọi qui trình giáo dục đạo đức phù hợp với qui luật nhận thức sẽ giúp cho học sinh ý
thức và điều chỉnh hành vi của mình, điều chỉnh các mối quan hệ; tất cả các yếu tố sẽ
góp phần hình thành nhân cách của học sinh.
Đối với học sinh THPT ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các
em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi
ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn... ; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết
xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn
mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến phạm
tội, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường.
Trường THPT Đông Hà, đóng ở trung tâm của thành phố tỉnh lỵ; học sinh chủ
yếu ở các phường nội thành, vùng ven và một số ở các huyện thị khác chuyển đến; với
số lượng và qui mô lớn, hiện nay có 1900 em với 40 lớp. Bên cạnh những thuận lợi cơ
bản vẫn có nhiều khó khăn trong công giáo dục đạo đức học sinh. Qua thực tiễn làm
công tác giáo dục chúng tôi đã xác định những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các
ban ngành đoàn thể các cấp trên địa bàn và Sở GD-ĐT Quảng Trị.


- Tập thể sư phạm nhà trường đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với
công tác giáo dục đạo đức học sinh; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi
biện pháp để giáo dục học sinh tiến bộ vươn lên.
- Truyền thống và bề dày kinh nghiệm, thành tích của nhà trường trong những
năm qua về công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Hội cha mẹ học rất nhiệt tình và thường xuyên phối hợp, chăm lo đến các hoạt
động của nhà trường, nhất là công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Nhiều học sinh được giáo dục tốt ở gia đình và ở các trường THCS khác; rất
nhiều em có ý thức, tư cách đạo đức tốt làm hạt nhân tốt ở các tập thể học sinh.
Khó khăn:
- Do đặc thù học sinh ở thành phố tỉnh lỵ, nên ít nhiều cũng chịu tác động của
các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội trong nền kinh tế thị trường của một đô thị.
- Trong qúa trình giáo dục đạo đức học sinh, một số ít bộ phận hoặc cá nhân có
liên quan chưa nhận thức đầy đủ về vị trí tầm quan trọng của công tác này.
- Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em, còn
nuông chiều phó mặc cho nhà trường; thậm chí có phụ huynh còn bất lực trước con cái.
Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con cái theo đúng khoa học giáo dục,
nặng về bạo lực, chửi bới con cái.
-Một số ít học sinh còn có nhận thức ỷ lại vào bố mẹ(...), nên dễ dẫn đến vi
phạm nội quy của nhà trường và các qui định của xã hội.
- Trong quá trình thực hiện, có lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ chức,
cá nhân trong cũng như ngoài nhà trường là trở ngại hạn chế chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh.
Về thực trạng đạo đức học sinh ở trường THPT Đông Hà hiện nay có nhiều
điểm tốt, tích cực, đồng thời cũng có một số hạn chế. Xét về mặt tốt, chúng tôi đánh giá:
Phần lớn học sinh trường THPT Đông Hà đều ý thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình phải học tập rèn luyện trở thành công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội và
được thể hiện qua các hoạt động: kính trọng và vâng lời thầy cô giáo, ông bà cha mẹ,
người lớn tuổi; chăm sóc giúp đở các em nhỏ. Các em đều có ý thức chấp hành nội qui
của nhà trường và được chuyễn biến từ nhận thức thành hành động, thông qua phong

trào thi đua của các tập thể và cá nhân do Nhà trường và Đoàn trường phát động. Đại
đa số học sinh đều có ý thức tốt về quan hệ bạn bè, có tinh thần giúp đỡ bạn , có lòng
nhân ái, xây dựng được quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh.
Một số lớp có tinh thần tự quản, có ý thức xây dựng tập thể lớp chi đoàn, đấu
tranh phê bình các hiện tượng sai trái, góp phần đưa tập thể trở thành lớp tiên tiến. Tỉ lệ
học sinh xếp loại về đạo đức trung bình trong các năm gần đây:
Tốt: 74%, Khá: 21%, Trung bình: 4,5%, Yếu: 0,5%
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục: Một bộ phận nhỏ
học sinh chưa có ý thức phấn đấu rèn luyện, nên vi phạm nội qui nhà trường; có học
sinh vi phạm một vài lần, có học sinh vi phạm có hệ thống. Vi phạm nội quy với các lỗi
thường gặp: đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, hút thuốc, uống rượu, bia; xin đểu tiền
bạn, nói tục chửi thề, trộm cắp tài sản, bỏ học, trốn giờ, bỏ nhà đi lang thang, vi phạm
luật giao thông, và một số vi phạm khác.... Một số học sinh vi phạm khuyết điểm có khi
bao che cho nhau, thiếu thành khẩn. Số lượng học sinh chậm tiến về đạo đức năm nào
cũng có và bắt buộc phải rèn luyện lại trong hè; số lượng có giảm trong những năm trở
lại đây.
Từ thực trạng trên, theo chúng tôi vấn đề đạo đức học sinh là vấn đề đáng
quan tâm đối với các nhà quản lý xã hội, các cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh
cũng như những người làm công tác giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức ở học sinh nói chung và ở trường THPT Đông hà nói riêng, theo chúng tôi cần tập
trung vào các giải pháp sau:
(1)- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo
sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi
các hiện tượng tiêu cực ở học sinh. Ban nền nếp phải làm tốt công tác xếp loại và đánh
giá thi đua các lớp hành tuần, hàng tháng. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm,
kích thích được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn chỉnh các tiêu
chí thi đua.
(2)- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn; phổ
biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, ...); tổ chức học
tập, quán triệt cho học sinh về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào

cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp.
(3)- Tăng cường vai trò của Đoàn trường trong hệ thống tổ chức của mình để
giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn trường phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng
nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.
(4)- Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nền nếp để phát hiện vụ việc và xử
lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá
đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho học sinh vi phạm.
(5)- Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đoàn thông qua vai trò
có vấn của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào
cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới cộng tác viên để nắm tình
hình. Chỉ thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục
cảm hoá bằng tình bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của
mình.
(6)- Đề cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ
nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của
lớp; chỉ có GVCN là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy GVCN
vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung độ lượng và nghiêm minh, công
bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục học sinh nhất là đối tượng chậm tiến.
GVCN phải có kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét,
đánh giá xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng học sinh, chỉ cho mỗi HS thấy được từng
mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; không nên có định kiến hẹp hòi với học học
sinh; nếu định kiến hẹp hòi dể làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản. Bên
cạnh đó giữa GVCN và phụ huynh phải có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên thông
tin về tình hình học tập rèn luyện của con em để bàn biện pháp phối hợp giáo dục.
(7)- Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, TDTT,
ngoại khoá, các câu lạc bộ đố vui để học, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia; bởi vì
lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu; nếu chúng
ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẻ tìm đến nơi chốn khác để vui
chơi và dể bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Thông qua các
hoạt động này sẻ giúp cho học sinh nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn

tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa:
" Học mà chơi, Chơi mà học " theo đúng định hướng giáo dục.
(8)- Cần tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường- gia đình- xã hội; bởi vì
học sinh thực tế chỉ đựợc giáo dục ở trường nhiều lắm từ 4-5 giờ/ ngày, thời gian còn lại
phần lớn ở gia đình và xã hội. Muốn làm tốt, có hiệu quả phải có sự phối hợp đồng bộ,
thống nhất về phương pháp tác động; thường xuyên cặp nhật thông tin nhiều chiều để
biết về tình hình học sinh. Mỗi phụ huynh luôn luôn đặt niềm tin vào con em, nhưng
cũng không nên đánh giá quá cao về tình hình các mặt của học sinh mà dễ dẫn đến ngộ
nhận, chủ quan, thiếu sự phối hợp. Thực tế có phụ huynh khi được nhà trường mời đến
cung cấp thông tin mới biết được con mình không ngoan, học không giỏi như lâu nay
vẫn tưởng. Phụ huynh phải thống nhất với nhà trường về các biện pháp giáo dục. Nhà
trường và các thầy cô giáo áp dụng các biện pháp giáo dục với mục tiêu tất cả đều vì sự
tiến bộ của con em, vì tình thương và trách nhiệm.
Các cơ quan chức năng như Công an thành phố Đông Hà và Công an các
phường trên địa bàn trong những năm vừa qua đã cộng tác phối hợp với nhà trường làm
tốt công tác giáo dục học sinh: điều tra, cung cấp thông tin, thông báo tình hình học sinh
vi phạm, quản lý giáo dục học sinh cá biệt; nên đã góp phần ngăn chặn và làm giảm các
vụ việc xảy ra ở học sinh. Trong thời gian tới nhà trường mong muốn các cơ quan chức
năng và cộng đồng xã hội tiếp tục quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều hơn nữa để góp
phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Các trường học trên địa bàn, nhất là các trường THPT, trung tâm GDTX
thành phố Đông Hà cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức học sinh;
bởi vì học sinh có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và những mối quan
hệ khác nên dễ tụ tập, lôi kéo theo nhóm chính thức và không chính thức để đánh nhau
hoặc có những vi phạm khác. Các trường cần phải thông tin sớm, kịp thời các vụ việc
có liên quan; cùng phối hợp xử lý, không bao che dấu giếm khuyết điểm học sinh vi
phạm.
Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các Chi hội cha mẹ học sinh lớp,
trong những năm qua đã làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành

giáo dục con em ở gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình
giáo dục ở nhà trường. Ông bà, cha mẹ phải mẫu mực, làm gương cho con cái noi theo.
Phụ huynh phải luôn luôn quan tâm theo dõi thường xuyên con em mình, không nên phó
mặc cho nhà trường. Cần phải phê phán quan niệm của một số ít phụ huynh khoán trắng
việc giáo dục đạo đức học sinh cho nhà trường. Xã hội hoá công tác giáo dục không thể
hiểu phiến diện ở mặt đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tiền bạc mà phải thực sự tham
gia vào quá trình giáo dục con em, nhất là đối tượng học sinh chậm tiến.
(9)- Việc xử lý kỷ luật học sinh là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không ai muốn;
nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật học sinh; việc
thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý học sinh vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở
những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự
khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng
biểu dương những học sinh vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh
chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đoàn, thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động
viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp
nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.
Trên đây là đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất đề các tổ chức và cá
nhân có liên quan tham khảo nhằm làm tốt hơn nữa công tác giáo dục đạo đức học sinh,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đáp ứng được yêu cầu của trường
đạt chuẩn quốc gia. Nếu mọi thành viên trong nhà trường và tất cả các bậc phụ huynh
cũng như các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trong xã hội đều thấy rõ được
tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo dục đạo đức học sinh trong sự nghiệp trồng
người, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng lòng đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu
chung sẻ đem lại nhiều thành tích hơn nữa cho nhà trường, sẻ có nhiều con ngoan trò
giỏi, xã hội cũng bớt đi trẻ em hư hỏng, cuộc sống sẻ tốt đẹp và lành mạnh hơn./.
Đông Hà, ngày 24 tháng 12 năm 2009
Th.s Hoàng Đức Hùng

×