Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã mường lống huyện kỳ sơn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LẦU Y SỀNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG LỐNG,
HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chun ngành
: Phát triển nơng thơn
Khoa
Khóa học

: Kinh Tế & PTNT
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LẦU Y SỀNH



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG LỐNG,
HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Lớp
Khoa

: K45 - PTNT - N02
: Kinh Tế & PTNT

Khóa học
GVHD

: 2013 - 2017
: TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được
sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế &
Phát triển nông thôn - Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Tác động của biến đổi khí hậu đến tình hình sản xuất
nơng nghiệp trên địa bàn xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An”. Sau
một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp của em
đã hồn thành.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới thầy, cô giáo trong khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
tận tình giảng dạy và hướng dẫn em. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô giáo Bùi Thị Thanh Tâm là người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp
đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Em xin chân thành cám ơn đến các bác, chú, anh chị làm việc tại Phịng
Tài ngun Mơi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập tại phòng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hồn thiện
nhưng khóa luận vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn.
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên
Lầu Y Sềnh

năm 2017


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục
trong thế kỷ 20 (°C) ............................................................................ 13
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai xã Mường Lống giai đoạn 2014-2016 . 23
Bảng 4.2: Tình hình kinh tế của xã qua 3 năm 2014 - 2016 .......................... 28
Bảng 4.3: Dân số và lao động xã Mường Lống giai đoạn 2014-2016 ........... 31
Bảng 4.4: Lượng mưa trung bình tháng và năm của xã
giai đoạn 2014-2016 (mm) ................................................................. 34
Bảng 4.5: Tình hình trồng trọt của xã Mường Lống giai đoạn 2014 - 2016 .. 36
Bảng 4.6: Tình chăn nuôi của xã Mường Lống giai đoạn 2014 -2016 .......... 37
Bảng 4.7: Tình hình ni trồng thủy sản của xã Mường Lống giai đoạn
(2014-2016) ........................................................................................ 38
Bảng 4.8: Tình hình lâm nghiệp của xã giai đoạn (2014-2016)..................... 39
Bảng 4.9: Tình hình sâu bệnh ở lúa của xã Mường Lống
giai đoạn (2014 -2016) ....................................................................... 41
Bảng 4.10: Tình hình thiệt hại của xã Mường Lống giai đoạn 2014 - 2016 .. 43
Bảng 4.11: Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2014 - 2016 ............ 45
Bảng 4.12: Thống kê chăn nuôi của xã giai đoạn (2014 -2016) .................... 46
Bảng 4.13: Tình hình thiệt hại với ngành chăn nuôi trong năm 2014-2016 ... 48
Bảng 4.14: Lượng vacxin tiêu thụ giai đoạn (2014 -2016) ............................ 48
Bảng 4.15: Ý kiến của người dân đánh giá biến đổi khí hậu trong những năm
gần đây ............................................................................................... 53
Bảng 4.16: Mức độ quan tâm đến BĐKH của nhóm điều tra ........................ 54
Bảng 4.17: Số hộ và tỷ lệ hộ nghe thông tin về BĐKH qua phương tiện
thông tin ............................................................................................. 55


iii

Bảng 4.18: Tình hình nguồn thu nhập chính của xã Mường Lống

giai đoạn (2014 - 2016) ...................................................................... 56
Bảng 4.19: Cơ cấu hộ sản xuất nông nghiệp được phỏng vấn của ................ 56
Bảng 4.20: Đánh giá chất lượng, lượng cấp nước sử dụng sản xuất của các
hộ được phỏng vấn ở xã Mường Lống ................................................ 57
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu qua nhận xét của người dân ..... 58
Bảng 4.22: Ý kiến người dân về thích ứng và phịng ngừa BĐKH
tới sản xuất nơng nghiệp ..................................................................... 59


iv

DANG MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Bản đồ xã Mường Lống ................................................................ 22
Hình 4.2: Tác động của BĐKH đối với nơng nghiệp .................................... 40
Hình 4.3: Thể hiện sản xuất nơng nghiệp của xã Mường Lống ..................... 57


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐKH:

Biến đổi khí hậu

Bộ TN&MT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
GDTX:

Giáo dục thường xuyên


IPCC:

(Intergovernmental Panel on Climate Change) Ủy ban
Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu

KNK:

Khí nhà kính

LHQ:

Liên hiệp quốc

LMLM:

Lở mồm long móng

NN&PTNT: Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn
TD-TT:

Thể dục - Thể thao

THPT:

Trung học phổ thông

UBND:

Ủy ban nhân dân


UNFCCC:

(United Nations Framework Convention on Climate
Change) Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANG MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................... vi
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu ............................................. 4
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp ................................................... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 12
2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp của

một số nước trên thế giới .............................................................................. 12
2.2.2. Tình hình biến đổi khí hậu của Việt Nam .......................................... 16
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 20


vii

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 20
3.2. Địa điểm thực tập và thời gian thực hiện ............................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, thông tin thứ cấp.................... 20
3.4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh ...................................... 21
3.4.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ...................................... 21
3.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................. 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 22
4.1.2. Tình hình về kinh tế - xã hội của xã .................................................... 28
4.2. Thực trạng sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An ......................... 33
4.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu của xã Mường Lống ................................. 33
4.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp .......................................................... 35
4.3. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nơng
nghiệp tại xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An ............................ 39
4.3.1. Tác động đến ngành trồng trọt ............................................................ 40
4.3.2. Biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động chăn ni gia súc ................ 45

4.3.3. Biến đổi khí hậu tác động đến lâm nghiệp .......................................... 49
4.3.4. Biến đổi khí hậu tác động đến nuôi trồng thủy sản ............................. 51
4.4. Nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ... 53
4.5. Các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu ......................... 59
4.5.1. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt .... 59
4.5.2. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực chăn nuôi
gia súc .......................................................................................................... 61


viii

4.5.3. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp . 61
4.5.4. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực ni trồng
thủy sản ........................................................................................................ 62
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 63
5.1. Kết luận ................................................................................................. 63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 65
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 65
II. Tài liệu internet........................................................................................ 66
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của tồn cầu. Ở
Việt Nam với vị trí địa lí bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với biển Đông đang

là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Theo tình hình hiện
nay thì biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia tang nhiệt độ
lên 10C trong vòng thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu hiệu thay đổi.
Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm đi dần đến các sự
kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên, Việt Nam phải hứng chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hơn trước.
Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang này càng gia tang và có
tính chất bất thường hơn. Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực
đoan đang tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản
xuất mà biểu hiện rõ nhất trong ngành nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu
như vậy, sản xuất nơng nghiệp đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây
trồng hợp lí thích nghi với mơi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh
hưởng theo hướng xấu.
Ở nước ta, nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp để nuôi
sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan
trọng tong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác
phát triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước. Với ý
nghĩa đó, sản xuất nơng nghiệp cần được qua tâm trước thực trạng biến đối
khí hậu hiện nay.
Theo kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT 2011, nếu nước biển dâng 1m,
khoảng 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích đồng


2

bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền
Trung có nguy cơ bị ngập.
Xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn,tỉnh Nghệ An cũng là địa phương chịu
ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp. Chính vì vậy, để

hiểu biết hơn về diễn biến của việc thay đổi khí hậu trên địa bàn huyện thì
việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến tình hình sản xuất nơng nghiệp là
việc làm cần thiết.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn tên đề tài “Tác động của biến đổi khí
hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mường Lống,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An’’ làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng về những tác động của biến đổi khí hậu đến
hoạt động sản xuất nơng nghiệp của người dân trên địa bàn trong thời gian
qua. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH
đến sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Mường Lống, huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Một số đặc điểm về hoạt đông sản xuất nông nghiệp của người dân
trên địa bàn xã Mường Lống
- Thực trạng về những vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay
- Những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp
của người dân trên địa bàn xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá những tác động của BĐKH (nhiệt độ, lượng mưa, bão & áp
thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt) đến tình hình sản xuất nơng nghiệp.
- Đưa ra các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực
nông nghiệp.


3

1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Khóa luận có thể giúp sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức đã
học vào trong thực tiễn.
- Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Khóa luận là tài liệu cơ sở cho địa phương có những giải pháp để ứng
phó những biến đổi của khí hậu. Đồng thời là cơ sở để đưa ra được kịch bản
khí hậu của địa phương trong những năm tới.
- Khóa luận là tài liệu tham khỏa cho các bạn sinh viên và những ai qua tâm.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.1.1. Khái niệm khí hậu, thời tiết, biến đổi khí hậu
- Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó.
Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục, hoặc trên phạm
vi toàn cầu trên cơ sở một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên).
- Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm nhất định, được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ, gió, mưa.
Các hiện tượng nắng, gió, mưa, mây, nóng, lạnh… thường thay đổi nhanh
chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể dự báo được
hàng ngày, hàng giờ, hay dài hơn đến một tuần.
- Biến đổi khí hậu là “sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là từ vài
thập kỷ hoặc dài hơn”.
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH: “BĐKH là những

ảnh hưởng có hại của BĐKH, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc
sinh học gây là ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc hoạt động của các
hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
a. Do tự nhiên
- Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên gồm thay đổi cường
độ ánh sáng của mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời (sunsports), các
hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.


5

- Với sự xuất hiện của các sunsports làm cho cường độ tia bức xạ mặt
trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất
làm thay đổi bề mặt trái đất (Nguồn: NASA). [5]
- Sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ
khi tạo thành mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ ánh sáng của mặt trời
đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài thì sự
thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời là không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
- Núi lửa phun trào: khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi, tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng lớn đến khí hậu
trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí khi được phun ra bởi núi
lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không
gian vài vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
- Đại dương ngày nay: các đại dương là một thành phần chính của hệ
thồn khí hậu. Dòng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành
tinh. Thay đổi trong lưu lượng đạo dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu trơng

qua sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.
- Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất: trái đất quay quanh mặt trời với
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,50. Thay đổi độ nghiêng của quỹ
đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ cực kỳ nhỏ có
thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy ảnh hưởng khơng lớn đến BĐKH.
- Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự
nhiên đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ q khứ
đến hiện tại. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Uỷ Ban Liên Chính
Phủ về BĐKH thì ngun nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động
con người.


6

b. Do các hoạt động con người
- Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ trái đất
tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu do các hoạt động của con
người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,…)
phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải,… và thay đổi mục
đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông
nghiệp và nạn phá rừng. Ngồi ra cịn các hoạt động khác như đốt sinh khối,
sản phẩm sau thu hoạch.
- Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động
của con người của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố qua các năm sau:
+ Trong báo cáo của IPCC 1995: Cho rằng hoạt động con người chỉ
đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH. [13]
+ Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi nhà nghiên cứu thực hiện các
nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp
vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH. [13]
+ Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực

hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp 90% nguyên nhân gây
ra BĐKH. [3]
+ Và theo bản báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động
con người đóng góp 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được công
bố vào năm 2013. [3]
2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Các biểu hiện của sự BĐKH bao gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho mơi
trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn đến sự ngập úng các
vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.


7

- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các
vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của q trình hồn lưu khí quyển.
chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển.
2.1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu
* Đến tài nguyên nước:
- BĐKH làm suy thối tài ngun nước trên các lưu vực sơng, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới đời sống và hoạt động sản xuất của người dân.
- Có nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa.
- Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa
khơ, gây khó khăn cho việc cung cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.

* Đến môi trường:
- Sự tăng nước biển sẽ làm nhiễm mặn các vùng ven biển, môi trường
nước mặt bị ô nhiễm nặng nề.
- Nhiệt độ tăng lên làm tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng và NO-3
độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.
- Làm thay đổi chu trình C trong đất làm mơi trường đất thay đổi theo
xu hướng bất lợi cho thực vật và vi sinh vật.
- Làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gây độc trực tiếp cho con
người và động vật.
* Đến nông lâm ngư nghiệp và an ninh lương thực:
- Đối với sản xuất nơng nghiệp:
+ Có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo
trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng.


8

+ Ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng
khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
+ Làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các
hiện tượng thời tiết nguy hiểm làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng
và vật nuôi.
+ Gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp.
- Đối với sản xuất lâm nghiệp:
+ Chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
+ Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật tăng, một số lồi động,
thực vật q hiếm có thể bị suy kiệt.
+ Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng,
phát triển sâu bệnh, dịch bệnh.
- Đối với thủy sản:

+ Nước biển dâng làm chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi làm
các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút.
+ Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loại cá
có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn.
- Đến năng lượng
- Đến công nghiệp và xây dựng
- Đến giao thơng vận tải
- Đến văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại
- Đến sức khỏe con người
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp
- Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà
con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra


9

sản phẩm như lương thực, thực phẩm,… để thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Nơng nghiệp theo nghĩa rộng cịn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp
(Nguồn: Giáo trình “kinh tế nông nghiệp”, Phạm Quang Tuấn). [15]
- Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự
nhiên. Các điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ
mặt trời… trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì
đây là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên; là ngành sản xuất mà
việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngồi ra
sản xuất nơng nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh
tác cịn thơ sơ và lạc hậu.
2.1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và khơng thể thay thế, cần phải
duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí và tiết kiệm.

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải
hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
- Sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp
lý, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dịch vụ, làng nghề,… tận dụng
thời gian dỗi.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là
cây trồng, vật nuôi.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nơng nghiệp trở thành ngành sản xuất
hàng hóa.
2.1.2.3. Yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
a. Các yếu tố tự nhiên
- Tài nguyên đất: Đất là tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất không thể
thiếu trong nông nghiệp.


10

- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu phù hợp và thuận lợi cho phép phát triển
nền nông nghiệp phù hợp. Khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa nên là
điều kiện để phát triển nông nghiệp quanh năm đa dạng và phong phú không
bị gián đoạn như các nước ơn đới.
- Tài ngun nước: Trong nơng nghiệp thì tài ngun nước đóng vai trị
rất quan trọng nó là cơ sở để sinh trưởng và phát triển cho nền nơng nghiệp.
Ơng bà ta xa xưa đã có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để cho
thấy vai trò quan trọng của nước.
- Tài nguyên sinh vật: Nguồn tài nguyên động thực vật phong phú là
điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhân giống thuần chủng và lai tạo giống mới
có năng suất cao và chống chịu hạn hán tốt.
b. Các yếu tố kinh tế - xã hội
* Dân cư và lao động ảnh hưởng đến nông nghiệp dưới dạng hai góc độ: là

lực lượng sản xuất và là nguồn tiêu thụ các nông sản
- Lực lượng sản xuất:
+ Nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển theo
chiều rộng (mở rộng diện tích khai hoang…) và theo chiều sâu (thâm canh,
tăng vụ,..).
+ Nguồn lao động được xem xét trên hai mặt: Số lượng và chất lượng
(trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực,…).
- Nguồn tiêu thụ:
Được xem xét ở tất cả các mặt như sau: truyền thống, tập quán ăn uống,
quy mô dân số với khả năng sản xuất lương thực thực phẩm.
* Khoa học - Cơng nghệ: Là địn đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
Nhờ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật con người hạn chế
được ảnh hưởng của tự nhiên tạo ra sự chủ động trong hoạt động nông nghiệp.


11

Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn theo
hướng CNH, hình thành vùng chun canh: lúa, rau,…
Các biện pháp kỹ thuật được sử dụng trong nơng nghiệp như sau:
+ Điện khí hóa
+ Cơ giới hóa
+ Thủy điện hóa
+ Hóa học hóa
+ Sinh học hóa
Nếu được áp dụng rộng rãi thì năng suất trên một đơn vị diện tích và
của một người lao động sẽ được nâng cao.
- Quan hệ sở hữu và chính sách nông nghiệp
Ảnh hưởng rất lớn tới con đường phát triển và các hình thức sản xuất
nơng nghiệp. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở mỗi quốc gia thường

gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nơng nghiệp.
Ví dụ: Ở Việt Nam chính sách khốn 10, chương trình giao đất giao
rừng cho các hộ nơng dân… thúc đẩy nền nông nghiệp [hát triển mạnh mẽ.
- Nguồn vốn và thị trường tiêu thụ
Tác động mạnh đến sản xuất nơng nghiệp và giá cả nơng sản.
+ Có vai trị to lớn đối với q trình phát triển và phân bố nông nghiệp
nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam.
+ Nguồn vốn tăng nhanh được phân bố và sử dụng có hiệu quả tác động
đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt xa bờ, đưa tiến bộ khoa học và
công nghệ vào nông nghiệp…
+ Có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng
nơng nghiệp chun mơn hóa.


12

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của
một số nước trên thế giới
Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC),
đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40OC tới 5,80OC. Sự nóng
lên của 12 bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm
mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn
chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp.
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trường trên
phạm vi tồn thế giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ
tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực
nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến
nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống KT-XH

trong tương lai.
- Biến đổi nhiệt độ
+ Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có xu
hướng tăng lên rõ rệt (bảng 2.1). Độ lệch chuẩn của nhiệt độ trung bình tồn
cầu là 0,24°C, sai khác lớn nhất giữa 2 năm là 0,29°C (giữa năm 1976 và năm
8 1977), tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ cả thế kỷ là 0,75°C, nhanh hơn
bất kì thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ thế kỷ 11 đến nay.
+ Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ trung bình của Bắc cực gấp đơi mức
tăng nhiệt độ trung bình tồn cầu.
+ Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết
quả là giảm số đêm lạnh và tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm
đi chừng 0,07°C mỗi thập kỷ.[6]


13

Bảng 2.1: Diễn biến của chuẩn sai nhiệt độ trên các châu lục trong
thế kỷ 20 (°C)
Khu vực

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bắc Mỹ

-0.2

-0,3

0,2


0.3

0,2

0,1

0,0

0,2

0,5

0,7

Nam Mỹ

-0,1

-0,2

0,0

0,2

0,1

0,2

0,1


0,0

0,2

0.4

Châu Âu

-0,2

-0,1

0,0

0,1

0,2

0,0

0,1

0,0

0,4

0,8

Châu Phi


-0,1

0,0

0,1

0,1

0,0

0,0

0,0

0,3

0,5

0,7

Châu Á

-0,2

0,0

0,0

0,1


0,1

0,1

0,0

0,3

0,7

0,9

Châu Úc

0,1

-0,1

0,0

0,0

-0,2

0,1

0,1

0,3


0,5

0,5

Toàn Cầu

-0,2

0,0

0,1

0,2

0,1

0,4

0,4

0,2

0,4

0,7

Lục Địa

-0,2


0,0

0,1

0,2

0,1

0,0

0,0

0,3

0,5

0,8

Đại Dương

-0,2

0,0

0,1

0,2

0,1


0,1

0,1

0,1

0,3

0,6

(Nguồn: Báo cáo đánh giá lần 3 của IPCC, 2013)
- Biến đổi lượng mưa
Trong thời kì 1901-2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau
giữa các khu vực và giữa các tiểu khu vực trên từng khu vực và giữa các thời
đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực.
Ở Bắc Mỹ, lượng mưa tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canada nhưng
lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ
giảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm gần đây.
Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển
Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây.
Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là ở Sahel trong thời
đoạn 1960-1980.
Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số
xu thế là 7.5% cho cả thời kì 1901-2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt
nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của
ENSO.


14


Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền
Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Á và Trung Á.
Trên phạm vi tồn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ
30°N thời kì 1901-2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990.
Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa
có xu thế giảm.[10]
- Hạn hán, lũ lụt
+ Hạn hán: Ở bán cầu Bắc, xu thế hạn hán phổ biến từ giữa thập kỷ
1950 trên phần lớn vùng Bắc Phi, đặc biệt là Sahel, Canada, Alaska. Ở bán
cầu Nam, hạn rõ rệt trong những năm từ 1974-1998.
Ở miền Tây nước Mỹ, mặc dù lượng mưa có xu thế tăng lên trong
nhiều thập kỷ gần đây nhưng hạn nặng xảy ra từ những năm 1999 đến cuối
năm 2004.
+ Lũ lụt: Ở Việt Nam, trong vòng 10 năm gần đây, hầu như hàng năm
đều có lũ lụt nghiêm trọng xảy ra. Nhiều trận lụt lớn xảy ra tại miền Trung và
gây ra tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất ở vùng này. Trận lụt tháng 11 năm
1999 là trận lụt ghi nhiều kỷ lục của một giai đoạn vài chục năm, đặc biệt về
lượng mưa. Trong vòng 245 giờ, lượng mưa ở Huế đạt 1384 mm, là lượng
mưa cao nhất thống kê được trong lịch sử ngành thủy văn ở Việt Nam và chỉ
đứng thứ hai sau kỷ lục thế giới là 1870 mm đo được ở Đảo Reunion ở Thái
Bình Dương vào năm 1952. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lụt lội xảy ra
thường hơn, dặc biệt trận lũ kéo dài trong năm 2000 là trận lũ lớn nhất trong
vòng 70 năm qua.
Năm 2009, theo số liệu của Ban Chỉ đại Phịng - Chóng lụt bão Trung
ương, Việt Nam đã phải chịu ảnh của 11 cơn bão, 4 đợt áp thấp nhiệt đới và
nhiều trận lũ lớn, ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá, sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại về
người và tài sản,… Tổng giá trị thiệt hại do bão, lũ gây ra ước gần 23200 tỷ
đồng, tức là gấp hai lần con số thiệt hại do bão, lũ gây ra năm 2008.



15

Thiên tai đã làm 426 người chết, 28 người mất tích, 1390 người bị
thương cùng nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu và cơng trình cơng
cộng. Năm 2010, cả nước phải hứng chịu 6 cơn bão, 4 đợt lũ lớn lịch sử tại
miền Trung cùng với nắng nóng, hạn hán, rét hại kéo dài đã làm chết và mất
tích 362 người, 490 người bị thương, 6000 ngơi nhà bị phá hủy, gần 500000
ngôi nhà và 300000 ha lúa, hoa màu bị ngập lụt, hư hại. Ước tính thiệt hại về
vật chất khoảng 16000 tỷ đồng.
- Biến đổi của xốy thuận nhiệt đới (XTNĐ)
Trên phạm vi tồn cầu, biến đổi của XTNĐ chịu sự chi phối của nhiệt
độ nước biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của chính XTNĐ.
Ở Đại Tây Dương, từ thập kỷ 1970, có sự gia tăng về cường độ và cả thời
gian của XTNĐ, liên quan đến sự tăng nhiệt độ nước biển ở vùng biển nhiệt
đới. Ngay cả những nơi có tần số giảm và thời gian tồn tại ít đi thì cường độ
XTNĐ vẫn có xu thế tăng lên.
Xu thế tăng cường hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc Thái Bình
Dương, Tây Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.[5]
- Biến đổi nhiệt độ của các vùng cực và bang quyển
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất và có sự suy
giảm khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu.
Các quan trắc từ năm 1978 đến nay cho kết quả là lượng băng trung
bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7 (2.1-3.3)% mỗi thập kỷ.
Băng trên các vùng núi cả hai bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng
kể, Ở bán cầu Bắc, phạm vi băng phủ giảm đi khoảng 7% so với năm 1990 và
nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh viễn tăng lên 30°C so với năm 1982.[5]
- Sự tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
+ BĐKH gây ra những ảnh hưởng lớn đến sản xuất nơng nghiệp trên
tồn thế giới. Tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ báo động, gấp
đôi so với những năm 1970.



×