Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Quốc tế học ở các trường đại học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.17 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHAN THỊ YẾN

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẦU RA
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Ở
CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 9.14.01.15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ
TRONG GIÁO DỤC

Hà Nội, 2021


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. ĐINH THỊ KIM THOA
Hướng dẫn 2: PGS.TS. PHAN MINH TIẾN

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
họp tại


vào hồi
giờ ngày tháng năm 2021.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện , Đại học Quốc gia Hà Nội.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đánh giá năng lực đầu ra (NLĐR) của sinh viên tốt
nghiệp (SVTN) là cơ sở để điều chỉnh chương trình đào tạo
(CTĐT) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. NLĐR của sinh viên
(SV) phản ánh hiện thực quá trình giáo dục và đào tạo của
nhà trường.
Đánh giá NLĐR của người học được căn cứ vào các tiêu
chí CĐR của từng học phần và của CTĐT đã được được
công bố cho người học. Tuy nhiên, để các phương pháp (PP)
đánh giá NL đạt chất lượng theo yêu cầu, cần phải đánh giá
bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ. Nếu NL
được coi như là khả năng sử dụng kiến thức (KT), kĩ năng
(KN) và thái độ (TĐ) một cách kết hợp để giải quyết các vấn
đề trong những bối cảnh cụ thể thì chương trình giảng dạy
và các PP đánh giá cũng phải kết hợp cả ba yếu tố này.
Ngành Quốc tế học (QTH) đã và đang được đào tạo tại
các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(KHXH&NV), Trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) - ĐH
Huế, Trường ĐHNN - Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) và
Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) thành phố Hồ Chí Minh
(HCM). Ngành QTH là một trong những ngành học còn mới

mẻ so với nhiều ngành khác, vì vậy, việc đánh giá NLĐR
của SVTN là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Việc xây dựng tiêu chí đánh giá NLĐR của SVTN ngành
QTH là cơng cụ giúp cho các trường có sơ sở đánh giá
chính xác và phân loại được NL của SV theo định hướng
nhóm nghề nghiệp để giúp SV có được cơ sở nền tảng phù
hợp cho nghề nghiệp tương lai của họ.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài
“Đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp
ngành Quốc tế học ở các trƣờng đại học Việt Nam” để
1


nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết trong
việc đánh giá NLĐR và định hướng nghề nghiệp cho SV
ngành QTH. Đây là việc làm thực sự cần thiết, có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu chuẩn đầu ra (CĐR) các CTĐT ngành
QTH tại Việt Nam, rút ra những NL cần có của SV ngành
QTH sau khi hồn thành CTĐT, từ đó xây dựng công cụ
và đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu NLĐR của
SVTN ngành QTH.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động đánh giá NLĐR
của SVTN cử nhân ngành QTH tại các trường đại học ở
Việt Nam.
Đối tượng khảo sát bao gồm: SVTN ngành QTH,
giảng viên (GV) tham gia giảng dạy ngành QTH, nhà
tuyển dụng (NTD) gồm các cơ quan, đơn vị có nhân viên

là SVTN ngành QTH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Các tiêu chí đánh giá NLĐR
đối với SVTN ngành QTH.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1) CĐR của CTĐT ngành QTH ở các trường đại học
Việt Nam có những điểm khác biệt gì?
2) Những tiêu chí nào sử dụng để đánh giá NLĐR của
SVTN ngành QTH?
3) Mối tương quan giữa NLĐR của SVTN ngành
QTH với vị trí việc làm và giới tính của SVTN được thể
hiện ra sao?
4) KQHT có ảnh hưởng như thế nào đến NLĐR của
SVTN ngành QTH?
4.2. Giả thuyết khoa học
2


1) CĐR của CTĐT ngành QTH của các trường đại
học tại Việt Nam hoàn toàn tương đồng về KT, KN, TĐ.
2) Tiêu chí sử dụng để đánh giá NLĐR SVTN ngành
QTH là các CĐR của CTĐT ngành QTH.
3) NLĐR của SVTN ngành QTH đáp ứng tốt với các
yêu cầu vị trí việc làm tại NTD.
4) KQHT của SVTN ngành QTH có tương quan thuận
với NLĐR.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
1). Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về CĐR, NL, đánh giá
NLĐR, xây dựng hệ thống NLĐR của SVTN ngành QTH.
2). Nghiên cứu thực trạng đánh giá NLĐR của SVTN

ngành QTH tại 04 trường đại học ở Việt Nam: Trường ĐH
KHXH&NV - ĐHQG HN; Trường ĐHNN - ĐH Huế;
Trường ĐHNN - ĐHĐN; Trường ĐHSP HCM.
3). Nghiên cứu tương quan giữa CĐR, NLĐR, KQHT
của SVTN ngành QTH.
4). Đề xuất các giải pháp đánh giá NLĐR của SVTN
ngành QTH.
5). Thực nghiệm giải pháp liên quan đến NLĐR của
SVTN ngành QTH.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên
cứu trong phạm vi đánh giá NLĐR của SVTN cử nhân hệ
chính quy ngành QTH tại 04 trường: Trường ĐH
KHXH&NV - ĐHQG HN; Trường ĐHNN - ĐH Huế;
Trường ĐHNN - ĐHĐN; Trường ĐHSP HCM.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu: PP phân tích tài liệu; PP
phỏng vấn sâu bán cấu trúc; PP chuyên gia; PP điều tra
bằng bảng hỏi; PP phân tích thống kê.
8. Luận điểm bảo vệ: Đánh giá NLĐR của SV là yếu tố
quan trọng tác động đến chất lượng sản phẩm đào tạo của
3


Nhà trường; Các tiêu chí đánh giá phù hợp sẽ đề xuất sử
dụng để làm công cụ đánh giá NLĐR của ngượi học.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về phương diện học thuật: Luận án nghiên cứu hệ
thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến NLĐR và
NLĐR đối với cử nhân ngành QTH tại các trường đại ở
Việt Nam; Làm giàu thêm các cơng trình nghiên cứu về
đánh giá cụ thể là NLĐR của SVTN ngành QTH.

9.2. Về phương diện khoa học: Xây dựng bộ công cụ
đánh giá NLĐR của SVTN ngành QTH.
Đưa ra bức tranh chung về đánh giá NLĐR của SVTN
ngành QTH tại 04 trường ĐH lớn ở Việt Nam.
9.3. Về phương diện thực tiễn: Kết quả đánh giá NLĐR
của SVTN ngành QTH tại 04 trường ĐH ở VN.
10. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung và Kết
luận, ngồi ra cịn có phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Phần nội dung gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Năng lực đầu ra của sinh viên tốt nghiệp
ngành Quốc tế học tại Việt Nam
Chương 4: Các giải pháp và thử nghiệm giải pháp
nâng cao năng lực đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp
ngành Quốc tế học tại Việt Nam
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu về NLĐR
4


Có nhiều nghiên cứu về NL, cấu trúc NL trong đó có
nhiều tác giả kể đến như nghiên cứu của tác giả Trần
Khánh Đức (2013), Benjamin Bloom (1956), Harrow
(1972), Dave (1975), Weinert (2001), các nghiên cứu về

NLĐR có một số tác giả như Mayer (1993), Walker, J.C
(1996), Đại học New South Wales (1997), các nghiên cứu
về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NL như Peter
Thomson (1993), Evans (1999), Stinebrickner và cộng sự
(2001), Harkness (2005), Edleman và cộng sự (2006), ...
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đánh giá NLĐR
Các nghiên cứu đánh giá NL có tác giả Adam Stephen
(2006), Jarratt (1985), William (1998), Palomba và cộng
sự (1999), Birenbaum và cộng sự (2006), Maeroff (2006),
Trần Khánh Đức (2004), Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí
Minh (2013), Davies và Harden (2003). Các mơ hình đánh
giá NL có nghiên cứu của Ewell (1991), Dooley và cộng sự
(2001), Volkwein (2003), Uche O. Ohia (2009), Lola C.
Duque, John R. Weeks (2010), Lê Chi Lan (2014), …
1.1.3. Sự liên quan giữa chương trình đào tạo và CĐR
Nghiên cứu tương quan giữa CTĐT và CĐR có các
nghiên cứu Ralph W. Tyler (1949), Taba (1962), Oliva
(1982), Kelly (2003), Robert L. Katz (1974), Ngơ Dỗn
Đãi (2008),…
1.1.4. Các nghiên cứu liên quan năng lực nghề nghiệp
Nghiên cứu sự phát triển của ngành QTH, kết cấu
CTĐT gồm khối KT về kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử,
luật pháp... quốc tế và Việt Nam; có KN vận dụng các KT
vào nghiên cứu các vấn đề quốc tế, quan hệ quốc tế và khu
vực, thành thạo ít nhất một ngoại ngữ; có phẩm chất đạo
đức tốt trong nghề nghiệp và quan hệ xã hội. Nghiên cứu
các NL nghề nghiệp của SVTN ngành QTH.
1.2. Cơ sở lý luận về đánh giá NLĐR của sinh viên
5



1.2.1. Các khái niệm sử dụng trong luận án
1.2.1.1. Định nghĩa CĐR
CĐR là lời cam kết của nhà trường đối với xã hội về
những KT, KN, TĐ, hành vi sau khi hồn thành CTĐT.
Qua đó, khẳng định những NL lao động cụ thể mà SV sẽ
thực hiện được sau khi được đào tạo tại nhà trường.
1.2.1.2. Định nghĩa năng lực
NL là khả năng vận dụng các KT, KN, TĐ hay các đặc
tính cá nhân khác để thực hiện hiệu quả công việc.
1.2.1.3. Định nghĩa NLĐR
NLĐR là kết quả mong đợi đặt ra mức độ tối thiểu mà
SV cần phải đạt được về mặt KT và các NL hoạt động
nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo.
1.2.1.4. Đánh giá NLĐR
Đánh giá NLĐR là một quá trình đo lường, thu thập
chứng cứ và đưa ra nhận xét về một NL của SV khi TN đã
đạt được ở mức độ nào so với CĐR.
1.2.2. Các năng lực của sinh viên
Các NL của SV là kết quả mong đợi đặt ra mức độ tối
thiểu mà SV cần phải thực hiện được về mặt KT và các
NL hoạt động nghề nghiệp chuyên môn được đào tạo.
1.2.3. Khung lý thuyết nghiên cứu đánh giá NLĐR
Việc đánh giá NLĐR được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý thuyết về NL, NLĐR, quá trình xây dựng và phát
triển CTĐT, sự tương quan giữa CĐR và NLĐR, các yếu
tố ảnh hưởng đến NLĐR, khung NL, đánh giá NLĐR.
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Việc hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến đánh
giá NL cho thấy chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào nghiên

cứu đánh giá NLĐR của SV một ngành học. Trong khuôn
khổ Chương 1, tác giả đã nghiên cứu được mối quan hệ
6


giữa CTĐT và NLĐR, chỉ ra các yếu tố cấu thành NL và
NLĐR của SV ngành QTH. Xác định được tầm quan
trọng của việc đánh giá NLĐR của SV ngành QTH, đưa ra
các tiêu chí đánh giá NLĐR đối với SV ngành QTH. Trên
cơ sở các nội dung nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp tục làm rõ ở
Chương 2 nhằm cụ thể hóa các phương thức, mơ hình và
tiêu chí đánh giá NLĐR của SV ngành QTH.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của luận án được thực hiện ở Hà
Nội, Huế, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Đây là nơi có các
trường đại học đào tạo cử nhân ngành QTH, là khách thể
nghiên cứu của luận án.
2.1.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
2.1.2.1. Mẫu khảo sát: SVTN ngành QTH (của ba khoá
2017, 2018, 2019) của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG
HN; Trường ĐHNN - ĐH Huế; Trường ĐHNN - ĐHĐN;
Trường ĐHSP HCM và NTD tương ứng của SVTN ngành
QTH đang công tác.
2.1.2.2. Mẫu phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và GV ngành
QTH, chuyên gia Đo lường và đánh giá trong giáo dục;
NTD tại ĐN, HN, Huế và HCM.
2.1.3. Triển khai nghiên cứu

Giai đoạn NC sơ bộ: Nghiên cứu lý thuyết; thao tác
hoá khái niệm, chọn lọc hệ thống NL, xây dựng cơng cụ.
Giai đoạn NC chính thức: thử nghiện lần 1, điều chỉnh
công cụ, thử nghiệm lần 2, chuẩn bị và tiến hành đánh giá,
phân tích kết quả, đánh giá kết quả, kết luận.
Mẫu nghiên cứu định lượng là SVTN ngành QTH
trong thời gian dưới 6 tháng của bốn trường ĐH tại HN,
7


Huế, ĐN, HCM và NTD tương ứng. Tác giả chọn toàn bộ
722 SVTN ngành QTH các năm 2017, 2018, 2019 của 4
trường ĐH tại Việt Nam, mẫu thu hồi được là 584 SVTN.
Và khảo sát là 584 NTD có SVTN ngành QTH công tác.
Mẫu chọn cho PP nghiên cứu chuyên gia là 10 người,
trong đó 5 chuyên gia (3 PGS.TS, 2 TS) về lĩnh vực Đo
lường và đánh giá trong giáo dục; 5 chuyên gia (1 GS, 1
PGS, 3 TS) về lĩnh vực QTH.
Phỏng vấn sâu 10 NTD.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông
tin cơ sở lý thuyết, các kết quả nghiên cứu liên quan đã
cơng bố, các chủ trương chính sách liên quan đến NL, NL
của SV, đánh giá NL, CĐR, đánh giá NLĐR, CĐR của
CTĐT ngành QTH trong nước và trên thế giới.
2.2.2. Phương pháp chuyên gia: Xác định các tiêu chí để
xây dựng câu hỏi đánh giá và phương thức đánh giá
NLĐR.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc: để
kiểm tra lại thông tin về NLĐR của SVTN ngành QTH.

2.2.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi: Thu thập
nhiều thông tin từ SVTN ngành QTH và NTD theo một
cấu trúc câu hỏi có sẵn, xác định mối quan hệ giữa việc tự
đánh giá của SV và đánh giá của NTD.
2.2.5. Phương pháp phân tích thống kê: đánh giá dữ liệu
khảo sát, đối sánh các kết quả thu thập từ việc khảo sát ý
kiến tự đánh giá của SVTN ngành QTH, DN và KQHT
của SV. Từ đó có thể nhận định được kết quả NLĐR của
SVTN ngành QTH.
2.3. Tiểu kết chƣơng 2
Trong các phương pháp nghiên cứu, tác giả mô tả chi
tiết quy trình thực hiện phương pháp, xác định mẫu nghiên
8


cứu, thiết kế cơng cụ đánh giá, chuẩn hố cơng cụ và
thang đo, xây dựng ma trận giữa NLĐR và vị trí cơng tác
của SV sau khi TN và tổ chức việc đánh giá. Việc nghiên
cứu đánh giá NLĐR của SVTN ngành QTH được tác giả
thực hiện theo quy trình chặt chẽ từ nghiên cứu tài liệu,
xây dựng công cụ đến thực hiện đánh giá.
CHƢƠNG 3: NĂNG LỰC ĐẦU RA CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
TẠI VIỆT NAM
NLĐR của SVTN ngành QTH được nghiên cứu trên
cơ sở phân tích CĐR của CTĐT, kết quả khảo sát SVTN
và NTD của các khoá 2013-2017, 2014-2018, 2015-2019
của 04 trường ĐH tại Việt Nam.
3.1. CĐR ngành QTH các trƣờng đại học Việt Nam
CTĐT có số lượng CĐR nhiều nhất là 28 nội dung với

82 yêu cầu chi tiết cho từng CĐR; các CTĐT có số CĐR
dao động từ 14 đến 82 yêu cầu. Số lượng CĐR giống nhau
giữa các CTĐT của 4 trường ĐH là 16, có 20 CĐR giống
nhau của 3 trường ĐH. CĐR của CTĐT ngành QTH của
Trường ĐHNN - ĐH Huế có ít CĐR nhất vì thế có nhiều
nội dung CĐR có ở cả 3 trường ĐH nhưng khơng có ở
ĐHNN - ĐH Huế. Tuy nhiên, CĐR của 4 trường ĐH có
nhiều điểm tương đồng là cơ sở để xây dựng xác định hệ
thống NLĐR của SV ngành QTH.
3.2. Khung năng lực của SVTN ngành QTH
3.2.1. Xây dựng dự thảo khung NL SVTN ngành QTH
Nghiên cứu CĐR các CTĐT ngành QTH, tác giả đã
xây dựng dự thảo khung NL của SVTN ngành QTH gồm
20 nhóm NL với 82 biểu hiện và tiến hành lấy ý kiến
chuyên gia lần 1 vào năm 2017.

9


3.2.2. Hoàn thiện khung NLĐR SVTN ngành QTH
Tiến hành điều chỉnh và lấy ý kiến chuyên gia lần 2,
thống nhất khung NLĐR của SVTN ngành QTH gồm
10NL với 43 biểu hiện NL. Xây dựng tiêu chí đánh giá 10
NL tương ứng với 10 tiêu chí đánh giá trong đó mỗi NL
dao động từ 3-6 biểu hiện. Tiêu chí đánh giá với thang đo
5 cấp độ từ 1-5 và được định nghĩa cụ thể: 1: Yếu, 2:
Trung bình, 3: Khá, 4: Giỏi, 5: Xuất sắc.
3.3. Mức độ đáp ứng NLĐR của SVTN ngành QTH
3.3.1. Loại hình đơn vị tuyển dụng SVTN ngành QTH
SVTN ngành QTH làm việc chủ yếu trong các loại

hình DN Thương mại và dịch vụ, Du lịch và dịch vụ, Giáo
dục, Hành chính sự nghiệp chiếm từ 16,3% đến 40,7%. Tỷ
lệ nhỏ nhất và khơng có là loại hình Tổ chức từ thiện, Tổ
chức sự kiện, Nhà xuất bản, Bảo hiểm từ 0%-0,9%.
3.3.2. Vị trí việc làm của SVTN ngành QTH
SNTN ngành QTH trong vòng 6 tháng làm việc tập
trung ở 14 nhóm vị trí việc làm. Tỷ lệ việc làm tập trung
cao nhất ở 2 ngành nghề là vị trí Lễ tân chiếm 21,4%; Cán
bộ hành chính chiếm 19,5%. Tỷ lệ ngành nghề thấp nhất
là vị trí Cán bộ đoàn 0,2% và Biên tập viên 0,5%.
3.3.3. Độ tin cậy của tiêu chí đánh giá NLĐR của SVTN
ngành QTH
Độ tin cậy Cronbach's Alpha của thang đo từng NL
của tiêu chí do DN đánh giá NLĐR dao động từ 0,757 đến
0,906, độ tin cậy tiêu chí SVTN tự đánh giá dao động từ
0,796 đến 0,894. Tất cả các kết quả lớn hơn 0,7, và độ tin
cậy của toàn bộ thang đo DN là 0,852; SV là 0,917 nên tất
cả các biến hồn tồn phù hợp cho cơng tác thống kê.

10


3.3.4. Kết quả tự đánh giá của SVTN ngành QTH
Kết quả cho thấy tỷ lệ SVTN tự đánh giá các biểu hiện
NL ở mức Yếu 0,4%; mức Trung bình 1,2%; mức Khá
44%, cao nhất là mức Giỏi 51,5%; mức Xuất sắc 2,9%.
3.3.5. Kết quả nhà tuyển dụng đánh giá
Kết quả DN đánh giá NLĐR: tỷ lệ cao nhất là Giỏi
chiếm 48,5%; Khá chiếm 38,9%; Xuất sắc chiếm 7,4%;
Trung bình chiếm 4,2%; thấp nhất là Yếu chiếm 0,9%.

3.4. NLĐR theo vị trí việc làm của SVTN ngành QTH
3.4.1. Tự đánh giá NLĐR
Kết quả tự đánh giá NLĐR theo vị trí việc dao động từ
3,5 đến 3,69 tương đương với mức quy đổi xếp loại là
Giỏi. Chứng tỏ số lượng SVTN tự đánh giá cho bản thân ở
mức 4 và 5 tương đối nhiều.
Vị trí được đánh giá cao nhất là Biên tập viên 3,69/1
SV; Biên phiên dịch 3,68/25 SV; thấp nhất là cán bộ
nghiên cứu 3,48/7 SV. Một số vị trí việc làm có rất ít số
lượng SVTN đang đảm nhận như vị trí cán bộ đồn, biên
tập viên, kế tốn viên.
3.4.2. Nhà tuyển dụng đánh giá NLĐR
Kết quả DN đánh giá NLĐR của SVTN ngành QTH
theo vị trí việc làm dao động từ 3,36 đến 3,68, mức quy
đổi xếp loại là Giỏi. DN cũng đánh giá NLĐR của SVTN
ngành QTH ở mức điểm 4 và 5 nhiều hơn các mức cịn lại.
3.4.3. Đối sánh NLĐR theo vị trí việc làm
NLĐR của SVTN ở vị trí Biên phiên dịch, Biên tập
viên, Cán bộ đoàn, Cán bộ giảng dạy do DN đánh giá thấp
hơn so với SVTN tự đánh giá, mức chênh lệch dao động
từ -0,23 đến -0,01 điểm. Các vị trí cịn lại có mức đánh giá
của SVTN cao hơn so với DN, dao động từ 0,01 đến 0,18.
Dù kết quả đánh giá có sự khác biệt nhưng khơng q lớn,
trung bình dao động từ - 0,23 đến 0,18.
11


SVTN tự đánh giá mức giỏi chiếm 72,26% cao hơn
DN (65,76%), mức xuất sắc SVTN tự đánh giá chiếm
0,34% thấp hơn DN (1,17%), mức khá SVTN tự đánh giá

chiếm 26,88% thấp hơn DN (32,53%) và SVTN tự đánh
giá mức trung bình chiếm 0,51%, Đánh giá NLĐR theo vị
trí việc làm có sự khác biệt giữa hai đối tượng đánh giá.
Giá trị Sig. <0.05 đối với các cặp NL1, NL2, NL3,
NL4, NL5, NL7, NL8, NL9, nghĩa là NLĐR do DN đánh
giá có sự khác biệt so với NLĐR do SVTN tự đánh giá.
Giá trị Sig. của NL6, NL10 >0.05 nghĩa là khơng có sự
khác biệt giữa đánh giá của SV và DN
3.4.4. Đối sánh NLĐR của hai nhóm nam và nữ theo vị
trí việc làm
SVTN tự đánh giá: Tỷ lệ xếp loại NLĐR ở hai nhóm
nam và nữ khác nhau, tỷ lệ nam xếp loại Giỏi chiếm
68,12%; loại Khá chiếm 28,99% và loại Trung bình chiếm
2,9%. Tỷ lệ nhóm nữ có loại Xuất sắc chiếm 0,4%; loại
Giỏi chiếm 72,8%; loại Khá chiểm 26,6% và loại Trung
bình chiếm 0,2%.
Tất cả Sig.=0,00 của các NL do SVTN tự đánh giá
chứng tỏ có sự khác biệt NLĐR giữa nhóm nam và nữ.
DN đánh giá: Tỷ lệ đánh giá xếp loại NLĐR ở hai
nhóm nam và nữ khác nhau nhưng chênh lệch không
nhiều, tỷ lệ nam xếp loại Xuất sắc chiếm 1,45% trên tổng
SVTN nam; loại Giỏi chiếm 66,67%; loại Khá chiếm
31,88%. Tỷ lệ nhóm nữ có loại Xuất sắc chiếm 1,75%;
loại Giỏi chiếm 65.83%; loại Khá chiểm 32,43%.
Qua kết quả cho thấy DN đánh giá NLĐR của hai
nhóm có khác nhau nhưng khơng q lớn. Chứng tỏ cả
nhóm nam và nữ đều được DN đánh giá tương đối cao về
NLĐR, tất cả ở mức Khá trở lên, trong đó tỷ lệ xếp loại
Giỏi cao hơn nhiều so với loại Khá.
12



3.4.5. Đối sánh NLĐR theo trường đại học
SVTN tự đánh giá NL1-NL5 và NL9 ở trường ĐHNN
- ĐH Huế cao nhất, NL6, NL7, NL8 và NL10 ở HN cao
nhất; HCM thấp nhất ở NL1, NL2, NL3, NL6, NL8 và ĐN
thấp nhất ở NL4, NL5, NL7, NL9, NL10.
Phân tích phương sai đồng nhất của kết quả DN đánh
giá NLĐR đối với SVTN của từng trường cho thấy có
7/10 NL có chỉ số Sig. >0,05 do đó kết luận phương sai
giữa các nhóm khơng có sự khác biệt vì thế kiểm tra Sig.
của ANOVA cho thấy chỉ có Sig. NL1=0.082>0,05 vì thế
kết luận phương sai đồng nhất của NL1 giữa các trường
ĐH khơng có sự khác biệt.
DN đánh giá NLĐR của SVTN ngành QTH trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG HN thấp nhất ở các NL2, NL4NL10; trường ĐH Huế cao nhất ở các NL1, NL2, NL4,
NL5, NL6 và NL10; ĐHNN - ĐHĐN cao nhất ở NL3,
NL8 và NL9; ĐHSP HCM cao nhất ở NL7.
NLĐR của SVTN ngành QTH của 4 trường ĐH trong
phạm vi nghiên cứu có tỷ lệ đánh giá mức 1 (Yếu) rất ít,
dao động từ 0,0% đến 1,9%. Tập trung nhiều nhất là mức
3 (Khá) và 4 (Giỏi) dao động từ 34,2% đến 59,8%.
3.5. Kết quả đánh giá năng lực của SVTN ngành QTH
3.5.1. So sánh kết quả tổng thể NLĐR do SVTN ngành
QTH tự đánh giá và nhà tuyển dụng đánh giá
Kết quả so sánh cho thấy từ NL1  NL7 giá trị Mean
của SV < DN, SV tự đánh giá NL của mình thấp hơn DN.
Giá trị Sig. <0.05 đối với các cặp NL1, NL3, NL4,
NL5, NL7, NL8, NL9, nghĩa là có sự khác biệt giữa các
biến và giá trị Sig. của NL2, NL6, NL10 >0.05 nghĩa là

khơng có sự khác biệt giữa đánh giá của SV và DN. Từ
kết quả này, tiến hành phân tích các chỉ số tiếp theo để
đánh giá NLĐR của SVTN ngành QTH.
13


3.5.2. Kết quả học tập của SVTN ngành QTH
Tỷ lệ SVTN loại xuất sắc của trường ĐH KHXH&NV
- ĐHQG HN cao nhất chiếm tỷ lệ 4,7%, ĐHSP HCM là
0,7%. Trong khi đó ở ĐHNN - ĐHĐN và ĐH Huế tốt
nghiệp năm 2017, 2018 và 2019 khơng có SVTN loại xuất
sắc. Tỷ lệ SVTN loại giỏi ở ĐHNN - ĐHĐN chiếm tỷ lệ
cao nhất 31,7%; tỷ lệ SVTN loại Khá ở ĐHNN - ĐH Huế
chiếm tỷ lệ cao nhất 84,4%.
Kết quả DN đánh giá, tự đánh giá NLĐR và KQHT
tương đồng chiếm tỷ lệ 24,13%; kết quả không tương
đồng chiếm tỷ lệ 75,87%. Điều này chứng tỏ việc đánh giá
NLĐR không phụ thuộc nhiều vào KQHT. Việc tự đánh
giá và DN đánh giá NLĐR của SVTN cao hơn KQHT của
GV đánh giá.
3.6. Đánh giá sự tƣơng quan giữa NLĐR và kết quả
học tập của SVTN ngành QTH
3.6.1. Tương quan giữa tự đánh giá NLĐR của sinh
viên với kết quả học tập
Hệ số tương quan của kết quả tự đánh giá NLĐR
Pearson đều lớn hơn 0 và Sig.<0,05 vì thế các NL đều có
tương quan với nhân tố KQHT và các NL có tương quan
với nhau. Tuy nhiên theo kết quả phân tích cho thấy hệ số
tương quan Pearson của NL4 và NL10 là 0,56 và
Sig.=0,176, chứng tỏ hai NL này không có tương quan.

Hệ số 0,05hiện các phân tích nhân tố và phân tích nhân tố thích hợp
với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Barltett’s Test
là 12687,781 với mức ý nghĩa Sig.=0,000<0,05. Điều này
chứng tỏ các biểu hiện NL có tương quan với nhau và
hồn phù hợp để phân tích nhân tố.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá được 10 nhóm
nhân tố, có tổng giá trị phương sai trích = 57,569% > 50%
14


sự biến động của dữ liệu, giá trị eigenvalues của các nhân
tố đều lớn hơn 1, do đó sử dụng PP phân tích nhân tố là
phù hợp. Tất cả 43 biến quan sát là các biểu hiện NL được
tạo thành 10 nhóm NL đủ điều kiện để thực hiện các phân
tích tiếp theo.
Kiểm định sự phù hợp của mơ hình đánh giá NLĐR
do SVTN tự đánh giá cho thấy các chỉ số:
CMIN/df=2,146<3; CFI=0,923>0,9; GFI=0,877>0,8;
TLI=0,915>0,8; p=0,00; RMSEA=0,044<0.05, là các chỉ
số tốt và chấp nhận được.
Tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều
lớn hơn 0,5, đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn 0,5
nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị hội tụ.
3.6.2. Phân tích tương quan giữa kết quả nhà tuyển
dụng đánh giá NLĐR sinh viên với kết quả học
tập
Hệ số tương quan Pearson của NL3 = -0,07<0 và
Sig.=0,09 >0,05 vì thế kết luận NL3 có tương quan yếu
với KQHT, điều này là do một số vị trí việc làm khơng sử

dụng nhiều đến các KT chuyên môn về QTH (bảng 3.2).
Hệ số tương quan Pearson của NL8 = - 0,14; NL9 = -0,11,
NL10=-0,129 và có Sig. <0,05 vì thế cả ba nhóm NL này
có tương quan âm với KQHT
Hệ số 0,05hiện các phân tích nhân tố tiếp theo và phân tích nhân tố
thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định
Barltett’s Test là 12399,198 với mức ý nghĩa
Sig.=0,000<0,05. Điều này chứng tỏ các biểu hiện NL có
tương quan với nhau, hồn phù hợp để phân tích nhân tố.
Phân tích nhân tố CFA cho ra 10 nhóm nhân tố và
tổng giá trị phương sai trích p=66,685%>50% sự biến
15


động của dữ liệu, giá trị eigenvalues của các nhân tố đều
lớn hơn 1, do đó sử dụng PP phân tích nhân tố là phù hợp.
Kiểm định sự phù hợp của mơ hình cho thấy chỉ số:
CMIN/df=1,906<3; CFI=0,940>0,9; GFI=0,894>0,8;
TLI=0,934>0,8; p=0,00; RMSEA=0,039<0.05, là các chỉ
số tốt và chấp nhận được.
Tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều
lớn hơn 0,5, đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn 0,5
nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị hội tụ.
Hầu hết các kết quả đánh giá NLĐR đều có tương
quan với KQHT, trong đó có một số NL tương quan âm,
một NL tương quan yếu, các NL cịn lại đều có tương
quan dương với KQHT của SVTN ngành QTH.
3.7. Tiểu kết chƣơng 3
Về cơ bản các CĐR có những nội dung giống nhau, có

3 nội dung chính: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ. Tuy
nhiên, CĐR của Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG HN
chi tiết hoá từng nội dung yêu cầu CĐR thành các nội
dung nhỏ và có số lượng yêu cầu nhiều nhất.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ THỬ NGHIỆM GIẢI
PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẦU RA ĐỐI VỚI
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
TẠI VIỆT NAM
4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
4.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
4.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
4.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
4.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
4.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
4.2. Đề xuất giải pháp
4.2.1. Giải pháp 1: Điều chỉnh CĐR của chương trình
đào tạo ngành Quốc tế học
16


4.2.1.1. Mục đích giải pháp
Đảm bảo các CĐR có thể đo lường được, đảm bảo sự
liên kết với các CĐR của học phần và phù hợp với yêu cầu
vị trí việc làm của ngành QTH.
4.2.1.2. Nội dung giải pháp
CĐR được xây dựng, điều chỉnh phù hợp với SV
ngành QTH, có tính khả thi, tính thực tế, có sự góp ý của
các bên liên quan bao gồm: chuyên gia, NTD, GV, cựu
sinh viên.và đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của thị trường
lao động hiện nay.

4.2.1.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Việc thực hiện điều chỉnh CĐR cần phải được thống
nhất từ cấp lãnh đạo nhà trường đến từng GV trong bộ
mơn, thưc hiện quy trình.
4.2.2. Giải pháp 2: Điều chỉnh chương trình đào tạo
ngành Quốc tế học theo hướng đáp ứng nhu cầu
nhân lực
4.2.2.1. Mục đích giải pháp
Giúp SVTN ngành QTH nâng cao năng lực của bản
thân, có cơ hội tìm việc và khẳng định bản thân trong cơng
việc, trước hết SV cần được đào tạo KN mềm và rèn luyện
tư duy kết hợp với những trải nghiệm thực tế. Sinh viên
cần được tăng cường các hoạt động nghề nghiệp trong quá
trình học tập.
4.2.2.2. Nội dung giải pháp
Tăng học phần tự chọn, tăng cường các hoạt động
ngoại khoá, tạo điều kiện để SV đi thực tế, thực hành
nhiều ở mơi trường DN, để SV có cơ hội làm quen với các
vị trí cơng việc khác nhau.
Cải tiến chương trình đào tạo để cân đối giữa các học
phần KT và KN để nâng cao chất lượng các KN của sinh
viên đáp ứng với nhu cầu của DN.
17


4.2.2.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Việc thực hiện giải pháp từ Bộ môn nghiên cứu đề
xuất, Hội đồng chuyên môn Khoa đánh giá để xuất Nhà
trường thống nhất áp dụng.
Khoa chuyên môn triển khai thực hiện giải pháp, đánh

giá kết quả.
4.2.3. Giải pháp 3: Điều chỉnh quy trình đánh giá tốt
nghiệp đối với sinh viên ngành Quốc tế học
4.2.3.1. Mục đích giải pháp
Đánh giá NLĐR được thực hiện nhằm xác định được
NL của từng SV trước khi tốt nghiệp, đồng thời định
hướng vị trí việc làm phù hợp cho SV sau khi TN.
4.2.3.2. Nội dung giải pháp
Xác định khung NL của SV, xây dựng các tiêu chí
đánh giá trên cơ sở CTĐT áp dụng cho từng khố tuyển
sinh. Cơng bố tiêu chí đánh giá cho SV biết ngay từ khi
nhập học để SV chủ động tích luỹ KT, KN trong suốt quá
trình học tập tại trường.
4.2.3.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Khoa chuyên môn tổ chức xây dụng khung NL, xây
dựng tiêu chí đánh giá, ban hành kèm với CTĐT, công bố
cho SV, tiến hành đánh giá sau khi hồn thành khố học.
4.2.4. Giải pháp 4: Định hướng vị trí việc làm cho sinh
viên tốt nghiệp
4.2.4.1. Mục đích giải pháp
Nhằm giúp cho SV đánh giá được điểm mạnh của bản
thân đối với từng vị trí việc làm trước khi TN, định hướng
được vị trí việc làm phù hợp với năng lực để phát triển thế
mạnh của bản thân ngay khi TN.
4.2.4.2. Nội dung giải pháp
Tổ chức hội thảo hướng nghiệp, sinh viên có cơ hội
học hỏi từ những chuyên gia để tìm hiểu thị trường lao
18



động, mơi trường doanh nghiệp. Sinh viên có cơ sở để
chọn nội dung học tập chuyên sâu, lựa chọn các KN,
nghiệp vụ mà nhà tuyển dụng đang cần để học tập, nghiên
cứu; Tự rèn luyện KN nghề, ngoại ngữ, các KN cần thiết
cho từng vị trí cơng việc.
4.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Cố vấn học tập giúp cho SV biết được các thế mạnh
của bản thân, mạnh về ngoại ngữ có thể lựa chọn các vị trí
ngành nghề. Khoa chun mơn hỗ trợ định hướng cho SV
có NL tốt về từng lĩnh vực, lựa chọn chuyên ngành phù
hợp; hỗ trợ các SV có NL yếu cải thiện NL bản thân hoặc
lựa chọn các vị trí việc làm khơng sử dụng nhiều đến các
NL yếu. Thu thập các thông tin vị trí việc làm để giúp SV
có cơ hội tiếp cận tốt hơn sau khi TN
4.2.5. Giải pháp 5: Nâng cao vai trị của nhà tuyển dụng
trong cơng tác đào tạo ngành Quốc tế học
4.2.5.1. Mục đích giải pháp
Giúp SV định hướng được như cầu của DN, kịp thời
tăng cường KT, KN để đáp ứng công việc.
4.2.5.2. Nội dung giải pháp
Rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong công tác đào tạo của nhà trường.
Phát huy các mối quan hệ, đẩy mạnh việc tìm hiểu và
xác định các tiêu chí mà người tuyển dụng địi hỏi đối với
ngành đào tạo và các KN mà người lao động cần có theo
yêu cầu của nhà tuyển dụng.
4.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện
Phối hợp tổ chức những buổi tư vấn việc làm cho sinh
viên, mở những khóa bồi dưỡng KN, bổ trợ, cập nhật KT
để sinh viên trau dồi tri thức và hoàn thiện KN, đặc biệt là

KN xin việc, KN mềm, KN làm việc trong doanh nghiệp.
Thực hiện triệt để các yêu cầu về đảm bảo chất lượng đào
19


tạo từ việc lấy ý kiến của nhà tuyển dụng để xây dựng và
cải tiến chương trình đào tạo.
Cam kết của các cấp lãnh đạo giữa nhà trường và nhà
tuyển dụng. Tiếp đến là cần có bộ phận chuyên trách để
làm cầu nối liên kết, điều phối chuyên nghiệp các hoạt
động đào tạo, tích cực trong việc xây dựng chiến lược trên
cơ sở tư vấn hai bên cùng có lợi và cùng đi đến đích
chung là đào tạo ra đội ngũ nhân lực phù hợp với nhu cầu
xã hội.
4.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
giải pháp
4.3.1. Tổ chức khảo nghiệm
Để kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các giải
pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến của 42
cán bộ quản lý và giảng dạy các học phần của CTĐT
ngành QTH của 4 trường ĐH trong phạm vi nghiên cứu.
Phiếu trưng cầu ý kiến nêu rõ các nội dung của giải pháp,
mỗi giải pháp đều hỏi rõ mức độ cấp thiết và tính khả thi.
4.3.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
Kết quả trưng cầu ý kiến của CB và GV ngành QTH
về tính cấp thiết và tính khả khi của các giải pháp cho thấy
hầu hết các giải pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ cấp
thiết và rất cấp thiết với tỷ lệ khá cao dao động từ 11,9%
đến 69%. Cụ thể Giải pháp 1. Điều chỉnh CĐR của
CTĐT ngành QTH có 35,7% đánh giá là rất cấp thiết,

47,6% cấp thiết; Giải pháp 2. Điều chỉnh CTĐT ngành
QTH theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực có 23,8% rất
cấp thiết, 57,1% cấp thiết; Giải pháp 3. Nâng cao chất
lượng đào tạo đáp ứng NLĐR cho SV ngành QTH có
11,9% rất cấp thiết, 64,3% cấp thiết; Giải pháp 4. Định
hướng vị trí việc làm cho SVTN ngành QTH có 21,4% rất
cấp thiết, 61,9% cấp thiết; Giải pháp 5. Nâng cao vai trò
20


của NTD trong cơng tác đào tạo ngành QTH có 23,8% rất
cấp thiết, 69% cấp thiết.
Tính khả của các giải pháp cũng được đánh giá khá
cao, rất khả thi dao động từ 11,9% đến 35,7%; và khả thi
từ 57,1% đến 78,6%. Cụ thể: Giải pháp 1: 28,6% đánh
giá là rất khả thi; 57,1% khả thi; Giải pháp 2: 11,9% rất
khả thi; 71,4% khả thi, Giải pháp 3: 11,9% rất khả thi;
78,6% khả thi, Giải pháp 4: 35,7%% rất khả thi; 59,5%
khả thi; Giải pháp 5: 28,6% rất khả thi; 66,7% khả thi.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các giải pháp đều
cấp thiết và có tính khả thi, có thể thực hiện được và nếu
thực hiện đồng bộ thì sẽ đảm bảo được kết quả tốt trong
nâng cao NLĐR cho SV ngành QTH đảm bảo đáp ứng tốt
vị trí việc làm và nhu cầu của xã hội
4.4. Thử nghiệm giải pháp
4.4.1. Thử nghiệm giải pháp điều chỉnh CĐR
Bộ môn Quan hệ quốc tế, Khoa QTH của trường
ĐHNN - ĐHĐN đã tiến hành điều chỉnh CĐR CTĐT
ngành QTH, cụ thể CĐR được điều chỉnh thành 9 nội
dung cụ thể có thể đánh giá được đáp ứng được mục tiêu

đào tạo của chương trình, sứ mạng mục tiêu của nhà
trường và nhu cầu xã hội. Đề xuất bổ sung khung NL đối
với SVTN ngành QTH gồm 10NL và 43 biểu hiện theo
kết quả nghiên cứu của luận án.
4.4.2. Thử nghiệm giải pháp điều chỉnh CTĐT
Điều chỉnh học phần tiếng Anh đảm bảo liên thông với
ngành tiếng Anh của Trường, SV ngành QTH sẽ được học
tiếng Anh cùng với SV ngành Ngôn ngữ Anh.
Điều chỉnh giảm 01 tín chỉ của học phần Chính sách
đối ngoại Việt Nam.
Đề xuất điều chỉnh bổ sung 17 học phần trong đó tập
trung các học phần về lĩnh vực kinh tế, KN mềm, học
21


phần thực tế… nhằm đáp ứng cho việc nâng cao NL cho
SV ngành QTH, loại bỏ và lồng ghép 13 học phần. Thử
nghiệm đào tạo đối với khoá tuyển sinh 2019-2023.
Hai giải pháp thử nghiệm được áp dụng đối với khoá
tuyển sinh 2019-2023, đối với học phần thực tế được áp
dụng từ khoá tuyển sinh 2017-2021. Tuy vậy, việc thực
hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất sẽ đem lại hiệu quả tốt
hơn trong công tác nâng cao NLĐR cho SVTN ngành
QTH
4.5. Tiểu kết chương 4
Trong chương 4, trên cơ sở thực trạng đánh giá NLĐR
của SVTN ngành QTH các khoá tốt nghiệp năm 2017,
2018, 2019 tác giả đã tiến hành đề xuất các giải pháp.
Trong các giải pháp được đề xuất, giải pháp 1 là sơ sở
để phát triển và thực hiện giải pháp 2, đồng thời là tiền đề

cho việc thực hiện các giải pháp 3, 4, 5. Trong đó việc
thực hiện giải pháp 5 cũng là yêu cầu tối thiểu trong công
tác đảm bảo chất lượng CTĐT. Giải pháp 5 là kiểm chứng
lại các giải pháp đã đề xuất; đồng thời khẳng định chất
lượng quá trình đào tạo của Nhà trường.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã đề xuất việc
điều chỉnh CTĐT đảm bảo đáp ứng yêu cầu việc làm tại
đơn vị lao động, điều chỉnh CĐR của CTĐT ngành QTH.
Xây dựng tiêu chí đánh giá NLĐR của SV ngành QTH.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các giải pháp đều cấp
thiết và có tính khả thi cao. Tác giả lựa chọn thử nghiệm
các giải pháp và đã được áp dụng tại Khoa QTH, trường
ĐHNN - ĐHĐN.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu đã xây dựng bộ công cụ đánh giá NLĐR
trên cơ sở CĐR của CTĐT ngành QTH. Qua khảo sát các
22


đối tượng SVTN ngành QTH, NTD, kết quả đã thể hiện
tính tương quan giữa các nhân tố đến KQHT và sự tác
động của các nhân tố đến NL làm việc. Kết quả nghiên
cứu của đề tài “Đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên
tốt nghiệp ngành Quốc tế học ở các trƣờng đại học
Việt Nam” đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau đây:
Về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về CĐR, NL,
đánh giá NLĐR, xây dựng hệ thống NLĐR của SVTN
ngành QTH.
Về thực trạng: Nghiên cứu thực trạng đánh giá NLĐR

của SVTN ngành QTH tại 04 trường đại học ở Việt Nam.
Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu KQHT, xác định hệ thống
NL, lấy ý kiến đánh giá NL đối với SV QTH đang làm
việc tại đơn vị lao động và ý kiến của GV. Phân tích mơi
trường việc làm và cơ cấu ngành nghề của SVTN ngành
QTH. Xây dựng bộ công cụ đánh giá, thử nghiệm và hiệu
chỉnh công cụ. Nghiên cứu tương quan giữa CĐR, NLĐR,
KQHT của SVTN ngành QTH. Kết quả nghiên cứu đáp
ứng các yêu cầu của câu hỏi nghiên cứu đã đề ra.
Về đề xuất giải pháp: Luận án đã đề xuất 05 giải pháp.
Qua khảo nghiệm cho thấy giải pháp được đề xuất có
tính cấp thiết và tính khả thi cao. Vì thế có thể ứng dụng
được vào thực tế công tác đào tạo nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của Nhà trường, nâng cao NLĐR cho
SVTN ngành QTH.
Về những hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu: Cần
nghiên cứu đề xuất thử nghiệm các giải pháp đối với các
trường ĐH có đào tạo ngành QTH
2. Khuyến nghị
- Đối với Bộ GD&ĐT:
Cho phép điều chỉnh quy trình xét công nhận TN của
SV, đưa nội dung đánh giá NLĐR của SV vào là một
23


×