Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.35 KB, 30 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<i><b>Ngày soạn: 24/10/2019</b></i> <i> </i>
<i><b>Ngày giảng: 7B3:………</b></i> <i> Tuần 11 - Tiết 37</i>
<i><b> Tập làm văn</b></i>
<i><b>1. Kiến thức: - ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.</b></i>
- Những cách lập ý của bài văn biểu cảm thường gặp.
- Học sinh khuyết tật: hiểu được các cách lập ý của văn biểu cảm
<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>
* KNBH: Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
* KNS: - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ trước tập thể. Thể hiện sự tự tin.
- Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng lắng nghe,giao tiếp
<i><b>3. Thái độ: Vận dụng lập ý để tư duy nhanh trong đời sống hàng ngày.</b></i>
<b>4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở</b>
nhà, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các
kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và
nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình
huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong
tiết học),năng lực sử dụng ngơn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp
<i>tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc</i>
lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài
học.
<b>II. Chuẩn bị</b>
- GV: chuẩn kiến thức, soạn giáo án, TLTK, máy chiếu
- HS : chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
<b>III. Phương pháp:</b>
- Phân tích, phát vấn câu hỏi, so sánh,
- Học nhóm cùng phân tích vấn đề.
<b>IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>1- ổn định tổ chức (1’)</b></i>
<i><b>2- Kiểm tra bài cũ (3’) Ktra vở bài tập của Hs</b></i>
<i><b>3- Bài mới </b></i>
<b>Hoạt động 1: Khởi động (1’): </b>
<i><b>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</b></i>
<i><b>- Hình thức: hoạt động cá nhân.</b></i>
<i><b>- PP:thuyết trình. </b></i>
<i>Khi tạo lập văn bản biểu cảm, người tạo lập văn bản biểu cảm cũng phải thực hiện</i>
<i>các bước lập ý cho văn bản của mình. Vậy có những cách lập ý nào trong văn bản</i>
<i>biểu cảm. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.</i>
<i><b>- Mục tiêu: Tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của </b></i>
<i><b>bài văn biểu cảm.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm</b></i>
<i><b>- Phương pháp:phân tích ngữ liệu, phát vấn, </b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não</b></i>
<b>- Gọi HS đọc đoạn văn về cây tre (117)</b>
<i><b>?) Cây tre đã gắn bó với con người VN bởi những cơng </b></i>
<i>dụng của nó như thế nào?</i>
- Chia bùi sẻ ngọt
- Là bóng mát, là khúc nhạc...
- Làm cổng chào, đu tre, sáo diều...
<i><b>?) Để thể hiện sự gắn bó “ cịn mãi” của cây tre, đoạn văn</b></i>
<i>đã nhắc đến những gì ở tương lai? Người viết đã liên</i>
<i>tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào?</i>
- Cây tre gắn bó với con người cả về vật chất lẫn tinh thần
- Tre còn mãi -> bóng mát -> khúc nhạc -> cổng chào -> đu
tre -> sáo diều
- Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng cách nào?
- Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai ->bày
tỏ tình cảm
<i>? Như vậy tg đã lập ý = cách nào cho đoạn văn biểu cảm?</i>
- Liên hệ hiện tại với tương lai
<b>* HS đọc đoạn văn 2 (upload.123doc.net)</b>
<i><b>?) Niềm say mê con gà đất của tg được bắt nguồn từ suy</b></i>
<i>nghĩ nào ?</i>
- Bắt nguồn từ suy nghĩ được hoá thân thành con gà trống
để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai.
<i>? Suy nghĩ này thể hiện khát vọng gì ?</i>
- Thể hiện khát vọng trở thành ngời nghệ sĩ thổi kèn đồng
<i><b>?) Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác</b></i>
<i>giả?</i>
- Suy nghĩ, đánh giá về đồ chơi con trẻ ... trong hiện tại
GV: Suy nghĩ sâu sắc nhất của tg là: đồ chơi ko phải là
những sự vật vô tri vô giác, bởi chúng có linh hồn và nhờ
chúng mà con người có khát vọng vươn tới cái đẹp.
<i><b>?) Qua đoạn văn em cho biết cách lập ý ở đây?</b></i>
- Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
<b>* HS đọc đoạn văn về cô giáo (119)</b>
<i><b>?) Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cơ giáo? Tác giả</b></i>
<i>đã tưởng tượng những gì? Tác dụng?</i>
- Gợi lại kỉ niệm khi cịn đi học
<i>? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo người viết đã làm</i>
<i><b>thường gặp của bài văn</b></i>
<i><b>biểu cảm</b></i>
1. Liên hệ hiện tại với
tương lai
* Khảo sát, phân tích ngữ
liệu/Sgk/117,upload.123do
c.net
* Nhận xét: liên hệ hình
ảnh tre trong tương lai
2. Hồi tưởng quá khứ và
suy nghĩ về hiện tại
* Khảo sát, phân tích ngữ
liệu/Sgk/upload.123doc.ne
t
<i>như thế nào? </i>
- Tưởng tượng tình huống
<i>? Tác giả đã tưởng tượng những gì? Tác dụng?</i>
- Sau này em sẽ tìm cơ giữa đám học trò; đi qua 1 trường
học...em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cơ.
=> Bày tỏ tình cảm chân thành của mình với cơ giáo.
<i>? Tác giả cịn hứa hẹn với cơ giáo những gì ?</i>
- Ko bao giờ em có thể qn được cơ.
* HS đọc đoạn văn về Lũng Cú (119,120)
<i>? Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc đến Cà</i>
<i>Mau cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả thể hiện tình</i>
<i>cảm nào của mình đối với quê hương đất nước?</i> Cùng với
tình cảm đó tác giả cịn bộc lộ niềm mong ước hứa hẹn
nào?
- Liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới mũi Cà
Mau, cực Nam của tổ quốc: Thể hiện tình yêu quê hương
đất nước
<i>? Cùng với tình cảm đó tác giả cịn bộc lộ niềm mong ước</i>
<i>nào?</i>
- Khát vọng thống nhất đất nước của tác giả.
<i><b>?) Qua 2 đoạn văn em cho biết cách lập ý ở đây ?</b></i>
- Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
<b>* HS đọc đoạn văn nói về người mẹ</b>
<i><b>?) Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “u tơi”?</b></i>
- Dáng vẻ, nét mặt
<i><b>?) Hình dáng và nét mặt u tơi được miêu tả như thế nào?</b></i>
<i>Vì sao?</i>
- Đặt thời điểm: đêm tối
- Hình ảnh người mẹ: già cả, - Cái bóng đen đủi; Khn
=> Chứng tỏ người mẹ vất vả, hi sinh vì con...
<i>? Từ đó tác giả đã bộc lộ cảm xúc nào của mình?</i>
- tình yêu thương đối với mẹ
<i><b>?) Để thể hiện tình yêu thương đối với mẹ đoạn văn đã </b></i>
<i>miêu tả chi tiết, tại sao tg lại tả được như thế?</i>
-> nhờ quan sát và suy ngẫm ( khắc hoạ hình ảnh con
người và nêu nhận xét, suy ngẫm)
<i>? Như vậy tg đã lập ý = cách nào cho đoạn văn biểu cảm?</i>
- Quan sát và suy ngẫm
<i><b>?) Qua những VD trên cho biết có những cách lập ý nào </b></i>
<i>trong văn biểu cảm?</i>
- Hs phát biểu. – GV treo bảng phụ chốt các kiến thức cơ
*. Nhận xét: tưởng tượng
của người viết về hình ảnh
cơ giáo
4. Quan sát, suy ngẫm
* Khảo sát, phân tích ngữ
liệu/Sgk/120,121
<i>Nhận xét: quan sát về sự</i>
đổi thay của mẹ và suy
bản
<b>* Học sinh khuyết tật: có mấy cách lập ý thường gặp của</b>
bài văn biểu cảm?
<b>Hoạt động 2(17’)</b>
<b>Hướng dẫn HS luyện tập</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh thực</b></i>
<i><b>hành kiến thức đã học.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: cá </b></i>
<i><b>nhân, nhóm</b></i>
<i><b>- Phương pháp: vấn đáp,</b></i>
<i><b>thực hành có hướng dẫn,</b></i>
<i><b>nhóm</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: chia nhóm</b></i>
- GV phân 2 nhóm thực hiện 2
BT theo yêu cầu hai bước
+ Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Bước 2: Dàn ý
Đề: Cảm xúc về vườn nhà
Đề: Cảm xúc về người thân
Yêu cầu các nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
Viết một đoạn văn theo 4 cách
lập ý đã học
-HS viết – đọc, nhận xét
<b>II. Luyện tập</b>
Đề: Cảm xúc về vườn nhà
+ Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
+ Bước 2: Dàn ý
1) Mở bài: Giới thiệu vườn nhà, tình cảm đối với vườn
nhà
2) Thân bài: Miêu tả vườn, lai lịch vườn
- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình...
- Vườn và lao động của bố mẹ
- Vườn qua 4 mùa...
3) Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà
Đề: Cảm xúc về người thân
1) Mở bài: Giới thiệu người thân và tình cảm đối với
người đó
2) Thân bài: Kể và miêu tả về các sắc thái tình cảm
- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng của 2 người trong
quá khứ
- Niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt,học tập, vui chơi
thể hiện sự gắn bó giữa hai người
- Bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, mong muốn của mình
khi nghĩ về hiện tại và tương lai của người đó
3) Kết bài: Cảm xúc với người đó trong hiện tại và
tương lai
<i><b>4. Củng cố</b><b> (2’)</b><b> : </b></i>
<i><b>- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được</b></i>
<i><b>những mục tiêu của bài học.</b></i>
<i><b>- Phương pháp: vấn đáp </b></i>
- Nêu các cách lập ý trong bài văn biểu cảm
- Trong một bài văn biểu cảm có nhất thiết chỉ sử dụng một cách lập ý không?
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà</b><b> (3’)</b><b> </b></i>
- Nhớ những cách lập ý của bài văn biểu cảm thường gặp. chuẩn bị lập dàn ý cho
đề 2 (129), đề 4 (130). Viết một đoạn văn theo một cách lập ý đã học.
- Soạn : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
<i>+ đọc diễn cảm bài thơ</i>
<i>+ Nhớ được phần phiên âm, dịch thơ</i>
<i>+ tìm hiểu thêm về tác giả</i>
<i>+Tìm thêm những bài thơ có cùng chung đề tài: Trăng và so sánh.</i>
<i>+ PT nghệ thuật đối, sử dụng động từ, và vai trò của câu kết trong bài thơ. Hình</i>
<i>ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.</i>
<i>V. Rút kinh nghiệm</i>
………
………
………
<i><b>Ngày soạn: 24/10/2019</b></i> <i> </i>
<i><b>Ngày giảng: 7B3:………</b></i> <i> Tuần 11 - Tiết 38</i>
<i><b>Văn bản</b></i>
<b> – Lí Bạch –</b>
<b>I. Mục tiêu HS hiểu được</b>
<i><b>1. Kiến thức : - Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc</b></i>
của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
- Học sinh khuyết tật: hiểu được đôi nét về tác giả
<i><b>2. Kĩ năng: </b></i>
- Đọc – hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dich thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác
phẩm.
- Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng đọc, lắng nghe,giao tiếp
<i>* KNS: - Nhận thức được thể thơ và tình yêu qh trong bài thơ.</i>
<i> - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ trước tập thể.</i>
<i><b>3. Thái độ: </b></i>
<i> 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất</i>
lượng , Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình
thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức
đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác
phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá
trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngơn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng
<i>lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong</i>
việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức
bài học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>
- GV- nghiên cứu chuẩn KTKN, SGK, SGV, bài soạn,máy chiếu
- HS: tìm hiểu tác giả, soạn bài
<b>III. Phương pháp:</b>
- Phát vấn câu hỏi, phân tích, so sánh, giảng bình, nêu vấn đề, động não, trình bày
1’, cặp đơi chia sẻ
<b>IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>1- ổn định tổ chức (1’)</b></i>
<i><b>2- Kiểm tra bài cũ (4’)</b></i>
<b>? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Xa ngắm thác Núi Lư” và cảm nhận về cảnh thác</b>
núi Lư và tâm hồn nhà thơ
<i><b>3- Bài mới </b></i>
<b>Hoạt động 1: Khởi động (1’): </b>
<i><b>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</b></i>
<i><b>- Hình thức: hoạt động cá nhân.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật, PP:thuyết trình. </b></i>
<i><b>“</b></i>V ng nguy t ho i họ ệ à ương” ( Trông tr ng nh quê) l m t ă ớ à ộ đề à t i ph bi n trongổ ế
th c phơ ổ ương ông. Trong lo i th nhìn tr ng m th l tâm tình nh quê ,đ ạ ơ ă à ổ ộ ớ
b i có khn kh nh nh t, ngôn t à ổ ỏ ấ ừ đơn gi n, tinh khi t nh t l T nh d Tả ế ấ à ĩ ạ ứ
c a Lí B ch. Song b i có ma l c l n nh t, ủ ạ à ự ớ ấ đựơc truy n t ng r ng rãi nh tề ụ ộ ấ
c ng l b i th “T nh d t ” c a tiên th y. ũ à à ơ ĩ ạ ứ ủ ơ ấ
<b>Hoạt động 2(2’)</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh tìm hiểu tác giả-tác phẩm.</b></i>
<i><b>- Phương pháp:vấn đáp</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não.</b></i>
<i>- Hs nhắc lại đơi nét về Lý Bạch</i>
<i>? Hồn cảnh sáng tác bài thơ ?</i>
? Học sinh khuyết tật: tác giả Lý Bạch là người như thế
nào?
<b>Hoạt động 2(22’)</b>
<b>- Mục tiêu: Tìm hiểu giá trị của bài thơ.</b>
<i><b>- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm,</b></i>
<i><b>nêu vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình. </b></i>
<b>I/ Giới thiệu chung:(7’)</b>
<b>1/ Tác giả:</b>
<b>2. Tác phẩm:</b>
- Viết trong thời gian xa
quê trong một đêm trăng
sáng
<i><b>- Kĩ thuật: động não. </b></i>
<i>Với văn bản này ta phải đọc như thế nào?</i>
- Chậm, buồn, tình cảm, nhịp thơ 2/3
Nhận xét.
<i>Giải thích nghĩa của từ khó trong bài? - Lưu ý chữ “</i>
<i>Tứ’</i>
<i>Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?</i>
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuỵêt
<i>Trong các bài thơ đã đựơc học có bài thơ nào cũng có</i>
<i>thể thơ này?</i>
- Nhiều tài liệu cho rằng: Bài thơ này có thể thơ giống
bài: Phị giá về kinh của Trần Quang Khải ?
<i>Chỉ ra các tiếng gieo vần trong bài thơ ?</i>
- Tiếng cuối câu 2, 4 vần chân. Câu 1 và câu 3 không
vần.
GV: tuy vậy ở bài thơ này luật = trắc tự do không bị
những quy tắc về niêm luật , đối ràng bụôc như ở thơ
Ngũ ngôn Đường luật. Đây là dặc điểm thường thấy ở
thể thơ cổ thể( Thể thơ cổ phong ).
GV: Có thể chia bài thơ thành 2 phần: 2 câu đầu và 2
câu cuối, nhưng cũng có thể ko cần chia, để phân tích
theo từng câu thơ.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một văn bản thơ. Có
người chia: 2 câu dầu tả cảnh, 2 câu sau tả tình. Theo
<i>em có thể chia rành mạch như thế được khơng? Vì sao?</i>
- Khơng. Vì 2 câu đầu tả ánh trăng những còn tả cả
ngừơi ngỡ ánh trăng như sương phủ trên mặt đất. Hai
câu sau tả tâm tư nhơ quê, nhưng còn tả cả vầng trăng
sáng trên bầu trời.
<i>Như thế trong văn bản này tác giả đã sử dụng phương</i>
<i>thức biểu đạt nào ?</i>
- Biểu cảm và miêu tả.
<i> Phương thức nào là mục đích, phương thức nào là</i>
<i>phương tiện?</i>
- Biểu cảm là mục đích, miêu tả là phương tiện.
<i>Cho biết cảnh đêm trăng được gợi tả bằng hình ảnh</i>
<i>tiêu biểu nào?</i>
- ánh trăng sáng.
<i>Trong 3 câu thơ đầu tiên từ nào được nhắc đi nhắc lại?</i>
<b>2. Bố cục và thể thơ:</b>
- Thể thơ ngũ ngôn tứ
tuỵêt (cổ phong).
<b>3. Phân tích:</b>
- Từ: minh nguyệt được nhắc lại 2 lần.
<i>Tác dụng của việc dùng điệp từ “minh nguyệt ” ? </i>
- Trăng như sương trên mặt đất, trăng sáng loáng trên
bầu trời -> cảnh đêm trăng sáng đẹp dịu êm mơ màng,
yên tĩnh...
<i>Xét 2 câu thơ đầu : Em hiểu như thế nào về từ: Minh </i>
<i>nguyệt quang, địa thượng sương?</i>
- Minh nguyệt quang : ánh trăng sáng.
- Điạ thượng sương: Sương trên mặt đất.
<i>Cách miêu tả của Lí Bạch ở đây có gì khác thường?</i>
- ánh trăng sáng trong một đêm thanh tĩnh, không phải
là trăng vừa nhú lên, khơng phải trăng sáng ngồi sân,
mà là trăng hiện ra sáng ở đầu giường.
<i>Việc miêu tả ánh trăng sáng ở đầu giường cho thấy tác</i>
<i>giả đang ở trạng thái nào khi cảm nhận ánh trăng?</i>
- Chữ sàng( giường) gợi cho ngưịi đọc một cách có căn
cứ nhà thơ đang nằm trên giường. Chỉ có nằm trên
giường mà không ngủ đựơc thì mới thấy ánh trắng
xuyên qua cửa lọt vào đầu giường.
<i>Nếu thay“ sàng” bằng từ “ án”, “trác” ( bàn) thì ý</i>
<i>nghĩa của câu thơ có khác khơng?</i>
- Nếu thay từ sàng bằng từ án, trác ( bàn) thì ý nghĩa
G : Nhưng ở đây tác giả đang ở trong trạng thái trằn
trọc
<i>Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của chữ” nghi” và</i>
<i>chữ “ sương” ở câu thơ thứ 2?</i>
- Nghi: ngờ; ngỡ là// cùng với chữ sương đã cho ta thấy
việc tg tưởng ánh trăng là sương, vì cùng màu trắng là
điều rất hợp lý.
<i>So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ ở hai câu thơ</i>
<i>đầu, em thấy, bản dịch thơ đã thêm vào những động từ</i>
<i>nào?</i>
- Bản phiên âm thêm vào từ rọi và từ phủ
Thêm vào như vậy có tác động đến người đọc ntn ?
- Bản phiên âm thêm vào từ rọi và từ phủ khiến cho
ngừơi đọc cảm giác hai câu thơ chỉ tả cảnh.
GV: Chính chữ nghi trong nguyên bản cho thấy sự hoạt
động nhiều mặt của chủ thể trữ tình. Như vây thêm từ
rọi và từ phủ là ko cần thiết.
<i>Lần thứ 2 trăng được gợi tả như thế nào trong thơ?</i>
+Cử đầu vọng minh nguyệt.
( Cả một vầng trăng sáng láng trứơc mặt con người)
Khơng khí bào trùm cảnh vật lúc này như thế nào?
- Khơng khí tĩnh lặng trong đêm khuya
<i>Tại sao chỉ tả cảnh trăng mà lại gợi tả cả được đêm</i>
<i>một thanh tĩnh?</i>
- Trăng là sự sống thanh tĩnh. Tả ánh trăng có thể gợi
được cả một cảnh tượng : sáng sủa yên tĩnh của đêm.
<i>Như vậy qua 3 câu thơ đầu, em cảm nhận được vẻ đẹp</i>
<i>nào cuả đêm trăng trong bài thơ của Lí Bạch?</i>
- Vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.
<i>? Đọc 2 câu thơ đầu ?</i>
+ Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
<i>Nhìn ánh trăng lọt vào đầu giường trong đêm khuya tác</i>
<i>giả ngỡ đó là sương sớm trên mặt đất. Sự cảm nhận đó</i>
<i>về ánh trăng đã cho ta thấy trong lịng tác giả đang có</i>
<i>cảm giác gì trong đêm trăng nơi xa xứ?</i>
- Cảm nhận cô đơn, lạnh lẽo.
Gv: Vầng trăng trên trời chỉ có 1 mình, nó cùng cơ đơn,
vào mùa thu trời bắt đầu có sương và hơi lạnh, chính
ngoại cảnh này đã tác đọng đến tg vì thế tg thấy cơ đơn,
lạnh lẽo.
<i>Sau sự cảm nhận về ánh trăng, tác giả bộc lộ tình cảm</i>
<i>của mình qua những câu thơ nào?</i>
- Cử đầu vọng minh nguyệt// Đê đầu tư cố hương
<i><b>?) Vì sao nhìn trăng tác giả lại nhớ quê?</b></i>
- Tác giả đang xa quê, trong đêm thanh tĩnh chỉ có trăng
và tác giả. Dùng trăng để tả nỗi nhớ quê là đề tài quen
thuộc của thơ cổ- “vọng nguyệt hoài hương”
<i>Thủ pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là gì?</i>
- Tác giả thành công trong việc sử dụng phép đối.
<i>Tác dụng cuả phép đối trong việc bộc lộ cảm xúc của</i>
<i>tác giả? ?) Phân tích câu 3 và 4 ?</i>
- Phép đối: 2 tư thế : ngẩng đầu >< cúi đầu
2 tâm trạng: nhìn (ngắm) >< nhớ
2 đối tượng: trăng sáng >< cố hng
=> yêu thiên nhiên và quê hương tha thiết
<i><b>?) Theo em “nhớ cố hương” là thế nào?</b></i>
- Nhớ gia đình, người thân, nhớ thời thơ ấu, nhớ bao
mộng tưởng và kỉ niệm đẹp, nhớ những thăng trầm của
một đời người
Gv: Lí Bạch đã sử dụng câu thơ thứ 3 vào vị trí “bản lề”
thật đặc sắc. Nó nối tiếp ý của 2 câu thơ trên đồng thời
khắp căn phòng
b.Cảm nghĩ của tác giả:
để tạo thế hạ ở câu thơ kết thật đắt, thật sâu. Hành động
ngẩng đầu như 1 động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều
mà câu thơ thứ 2 đã đặt ra : sương hay là trăng ?
<i>? Hành động cúi đầu của tg cho ta thấy tg có tâm trạng</i>
<i>ntn ?</i>
- Tâm trạng nhớ quê hương, nghĩ về quê xa.
- Nhìn trăng nhớ q là điều thường thấy ở Lí Bạch và
các nhà thơ khác. Thuở nhỏ tg thường lên núi quê nhà
(núi Nga Mi) để ngắm trăng.
<i>? Qua phân tích trên em hãy cho biết cảm nghĩ của tg</i>
<i>đối với quê hương và nhận xét đôi nét về tg ?</i>
=> tg là người lãng mạn yêu thiên nhiên và quê hương
tha thiết. Nỗi nhớ quê như luôn thường trực trong lòng
tg.
<i>Hãy gạch chân các động từ trong tồn bài thơ ?</i>
- Nghi, cử, vọng, đê, tư.
<i>Hãy tìm chủ ngử của 5 động từ trên?( Chủ thể của các</i>
<i>hành động đó?)</i>
- Tất cả chủ ngữ đều bị lược bỏ. Đây là hình thức rút
gọn câu( Sẽ được học trong bài 19)
<i>Rút gọn, lược bỏ chủ ngữ của các động từ trong bài</i>
<i>thơ, như vậy Lí Bạch có chỉ rõ chủ thể trữ tình là ai</i>
<i>khơng ?</i>
- Như vậy có thể hiểu nỗi nhớ quê trong bài thơ là của
Lí Bạch hoặc đó cũng có thể hiểu là tình cảm của bất cứ
người nào xa quê.
<b>Hoạt động 3 (5’)</b>
<b>Hướng dẫn HS tổng kết</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm</b></i>
<i><b>- Phương pháp: trao đổi nhóm.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: chia nhóm</b></i>
Nhóm 1: khái quát nội dung - Ý nghĩa của bài thơ?
Nhóm 2: nhận xét gì về ngơn ngữ thơ - Các nghệ thuật
<i>mà tác giả sử dụng trong bài thơ ?</i>
Các nhóm phát biểu – nhận xét – GV chốt
- Hs đọc ghi nhớ
<b>Hoạt động 4(5’) </b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.</b></i>
<i><b>- Phương pháp:cặp đơi chia sẻ - trình bày 1’</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não</b></i>
*Tích hợp giáo dục đạo đức?
- Ty thiên nhiên và nỗi
nhớ quê hương sâu nặng,
tha thiết của người lữ
khách.
<b>4. Tổng kết:</b>
<b>4.1 Nội dung</b>
Bài thơ diễn tả nỗi lòng
đối với quê hương da diết
sâu nặng trong tâm hồn
tình cảm người xa quê.
<b>4.2 Nghệ thuật:</b>
- xây dựng hình ảnh gần
gũi, ngơn ngữ tự nhiên
bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở
câu 3-4 (số lượng các
tiếng bằng nhau, cấu trúc
cú pháp, từ loại của các
chữ ở các vế tương ứng
<i>? Bày tỏ niềm tâm sự của em về tình yêu quê hương</i>
- Hs suy nghĩ – GV gọi 2 HS mỗi HS trình bày tâm
sự trong 1’
- Nhận xét, đánh giá
<i><b>4. Hướng dẫn về nhà</b><b> (5</b><b> ’) </b></i>
- Học thuộc phần phiên âm, dịch thơ, nhớ được giá trị nội dung, nghệ thuật bài
thơ . Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ. Tập so sánh giữa phiên
âm và dịch thơ
- Chuẩn bị: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về q:
<i>+ Tìm hiểu về tác giả và hồn cảnh sáng tác bài thơ.</i>
<i>+ Đọc diễn cảm bài thơ</i>
<i>+ phân tích ý nghĩa nhan đề </i>
<i>+ PT tâm trạng nhân vật trữ tình khi về quê</i>
<i>+ Cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ</i>
<i>+ Chỉ ra và phân tích được tác dụng của phép đối, sử dụng từ trái nghĩa</i>
<i>+ So sánh được bản dịch thơ với phần phiên âm.</i>
<b>V. Rút kinh nghiệm:</b>
………
<i><b>Ngày soạn: 24/10/2019</b></i> <i> </i>
<i><b>Ngày giảng: 7B3:………</b></i> <i> Tuần 11 - Tiết 39</i>
<i><b>Văn bản</b></i>
<i><b>1. Kiến thức: HS hiểu được</b></i>
- Sơ giản về tác giả Hạ Chi Trương.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
- Nét độc đáo về tứ của bài thơ.
- tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời.
- Học sinh khuyết tật: hiểu được đôi nét về tác giả
<i><b>2. Kĩ năng : </b></i>
* KNBH: Đọc – hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch TV.Nhận ra nghệ thuật
đối trong bài thơ Đường.- Bước đầu tập so sánh bản dich thơ và bản phiên âm chữ
Hán, phân tích tác phẩm.
<i>* KNS: - Nhận thức được thể thơ và tình yêu qh trong bài thơ. Giao tiếp:</i>
<i><b>3. Thái độ : </b></i>
- Giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống; đồng cảm với nỗi niềm tha
hương, tình cảm thương nhớ q hương, khát vọng cuộc sống hịa bình.
4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất
lượng , Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình
thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức
đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác
phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến về giá
trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngơn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng
<i>lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong</i>
việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức
bài học.Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm.
<b>II.Chuẩn bị</b>
- GV: nghiên cứu chuẩn KTKN,SGK, SGV, giáo án, máy chiếu, tài liệu tham khảo
- HS: soạn bài theo hướng dẫn của GV
<b>III. Phương pháp</b>
- Phát vấn câu hỏi, phân tích, so sánh, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, nhóm,
KT động não
<b>IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>1- ổn định tổ chức (1’)</b></i>
<i><b>2- Kiểm tra bài cũ (4’)</b></i>
<b>? Đọc diễn cảm, nêu nhận xét chung và phân tích bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh</b>
tĩnh?
- Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện 1 cách nhẹ nhàng mà
thấm thía tình q hương của 1 người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
<i><b>3- Bài mới</b></i>
<b>Hoạt động 1: Khởi động (1’): </b>
<i><b>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</b></i>
<i><b>- Hình thức: hoạt động cá nhân.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật, PP:thuyết trình. </b></i>
<i> Ngày xưa tình cảm quê hương thường thể hiện qua nỗi nhớ xa xứ. Nhưng Hạ</i>
<i>Tri Chương lại bộc lộ tình cảm của mình ngay lúc đặt chân tới quê nhà. Khi ông</i>
<i>đã 86 tuổi và đã xa q hơn một nửa thế kỉ. </i>Đó chính l tính à độ đc áo c a b iủ à
th .ơ
<b>Hoạt động 1( 5’) </b>
<b>Hướng dẫn Hs tìm hiểu tác giả, tác phẩm</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh tìm hiểu tác giả-tác phẩm.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: cá nhân</b></i>
<i><b>- Phương pháp:vấn đáp.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não.</b></i>
<i><b>?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả?</b></i>
- HS phát biểu – gv trình chiếu giới thiệu khái quát về
tác giả
Ông đỗ tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường,
được Hoàng đế Đường Huyền Tơng trọng vọng. Ơng là bạn
vong niên của Lý Bạch.
- 86 tuổi ông về quê, một năm sau thì mất
<i>? Giới thiệu những tác phẩm của ơng ?</i>
- Ơng để lại 20 bài thơ.
- Thơ ơng thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm bộc lộ một trái
tìm hồn hậu, đáng yêu
<b>? học sinh khuyết tật: em hiểu gì về tác giả Hạ Tri Chương</b>
<i>? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?</i>
- Hs phát biểu
<b>Hoạt động 2( 20’)</b>
<b>Hướng dẫn HS đọc –hiểu văn bản</b>
<i><b>- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu</b></i>
<i><b>vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình. </b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não. </b></i>
*GV hướng dẫn HS cách đọc ở cả 2 phần dịch thơ
- Nhịp 4/3; riêng câu 4 (2/5)
- Giọng chậm / buồn
- Câu 3: ngạc nhiên, câu 4: Cao giọng
- GV đọc 1 lần sau đó gọi HS đọc lại
- Gọi HS giải thích một số từ khó
<i><b>2,Tác phẩm </b></i>
- là bài thơ nổi tiếng
của ông ,ra đời khi tg
vừa trở lại quê hương
sau 50 năm xa quê.
- hai bản dịch đều
chuyển sang thể lục bát
<i><b>II. Đọc – hiểu văn bản</b></i>
<i><b>1. Đọc - tìm hiểu chú </b></i>
<i><b>thích</b></i>
<i><b>? Có thể chia bài thơ thành mấy phần ?</b></i>
- 2 phần; 2 câu đầu và 2 câu cuối.
<i><b>?) Phương thức biểu đạt của bài thơ là gì?</b></i>
- Biểu cảm thơng qua tự sự.
<i><b>?) Em hiểu như thế nào về nhan đề</b></i>
- Ngẫu nhiên viết: vì tg vốn khơng chủ định làm thơ ngay
lúc mới đặt chân tới quê nhà thế nhưng tg lại viết vì có tình
huống đột ngột xảy ra khi mà tình q hương ln thường
trực trong lịng tg.
<i><b>?) Có gì đặc biệt trong lần về quê này?</b></i>
- Sau 50 năm xa quê
- Lần về quê cuối cùng của tác giả?
<i><b>? Đọc 2 câu thơ đầu: Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,</b></i>
<b> Hương âm vơ cải, mấn mao tồi.</b>
<i><b>?) Tác giả nghĩ gì về cuộc đời mình trong lúc về quê?</b></i>
<b>2. Kết cấu – bố cục:</b>
- 2 phần
<b>3. Phân tích:</b>
- Nghĩ về tuổi trẻ trong quá khứ, tuổi già trong hiện tại và
tình q khơng thay đổi
<i>? Xác định kiểu câu ở 2 câu thơ đầu ?</i>
- Câu1: kể ; Câu 2: miêu tả
<i><b>?) Hãy giải thích phép đối trong câu 1 và cho biết tác</b></i>
<i>dụng?</i>
- Đối vế (tiểu đối): Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi
li >< hồi ( ĐT)
- Đối cú pháp: mỗi vế là một cụm ( C- V )
=>làm rõ sự việc đi – về của tác giả. Nó nêu bật ý nghĩa trở
về của tác giả, tạo nhạc điệu câu đối cho lời thơ
GV: Câu 1 khái quát 1 cách ngắn ngọn quãng đời xa quê,
làm nổi bật sự thây đổi về tuổi tác song bước đầu hé lộ tình
cảm quê hương của tg
<i><b>?) Em hiểu “giọng quê” nghĩa là gì?</b></i>
- Là chất quê, hồn quê biểu hiện qua giọng nói
-> “Giọng q khơng đổi” -> giọng nói vẫn mang bản sắc
chất quê, hồn quê không hề thay đổi
<i><b>?) Cho biết tác dụng của phép đối lập ở câu 2?</b></i>
- Giọng quê ko đổi >< tóc mai đã rụng
- Nói 1 cách # : Tuổi tác thay đổi >< Tình quê hương khơng
hề thay đổi
-> khẳng định sự bền bỉ trong tình cảm của con người đối
với quê hương
<i><b>?) Qua miêu tả “Tóc đà khác bao” em hiểu tâm trạng của</b></i>
- Buồn sâu xa vì tuổi quá già khơng cịn được gắn bó lâu dài
với q hương
<i><b>?) Tình quê hương được bộc lộ như thế nào qua 2 câu đầu?</b></i>
*GV : Với phương thức biểu cảm giao tiếp, ngơn từ và hình
ảnh nhẹ nhàng cất lên, thấm thía biết bao cảm xúc dường
như ẩn chứa cả tiếng thở dài của tác giả...
- ở câu thứ 2 tg đã dùng 1 yếu tố thay đổi (mái tóc) để làm
nổi bật yếu tố ko thay đổi đó là tiếng nói quê hương. ở đây
tg đã khéo dùng 1 chi tiết vừa có tính chân thực, vừa có ý
nghĩ tương trưng để làm nổi bật tính cảm gắn bó với q
hương.
- Dù thời gian trơi qua
nhưng tình quê hương
luôn đậm đà bền chặt
trong cuộc đời tác giả.
<b>* Gọi HS đọc 2 câu cuối</b>
<b> Nhi đồng tương kiến, bất tương thức</b>
<b> Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai ?</b>
<i><b>?) Vì sao tác giả thân thiện ngay với những đứa trẻ khơng</b></i>
<i>quen biết mình? ấn tượng rõ nhất về bọn trẻ làng là gì? Tại</i>
<i>sao?</i>
- Vì bọn trẻ làng là sự sống của làng, là hình ảnh tương lai
của làng -> tác giả là người yêu quê nên yêu lũ trẻ làng
<i>? ấn tượng rõ nhất của tg về bọn trẻ làng là gì? </i>
- ấn tượng về lũ trẻ làng là tiếng cười và giọng nói hồn
nhiên tươi sáng -> Tiếu vấn (cười hỏi)
<i>? Tại sao, tác giả lại có ấn tượng về tiếng cười và giọng nói</i>
<i>của lũ trẻ trong làng ?</i>
=> Vì tiếng cười và giọng nói gợi lên bản sắc quen thuộc và
tốt đẹp của quê hương hay thời niên thiếu với những kỉ niệm
đẹp của tác giả
<i><b>?) Thử hình dung cảm xúc, tâm trạng của tác giả khi đặt</b></i>
<i>chân về quê lại được bọn trẻ chào như khách lạ?</i>
- Vui: vì con trẻ hồn nhiên, ngoan ngỗn
- Ngạc nhiên : vì thấy con trẻ ùa ra, tị mị nhìn tg, một ơng
già lụ khụ, chúng nhìn như 1 người xa lạ.
- Buồn, tủi, xót xa: vì xa quê quá lâu nên thành người xa lạ
trong con mắt lũ trẻ ở làng quê mình.
<i><b>?) Hình ảnh bọn trẻ có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện tình</b></i>
<i>cảm quê hương của tác giả? Tâm trạng của tg đã nói lên</i>
<i>điều gì ?</i>
- Gợi vui, buồn và hi vọng -> khẳng định tình yêu quê
hương thắm thiết, bền bỉ của tác giả
*GV: Tình huống và giọng điệu của 2 câu cuối vừa hài, vừa
bi như muốn cười ra nước mắt... Chỉ trong 1 thống thơi mà
tg thấy vui, ngạc nhiên rồi buồn tủi, xót xa, ngậm ngùi, tất
cả đều ập đến.
Có thể tg đang nghĩ mình vốn là người ở đây mà khi
trở về chẳng có ai nhận ra, có thể những người bạn thiếu
thời của tg đều đã qua đời hết, tg khi đó 86 tuổi. Dộu biết
quy luật của tự nhiên là thế, nhưng tg vẫn ngậm ngùi xót xa.
Cho nên ta thấy con trẻ càng hớn hở vui mừng bao nhiêu thì
nỗi lịng nhà thơ càng sầu muộn bấy nhiêu.
<b>Hoạt động 4(5’)</b>
<b>Hướng dẫn HS tổng kết</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.</b></i>
<i><b>Phương pháp: trao đổi nhóm.</b></i>
<i><b>Thực hiện theo nhóm</b></i>
<i>Nhóm 1 ? ND chính của bài thơ ?</i>
<i>Nhóm 2? Những đặc sắc về NT ?</i>
Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung – GV trình chiếu
chốt
* Từ tình huống bất
<b>4. Tổng kết</b>
* GV chốt bằng ghi nhớ; Hs đọc
<b>4.2 Nghệ thuật:</b>
- Sử dụng các yếu tố tự
sự.
- Cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng biên pháp
tiểu đối hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài
thể hiên ở hai câu cuối.
<b>4.3 Ghi nhớ:sgk(128)</b>
<b>Hoạt động 4 (4’) </b>
<b>Hướng dẫn HS luyên tập</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.</b></i>
<i><b>- Phương pháp: thuyết trình, nhóm.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não.</b></i>
<i>? Qua hai bài thơ của Lí Bạch và Hạ Tri Chương em cảm</i>
<i>nhận được tình cảm thiêng liêng nào của con người ?</i>
<b>- HS trao đổi – xung phong thuyết trình – nhận xét, đánh giá</b>
Tình u q hương khơng thể thiếu vắng trong cuộc đời
của mỗi con người….
<b>III. Luyện tập</b>
<b> </b>
<b> </b>
<i><b>4. Củng cố(2’): </b></i>
<i><b>- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được</b></i>
<i><b>những mục tiêu của bài học.</b></i>
KT hỏi chuyên gia
3 HS lên bảng – HS dưới lớp hỏi 5 câu - HS nào thắng được phong làm chuyên
gia.
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà (3’)</b></i>
- Học thuộc lòng bài thơ phần phiên âm, dịch thơ
- Viết đoạn văn khoảng 7 câu cảm nhận về tình yêu quê hương của tác giả.
- Chuẩn bị: Từ trái nghĩa
<i>+ Nghiên cứu mục I,II SGK và trả lời các câu hỏi.</i>
<i>+ Sưu tầm các cặp từ trái nghĩa</i>
<i>+ Sưu tầm một bài thơ, đoạn văn có sử dụng từ trái nghĩa và phân tích tác dụng</i>
<b>V.Rút kinh nghiệm</b>
………
………
<i><b>Ngày soạn: 24/10/2019</b></i> <i> </i>
<i><b>1. Kiến thức: HS hiểu được</b></i>
- Khái niệm từ trái nghĩa.
- Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản.
- Học sinh khuyết tật: hiểu được khái niệm từ trái nghĩa,lấy VD
<i><b>2. Kĩ năng: </b></i>
* KNBH: Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. Nhận biết từ trái nghĩa phù hợp
với ngữ cảnh.
- Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng đọc, nghe,viết,giao tiếp
* KNS: +Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, phù
hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý
kiến cá nhân về cách sử dụng trái nghĩa.
* Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở
nhà, hình thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các
kiến thức đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện và
nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết tình
huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các BT trong
tiết học),năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp
<i>tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc</i>
lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài
học.
<i><b>3. Thái độ: </b></i>
- GD đạo đức: tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác; lựa chọn cách sử dụng tiếng
Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.
<b>II.Chuẩn bị</b>
GV- nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án, TLTK, máy chiếu, PHTM
HS: soạn bài theo hướng dẫn của GV
<b>III. Phương pháp:- Phân tích ngữ liệu , so sánh, đàm thoại, nhóm, KT động não,</b>
chia nhóm…
<b> IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>2-</b></i> <i><b>Kiểm tra bài cũ</b><b> (15’) </b></i>
<b>*Câu hỏi:</b>
1.Thế nào là từ đồng nghĩa? Cần dùng từ đồng nghĩa ntn ?
Hãy phân loại các từ đồng nghĩa sau: Trái - quả; bỏ mạng - hi sinh.-5 điểm
2.Đặt 2 câu sử dụng từ đồng nghĩa.chỉ ra loại từ đồng nghĩa đã sử dụng?- 5
điểm
* Đáp án:
- Ko phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng thay thế được cho nhau. Cần cân
nhắc để lựa chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách
quan và sắc thái biểu cảm.
+ Trái - quả: Đồng nghĩa hoàn toàn.
+ Bỏ mạng và hi sinh; đồng nghĩa khơng hồn tồn.
2.HS biết đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa , chỉ ra loại từ đồng nghĩa
<i><b>3- Bài mới </b></i>
<b>Hoạt động 1: Khởi động (1’): </b>
<i><b>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</b></i>
<i><b>- Hình thức: hoạt động cá nhân.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật, PP:thuyết trình. </b></i>
Để giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa và thấy được tác
dụng của vịêc sử dụng cặp từ trái nghĩa. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
<b>Hoạt động 1(7’)</b>
<i><b>- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm hiểu thế nào </b></i>
<i><b>là từ trái nghĩa.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: cá nhân</b></i>
<i><b>- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái </b></i>
<i><b>quát.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não</b></i>
<i>HS đọc thuộc lòng hai bài thơ </i>
<i>?) ở tiểu học các em đã được học về từ trái nghĩa.</i>
<i>Vậy hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bài thơ ?</i>
- GV treo bảng phụ chép 2 bài thơ
- Gọi HS đọc và tìm từ trái nghĩa
a) Ngẩng – Cúi : Trái nghĩa về hành động
b) Trẻ – Già : Trái nghĩa về tuổi tác
c) Đi – Trở lại : Trái nghĩa về sự di chuyển
* Yêu cầu HS quan sát VD 2 ở bảng phụ
<i>?) Tìm từ trái nghĩa với từ “già” trong trường hợp?</i>
- Già Rau già >< rau non
Cau già >< cau non
Tuổi già >< tuổi trẻ
- VD khác
Lành Vị thuốc (lành) >< độc
Tính (lành) >< dữ
áo (lành) >< rách
Bát (lành) >< mẻ, vỡ
<i>?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các cặp từ trên?</i>
- Nghĩa trái ngược nhau
<i><b>I. Thế nào là từ trái nghĩa</b></i>
1. Khảo sát, phân tích ngữ
liệu:/sgk/128
- Các từ trên có nghĩa trái
ngược nhau
*GV : Sự trái nghĩa của từ xét trên một cơ sở chung
nào đó như trái nghĩa về chiều dài, rộng, cao...
<i>?) Các từ “già”, “lành” thuộc loại từ gì ? Nhận</i>
<i>xét?</i>
- Là từ nhiều nghĩa -> 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc
nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
<i>?) thế nào là từ trái nghĩa</i>
- HS phát biểu – GV chốt ghi nhớ 1
* Học sinh khuyết tật: lấy 1 ví dụ về từ trái nghĩa
<i><b>1.2 Ghi nhớ 1: sgk<128></b></i>
<b>Hoạt động 2(6’)</b>
<i><b>- Mục tiêu: hướng dẫn hs sử dụng từ trái nghĩa.</b></i>
<i><b>- Hình thức tổ chức: cá nhân</b></i>
<i><b>- Phương pháp: phân tích ngữ liệu, phát vấn, khái </b></i>
<i><b>quá, so sánh.</b></i>
<i><b>- Kĩ thuật: động não</b></i>
<i>?) Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái</i>
<i>nghĩa có tác dụng gì?</i>
- Làm cho câu thơ sinh động, tư tưởng, tình cảm
được bộc lộ một cách sâu sắc
*GV : Phép đối tạo nên tính cân xứng trong thơ văn.
Có 2 cách đối
+ Đối tương hỗ
+ Đối tương phản (nghịch đối)
-> muốn tạo ra nghịch đối phải dùng từ trái nghĩa
VD: Chết vinh cịn hơn sống nhục
<i>?) Tìm một số từ trái nghĩa trong các thành ngữ mà</i>
<i>em biết? Tác dụng?</i>
- Lên thác xuống ghềnh
- Dấu đầu hở đuôi
- Khôn nhà dại chợ
- Nồi trịn vung méo
<i>? Sử dụng từ trái nghĩa có t/d gì</i>
GV chốt ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ 2 (128)
GV: cho học sinh chơi trò chơi “ Nhìn hình đốn cặp
từ trái nghĩa”
Hs: trả lời trong 30 giây
Gv: chiếu hình ảnh
<i><b>II. Sử dụng từ trái nghĩa</b></i>
1. Khảo sát, phân tích ngữ
liệu:/sgk/128
* Tác dụng:
- Lời văn thêm sinh động
- Tạo hình ảnh tương phản,
gây ấn tượng mạnh
<i><b>.2 Ghi nhớ 2: sgk<128></b></i>
<b>Hoạt động 3(10’)</b>
<b>Hướng dẫn HS luyện tập</b>
<i><b>- Mục tiêu: học sinh thực hành</b></i>
<i><b>kiến thức đã học.</b></i>
<i><b>- Phương pháp:vấn đáp, thực</b></i>
<b>III. Luyện tập</b>
Bài 1 ( 129)
<i><b>hành có hướng dẫn</b></i>
- HS trả lời miệng
- Gọi HS lên bảng làm
HS trả lời miệng 5 thành ngữ
- GV hướng dẫn HS viết đoạn
văn -> HS làm vào phiếu học
tập
- Giàu >< nghèo ; Đêm >< ngày
- Sáng >< tối
B i 2( 129)à
a) Cá tươi – cá ươn ăn yếu – ăn khoẻ
hoa tươi - hoa héo học yếu – học giỏi
b) Chữ xấu - chữ đẹp
đất xấu - đất tốt
Bài 3 ( 129)
a) mềm d) mở g) trọng k) ráo
b) lại d) ngửa h) đực
c) xa e) phạt i) cao
Bài 4( 129)
Viết đoạn văn
<i><b>4. Củng cố(2’) : </b></i>
<i><b>- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được</b></i>
<i><b>những mục tiêu của bài học.</b></i>
<i><b>- Phương pháp: vấn đáp.</b></i>
- Em hiểu như thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ?
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà(3’)</b></i>
- Học bài ( nhớ được khái niêm, tác dụng của sử dụng từ trái nghĩa) , hoàn thiện
các bài tậpcịn lại.Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệ quả diễn đạt
trong một số văn bản đã học.
- Chuẩn bị: luyện nói văn biểu cảm, sự vật, con người.
Đề 1 Tổ 1-2; đề2 – tổ 3-4 ( nghiên cứu đề bài, xác định đề, lập dàn ý, tập nói ở
nhà theo dàn ý chuẩn bị - mỗi nhóm lập một dàn ý bằng bảng nhóm, cử bạn thuyết
trình)
V. Rút kinh nghiệm
………
………
………..
<i><b>Ngày soạn: 24/10/2019</b></i> <i> </i>
<i><b>Ngày giảng: 7B3:………</b></i> <i> Tuần 11 - Tiết 41</i>
<i><b> </b></i>
<b>Tập làm văn</b>
<b>LUYỆN NÓI: VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI.</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>
<i><b>1. Kiến thức :Hs hiểu được.</b></i>
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm.
- Những u cầu khi trình bày văn nói biểu cảm.
* KNBH: Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật con người. Biết cách bộc lộ
tình cảm về sự vật con người trước tập thể. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình
cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
- Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng lắng nghe, giao tiếp
* KNS<i><sub>: + Ra quyết định: lựa chọn các phương thức biểu đạt phù hợp với thực tiễn</sub></i>
giao tiếp của bản thân. Giao tiếp: mạnh dạn trình bày suy nghĩ, ý tưởng
<i><b>3. Thái độ:</b></i>quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người.
<b>4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học ( thực hiện tốt nhiệm vụ soạn bài ở</b>
nhà, tập thuyết trình), năng lực giải quyết vấn đề (phân tích tình huống , phát hiện
và nêu được các tình huống có liên quan, đề xuất được các giải pháp để giải quyết
tình huống), năng lực sáng tạo ( áp dụng kiến thức đã học về văn biểu cảm để giải
quyết đề bài ),năng lực sử dụng ngơn ngữ khi nói, khi tạo lập văn bản; năng lực
<i>hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong</i>
việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức
bài học.
<b>* Tích hợp:</b>
- GD đạo đức: quan tâm sâu sắc tới cuộc sống, con người; thể nghiệm với thái độ
trân trọng, yêu thương, trách nhiệm trước cuộc sống, con người; làm giàu thêm
hiểu biết, tình cảm, thái độ, kỹ năng sống cho bản thân.<sub></sub>HÒA BÌNH, TƠN
TRỌNG, U THƯƠNG, TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC
<b>II. Chuẩn bị</b>
- GV: nghiên cứu SGK, chuẩn kiến thức, soạn giáo án, TLTK, bảng phụ
- HS: chuẩn bị dàn bài, tập nói theo dàn bài ở nhà
<b>III. Phương pháp, kĩ thuật: </b>
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thực hành có hướng dẫn, dạy học nhóm.
<b> IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>1-ổn định tổ chức(1’)</b></i>
<i><b>2- Kiểm tra bài cũ(4’) </b></i>
<i>? Bài văn biểu cảm thường có những cách lập ý ntn ? Những lưu ý khi lập ý</i>
<i>cho bài văn biểu cảm ?</i>
- Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh,
người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới
tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy
ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
- Tình cảm trong bài phải chân thật; sự việc được nêu phải có trong kinh
nghiệm sống.
<i><b>3- Bài mới</b></i>
<b>Hoạt động 1: Khởi động (1’)</b>
<i>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</i>
giúp các em rèn luy n k n ng nói theo ch bi u c m, k n ng tìm ý l p
Để ệ ĩ ă ủ đề ể ả ĩ ă ậ
d n ý. Ti t h c hôm nay chúng ta cùng luy n t p.à ế ọ ệ ậ
<b>Hoạt động 2(6’)</b>
<i><b>Hướng dẫn Hs lập dàn ý.</b></i>
<i>- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh tìm </i>
<i>hiểu đề bài và lập dàn bài.</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp, nhóm.</i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1p,</i>
<i>chia nhóm, 3-2-1.</i>
GV u cầu HS đọc đề bài
<i>? Em hãy xác định yêu cầu đề bài</i>
- 2 HS trình bày, nhận xét, bổ sung
<i>? Thực hiện nhóm tổ - treo bảng dàn</i>
<i>ý của nhóm – 1 HS thuyết trình dàn ý </i>
<b>Hs: chú ý lắng nghe phần trình bày</b>
<b>của các nhóm, nhận xét bằng KT </b>
<b>3-2-1.</b>
<b>Gv: chốt. Chiếu bảng phụ.</b>
<b>I.Chuẩn bị ở nhà :</b>
<b>* Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô giáo những</b>
<b>“người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến”</b>
<b>tương lai</b>
<b>* Đề 2:Cảm nghĩ vê người bạn mà em yêu</b>
<b>mến.</b>
<b>I. Xác định đề và lập dàn ý</b>
1) Mở bài:
- Giới thiệu thầy (cơ):là giáo viên cấp 2 gắn
bó thân thiết với em -> là người em yêu
quý...
2) Thân bài: Kể và tả cụ thể về thầy cơ
* Hình dáng, phẩm chất:
- ánh mắt dịu dàng, giọng nói ân cần, cử chỉ
nhẹ nhàng như người mẹ...
- Tấm lòng vị tha, sự tận tuỵ, lòng yêu
thương và hi sinh thầm lặng vì học sinh
* Với bản thân: một kỉ niệm vui ( hoặc buồn)
- Sự quan tâm của cô giáo về học tập, tu
dưỡng của em...
3) Kết bài:Lịng u q, biết ơn đối với thầy
cơ...
<b>*Đề 2: Cảm nghĩ vê người bạn mà em yêu</b>
mến.
1/ Mở bài: Giới thiệu chung
- Tên bạn, mối quan hệ với em.
- Nêu lí do khiến em yêu quý bạn.
- yêu nét ngoại hình của bạn.
- mến bạn vì những phẩm chất tốt của bạn:
Chăm chỉ, học giỏi, tận tình giúp đỡ bạn, chịu
khó học, tìm hiểu, quan sát .
<b>3/ Kết bài: </b>
- Yêu quý, tôn trọng bạn.
- Khi xa nhớ mãi về bạn.
<b>Hoạt động 3(29’)</b>
<i><b> Thực hành luyện nói.</b></i>
<i>- Mục tiêu: học sinh thực hành luyện</i>
<i>nói.</i>
<i>- Phương pháp:thuyết trình, đánh</i>
<i>giá.</i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm.</i>
<b>GV nêu yêu cầu khi luyện nói</b>
- Tác phong nhanh nhẹn, tự tin, lịch
sự
- Nội dung đầy đủ, rõ ràng, giàu cảm
- Diễn đạt: nói to, rõ, truyền cảm
1) HS chia nhóm trình bày: mỗi tổ
một nhóm.
- Mỗi HS trình bày một phần
2) GV gọi 4 HS lên trình bày
HS lắng nghe, nhận xét
- GV nhận xét, uốn nắn, chho điểm.
<i><b>4. Củng cố(2’)</b></i>
<i>- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được</i>
<i>những mục tiêu của bài học.</i>
<i>- Phương pháp:vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi </i>
? GV yêu cầu HS trình bày kiến thức văn biểu cảm về một đối tượng trong cuộc
sống.
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà(3’)</b></i>
- Ôn lại văn biểu cảm (khái niệm, dàn ý, cách làm)
- Soạn: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
<i>+ Tìm hiểu về tác giả</i>
<i>+ Tìm hiểu về LS biến cố An Lộc Sơn.</i>
<i>+ xác định thể loại</i>
<i>+ PT về giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống con người </i>
<i>+ PTgiá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả, sâu sắc của Đỗ Phủ, thánh thơ.</i>
<i>+ Xác định được các PTBĐ được sử dụng trong văn bản và tác dụng.</i>
<i>+ Tìm thêm một số bài thơ cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả</i>
<b>V. Rút kinh nghiệm</b>
………
………
………
<i><b>Ngày soạn: 24/10/2019</b></i> <i> </i>
<i><b>Ngày giảng: 7B3:………</b></i> <i> Tuần 11 - Tiết 42</i>
<i><b> </b></i>
<i><b>Văn bản (Đọc thêm)</b></i>
<b>BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ</b>
<i>(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)</i>
<b>I. Mục tiêu</b>
<i><b>1. Kiến thức:HS hiểu.</b></i>
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
- Hiểu về giá trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống con người và giá trị nhân
đạo: thể hiện hoài bão cao cả, sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo
khổ, bất hạnh.
- Thấy được vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc
điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Học sinh khuyết tật: hiểu được đôi nét về tác giả
<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>
* KNBH: Đọc hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt. Rèn kĩ năng
đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
* KNS: + Ra quyết định- Giao tiếp/ lắng nghe
- Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng lắng nghe, đọc, giao tiếp
<i><b>3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thương con người.</b></i>
4.Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất
lượng , Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, internet, hình
thành cách ghi nhớ kiến thức, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức
đã học), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác
phẩm văn chương), năng lực sáng tạo ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị
của tác phẩm), năng lực sử dụng ngơn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực
<i>hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong</i>
việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức
bài học.Năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm.
<b>II.Chuẩn bị</b>
- GV- nghiên cứuSGK,chuẩn kiến thức, SGV, giáo án, TLTK, máy chiếu
- HS – soạn bài theo hướng dẫn của GV
<b>III. Phương pháp, kĩ thuật:</b>
- PP: vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu,
giảng bình, dạy học nhóm
- KT: đặt câu hỏi, trình bày 1p,chia nhóm, giao nhiệm vụ.
<b>IV. Tiến trình giờ dạy và giáo dục</b>
<i><b>1- ổn định tổ chức1’</b></i>
<i><b>2- Kiểm tra bài cũ(5’)</b></i>
<i><b> ? Đọc diễn cảm bài thơ Hồi hương ngẫu thư và cảm nhận tình yêu quê hương </b></i>
<i>của tác giả.</i>
<i><b>3- Bài mới</b></i>
<b>Hoạt động 1: Khởi động (1’)</b>
<i>- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.</i>
<i>- Kĩ thuật, PP:thuyết trình.</i>
nhân lo i. Trong ó ạ đ Đỗ Ph l m t trong nh ng nh th v ủ à ộ ữ à ơ ĩ đạ đượi c tôn vinh
l “thánh th ”.à ơ
<b>Hoạt động 2( 6’) : Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, </b>
<b>tác phẩm</b>
<i>- Mục tiêu: học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác </i>
<i>phẩm.</i>
<i>- Phương pháp:vấn đáp, thuyết trình.</i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi,chia nhóm, giao nhiệm vụ, trình</i>
<i>bày 1p.</i>
<i><b>2 nhóm hs lần lượt lên trình bày phần chuẩn bị của </b></i>
<i><b>nhóm mình ở nhà.</b></i>
<i><b>Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác </b></i>
<i><b>giả.</b></i>
- Là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời,
ghét cường quyền bạo ngược -> hơn 1400 bài thơ phản
ánh tâm hồn cao đẹp của “nhà thơ dân đen”
- Cuộc đời Đỗ Phủ trải qua nhiều bất hạnh: công danh
lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng
nghèo đói và chết trên một chiếc thuyền rách nát ở quê
? Học sinh khuyết tật: em hiểu những gì về nhà tác giả
Đỗ Phủ?
<b>Nhóm 2: Nêu xuất xứ của bài thơ?</b>
- Viết bài thơ vào những năm cuối đời -> là một trong
số 100 bài thơ hay của Đỗ Phủ
- Năm 760 (761) loạn An Lộc Sơn đang diễn ra khốc
liệt, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng được một mái
nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đơ
-> mấy tháng sau bị mưa bão phá nát...
<b>Hs chú ý lắng nghe- bổ sung, nhận xét</b>
<b>Gv: chốt- tuyên dương nhóm làm tốt.</b>
<b>Hoạt động 3( 18’)</b>
<b>Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản</b>
<i>- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu giá trị</i>
<i>của văn bản</i>
<i>- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu</i>
<i>vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình. </i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.</i>
<i>?) Bài thơ đọc với những giọng đọc như thế nào thì</i>
<i>phù hợp</i>
- 3 khổ đầu : Chậm, Buồn . Khổ cuối: phấn chấn
- Gv đọc, hs đọc -> nhận xét
- Yêu cầu HS giải thích một số từ khó
<b>I. Giới thiêu chung:</b>
<i><b>1. Tác giả: ( 712 – 770) </b></i>
- Là nhà thơ nổi tiếng đời
Đường của TQ. Gần như
suốt đời gặp nhiều đau khổ,
bệnh tật.
- Được mệnh danh là “Thi
thánh”
<i><b>2. Tác phẩm</b></i>
- Viết năm 760; thể hiện bút
pháp hiện thực và nhân đạo
cao cả
<b>?) Bố cục của bài thơ? 4 phần</b>
<i>+ P1: Từ đầu -> sương sa: Cảnh nhà bị phá trong gió</i>
thu
<i>+ P2: Tiếp -> ấm ức: Cảnh cướp phá khi nhà bị gió tốc</i>
<i>+ P3: Tiếp -> cho trót : Cảnh đêm trong nhà bị tốc</i>
mái
<i>+ P4: Còn lại: ước muốn của tác giả</i>
Hoặc 2 phần:
<i>+ P1: 18 câu đầu: Kể và miêu tả </i>
<i>+ P2: 5 câu còn lại: hiện thực... và ước mơ...</i>
<i>?) Nếu bố cục 4 phần, hãy xác định phương thức biểu</i>
<i>đạt của mỗi phần?</i>
- P1: miêu tả + tự sự P3: miêu tả + biểu cảm
- P2: Tự sự + biểu cảm P4: biểu cảm
<i>? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?</i>
- Thơ cổ thể # với cân thể (Đường luật). Cổ thể ra đời
trước đời Đường; thơ cổ thể vần, nhịp, câu chữ đều khá
tự do phóng khống.
<i>?) Tại sao bài thơ được gọi là “bài ca” ?</i>
- Bài thơ là tiếng lòng cao đẹp của tác giả
<b>?) Những phần nào phản ánh nỗi khổ của người nghèo</b>
<i>trong hoạn nạn?</i>
- P1 +2 +3
<i>?) Nhà của Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh nào? Nhận</i>
<i>xét về căn nhà và chủ nhân của nó?</i>
- Gió thét già -> thế gió nhanh, mãnh liệt, dữ dội
- Nhà đơn sơ, không chắc chắn -> chủ nhà là người
nghèo
<b>?) Chi tiết nào miêu tả cảnh nhà tranh bị phá? Nhận</b>
<i>xét?</i>
- Mảnh tranh lợp nhà bị gió đánh
+ Tranh bay sang sông rải khắp bờ
+ Mảnh cao treo tót rừng xa
+ Mảnh thấp quay lộn mương sa
=> Cảnh tan tác, tiêu điều...
<i>GV : Các từ: Cuộn, bay, sang sơng, treo tót, quay lộn</i>
<i>gợi tả những động thái liên tiếp hợp thành một bức</i>
<i>tranh rõ nét làm chấn động tâm khảm của nhà thơ.</i>
<i>?) Tâm trạng tác giả - chủ nhân của ngôi nhà như thế</i>
<i>nào?</i>
-Bất ngờ, Lo, tiếc, bất lực, sốt ruột, ai oán, phẫn nộ
trước cảnh cuồng phong...
<i>?) Em có nhận xét gì về cách gieo vần ở phần dịch</i>
<b>2. Bố cục và thể loại</b>
<i><b>- 4 phần</b></i>
<b>- Thơ cổ thể # với cận thể </b>
(Đường luật)
<b>3. Phân tích</b>
<i>thơ? Tác dụng?</i>
- Gieo vần bằng: già, ta, xa, sa -> tạo âm vang như
truyền tiếng gió “từng trận” 2<sub> => Âm điệu thơ như tiếng</sub>
khóc, tiếng thở than
* Gọi HS đọc P2
<i>?) Cảnh cướp giật mái tranh diễn ra như thế nào?</i>
<i>Cảnh tượng này gợi cho em suy nghĩ gì?</i>
- Lũ trẻ con hàng xóm kéo đến cướp tranh ngay trước
mắt chủ nhà ( đạo tặc )
- Thái độ của bọn trẻ ?
+ Khinh nhà thơ “già yếu”
+ Trơ tráo trước tiếng kêu của chủ nhà
+ Ngang nhiên đi về
* GV :Sau thiên tai gia đình nhà thơ lại gặp “đạo tặc”
một sản phẩm của xã hội đại loạn -> Đạo lí suy đồi đến
cùng cực =>Ta thấy cuộc sống khốn khổ, đáng thương
<i>?) Thái độ của Đỗ Phủ như thế nào? Vì sao?</i>
- ấm ức vì tuổi già xót xa cho những cảnh
vì nghèo khổ nghèo khó -> nhân
đạo...
Gv: Tg cịn ấm ức và cảm thấy bất lực trước cảnh :Đạo
lí suy đồi đến cùng cực
* Gọi HS đọc khổ 3
<i>?) Nhận xét gì về cảnh khơng gian trong đêm đó?</i>
- Gió lặng, mây tối mực, trời đêm đen đặc => Bóng tối
dày đặc bao phủ lạnh lẽo...
<i>?) Các chi tiết trên gợi cho em suy nghĩ như thế nào về</i>
<i>thực trạng xã hội lúc bấy giờ? Về cuộc đời của tác</i>
<i>giả?</i>
- Xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ -> cuộc đời đen tối
<i>?) Cảnh sống gia đình của tác giả trong đêm thu được</i>
<i>tả như thế nào? Nhận xét ?</i>
- Nhà dột, chăn ướt và rách, giường ướt
=> Nghèo khổ khơng có đường tránh.
Gv: Ta thấy mưa thu dầm dề sùi sụt suốt đêm, kéo theo
cái lạnh càng thêm lạnh. Nhà dội khắp nơi ko khác chi
ở ngoài trời.
<b>?) Tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào? </b>
- Tg ko ngủ được, trằn trọc suốt đêm trong mệt, đói, lo
lắng, buồn rầu. Tg thương vợ, con, thương mình ->
Đêm như dài ra -> Nỗi đau khổ như dần lại trút lên đầu
tác giả một con người bất hạnh
<b>? Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn có ý nghĩa gì?</b>
- Câu hỏi tu từ:
+ Mong cho đêm chóng hết :
+ Đắng cay, lo lắng
+ Nỗi khổ của gia đình
+ Ngầm lên án giai cấp thống trị
+ Mong cho xã hội đổi thay
<i>? Từ nỗi khổ về vật chất và tinh thần của tg em có liên</i>
<i>hiện ntn đến thực tế XH TQ khi đó ?</i>
- Nỗi khổ về vật chất và tinh thần của tg cũng chính là
nỗi khổ chung của nhân dân LĐ và các nhà trí thức đời
Đường
*GV: Khổ thơ là tiếng nói xót xa cho thân phận mình
<i>và kiếp người trước thiên tai và tai ương do con người</i>
<i>gây ra.. -> Mỗi dòng thơ như một dịng nước mắt cứ</i>
<i>tn rơi...</i>
tháng 8,gió thu thổi bay mái
nhà tranh, lũ trẻ con hàng
xóm cướp tranh chạy, nhà
dột, nhà thơ không ngủ
được. Từ đó nhà thơ khái
quát về cuộc sống của người
nghèo khổ trong XHTQ
đương thời.
<b>* Gọi HS đọc P4</b>
<i>?) Tác giả đã ước mơ gì? Mục đích?</i>
- Có ngơi nhà rộng, vững chắc để che chở cho mọi
- Vì ơng là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu...
<i>?) Từ ước vọng của tác giả em có nhận xét gì về thực</i>
<i>trạng xã hội?</i>
- Người có tài đức mà nghèo khổ
- Xã hội đói khổ, khơng có cơng bằng
<i>?) Hai câu kết bài đem bất ngờ đến cho mọi người. Vì</i>
<i>sao? Hãy phân tích?</i>
- Than ơi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng tước mắt
Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.
- Dùng thán từ
- Dùng lời nói biểu cảm trực tiếp bộc bạch
- Cái bất ngờ là ở chỗ : trong cảnh đói nghèo, khổ cực
cùng quẫn tg ko hề nghĩ đế lợi ích của mình mà tg nghĩ
đến cuộc sống của mọi người.
<b>? Nói ba câu thơ thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả</b>
<i>của tác giả. Em đồng ý không</i>
- Là ước vọng đẹp đẽ, cao cả, đáng kính trọng bởi nó
mang tinh thần vị tha, tới mức xả thân vì người khác.
=> Tấm lịng vị tha, tư tưởng nhân đạo của nhà thơ; vì
*GV :5 câu thơ cuối thẫm đẫm tình người, chứa chan
<i>tư tưởng nhân đạo, thể hiện sự kết hợp giữa hiện thực</i>
<i>và lãng mạn, tạo giá trị nhân bản sâu sắc cho bài thơ.</i>
<i><b>b. Giá trị nhân đạo - Ước</b></i>
<i><b>vọng của nhà thơ:</b></i>
- sự thấm thía sâu sắc nỗi
thống khổ của những người
nghèo
- Mong có ngôi nhà ngàn
gian, vững chắc cho người
nghèo trong thiên hạ
- niềm vui của bản thân
trước niềm hân hoan của
những người nghèo khổ
khơng có nhà trog tưởng
tượng
->Là ước vọng đẹp đẽ, cao
cả, mang tinh thần vị tha,
xả thân vì người khác.
<b>Hoạt động 4( 5’) : Hướng dẫn HS tổng kết</b>
<i>- Mục tiêu: học sinh biết đánh giá giá trị của văn bản.</i>
<b>4. Tổng kết</b>
<i>- Phương pháp: dạy học nhóm, vấn đáp</i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm.</i>
<i><b>?) Em nhận xét như thế nào về ND – ý nghĩa của bài </b></i>
<i>thơ?</i>
- N1-2
<i>? Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ?</i>
- N3-4
ngay cả khi con người phải
sống trong hoàn cảnh nghèo
khổ cùng cực.
<b>4.2 Nghệ thuật;</b>
- Viết theo bút pháp hiện
thực,tái hiện lại các chi tiết,
các sự việc nối tiếp
- sử dụng các yếu tố
TS-MT-BC
<b>4.3 Ghi nhớ: sgk(134)</b>
<b>Hoạt động 5( 4’) : Hướng dẫn hs luyện tập</b>
<i>- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.</i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.</i>
<i>? Đọc diễn cảm khổ thơ cuối</i>
<i>? Những bài thơ của VN cũng mang tình cảm nhân đạo</i>
<i>và cách biểu cảm giống bài thơ của Đỗ Phủ ?</i>
- Em bé trong nhà lao Tân Dương, Người bạn tù thổi
sáo, Phu làm đường...
<b>III. Luyện tập</b>
Bài 2 (134)
<i><b>4. Củng cố( 2’) : </b></i>
<i>- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được</i>
<i>những mục tiêu của bài học.</i>
<i>- Phương pháp: vấn đáp</i>
<i>- Kĩ thuật: đặt câu hỏi.</i>
? GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của bài học:
<i>- Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo</i>
<i>khổ cùng cực</i>
<i>- Viết theo bút pháp hiện thực,tái hiện lại các chi tiết, các sự việc nối tiếp</i>
<i>- sử dụng các yếu tố TS-MT-BC</i>
<i><b>5. Hướng dẫn về nhà( 3’) </b></i>
- Học thuộc lòng bài thơ. Nhớ được giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản.
- viết đoạn văn cảm nhận về tấm lòng của Đỗ Phủ trong bài thơ.
- Soạn: ôn tập tiết sau kiểm tra 45’ văn học
<i>+ nhớ được tên tác giả, tác phẩm các văn bản truyện kí, thơ trung đại</i>
<i>+ học thuộc lịng ca dao, thơ trung đại</i>
<i>+ Nhớ được giá trị nội dung, nghệ thuật các văn bản đã học từ tuần 1 – 11</i>
<i>+ PT được nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.</i>
<i>+ Biết liên hệ, đánh giá so sánh về giá trị của các tác phẩm.</i>
<b>V. Rút kinh nghiệm</b>