Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

skkn góp phần phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh bằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và dạy học dự án qua một số chủ đề sinh học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 42 trang )

MỤC LỤC

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Các chữ cái viết tắt/ ký hiệu
THPT
GV
HS
GD
GD - ĐT
KVNC

Cụm từ đầy đủ
Trung học phổ thông
Giáo viên
Học sinh
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo
Khu vực nghiên cứu

iii



A. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phẩm chất, năng lực là hai yếu tố khơng thể thiếu để hình thành nhân cách
con người. Trong mỗi thời đại, cấu trúc chương trình giáo dục, nội dung và phương
pháp khơng giống nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung đó là hướng tới hồn
thiện nhân cách con người. Trong đó việc hình thành phẩm chất, năng lực ln
được chú trọng. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có nhiều những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức, sự phát triển
của cuộc cánh mạng cơng nghệ 4.0 địi hỏi người lao động cần phải có phẩm chất,
năng lực, năng động, sáng tạo…Để góp phần giúp đất nước có được đội ngũ nguồn
nhân lực có đầy đủ phẩm chất, năng lực, năng động sáng tạo thì trong hoạt động
giáo dục một bên cạnh việc đổi mới cấu trúc chương trình, nội dung thì còn phải
chú trọng đổi mới phương pháp để hướng tới mục tiêu phát triển phẩm chất, năng
lực người học.
Ngày nay, dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đang trở nên phổ biến trên
thế giới. Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thể hiện sự quan tâm tới việc
người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ khơng thuần túy là chỉ biết được
gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào để hình thành phẩm chất, năng lực
của người học chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học với mong
muốn người học biết càng nhiều, càng sâu. Dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt các
yêu cầu đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến
phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học [5]. Trong bối
cảnh đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức, kĩ năng
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đổi mới phương pháp
dạy học là một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành cơng trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và
phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các
năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi,

làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình
hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những
hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc,
mĩ thuật, thể thao,...Trong các năng lực chung thì giao tiếp và hợp tác là năng lực
quan trọng đối với mỗi công dân thế kỷ 21. Từ đó, có thể thấy rằng trong việc phát
triển các năng lực chung và năng lực đặc thù cho môn học thì phát triển năng lực
hợp tác và giao tiếp là một mục tiêu quan trọng cần hướng tới.
Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học những năm gần đây dạy học
theo chủ đề là một yêu cầu bắt buộc và chiếm thời lượng khá lớn trong chương


trình. Chính vì vậy, việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để phát triển năng
lực là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Vì thế chúng tơi chọn đề tài “Góp phần phát triển năng lực hợp tác và giao
tiếp cho học sinh bằng việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác và dạy học
dự án qua một số chủ đề Sinh học 11” để đúc rút kinh nghiệm đồng thời là nguồn
thông tin muốn chia sẻ cùng q thầy cơ và đồng nghiệp.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm ra những phương pháp dạy học áp dụng trong dạy học theo chủ đề phù
hợp cho việc phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp;
- Đánh giá việc áp dụng các phương pháp dạy học hợp tác và dạy học dự án
trong dạy học theo chủ đề.
1.3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Thực trạng dạy học phát triển năng lực hiện nay;
- Giải pháp phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp qua dạy học chủ đề;
- Kết quả áp dụng các phương pháp dạy học trong dạy học chủ đề.
1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Học sinh khối 11 trung học phổ thông;

- Phạm vi: Phương pháp dạy học hợp tác và dạy học dự án qua 5 chủ đề của
chương trình Sinh học 11 ban cơ bản.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nhằm thu thập các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
1.5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài như: phương pháp điều tra; phương pháp khảo nghiệm,
thử nghiệm.
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu điều tra
1.6. ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: Dạy học dự án và
Dạy học hợp tác để giảng dạy các chủ đề của Sinh học 11, qua đó bồi dưỡng và
phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh THPT theo hướng tiếp cận
chương trình giáo dục phổ thơng mới. Đồng thời với mục đích phát triển năng lực
chung, đề tài có thể sử dụng làm nguồn tư liệu tham khảo khi dạy chủ đề của
chương trình nhiều môn học khác nhau.


B. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Dạy học phát triển năng lực
Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT định nghĩa: “Năng lực là thuộc tính cá nhân
được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho
phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành cơng một loại hoạt động

nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [1].
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và
phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi bao gồm các năng lực chung và các
năng lực đặc thù. Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi,
làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp. Năng lực đặc thù là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chun sâu, riêng biệt trong các loại hình
hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những
hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu của một hoạt động như toán học, âm nhạc,
mĩ thuật, thể thao,...[1]
Trong năng lực chung có 3 năng lực được phát triển và hình thành qua các
mơn học là:
TỰ CHỦ VÀ TỰ HỌC
NĂNG LỰC

HỢP TÁC VÀ GIAO TIẾP

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO

Hình 2.1. Các năng lực chung
Trong giới hạn đề tài chúng tôi chỉ để cập đến việc phát triển năng lực hợp
tác và giao tiếp. Khung năng lực hợp tác và giao tiếp cần đạt ở học sinh THPT
được thể hiện bảng sau [1]:
Xác định mục đích, – Xác định được mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng
nội dung, phương và ngữ cảnh giao tiếp; dự kiến được thuận lợi, khó khăn để
tiện và thái độ giao đạt được mục đích trong giao tiếp.
tiếp
– Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối
tượng giao tiếp.

– Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học,
nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp


Thiết lập, phát triển
các quan hệ xã hội;
điều chỉnh và hố
giải các mâu thuẫn
Xác định mục đích
và phương thức hợp
tác
Xác định trách
nhiệm và hoạt động
của bản thân
Xác định nhu cầu
và khả năng của
người hợp tác
Tổ chức và thuyết
phục người khác

Đánh giá hoạt động
hợp tác

Hội nhập quốc tế

của bản thân, có sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại
phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng.
– Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện
phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thơng tin, ý tưởng và để
thảo luận, lập luận, đánh giá về các vấn đề trong khoa học,

nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề
nghiệp.
– Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm sốt cảm
xúc, thái độ khi nói trước nhiều người
– Nhận biết và thấu cảm được suy nghĩ, tình cảm, thái độ của
người khác.
– Xác định đúng nguyên nhân mâu thuẫn giữa bản thân với
người khác hoặc giữa những người khác với nhau và biết
cách hoá giải mâu thuẫn
Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một
vấn đề do bản thân và những người khác đề xuất; biết lựa
chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ
Phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn thành
nhiệm vụ của nhóm; sẵn sàng nhận cơng việc khó khăn của
nhóm
Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hồn thành cơng việc
của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh
phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác
Biết theo dõi tiến độ hoàn thành cơng việc của từng thành
viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm
tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành
viên trong nhóm
Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá
được mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm
khác; rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý được cho từng
người trong nhóm
– Có hiểu biết cơ bản về hội nhập quốc tế.
– Biết chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế;
biết chủ động, tích cực tham gia một số hoạt động hội nhập

quốc tế phù hợp với bản thân và đặc điểm của nhà trường,
địa phương.
– Biết tìm đọc tài liệu nước ngồi phục vụ cơng việc học tập
và định hướng nghề nghiệp của mình và bạn bè

2.1.1.2. Dạy học tích hợp theo chủ đề


Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh
những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động
nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có
nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cáchvận dụng kiến thức học được trong nhà
trường vào các hồn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người
cơng dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp địi
hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống
mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em.
Với cách hiểu như vậy, dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương
trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy
học.
Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và
phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trị của người
chủ gia đình, người cơng dân, người lao động tương lai.
Tích hợp là phương thức tối ưu nhất để dạy học phát triển năng lực. Dạy học
tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh
biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thơng qua đó hình thành những kiến
thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải
quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
2.1.1.3. Một số phương pháp dạy học phát triển năng lực hợp tác và giao
tiếp

Trong dạy học phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp thì có hai phương
pháp chủ đạo là phương pháp dạy học theo dự án và dạy học hợp tác.
a. Dạy học dựa trên dự án
Khái niệm: Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó
học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và
thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày. [1]
Dạy học dự án là câu trả lời cho sự chênh lệch giữa kiến thức lí thuyết trong
nhà trường với kiến thức thực tiễn ngoài xã hội và trong môi trường nghề nghiệp.
Dạy học dự án như một hoạt động có ý nghĩa, có tính thực tiễn về giá trị và mục
tiêu giáo dục tương ứng với một hoặc nhiều mục tiêu học tập; mà trong đó có tính
đến sự tìm tịi nghiên cứu và phương pháp giải quyết các vấn đề bằng cách sử dụng
thao tác trên các cơng cụ, thiết bị lao động, tương ứng với tình huống của cuộc
sống thực tế.
Các giai đoạn của dạy học theo dự án gồm:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
- Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài dự án: Đề tài dự án có thể nảy sinh từ sáng
kiến của Giáo viên, học sinh hoặc của nhóm học sinh. Học sinh là người quyết
định lựa chọn đề tài, nhưng phải đảm bảo nội dung phù hợp với mục đích học tập,
phù hợp chương trình và điều kiện thực tế. Để thực hiện dự án, học sinh phải đóng


những vai có thực trong xã hội để tự mình tìm kiếm thơng tin và giải quyết cơng
việc.
- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ dự án: giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ
cho các nhóm học sinh và những yếu tố khác liên quan đến dự án. Trong công việc
này, giáo viên là người đề xướng nhưng cũng cần tạo điều kiện cho học sinh tự
chọn nhóm làm việc.
- Lập kế hoạch thực hiện dự án: giáo viên hướng dẫn các nhóm học sinh lập
kế hoạch thực hiện dự án, trong đó học sinh cần xác định chính xác chủ đề, mục
tiêu, những cơng việc cần làm, kinh phí, thời gian và phương pháp thực hiện. Ở

giai đoạn này, đòi hỏi ở học sinh tính tự lực và tính cộng tác để xây dựng kế hoạch
của nhóm.
- Sản phẩm tạo ra ở giai đoạn này là bản kế hoạch dự án.
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án
Giai đoạn này, với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh tập trung vào việc thực
hiện nhiệm vụ được giao với các hoạt động như đề xuất các phương án giải quyết
và kiểm tra, nghiên cứu tài liệu, tiến hành các thí nghiệm, trao đổi và hợp tác với
các thành viên trong nhóm. Trong dự án, giáo viên cần tôn trọng kế hoạch đã xây
dựng của các nhóm, cần tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, thu thập tài liệu, tìm
kiếm thơng tin. Các nhóm thường xun cùng nhau đánh giá cơng việc, chỉnh sửa
để đạt được mục tiêu. Giáo viên cũng cần tạo điều kiện cho việc làm chủ hoạt động
học tập của học sinh và nhóm học sinh, quan tâm đến phương pháp học của học
sinh… và khuyến khích học sinh tạo ra một sản phẩm cụ thể, có chất lượng.
Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án
Học sinh thu thập kết quả, công bố sản phẩm trước lớp. Sau đó, giáo viên và
học sinh tiến hành đánh giá. Học sinh có thể tự nhận xét q trình thực hiện dự án
và tự đánh giá sản phẩm nhóm mình và đánh giá nhóm khác. Giáo viên đánh giá
tồn bộ quá trình thực hiện dự án của học sinh, đánh giá sản phẩm và rút kinh
nghiệm để thực hiện những dự án tiếp theo.
Theo Etienne, đánh giá trong dạy học dự án cần đề cập đến ba hình thức đó

- Tự đánh giá của mỗi thành viên: Mỗi cá nhân tự đánh giá sự hoàn thiện, cái
làm được, thái độ của mình trong quá trình thực hiện dự án;
- Đánh giá chéo giữa các thành viên: Thành viên này đánh giá thành viên
khác trong nhóm nhằm phát triển năng lực đánh giá người khác của người học
dưới sự kiểm soát, điều phối của giáo viên;
- Đánh giá của giáo viên: Xây dựng phiếu đánh giá tổng thể dự án, học sinh
phải điền vào phiếu sau dự án [3].
Trong dạy học dự án các mức độ đánh giá thể hiện theo bảng sau:



Tiêu chí

Mức độ đánh giá

Sản
phẩm

Chất lượng của các bước tiến hành và các phương pháp luận thực
hiện trong dự án. Hiệu quả của các sản phẩm thu được

Sự học
tập

Chất lượng của các kiến thức mới thu được, các kiến thức liên môn
huy động trong dự án. Mức độ các mục tiêu đạt được, nhất là các
mục tiêu phát triển năng lực

Sự hợp
tác

Cấu trúc và thành phần nhóm tạo nên động cơ của sự học tập. sự thể
hiện vai trò của mỗi thành viên đối với nhóm của mình

Dự án cá
nhân

Kiến thức, kỹ năng cá nhân thu được qua hoạt động trong dự án.

b. Dạy học hợp tác

Khái niệm: Dạy học hợp tác là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh
làm việc theo nhóm để cùng nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề đặt
ra [3].
Tiến trình dạy học hợp tác có thể chia ra làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Trong bước này, giáo viên cần thực hiện các công việc chủ yếu:
- Xác định hoạt động cần tổ chức dạy học hợp tác (trong chuỗi hoạt động
dạy học) dựa trên mục tiêu, nội dung của bài học.
- Xác định tiêu chí thành lập nhóm: theo trình độ của học sinh, theo ngẫu
nhiên, theo sở trường của học sinh… Thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo
cặp, theo nhóm để thay đổi hoạt động tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của
học sinh.
- Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động nhóm để thực hiện có hiệu quả.
- Thiết kế các phiếu hình thức giao nhiệm vụ tạo điều kiện cho học sinh dễ
dàng hiểu rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của cả
nhóm, các bài tập củng cố chung hoặc dưới hình thức trị chơi học tập theo nhóm,
từ đó tăng cường sự tích cực và hứng thú của học sinh.
Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học hợp tác
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập.
Giáo viên tổ chức cho tồn lớp với các hoạt động chính như giới thiệu chủ
đề; thành lập các nhóm làm việc; xác định nhiệm vụ của các nhóm; xác định và
giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm; xác định rõ mục tiêu cụ thể cần đạt được.
Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập có sự hợp tác.


Các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có hoạt động chính
là chuẩn bị chỗ làm việc nhóm; lập kế hoạch làm việc; thỏa thuận về quy tắc làm
việc; tiến hành giải quyết nhiệm vụ; chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp; xác định
nội dung, cách trình bày kết quả.

Bước 3. Trình bày và đánh giá kết quả của hoạt động hợp tác.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Các học sinh khác lắng nghe,
nhận xét, bổ sung. Giáo viên hướng dẫn học sinh lắng nghe và phản hồi tích cực.
Thơng thường, học sinh trình bày miệng hoặc trình bày với báo cáo kèm theo. Có
thể trình bày có minh họa thơng qua biểu diễn hoặc mẫu kết quả làm việc nhóm.
Kết quả trình bày của các nhóm nên được chia sẻ với các nhóm khác, để các nhóm
góp ý và là cơ sở để triển khai các nhiệm vụ tiếp theo. Sau khi học sinh nhận xét,
phản hồi, giáo viên cùng với học sinh tổng kết các kiến thức cơ bản.
2.1.1.4. Đánh giá kết quả giáo dục theo năng lực
Đánh giá là một thành tố quan trọng không thể tách rời của quá trình dạy
học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của bài học/chủ
đề và nội dung dạy học. Từ nội dung dạy học giáo viên thiết kế các học liệu, xác
định phương pháp, kỹ thuật cũng như các điều kiện tổ chức quá trình dạy học sao
cho hiệu quả. Thơng qua hiệu quả hoạt động của học sinh, giáo viên có thể xác
định được việc dạy học có hiệu quả hay khơng, có đáp ứng được mục tiêu đề ra
hay không? Giáo viên thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá, qua đó
điều chỉnh phương pháp, kỹ thuật dạy và giúp học sinh có phương pháp học tập
phù hợp, hiệu quả và cũng thông qua các hoạt động học mà phẩm chất, năng lực
của học sinh được phát triển. Đánh giá kết quả học tập vừa có vai trị kiểm tra lại
mức độ đạt được của mục tiêu đã xác định vừa là động lực cơ sở để giáo viên nhìn
lại, điều chỉnh quá trình dạy học. Như vậy, Kiểm tra đánh giá có vai trị thúc đẩy
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi
mới quản lý. Vai trò của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học được mơ tả như
sơ đồ hình 2.1. [5]


Hình 2.2. MQH giữa kiểm tra đánh giá với các thành tố quá trình dạy học
Năng lực hợp tác là khả năng tổ chức và quản lí nhóm, thực hiện các hoạt
động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm
vụ chung một cách có hiệu quả. Trong học tập, học sinh ở trong môi trường giao

tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và học sinh với các phương
tiện dạy học. Ở đây, chúng ta giới hạn ở năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
thể hiện ở trong giao tiếp và hợp tác học sinh-học sinh, học sinh-giáo viên. Năng
lực giao tiếp và hợp tác được đánh giá qua các tiêu chuẩn (chuẩn đầu ra) sau:
TT

Thành tố

1

Tiêu chí chất lượng hành vi
Xác định mục đích hợp tác

Xác định mục đích nội Xác định nội dung giao tiếp
dung,phương thức và thái
Xác định thái độ giao tiếp
đội giao tiếp
Xác định phương thức giao tiếp
2

3

4

5

Xác định được trách
nhiệm và các hoạt dộng
mà bản thân có thể đảm
nhiệm


Xác định được trách nhiệm của bản thân

Xác định được nhu cầu
và khả năng của những
người cùng hợp tác

Xác định được khả năng của cá thành viên
trong nhóm

Tổ chức và thuyết phục
người khác cùng hồn
thành cơng việc

Thực hiện nhiệm vụ của bản thân

Rút kinh nghiệm đánh
giá kết quả hoạt động

Xác định được khả năng của bản thân

Phân công nhiệm vụ các thành viên phù hợp

Theo dõi đưa ra nhận xét giúp đỡ các thành
viên trong nhóm
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bản thân
Tự rút kinh nghiệm trong giao tiếp cảu bản thân
và dóng góp kinh ngiệm cho nhóm

Năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh có thể bộc lộ trong nhiều tình

huống học tập khác nhau. Vì thế, giáo viên khơng nên cho rằng phải có hoạt động
nhóm thì mới đánh giá được năng lực này của học sinh. Tuy nhiên, các hoạt động
nhóm tạo ra bối cảnh rất thuận lợi và tồn diện để giáo viên có thể quan sát, học
sinh có thể tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau về năng lực giao tiếp và hợp tác [4].


2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Thực trạng việc thực hiện dạy học theo chủ đề tại KVNC
Qua điều tra bằng phỏng vấn tại bốn trường thuộc khu vực nghiên cứu về
phương pháp dạy học chủ đạo áp dụng trong các chủ đề chương trình Sinh học 11
năm học 2020 - 2021 chúng tôi thu được bảng số liệu sau.
Bảng 2.1 Số liệu dạy học chủ đề trong chương trình Sinh học 11 tại KVNC
Phương pháp áp dụng (chủ đạo)
TT

Trường THPT

Số Tổng Dạy
chủ
số
học
đề
tiết theo
dự án

Dạy
học
hợp
tác


Dạy
học
khám
phá

Dạy
Phương
học giải pháp
quyết
khác
vấn đề

1

Thanh Chương 3 6

17

2

3

0

1

0

2


Đặng Thúc Hứa

5

13

0

1

2

2

0

3

Đặng Thai Mai

5

13

0

1

1


3

0

4

Thanh Chương 1 5

13

1

1

1

2

0

Qua bảng ta thấy số chủ đề dạy học là khá nhiều từ 5 đến 6 chủ đề tương
ứng với số tiết từ 13 đến 17 tiết (trong tổng số 52 tiết) chiếm tỷ lệ từ 25,00% đến
32,69% trong thời lượng chương trình Sinh học 11. Mặt khác, các phương pháp
chủ đạo áp dụng để định hướng phát triển năng lực cho học sinh còn chưa thống
nhất giữa các trường đặc biệt dạy học theo dự án và dạy học hợp tác còn chiếm tỷ
lệ chưa cao (9/21 chủ đề) nếu tính riêng 3 trường đối chứng (Đặng Thúc Hứa,
Đặng Thai Mai và Thanh Chương 1) thì tỉ lệ đó chỉ là 4/15. Như vậy, việc dạy học
các chủ đề nhằm phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh thì tại khu
vực nghiên cứu là chưa thật sự được chú trọng.
2.1.2.2. Thực trạng về nhu cầu phát triển năng lực của học sinh ở KVNC

Qua khảo sát 378 học sinh học lớp 11 về nhu cầu phát triển các loại năng lực
chung chúng tôi thu được kết quả theo bảng sau:
Bảng 2.2. Nhu cầu phát triển năng lực chung của học sinh tại KVNC
Năng lực giải
quyết vấn đề và
sáng tạo

Năng lực tự chủ
và tự học

Năng lực hợp
tác và giao tiếp

Số
lượng

Tỷ lệ %

Số
lượng

Tỷ lệ %

Số
lượng

Tỷ lệ %

Thanh Chương 3


14

14.0

52

52.0

34

34.0

Đặng Thúc Hứa

12

13.8

48

55.2

27

31.0

Đặng Thai Mai

21


23.1

46

50.6

24

26.3

Trường THPT


Thanh Chương 1

6

6

57

57

37

37

Tổng

53


14.0

203

53.7

122

32.3

Qua bảng thấy rằng nhu cầu phát triển các năng lực chung của các trường
khá tương đồng và đặc biệt là năng lực hợp tác và giao tiếp được các học sinh quan
tâm nhất với số lượng 203 học sinh chiếm tỷ lệ 53,7% tiếp theo là nhu cầu phát
triển năng lực giải quyết các vấn đề sáng tạo có 122 học sinh chiếm tỷ lệ 32,3% và
thấp nhất là năng lực tự chủ và tự học có 53 học sinh chiếm tỷ lệ 14,0%. Có thể
thấy rằng học sinh cũng đang dần nhận thức được sự quan trọng của năng lực hợp
tác và giao tiếp cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
2.2. ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG CÁC CHỦ ĐỀ
CỦA CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỢP TÁC VÀ GIAO TIẾP.
Trong thời lượng giới hạn của đề tài chúng tôi khơng đi sâu trình bày kế hoạch bài
dạy thay vào đó sẽ trình bày các giai đoạn và các bước thực hiện một chủ đề.
2.2.1. Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án.
2.2.1.1. Chủ đề STEM: Dự án thiết kế mơ hình trồng rau thủy canh.
a. Mơ tả chủ đề
Chủ đề “Thiết kế mơ hình trồng rau thủy canh” là một ý tưởng dạy học theo định
hướng giáo dục STEM cho đối tượng học sinh lớp 11. Học sinh sẽ nghiên cứu
những kiến thức về dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây, vai trị của hút nước và
thốt hơi nước ở cây từ đó học sinh vận dụng các kiến thức đã học được để thiết kế

và chế tạo một mơ hình trồng rau thủy canh.
Chủ đề gồm các mảng kiến thức liên quan đến các bài 4,5,6,7 – thuộc chương trình
sách giáo khoa Sinh học 11.

TT

Nội dung sử dụng
trong chủ đề

Bài

PPCT

1

Bài 4: Vai trị của các ngun tố
khống.

1 tiết

Toàn bộ

2

Bài 5 + bài 6: Dinh dưỡng Nitơ ở thực
vật.

1 tiết

Tồn bộ


3

Bài 7: Thực hành: Thí nghiệm thốt hơi
nước và vai trị của phân bón.

1 tiết

Vai trị của phân bón


b. Tiến trình hoạt động thực hiện dự án (gồm 3 tiết trên lớp và các thời gian
rảnh ngoài giờ lên lớp)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án (tiết 1)
- Giáo viên cho học sinh xem phim về “Loạn rau sạch” theo đường link
/>Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Có phương pháp trồng rau an - Nhận biết chủ đề dự án.
tồn hơn hay khơng?
- Phát biểu dự án STEM
Nêu tên dự án. - Những gia đình khơng có đất Thiết kế mơ hình trồng rau
thì có cách nào để trồng rau sạch thủy canh
hay không?
Lập kế hoạch
thực hiện dự án
gồm: Xác định

nhiệm vụ, chia
sẻ, lựa chọn
nhiệm vụ phù
hợp.

- Yêu cầu học sinh nêu các
nhiệm vụ cần thực hiện của dự
án.
- Định hướng các sản phẩm
của dự án

- Căn cứ vào chủ đề học tập,
hướng dẫn của giáo viên, học
sinh viết các nhiệm vụ cần
thực hiện.
- Lập bảng kế hoạch dự án
STEM:
+ Phân công nhiệm vụ
+ Thiết kế mơ hình
+ Chế tạo mơ hình

Hình 2.3. Giáo viên triển khai dự án
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án


Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


- Cho các nhóm báo cáo về
kiến thức nền liên quan đến chủ
đề,
- u cầu các nhóm thuyết
trình về mơ hình trồng rau thủy
canh

- Sử dụng Powepoint để báo
cáo về kiến thức nền và thiết kế
mơ hình thủy canh

Tính tốn
vật liệu

- Cho các nhóm trình bày vật
liệu sử dụng để chế tạo mơ hình
thủy canh
- Lưu ý khuyến khích sử dụng
vật liệu tái chế

- Thảo luận về các loại vật liệu
liên quan để chế tạo mơ hình
thủy canh, tính tốn lượng vật
liệu cần dùng

Triển khai
làm mơ hình

- Hướng dẫn học sinh thực

hiện ở nh

- Phân cơng nhiệm vụ chế tạo
mơ hình

Thiết kế mơ
hình thủy
canh

Hình 2.4. Hình ảnh về quá trình thực hiện dự án
Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án
Nội dung
Thuyết
trình về mơ
hình.
Đánh giá
q trình
thực hiện dự
án.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Tổ chức cho học sinh thuyết
trình mơ hình.
- Gợi ý các nhóm khác nhận xét,
bổ sung, phản biện.

- Các nhóm cử đại diện thuyết

trình về mơ hình
- Tham gia phản biện.
- Ghi chép các ý kiến nhận xét

- Phát phiếu đánh giá cho các
nhóm.
- Hướng dẫn cho các nhóm đánh
giá lẫn nhau.
- Đánh giá các nhóm, tuyên
dương các nhóm, cá nhân làm tốt.

Các nhóm tiến hành tự đánh
giá, đánh giá lẫn nhau.


Rút ra bài
học kinh
nghiệm.

- Yêu cầu học sinh nêu ra những
kinh nghiệm rút ra trong quá trình
thực hiện dự án.

- Học sinh chia sẻ, lắng nghe
và rút kinh nghiệm.
- Thảo ḷn để tiếp tục điều
chỉnh, hồn thiện sản phẩm;

Hình 2.5. Học sinh chuẩn bị báo cáo sản phẩm của nhóm
Nhận xét

Với việc vận dụng dạy học theo dự án chủ đề STEM “Thiết kế mơ hình
trồng rau thủy canh”. Học sinh sẽ có cơ hội làm việc cùng nhau từ đó các năng lực
được hình thành trong đó năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp được phát triển.
Hoạt động chia nhóm nhận nhiệm vụ, phân cơng nhiệm vụ, quá trình cùng
thực hiện một mục tiêu chung là thiết kế và xây dựng mơ hình trồng rau thủy canh
học sinh phải tương tác và phối hợp với nhau nhiều hơn từ đó sẽ tăng cường khả
năng hợp tác trong các nhóm hoạt động. Các hoạt động thảo ḷn, trình bày báo
cáo, thuyết trình, phản biện, đánh giá, phân tích ưu, nhược điểm từng mơ hình giúp
học sinh rèn luyện khả năng giao tiếp, khả năng thuyết trình hay nói cách khác
năng lực giao tiếp được phát triển.
2.2.1.2. Chủ đề tuần hoàn máu: Dự án điều tra một số chỉ tiêu sinh lý ở
người
a. Mô tả chủ đề
Chủ đề “Tuần hồn máu” là chủ đề có tính liên hệ thực tiễn cao đặc biệt là
các bệnh liên quan đến tim mạch và các chỉ số sinh lý ở người. Các kiến thức liên
quan gồm cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn, các hệ tuần hoàn, huyết áp, sự


cân bằng nội môi và liên hệ thực tiễn thông qua việc đo một số chỉ tiêu sinh lý ở
người.
Chủ đề liên quan đến các bài 18, bài 19, bài 20 chương trình sinh học 11.

TT

Bài

PPCT

Nội dung sử dụng
trong chủ đề


1

Bài 18 + bài 19: Tuần hoàn máu

1 tiết

Toàn bộ

2

Bài 20: Cân bằng nội mơi

1 tiết

Tồn bộ

3

Bài 21: Thực hành đo một số chỉ tiêu
sinh lý ở người

1 tiết

Toàn bộ

b. Tiến trình thực hiện (gồm 3 tiết trên lớp và các thời gian rảnh ngoài giờ
lên lớp)
Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án
- Giáo viên khai thác những hiểu biết sơ bộ của học sinh về hệ tuần hoàn và

sự cân bằng nội mơi bằng kĩ tḥt KWL.

Hình 2.6. Học sinh chuẩn bị dự án
Nội dung

Hoạt động của GV
- Các bệnh tim mạch phổ biến
hiện nay?

Hoạt động của HS
Nhận biết chủ đề dự án.
Phát biểu chủ đề dự án: “Đo


Nêu tên dự án.

- Huyết áp và một số chỉ tiêu
một số chỉ tiêu sinh lý ở
sinh lý khác thay đổi như thể nào người”
qua các lứa tuổi và ở những người
bình thường khác những người
mắc bệnh tim mạch như thế nào?

Lập kế hoạch
thực hiện dự án
gồm:
- Xác định
nhiệm vụ,
- Lập kế hoạch,
- Chia sẻ, lựa

chọn nhiệm vụ
phù hợp.

- Yêu cầu HS nêu các nhiệm vụ
Căn cứ vào chủ đề học
cần thực hiện của dự án.
tập, hướng dẫn của giáo
- Cách đo các chỉ tiêu sinh lý cơ viên, học sinh viết các
bản như: huyết áp, nhịp tim, chiều nhiệm vụ cần thực hiện.
cao, cân nặng?
Lập bảng kế hoạch dự án
- Người mắc bệnh tim mạch có gồm:
các chỉ số trên thay đổi như thế
+ Thu thập thông tin.
nào?
+ Điều tra, khảo sát về các
- Từ đó học sinh đưa ra các
chỉ tiêu sinh lý cơ bản
nhiệm vụ cần thực hiện.
+ Thảo ḷn, xử lí thơng tin.
+ Viết báo cáo và đưa ra kết
quả dự án.
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


Thu thập
thông tin. Điều
tra khảo sát về
các chỉ tiêu sinh
lý.

- Theo dõi, hướng dẫn các nhóm về - Thực hiện nhiệm vụ
phiếu điều tra, các câu hỏi phỏng vấn, theo bản kế hoạch của
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ghi chép
nhóm.
thơng tin vào sổ tay dự án, kĩ năng thu
thập thông tin từ internet.
- Các nhóm báo cáo tiến độ thực hiện

Xử lí thơng
tin, lập dàn ý
báo cáo.

- Cố vấn, giúp đỡ các nhóm xử lý
thơng tin, đồ thị hóa.
- Hỗ trợ lập dàn ý báo cáo

Thiết kế
Powepoint.

- Theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ
- Thiết kế Powepoint
học sinh trong việc đồ thị hóa và thiết phục vụ thuyết trình
kế Slide của Powepoint.


- Trao đổi về số liệu điều
tra
- Xử lý số liệu điều tra
- Đồ thị hóa
- Lập dàn ý báo cáo


Hình 2.7. Học sinh thực hiện dự án
Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án (tiết 3)
Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Báo cáo kết
quả.

- Tổ chức cho học sinh báo cáo - Các nhóm báo cáo kết quả:
kết quả điều tra và phản hồi.
+ Số liệu điều tra
- Gợi ý các nhóm khác nhận
+ Xử lý số liệu điều tra và kết
xét, bổ sung, phản biện.
luận.
- Tham gia phản biện.
- Ghi lại kiến thức tổng hợp
từ mỗi nhóm vào vở.

Đánh giá q

trình thực hiện
dự án.

- Phát phiếu đánh giá cho các
nhóm.
- Hướng dẫn cho các nhóm
đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá các nhóm, tuyên
dương các nhóm, cá nhân làm
tốt.

- Yêu cầu học sinh nêu ra
Rút ra bài học những điều các em đã làm tốt
kinh nghiệm. trong dự án, những điều các em
có thể làm tốt hơn.

- Các nhóm tiến hành tự đánh
giá, đánh giá lẫn nhau.

- Học sinh chia sẻ, lắng nghe
và rút kinh nghiệm.


Hình 2.8. Học sinh tự tin thuyết trình báo cáo kết quả điều tra
Nhận xét: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác là 2 mục tiêu quan trọng
mà dự án “Điều tra 1 số chỉ tiêu sinh lí ở người” đã đạt được.
Học sinh có cơ hội cùng nhau lên kế hoạch, đo đếm, điều tra, xử lí số liệu và
làm báo cáo. Học sinh được trải nghiệm 1 hoạt động vơ cùng thiết thực đó là điều
tra những người mắc bệnh tim mạch, không chỉ giới hạn ở học sinh trong khu vực
trường mà còn mở rộng điều tra ngồi xã hội, trong gia đình, làng xóm, những

người thân thuộc bên cạnh các em. Ngoài sự chuẩn bị kĩ càng chu đáo ở bản báo
cáo Power point thì khả năng thuyết trình, vấn đáp, biện luận trước đám đơng cũng
từ đó được nâng cao. Với chủ đề hệ tuần hoàn, học sinh sẽ tự trau dồi kiến thức, tư
duy nhạy bén khi tìm hiểu hệ tuần hồn ở người. Và đặc biệt hơn hết, việc thực
hiện dự án “Điều tra 1 số chỉ tiêu sinh lí ở người” giúp học sinh mở rộng tầm hiểu
biết của mình về sinh lí của bản thân và có hứng thú hơn về giờ học.
2.2.2. Phương pháp dạy học hợp tác
2.2.2.1. Chủ đề quang hợp ở thực vật
a. Mô tả chủ đề
Chủ đề “Quang hợp ở thực vật” là một trong những chủ đề trọng tâm trong
phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. Chủ đề gồm 4 tiết, liên quan
đến các bài 8, bài 9, bài 10 và bài 13 chương trình sinh học 11.
b. Tiến trình thực hiện
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
• Chủ đề Quang hợp ở thực vật gồm có 6 hoạt động:
- Hoạt động khởi động
- Tìm hiểu về quang hợp ở thực vật
- Tìm hiểu về cơ quan quang hợp ở thực vật.
- Tìm hiểu về quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM
- Tìm hiểu về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp.
- Phát hiện Diệp lục và sắc tố Carơtenơit.
• Chuẩn bị các thiết bị và đồ dùng dạy học:
Giáo viên chuẩn bị:
- Sơ đồ Thí nghiệm của Joseph Priestley, giấy A0, bút lông…
- Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống đong, ống nghiệm, kéo
- Hóa chất: Nước cất, cồn 900
- Mẫu vật: Lá khoai lang, lá vàng, quả cà chua, củ cà rốt.


Học sinh chuẩn bị: Mẫu vật (Các loại lá, củ, quả tự nhiên: lá rau dền đỏ, củ

cà rốt, củ nghệ tươi, quả gấc chín...), máy xay sinh tố, gạo nếp.
Các phiếu học tập
PHT số 1: Hãy trình bày những nội dung đã biết và muốn biết về quang hợp.
(Sử dụng kĩ thuật KWL)
K (Know)

W (Want)

L (Learn)

PHT số 2: Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp
Tiêu chí so sánh
Pha sáng

Pha tối

Vị trí xảy ra
Nguyên liệu
Sản phẩm
PHT số 3: Phân biệt pha tối ở 3 nhóm thực vật C3, C4, và CAM.
Chỉ số so sánh

Thực vật C3

Thực vật C4

Đại diện
Chất nhận CO2 đầu tiên
Sản phẩm ổn định đầu tiên
Thời gian cố định CO2

PHT số 3: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn.



Hệ thống câu hỏi:

Thực vật
CAM


Câu hỏi 1: Tại sao gọi quang hợp là quá trình ơ xi hóa khử?
Câu hỏi 2: Trong một thí nghiệm ở thực vật C 3, người ta thấy, khi tắt ánh sáng,
hoặc giảm nồng độ CO2 đến 0% thì có một chất tăng và một chất giảm.
a.Tên hai chất đó, chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt ánh sáng? Giải thích ?
b. Chất nào tăng, chất nào giảm khi tắt khi giảm nồng độ CO2? Giải thích ?
Câu hỏi 3: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào sợi tảo trong mơi trường có vi
khuẩn hơ hấp hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung vào ở hai đầu sợi tảo, hãy
giải thích vì sao?
Câu hỏi 4: Nếu làm 1 thí nghiệm: Đưa 2 cây (1 cây thực vật C3 và 1 cây thực vật
C4) vào trong chng thuỷ tinh kín và chiếu sáng liên tục. Dựa vào tiêu chí nào để
phân biệt cây nào là thực vật C3, cây nào là thực vật C4.
Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học hợp tác
Chủ đề “Quang hợp ở thực vật” được thực hiện trong 4 tiết, trong đó có 1 tiết thực
hành.
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập. (Tiết 1)
Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Giới thiệu chủ

đề

Hoạt động của học sinh
- Nhiệm vụ của các nhóm
HS:
- Quan sát và mơ tả, giải
thích thí nghiệm
- Nêu tên chủ đề.

GV trình chiếu thí nghiệm 1: thí
nghiệm của Joseph Priestley:
Lập nhóm hoạt - Giáo viên đưa ra tiêu chí - Thành lập nhóm,
động
nhóm hoạt động
- Cử nhóm trưởng, thư ký,
- Mỗi nhóm gồm 4-6 thành - Xác định mục tiêu nhóm.
viên, có nhóm trưởng và thư ký
Lên kế hoạch - Hướng dẫn lên kế hoạch nhóm - Lập kế hoạch nhóm
nhóm
. Hồn thiện phiếu học tập,
. Thuyết trình,
. Nhận xét, phản biện.


Hình 2.9. Thành lập nhóm phân cơng nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện các nhiệm vụ học tập
Nội dung

Hoạt động của giáo
viên


Bài 8: quang hợp ở Sử dụng
thực vật (Tiết 1)
KWL.



Hoạt động của học sinh

thuật Điền vào PHT
K(Know) W(Want)

L(Learn)

GV. Cho các nhóm
báo cáo
Các nhóm khác nhận
xét.
Bài 9: Quang hợp Sử dụng phiếu học tập Học sinh thực hiện nhiệm vụ hoàn
các nhóm thực vật số 2 và số 3.
thành phiếu học tập số 2 và phiếu
c3, c4, CAM
- Chia đôi số nhóm học tập số 3
(Tiết 2)
một nửa hồn thành
phiếu số 2, một nửa
hoàn thành phiếu số 3
- GV cho HS nhận xét
và đánh giá chéo
Bài 10:


- Sử dụng kỹ thuật - Các nhóm hồn thiện khăn trải
bàn sau đó báo cáo trước lớp
Ảnh hưởng của khăn trải bàn.
các nhân tố đến - GV hướng dẫn học - Các nhóm khác nhận xét bổ
quang hợp
trò đánh giá vòng tròn. sung
(tiết 3)


Bài 13:

- Cho học sinh chuẩn HS phân công nhiệm vụ mỗi
Thực hành chiết bị thực hiện món ăn thành viên làm món xơi với 1-2
màu ở nhà khi đến trường thành
rút diệp lục và xôi 7 màu tại nhà
carotenoit
- Thực hiện chiết rút viên của 2 nhóm gộp lại để trang
diệp lục và carotenoit trí thành các sản phẩm về món xơi
(tiết 4)
7 màu.
ở trường
- Cử đại diện thực hiện thí nghiệm
chiết rút diệp lục và carotenoit
- Thuyết trình về sản phẩm xơi 7
màu

Hình 2.10. Học sinh làm việc với phiếu KWL
Bước 3: Trình bày và đánh giá kết quả hợp tác.
Nội dung Hoạt động của giáo viên

Đánh giá
(tiết 4)

Hoạt động của học sinh

- GV phát phiếu đánh giá - Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn
các thành viên nhóm
nhau
- GV đánh giá các nhóm
dựa trên kết quả hợp tác
- HS ghi chép và rút kinh nghiệm


×