Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tuần 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.19 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 23</b>



<i> Soạn: 23/2/2018</i>


<i>Giảng: Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2018</i>
ĐẠO ĐỨC


Bài 11: <b> </b>

<b>ĐI BỘ ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH (tiết 1)</b>



<b>I. MỤC TIÊU:</b>
1. Hs hiểu:


- Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường ko có vỉa hè phải đi sát lề đường.


- Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định.
- Đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.
2. Hs thực hiện đi bộ đúng quy định.


* <i><b>KNS</b></i><b>:</b> - Kĩ năng an toàn khi đi bộ.


- Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng qui định.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- 3 chiếc đèn màu đỏ, vàng, xanh làm bằng bìa.


- Các điều 3, 6, 18, 20 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>1. Hoạt động 1:</b> (10) Làm bài tập 1.
- Cho hs quan sát tranh và hỏi:



+ ở thành phố, đi bộ phải đi ở phần đường nào?
ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào? Tại
sao?


+ Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs trình bày kết quả.


- <b>Gv Kl:</b> ở nông thôn cần đi sát lề đường, ở
thành phố, cần đi trên vỉa hè...


* <b>QTE</b> : Trẻ em có quyền được đảm bảo an
<i>toàn khi đi bộ.</i>


<b>2. Hoạt động 2:</b> (11) Hs làm bài tập 2.


- Nhận xét về việc làm của các bạn trong từng
hình.


- Trình bày kết quả.
- Gv Kl về từng tranh.


*<b>QTE</b>: Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn
<i>cho mọi người.</i>


<b>3. Hoạt động 3:</b> (6) Trò chơi Qua đường.


- Gv vẽ sơ đồ ngã tư có vạch quy định cho
người đi bộ.


- Gv phổ biến luật chơi, thành lập đội chơi.


- Gv tổ chức cho hs chơi.


- Nhận xét, tổng kết trò chơi.


- Vài hs nêu.
- Hs làm bài tập.
- Vài hs nêu.


- Hs làm việc theo cặp.
- Vài hs nêu.


- Hs 3 tổ chơi.
- Hs nêu.


<b>3. Củng cố, dặn dò: (</b>3’)
- Gv nhận xét giờ học.


- Dặn hs đi bộ đúng quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

HỌC VẦN


<b> Tiết 95: OANH - OACH</b>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần oanh, oach và
các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần
oanh, oach.


- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.” HS


luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên.


<b>+ Kỹ năng:</b> Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.


<b>+ Thái độ:</b> Giáo dục hs u thích mơn Tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ mơi
trường xanh sạch đẹp.


<b>* QTE:</b><i> Trẻ em phải cú bổn phận ngoan ngoón nghe lời cha mẹ, biết giúp đỡ </i>
<i>cha mẹ làm việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.</i>


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- GV: BĐ DTV, Tranh sgk.
- HS: BĐ DTV, VBT, SGK


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: (10’)</b>


- Đọc bảng phụ: oang, oăng, áo choàng,


dài ngoẵng, con hoẵng, liến thoắng… - 1- 3 hs đọc cá nhân - GV nhận xét
- Viết bảng con: con hoẵng, dài ngoẵng. Viết bảng con: giàn khoan, tóc xoăn.
- GV nhận xét


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a.GT bài: (1’) </b>Bài 95: oanh - oach



<b>b.Giảng bài mới:</b>


- GVcho hs quan sát tranh - HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?


- Từ doanh trại có tiếng (trại) con đã
học còn tiếng (doanh) là tiến mới, trong
tiếng (doanh) các con đó học âm d cịn
vần oanh là vần mới.


Doanh trại quân đội.
- HS theo dừi


• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần,
tiếng mới: (5’)


- GV viết vần (oanh) lên bảng. - Cả lớp quan sát.
- GV đọc, gọi hs đọc.


+ Phân tích vần oanh


- 5 hs đọc: oanh


- 3 âm: âm o đứng trước, âm a đứng
- Đánh vần: - o - a - nhờ - oanh


giữa, âm nh đứng sau.


- 5 hs đọc: o - a - nhờ - oanh



- Đọc trơn: oanh - 5 hs đọc: oanh


- Có vần oanh muốn có tiếng doanh con
làm như thế nào?


- Ghép âm d trước, vần oanh đứng
sau con được tiếng doanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Phân tích tiếng doanh? 2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? Dờ - oanh - doanh (5 hs đọc)


- Đọc: doanh - doanh (5 hs đọc)


- Từ doanh trại tiếng nào có vần vừa
học?


- Từ doanh trại, tiếng doanh có vần
oanh vừa học.


- HS đọc cả cột từ. oanh - doanh - doanh trại. (5hs đọc)
• Dạy (oach) theo hướng phát triển (7’)


- Cô thay âm “nh” bằng âm “ch”, âm o
và âm a cô giữ nguyên cô được vần gì?


- vần oach


- GV đọc mẫu: oach - 5 hs đọc: oach



+ Nêu cấu tạo vần oach - Có 3 âm: âm o đứng trước, âm a
đứng giữa, âm ch đứng sau.


+ Đánh vần: o -a - chờ - oach
+ Đọc trơn: oach


- o - a - chờ - oach (5 hs đọc)
- 5 hs đọc: oach


<b>- </b>Cú vần “oach” cô thêm âm h đứng


trước cơ được tiếng gì? <sub>- hoạch</sub>


- GV đọc mẫu “hoạch” - 5 hs đọc: hoạch


- Phân tích tiếng hoạch <b>- </b>2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? hờ-oach-hoach- nặng-hoạch 5 hs đọc


- Đọc trơn: hoạch - hoạch (5 hs đọc)


- Đưa từ thu hoạch gọi hs đọc - thu hoạch (5 hs đ ọc)
- Từ thu hoạch tiếng nào có vần vừa


học?


- Từ thu hoạch, tiếng hoạch có vần
oach vừa học


<b>•</b> GV giảng từ: thu hoạch - Cho hs quan sát tranh trong sách.


- HS đọc cả cột từ. - oach - hoạch - thu hoạch (5hs đọc)
- Hôm nay con học những vần nào?


- Vần oanh oach có điểm gì giống và
khỏc nhau?


- oanh, oach..


+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 3
âm, có o, đứng trước, âm a đứng
giữa.


+ Khác nhau:


oanh có âm nh đứng sau.
oach có âm ch đứng sau.
- GọiHS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ. (4HS)


- Ghép vần, tiếng, từ


- Theo dõi nhận xét cách ghép.
- Gọi hs đọc.


- HS phộp chữ:


- oanh - doanh - doanh trại.
- oach - hoạch - thu hoạch


<b>• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)</b> Khoanh tay Kế hoạch
Mới toanh Loạch xoạch


- HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa


vần mới học.


- Khoanh, toanh (oanh)
- Hoạch, loạch xoạch (oach)
- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.


- HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra chống
đọc vẹt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

-Đọc cá nhân toàn bài, kt chống đọc vẹt. - 4 – 5 hs đọc toàn bài
- GV nhận xét cách đọc


- Cho hs đọc đồng thanh cả bài - Đọc động thanh 1 lần cả bài.


<b>• Luyện viết bảng con: (5-6’)</b>


- GV viết mẫu kết hợp nờu qui trình
viết.


- HS quan sát viết tay khơng.


- HS viết bảng con: oanh, oach,
doanh trại, thu hoạch.


- GV uốn nắn chữ viết cho hs.


<b>Lưu ý </b>hs tư thế ngồi, cách cầm phấn,
cách để bảng…



- Nhận xét hs viết bảng.


Ti t 2ế


<b>b. Luyện tập: </b>


•<b> Luyện đọc: (10’)</b>


-HS luyện đọc bài sách giáo khoa (tiết1) - 1- 3 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra
chống đọc vẹt.


• Luyện đọc câu ứng dụng.
+ Tranh vẽ gì?


* <b>QTE</b>: Ở nhà các con đó biết làm
<i>những cơng việc gì để giúp đỡ cha mẹ,</i>
<i>ông bà ?</i>


- Các bạn đang thu gom giấy, sắt vụn.
<i>Trẻ em phải có bổn phận ngoan ngoãn</i>
<i>nghe lời cha mẹ, biết giúp đỡ cha mẹ</i>
<i>làm việc nhà, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.</i>
+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa vần


mới học.


- Tiếng “hoạch” (oach)
+ HS luyện đọc từ có vần mới. - kế hoạch nhỏ (2 hs đọc)
- Gọi hs đọc câu



- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu
phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm.
- Đọc đúng vần, nhịp của bài thơ.


Chúng em tích cực thu gom giấy, sắt
vụn để làm kế hoạch nhỏ.


- GV kiểm tra chống vẹt.


+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.


- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc tồn bài


•<b> Luyện viết: (10’)</b>


- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.
- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs. - HS viết vào vở.


1dòng vần oanh 1dòng từ doanh trại
1 dòng vần oach 1dòng từ thu hoạch
- GV chấm 1 số bài nx ưu nhược điểm


của hs.


- HS thấy nhược điểm để rút khinh
nghiệm bài sau.


<b>• Luyện nói: (10’)</b>



- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.


- Tranh vẽ gì? - Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- HS luyện nói câu.


- GV uốn nắn câu nói cho hs.


Chủ nhật em cùng bố đi thăm nhà máy
dệt.


Doanh trại quân đội rất rộng và đẹp.
- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau. Em theo mẹ ra cửa hàng mua quần áo.


<b>4. Củng cố dặn dò (5’)</b>


- Hơm nay con học vần gì? - oanh, oach.
- 2 hs đọc cả bài, gv nx cách đọc.


Tìm tiếng ngồi bài có vần oanh, oach kinh doanh, ồnh oạch
- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.


-Về nhà tìm 2 tiếng có vần:
oanh, oach viết vào vở ơ ly.


- Về nhà đọc bài, viết bài, làm bài tập
trong vở, và chuẩn bị bài sau.


<b>_____________________________________</b>



<i> Ngày soạn: 25/2/2018</i>


<i>Ngày giảng: Thứ 3 ngày 27/2/2018</i>
HỌC VẦN


<b>Bài 96:</b>

<b> OAT - OĂT</b>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần oat, oăt và các
tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần oat,
oăt.


- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Phim hoạt hình”. HS luyện nói từ 2 đến
3 câu theo chủ đề trên.


<b>+ Kỹ năng:</b> Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.


<b>+ Thái độ:</b> Giáo dục hs u thích mơn tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ môi trường
xanh sạch đẹp.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- GV: BĐ DTV, Tranh sgk.
- HS: BĐDTV, VBT, SGK


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: (10’)</b>



- Đọc bảng phụ: oanh, oach, kế hoạch,
loạch xoạch, mới toanh, khoanh tay…


- 4 hs đọc cá nhân - GV nhận xét
-Viết bảng con: loạch xoạch, kế hoạch. Viết bảng con: loạch xoạch, kế hoạch
- GV nhận xột


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a.Giới thiệu bài: (1’) </b>Bài 96: oat - oăt


<b>b.Giảng bài mới:</b>


- GVcho hs quan satt tranh sgk - HS quan sát tranh


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Từ hoạt hình có tiếng (hình) con đã
học cịn tiếng (hoạt) là tiến mới, trong
tiếng (hoạt) các con đã học âm h còn
vần oat là vần mới.


- HS theo dõi


• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần,
tiếng mới (5’)


- GV viết vần (oat) lên bảng. - Cả lớp quan sát.
- GV đọc, gọi hs đọc.


+ Phõn tớch vần oat



- 5 hs đọc: oat


- 3 âm: âm o đứng trước, âm a đứng
-Vần “oanh”được ghép bởi mấy âm?


- Đánh vần: o - a - tờ - oat


giữa, âm t đứng sau.
- 5 hs đọc: o - a - tờ - oat


- Đọc trơn: oat - 5 hs đọc: oat


- Có vần oat muốn có tiếng hoạt con làm
như thế nào?


-Ghép âm h trước, vần oat đứng sau
con được tiếng hoạt


- GV đọc mẫu: hoạt - 5 hs đọc: hoạt


- Phân tích tiếng hoạt ? 2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? - Hờ - oat - hoát - nặng - hoạt (10 hs
đọc


- Đọc: hoạt - hoạt (5 hs đọc)


- Từ Hoạt hình, tiếng nào có vần vừa
học?



- Từ Hoạt hình, tiếng hoạt có vần oat
vừa học.


- HS đọc cả cột từ. - oat - hoạt - hoạt hình (5hs đọc)
• Dạy vần (oăt) theo hướng phát triển (7’)


- Cô thay âm “a” bằng âm “ă”, âm o và
âm t cô giữ nguyên cô được vần gỡ?


- vần oăt


- GV đọc mẫu: oăt - 5 hs đọc: oăt


+ Nêu cấu tạo vần oat - Có 3 âm: âm o đứng trước, âm a
đứng giữa, âm t đứng sau.


+ Đánh vần: o - á - tờ -oắt.
+ Đọc trơn: oăt


- o - á - tờ -oắt. (10 hs đọc)
- 5 hs đọc: oăt


<b>- </b>Có vần “oăt” cơ thêm âm ch đứng


trước cơ được tiếng gì? <sub>choắt</sub>


- GV đọc mẫu “choắt ” - 5 hs đọc : choắt
- Phân tích tiếng choắt <b>- </b>2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? - chờ - oắt - choắt - sắc - choắt (5 hs


đọc)


- Đọc trơn: choắt - choắt (5 hs đọc)


- Đưa từ loắt choắt gọi hs đọc - loắt choắt (5 hs đ ọc)
- Từ loắt choắt tiếng nào có vần vừa


học?


- Từ loắt choắt, tiếng choắt có vần
oăt vừa học


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Hôm nay con học những vần nào?
- Vần oan oăn điểm gì giống và khác
nhau?


- oat, oăt.


+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 3
âm, có o, đứng trước, âm t đứng sau
+ Khác nhau: oat có âm a đứng giữa.
oăt có âm ă đứng giữa
- GọiHS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ (4HS)


- Ghép vần, tiếng, từ


- Theo dõi nhận xét cách ghép.
- Gọi hs đọc.


- HS ghép chữ:



- oat - hoạt - hoạt hình .
- oăt - choắt - loắt choắt


<b>• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)</b> Lưu loát Chỗ ngoặt
Đọat giải Nhọn hoắt.
- HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa


vần mới học.


- Loát, đoạt (oat)
- Ngoặt, hoắt (oăt)
- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.


- HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra chống
đọc vẹt.


- Mỗi tư 3 – 4 hs đọc
- 5 hs đọc.


- Đọc cá nhân toàn bài, kiểm tra chống
đọc vẹt.


- GV nhận xét cách đọc


- Cho hs đọc đồng thanh cả bài


- 4 – 5 hs đọc toàn bài


- Đọc động thanh 1 lần cả bài.



<b>• Luyện viết bảng con: (5-6’)</b>


- cho HS nêu cách viết


- GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết


- HS quan sát viết tay không.


- HS viết bảng con: oat, oăt, hoạt
hình, loắt choắt.


- GV uốn nắn chữ viết cho hs.


<b>Lưu ý </b>hs tư thế ngồi, cách cầm phấn,
cách để bảng…


- Nhận xét hs viết bảng.


Ti t 2ế


<b>b. Luyện tập: </b>


•<b> Luyện đọc: (10’)</b>


HS luyện đọc bài sách giáo khoa (tiết1) - 4- 5 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống
đọc vẹt.


• Luyện đọc câu ứng dụng.



+ Tranh vẽ gì? - Voi, hươu, hổ sóc.


+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa
vần mới học.


- Tiếng “ thoắt” (oăt) hoạt (oat)
+ HS luyện đọc từ có vần mới. - hoạt bát (2 hs đọc)


- Gọi hs đọc câu


- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu
phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm đọc
liền mạch các tiếng trong câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- GV kiểm tra chống vẹt.


+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.


- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc tồn bài


•<b> Luyện viết: (10’)</b>


- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay khơng.
- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho


hs.


- HS viết vào vở.


1dòng vần oat 1dịng từ hoạt hình


1 dịng vần oăt 1dòng từ loắt choắt
GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược


điểm của hs.


- HS thấy nhược điểm để rút khinh
nghiệm bài sau.


<b>• Luyện nói: (10’)</b>


- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.


- Tranh vẽ gì? - Phim hoạt hình.


- Chủ đề hơm nay nói về gì - Phim hoạt hình.
- HS luyện nói câu.


-GV uốn nắn câu nói cho hs.


Phim hoạt hình rất hay.


Em ngồi xem phim hoạt hình.


- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau. Trẻ con rất thích xem phim hoạt hình.


<b>4. Củng cố dặn dị (5’)</b>


- Hơm nay con học vần gì? oat, oăt
2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.



- Tìm tiếng ngồi bài có vần oat, oăt thốt nước, thoăn thoắt
- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.


- Về nhà tìm 2 tiếng có vần oat, oăt
viết vào vở ơ ly.


- Về nhà đọc bài, viết bài, làm bài tập
trong vở, và chuẩn bị bài sau.


<b>__________________________________________</b>


TỐN


Tiết 89:

<b>VẼ ĐOẠN THẲNG CĨ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC</b>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs biết dùng thước có vạch chia thành từng xăng - ti - mét để
vẽ doạn thẳng có độ dài (dưới 10cm) cho trước.


<b>+ Kỹ năng:</b> Rèn cho hs kỹ năng vẽ độ dài đoạn thẳng cho học sinh.


<b>+ Thái độ:</b> Giáo dục hs u thích mơn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


GV: BĐ DT.


HS: VBT, , SGK, BĐDT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- 2 hs lên bảng giải bài tốn dựa vào tóm


tắt sau.


a. Túm tắt:


Có : 8 bạn nữ.
Có : 4 bạn nam.
Có tất cả : …bạn ?
Bài giải.
Có tất cả số bạn là:
8 + 4 = 12 ( bạn )
Đáp số: 12 bạn.
- Cả lớp nx, GV chữa bài.


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a.Giới thiệu bài: (1’)Tiết 89: Vẽ đoạn</b>
<b>thẳng có độ dài cho trước.</b>


<b>b. Giảng bài mới:</b>


● HD vẽ đoạn thẳng cho trước (5’)


- GV thực hành vẽ mẫu lên bảng, kết
hợp nói:


+ Đặt thước có vạch chia thành từng cm
lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay
phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với
vạch số 0, chấm 1 điểm trùng với vạch
số 5.



+ Dùng bút nối điểm ở vạch số 0 với
vạch số 5 theo mép thước, nhấc thước ra
ta viết A bên điểm đầu, viết B bên điểm
cuối của đoạn thẳng, ta đó vẽ được đoạn
thẳng AB dài 5cm


●GV nêu ví dụ: Vẽ đoạn thẳng dài 7cm.
- Gv nhận xét bổ sung.


3. Luyện tập: (20’)


<b>Bài 1: (5’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.


- GV quan sát uốn nắn giúp đỡ học sinh
yếu.


- Gọi 3 học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn
thắng gv nhận xét bổ sung.


- Cả lớp quan sát nhận xét.
b. Tóm tắt:


Có : 4 quả bóng
Thêm : 6 quả bóng
Có tất cả: …quả bóng.?
Bài giải.


Có tất cả số quả bóng là:
4 + 6 = 10 (quả bóng)



Đáp số: 10 quả bóng..


- Vẽ đoạn thẳng dài 5cm.
- Cả lớp quan sát.




A 5cm B
| |
- Gọi 4 hs nhắc lại cách vẽ đoạn
thẳng.


- Cả lớp quan sát theo dừi.


- 1 hs lên bảng thực hành vẽ, lớp vẽ
ra nháp.


- 2 hs nhắc lại cách vẽ.


<b>Bài 1:</b> Vẽ đoạn thẳng có độ dài:
- 3cm, 9cm, 5cm, 1cm.


- Học sinh thực hành vẽ lần lượt
các đoạn thẳng.


+ Đặt thước có vạch chia thành
từng cm lên tờ giấy trắng, tay trái
giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1
điểm trùng với vạch số 0, chấm 1


điểm trùng với vạch số 2.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Bài 1 cần ghi nhớ điều gì?


<b>Bài 2: a. (7’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.


- Trước khi giải bài tốn con phải làm
gì?


+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gỡ?


+ Muốn biết cả 2 đoạn thẳng dài mấy cm
con làm như thế nào?


- Hs trình bày lời gải. GV nhận xét chữa
bài.


- qua bài 2con cần ghi nhớ điều gì?


<b>b. (7’)</b>: HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nhận xột chữa bài.


- 2 hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- BT3 củng cố cho con kiến thức gì?


<b>4. Củng cố dặn dị (5’)</b>


- Bài hơm nay con được học những nội
dung kiến thức nào ?



- 2 hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị
bài sau.


dài 3cm


- Nắm được cách vẽ đoạn thẳng.


<b>Bài 2:</b> Giải bài tốn theo tóm tắt
sau:


Đoạn thẳng AB : 5cm
Đoạn thẳng BC : 4cm
Cả hai đoạn thẳng: …cm?


- Đọc kỹ tóm tắt, phân tích bài tốn
cho biết gì, bài tốn hỏi gì.


- Đoạn thẳng ABdài 5cm, đoạn
thẳng BC dài 3cm.


- Cả 2 đoạn thẳng dài mấy cm?
- Lấy độ dài của đoạn thẳng AB là
5cm cộng với độ dài của đoạn thẳng
BC là 4cm.


Bài giải.


Cả hai đoạn thẳng dài số xăng-


ti-mét là:


5 + 4 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm.


- Cách giải bài tốn lời văn có đơn
vị đo độ dài cm kèm theo.


<b>b.</b> Vẽ các đoạn thẳng AB, BC có độ
dài nêu trong bài tập 2.


- HS thực hành vẽ các đoạn thẳng.
- HS khác bổ sung.


- về cách vẽ đoạn thẳng.


- Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho
trước.


- Cả lớp nhận xét bổ sung
_______________________________________________


<i> Soạn: 26/2/2018</i>


<i> Giảng sáng: Thứ 4 ngày 28 tháng 2 năm 2018</i>
THỂ DỤC


Bài 23:

<b>BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI</b>



<b>I/ MỤC TIÊU:</b><i><b>Giúp học sinh</b></i>



- Biết cách thực hiện năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, bụng của bài
thể dục phát triển chung.


- Bước đầu biết cách thực hiện đ.tác toàn thân của bài TD phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.


<b>II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

III/ N I DUNG VÀ PHỘ ƯƠNG PHÁP LÊN L P:Ớ
<b>I/ MỞ ĐẦU 6 – 8’</b>


- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số sức khỏe
học sinh.


- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
ngắn gọn, dể hiểu cho hs nắm.


+ Khởi động:


 Xoay cổ tay, chân, hông,


gối ……


* Chạy nhẹ nhàng về trước. (2 x 6 m)


- Lớp trưởng tập trung lớp 2 – 4 hàng
ngang, báo cáo sĩ số cho giáo viên.


* * * * * * * * *


* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * * *


GV


- Từ đội hình trên các HS di chuyển
sole nhau và khởi động.


* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
GV


<b>II/ CƠ BẢN (22-24’)</b>
a. Học động tác phối hợp


Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học
sinh luyện tập


 Nhận xét:


b. Ôn 6 động tác thể dục đã học
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp


 Nhận xét


c. Trò chơi: “Nhảy đúng, Nhảy nhanh”
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học


sinh chơi


 Nhận xét:


<b>III/ KẾT THÚC (6-8’)</b>


- Thả lỏng: HS đi thường theo nhịp và


- GV nêu tên động tác, giải thích, làm
mẫu cho hs xem và hơ nhịp cho hs
tập.


<b>* * * * * * *</b>
<b> * * * * * * *</b>
<b>* * * * * * *</b>
<b> * * * * * * *</b>



GV


- GV wan sát nhắc nhở và sửa sai ở
hs.


- GV nêu những sai lầm thường mắc
và cách sửa cho hs nắm.


- Đồi hình tập luyện như trên.


GV wan sát nhắc nhở và sửa sai ở hs.
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi, các


trường hợp phạm qui cho hs nắm, có
thể gọi 1 – 2 em thị phạm mẫu, nhẫn
xét. Sau đó tổ chức cho các em tham
gia trò chơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

hát.


- Nhận xét: Nêu ưu – khuyết điểm tiết
học.


- Dặn dò HS: Về nhà tập giậm chân
theo nhịp, và chuẩn bị tiết học sau.
- Xuống lớp.


* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV


_______________________________________________
<i> TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI</i>


<b>CÂY HOA</b>



<b>I . MỤC TIÊU:</b>


<b>- Kiến thức:</b> Học sinh biết được các bộ phận chính của cây hoa và ích lợi của
việc trồng hoa



<b>- Kỹ năng:</b> Kể tên một số biệt và nói tên các bộ phận cây hoa và nơi sống của
chúng, phân chính cuả cây.


<b>- Thái độ:</b> Có ý thức chăm sóc cây hoa ở nhà không bẻ cành hái hoa nơi công
cộng.


<b>* KĨ NĂNG SỐNG:</b>


- Kĩ năng kiên định: Từ chối lời rủ rê hái hoa nơi công cộng.


- Kĩ năng tư duy phê phán: Hành vi bẻ cây, hái hoa nơi cơng cộng.
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thơng tin về cây hoa.


- Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Giáo viên và học sinh đem cây hoa đến lớp
- Hình ảnh cây hoa bài 23


- Khăn bịt mặt


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>1. Kiểm tra bài cũ (5’)</b>


- Nêu các bộ phận của cây rau?
- Kể tên một số cây rau mà em biết?


<b>2. Bài mới: </b>


a. Giới thiệu bài.



- Hôm nay học bài: Cây hoa.
b. Tìm hiểu bài


<b>* Hoạt động 1: (10')</b> Quan sát cây hoa
+ Mục đích: HS biết chỉ và nói đúng tên
các bộ phận của cây hoa. Phân biệt được
các loại hoa.


+ Cách tiến hành:


- Chỉ và nêu tên các bộ phận chính của cây
hoa


- Các bơng hoa có đặc điểm gì mà ai cũng
thích nhìn, thích ngắm


- So sánh các loại hoa về mầu sắc
Hương thơm


- Kể tên các loại hoa em biết?


- Học sinh thảo luận nhóm 2
- Đại diện một số em lên giới
thiệu trình bày trước lớp


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Các loại hoa đều có bộ phận nào?
- Miêu tả mầu sắc hương thơm?


<b>*Hoạt động 2: (10')</b> ích lợi việc trồng hoa.


+ Mục đích: HS biết đặt câu hỏi và trả lời
câu hỏi dựa trên các hình trong SGK. Biết
ích lợi của hoa.


+ Cách tiến hành:


- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát
đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi


- Hoa được dùng để làm gì?


<b>* Hoạt động 3: (10')</b>Trị chơi


+ Mục đích: HS củng cố những hiểu biết về
cây hoa.


+ Cách tiến hành:


- Trị chơi: Ơ chữ bí mật


- Gv đưa ra 4 ô chữ được đánh số thứ tự từ
1 - 4.


HS chọn ơ chữ bất kì sẽ xuất hiện các
thơng tin về lồi hoa và HS đốn tên hoa.
- Ai đốn nhanh đúng đó là người thắng
cuộc


<b>3. Củng cố - Dặn dò (5’)</b>



- Tổng kết bài.


- Nhận xét giờ học, hướng dẫn tự học.


- Các cây hoa đều có rễ, thân,
cánh, lá, hoa


- Học sinh thảo luận theo cặp
một số em hỏi và trả lời trước lớp


- Làm cảnh, trang trí, nước hoa
Nhiều em nhắc lại


- Mỗi tổ cử một em lên


- Học sinh dùng tay xờ, mũi
ngửi đoán


<i>_______________________________________________ </i>
<i> Soạn: 26/2/2018</i>


<i>Giảng: Thứ 4 ngày 28 tháng 2 năm 2018</i>
HỌC VẦN


Bài 97

:

<b> ÔN TẬP</b>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs nắm chắc cấu tạo, cách đọc, cách viết các vần, các tiếng
các từ ngữ và câu ứng dụng trong sgk từ bài 91 đến bài 97.



+ HS nghe, hiểu nội dung câu chuyện “Chú gà trống khôn ngoan.” và kể lại
được câu chuyện theo tranh.


<b>+ Kỹ năng: </b>Qua bài học rèn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng, từ, câu cho hs.


<b>+ Thái độ:</b> Giáo dục hs u thích mơn học. Biết u q và bảo vệ, các loài
động vật trong thiên nhiên.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- GV: BĐ DTV, tranh sgk, bảng ơn đó kẻ sẵn.
-HS: BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau, bảng…
<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>


<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ: (7’)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

ngoặt, nhọn hoắt, đoạt giải..
- 2 hs đọc bài trong sgk


- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của hs.
-Viết bảng con: oat, oăt, lưu loát, đoạt
giải


- GV nhận xét cách viết.


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a.Giới thiệu bài: (1’) Bài 97 Ôn tập</b>
<b>b. Giảng bài mới</b>.



cho hs quan sát tranh nêu câu hỏi (2’)
- Tranh vẽ gì?


- Từ “Cái loa” gồm mấy tiếng? tiếng
nào có chứa vần oa?


- Tiếng “loa” được ghép bởi âm, vần
nào?


- Vần oa được ghép bởi mấy âm?
- Ai đánh vần đọc trơn được?


- Hệ thống lại những kiến thức đã
học(5’)


- Trong tuần vừa qua ngoài vần oa ra
con được học những vần nào khác có
ân o đứng ở trước ?


- GV ghi các âm, vào bảng đó kẻ sẵn.
- GV chỉ bảng HS đọc các âm theo cột
dọc, theo hàng ngang.


<b>Ghép âm với vần để tạo thành tiếng</b>
<b>(12’)</b>


- Ghép âm o ở cột dọc, với âm a ở
hàng ngang con được vần gì?



- Con nêu cách đọc.


- Tương tự hs ghép các vần còn lại.
- GV cho hs đánh vần đọc trơn.


- GV chỉ bất kỳ cho hs đọc để kiểm tra
chống đọc vẹt.


+ Nhìn vào bảng con có nhận xét gì về
các vần vừa ghép được.


- 2 hs đọc tồn bảng ơn.


<b>Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)</b>


- HS nhẩm cột từ tìm tiếng chứa vần
vừa ôn.


- HS luyện đọc các từ.


- GV đọc mẫu, giảng từ: Khoa học,
khai hoang.


- GV nhận xét tuyên dương.
- GV nhận xét tuyên dương.


- HS đọc kết quả bài tập, gv nhận xét
chữa bài.


-Viết bảng con: oat, oăt, lưu loát,


đoạt giải.


- HS qs tranh, rút ra kiến thức cần ôn.
- Cái loa


- Gồm 2 tiếng: Tiếng loa có vần oa.
- loa = l trước + vần oa sau


- 2 âm: âm o đứng trước, âm a đứng
sau


- o - a - oa. (10 hs đọc cá nhân)
- oe, oai, oay, oat, ăt, oach, oan, oăn,
oang, oăng, oanh


o


a oa


e oe


ai oai


ay oay


at oat


ăt oăt


ach oach



an oan


- Vần oa.


- o - a – oa oa. (5 hs đọc cá nhân)
- Mỗi hàng mỗi cột 3, 4 hs đọc


- Các vần giống nhau đều được ghép
bởi 3 âm đều có âm o đứng trước.
- Khác nhau về cách đọc, cách viết.
- GV nhận xét cách đọc.


khoa học ngoan ngoón khai hoang
- khoa (oa) hoang (oang) Ngoan
ngoãn (oan)


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Luyện viết bảng con: (5- 6’)</b>


- GV viết mẫu, nêu qui trình viết.
- GV uốn nắn chữ viết cho hs.


• GV lưu ý hs viết các chữ cách đều
nhau, liền mạch, sạch đẹp.


- Cho hs qs tranh vẽ.


- HS quan sát viết tay không.
- HS viết từ: Đón tiếp, ấp trứng.



<b> </b>Ti t 2ế


<b>b. Luyện tập: </b>
<b>Luyện đọc: (10’)</b>


- HS luyện đọc bài sgk (trang 1)
- HS luyện đọc câu ứng dụng.
+ Tranh vẽ gì?


+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa vần
mới học.


+ HS luyện đọc tiếng có vần mới học.
+ HS luyện đọc từng câu


+ HS luyện đọc câu.


- Chú ý hs đọc ngắt hơi sau mỗi dòng
thơ.


đọc liền mạch các tiếng trong câu thơ.
+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu .
- 2 hs đọc toàn bài


<b>Luyện viết: (12’)</b>


- GV viết mẫu, nêu qui trình viết.
- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs.
- GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược
điểm của hs.



<b>Kể chuyện: (7- 8’) </b>


<b> Chú gà trống khôn ngoan </b>


- GV kế chuyện lần 1.


- GV kể lần 2 cho hs quan sát tranh.
- Câu chuyện này gồm mấy nhân vật?
- Cáo nhìn lên cây thấy gì?


- Cáo nói gì với gà trống?


<b>- </b>Qua câu chuyện này nói lên điều gì?
- Gà trống nói gì với cáo?


- Nghe gà nói xong cáo đó làm gì?


- 5 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra
chống đọc vẹt.


- Cành mai, cành đào.
- Tiếng “ hoa” (oa)
- Hoa.


Hoa đào ưa rét
Lấm tấm mưa bay
Hoa mai chỉ say
Nắng pha chút gió
Hoa đào thắm đỏ


Hoa mai rát vàng.


- (5 hs đọc) gv kiểm tra chống vẹt.


- GV nhận xét cách đọc.
- HS quan sát viết tay không.
- HS viết vào vở.


1dịng ngoan ngỗn
1 dòng khai hoang
- Cả lớp theo dõi


- Gồm 2 nhân vật: cáo và gà trống.
- Cáo nhìn thấy gà trống ở trên cây.
- Cáo bảo gà trống xuống đất, mọi
người sống sẽ hồ thuận.


- Có 2 chú chó đang đến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Câu chuyện này nói lên điều gì?


<b>Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh.</b>


- GV nhận xét uốn nắn cách kể chuyện
cho hs.


<b>4. Củng cốdặn dị: (4’)</b>


- Hơm nay con ơn lại những vần gì?
- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.


- Tìm tiếng ngồi bài có vần oang.


- VN tìm 2 tiếng có vần oat, oăt viết
vào vở ô ly.


- VN đọc bài, viết bài, làm bài tập trong
vở, và chuẩn bị bài sau.


- Chú gà trống rất khôn ngoan.


- HS kể chuyện dựa vào câu hỏi gợi
ý, nhìn vào tranh.


oe, oai, oay, oat, oăt, oach, oan, oăn,
oang, oăng


- HS nêu: Khoảng, khoanh …
- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.


________________________________________
TOÁN


Tiết 90

:

<b>LUYỆN TẬP CHUNG</b>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs củng cố về cách đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 20.
Biết thực hiện phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 20. Giải bài toán có
lời văn.



<b>+ Kỹ năng:</b> Rèn cho hs kỹ năng tính tốn nhanh, sử dụng ngơn ngữ tốn học.


<b>+ Thái độ: </b>Giáo dục hs u thích mơn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


GV: BĐ DT, mơ hình.
HS: VBT, , SGK.BĐ DT.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>


<b>2.Kiểm tra bài cũ: (5’) </b>


- 2 hs lên bảng làm bài tập.
- Cả lớp nhận xét, gv chữa bài.


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a. Giới thiệu bài: (1’) Tiết 90:</b>
<b>Luyện tập chung.</b>


<b>b. Giảng bài mới:</b>


<b>* GV củng cố lại kiến thức: (3’)</b>


- Con đã được học những số tự
nhiên nào?


- Cả lớp quan sát nhận xét.


a. Vẽ đoạn thẳng AB dài 13cm.
b. Giải bài tốn theo tóm tắt:
Đoạn thẳng AB : 10cm
Đoạn thẳng BC : 5cm
Cả hai đoạn thẳng : …cm?
Bài giải.


Cả hai đoạn thẳng dài số xăng-ti-mét là:
13 + 5 = 18 (cm)


Đáp số: 18cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>- </b>Số nào nhỏ nhất? số nào lớn
nhất?


<b>- </b>Những số nào được viết bằng 2
chữ số?


- Nêu những số được viết bằng 1
chữ số?


<b>b. Luyện tập: (20’)</b>


<b>Bài 1(5’)</b>: HS nêu yêu cầu bài tập.
- Để viết được các số vào ô trống
con dựa vào đâu?


- GV quan sát uốn nắn giúp đã học
sinh yếu.



- GV nhận xét chữa bài.


- Bài 1 cần ghi nhớ kiến thức gì?


<b>Bài 2:</b> <b>(5’)</b> S nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn điền được số thích hợp vào
ơ trơng, trước tiên con phải làm gì?
- GV nhận xét chữa bài.


- BT2 cần ghi nhớ kiến thức gị?


<b>Bài 3( 5’):</b> HS đọc bài toán.
Bài 3 là loại tốn gì?


+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gì?


+ Muốn biết có tất cả mấy quả
bóng con làm như thế nào?


- Học sinh trình bày lời gải. GV
nhận xét chữa bài.


- Bài 3 cần nắm được kiến thức gì?
- Trước khi giải bài toán con phải


- Số 0 nhỏ nhất, số 20 lớn nhất.


Cỏc số 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20
- Cỏc số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.



<b>Bài 1</b>: Điền các số từ 1 đến 20 vào ô
trống.


- Con dựa vào cách đếm, cách đọc.
- 1 hs lên b ng th c hành, l p làm v bt.ả ự ớ ở


<b>1</b> 2 <b>3</b> 4 <b>5</b> 6 7 8 <b>9</b> 1


0
1


1


<b>1</b>
<b>2</b>


1
3


1
4


1
5


<b>1</b>
<b>6</b>


1


7


1
8


1
9


<b>2</b>
<b>0</b>


Nắm được cách đếm, cách đọc, cách viết
số từ 0 đến 20.


<b>Bài 2:</b> Điền số thích hợp vào ơ trống.
- Thực hiện phép tính cộng nhẩm, tìm kết
quả, rồi điền.


- 1HS làm bài trên bảng. Lớp làm vào vở.
+ 2 -3
+3 - 4
+4 +2


- Củng cố về cách thực hiện phép cộng
các số trong phạm vi 20.


<b>Bài 3:</b>


Bài tốn có lời văn:
Tóm tắt.



Bóng đỏ : 15 quả.
Bóng xanh: 3 quả.


Có tất cả : … quả bóng ?


- Con lấy số bóng đỏ là 15 quả, cộng với
số bóng xanh là 3 quả.


Bài giải.


Cơ giáo mua tất cả số quả bóng là:
15 + 3 = 18 (quả )


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

làm gì?


* GV lưu ý hs có nhiều cách trả lời
khác nhau.


<b>Bài 4 (5’):</b> HS nêu yêu cầu bài tập.
- Trước khi điền số vào ơ trống con
phải làm gì?


- GV phân tích mẫu
- GV nhận xét chữa bài.


- Bài 4 củng cố cho con kiến thức
gì?


<b>4. Củng cố dặn dị (5’)</b>



- Bài hơm nay con cần nắm được
kiến thức gì?


- 2 hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn
bị bài sau.


- Đọc kỹ bài tốn, phân tích bài tốn cho
biết gị? bài toán hỏi gì? Trình bày lời
giải.


<b>Bài 4</b> Điền số thích hợp vào ơ trống theo
mẫu.


- Con phải thực hiện cộng, trừ nhẩm.
- Cú 13 cộng thêm 1 bằng mấy? (14)
- HS làm bài tập.


12 1 2 3 4 5 6


<b>13</b> 14 15 16 17 18


18 1 2 3 4 5 6


17 16 15 14 13 12
- Củng cố về phộp cộng, trừ các số trong
phạm vi 20.


- Nắm được cách đọc, viết, cách đếm,


cách thực hiện cộng các số trong phạm vi
20.


- Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.


<b>___________________________________________</b>


<i> Soạn: 27/2/2018</i>


<i>Giảng: Thứ 5 ngày 1 tháng 3 năm 2018</i>
HỌC VẦN


<b> Bài 98:</b>

<i><b> UÊ - UY</b></i>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần uê, uy và các
tiếngtừ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần uê, uy.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô, máy bay.” HS
luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên.


<b>+ Kỹ năng:</b> Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.


<b>+ Thái độ:</b> Giáo dục hs yờu thớch mụn tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ mơi
trường xanh sạch đẹp.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- GV: BĐ DTV, Tranh sgk.


- HS: BĐ DTV, VBT,SGK


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: (5’)</b>


- Đọc bảng phụ: oe, oăn, oan, oay, oanh,
oach, oang, oăng, choáng váng, chim
oanh, kế hoạch


- 3 hs đọc cá nhân - GV nhận xét
-Viết bảng con: loạch xoạch, kế hoạch. -Viết bảng con: loạch xoạch, kế


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>3. Bài mới:</b>


<b>a. Giới thiệu bài: (1’)</b>Bài 98: uê - uy


<b>b. Giảng bài mới:</b>


- GVcho hs quan sát tranh. - HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?


- Từ bơng huệ có tiếng (bơng) con đã
học cịn tiếng (huệ) là tiến mới, trong
tiếng (huệ) các con đó học âm h cịn
vần là vần mới.


- Bơng huệ.
- HS theo dõi



• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần,
tiếng mới (5’)


- GV viết vần (uê) lên bảng. - Cả lớp quan sát.
- GV đọc, gọi hs đọc.


+ Phân tích vần uê


- 5 hs đọc: uê


2 âm: âm u đứng trước, âm ê đứng
sau


- Đánh vần: u - ê -uê - 5 hs đọc: u - ê - uê


- Đọc trơn: uê - 5 hs đọc: uê


- Có vần uê muốn có tiếng huệ con làm
như thế nào?


-Ghép âm h trước, vần uê con được
tiếng huệ


- GV đọc mẫu: huệ - 5 hs đọc: huệ


- Phân tích tiếng huệ? 2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? - Hờ - uê– huê - nặng - huệ (5 hs đọc)



- Đọc: huệ - huệ (5 hs đọc)


- Từ bông huệ, tiếng nào có vần vừa
học?


- Từ bơng huệ, tiếng huệ có vần uê
vừa học.


- HS đọc cả cột từ. - uê - huệ - bông huệ (5hs đọc)
• Dạy vần (uy) theo hướng phát triển (7’)


- Câ thay âm “ê” bằng âm “y”, âm u cô


giữ ngun cơ được vần gì? - vần uy


- GV đọc mẫu: uy - 5 hs đọc: uy


+ Nêu cấu tạo vần uy - Có 2 âm: âm u đứng trước,âm y
đứng sau.


+ Đánh vần: u - y - uy
+ Đọc trơn: uy


- u - y - uy (5 hs đọc)
- 5 hs đọc: uy


<b>- </b>Có vần “uy”cơ thêm âm h đứng trước


cơ được tiếng gì? huy



- GV đọc mẫu “huy ” - 5 hs đọc: huy


- Phân tích tiếng huy <b>- </b>2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? - hờ - uy - huy (5 hs đọc)


- Đọc trơn: huy - huy (5 hs đọc)


- Đưa từ huy hiệu gọi hs đọc - huy hiệu (5 hs đ ọc)


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>•</b> GV giảng từ: huy hiệu - Cho hs quan sát tranh trong sách.
- HS đọc cả cột từ. - uy - huy - huy hiệu.(5hs đọc)
- Hôm nay con học những vần nào?


- Vần oan oăn điểm gì giống và khác
nhau?


- uờ, uy.


+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 2
âm, có u đứng trước.


+ Khác nhau:


uy có âm y đứng cuối.
uê có âm ê đứng cuối.
- GọiHS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ.(4HS)


- Ghép vần, tiếng, từ



- Theo dõi nhận xét cách ghép.
- Gọi hs đọc.


- HS ghép chữ:


- uê - huệ - bông huệ .
- uy - huy – huy hiệu


<b>• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)</b> Cây vạn tuế Tàu thuỷ
Xum xuê Khuy áo.
- HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa


vần mới học.


- Tuế, xuê (uê)
- Thuỷ, khuy (uy)
- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.


- HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra chống
đọc vẹt.


- Mỗi tư 3 – 4 hs đọc
- 5 hs đọc.


- Đọc cá nhân toàn bài, kiểm tra chống


đọc vẹt. - 4 – 5 hs đọc toàn bài


- GV nhận xét cách đọc



- Cho hs đọc đồng thanh cả bài - Đọc động thanh 1 lần cả bài.


<b>• Luyện viết bảng con: (5-6’)</b>


- GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình
viết.


- HS quan sát viết tay không.


- HS viết bảng con: uê, uy, bông
huệ, huy hiệu.


- GV uốn nắn chữ viết cho hs.


<b>Lưu ý </b>hs tư thế ngồi, cách cầm phấn,
cách để bảng…


- Nhận xét hs viết bảng.


Ti t 2ế


<b>b. Luyện tập: </b>


•<b> Luyện đọc: (10’)</b>


- HS luyện đọc bài sách giáo khoa
(tiết1)


- 5 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống
đọc vẹt.



• Luyện đọc câu ứng dụng.


+ Tranh vẽ gì? - nương dâu, con đê, con đo vườn cam.
+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa


vần mới học. - Tiếng “xuê” (uê)


+ HS luyện đọc từ có vần mới. - xum xuê (2 hs đọc)
- Gọi hs đọc câu


- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm đọc
liền mạch các tiếng trong câu.


Cây cam vàng thêm trái
Hoa khoe sắc nơi nơi.
- GV kiểm tra chống vẹt.


+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.


- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc tồn bài


•<b> Luyện viết: (10’)</b>


- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.
- GV quan sỏt uốn nắn chữ viết cho


hs.



- HS viết vào vở.


1 dòng vần uê 1dịng từ bơng huệ
1 dịng vần uy 1dòng từ huy hiệu
GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược


điểm của hs.


- HS thấy ưu nhược điểm để rút khinh
nghiệm bài sau.


<b>• Luyện nói: (10’)</b>


- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.


- Tranh vẽ gì? Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay.
- Chủ đề hơm nay nói về gì Các loại phương tiện giao thơng.
- HS luyện nói câu.


- GV uốn nắn câu nói cho hs.


- Chủ nhật em cùng bố đi tàu hoả về
quê.


- Bố em mua ô tô 7 chỗ ngồi.
- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau. Đi máy bay là mơ ước của em.


<b>4. Củng cố dặn dò (5’)</b>



- Hụm nay con học vần gì? uê, uy.
2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.


- Tìm tiếng ngồi bài có vần uê, uy. làm thuê, khuy áo.
- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.


- Về nhà tìm 2 tiếng có vần , uy.
viết vào vở ơ ly.


- Về nhà đọc bài, viết bài, làm bài tập
trong vở, và chuẩn bị bài sau.


<b>____________________________________________________</b>
TOÁN


<b>Tiết 91:</b>

<b> LUYỆN TẬP CHUNG</b>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs củng cố về cách cộng trừ nhẩm, cách so sánh các số trong
phạm vi 20. Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Giải bài tốn lời văn có nội
dung hình học.


<b>+ Kỹ năng:</b> Rèn cho hs kỹ năng tính tốn nhanh, sử dụng ngơn ngữ tốn học.


<b>+ Thái độ: </b>Giáo dục hs u thích mơn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


GV: BĐ DT, mơ hình.
HS: VBT, SGK.BĐ DT.



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>2.Kiểm tra bài cũ: (5’) </b>


- 2 hs lên bảng làm bài tập.


- Cả lớp nhận xét, giáo viên chữa bài.


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a. Giới thiệu bài: (1’) </b>
<b>Tiết 91: Luyện tập chung </b>
<b>b. Giảng bài mới:</b>


<b>Bài 1</b>:<b> (7’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.


- Để tính được kết quả đúng và nhanh
con phải làm gì?


- GV quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
- GV nhận xét chữa bài.


- Con có nhận xét gì về 2 phép ténh ở cột
1?


- Khi thực hiện phép tính ở phần b con
chú ý điều gì?


- Bài 1 cần ghi nhớ kiến thức gì?


<b>Bài 2: (5’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.



- Muốn khoanh được vào số lớn nhất con
phải làm gì?


- GV nhận xét chữa bài.


- Bài 2 cần ghi nhớ kiến thức gì?


<b>Bài 3: (6’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.


<b>- </b>2 hs nêu cách vẽ đoạn thẳng.
- HS thực hành vẽ


- Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho
trước?


- Cả lớp quan sát nhận xét.


a. viết các số từ 1 đến 20 theo cách
đọc.


20,19,18,17,16,15,14,13,12,11,
10,9,8,7,6,5,4,3,2,1.


b. Giải bài tốn theo tóm tắt:
Bị : 15 con. Bài giải
Trâu : 4 con. Có tất cả số con
Có tất cả: …con? là:


15 + 4 = 19 (con )
Đáp số: 19 con.



<b>Bài 1</b>: Tính:


- Thực hiện cộng, trừ nhẩm.
- HS làm bài.


a. 11 + 8 = 19 14 + 2 =16
19 – 8 = 11 16 – 2 = 14
- Khi lấy kết quả của phép cộng trừ
đi số này ta tìm được số kia.


b. 12 + 3 - 2 = 13 18 - 4 - 1 = 13
- Thực hiện phép tính theo thứ tự
từ trái sang phải.


- Cỏch cộng, trừ nhẩm các số trong
phạm vi 20.


<b>Bài 2:</b> Khoanh tròn vào số lớn
nhất.


- Con phải so sánh các số.
- Học sinh làm bài
15,11,17,14.


- Cách so sánh các số trong phạm
vi 20.


<b>Bài 3:</b> Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4
cm. 4cm



| |


- Đặt mép thước có chia vạch cm
lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước,
tay phải cầm bút. Chấm 1 điểm
trùng với vạch số 0, chấm 1 điểm
trùng với vạch số 4.


- Dùng bút nối điểm ở vạch số o
với điểm ở vạch số 6 thẳng theo
mép thước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Bài 4: (7’)</b> HS đọc bài toán.
Gọi hs đọc bài tốn


+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gì?


+ Muốn biết cả 2 tổ trồng được bao nhiêu
cây con làm như thế nào?


- Học sinh trình bày lời giải. GV nhận xét
- Để giải được bài tốn có lời văn con
cần thực hiện những bước nào ?


• GV lưu ý hs có nhiều cách trả lời khác
nhau.


- Căn cứ vào điều kiện nào của bài toán


để viết câu trả lời ?


- Dựa vào yếu tố nào để thiết lập phép
tính của bài tốn.


<b>4. Củng cố dặn dị (5’)</b>


- Bài hơm nay con đã được học những
nội dung kiến thức nào?


- Gọi hs nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có
độ dài cho trước


- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài
sau


thẳng => Ta được đoạn thẳng AB
có độ dài 4cm.


- Nắm được cách vẽ đoạn thẳng.


<b>Bài 4:</b> Bài tốn có lời văn:
- 3 hs đọc


Tóm tắt.


Tổ 1 trồng : 10 cây.
Tổ 2 trồng : 8 cây.
Cả 2 tổ trồng: ... cây?
- HS làm bài



. Bài giải.


Cả 2 tổ trồng được số cây là:
10 + 8 = 18 (cây)
Đáp số: 18 cây.
- Đọc kỹ bài tốn, phân tích bài
tốn cho biết gì? bài tốn hỏi gì?
Trình bày lời giải.


- Căn cứ vào câu hỏi của bài toán
- Các điều kiện đã biết


- Cách cộng trừ nhẩm, cách so sánh
các số trong phạm vi 20. Cách vẽ
đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Giải bài toán lời văn có nội dung
hình học.


- Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài
cho trước.


- 2 hs nêu. Cả lớp nhận xột bổ
sung.


<b>_________________________________________________</b>
<i> Soạn: 28/2/2018</i>


<i>Giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 3 năm 2018</i>
HỌC VẦN



Bài 99:

<b> UƠ - UYA</b>


<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần uơ, uya và các
tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần uơ,
uya.


- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “sáng sớm, chiều tối, đêm khuya” HS
luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>+ Thái độ:</b> Giáo dục hs u thích mơn tiếng việt. Biết giữ gìn bảo vệ mơi trường
xanh sạch đẹp.


* <i><b>QTE</b></i>: Quyền có gia đình, được mọi người trong gia đình thương yêu, chăm
sóc.


<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- GV: BĐ DTV, Tranh sgk
- HS: BĐ DTV, VBT,SGK


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>


<b>2. Kiểm tra bài cũ: (10’)</b>


- Đọc bảng con: uê, uy, bông huệ, tàu


thuỷ, cây vạn tuế, khuy áo… - 3 hs đọc cá nhân - GV nhận xét


-Viết bảng con: bông huệ, tàu thuỷ. -Viết bảng con: bông huệ, tàu thuỷ.
- GV nhận xét


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a. Giới thiệu bài: (1’) </b>Bài 99: ươ - uya


<b>b. Giảng bài mới:</b>


- GVcho hs quan sát tranh - HS quan sát tranh
- Tranh vẽ gì?


- Từ huơ vịi có tiếng (voi) con đó học
cịn tiếng (huơ) là tiếng mới, trong tiếng
(huơ) các con đã học âm h còn vần uơ
là vần mới.


- voi huơ vịi.
- HS theo dõi


• Nhận diện, phát âm và tổng hợp vần,
tiếng mới (5’)


- GV viết vần (uơ) lên bảng. - Cả lớp quan sát.
- GV đọc, gọi hs đọc.


+ Phân tích vần uơ


- 5 hs đọc: uơ



2 âm: âm u đứng trước, âm ơ đứng
sau


- Đánh vần: u - ơ - uơ - 5 hs đọc: u - ơ - uơ


- Đọc trơn: uơ - 5 hs đọc: uơ


- Có vần uơ muốn có tiếng huơ con làm
như thế nào?


-Ghép âm h trước, vần uơ con được
tiếng huơ


- GV đọc mẫu: huơ - 5 hs đọc: huơ


- Phân tích tiếng huơ ? 2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? - Hờ - uơ - huơ (10 hs đọc)


- Đọc: huơ - huơ (5 hs đọc)


- Từ huơ vịi, tiếng nào có vần vừa học? Từ huơ vịi tiếng huơ có vần uơ vừa
học


- HS đọc cả cột từ. - uơ - huơ - huơ vịi. (5hs đọc)
• Dạy vần(uya)theo hướng phát triển (7’)


- Cơ thay âm “ơ” bằng âm “ y, a”, âm u


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- GV đọc mẫu: uya - 5 hs đọc: uya



+ Nêu cấu tạo vần uya - Có 3 âm: âm “u”đứng trước, âm y
đứng giữa âm “a” đứng sau.


+ Đánh vần: u - y - a - uya
+ Đọc trơn: uya


- u - y - a - uya (10 hs đọc)
- 5 hs đọc: uya


<b>- </b>Có vần “uya”cơ thêm âm kh đứng


trước cơ được tiếng gì? khuya


- GV đọc mẫu “khuya” - 5 hs đọc: khuya


- Phõn tớch tiếng khuya <b>- </b>2 hs phân tích


- Con nào đánh vần được? Khờ - uya - khuy (5 hs đọc)


- Đọc trơn: khuya - khuya (5 hs đọc)


- Đưa từ (Đêm khuya) gọi hs đọc - Đêm khuya (5 hs đ ọc)
- Từ (đêm khuya) tiếng nào có vần vừa


học?


- Từ (đêm khuya), tiếng khuya có
vần uya vừa học.



<b>•</b> GV giảng từ: Đêm khuya - Cho hs quan sát tranh trong sách.
- HS đọc cả cột từ. - uya - khuya - đêm khuya.(5hs đọc)
- Hôm nay con học những vần nào?


- Vần uơ, uya điểm gì giống và khác
nhau?


- uơ, uya.


+ Giống nhau: đếu được ghép bởi 2
âm, có u đứng trước là âm đệm.
+ Khác nhau: uơ được ghép bởi 2
âm có âm ơ đứng cuối.


- GọiHS đọc cả 2 cột từ. - HS đọc cả 2 cột từ (4HS)
- Ghép vần, tiếng, từ


- Theo dõi nhận xét cách ghép.
- Gọi hs đọc.


- HS ghép chữ:
- uơ - huơ - huơ vịi.
- uya - khuya - đêm khuya.


<b>• Luyện đọc từ ứng dụng: (5-6’)</b> Thuở xưa Giấy – pơ – luya.
Huơ tay Phéc- mơ - tuya.
- HS đọc nhẩm cột từ, tìm tiếng chứa


vần mới học.



- Thuở, huơ (uơ )
- Luya, tuya (uya )
- Gọi hs đọc từng từ, GV giải nghĩa từ.


- HS đọc cả 2 cột từ. GV kiểm tra chống
đọc vẹt.


- Mỗi tư 3 – 4 hs đọc
- 5 hs đọc.


- Đọc cá nhân toàn bài, kiểm tra chống


đọc vẹt. - 4 – 5 hs đọc toàn bài


- GV nhận xét cách đọc


- Cho hs đọc đồng thanh cả bài - Đọc động thanh 1 lần cả bài.


<b>• Luyện viết bảng con: (5-6’)</b>


-GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.
- GV uốn nắn chữ viết cho hs.


<b>Lưu ý </b>hs tư thế ngồi, cách cầm phấn,


- HS viết bảng con: uơ, uya, huơ vòi,
đêm khuya. uơ huơ vòi
cách để bảng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Ti t 2ế



<b>b. Luyện tập: </b>


•<b> Luyện đọc: (10’)</b>


- HS luyện đọc bài sgk (tiết1) 3-5 hs đọc cá nhân, gv kt chống đọc vẹt.
• Luyện đọc câu ứng dụng.


+ Tranh vẽ gì? - Mẹ, đèn, ngơi sao.


+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa
vần mới học.


- Tiếng “khuya” (uya)
+ HS luyện đọc từ có vần mới. - đèn khuya (2 hs đọc)
- Gọi hs đọc câu


- Chú ý hs đọc ngắt hơi chỗ có dấu
phẩy, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm đọc
liền mạch các tiếng trong câu.


Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân.
- GV kiểm tra chống vẹt.


+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.


- HS đọc toàn bài - 2 hs đọc toàn bài



•<b> Luyện viết: (10’)</b>


- GV viết mẫu, nêu qui trình viết. - HS quan sát viết tay không.
- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho


hs.


- HS viết vào vở.


1dòng vần uơ dòng từ huơ vòi
1 dòng vần uya 1dòng từ đêm khuya
GV chấm 1 số bài nhận xét ưu nhược


điểm của hs.


- HS thấy nhược điểm để rút khinh
nghiệm bài sau.


<b>• Luyện nói: (10’)</b>


- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.


- Tranh vẽ gì? - Chú gà trống, ngơi nhà, mặt trăng, mặt
trời


- Chủ đề hơm nay nói về gì


*<i><b>QTE</b></i>: Nhìn vào tranh vẽ người mẹ
<i>tần tảo làm việc để nuôi con khơn lớn.</i>


<i>Do vậy trẻ em ai cũng có quyền được </i>
<i>bố mẹ thương yêu, nuôi dạy khôn lớn. </i>


- Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.


- HS luyện nói câu.


- GV uốn nắn câu nói cho hs.


- Sáng sớm bố em ra đồng cày ruộng.
- Mẹ thức đến khuya quạt cho em ngủ.
- Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau. Chiều tối bố em đi làm về.


<b>4. Củng cố dặn dị (5’)</b>


- Hơm nay con học vần gì? - uơ, uya.
- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách


đọc.


- Tìm tiếng ngồi bài có vần uơ, uya. - HS nêu: thuở xưa, xăng tuya.
- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Về nhà đọc bài, viết bài, làm bài tập
trong vở, và chuẩn bị bài sau.


________________________________________
TỐN


<b>Tiết 92:</b>

<b> CÁC SỐ TRỊN CHỤC</b>



<b>I. MỤC TIÊU: </b>


<b>+ Kiến thức:</b> Giúp hs nhận biết về các số tròn chục, biết đọc viết, so sánh các số
tròn chục trong phạm vi 20.


<b>+ Kỹ năng:</b> Rèn cho hs kỹ năng tính tốn nhanh, sử dụng ngơn ngữ tốn học.


<b>+ Thái độ: </b>Giáo dục hs u thích mơn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


GV: BĐ DT, mơ hình.
HS: VBT, , SGK.BĐ DT.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>1, Ổn định tổ chức lớp: (1’)</b>
<b>2.Kiểm tra bài cũ: (5’)</b>


- 2 hs lên bảng làm bài tập.
- Số liền sau của số 9 là số nào?
- Số 10 gồm mấy chục? mấy đơn vị?
- Số 20 gồm mấy chục? mấy đơn vị?
- Cả lớp nhận xét,gv chữa bài.


<b>3. Bài mới:</b>


<b>a. Giới thiệu bài: (1’) </b>


<b>Tiết 92: cộng các số tròn chục. </b>
<b>b. Giảng bài mới:</b>



<b> Giới thiệu các số tròn chục: (10’)</b>
<b>- </b>GV thao tác đồ dùng


- GV gài 1 bó10 que tính lên bảng.
+ 10 que tính còn gọi là mấy chục?


<b>- </b>GV ghi 1 chục vào bảng kẻ sẵn.
- 1chục được viết bằng mấy chữ số?


<b>- </b>Số được viết bằng 2 chữ số chữ số 1
đứng trước, chữ số 0 đứng sau con
đọc như thế nào?


- Các số 20, 30, 40, 50….. 90 GV
hướng dẫn hs làm tương tự.Gv lần
lượt ghi vào bảng.


- GV cho hs đếm các số tròn chục theo
thứ tự từ bộ đến lớn. (ngược lại từ lớn
đến bé).


<b>- </b>Con có nhận xét gì về các số trịn
chục?


<b>b. Luyện tập: (19’)</b>


- Cả lớp qs nx.


- Số liền sau của số 9 là số10.
- Số 10 gồm 1 chục, 0 đơn vị.


- Số 20 gồm 2 chục, 0 đơn vị.


- HS thực hành lấy đồ dùng để lên bàn.
- HS lấy 10 que tính để lên bàn.


+ 10 que tính cịn gọi là 1 chục que tính.
- 1chục được viết bằng 2 chữ số. Chữ số
1 đứng trước, chữ số 0 đứng sau.


- Đọc là: Mười.


Số chục Viết số Đọc số.
1 chục


2chục
3 chục
4 chục
5 chục
…..
9 chục


10
20
30
40
50
…..
90


Mười


Hai mươi
Ba mươi
Bốn mươi
Năm mươi
…..


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Bài 1</b>: <b>(6’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.
- Bài 1 yêu cầu con làm những việc
gì?


- HS làm bài, nêu kết quả, gv chữa
bài.


- Con có nhận xét gì về phần a và
phần b?


- Bài 1 con đó nắm được nội dung
kiến thức nào đó học ?


<b>Bài 2: (6’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.
- Để điền đước các số tròn chục con
dựa vào đâu?


- HS làm bài, nêu kết quả, gv chữa
bài.


- Con có nhận xét gì về các dãy số vừa
viết được?


- Bài 2 con được viết những số như


thế nào?


<b>Bài 3: (7’)</b> HS nêu yêu cầu bài tập.
- Trước khi điền dấu con phải làm gì?
-HS làm bài, nêu kết quả, gv chữa bài.
- Con hãy nêu cách so sánh các số tròn
chục?


<b>4. Củng cố dặn dò (5’)</b>


- Bài hôm nay con được học nội dung
kiến thức nào?


- HS nêu lại các số tròn chục.


- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị
bài sau.


<b>Bài 1</b>: Viết theo mẫu:


- Viết các số tròn chục, đọc các số tròn
chục.


a, Hai mươi: 20 50: Năm mươi
Ba mươi: 30 60: Sáu mươi
Bảy mươi: 70 80: Tám mươi.
b, Một chục: 10 50: Năm chục.
Chín chục: 90 70: Bảy chục.
- Đọc, viết các số tròn chục bằng nhiều
cách khác nhau.



Ví dụ: 20 Hai mươi
Hai chục
- Cách đọc các số tròn chục.


<b>Bài 2:</b> Viết các số trịn chục vào ơ trống
- Dựa vào các số đó cho, dựa vào cách
đọc cách đếm.


a, 10,20,30,40,50,60,70,80,90.
b, 90,80,70,60,50,40,30,20,10.


- Phần a các số viết theo thứ tự từ bé
đến lớn.


- Phần b các số viết theo thứ tự từ lớn
đến bé.


- Được viết các số tròn chục theo thứ tự
từ bé đến lớn (ngược lại )


<b>Bài 3:</b> Điền dấu < > =


-Phải so sánh các số tròn chục với nhau.
20 > 10 40< 80 90 > 60
30 < 40 40 = 40 50< 70
- so sánh các chữ số hàng chục số nào
có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó
lớn hơn.



- Cách đọc, viết, so sánh các số tròn
chục.


- 3 học sinh nêu


- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xột giờ học.


<b>_________________________________________</b>


<b>SINH HOẠT TUẦN 23</b>



<b>I. MỤC TIÊU:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- HS nắm được nội quy của trường, lớp, nắm được công việc tuần 24.
<b>II. CHUẨN BỊ:</b>


- Sổ theo dõi HS.


III. <b>CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:</b>
1. Kiểm điểm lớp tuần 23


- HS các tổ kiểm điểm với nhau.


- Tổ trưởng nhận xét chung hoạt động của tổ trong tuần.
- Lớp trưởng nhận xét chung.


2. GV kiểm điểm lớp
a. <b>Ưu điểm:</b>



- Đi học đều, đúng giờ, đồng phục đầy đủ.
- ý thức đạo đức tốt. Có nề nếp tự quản tốt.
- VS cá nhân và vệ sinh lớp học sạch sẽ.


- Nhiều em có ý thức học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài :...
b. <b>Tồn tại:</b>


- Xếp hàng thể dục chậm. Một số HS vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.


- Nhiều em HS còn lười học bài, trong lớp không chú ý nghe giảng
………
4. Phương hướng tuần 24


- Duy trì tốt các ưu điểm, khắc phục tồn tại.


- về nhà học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tránh tình trạng quên sách vở, đồ dùng học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×