Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.71 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

DƯƠNG ĐỨC THÀNH

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN QUẦN THỂ KHU VĂN HÓA THỦY TỔ
QUAN HỌ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH

HÀ NỘI, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

DƯƠNG ĐỨC THÀNH
KHĨA: 2014 - 2016
TỔ CHỨC KHƠNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN QUẦN THỂ KHU
VĂN HÓA THỦY TỔ QUAN HỌ BẮC NINH
Chuyên ngành: Quy hoạch

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN TUẤN ANH

HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn
Anh, người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác
giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tác giả trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Dương Đức Thành


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực
và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Phùng Anh Đức


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Quần thể văn hóa khu Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh nằm trong địa giới hành
chính của thơn Viêm Xá (tên nơm là làng Diềm) thuộc xã Hòa Long, thành phố
Bắc Ninh. Đây là một trong những nơi phát tích của văn hóa quan họ thông qua
câu ca mà từ xưa nhân dân vùng Quan họ Bắc Ninh vẫn lưu truyền rằng “Thủy tổ
Quan họ làng ta - Những lời ca xướng Vua Bà sinh ra”. Trong số 49 làng Quan họ
gốc của vùng Kinh Bắc, đây là địa bàn duy nhất có đền thờ Thủy tổ Quan họ.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là loại hình dân ca phong phú nhất về mặt giai
điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ
đời này sang đời khác theo hình thức truyền khẩu, hiện nay nhiều giai điệu cổ đã
bị mất hẳn. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, quan họ Bắc Ninh bắt đầu được
quan tâm đặc biệt và được lưu giữ, bảo tồn bằng nhiều hình thức. Ngày
30/09/2009, UNESSCO chính thức cơng nhận quan họ là “di sản phi vật thể đại
diện của nhân loại”. Hội đồng chuyên môn của UNESSCO đánh giá cao Quan họ
về giá trị văn hóa, giá trị lưu giữu tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong
cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục.
Làng Viêm Xá là nơi tọa lạc của quần thể di tích Đình Diềm, Đền thờ Vua
Bà, Đền Cùng - Giếng Ngọc, Chùa Hưng Sơn,... Thủy tổ của quan họ là đức Vua
Bà hiện đang được nhân dân thờ phụng trong đền nhằm tôn vinh một nữ thần sáng
tạo văn hóa, người khai sinh ra lối chơi Quan họ. Gắn liền với các di tích đó là
Cổng làng, Ao làng và cảnh quan xung quanh (cây đa, bến nước), cơng trình nhà
truyền thống Việt Nam (đều có niên đại hơn trăm năm trở lên) kết hợp lễ hội cổ
truyền liên quan đến lịch sử về văn hóa Quan họ. Ngồi ra quần thể khu văn hóa

Thủy Tổ Quan họ cịn có vị trí rất quan trọng trong tuyến du lịch ven sông Đuống
- sông Cầu với vai trò kết nối các điểm du lịch liên vùng.


2

Với quỹ di sản khơng gian văn hóa - kiến trúc có giá trị như vậy nhưng việc
gìn giữ và phát huy giá trị đó cịn mang tính manh mún, địa phuơng làm cho quỹ
di sản vật thể và phi vật thể ấy đang bị mai một hoặc bị chuyển đổi chức năng đặc
biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Ảnh hưởng của đơ thị hóa thiếu định
hướng trong thời gian vừa qua cũng đã tác động lớn đến nơi đây. Tốc độ đơ thị
hóa cao đã làm mất đi bản sắc và bộ mặt không gian kiến trúc cảnh quan của một
quần thể văn hóa có truyền thống. Hơn nữa, sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất kinh
tế, công thương tiểu thủ công nghiệp thay thế nơng nghiệp trở thành thu nhập
chính của người dân nên hình thái làng cũng có ít nhiều thay đổi. Tuy nhiên cơ sở
hạ tầng nói chung của khu vực khơng đáp ứng được u cầu phục vụ, việc gìn giữ
khơng gian văn hóa - kiến trúc cịn mang tính manh mún, địa phuơng làm cho
khơng gian văn hóa - kiến trúc làng, quỹ di sản vật thể và phi vật thể ấy đang bị
mai một hoặc bị chuyển đổi chức năng đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập.
Vì vậy cần thiết phải có ngay những định hướng và giải pháp thiết thực
nhằm bảo tồn và phát huy giá trị đặc sắc của vùng Kinh Bắc kết hợp với kiến trúc
của làng truyền thống Việt Nam đảm bảo phù hợp với quy hoạch và xây dựng
không gian làng cổ truyền Việt Nam thích ứng với thực tiễn đổi mới của đất nước
ta hiện nay mà vẫn dựa trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của hương uớc
và điều lệ quản lý làng.
Học viên chọn đề tài "Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể
khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh" làm đề tài nghiên cứu của mình làm cơ
sở nhằm tìm ra những giải pháp quản lý bảo tồn và phát huy giá trị khơng gian văn
hóa - kiến trúc vật thể và phi vật thể để lưu giữ, tái tạo khơng gian lịch sử văn hóa

truyền thống của thời đại về di sản văn hóa của nhân loại, đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu, học hỏi, thưởng thức nghệ thuật dân gian của các tầng lớp nhân dân và lưu


3

truyền cho thế hệ mai sau có thể là tiềm năng khai thác phát triển du lịch di sản
văn hóa một cách hiệu quả.
Mục đích nghiên cứu
Nhìn nhận một cách tổng quan về khơng gian văn hóa quan họ gắn liền
với khơng gian làng, xã từ q trình hình thành về địa hình, những biến đổi
lịch sử để thấy được vai trị, ý nghĩa của Quần thể di tích khu văn hóa Thủy Tổ
Quan họ Bắc Ninh.
Xây dựng những cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan Quần thể văn hóa khu Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh.
Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của Quần thể
di tích khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh, nhằm đảm bảo mỹ quan, mơi
trường và gìn giữ bản sắc tiêu biểu của vùng Kinh Bắc.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc cảnh quan khu văn hóa Thủy
tổ Quan họ Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Thơn Viêm Xá, xã Hịa Long, thành phố Bắc Ninh
với cụm các di tích lịch sử văn hóa đình Diềm, đền thờ Vua Bà, đền Cùng - giếng
Ngọc, Chùa Hương Sơn...
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Khảo sát thực tế Quần thể khu văn hóa Thủy tổ
Quan họ Bắc Ninh.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phương pháp này để xác định
diễn biến thực trạng của đối tượng khảo sát, tâm lý nguyện vọng dân cư tại địa
bàn. Đặc biệt để làm nổi bật tâm lý cộng đồng và hiểu được những khó khăn, tồn

tại trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị khơng gian văn hóa - kiến trúc khu
văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh.


4

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin với mục đích nghiên
cứu tài liệu để tìm hiểu và kế thừa thành tựu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp
này nhằm xác định tổng quan lịch sử nghiên cứu và các phạm trù sự việc, các số
liệu thống kê, tổng hợp, chủ trương và chính sách liên quan đến nội dung nghiên
cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu, xác
lập cơ sở nghiên cứu khoa học đến chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận: Để đề xuất các giải pháp bảo
tồn và phát huy giá trị khơng gian văn hóa - kiến trúc khu văn hóa Thủy Tổ Quan
họ Bắc Ninh.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
+ Góp phần cụ thể hóa lý luận về tổ chức khơng gian khu di tích gắn kết
với đời sống nhân dân.
+ Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị khơng gian văn hóa kiến trúc của Quần thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh một cách cụ thể,
phù hợp với địa phương, giá trị và đặc điểm làng Viêm Xá, thành phố Bắc Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần hồn thiện hệ thống các giải pháp cho công tác bảo tồn và phát
huy giá trị khơng gian văn hóa - kiến trúc Quần thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ
Bắc Ninh.
+ Gìn giữ bản sắc và phát huy giá trị không gian văn hóa - kiến trúc và văn
hóa quan họ Bắc Ninh.
+ Hướng tới sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển các khơng gian văn hóa kiến trúc Quần thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh.
+ Góp phần cân bằng đời sống làm việc và nhu cầu hưởng thụ tinh hoa văn
hoá Quan họ.



5

+ Góp phần tạo ra giá trị cộng đồng và phát huy giá trị văn hóa Quan họ
Bắc Ninh (di sản văn hóa phi vật thể).
Các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong đề tài
Trong đề tài nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Quần
thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh học viên sử dụng một số thuật ngữ
nhằm làm sáng tỏ thêm về các khái niệm, quan điểm liên quan đến các vấn đề cần
giải quyết của đề tài, các khái niệm được sử dụng như sau:
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là một hoạt động định
hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không
gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai
nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của Kiến trúc cảnh quan. [8]
- Khơng gian văn hóa: Là khái niệm mềm dẻo, linh hoạt. Nó khơng có ranh
giới, biên giới cứng của các địa phương. điều kiện tự nhiên và môi trường sinh
thái là giới hạn của không gian văn hố. [3]
- Khơng gian văn hóa - kiến trúc quan họ: Là khơng gian văn hóa thể hiện
đặc trưng của dân ca quan họ, bao gồm không gian vật thể (đình làng, cây đa, bến
nước, sân đình...) để phục vụ các hoạt động văn hóa phi vật thể quan họ (dân ca
quan họ). [3]
- Hình thái kiến trúc: Sự biểu hiện của tổ chức không gian trong một khu
vực nhất định, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, địa
hình và những vấn đề lịch sử. Hình thái kiến trúc cũng là một mơ hình tổ chức
theo các chuỗi, các cụm, các tuyến... bám theo địa hình đặc trưng khu vực. Nó
cũng thể hiện những đặc trưng như kiểu quần cư, văn hoá sinh hoạt cộng đồng,
tập trung hoặc phân tán của các hệ thống cấu trúc các cơng trình kiến trúc. Mơ
hình tổ chức của hình thái này có sự chuyển đổi theo tiến trình lịch sử và thể hiện
ưu nhựơc điểm của nó thơng qua các vấn đề nêu trên. [17]



6

- Hình thái làng: Đây là một khái niệm nhằm cụ thể hố hơn trong khái
niệm hình thái kiến trúc. Hình thái làng bộc lộ những đặc trưng cơ bản của các
loại làng, ở các vị trí địa hình, địa lý khác nhau. [17]
- Di sản kiến trúc làng: Quỹ kiến trúc có giá trị bao gồm những ngơi nhà,
những cơng trình, những quần thể, những cấu trúc xóm làng và đô thị cũ hoặc
truyền thống, chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của di tích được xếp hạng, song
có giá trị nhất định về lịch sử xây dựng đơ thị, về văn hố - nhân văn, về chất
lượng kiến trúc, về sự đóng góp vào diện mạo đơ thị hoặc xóm làng, về cảnh
quan... ngồi ra, các quỹ kiến trúc này cịn có giá trị sử dụng, là một tài nguyên vật
chất - kỹ thuật. [24]
- Di sản văn hóa phi vật thể: Di sản văn hóa phi vật thể được hiểu là các tập
quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những
cơng cụ đồ vật, đồ tạo tác và các khơng gian văn hóa có liên quan mà các cộng
đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là
một phần di sản văn hóa của họ. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác,
di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng, các nhóm người khơng ngừng tái
tạo để thích nghi với mơi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự
nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ ý thức về bản sắc và sự kế
tục, qua đó khích lệ thêm sự tơn trọng đối với đa dạng văn hóa và tính sáng tạo
của con người. [25]
Cấu trúc của luận văn
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
Mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn,
một số khái niệm.
Nội dung: Bao gồm 3 chương.



7

- Chương 1. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể khu
văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh.
- Chương 2. Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Quần thể khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh.
- Chương 3. Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể
khu văn hóa Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh.
Kết luận và Kiến nghị


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu về làng Viêm Xá cho thấy đây là một làng truyền

thống điển hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ và mang những nét đặc trưng của vùng
đất Kinh Bắc - Bắc Ninh. Với các giá trị về quy hoạch, kiến trúc - cảnh quan và
văn hóa phi vật thể quan họ, các nghi lễ thờ cúng và các phong tục tập quán sinh
hoạt được lưu giữ tại địa phương cho thấy Viêm Xá là một làng cổ truyền thống
cần được bảo tồn và phát huy cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
Quy hoạch các không gian chức năng của Quần thể văn hóa khu Thủy Tổ
Quan họ Bắc Ninh đã được nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở của các vấn đề về điều
kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa -xã hội, con người và các phong tục tập quán địa
phương đảm bảo tính khoa học, nhân văn và phát triển bền vững.
Bảo tồn được các di tích kiến trúc, cảnh quan góp phần gìn giữ và phát huy
giá trị làng cổ Viêm Xá truyền thống đồng thời bổ sung thêm các tiêu chí để đánh
giá, phân loại đối tượng di tích cần bảo tồn, trùng tu từ đó đề xuất các phương án
thiết thực để bảo vệ các di tích, cơng trình kiến trúc đang được lưu giữ tại làng để
phục vụ các nhu cầu xã hội.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương
pháp điều tra khảo sát hiện trạng, phương pháp quan sát tham dự, phương pháp
tổng hợp và khảo cứu tài liệu, phương pháp logic và lịch sử...học hỏi kinh nghiệm
ở các nước tiến bộ là những cơ sở quan trong trong việc tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan, phát huy giá trị khơng gian văn hóa làng cổ truyền thống.
Trên cơ sở đó đề tài đi đến xây dựng được các nguyên tắc, định hướng và
đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và phát huy giá trị
của các khơng gian văn hóa truyền thống đang lưu giữ tại địa phương để giải


88

quyết vấn đề bức xúc của các làng cổ truyền hiện nay là mâu thuẫn giữa bảo tồn
và phát triển.
Với các giải pháp nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan, phát huy các giá trị của Quần thể văn hóa khu Thủy Tổ Quan họ

trong đề tài sẽ giúp cho địa phương có hướng đi trong công tác khai thác sử dụng
và quản lý đồng bộ, hiệu quả cao đồng thời giúp chính người dân sở tại phát huy
được vai trị của mình từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất và hưởng
thụ tinh thần.
2. Kiến nghị
Trong quá trình tiến hành khảo cứu, đề xuất giải pháp tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan và phát huy giá trị không gian văn hóa - kiến trúc Quần thể
văn hóa khu Thủy Tổ Quan họ Bắc Ninh, tác giả kiến nghị một số vấn đề liên
quan đến đề tài như sau:
- Cần phối hợp giữa các cơ quan ban hành và xây dựng hệ thống tiêu chí để
phân loại các làng truyền thống có giá trị. Đề ra phương án bảo tồn cho từng làng
trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển chung của địa phương và tỉnh. Tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan Quần thể văn hóa khu Thủy Tổ Quan họ Bắc
Ninh vừa đáp ứng được với nhu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
vừa kế thừa được đặc trưng cấu trúc không gian truyền thống vốn có.
- Đối với các cơng trình xây dựng trong Quần thể văn hóa khu Thủy Tổ
Quan họ phải có sự quản lý, xét duyệt các giải pháp quy hoạch: tổ chức không
gian, tạo dựng cảnh quan, tổ chức mặt nước cây xanh... Đảm bảo mối quan hệ hài
hoà, thống nhất của tổng thể các cơng trình nhất là các cơng trình đặt cạnh nhau
trong khu vực cũng như có giải pháp chung cho toàn khu vực thuộc phạm vi của
các làng và các di tích.
- Cần đặt ra một chương trình liên tục lâu dài về bảo tồn và phát triển bền
vững giữa kiến trúc làng, con người - nghề nghiệp và thiên nhiên môi trường.


89

Khuyến khích thiết lập các cơng trình, các dự án đào tạo về bảo tồn các kiến trúc
lịch sử bằng gỗ ở các cấp địa phương, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia và quan hệ
với quốc tế để học tập kinh nghiệm.

- Cần có sự phối hợp của các ban ngành trong các định hướng quy hoạch,
bảo tồn các khu vực có làng truyền thống. Chỉ đạo các cơ quan quản lý, nghiên
cứu hai ngành xây dựng và văn hoá nghiên cứu đề xuất những giải pháp mới. Học
tập kinh nghiệm của các nước phát triển đưa kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào
công tác quy hoạch và bảo tồn.
- Cần thiết phải có cơ chế chính sách (ví dụ hỗ trợ về kinh tế) cho các nghệ
nhân quan họ nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hóa quan họ cổ truyền,
đồng thời khuyến khích các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ hiện nay hưởng
ứng và phát huy các giá trị của các làn điệu quan họ tại địa phương.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Đặng Văn Bài - Nguyễn Hữu Tồn (2006), Bảo tàng hóa di sản văn hóa
làng, Bộ Văn hóa - Thơng tin, Cục Di sản văn hóa, Hà Nội.
2. Phạm Hùng Cường (2007), Phân tích và cảm nhận không gian đô thị,
NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Cộng đồng làng xã

Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
4. Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Khắc Đạm dịch (1997), Địa lý hành chính
Kinh Bắc, NXB Bắc Giang, Hội khoa học lịch sử Việt Nam - Sở văn hóa
thơng tin Bắc Giang.
5. Ile de France (2012), Làng cổ Đường Lâm, UBND Thành phố Hà Nội.
6. Vũ Tự Lập (1999), Địa lý tự nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục.
7. Phan Hoài Năng (2004), Bảo tồn và phát triển kiến trúc nhà ở truyền

thống tại làng tranh Đông Hồ - tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ kiến trúc,
Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.

8. Hàn Tất Ngạn (2003), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng, Hà Nội.
9. Hàn Tất Ngạn (1999), Nghệ thuật vườn & côngviên, Nhà xuất bản
Xây dựng, Hà Nội.
10. Đàm Trung Phường, Lê Trọng Bình, Nghệ thuật tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan đô thị, Giáo trình chuyên đề cho đào tạo trên đại
học và nghiên cứu sinh trường ĐHKT Hà Nội 1997.
11. Kim Quảng Qn (2000), Thiết kế đơ thị có minh họa, (Đặng Thái
Hoàng dịch), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Xây dựng.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Quy hoạch đô thị.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật di sản văn hóa.

15. Trần Ngọc Thêm (1991), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Đại học Ngoại


ngữ Hà Nội, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Đức Thiềm (2000), Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền
thống Việt Nam, NXB Xây Dựng, Hà Nội.
18. Ngô Đức Thịnh (1997), "Phác thảo vùng văn hóa Kinh Bắc", Tạp chí văn
hóa nghệ thuật (số 9).
19. Ngô Thế Thi (1997), Giải pháp thẩm mỹ trong kiến trúc cảnh quan,
Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 4,5.
20. Ngô Thế Thi (2007), Tổ chức không gian trống trong các đơ thị, Tạp
chí Kiến trúc Việt Nam.
21. Đỗ Thị Thủy (2006), Văn hóa truyển thống làng Viêm Xá, Luận văn thạc
sĩ kiến trúc, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức và quản lý môi trường
cảnh quan đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

23. Đàm Thu Trang (2009), Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu ở, NXB
Xây dựng.
24. Chu Quang Trứ (2003), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, NXB
Mỹ Thuật, Hà Nội.
25. UNESCO (2003), Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
26. UBND tỉnh Bắc Ninh, Tài liệu hiện trạng phục vụ đồ án quy hoạch
chi tiết xây dựng Quần thể văn hoá khu Thuỷ tổ Quan họ Bắc Ninh.
27. Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, Đồ án Quy hoạch chung
đô thị Băc Ninh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.

28. Nguyễn Thế Vinh (2007), Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị không
gian làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Đại học
Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội.

TIẾNG ANH


29. Ali Manipour (1996), Design of Urban Space, Wiley and Sons LTD.
30. John Ormsbee Simonds, Landscape architecture, Mac Graw - Hill
Inc, UnitedState of America
31. Roger Trancik (1986), Finding Lost Space – Theories of Urban
Design, Van Nostrand Reinhold Company, New York.
WEBSITE
32. www.ashui.com
33. www.kienviet.net
34. www.vnra.mt.gov.vn
35. www.wikipedia.org
36. Google Earth




×