1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không
gian sinh tồn của động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý
thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm
nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng mơi trường sống
mà cịn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường là phân loại
rác và tái chế rác thải sinh hoạt. Trong bộ môn Mĩ thuật, tôi đã hướng dẫn học
sinh tái chế và tạo ra dụng cụ học tập, đồ chơi, đồ trang trí lớp học, trang trí nhà
cửa,… Hoạt động này giúp các em phát huy năng khiếu sẵn có, đồng thời hướng
dẫn một số phương pháp để các em tái sử dụng những đồ bỏ đi một cách hữu ích
nhất. Từ đó, các em có niềm say mê, hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong nghệ
thuật tạo hình, tiến tới hình thành khiếu thẩm mỹ tốt trong học tập, vui chơi và
trong sinh hoạt hằng ngày qua những sản phẩm tái chế các em tạo ra.
Năm học 2020 - 2021, tôi đã áp dụng giải pháp sau tại các khối lớp 3, 4,
5: “Một số giải pháp tăng cường ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh
khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Khê 1 thông qua việc hướng dẫn tái chế
rác thải ở bộ mơn Mĩ thuật”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tăng cường ý thức bảo vệ môi trường
sống cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 thông qua việc hướng dẫn tái chế rác thải ở bộ
môn Mĩ thuật.
- Nghiên cứu thực trạng vấn đề tái chế rác thải ở môn học Mĩ thuật khối
3, 4, 5.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường ý thức bảo vệ môi trường sống
cho học sinh thông qua việc hướng dẫn tái chế rác thải.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tái chế rác thải thành sản phẩm mĩ thuật của học sinh khối lớp
3, 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Khê 1.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của việc tăng cường ý thức bảo vệ môi trường sống
cho học sinh thông qua việc hướng dẫn tái chế rác thải ở bộ môn Mĩ thuật.
a. Khái niệm về môi trường
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. được tạo thành bởi các yếu tố
(hay cịn gọi là thành phần mơi trường) như: khơng khí, nước, đất đai,…
b. Vai trị của việc tăng cường ý thức bảo vệ môi trường sống cho học
sinh thông qua hướng dẫn tái chế rác thải
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã thải ra ngồi rất
nhiều lượng chất thải có hại cho con người và môi trường xung quanh, những
chất thải như: bọc nilon, chai nhựa, chai sành sứ, thủy tinh,… Con người tỏ thái
độ bàng quan, thiếu quan tâm, cho dù môi trường ơ nhiễm ra sao, coi đó là việc
của xã hội, của người khác khơng phải của mình. Nguy hại hơn, những suy nghĩ
trên khơng phải của một số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, cần có
những hành vi ứng xử thật đúng đắn với môi trường và tài nguyên thiên nhiên là
vấn đề cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề trên sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương lai. Chúng ta phải
thực hiện mọi biện pháp, nhằm mục đích là làm cho mơi trường xanh - sạch đẹp.
Việc cho học sinh hiểu biết về tác động của môi trường đến cuộc sống
hàng ngày và phải có ý thức bảo vệ mơi trường nơi mình học tập và sinh sống là
việc làm rất cần thiết, để các em có những hành động thiết thực nhất tham gia
bảo vệ mơi trường. Đó là biết tái chế rác thải thành những vật dụng có thể sử
dụng được trong gia đình hay tạo ra những sản phẩm mĩ thuật để trang trí lớp
học, góc học tập hoặc khơng gian trong gia đình mình. Từ đó, góp phần hạn chế
chất thải có hại ra mơi trường sống.
c. Nội dung dạy học ở bộ mơn Mĩ thuật có sử dụng tái chế rác thải của
học sinh khối lớp 3, 4, 5
- Các chủ đề được sử dụng “tái chế rác thải”của học sinh khối lớp 3, 4, 5.
+ Lớp 3 có 1 chủ đề: Chủ đề 12 - Trang phục của em.
+ Lớp 4 có 3 chủ đề: Chủ đề 2 - Chúng em với thế giới động vật; Chủ đề 5:
sự chuyển động của dáng người; Chủ đề 11 - Em tham gia giao thơng.
+ Lớp 5 có 3 chủ đề: Chủ đề 5 - Trường em; Chủ đề 8 - Trang trí sân khấu
và sáng tác câu chuyện; Chủ đề 11 - Thử nghiệm và sáng tạo với các chất liệu.
3
d. Phương pháp dạy học hướng dẫn tái chế rác thải ở bộ mơn Mĩ
thuật
Học sinh thảo luận, tìm hiểu chủ đề. Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ
cho các thành viên trong tổ tìm vật liệu rác thải để tái chế như: trai nhựa, bao bì,
bìa cứng, vải, vỏ ngao, sị, lá khơ, hộp sữa,… Đối với phương pháp này có 2
cách tạo sản phẩm:
Cách 1: Tạo hình sản phẩm từ vật liệu tìm được
+ Nhóm thống nhất nội dung chủ đề, lựa chọn vật liệu tìm được.
+ Mỗi bạn trong nhóm tự tái chế cho mình một sản phảm có liên quan đến
nội dung chủ đề đã chọn. Tạo kho hình ảnh của nhóm.
+ Nhóm sắp đặt sản phẩm theo nội dung chủ đề.
Cách 2: Thực hiện tạo hình sản phẩm
+ Vẽ phác hình ảnh, nội dung muốn thể hiện.
+ Dùng keo dán để dính các chất liệu theo hình đã phác, tạo hình ảnh
chính.
+ Tạo những hình ảnh phụ, liên kết khơng gian với hình ảnh chính.
+ Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp.
2.2. Thực trạng của việc dạy học hướng dẫn tái chế rác thải ở bộ môn Mĩ
thuật
a. Đối với giáo viên
- Thuận lợi:
Trong hoạt động chuyên môn, tôi luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm và
ủng hộ của BGH, tổ chuyên môn, đồng nghiệp trong trường cũng như các giáo
viên dạy Mĩ thuật trong huyện.
Bản thân tôi rất tâm huyết với nội dung dạy học hướng dẫn học sinh tái
chế rác thải thành sản phẩm mĩ thuật. Trong những năm học trước, tôi đã bắt đầu
nghiên cứu, thực nghiệm nội dung dạy học này và bước đầu đã thu được một số
kết quả tốt. Tiếp tục thành quả của các năm học trước, năm học này, tôi đã đầu
tư xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh (xác định mục tiêu, nội dung, chủ đề, thời gian
tổ chức từng hoạt động tái chế rác thải); sưu tầm rác thải tái chế, thiết kế một số
sản phẩm mĩ thuật mẫu; lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.
Bên cạnh đó, tơi ln học hỏi từ đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức và
năng lực tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh tái chế rác thải.
- Khó khăn: Khơng có phịng mĩ thuật riêng để tổ chức, trưng bày các sản
phẩm của học sinh. Thời gian tái chế ra một sản phẩm kéo dài có thể 2 đến 4 tiết
4
học, các em khơng có chỗ cất giữ sản phẩm để tiết sau tiến hành do không gian
lớp học hẹp, tủ đựng đồ dùng cho các em khơng có.
b. Đối với học sinh
- Thuận lợi: Đa số các em rất u thích mơn học, các em được tự do sáng
tạo trong mơn học.
- Khó khăn: Một số học sinh kỹ năng cơ bản còn chậm, thiếu quan sát, các
em còn rụt rè, lúng túng, dẫn đến kết quả thực hiện nội dung chủ đề chưa được tốt.
Không dám thể hiện mình trước tập thể, đám đơng, chưa nhiệt tình hợp tác trong
nhóm.
Học sinh và phụ huynh chưa biết phân loại rác thải tại nguồn như: rác thải
tái chế được và rác thải không tái chế được.
Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến vấn đề tái chế những đồ bỏ đi, không tạo
điều kiện cho các em được thể hiện sản phẩm của mình trong mơi trường gia đình vì
ngồi học trên trường các em cần thực hành ở nhà và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
Kết quả khảo sát (cuối tháng 9 năm 2020), trước khi áp dụng giải
pháp
Biết tái chế rác thải tạo thành sản phẩm mĩ thuật
TT Khối Sĩ số Hồn thành tốt
Hồn thành
Chưa hồn thành
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
1
3
80
30
37,5
43
53,7
7
8,8
2
4
87
32
36,8
50
57,5
5
5,7
3
5
70
30
42,9
35
50,0
5
7,1
Tổng
237
92
38,8
128
54,0
17
7,2
Nhìn bảng khảo sát thì số học hinh hồn thành tốt cịn thấp và vẫn cịn học
sinh chưa hồn thành ở các lớp. Để học sinh yêu thích và học tốt chủ đề có sử
dụng tái chế rác thải, tơi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để giải quyết, khắc
phục nhằm mục đích giúp cho các em học sinh dần tiếp cận linh hoạt, sáng tạo
với cách thức, phương pháp học tập mới của bộ mơn Mĩ thuật, góp phần nâng
cao hiệu quả chất lượng dạy và học của bộ môn.
2.3. Một số giải pháp tăng cường ý thức bảo vệ môi trường sống cho
học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Khê 1 thông qua việc hướng
dẫn tái chế rác thải ở bộ môn Mĩ thuật
2.3.1. Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ mơi trường
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tơi đã phối hợp với nhà trường,
giáo viên chủ nhiệm ở các lớp và phụ huynh học sinh để tổ chức một ngày hội
tái chế rác thải cho học sinh khối 3, 4, 5 giúp các em tìm hiểu và nhận biết về
rác thải. Thời gian vào ngày 05 tháng 10 năm 2020, địa điểm tại sân trường
Tiểu học Ngọc Khê 1.
5
a. Tìm hiểu về rác thải: Thời gian 20 phút
Tất cả học sinh khối 3, 4, 5 tập chung tại sân trường. Cho các em tìm hiểu
về rác thải thơng qua các câu hỏi trắc nghiệm để học sinh lựa chọn đáp án đúng.
Bằng hình thức “Rung chng vàng”.
Ví dụ:
+ Chúng ta thường thấy rác thải ở đâu ?
A. Ở nhà
B. Đường phố
C. Trường học
D. Tất cả đáp án trên
+ Rác thải ảnh hưởng tới môi trường sống thế nào ?
A. Ơ nhiễm đất
B. Ơ nhiễm nước
C. Ơ nhiễm khơng khí
D. Tất cả đáp án trên
+ Em cần làm gì để môi trường được Xanh – Sạch – Đẹp hơn ?
A. Bỏ rác đúng nơi quy định
B. Vứt rác bừa bải
+ Chất thải rắn tại hộ gia đình thơng thường được phân loại theo:
A. Một nhóm
B. Hai nhóm
C. Ba nhóm
D. Bốn nhóm
+ Sử lý chất thải vơ cơ tại hộ gia đình là:
A.Tái chế, tái sử dụng
B. Đốt hoặc chơn lấp an tồn
C. Chơn lấp hợp vệ sinh
D. Cả 3 câu trên đều đúng
+ Có thể phân loại rác thải tại nguồn thành bao nhiêu loại:
A. Hai loại
B. Ba loại
C. Bốn loại
D. Cả 3 câu đều sai
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi giao lưu với học sinh như:
+ Nhà em hàng ngày bỏ những loại rác nào ?
+ Rác có được phân loại khơng ?
+ Rác thải có tái chế được không ? Em cho một số ý tưởng ?
+ Em đã từng tận dụng tái chế rác thành đồ dùng hữu ích như thế nào ?
+ Các em được gì khi những đồ vật tưởng chừng bỏ đi thành vật dụng hữu
ích ?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thêm rác thải ở Việt Nam và các nước trên
thế giới. Giáo dục cho các em nhận biết được tác hại của rác thải đối với môi trường
sống.
Hầu hết các em đều nhận ra rác thải đang là vấn đề nhức nhối, bản thân các
em cũng đã được giáo dục bảo vệ môi trường nhưng ý thức bảo vệ môi trường của
một số em và người lớn chưa cao, chưa biết tận dụng rác thải một cách triệt để. Chưa
phân loại rác thải tại nguồn.
6
Theo ý kiến của các em học sinh tôi đã chia tái chế theo chủ đề và hình
thức làm: Sử dụng đồ bỏ đi để tái chế thành dụng cụ, đồ dùng học tập, trang trí
phịng học, nơi ở thêm đẹp, tái chế thành đồ chơi cho các em, tái chế thành sản
phẩm mĩ thuật.
b. Thực hành trải nghiệm:
-Thời gian 80 phút
- Hoạt động theo nhóm 6: Mỗi lớp cử đại diện một đội gồm 6 bạn tham
gia thi tái chế rác thải.
- Dụng cụ chuẩn bị: Vỏ hộp, lá khơ, chai nhựa, ống hút, giấy màu, keo,
kéo, băng dính, màu, …
Trong công tác chuẩn bị, tôi đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt việc khử
trùng (bằng xà phòng, nước sát khuẩn và Cloramin B) và phơi khô các loại rác
thải dùng để tái chế; cũng như việc vệ sinh, sát khuẩn tay sạch sẽ cho học sinh
sau khi thực hành.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên cho học sinh thực hành tái chế rác thải
thành sản phẩm em u thích, các em có thể cắt giấy màu dán bên ngồi, trang
trí theo ý thích.
- Tính ứng dung: Giáo viên lựa chọn những sản phẩm đẹp để trưng bày vào
một góc của thư viện nhà trường để tạo ra đồ dùng tự làm của học sinh.
Các em có thể tạo ra sản phẩm theo ý thích để vui chơi hay trang trí phịng
học cho các em. Giúp các em biết phân loại rác thải tại nguồn. Biết tái chế rác
thải tạo ra đồ chơi, đồ dùng cho các em.
2.3.2. Sử dụng rác thải để tái chế thành dụng cụ, đồ dùng học tập
Ở giải pháp này, trong công tác chuẩn bị cho mọi hoạt động thực hành của
học sinh, tôi cũng đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt việc khử trùng, phơi khô
các loại rác thải dùng để tái chế và vệ sinh, sát khuẩn tay sạch sẽ cho học sinh
sau khi thực hành.
a. Mơ hình “An tồn giao thông” dùng học tập và vui chơi
- Thời gian thực hiện: 80 phút – học sinh thực hành trên lớp học.
- Dụng cụ chuẩn bị: hộp giấy, hộp sữa, giấy bìa, chai nhựa, nắp chai, giấy
màu, keo, kéo, màu sáp hoặc màu nước, …
- Cách thức tiến hành tái chế mơ hình an tồn giao thơng: học sinh lấy các
hộp giấy làm nhà; hộp sữa làm thân xe, đầu xe, dán các nắp chai để tạo bánh xe,
giấy bìa làm cây cối, đèn tín hiệu giao thơng, cảnh vật. Sau đó dán giấy màu vào
phía bên ngồi của các thân xe, nhà, trang trí thêm cửa,... Dùng giấy màu làm nền
đường.
- Tính ứng dụng: Đối với sản phẩm này giáo viên dạy văn hóa cũng có thể
7
sử dụng để dạy các bài học về an toàn giao thơng cho các em.
b. Mơ hình Trường học và Cơng viên
Có thể tạo ra sản phẩm tương tự như: Mơ hình trường học, Cơng viên nơi
em ở để các em vui chơi và kể chuyện cùng nhau.
c. Mơ hình “Sân khấu đa năng” dùng học tập và vui chơi
- Thời gian thực hiện: 80 phút
- Dụng cụ chuẩn bị: thùng giấy, giấy A3, keo, kéo, giấy màu, màu vẽ, que củi
khô,…
- Cách thức tiến hành tái chế: Cắt thùng giấy làm sân khấu; vẽ hình nhân
vật rồi tơ màu cắt dán vào bìa cứng tạo dáng cho nhân vật. Trang trí sân khấu
theo ý thích.
- Tính ứng dụng: Với mơ hình này các em có thể cùng nhau vui chơi,
cùng nhau kể chuyện cho nhau nghe.
d. Tạo hình con rối để học tập và vui chơi
- Thời gian thực hiện: 80 phút
- Dụng cụ chuẩn bị: dây thép, keo, kéo, giấy màu, giấy báo, vải, giấy vệ sinh,
…
- Cách thức tiến hành tái chế: Dùng dây thép tạo hình nhân vật rồi lấy
giấy vệ sinh tạo bộ phận của nhân vật thiết kế quần áo cho nhân vật bằng giấy
màu, vải, giấy báo,... và trang trí theo ý thích.
- Tính ứng dụng: Đối với sản phẩm này các em có thể xây dựng nên câu
chuyện cho các nhân vật để cùng kể cho nhau nghe hay cùng nhau vui chơi.
e. Tái chế đồ trang trí phịng học
Tên sản phẩm: Chậu cây, đèn lồng, góc thư viện. Thời gian: 80 phút
- Dụng cụ chuẩn bị: Chai lọ, giấy bìa, giấy màu, keo, kéo, màu, thước đo
- Cách thức tiến hành trang trí bình hoa, chậu cây đối với bình lớn: cắt
phần giữa chai còn khoảng 20cm - 25cm, dùng bút vẽ hình cần trang trí, sau đó
dùng màu vẽ lên hình trang trí cho sinh động và đẹp. Ngồi ra các em cắt giấy
màu dán vào vật liệu để trang trí, có thể sử dụng trồng cây treo cửa sổ, ban cơng,
trong lớp học, trang trí kệ sách báo, bàn học.
8
Nhà trường khơng có phịng mĩ thuật riêng để trưng bày các sản phẩm của
học sinh nên tôi đã phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lựa chọn những sản phẩm
đẹp để trưng bày, trang trí vào góc học tập sáng tạo của lớp.
Thời gian tái chế ra một sản phẩm kéo dài có thể 2 đến 4 tiết nên tôi cũng
kết hợp với giáo viên chủ nhiệm dành một ngăn tủ của lớp để cất giữ sản phẩm
cho tiết sau các em tiến hành.
2.3.3. Hướng dẫn học sinh tái chế rác thải thành tác phẩm nghệ thuật
- Dụng cụ chuẩn bị: Lá khơ, que kem, chai lọ, vỏ sị, bông, giấy A3, giấy
màu, keo, kéo, màu…
Ở giải pháp này, trong công tác chuẩn bị cho mọi hoạt động thực hành của
học sinh, tôi cũng đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt việc khử trùng, phơi khô
các loại rác thải dùng để tái chế và vệ sinh, sát khuẩn tay sạch sẽ cho học sinh
sau khi thực hành.
- Cách thức tiến hành làm và trang trí:
+ Vẽ phác hình ảnh, nội dung muốn thể hiện.
+ Dùng keo dán để dính các chất liệu theo hình đã phác, tạo hình ảnh chính
+ Tạo những hình ảnh phụ, liên kết khơng gian với hình ảnh chính.
+ Trang trí thêm chi tiết bằng các chất liệu phù hợp.
Bằng những bàn tay khéo léo cùng với sự sáng tạo các em đã tái chế rác
thải sinh hoạt mà gia đình các em thải ra hàng ngày thành những tác phẩm nghệ
thuật rất đẹp.
- Tính ứng dụng: Với những sản phẩm này các em có thể trang trí nhà cửa,
phịng học hay lớp học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Các em đã tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động tái chế, nhiều
em đã biết khắc phục những hạn chế của bản thân, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp,
độc đáo.
Mỗi chủ đề các em được cùng nhau giao lưu học hỏi, cùng sáng tạo, các em
rất thích thú vì mình đã tái chế rác thải, tạo ra những sản phẩm mĩ thuật đẹp.
Sản phẩm tái chế rác thải của học sinh khối 5. Năm học 2020 – 2921 - từ nguồn Cao Thị Hải
Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và thực hiện tương đối tốt
mơ hình học tập mới này, áp lực học tập khơng cịn là vấn đề với các em. Đây
chính là hình thức dạy học theo phương pháp mở (kết thúc bài học này là mở ra
một bài học mới), tăng cường dạy học hợp tác nhưng vẫn coi trọng cá thể hóa
9
học sinh. Tạo cơ hội cho học sinh thực hành các bài tập ứng dụng thiết thực,
phục vụ cho học tập và cuộc sống, giúp cho học sinh có được những trải nghiệm
để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tị mị, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát
triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và
động lực mang tính tinh thần.
Qua việc dạy tiến hành xen kẽ những chủ đề có sử dụng tái chế rác thải
khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Ngọc Khê 1, bản thân tôi đã thu được những kết
quả thật thiết thực:
Thứ nhất, tâm sinh lý của học sinh trong lớp về môn học đã thay đổi rõ
rệt. Từ chỗ phần lớn các em nhút nhát không giám thể hiện ý tưởng của mình, kĩ
năng cắt, dán, tạo hình cịn non nớt, qua thời gian các em đã có thái độ trái
ngược với ban đầu. Các em tích cực, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động
tái chế, số học sinh tham gia nhiều hơn, nhiều em đã biết khắc phục những hạn
chế của bản thân, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, độc đáo.
Thứ hai, điều quan trọng nhất đó là việc xả rác khơng cịn, những mảnh
giấy rất nhỏ khơng sử dụng được các em mới bỏ vào thùng rác. Những vật dụng
nào còn dùng được các em để dành lần sau. Các em đã có ý thức bảo vệ mơi
trường nơi các em ở cũng như nơi các em học tập. Góp phần làm cho nhà trường
Tiểu học Ngọc Khê 1 ngày một sạch đẹp hơn.
Ngồi ra các em cịn biết quan tâm và thể hiện yêu thương người thân
nhiều hơn, các em có thể tự tay làm những món quà nhân dịp lễ sinh nhật hay
một dịp nào đó cho người em yêu quý.
Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm như sau
TT
1
Biết tái chế rác thải tạo thành sản phẩm mĩ thuật
Khối Sĩ số Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
3
80
45
56,2
35
43,8
0
0
2
4
87
45
51,7
42
48,3
0
0
3
5
70
40
57,1
30
42,9
0
0
237
130
54,9
107
45,1
0
0
Tổng
Đối chiếu với bảng khảo sát đầu năm, chúng ta thấy sau khi áp dụng, kết
quả học sinh hoàn thành tốt tăng lên 130 em chiếm 54,9%, số học sinh chưa
hồn thành khơng cịn. Cho thấy mức độ ảnh hưởng của đề tài đến kết quả học
tập của học sinh là rất lớn.
Trong quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy mình cần tăng cường các hoạt
động, các cuộc thi tái chế nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống thông
qua việc hướng dẫn tái chế rác thải ở bộ môn mỹ thuật nhiều hơn nữa, cho các
10
em có những hoạt động bổ ích. Các em vừa được học mà chơi, vừa được áp
dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống để thấy việc học rất cần thiết. Tơi
cũng cần tìm hiểu và phát huy nhiều hơn nữa những chủ đề phù hợp với lứa tuổi,
luôn động viên khuyến khích các em trong qua trình tạo ra sản phẩm tái chế, kịp
thời khen ngợi để khích lệ các em.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua quá trình dạy các em làm những vật dụng tái chế, tôi nhận thấy khi
các em làm cùng nhau các em biết thông cảm, chia sẻ với bạn bè, những bạn
không có đủ đồ dùng để tái chế hoặc cịn trao đổi rác với nhau để đồ vật của
mình tạo ra sinh động hơn. Các em biết trân trọng sức lao động của bản thân và
của mọi người xung quanh. Biết cách tuyên truyền, cách bảo vệ môi trường
bằng việc tái chế ra những đồ vật sử dụng trong cuộc sống cho người thân trong
gia đình, cũng là cách các em vừa học vừa chơi lành mạnh, sáng tạo.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức thêm những buổi sinh hoạt chuyên môn, những tiết dạy mĩ thuật
theo phương pháp mới có chất lượng của các đồng nghiệp để chúng tôi được học
hỏi, rút kinh nghiệm.
* Đối với nhà trường
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cho các em học sinh về ý
thức bảo vệ môi trường.
- Thường xuyên tổ chức thu gom rác và tái chế rác thải ngay tại trường
học và gia đình.
- Tổ chức các cuộc thi về đồ dùng tái chế, khơi nguồn sáng tạo, ý thức bảo
vệ môi trường của các em.
- Trường nên có phịng học bộ mơn mĩ thuật riêng để thuận tiện cho việc
học tập, trưng bày, lưu giữ sản phẩm phục vụ cho môn học, nhằm phát huy được
tối đa tính ưu việt của phương pháp mới, nâng cao hiệu quả chất lượng học tập
của bộ môn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ về “Một số giải pháp tăng cường ý thức
bảo vệ môi trường sống cho học sinh khối lớp 3, 4, 5 trường Tiểu học Ngọc
Khê 1 thông qua việc hướng dẫn tái chế rác thải ở bộ môn Mĩ thuật” của bản
thân tôi, chắc chắn cịn nhiều điều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các
đồng nghiệp, để tơi có hướng hồn thiện và đem lại kết quả cao hơn trong quá
trình giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.
11
Ngọc Lặc, ngày 16 tháng 4 năm
2021
*Cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là
SKKN của mình viết, khơng sao chép
nội dung của người khác.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Người viết
Lê Thị Nụ
Cao Thị Hải