1. Mở đầu.
1.1. Lý do chon đề tài:
Chúng ta biết rằng chữ viết có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc Tiểu học,
học sinh phải dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Nếu học sinh viết đúng,
đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài
học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu viết sai sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Là một giáo viên
Tiểu học, tôi nghĩ rằng chữ viết không đơn thuần là phương tiện
ghi nhận kiến thức, mà nó cịn là một phần kiến thức cơ bản của
học sinh Tiểu học. Điều này đã được ghi nhận trong quy định
chuẩn kiến thức về đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiểu
học. Do vậy, việc rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh là một việc
làm hết sức quan trọng. Đó cũng là một trong những nội dung
giáo dục ở Tiểu học. Thơng qua đó sẽ hình thành và xây
dựng những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy những năm gần đây và quá trình tìm hiểu về chữ
viết của học sinh nơi tơi công tác cho thấy: tỉ lệ học sinh viết chữ đẹp cịn rất ít
mà học sinh viết chữ xấu thì còn nhiều. Nhiều học sinh quan niệm chỉ cần ghi
chép lưu giữ đầy đủ nội dung kiến thức đã học là được khơng quan trọng chữ
viết đẹp. Nhìn cách trình bày thiếu thẩm mỹ và chữ viết tự do thiếu nét, thiếu độ
cao của học sinh.Cách giữ gìn vở cịn bẩn, quăn mép. Tôi nhận thấy bản thân là
một giáo viên phải có trách nhiệm giúp cho HS nhận thức đúng đắn vai trò của
chữ viết trong học tập và giao tiếp. Để từ đó học sinh có thái độ rèn luyện chữ
viết, rèn luyện tính cẩn thận, nhất là thói quen luyện viết trong thời gian học tập.
Tơi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 5”
xây dựng phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” tại lớp 5A Trường Tiểu học
Nguyệt Ấn 1.
Xuất phát từ lí do trên tơi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp
về rèn chữ viết và giữ vở sạch cho học sinh lớp 5”.
Tơi đã tiến hành áp dụng những giải pháp, tìm tịi nghiên cứu vào q
trình giảng dạy của mình, giúp dạy học được tốt hơn từ đó cũng góp phần vào
việc nâng cao phong trào viết chữ đẹp, giữ vở sạch lớp5A nói riêng và của nhà
trường nói chung. Từ đó giúp cho việc dạy học Tiếng Việt và các mơn học khác
ngày càng thuận lợi hơn .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Rèn chữ viết cho học sinh khi dạy mơn chính tả và các mơn học khác.
- Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh khối 5
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Nguyệt Ấn 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Nhóm nghiên cứu lí luận.
- Nghiên cứu các văn kiện, các công văn, văn bản hướng dẫn giảng dạy
môn Tiếng Việt, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Tìm hiểu, khảo sát, thu thập các dữ liệu thực tiễn có liên quan.
1
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Dạy thử nghiệm, rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận:
Chữ viết là một công cụ dùng để giao tiếpvà trao đổi thông tin, là phương
tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống. Do
vậy, ở Trường Tiểu học, việc dạy học sinh biết chữ và từng bước làm chủ được
công cụ chữ viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hàng ngày là yêu cầu
quan trọng hàng đầu của môn Tiếng Việt. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã nói:“Truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt Nam là đào tạo
nên những con người có trí tuệ và nhân cách. Văn hóa ấy để lại bằng chữ
viết.”
“Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng,
viết đẹp, viết cẩn thận, là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính
kỉ luật, lịng tự trọng đối với mình và bạn đọc bài của mình”.
Hiện nay trước sự phát triển của cơng nghệ thơng tin thì chữ viết khơng
cịn được làm nhiều trên các văn bản, đơn từ. Chính vì vậy mà chữ viết ít được
gia đình và nhà trường quan tâm, phong trào“Viết chữ đẹp” trong các nhà trường
đã khơng cịn đươc triển khai rộng rãi nữa.
Là một giáo viên giảng dạy lớp 5, trong các tiết học tôi thấy học sinh viết
chữ xấu, trình bày bài trong vở cẩu thả, nhất khi học sinh trình bày ở vở Tốn,
Chính tả, Tập làm văn...Vì vậy tơi ln trăn trở và tìm tịi, nghiên cứu làm sao
để chữ viết của học sinh ngày càng tiến bộ, đẹp để góp phần vào việc nâng cao
hiệu quả học tập của các em ngày càng tốt hơn.
Muốn học sinh viết đúng đẹp, giữ gìn sách vở cẩn thận, trước hết và chủ
yếu có sự dạy dỗ công phu của các thầy cô theo phương pháp khoa học và kinh
nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc
phụ huynh, sự nỗ lực kiên trì của mỗi học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi:
Năm học 2020 - 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 5A. Lớp có 35 em trong đó có 20 em nam và 15 em nữ. Là học sinh lớp
5 nên các em tiếp thu và rèn luyện khá tốt. Các em chăm ngoan rất ham học, đi
học chuyên cần, ý thức học tập tốt, học sinh trong lớp luôn thi đua học tập.
2.2.2. Khó khăn:
Thời lượng cho các tiết tập viết ở lớp 5 khơng có. Chỉ có mỗi tuần 1 tiết
chính tả nên việc rèn chữ gặp nhiều khó khăn.
HS viết chữ cầu thả tùy tiện thành thói quen, thành lối mịn nên khó sửa
lỗi trong một sớm một chiều.
Kĩ năng viết chậm do đồ dùng học tập không đúng yêu cầu (Bút thường
xuyên không đều mực, bút cắn giấy...)
Học sinh là con gia đình nơng thơn, bn bán, làm nghề tự do. Đa số bố
mẹ các em đi làm từ sáng đến tối mới về. Thậm chí một số em có bố mẹ đi làm
ăn xa, việc chăm sóc, ni nấng các em đều nhờ vào ơng bà đã già yếu. Do vậy,
các em thiếu sự quan tâm, kèm cặp của bố mẹ; việc học tập chủ yếu nhờ vào
2
thầy cô ở trên lớp, một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con
em mình, khơng mua sắm đồ dùng học tập đầy đủ, nhiều gia đình chưa có góc
học tập riêng, các em ngồi học ở ghế, có khi ngồi học trên giường..có những học
sinh phải di chuyển việc học liên tục vì gia đình ở quá xa như các em ở làng
Nguyệt Thịnh. Nhiều hôm trời mưa các em đến trường quần áo bị ướt, sách vở
thì lấm lem. Chính vì vậy mà duy trì việc học thường xun cho các em đã khó,
chưa kể đến việc nâng cao chất lượng và giữ gìn vở sạch chữ đẹp cho học sinh.
2.2.3.Những hạn chế của chất lượng chữ viết, vở viết.
Ngay từ đầu năm học khi nhận lớp chữ viết của học sinh lớp 5A trường
Tiểu học Nguyệt Ấn1 không đồng đều, chưa đẹp nhiều em viết chưa đúng cỡ
chữ, sai về độ cao, độ rộng, thừa nét, thiếu nét,viết dấu thanh chưa đúng vị trí,
khơng viết liền mạch dẫn đến hở nét, hở chữ. viết cẩu thả, chưa biết cách trình
bày vở, khoảng cách chưa đều, chưa đúng, chưa ý thức được cái đẹp...thậm chí
có những em viết tự do khơng vào dịng kẻ, bỏ vở, xé vở và vẽ vào vở, sửa sai
chưa đúng quy định còn mạc tẩy tự do. Tư thế ngồi, cách cầm bút sai các em
ngồi cúi mặt sát vở, ngực tì vào bàn người cong vẹo, vai thấp, vai cao, rất nhiều
em cầm bút bằng 4 ngón, có em cầm bút bằng 5 ngón có em cầm bút ngả về phía
trước, vịng tay lên trên, cán bút vng góc với mặt vở... Điều đó sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến kết quả chữ viết của các em.
Đa số học sinh khơng có thói quen, ý thức giữ vở sạch - chữ đẹp. thậm chí
khơng cần quan tâm đến chữ viết đẹp hay xấu, vở sạch hay đẹp. Vẫn còn một số
học sinh chưa nghiêm túc nghe giảng, tiếp thu, các em chưa cẩn thận khi viết,
các em muốn viết nhanh xong. Một số học sinh đồ dùng học tập, sách - vở còn
thiếu, một số học sinh mắc bệnh về mắt, ra mồ hôi tay…
Đây là bài luyện viết của các em khi chưa hướng dẫn:
3
Kết quả đánh giá xếp loại các loại vở như sau:
Loại
Vở Luyện viết
Vở Chính tả
Xếp loại
vở các mơn
A
5 em: 14,3%
5 em: 12%
4 em: 11,4%
B
7 em : 20%
7 em : 20 %
7 em: 20%
C
11 em : 31,4 %
11 em : 28 %
12 em: 34,3 %
Dưới C
12 em : 34,3,%
12 em : 36%
12em: 34,3 %
* Những nguyên nhân:
* Nguyên nhân từ phía giáo viên:
Chữ viết của một số giáo viên còn hạn chế. Chưa rèn luyện để nét chữ
được chuẩn mực theo mẫu chữ QĐ 31/BGD và ĐT.
Giáo viên chưa có phương pháp rèn luyện chữ viết phù hợp tích cực để
học sinh dễ dàng tiếp thu tri thức và có thói quen cẩn thận khi viết chữ.
* Nguyên nhân từ phía học sinh:
Nhiều học sinh chữ viết xấu nhưng ngại viết, khơng có hứng thú và lịng
say mê khi viết chữ mà chủ yếu là chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng.
HS viết sai độ cao của chữ kể cả chữ thường và chữ hoa.
Chữ viết xiên thẳng, cong vẹo lẫn lộn.
Khả năng viết chữ liên kết nét chưa đúng cho nên chữ viết bị dính nét
hoặc rời rạc khơng có sự liên kết với nhau.
Dấu câu tùy tiện khơng đúng quy định.
4
Khoảng cách các chữ khơng đồng đều thậm chí nhiều học sinh viết chữ
thiếu nét, sai lỗi chính tả, trình bày bài xấu không khoa học.
Học sinh vùng sâu vùng xa hồn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên thiếu
đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc rèn luyện chữ viết.
Sử dụng các loại bút, vở viết không đúng tiêu chuẩn .
* Nguyên nhân từ phía phụ huynh:
Một bộ phận phụ huynh do nhận thức hạn chế nên ít quan tâm đến việc
học tập của con em và cho rằng không nhất thiết phải rèn chữ, mất thời gian,
hỏng mắt. Chỉ cần viết ra hình chữ là được.
2.3. Các giải pháp thực hiện.
Giải pháp 1: Bồi dưỡng chữ viết, tinh thần đam mê rèn chữ của giáo viên.
a. Nâng cao chữ viết của giáo viên
Chúng ta thường nói rằng “Thầy nào – trò nấy”. Quả thật chữ viết của
giáo viên có tác động rất lớn đến niềm đam mê rèn luyện chữ viết của học sinh.
Bởi vì mỗi thầy cô luôn là tấm gương đối với học sinh về tất cả các mặt, nhất là
học sinh Tiểu học. Thực tế thấy rằng nếu giáo viên viết chữ đẹp và có ý thức rèn
chữ viết thì chất lượng chữ viết, kĩ năng viết của học sinh lớp đó sẽ cao.
Thường thì chữ viết của học sinh trong lớp sẽ có nhiều nét giống nhau và rất
giống nét chữ của cô giáo. Bởi vậy, để học sinh viết đúng, đẹp bản thân thầy cô
cần thường xuyên tự rèn luyện chữ viết của mình.
Phải coi trọng chữ viết thường ngày. Chữ phải đúng mẫu, rõ ràng và ngay
ngắn. Mỗi một chữ giáo viên trình bày trên bảng lớp hay mỗi lời phê vào vở của
học sinh đều phải cẩn thận, đúng mẫu chữ, trình bày khoa học và đẹp. Ngồi ra
giáo viên phải giúp các em có lịng đam mê rèn luyện chữ viết của mình thơng
qua việc kể cho học sinh nghe những mẫu chuyện về tấm gương rèn chữ viết :
Vương Hi Chi ( Trung Quốc) “ Luyện chữ có thể tu luyện cả tâm thân, đạt tới
cảnh giới cao về tinh thần, đạo đức”. Cao Bá Quát về việc cột tóc, cùm chân rèn
chữ, Nguyễn Ngọc Ký và gần hơn nữa là các bạn học sinh trong lớp, trong
trường mình. Từ đó gợi lên ở các em lịng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp.
Tuy nhiên, viết chữ đẹp cũng cần một chút nhỏ sự tài hoa và không phải
ai cũng viết được thật đẹp, cho nên giáo viên là người ln phải luyện viết
thường xun. Ngồi bộ hồ sơ giáo viên phải viết hằng ngày như sổ chủ nhiệm,
hội họp, dự giờ …thì giáo viên phải có vở luyện viết là vở tập viết để viết đúng
mẫu chữ quy định và các bài viết luyện chữ đẹp và sáng tạo.
Dù công việc dạy học hiện nay chủ yếu sử dụng máy tính nhưng tơi vẫn
thường xun rèn chữ, mỗi tuần đều đặn luyện từ 2 - đến 3 buổi. Mỗi buổi 30
phút đến 60 phút. Ngoài ra tơi cịn theo dõi qua các trang mạng như: “Kết nối
đam mê luyện chữ đẹp”, Bút mài Thầy Ánh, trang “Chúng tôi là Giáo viên Tiểu
học”, “Đam mê chữ Việt” qua FB để học tập chia sẻ kinh nghiệm luyện chữ viết,
kinh nghiệm rèn học sinh.
b) Chấm chữa bài
Thông qua các môn học, tôi đã thực hiện việc chấm chữa bài thường xuyên.
Khi chấm bài tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
Bước 2: Đánh giá cách trình bày, chữ viết trong bài.
5
Bước 4: Viết câu nhận xét cần phải lựa chọn từ ngữ để diễn đạt câu một
cách tường minh, cụ thể vài lỗi sai giúp các em nhận thấy khuyết điểm của mình
là trong việc hồn thành nội dung bài học cần phải chú ý cả kết quả bài làm và
cách trình bày bài, chữ viết trong bài.
Giáo viên viết mẫu lại lỗi sai về chữ viết để học sinh luyện viết đúng mẫu.
Làm lại bài sai hoặc viết lại câu, từ sai.
Bước 4: Kiểm tra lại để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện tiếp theo.
Khi học sinh đã được củng cố về cách viết, kĩ thuật viết, trong mỗi giờ học
mỗi mơn học ngồi chấm chữa bài bao giờ tơi cùng có thêm nhận xét về chữ
viết, cách trình bày của các em. Tiến bộ hay chưa tiến bộ. Viết nhanh hay chậm
và động viên khuyến khích các em về nhà tự luyện thêm. Công việc này tôi làm
thường xuyên mỗi mỗi tiết học, buổi học. Khi học sinh được nhắc luyện thêm ở
nhà bao giờ tôi cũng dành thời gian đầu giờ học để nhận xét, tuyên dương những
em có chữ viết tiến bộ. Chỉnh sửa cho những em chữ viết chưa đều, chưa đúng
và giúp đỡ để chữ viết của em tiến bộ hơn
Một số hình ảnh chữ viết hàng ngày trên bảng lớp, lời phê vào vở học
sinh của tôi:
Giải pháp 2: Đối với học sinh:
a) Rèn tư thế ngồi viết - cách cầm bút - cách để vở khi viết.
Ngay từ đầu năm học. Tôi thường xuyên nhắc nhở và uốn nắn các em từ
cách cầm bút, tư thế ngồi, cách kê vở. Bởi vì một tư thế ngồi đúng chuẩn, khơng
chỉ giúp về vóc dáng, hình thành thói quen tập trung hơn mà cịn là một yếu tố
quan trọng khơng thể thiếu trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh. Và đúng
như vậy, khi tôi nhắc các em điều chỉnh lại tư thế ngồi thật thoải mái, khơng gị
bó, hai tay đặt đúng điểm tựa quy định đã giúp các em điều khiển được cây bút
viết theo ý. Đây là mắt xích vô cùng quan trọng khi dạy viết nhưng một số giáo
viên đã bỏ qua hoặc hướng dẫn chưa đến nơi đến chốn từ những lớp ở đầu cấp
dẫn đến tình trạng các em ngồi viết chưa đúng tư thế, cách để vở, để tay, cách
cầm bút chưa khoa học. Vì vậy, Mỗi khi học sinh bắt đầu viết bài tôi đều nhắc
nhở về tư thế, cách cầm bút để vở sao cho đúng để các em có tâm thế, tư thế tốt
nhất cho bài viết của mình.
b) Ơn luyện cách viết các con chữ thường.
Ở lớp 5 khơng cịn tiết tập viết do đó ngay từ đầu năm học, sau khi khảo sát
chất lượng học sinh. Nhận thấy, các em cịn hạn chế nhiều về chữ viết tơi đã dành
thời lượng ôn cho các em vào các buổi chiều của tuần đầu tiên để các em không
chỉ nắm kĩ thuật viết mà còn nắm vững cách viết từng con chữ thường, chữ hoa.
Gợi cho các em nhớ lại cách viết từng nhóm nét, nhóm chữ để các em luyện. Bởi
tơi nghĩ khơng có việc gì là dễ dàng ngay từ đầu cả, kể cả việc luyện chữ. Nếu
giáo viên nóng vội đòi hỏi học sinh phải tự luyện cho đúng, đẹp là rất khó thực
hiện. Vì vậy, tơi phân thành các nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau, mỗi tuần
rèn một nhóm nhất định. Rèn được nhóm này mới chuyển sang nhóm chữ khác.
6
Nhằm giúp học sinh rèn thật tỉ mỉ và chi tiết từng nhóm chữ. Ngồi ra trong q
trình các em viết bài và rèn chữ tôi xác định các chữ, nhóm chữ các em hay viết
sai, từ đó giúp các em sửa chữ và luyện cho đúng ngay từ buổi luyện đầu tiên. Ở
mỗi nhóm chữ học sinh lại thường sai những lỗi khác nhau như:
Nhóm 1: gồm các chữ : m,n, u,ư, v,r, t
Các em viết chưa đúng nét nối giữa các nét, nét móc thường đổ nghiêng,
khi hất lên chỗi chân ra, nên nhìn chữ rườm ra cẩu thả.
Đối với lỗi như này tôi yêu cầu các em luyện chắc các nét móc xi, ngược và
nét móc hai đầu sao cho thật đúng, thật ngay ngắn trước khi ghép các nét tạo
thành chữ.
Nhóm 2: Gồm các chữ : l, b, k, y, g, h
Lỗi thường mắc phải: Viết sai điểm giao nhua, độ cao không đều, chữ viết
cong vẹo.
Biện pháp giúp học sinh sửa lỗi: Xác định độ cao rộng của các con chữ.
Điểm giao nhau của nét khuyết bằng một dấu chấm nhỏ, rồi từ điểm bắt đầu đưa
bút qua dấu chấm nhỏ sau đó mới đưa tiếp bút lên thì mới viết đúng. Đối với
những học sinh viết quá cẩu thả không đúng được các chữ ở nhóm này nên cho
luyện lại nhóm nét khuyết trước.
Nhóm 3: gồm các chữ có nét cong : a, ă, â, o, ô, ơ, d, đ, q
Lỗi các em hay mắc phải là chiều rộng con chữ không đều.
Biện pháp khắc phục: Tôi giúp các em xác định độ cao, rộng của các con
chữ. Đối với nhóm chữ này cần luyện đều con chữ o và các nét móc sẽ viết đẹp
và đúng tất cả các chữ cịn lại.
C) Ơn luyện cách viết các con chữ hoa và chữ số.
+ Chữ hoa: Chia theo các nhóm có nét tương đồng.
Nhóm 1: Gồm các chữ A, Â, Ă, M, N.
Nhóm 2: Gồm các chữ P, R, B, D, Đ.
Nhóm 3: Gồm các chữ: C,G, L, S, E, Ê.
Nhóm 4: Gồm các chữ I, K, H,V.
Nhóm 5: Gồm các chữ O, Ơ, Ơ, Q. Nhóm 6: Gồm các chữ U, Ư, Y, X.
Chiều cao của các chữ hoa là 2,5 đơn vị. Riêng chữ Y, G cao 4 đơn vị
Sau khi chia các nhóm chữ, xác định trọng tâm cần dạy kĩ ở mỗi nhóm tơi
ln đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụ thể. Mỗi
tuần tơi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mới chuyển sang
loại chữ khác, loại chữ này viết đúng kỹ thuật mới chuyển sang rèn loại chữ
khác rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê, phấn khởi, không căng
thẳng lo lắng khi tập viết.
+ Chữ số: Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị. Độ rộng chữ số từ 1 đến
1,2 đơn vị.
d) Kĩ thuật viết.
Ở lớp 1,2,3 học sinh có tiết tập viết nên các em được học cách kĩ thuật viết
cũng như cách viết từng con chữ, xong do nhiều yếu tố từ học sinh, giáo viên
dẫn đến học lớp 5 mà các em vẫn chưa nắm được các kĩ thuật viết. Vì vậy ngay
đầu năm sau khi khảo sát học sinh tôi đã dành thời gian 2 buổi để hướng dẫn,
cũng cố lại cho các em như:
7
Khi viết liền mạch các em sử dụng kỹ thuật kéo dài nét và thêm nét phụ.
Trường hợp thứ nhất: Nếu gặp nét móc nối sang nét cong ta áp dụng kỹ
thuật kéo dài nét.
Trường hợp thứ hai: Nếu gặp trường hợp khơng có nét nối, sử dụng kỹ
thuật thêm nét phụ.
Cách đánh dấu chữ, dấu ghi thanh.
Khi viết xong chữ mới đánh dấu chữ và dấu ghi thanh .
Ví dụ: Viết tiếng hằng ta viết chữ h- a – n – g liền mạch xong mới đánh
dấu chữ ă và dấu thanh huyền. Dấu chữ và dấu thanh bằng 1/4 đơn vị chữ. dấu
thanh đánh vào âm chính của vần không vượt quá đơn vị thứ hai. Nếu các chữ
có dấu mũ thì các dấu thanh nằm bên phải dấu mũ.
Kỹ thuật rê bút.
Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết
trước hoặc tạo ra vệt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên (từ rê được hiểu theo
nghĩa di chuyển chậm đều đều liên tục trên bề mặt của giấy do vậy giữa mặt
giấy và đầu bút khơng có khoảng cách).
Kĩ thuật lia bút:
Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác, không
chạm vào mặt giấy. Khi lia bút ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh sang điểm
khác tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy.
Sau khi được hướng dẫn về kĩ thuật viết, tôi quan sát thấy các em đã vận
dụng khá tốt theo sự hướng dẫn của cô giáo. Tốc độ viết đã được cải thiện. Chữ
viết có sự tiến bộ.
Giải pháp 3. Phụ huynh và việc nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh.
Cái khó khăn lớn nhất, bất cập nhất hiện nay là phụ huynh xem nhẹ việc
rèn chữ cho các em. Với phương châm để dành thời gian học kiến thức. Chữ xấu
đã có máy tính, ipad hỗ trợ . Vì lẽ đó, ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi
đã dẫn chúng những tác hại hệ lụy của việc chữ viết cẩu thả, sai lỗi chính tả,
trình bày tùy tiên, và việc nắm được kĩ thuật viết đến viết đúng viết đẹp. Bởi viết
đúng, viết đẹp, kĩ thuật viết nhanh không chỉ giúp học sinh ghi chép đầy đủ,
khoa học nội dung bài học. Mà bên cạnh đó cịn rèn tính cẩn thận, kiên trì, rèn
cả tâm tính của học trị.
Được sự đồng thuận của phụ huynh, tôi đã hướng dẫn để mọi người mua
vở, chọn bút cho các con cho phù hợp và một số quy định chung như:
* Tất cả các loại sách vở phải bọc bìa, dán nhãn, bọc trong lượt bìa túi bóng.
* Vở viết phải có ơ li rõ ràng, giấy trắng, đẹp, khơng lóa, vở dày loại 80
trang. Mỗi quyển vở đều có bìa bọc và một tờ giấy lót tay để tránh khỏi bẩn
cũng như giữ vở khỏi quăn góc.
+ Lưu ý: Có những học sinh thường ra mồ hôi tay, tôi thông tin trực tiếp
và yêu cầu phụ huynh phải dùng khăn lau tay cho các em để thường xuyên lau
tay khi viết tránh trường hợp mồ hơi ra làm nhịe vở.
* Mỗi học sinh ít nhất phải có một chiếc bút máy viết mực đảm bảo để
viết Luyện viết, viết Chính tả, viết môn Tập làm văn, Ghi chung và một chiếc
bút chữ A loại tốt để học sinh viết khi làm Toán.
8
* Mực viết: Nên dùng mực Thiên Long (màu mực đẹp, khơng có cặn và
khơng bị đơng cục)
Dành thời gian để học sinh tự luyện chữ thường xuyên ở nhà.
Giải pháp 4: Rèn chữ viết trong giờ chính tả.
Hằng ngày trong giờ lên lớp, ngoài việc thực hiện đúng tiến trình giờ dạy,
tơi ln quan tâm tới việc sửa từng nét chữ khi học sinh luyện vở nháp cũng như
luyện vở viết.
Ví dụ: Học sinh lớp tơi hay viết sai nét khuyết, thường các em viết quá
nhỏ hoặc quá to độ cao khơng chính xác thậm chí viết khơng thẳng nét. Trong
lúc viết tôi đặc biệt chú ý trực tiếp sửa ngay cho các em. Nếu nét khuyết cịn bé
tơi yêu cầu các em lượn nét bút võng xuống theo yêu cầu của giáo viên, Nếu nét
khuyết quá to tôi yêu cầu các em chỉ lượn nhẹ nét bút để đúng với yêu cầu của
con chữ.
Hay một số em chưa viết đúng quy trình: viết đến chữ cái nào đánh dấu
ngay chữ cái đó chứ khơng viết liền mạch, dẫn đến các con chữ trong một chữ
rời rạc, mất thời gian nhấc bút, đặt bút nhiều lần. Các chữ có con chữ đầu dễ lẫn
như: s, x, ch, tr, d, gi, r...học sinh hay viết sai, viết bài nào tôi cố gắng chọn ra
những chữ tiêu biểu có phụ âm để học sinh viết giấy nháp và lưu ý trước khi viết
phải nghe cô giáo phát âm thế nào rồi mới viết cho chính xác. Đồng thời, tơi
ln cố gắng phát âm thật đúng, rõ để học sinh có thói quen nghe cô phát âm để
viết chữ đúng.
Rèn chữ không những chỉ để học sinh viết đúng chính tả mà phải viết chữ
đẹp. Trong phần bài tập của giờ chính tả đã giúp các em rất nhiều trong việc viết
đúng và phân biệt lỗi chính tả đúng, sai. Vì vậy khi làm bài tập chính tả tơi
thường tổ chức chơi trò chơi để các em khắc sâu nắm bài chắc, lâu hơn.
.Giải pháp 5: Rèn chữ viết đẹp khi học các mơn học khác.
Đối với bậc Tiểu học nói chung, đặc biệt là học sinh lớp 5 nói riêng, sự
nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng chữ viết ở tất cả các mơn học là hết
sức cần thiết, có như thế việc luyện chữ viết mới được củng cố và duy trì liên
tục thường xuyên.
Đối với vở Ghi chung, trong những tuần đầu hàng ngày giáo viên phải
viết mẫu, hướng dẫn cách viết, cách trình bày cách kẻ vở khi hết môn, cách kẻ
chân tên môn học, khi viết hết mơn, hết ngày, hết tuần phải có vạch kẻ phân
cách theo quy định.
9
Đối với vở ghi Tốn, trình bày cân đối bài tính, (bài giải, đáp số) trang vở,
đối với chữ số nhất thiết phải viết 2 li. Đối với phân số dấu gạch ngang ngăn
cách phần tử số và mẫu số phải ln nằm vào dịng kẻ đậm. Đối với số thập
phân vị trí đặt đấu khơng cao q, khơng thấp quá, dấu phấy rõ ràng dễ nhìn.
Cuối mỗi buổi viết bài, tôi kiểm tra ngay nếu em nào chưa đạt u cầu tơi
hướng dẫn và giúp em trình bày lại cho đúng quy định. Mục đích vừa giúp các
em trình bày cho đẹp vừa rèn tính cẩn thận kiên trì cho các em.
10
Đối với vở ghi Tập làm văn tôi yêu cầu học sinh viết bằng bút mực,bài
làm không chỉ thể hiện nội dung như yêu cầu mà trình bày phải đẹp như khi
luyện viết.
11
Với sự kiên trì nhắc nhở, uốn nắn cho các em qua từng bài học, từng buổi
học mà vở ghi của lớp tôi luôn được bạn bè đồng nghiệp đánh giá là sạch đẹp.
Giải pháp 6: Tổ chức “Câu lạc bộ em yêu chữ đẹp”.
Tôi nghĩ rằng, để gặt hái được nhiều thành cơng trong mọi cơng việc đều
phải có lòng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy ngồi những
biện pháp trên thì người giáo viên còn phải khơi dậy ở các em lòng say mê về
rèn chữ cho học sinh bằng những mẫu chữ đẹp, trang vở sạch đẹp. Cho học sinh
đọc và xem những bài dự thi về “Văn hay – Chữ tốt” trên báo và tạp chí Thế
giới trong ta, sưu tầm những bài viết đẹp để tại lớp cho học sinh xem hằng ngày
để qua đó gợi lên ở các em lịng say mê, ham thích luyện viết chữ đẹp. Với mục
tiêu như vậy nên việc tổ chức Câu lạc bộ sẽ giúp các em cóthời gian luyện chữ.
Đồng thời các em được học tập chữ viết của bạn, giúp nhau cùng tiến bộ.
Để Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, tôi lên kế hoạch bài dạy chi tiết cho
cả năm. Ngồi việc luyện chữ đúng mẫu, tơi cịn hướng dẫn các em một số mẫu
chữ sáng tạo nhằm giúp các em thỏa sức đam mê trong việc luyện chữ của mình
đồng thời nâng cao hơn nữa kĩ năng viết cho các em, giúp các em tự tin hơn khi
học các môn học khác.
Đây là kết quả những buổi luyện chữ của “Câu lạc bộ em yêu chữ đẹp”
lớp tôi.
12
Giải pháp 7: Giữ gìn vở sạch, đẹp, bền cho học sinh:
Ngay từ đầu năm học tôi ra quy định viết vở (cần dùng những vở gì trong
năm, những mơn nào được viết chung, những môn nào phải viết riêng. Tất cả
các loại sách được bọc bìa, dán nhãn ở góc phải trên bìa trước (đối với vở viết),
dán ở giữa bìa trước (đối với sách) bọc trong túi bóng để tránh phai màu và bị
trầy xước. Những cuốn nào chưa đúng quy định tôi làm lại và hướng dẫn học
sinh cách làm.
Riêng vở Ghi chung và vở Chính tả, vở ghi Tốn, vở ghi Tập làm văn tơi
mua bìa đồng bộ, bọc cho các em và dán chung một mẫu nhãn vở (nhãn vở dán
bên ngồi bìa bọc) rồi mới bọc túi bóng để xây dựng bộ vở sạch chữ đẹp thường
xuyên chấm chữa bài và để tại lớp, tuyệt đối học sinh không bỏ cặp đem về nhà
các vở cịn lại u cầu học sinh bọc bằng bìa tự chọn, dán nhãn, rồi bọc túi bóng.
Hai loại vở Bài tập Tiếng việt và Bài tập Tốn tơi cho học sinh hồn thành
sau khi học song phần lí thuyết của bài học nên được để tại lớp, cuối tuần tôi cho
học sinh đem về nhà để cho phụ huynh kiểm tra, theo dõi lực học của con em
mình, để kịp thời ghi nhận kết quả và cùng giáo viên uốn nắn khi chẳng may lực
học của các em bị giảm sút. Đầu tuần tôi thu lại.
Các loại vở để lại tại lớp, tôi cho tổ trưởng chia vở cho học sinh viết bài
phải nhẹ tay tránh trầy xước bìa, hay nhàu nát, khi viết xong thu ra đầu bàn để
tổ trưởng thu trả về bàn cô, tránh lộn xộn làm mất trật tự của lớp, khi trả vở
không bị lộn giữa tổ này và tổ khác tránh tình trạng tổ trưởng phải đi lại nhiều
làm mất thời gian trong giờ học.
Trong lớp tơi có một số em viết đẹp nhưng chưa đúng quy định, chưa có ý
thức giữ vở đẹp như làm quăn mép, bong bìa, viết vẽ bậy bừa bãi lên vở. Tôi
thường xuyên hướng dẫn các em khi viết phải để vở ngay ngắn, vuốt giấy cho
phẳng. Lấy và cất vở nhẹ nhàng khi cất vào cặp phải cho gáy sách vở vào trước,
tuyệt đối không viết, vẽ bậy vào vở. Hàng tháng tôi kiểm tra sách vở và có xếp
loại, nhận xét rõ ràng.
Những em tiến bộ tôi thường động viên khen ngợi kịp thời. Những em tiến
bộ chậm tơi tìm hiểu ngun nhân nhẹ nhàng động viên hướng dẫn cách làm, nhờ
bạn giúp đỡ, các em sẽ tiến bộ nhanh. Tâm lý thích được khen ngợi của học sinh
Tiểu học đã được tôi tận dụng triệt để. Học sinh lớp tôi thi đua rất sôi nổi.
Đối với sách in tôi hướng dẫn các em cắt miếng bìa cứng nhỏ hình đi cá
để lật trang, (rộng từ 2,5 – 3cm, dài 10cm) kẹp vào trang, tuần đang học để lật
cho nhanh đến, ít phải lật nhiều trang tránh nhàu nát sách (tuyệt đối không dùng
bút mực tự tiện đánh dấu vào sách đang học làm bẩn và hư hỏng sách).
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua gần một năm thực hiện nhờ việc áp dụng các phương pháp trên học
sinh của lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt chữ viết của các em ngày càng đẹp ra, về độ
chính xác theo mẫu chữ quy định, nét chữ mềm, kĩ thuật viết cao, nét chữ mềm,
đẹp, con chữ, nét khuyết, nét nối, nét hất chính xác.
Tơi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh qua các bài luyện
viết trong vở luyện viết và vở chính tả của các em trong tháng 4 kết quả như
sau:
13
Đây là bài luyện viết mà tôi đã vận dụng các biện pháp rèn tư thế ngồi,
cách cầm bút, chọn bút cho các em thực hiện viết như sau:
Kết quả đánh giá xếp loại các loại vở như sau:
Xếp loại
Loại
vở các môn
A
24em: 75%
25 em: 78,1%
24 em: 75%
B
8 em : 25%
7 em : 21,9 %
8 em: 25%
Từ thực tế tôi nhận thấy chữ viết của học sinh đã có nhiều tiến bộ, chữ
viết của các em rõ ràng, đúng độ cao, đủ nét, viết đúng khoảng cách giữa các
con chữ, giữa các từ, đã xác định được điểm đặt bút và điểm dừng bút, các em
ln có ý thức rèn chữ và giữ vở sạch.
Ngoài ra, việc rèn luyện chữ viết cịn có tác dụng đem lại hứng thú học tập
cho các em. Nhiều em bắt đầu cố gắng nỗ lực và có tính kiên trì chịu khó cao.
Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng nhưng cũng có vai trị
khơng kém phần quan trọng. Sự rèn luyện của giáo viên khơng chỉ giúp học sinh
hình thành kỹ năng mà còn rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt cho các em.
3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận:
Sau một thời gian nghiên cứu thực hiện, tôi thấy rằng:
Chất lượng chữ viết của học sinh nói chung được nâng lên rất nhiều, đa số
các em có ý thức trong việc luyện chữ ở lớp và ở nhà.
Học sinh viết đúng mẫu, đảm bảo tốc độ, đúng kĩ thuật viết và nhiều em
có nét chữ đẹp và sáng tạo như em Nhung, em Ánh, em Thảo Ly, đặc biệt là em
Diệu Thảo.
Phụ huynh học sinh lớp tôi ngày càng quan tâm đến chất lượng chữ viết
của học sinh và rất tự hào vì chữ viết của các em đã có tiến bộ.
Đối với giáo viên:
Giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ đẹp và giữ vở sạch.
Đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của
bậc Tiểu học từ đó có quyết tâm thực hiện tốt việc rèn luyện cho học sinh có nề
nếp, là điều kiện để học tập tốt các môn học khác.
Giáo viên phân loại chữ viết của học sinh để có kế hoạch, biện pháp rèn
luyện chữ viết cho học sinh có kết quả.
Giáo viên ln rèn luyện cho học sinh có nề nếp vở sạch chữ đẹp, tổ chức
Câu lạc bộ chữ đẹp, thường xuyên chấm vở về rèn chữ và giữ vở một cách cụ
thể. Trong cách trình bày bảng và ghi vào vở cho học sinh, giáo viên ln viết
cẩn thận vì đây chính là những trang viết mẫu mực của mình cho học sinh nhìn
thấy học tập.
Đối với phụ huynh:
Vở Luyện viết
Vở Chính tả
14
Phụ huynh mua sắm vở, đồ dùng học tập đúng quy định: Vở 4 ô ly rõ, bút
viết tốt ra mực đều. Tuyệt đối khơng cho con em mình viết bút bi.
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vở của con em mình ở nhà.
Chú ý nhắc nhở con em thực hiện tốt những bài luyện viết do cơ giáo dặn
dị các em viết ở nhà.
Đối với học sinh:
Phải có lịng say mê và tinh thần quyết tâm thực hiện phong trào “viết
chữ đẹp, giữ vở sạch”.
Phải thực hiện đúng và tốt những lời cô giáo và phụ huynh dạy bảo.
Tôi nghĩ rằng việc giữ vở sạch và rèn chữ viết đẹp khơng những thực hiện
trong tiết Luyện viết, Chính tả mà cịn thực hiện trong các giờ học mơn khác và
cả trong việc học.
Đối với nhà trường:
Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm đến việc rèn chữ viết cho học sinh,
đã đưa tiêu chí thi đua vở sạch chữ đẹp vào một trong những tiêu chí thi đua xét
thành tích cuối năm cho giáo viên và học sinh. Duy trì sổ luyện viết của giáo
viên, nó là một trong những hồ sơ thiết yếu trong bộ hồ sơ cá nhân của giáo
viên. Bởi giáo viên không phải ai cũng viết đẹp.
3.2. Kiến nghị:
Để giúp các em học sinh nỗ lực phấn đấu và phong trào “Vở sạch, chữ
đẹp” được phát triển rộng rãi ở tất cả các trường, tôi xin đề nghị:
Đối với phụ huynh:
Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất (vở, bút , mực, bàn ghế học ở nhà….)
để học sinh đáp ứng được nhu cầu học tập. Động viên khuyến khích kịp thời các
em khi có thành tích nâng bậc.
Với các nhà trường:
Đề cao phịng trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp vào tiêu chí xét thi đua cho
giáo viên, học sinh. Coi kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp các cấp cũng như
thành tích học tập ở các mơn học khác.
Thường xun duy trì hàng tháng kiểm tra vở sạch chữ đẹp, coi như một
chuyên đề quan trọng trong nội dung kiểm tra, thanh tra chuyên môn.
Thi đua, đánh giá xếp loại giữa các lớp trong tổ chuyên môn, giữa các
điểm trường, các khối, các tổ theo kì, theo năm học.
Đối với phịng giáo dục:
Nhất trí khơng tập trung thi viết chữ đẹp, mà chỉ nên thẩm định vở như
hiện nay đang thực hiện mà chỉ chọn mỗi trường hai khối đem đi thẩm định.
Nhất trí cơng tác thanh tra thường xun đánh giá xếp loại trực tiếp tại lớp
được thanh tra.
Xây dựng thành công phong trào “Vở sạch- chữ đẹp” là một việc làm hết
sức cần thiết và quan trọng, không thể thiếu trong Trường Tiểu học. Bởi vì nó sẽ
giúp học sinh biết giữ cẩn thận sách vở của mình, có ý thức luyện viết chữ đẹp
làm cho việc học tập của các em được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả cao hơn.
Để có được nét chữ đẹp, ngồi năng khiếu bẩm sinh, mỗi người phải trải qua quá
trình rèn luyện. Bên cạnh đó cịn thể hiện được ý thức của con người trong q
trình học tập và rèn luyện. Đó là tính cẩn thận, tính kiên trì của người học sinh .
15
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong công tác “Giữ
vở sạch - rèn chữ đẹp” cho học sinh lớp 5, sáng kiến nhỏ của tơi có thể làm tài
liệu cho các đồng chí giáo viên Tiểu học khi dạy mơn Luyện viết, Chính tả và
luyện viết chữ đẹp. Tuy nhiên sáng kiến này còn có những hạn chế. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của chun mơn nhà trường, của hội
đồng khoa học nhà trường để nghiên cứu của tôi được áp dụng thực tế trên lớp
học phù hợp hơn!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Nguyệt Ấn, ngày 16 tháng 4 năm 2021
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác
Người viết
Đỗ Thị Thanh
Mơc lơc
TT Nội dung
1
2
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3.. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trang
1
1
1
1
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh 2
nghiệm.
5
2.3. Các giải pháp thực hiện.
16
2.4 . Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
16
3
3.Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
19
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK và SGV môn Tiếng Việt lớp 5.
2. Vở tập viết lớp 5 kỳ 1,2
3. Phương pháp dạy phân mơn chính tả ở Tiểu học
4, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học ở Tiểu học Lớp 5
5. Hưỡng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học.
17