Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá kết quả điều trị bệnh động kinh bằng Natri Valproate tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.61 KB, 3 trang )

35

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
BẰNG NATRI VALPROATE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2018-2019
Nguyễn Thị Sương, Lê Văn Minh, Lâm Ngọc Cẫm
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Động kinh là một bệnh mạn tính đặc trưng bởi sự lặp đi lặp lại các cơn co
giật do sự phóng điện quá mức của tế bào thần kinh. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm bởi vì nếu
không được điều trị tốt, các cơn co giật sẽ tái diễn thường xuyên ảnh hưởng tiêu cực đến việc
phát triển trí tuệ, tâm lý, hành vi.Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc
thì có thể kiểm sốt tốt khoảng 70% bệnh nhân.
Mục tiêu: Mơ tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị bệnh động
kinh bằng Natri Valproate sau thời gian theo dõi 3 tháng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mơ tả cắt ngang có phân tích.Bệnh nhân động kinh
điều trị tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019.
Kết quả:Tuổi trung bình của 125 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 49,6;, nam chiếm tỷ lệ
66,4 %. Người nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ 65,6 %. Đa số người dân sống ở vùng nông thôn
chiếm tỷ lệ 77,6%. Tỷ lệ bất thường EEG là 44,8 %, tỷ lệ bất thường CT Scane não là 53,2%,
trong đó đa số nguyên nhân do đột quỵ, chấn thương và u não. Bệnh nhân đáp ứng với
Natrivalroatesau 3 tháng điều trị là 61,6 %.
Kết luận: Tỷ lệ kiểm soát tốt cơn co giật của bệnh nhân điều trị ngoại trú với Natrivalproate sau 3
tháng là 61, 6 %. Có sự liên quan mật thiết giữa bất thường điện não đồ, tuân thủ điều trị đối với kết
quả điều trị.
ABSTRACT
Background: Epilepsy is a chronic disease characterized by repeated seizures due to excessive
discharge of nerve cells. This condition is especially dangerous because if left untreated, seizures will
recur often negatively affecting intellectual, psychological, and behavioral development. The doctor's
guidance can control about 70% of patients.
Objectives: Description of clinical features, subclinical, risk factors and results of treatment of epilepsy
with Sodium Valproate after time 3-subjects and methodology: Descriptive cross-sectional analysis


with epilepsy patients treated at An Giang Central General Hospital from April 2018 to June 2019.
Result: The average of 125 patients in the study group was 49.6; the male accounted for 66.4%. The
poor and near-poor people account for 65.6%. The majority of people living in rural areas account
for 77.6%. The rate of EEG abnormality is 44.8%, the rate of CT brain abnormalities is 53.2%, of
which most are caused by stroke, trauma and brain tumor. Patients who responded to Natrivalroatesau
3 months of treatment were 61.6%.
Conclusion: The rate of well-controlled seizures of outpatient patients with Natrivalproate after 3
months was 61, 6%. There is a strong association between EEG, adherence to treatment results.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là bệnh phổ biến gặp ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Bệnh gặp ở cả
nam và nữ, từ người trẻ đến người già đều có thể mắc bệnh động kinh. Theo tổ chức y tế thế
giới thì tỷ lệ bệnh động kinh khoảng 0,5% đến 1% dân số .
Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh động kinh dao động từ 0,5 đến 1%, trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ
khoảng 60 %.
Theo số liệu thống kê của ngành y tế An Giang, tính đến năm 2016 số bệnh nhân tâm
thần chung được quản lý còn sống là 2180 thì số lượng bệnh nhân động kinh là 1230 chiếm tỷ lệ
56,4%., một con số rất lớn, trong đó có cả người lớn và trẻ em, bệnh lý đã làm ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống của người bệnh cũng như tác động về mặt kinh tế, xã hội.


36

Không phải tất cả các trường hợp động kinh đều kiểm sốt được tốt, có khoảng 20-30 %
khơng đáp ứng tốt với điều trị.
Trong thời gian qua chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu về điều trị bệnh động
kinh ở An Giang, chính vì vậy chúng tơi muốn góp phần nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị bệnh Động kinh bằng Natri Valproate tại Bệnh viên đa
khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ và đánh giá kết quả điều trị bệnh

động kinh bằng Natri Valproate tại Bệnh viên đa khoa trung tâm An Giang năm 2018-2019.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân
nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân động kinh nhập viện điều trị tại khoa Nội
thần kinh Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán động kinh điều trị tại khoa Nội thần kinh
Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 04 năm 2018 đến tháng 06 năm 2019.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 04
năm 2018 đến tháng 06 năm 2019.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu mơ tả cắt ngang có phân tích.
Cở mẫu và phương pháp chọn mẫu: 125 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đưa vào nghiên
cứu.
III. KẾT QUẢ
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 49,6 tuổi. Nam có 83 trường
hợp chiếm tỷ lệ 66,4 %. Người nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ 65,6 %. Đa số người bệnh có trình
độ dân trí thấp:Mù chữ chiếm tỷ lệ 16,8%, tiểu học chiếm tỷ lệ 43,2%. Người dân sống ở vùng
nông thôn chiếm tỷ lệ 77,6%.
Bệnh nhân mắc bệnh sau 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao 85,6%, số bệnh nhân co giật lần đầu là
38,4%, 2 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 25,6%, mắc bệnh trên 10 năm chiếm tỷ lệ 12 %.
Thời gian xảy ra cơn co giật dưới 2 phút là 28%, kéo dài hơn 2 phút là 33,6 %, có 38,4%
bệnh nhân khơng xác định rỏ thời gian kéo dài của cơn co giật. Có 55,2% bệnh nhân khơng có
yếu tố báo trước cơn co giật sẽ xảy ra. Trong cơn co giật có 44,8% bệnh nhân mất ý thức.
Bất thường EEG 44, 8 %, bất thường về CT scane não có tỷ lệ là 53,2 %.
Về tiền căn gia đình có 1 trường hợp có người thân bị động kinh chiếm tỷ lệ 0,8 %. Về
tiền sử cá nhân có tiền căn chấn thương là 24 trường hợp chiếm tỷ lệ 19,2%, tai biến mạch máu
não là 37 trường hợp chiếm tỷ lệ 29,6%, nghiện rượu là 6 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,8%.
Kết quả điều trị bằng Natrivalproate sau 3 tháng khống chế hoàn toàn cơn co giật chiếm
tỷ lệ 61,6%.

IV. BÀN LUẬN
Bệnh nhân động kinh điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang đa số là người lớn
tuổi. Trình độ dân trí thấp, mù chữ và học hết tiểu học chiếm tỷ lệ 60 % chính vì vậy đa số bệnh nhân
lúc chưa bệnh đều làm nghề lao động chân tay và sống chủ yếu ở vùng nông thôn.
Tiền căn bệnh nhân đa số là di chứng tai biến mạch máu não, u não, chấn thương và nghiện
rượu.
Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tốt với Natrivalproate không xảy ra cơn co giật nào sau 3 tháng
uống thuốc là 61,6%.
Bệnh nhân là nữ, bệnh nhân sống ở thành thị, bệnh nhân làm nghề lao động trí óc, có
kinh tế khá giàu, có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm đáp ứng với điều trị tốt hơn bệnh nhân có
giới tính nam, bệnh nhân sống ở vùng nơng thơn, làm nghề lao động chân tay, có thu nhập thấp,
bênh nhân mắc bệnh hơn 1 năm. Tuy nhiên các sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.


37

Bất thường về điện não đồ và tuân thủ điều trị kém đáp ứng không tốt với điều trị và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P< 0,05.
V. KẾT LUẬN
Bệnh nhân động kinh nhập viện điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang
với triệu chứng chính là co giật, cơn co giật xảy ra tự nhiên khơng có yếu tố tác động là 68%, đa số
khơng có biểu hiện tiền triệu. Bất thường điện não đồ dạng sóng lan tỏa sau cơn động kinh, kết quả CT
scane bấtt thường hầu hết là hình ảnh của tai biến mạch máu não, sau chấn thương và u não.
Tỷ lệ kiểm soát tốt cơn co giật của bệnh nhân điều trị ngoại trú với Natrivalproate sau 3 tháng
là 61, 6 %. Có sự liên quan mật thiết giữa bất thường điện não đồ, tuân thủ điều trị đối với kết quả điều
trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Quang Cường, (2005), Nghiên cứu dịch tể học động kinh và đề xuất 1số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại
Thành Phố Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Chương (2016), “ Động kinh” Thực hành lâm sàng thần kinh học, Nhà xuất bản y học Hà Nội.

3. Nguyễn Anh Dũng, (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của động kinh ở người trưởng thành tại khoa thần
kinh bệnh viện Bạch Mai.
4. Nguyễn Văn Danh,( 2007), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và điều trị động kinh ở một cộng đồng dân cư thuộc
huyện Gia Bình, tỉnh Bác Ninh.
5. Nguyễn Văn Đồng (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh động kinh tại Bệnh
viện đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2016-2017, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Y dược Cần
Thơ
6. Đặng Tiến Hải, Nhận xét 1 số đặc điểm lâm sàng và điện não đồ của bệnh nhân động kinh ở người cao tuổi tại bệnh viện tâm
thần Ninh Bình, Y học thực hành 821, số 5 năm 2012.
7. Nguyễn Văn Hướng, (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh là
người trưởng thành.
8. Dương Huy Hoàng, (2009), Nghiên cứu 1 số đặc điểm dịch tể, lâm sàng động kinh, tình hình quản lý bệnh nhân động kinh
tại tỉnh Thái Bình.
9. Bảo Hùng, (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của trầm cảm và các
yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh điều trị nội trú. số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý, điều trị bệnh nhân tại Thành
phố Hà Nội.
10.Vũ Anh Nhị, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị cơn động kinh đầu tiên ở người trường thành, , tạp chí y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 17, phụ bản số 1 năm 2013.



×