Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.84 KB, 7 trang )

250

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LIPID MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT
Nguyễn Thiện Tuấn

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ rối loạn lipid máu (RLLP), tìm hiểu một số yếu tố
liên quan với RLLP ở bệnh nhân tăng huyết áp (THA) nguyên phát. Đối tượng và
phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả trên 315 bệnh nhân từ 20 tuổi
có THA nguyên phát tại Khoa Khám bệnh, Bệnh Viện đa khoa trung tâm An Giang.
Khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm theo bộ thu thập số liệu. Kết quả: Tỉ lệ RLLP
ở bệnh nhân THA nguyên phát 81,3%. Thừa cân- béo phì (p=0,03; OR=2,2), tăng acid
uric máu (p=0,001;OR=6,36), khơng vận động thể lực (p=0,002; OR=2,1) có liên
quan với RLLP ở bệnh nhân THA nguyên phát. Kết luận: RLLP máu ở bệnh nhân THA
nguyên phát khá cao. Thừa cân- béo phì, tăng acid uric máu, khơng vận động thể lực
là yếu tố nguy cơ RLLP máu.
ABSTRACT
Survey of some factors related to dyslipidemia in patients with primary hypertension
Objectives of the study: To determine the rate of dyslipidemia , to find out some
factors related to dyslipidemia in patients with primary hypertension. Study subjects
and methods: A cross-sectional study, describing 315 patients aged 20 years with
primary hypertension at the Department of Ambulatory, An Giang General Hospital.
Clinical examination and data collection. Results: The rate of dyslipidemia in patients
with hypertension was 81.3%. Overweight (p=0.03, OR= 2.2), hyperuricemia
(p=0.001, OR=6.36), lack of physical activity (p=0.002, OR= 2,1) associated with
dyslipidemia in hypertensive patients. Conclusion: The rate of dyslipidemia in patients
with hypertension is quite high. Overweight-obesity, hyperuricemia, and lack of
physical activity are risk factors for dyslipidemia.



251

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim mạch chiếm 1/3 nguyên nhân gây tử vong và góp phần gia tăng gánh nặng
trên tồn cầu[1]. Khoảng 1 triệu người tử vong hàng năm do BTM ở Hoa Kỳ. Có nhiều
yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch, trong đó tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái
tháo đường….đã được xác định rõ, có thể là do sự thay đổi trong lối sống như ít hoạt
động thể lực, thói quen ăn uống nhiều chất béo, ngọt, hút thuốc lá, cũng như stress
trong công việc hàng ngày. Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho
quá trình hình thành và phát triển xơ vữa động mạch[5]. Tăng huyết áp làm tổn thương
nội mạc thành động mạch tạo điều kiện lắng tụ các phân tử cholesterol, dẫn đến xơ vữa
động mạch[4]. Từ những vấn đề đó, chúng tơi nghiên cứu đề tài trên.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ RLLP ở bệnh nhân THA nguyên phát.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với RLLP máu ở bệnh nhân THA nguyên phát.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện
ĐKTT An Giang, từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân từ 20 tuổi trở lên, hiện đang được điều trị
hoặc mới được chẩn đoán THA theo tiêu chuẩn JNC VII[4] .
Tiêu chuẩn loại trừ: Nghi ngờ THA thứ phát. Một số các bệnh lý liên quan với
RLLP máu: suy giáp, bệnh lý gan mật, hội chứng thận hư, đái tháo đường và bệnh lý
về cơ, bệnh thận mạn từ giai đoạn 4-5. Có thai, cho con bú.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang, mô tả
Cỡ mẫu :
p(1-p)
n= Z


2
1-α/2

------------= 310 (→315);

Z

1-α/2

= 1,96 (KTC 95%); p= 71,67%


252

c

2

(p-Tỉ lệ RLLP/THA)[3]; c =5%

Nội dung nghiên cứu:
Tuổi : 4 nhóm (< 50; 50-59; 60-69; ≥ 70 ); Giới : nam, nữ
Tỉ lệ rối loạn lipid máu: bệnh nhân có một trong các thành phần dưới đây gọi là
RLLP ( NCEP ATP III)
Lipid máu

Gía trị (mg% / mmol/L)

Cholestrol tp


≥ 200 (5,2)

LDL-C

≥ 130(3,34)

Triglyceride

≥ 150( 1,7)

HDL-C

< 40 (1,1)

Một số yếu tố liên quan đền RLLP: BMI (thừa cân–béo phì khi BMI ≥
23kg/m2), vịng eo ( béo phì trung tâm khi vịng eo≥90cm/nam; ≥80cm/nữ), acid uric
máu( tăng khi uric máu ≥428mmol/L), hút thuốc lá ( khi hút ít nhất 10 điếu/ ngày, liên
tục ít nhất 5 năm, hiện đang hút), vận động thể lực(đi bộ hoặc chạy xe đạp trong 30
phút /ngày ít nhất 5 ngày trong tuần).
Phương pháp thu nhập mẫu: Khám bệnh, đo chiều cao cân, cân nặng, vòng eo, thực
hiện một số các xét nghiệm theo mẫu phiếu thu thập số liệu.
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS
16.0. Sự khác biệt có YNTK khi p < 0,05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 315 bệnh nhân THA nguyên phát, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau:
nam (54,3%) chiếm cao hơn nữ (43,7%), nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 60-69 tuổi
(54,9%), tuổi trung bình là 57,7±13,3. Tỉ lệ rối loạn lipid máu là 81,3%.
Các yếu tố liên quan
Bảng 3.1: Liên quan BMI với rối loạn lipid máu
BMI



RLLP
Khơng

OR
p

OR
p ( hiệu chỉnh)


253

Thừa cân-béo phì
Khơng thừa cân –béo phì

144
87,8%
112
74,2%

20
12,2%
39
25,8%

OR = 2,5
p=0,002


OR=2,2
p= 0,03

Bảng 3.2: Liên quan vòng eo với rối loạn lipid máu
Vòng eo

RLLP

Khơng

Béo phì trung tâm
Khơng Béo phì trung tâm

100
89,3%
112
76,8%

12
10,7%
39
23,3%

OR
p

OR
p ( hiệu chỉnh)

OR = 2,5

p=0,008

OR=1,1
p= 0,82

Bảng3.3: Liên quan axid uric máu với rối loạn lipid máu
Acid uric máu

RLLP

Khơng

Tăng

74
94,9%
182
76,8%

Khơng

4
5,1%
55
23,2%

OR
p

OR

p ( hiệu chỉnh)

OR
= OR =6,39
5,59
p= 0,001
p=0,001

Bang3.4. Liên quan hút thuốc lá và rối loạn lipid máu
Hút thuốc lá



RLLP

Khơng
38
88,4%
218
80,1%

Khơng

5
11,6%
54
19,9%

OR
p


OR
p ( hiệu chỉnh)

OR
= OR =3,07
1,88
p= 0,08
p=0,199

Bảng 3.5: Liên quan vận động thể lực với rối loạn lipid máu
Vận động thể lực

RLLP

Khơng
133
41

OR
p

OR
p ( hiệuchỉnh)


254


Khơng


76,4%
123
87,2%

23,6%
18
12,8%

OR = 2,1
p =0,016

OR =2,8
p= 0,002

BÀN LUẬN
Tỉ lệ rối loạn lipid máu: 81,3% thấp hơn Huỳnh Minh Ngọc [6] là 86,2% vì đối tượng
trong nghiên cứu chúng tơi chỉ có tăng huyết áp, loại trừ đái tháo đường, bệnh góp
phần làm gia tăng tỉ lệ RLLP. So sánh với Trần Thị Mỹ Loan (71,6%)[3], Nguyễn Hửu
Long (63%)[2], tỉ lệ này cao hơn có thể do đối tượng, cở mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán
RLLP máu khác nhau.
Các yếu tố liên quan với rối loạn lipid máu
Nhóm thừa cân–béo phì (TCBP) có RLLP máu chiếm 87,8% trong khi nhóm
khơng TCBP có RLLP chiếm 74,2%; OR=2,5; p=0,002 (Bảng 3.1), kết quả TCBP
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Nguyễn Hữu Long (75%) [2], và thấp hơn
Huỳnh Minh Ngọc( 97,5%) [6] , do đối tượng tham gia nghiên cứu khác nhau,. Sau khi
hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ khác OR = 2,2 và p= 0,03. Có thể nói TCBP có
nguy cơ RLLP máu hơn không TCBP trên bệnh nhân tăng huyết áp. Vòng eo là một
chỉ số đánh giá béo phì trung tâm (BPTT), hiện nay được quan tâm nhiều. Nhóm BPTT
có RLLP chiếm 89,3% cao hơn nhóm khơng BPTT có RLLP (76,8%) với OR=2,5;

p=0,008 (Bảng 3.2). Tuy nhiên sau khi hiệu chỉnh p=0,82 khơng có ý nghĩa thống kê.
Tác giả Anoop Misra[8] nhận thấy người có BPTT có RLLP cao hơn người không
BPTT (73% so với 61%) và nguy cơ ĐTĐ típ 2 và bệnh mạch vành cao hơn. Tăng uric
máu, tỉ lệ RLLP máu 94,9%, cịn khơng tăng uric máu 76,8%, với OR= 5,59; p=0,001,
sau khi hiệu chỉnh OR=6,36; p= 0,001(Bảng 3.3). Như vậy có mối liên quan giữa tăng
uric máu và RLLP máu, kết quả tăng uric máu cao hơn kết quả Nguyễn Hửu Long
(78,2%) do chúng tơi khảo sát trên người có tăng huyết áp. Deepti A.Lokanath[9] cho
thấy tăng acid uric máu có tỉ lệ các thành phần lipid máu cao khác biệt với người acid
uric bình thường (p=0,033). Điều này chứng tỏ tăng acid uric máu làm tăng nguy cơ


255

RLLP máu. Hút thuốc lá( HTL) có RLLP chiếm 88,4% cao hơn nhóm khơng HTL
80,1% với p=0,199 (Bảng 3.4). Kết quả náy tương đồng với Huỳnh Minh Ngọc
(p>0,05). D. Haj Mouhamed[10], Preeti Sharma[11] cho thấy số điếu thuốc hút trong
ngày càng nhiều và thời gian HTL càng dài thì càng làm tăng cholesterol, triglycerid,
LDL-C và giảm HDL-C, sự khác biệt có YNTK p<0,05 giữa người HTL và khơng
HTL đối với RLLP máu có tăng LDL-C. Vận động thể lực (VĐTL) có tỉ lệ RLLP máu
76,8%, nhóm khơng vận động thể lực có 87,3 % RLLP, p=0,016. Như vậy VĐTL có
liên quan với RLLP máu. Sau khi hiệu chỉnh OR=2,8; p=0,002 (Bảng 3.5). Kết quả này
tương đồng với Huỳnh Minh Ngọc và Nguyễn Hữu Long. Vì vậy để giảm nguy cơ
RLLP máu chúng ta cần vận động thể lực.
KẾT LUẬN
Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân THA nguyên phát khá cao. Thừa cân- béo phì,
tăng acid uric máu, khơng vận động thể lực là yếu tố nguy cơ rối loạn lipid máu.


256


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn
lipid máu 2015, Nhà xuất bản y học.
2. Nguyễn Hữu Long (2011), “ Rối loạn lipid máu: tỉ lệ mắc và kiến thức, thái độ thực
hành ở cán bộ thuộc diện quản lý của ban bảo vệ sức khỏe tỉnh đồng nay”, Y học thành
phố Hồ Chí Minh, tập15(2), tr 36-43.
3. Trần Thị Mỹ Loan, Trương Quang Bình (2009), “Tương quan giữa chỉ số khối cơ
thể và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh,
tập13(1), tr.61-66.
4. Hội Tim Mạch Việt Nam (2008), Khuyến cáo 2008 về chẩn đoán và điều trị bệnh lý
tim mạch và chuyển hoá, Nhà xuất bản y học.
5. Võ Thành Nhân (2011), “ Hiệu quả điều trị và an toàn của chất ức chế men HMGCoA reductase (statin) trong thực hành lâm sàng”, Chuyên đề tim mạch học.
6. Huỳnh Minh Ngọc (2014), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và đánh giá kết qủa điều
trị của rosuvastatin ở bệnh nhân THA nguyên phát tại Bệnh viện đa khoa trung ương
Cần Thơ, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường ĐH Y dược Cần Thơ.
7. Nguyễn Thanh Hiền, Thượng Thanh Phương (2014), “ Khuyến cáo lâm sàng về xử
trí tăng huyết áp trong cộng đồng (ASH/ISH)”, Chuyên đề tim mạch học.
8. Anoop misra(2013),”Obesityand Dyslipidemia in South Asians “ Neutrients, 5,
2708-2733.
9. Deepti A. Lokanath (2014), “Association of Hyperuricemia and Dyslipidemia –A
Potent Cardivascular Risk Factor “, Journal Of Medical Science And Clinical
Reseach,Vol 2(6).
10.D.Haj

Mouhamed

(2013),“Association

between


cigarette

smoking

and

dyslipidemia ”, Elsevier Masson SAS.
11.Preeti

Sharma

(2016) “Dyslipidemia

Among

Pharmaceutical And Clinical Reseach, Vol 9(4).

Smoker”Asian Journal

Of



×