Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu nội dung của vấn đề marketing để ứng dụng vào sản phẩm quần áo trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.45 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU NỘI DUNG
CỦA VẤN ĐỀ MARKETING ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO SẢN PHẨM QUẦN
ÁO TRẺ EM.

Trẻ em sẽ lớn dần lên, nhận thức sẽ dần thay đổi theo độ tuổi. Vì vậy,
marketing cũng phải thật tinh tế trước những thay đổi cả về thể chất và tâm sinh
lý. Giới trẻ chiếm gần 1/4 dân số thế giới. Với dân số gần 90 triệu dân, Việt Nam
là thị trường rộng lớn cho ngành may mặc. Theo xu hướng phát triển của nền
kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân ngày một nâng cao. văn hóa trẻ đóng
một

vai

trị

quan

trọng

trên

thế

giới.

Nhiều nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng khả năng nhận dạng thương hiệu hay
thói quen đã hình thành trong tuổi thơ sẽ tiếp tục ảnh hưởng, thậm chí chi phối
người tiêu dùng khi họ đã trưởng thành. Hơn thế nữa, sau này những người trẻ sẽ
lại trở thành những ông bố bà mẹ trong tương lai và quan niệm “dành những gì
tốt nhất cho con” sẽ tiếp tục chi phối lựa
chọn của họ. Vì vậy, tiếp thị trẻ em càng có ý nghĩa.Hơn thế nữa, trẻ em mang


trong mình ba quyền lực với thị trường: khả năng chi tiêu trực tiếp; khả năng ảnh
hưởng tới chi tiêu của bố mẹ, người thân trong gia đình; trẻ em chính là thị
trường tương lai. Hay nói cách khác, ngoài mục tiêu thu hút khách hiện tại, các
nhân viên marketing cịn có một chiến lược dài hạn quan trọng khác: thu hút
những

đối

tượng

chưa

gia

nhập

thị

trường.

Dựa vào những bí mật ở trên, các các nhân viên marketing không cần phải dùng
đến đũa thần của Harry Potter để hô biến thành công đối với thị trường trẻ. Hiểu
và vận dụng được những điều này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ theo kịp thị hiếu


của giới trẻ trong những phân khúc riêng biệt với từng giới tính khác nhau và
người làm marketing có thể hơ biến ra các hoạt động phù hợp có thể gây dựng
tiếng vang cho sản phẩm và đem lại hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp
1. Đo lường và dự báo nhu cầu của thị trường
Nhu cầu của thị trường

Để xác định nhu cầu thị trường quần áo trẻ em ta khảo sát tổng quan về thị
trường và số liệu thống kê thị trường tiêu thu trên toàn quốc , tìm hiểu xem nhu
cầu của cha mẹ về đồ dùng cho con như thế nào, lứa tuổi nào được các bố các mẹ
đầu tư nhiều nhất về quần áo và nhu cầu cụ thể cho từng lứa tuổi như thế nào.
Các bố mẹ thích loại hàng gì, quần áo Việt Nam xuất khẩu, Cambodia, Trung
Quốc, Thái Lan hay Hàn Quốc... Các bố các mẹ cần mặt hàng gì nhiều thì bạn
hãy nhập nhiều mặt hàng đó, mặt hàng nào ít được quan tâm thì cần hạn chế
nhập. Điều này sẽ giúp bạn phân chia vốn kinh doanh một cách hợp lý nhất.
Tìm hiểu xem cách bố mẹ bỏ tiền ra mua đồ cho con như thế nào. Bạn hãy tính
tốn xem có bao nhiêu phần trăm bố mẹ mua cho con bất cứ cái gì mình thích
khơng quan tâm giá, bao nhiêu % hài lòng với mức giá cao hàng đẹp, bao nhiêu
% chỉ mua hàng ở mức giá trung bình, vừa phải, bao nhiêu % chỉ mua hàng ở
mức giá thấp...
Dự báo thị trường và Tiềm năng của thị trường
Quá trình thu thập, điều tra, tổng hợp số liệu thơng tin về các yếu tố cấu thành thị
trường, tìm hiểu quy luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ở
một thời điểm hoặc một thời gian nhất định trong lĩnh vực lưu thông để từ đó xử
lý các thơng tin, rút ra những kết luận và hình thành những quyết định đúng đắn
cho việc xây dựng những chiến lược kinh doanh. Dự báo thị trường là công việc


hết sức phức tạp bởi vì các thơng tin và các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường ít có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, khi tìm hiểu đặc điểm của hàng hóa
thì khơng thể bỏ qua mối quan hệ với người mua, thời gian mua, và phương thức
thanh tốn,…
+ Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp hay
lĩnh vực nào phù hợp nhất đối với những hoạt động của doanh nghiệp.
+ Khả năng bán sản phẩm của xí nghiệp trên thị trường là bao nhiêu.
+ Cần có những biện pháp cải tiến như thế nào về quy cách, mẫu mã, chất lượng,
bao bì, mã ký hiệu, quảng cáo như thế nào cho phù hợp.

Việc xác định số lượng sản phẩm tung ra trên thị trường được tính như sau:
Số lượng hàng trên TT = số lượng sản xuất + số lượng nhập khẩu – số lượng xuất
khẩu.
-Nghiên cứu khái quát thị trường.
+Quy mô cơ cấu và sự vận động của thị trường.
Quy mô cơ cấu: Xác định quy mô cơ cấu của thị trường rất có ích cho các doanh
nghiệp khi dự đoán tham gia vào một thị trường mới, phải tùy theo từng trường
hợp có thể đánh giá quy mô thị trường bằng các đơn vị khác nhau: Số lượng
người tiêu thụ, khối lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh số bán thực tế thị phần mà xí
nghiệp có thể cung ứng.
Cơ cấu thị trường: Việc nghiên cứu cơ cấu thị trường cho phép doanh nghiệp
hiểu rõ các bộ phận cấu thành chủ yếu của thị trường. Trên cơ sở đó doanh
nghiệp đưa ra những quyết định makerting hiệu quả nhất. Cơ cấu thị trường thể
hiện dưới các phương diện sau: Cơ cấu địa lý, cơ cấu hàng hóa, cơ cấu sử dụng.
Sự vận động của thị trường: Để xác lập các chính sách trong tương lai doanh
nghiệp cần phải phân tích sự vận động của thị trường theo thời gian cả về quy mô
lẫn cơ cấu thị trường.


+ Các nhân tố của môi trường kinh doanh.
Môi trường dân cư: Dân số, cơ cấu dân số theo tuổi, theo ngành nghề, theo vùng,

Môi trường kinh tế: Thu nhập, lãi suất, tích lũy tốc độ tăng trưởng kinh tế, tiêu
dùng, giá cả,…
Mơi trường văn hóa – xã hội: Tỷ lệ dân cư theo trình độ văn hóa, phong tục tập
quán, phong cách sống,…
Môi trường pháp lý: Doanh nghiệp phải nắm rõ các quy phạm pháp luật và các
hoạt động trong phạm vi đó.
2 .Phân khúc thị trường
Các thị trường gồm những người mua đều khác nhau về một hay nhiều mặt. Họ

có thể khác nhau về mong muốn, sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm và cách
thức mua sắm. Trong số những biến này, biến nào cũng có thể dùng để phân khúc
thị trường.
Quan điểm chung về phân khúc thị trường
Các khúc thị trường thường thu hút một số đối thủ cạnh tranh, trong khi đó nhóm
nhỏ thị trường chỉ thu hút một hay một vài đối thủ cạnh tranh. Những người làm
Marketing trên nhóm nhỏ, thị trường chắc chắn hiểu được những nhu cầu của
nhóm nhỏ thị trườn đó đến mức độ là các khách hàng của họ sẵn sàng trả giá cao
hơn.
Quy trình phân khúc thị trường: Quy trình này gồm ba bước:
Giai đoạn khảo sát:
Tiêu chí chính để phân khúc thị trường thời trang là thu nhập vì hành vi mua sắm
quần áo phần lớn tùy thuộc vào thu nhập của từng cá nhân và gia đình. Tiêu chí


kế đến là tuổi tác, mỗi độ tuổi có số đo cơ thể nhất định và sở thích về mặt thời
trang cũng khác nhau. Tiếp theo là giới tính, thực tế cho thấy nam thường có nhu
cầu về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã, chất liệu … khác nhiều so với nữ.
Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước và các cơ quan nghiên cứu chưa đưa ra tiêu
chuẩn tầng lớp trung lưu. Công ty Nghiên cứu Thị trường TNS Việt Nam (TNS
Market Research Company, một công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên
cứu thị trường, đã có mặt tại Việt Nam hơn 15 năm) chia mức độ thu nhập trong
xã hội Việt Nam ra làm ba tầng lớp chính. Theo khảo sát năm 2010 của họ, tầng
lớp thu nhập cao nhất gồm những hộ có thu nhập trên 15 triệu VNĐ/tháng, chiếm
khoảng 5,4% số dân. Tầng lớp trung lưu là những hộ có thu nhập 6,5 -15 triệu
VNĐ/tháng, hiện có khoảng 18 triệu người, chiếm 16,6% trong tổng số 86 triệu
dân nước ta. Tầng lớp có thu nhập thấp nhất là đa số dân cịn lại, có thu nhập
bình quân từ 4,5 triệu tới dưới 1,5 triệu VNĐ/tháng.
Trong khi đó theo thống kê số trẻ em dưới 6 tuổi đạt mức cực đại là 10,7 triệu
người vào năm 1999, giảm xuống mức cực tiểu là 8,7 triệu người vào năm 2005,

rồi lại tăng lên 9,5 triệu người năm 2010, chiếm khoảng 10,93% dân số. Theo dự
báo của Tổng cục thống kê (dựa trên Tổng điều tra Dân số 1999), từ nay đến
2020, dân số trong các nhóm tuổi trẻ em đều tăng.
Theo số liệu của tổng cục dân số, 6 tháng đầu năm 2011, cả nước có 558,752 trẻ
sinh ra, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm 2010; trong đó, số trẻ là con thứ 3 giảm
3,5%. Ước tính tỷ số giới tính khi sinh là 111,7 trẻ trai/100 trẻ gái, cao hơn so với
năm 2010 (111 trẻ trai/100 trẻ gái).
Giai đoạn phân tích:
Trên cơ sở như vậy, việc phân khúc thị trường thể hiện như hình dưới đây:


3.Thị trường mục tiêu.
Các đối thủ cạnh tranh
- Nước ngoài: Suzys, Baby Heros, Disney Princess, Lego…, các sản phẩm nhập
khẩu từ Trung Quốc.
+Đặc điểm của đối tượng cạnh tranh là các thương hiệu nước ngoài này là mẫu
mã rất đa dạng, bắt mắt, nhiều sự lựa chọn cho mỗi độ tuổi khác nhau. Các công
ty khai thác theo các xu thế từ các tranh ảnh, con vật được yêu thích của những
bộ hoạt hình nổi tiếng.


+ Những sản phẩm các thương hiệu nổi tiếng này thì giá rất cao, khơng được
phân phối rộng rãi, chủ yếu tại các trung tâm mua sắm lớn.
+ Sản phẩm của các mặt hàng Trung Quốc, vừa đẹp, giá cả thì lại thấp hơn cho
đến 20%.
Hàng Trung Quốc thì có độ phân phối dày hơn, tại các cửa hàng cho đến các chợ
đều xuất hiện các loại hàng hóa Trung Quốc này.
+Hàng Trung Quốc có mặt hạn chế là chất lượng kém, sản phẩm có chứa phẩm
nhuộm độc hại…
- Trong nước: Hanosimex, Dệt kim Hà Nội, Gia Hội, May Phong Phú, Thiệu

Ngọc, Sa Majesté Bébé , Ninh Khương, YF, Kico & Kid, Narabeen…
+Sa Majesté Bébé thì dành cho trẻ sơ sinh đến hai tuổi, chất liệu chính là vải lanh
cao cấp mềm mại, Nhãn hiệu Ninh Khương thì ưu tiên chọn chất liệu cotton
100%, với trang trí thêu tay tỉ mỉ, Narabeen thiết kế cho đối tượng từ 2 - 10 tuổi.
+ Các thương hiệu của Việt Nam thì chưa đa dạng nhiều về mẫu mã, mỗi năm
Thương hiệu YF mỗi năm có gần 100 mẫu mới tung ra thị trường, mẫu mã của
hàng quần áo trẻ em vẫn thường là mẫu mã quần áo người lớn thu nhỏ lại, chưa
có sự phá cách và bắt kịp được xu thế thời trang. Hàng năm số lượng các show
thời trang ra mắt các mẫu mã mới không nhiều, phần lớn chủ yếu vẫn là các
thương hiệu của Kico & Kid.
+ Chất liệu vải sử dụng cho trang phục trong nước thì còn hạn chế, chưa nhiều sự
lựa chọn. Các sản phẩm hàng chợ thì chất liệu vải quá tệ, hàng sử dụng khoản vài
lần thì sẽ phai màu hoặc bị rách.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thời trang trẻ em chưa thật sự chú
trọng việc phân phối và quảng bá sản phẩm, các buổi giới thiệu sản phẩm không


được đầu tư nhiều, ít người biết đến. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc
tiếp cận người tiêu dùng, mà đây chính là yếu tố quan trọng để quyết định sự
thành công của doanh nghiệp.
Định vị sản phẩm : Đinh vị là việc mà doanh nghiệp sử dụng những nỗ lực
marketing để xây dựng hình ảnh sản phẩm và cơng ty có một vị trí khác biệt so
với sản phẩm và công ty khác trong nhận thức của khách hàng.
Định vị cho quần áo trẻ em:
Hiện tại, trên thị trường hiện nay quần áo trẻ em đang khá phổ biến và rộng rãi
để khách hàng nhớ đến và tin dùng sản phẩm cần phâỉ định vị rõ ràng:
- Định vị thương hiệu: xây dựng hệ thống nhận diên thương hiệu bao gồm: thiết
kế logo, màu chủ đạo, trang trí shop …
+ Cần triển khai xây dựng một hình ảnh thương hiệu đồng nhất trên toàn quốc.
Các kênh cần phân phối chính để tạo sự nhận diện là Siêu thị, Trung tâm mua

sắm và chuỗi đại lý trong toàn quốc.
+ Sản phẩm của chúng ta có giá trung bình, vì vậy cần triển khai thêm các khu
vực ngoại thành nông thơn. Đây là các thị trường cịn bỏ ngỏ rất nhiều, hàng hóa
sử dụng ở đây chủ yếu là các sản phẩm chợ khơng có thương hiệu và hàng Trung
Quốc chất lượng kém.
- Định vị doanh nghiệp: tạo nên nhận thức trong người tiêu dung sản phẩm chúng
ta là sản phẩm tốt, giá thành phải chăng, đặc biệt trong thời gian thị trường cạnh
tranh khốc kiệt hiện nay hình ảnh về cách phục vụ và dịch vụ trong và sau bán
hàng là thật sự cần thiết.
+ Giá cả được niêm yết
+ Triển khai đội ngũ chăm sóc chăm sóc khách hàng tại các hệ thống cửa hàng,
có chế độ bảo hành đối với sản phẩm. Cụ thể công việc là tư vấn về các sản phẩm
phù hợp, thiết kế chỉnh sửa các trang phục theo ý kiến của khách hàng.
- Giá cả: phải chăng và chất lượng tốt.


- Lợi ích: phải phân tích được lợi ích của sản phẩm và đây là yếu tố quan trọng
đánh và tâm lý khách hàng. Chất liệu vải sản xuất là các chất liệu tốt, Quần áo
trẻ em được làm từ vải nhẹ thống mát, thấm hút mồ hơi. Mục đích sản phẩm
được làm ra là để phục vụ cho sự năng động của trẻ em ….
-Định vị dựa trên thuộc tính của sản phẩm.
Sản phẩm chính là Đầm trẻ em, khách hàng chuyên cung cấp là các bé gái.
- Chiến lược định vị thương hiệu: Khác biệt hóa.
+ Khác biệt hóa: là việc thiết kế điểm khác biệt có ý nghĩa để phân biệt với đối
thủ, sản phẩm cũng chúng ta sẽ mang phong cách năng động cũng không kém
phần dễ thương theo phong cách của các nàng công chúa trong phim hoạt hình.
+ Tạo ra các trang phục nhỏ cho các mẫu Búp bê, sẽ có sự đồng bộ giữa trang
phục cho bé và Búp bê kèm theo. Hình ảnh này sẽ tạo nên sự thích thú cho bé và
một nét riêng trong công cuộc PR như : phong cách trang trí tại quầy, Búp bê và
bé cũng mặc trang phục giống nhau trong các Show thời trang của công ty…

Căn cứ vào phân khúc thị trường Việt Nam, nguồn lực của công ty và đối thủ
cạnh tranh, chúng tôi chọn thị trường mục tiêu như sau:
 Thị trường Miền Nam Việt Nam.
 Đối tượng khách hàng có thu nhập trên 15 triệu.
 Sản phẩm quần áo dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO: INTERNET


THE END



×