Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tìm hiểu tính mùa vụ trong du lịch Cát Bà, Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (861.62 KB, 30 trang )

Bài điều kiện
Môn: marketing du lịch
đề tài: tìm hiểu tính mùa vụ tại khu
du lịch cát bà - Hải phòng

Mc lục
1. Lý do lựa chọn đề tài


2. Mục đích nghiên cứu
3.Phương pháp nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương I: Giới thiệu chung
1. Mùa vụ và mùa vụ du lịch
2. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch

Chương II. Tính mùa vụ tại khu du lịch Cát Bà
1.

Hoạt động du lịch tại Cát Bà

1.1. Tài nguyên du lịch ở Cát Bà
1.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Bà
2.

Tính mùa vụ tại khu du lịch Cát Bà

III. Một số giải pháp và phương hướng khắc phục tính mùa vụ tại khu du lịch
Cát Bà
1 Một số biện pháp khắc phục


2 Một số phương hướng đế xuất

1. Lý do lựa chọn đề tài


Nói đến Cát Bà, người ta nghĩ ngay đến thiên đường du lịch của Việt Nam.
Thật vậy, khi đến với Cát Bà, du khách sẽ được tận hưởng một vẻ đẹp hoang sơ,
thuần khiết với hàng trăm đảo lớn nhỏ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, được ngắm
nhìn những lồi động, thực vật quý hiếm trong vườn quốc gia Cát Bà và đặc biệt,
du khách sẽ bị thu hút bởi điểm rất riêng của Cát Bà: đó chính là những bãi tắm
nhỏ nằm rải rác giữa các ngọn núi, có thể được xếp vào loại đẹp nhất Việt Nam cả
về cát, nước và song…
Có thể nói, Cát Bà là một khu du lịch đầy tiềm năng , tuy vậy do nằm trong
khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu đại dương
gió mùa tây nam vào mùa hạ và gió mùa đơng bắc vào mùa đơng , lại them những
ảnh hưởng mang tính xã hội về mùa vụ lễ hội ….. nên đã tạo ra mùa vụ trong du
lịch ở Cát Bà, gây những hạn chế nhất định trong việc phát triển du lịch nơi đây.
Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của tính mùa vụ đối với sự
phát triển du lịch ở Cát Bà, chúng em đã chọn đề tài “ Tìm hiểu tính mùa vụ tại khu
du lịch Cát Bà- Hải Phòng làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ tính mùa vụ ảnh hưởng tới khu du lịch Cát Bà và đưa ra một số biện
pháp và phương hướng nhằm hạn chế tính mùa vụ tại đây.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp tập hợp, phân tích, tổng hợp các nguồn tài
liệu, số liệu để làm rõ vấn đề.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tính mùa vụ với du lịch Cát Bà.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu du lịch Cát Bà, Cát Hải, Hải Phịng
- Kết cấu của đề tài:

Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề tài “tìm hiểu tính mùa vụ tại khu du lịch
Cát Bà” được chia làm 3 chương.

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG


1. Mùa vụ và mùa vụ du lịch
- Mùa: là thời kỳ đến nhất định trong một năm ( Mùa là sự lặp đi lặp lai có
tính chu kỳ của một khoảng thời gian nào đó trong năm)
- Mùa vụ du lịch là hiện tượng khi cầu du lịch tăng đột ngột không thể đáp
ứng được hoặc giảm trong một khoảng thời gian xác định
- Mùa vụ du lịch là một quy luật phổ biến, tồn tại ở tất cả những nước có hoạt
động du lịch, một nước hay một vùng có thể có một hay nhiều mùa vụ du lịch, tùy
thuộc loại hình du lịch phát triển ở đó. Cường độ du lịch thay đổi theo nhiều giai
đoạn, thời có nhu cầu cao nhất-mùa cao điểm, thời có nhu cầu thấp nhất _ Mùa
thấp điểm hay “mùa chết” trong hoạt động du lịch.
2. Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch
Cũng như tất cả các quốc gia có hoạt động du lịch biển phát triển trên thế giới,
du lịch Việt Nam không thể tránh khỏi hiện tượng mùa vụ du lịch. Tính mùa vụ
trong hoạt động du lịch được thể hiện rõ nét trong loại hình du lịch biển – đặc biệt
phát triển ở Việt Nam với đường bờ biển dài 3260km trải dọc theo chiều dài đất
nước từ Trà Cổ đến mũi Cà Mau và các bãi biển đẹp nổi tiếng thế giới ở Đà Nẵng,
Nha Trang, Vũng Tàu….
Mùa vụ du lịch cao điểm trong năm của du lịch nước ta từ tháng 5 cho tới hết
tháng 8; hiện tượng cầu vượt cung vẫn xẩy ra
Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam: Khách quốc tế đến Việt
Nam trong 9 tháng đầu năm 2009:

Tháng


1

2

3

4

5

6

7

8

9


Khách quốc 370.

342.

303

305.

292.

279.


277

314.

294.

tế

913

.

430

842

150

.

915

000

000

( lượt)

498


998

Qua số liệu trên thì khơng có sự chênh lệch lắm trong thời điểm cao điểm của
du lịch Việt Nam, thậm chí khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 8 thì số lượng
khách quốc tế đến lại giảm. Ta có thể giải thích rằng năm nay do ảnh hưởng của sự
suy giảm kinh tế toàn cầu, mọi người đều phải tiết kiệm trong chi tiêu. Mà du lịch
hoạt động trong lĩnh vực giải trí, dịch vụ do vậy dẫn đến sự sụt giảm lượng khách
quốc tế. Vì vậy, năm 2009 được ngành du lịch xác định là năm du lịch nội địa.
Bắt đầu từ dịp lễ 30/4, xảy ra hiện tượng cháy tour. Ba tháng hè 5,6,7 Viet
Travel đón 30,000 lượt khách tăng 20% so với cùng thời điểm năm ngối. Pidi tour
đón 35000 lượt khách tăng 30% so với cùng thời điểm năm ngối.
Riêng ở cơng ty Viettravel, nhiều tour đã phải từ chối khách hàng vì khơng
thể đáp ứng được do khó khăn về buồng, phòng, dịch vụ.
Nhiều điểm đến hấp dẫn như Sapa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ Long… những
ngày cuối tuần đều chật cứng. Tính riêng Sapa mỗi tuần phải từ chối gần 20000 du
khách. Ở Cát Bà phải huy động gần 108 khách sạn lớn nhỏ để phục vụ du lịch
2009. Trên đường du lịch đến Cát Bà bằng đường bộ, qua phà Đình Vũ xảy ra hiện
tượng chờ phà đến 3 tiếng vào dịp 30/4 – 1/5 vừa qua. Hiện tượng cháy phòng, giá
phòng đội lên trong những ngày cuối tuần là rất phổ biến tại các khách sạn, nhà
nghỉ đặc biệt là ở các điểm du lịch biển. Ví dụ dịch vụ thuê nhà gỗ tại khu du lịch
Cát Bà:
Nhà gỗ

Loại 1
Loại 2
Loại 3

Số lượng


2
2
13

Số phòng

Giá

mùa

2
1
1

( VND/ngày)
Đầu tuần
550.000
450.000
350.000

cao

điểm

Cuối tuần
650.000
550.000
400.000



Vì là năm du lịch nội địa với đối tượng khách có khả năng chi trả khơng cao
nên chiến lược tiết kiệm chi phí, giảm giá tour được áp dụng cho hầu hết các công
ty du lịch. Vào mùa du lịch hè, biển vẫn là sự lựa chọn số 1 của du khách.
Chùm tour du lịch biển ở hầu hết các công ty lữ hành trỏe thành trọng tâm hút
khách. Số đông du khách đến với Phan Thiết, Vũng Tàu, Nha Trang, Hạ Long…..
và các điểm du lịch mới lạ, đẹp, ấn tượng được đưa và khai thác chưa lâu như
Bãi Lũ ( Nghệ An), Hải Hịa ( Thanh Hóa), Thiên Cầm ( Hà Tĩnh), Quan Lạn
( Quảng Ninh). Bên cạnh tạo các tour mới hấp dẫn khách các công ty lữ hành cịn
tung ra những chương trình khuyến mãi hoặc quà tặng hấp dẫn khi tham gia vào
các chương trình du lịch hè. Khách hàng đi đơng được giảm giá. Viettravel tung ra
chương trình siêu khuyến mãi lớn mang tên “ Tour hè miễn phí- thỏa chí cả nhà”
với tổng trị giá giải thưởng là 270 tour du lịch miễn phí cùng nhiều quà tặng hấp
dẫn.
Trái ngược với mùa cao điểm là mùa thấp điểm hau mùa “chết” vào mùa cao
điểm, cung khơng đủ cầu thì mùa thấp điểm các dịch vụ lưu trú gần như chỉ hoạt
động cầm chừng đặc biệt đối với du lịch biển. ở mùa thấp điểm của du lịch Việt
Nam là khoảng thời gian tháng 9, 10 bởi lượng khách du lịch đăng ký tham gia
tour khơng nhiều. Để kích “cầu” du lịch, thu hút khách tham gia các tour du lịch
trong thời điểm này, nhiều công ty du lịch lữ hành đã đưa ra các chương trình tour
mới.

Chương II. TÍNH MÙA VỤ TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ
1. Hoạt động du lịch tại Cát Bà


1.1

Tài nguyên du lịch ở Cát Bà

Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, là một trong những

điểm du lịch hấp dẫn ở khu vực miền Bắc với tài nguyên du lịch tự nhiên phong
phú, đa dạng cả về sinh vật và cảnh quan thiên nhiện. Bên cạnh đó, Cát Bà cịn là
một trong những nơi phát hiện có dấu tích cư trú của người vượn ciir. Như vậy, Cát
Bà khơng chỉ có tài ngun du lịch tự nhiên mà cịn có cả tài ngun du lịch Văn
hóa-lịch sử.
Cát Bà là một quần đảo có tới 366 đảo lớn nhỏ. Đảo chính là Cát Bà rộng
khoảng 100km2, cách đất liền 30 hải lý, tiếp nối với vịnh Hạ Long tạo nên một
quần thể đảo và hang động trên biển làm mê hồn du khách. Khí hậu trên đảo Cát
Bà rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Về tên Cát Bà, theo câu chuyện dân gian vùng Đông Bắc, đảo Cát Bà khi xưa
vốn là hậu cung của người đàn ông đầu tiên đến khai sơn phá thạch ở vùng này.
Khi ông phát hiện ra cái vịnh quý giá với nhiều hòn đảo đẹp mà sau này có tên là
Hạ Long, thì cũng là lúc ông phải cưu mang cùng lúc nhiều số phận nhi nữ đơn
côi, mà chồng họ đã vĩnh viễn không trở về sau những chuyến đi biển đầy bất trắc.
Rồi để rảnh tay khai phá vùng Hòn Gai, Bãi Cháy, ông đã tập hợp tất cả các bà ra
sống tại hòn đảo xinh đẹp , trù phú, biệt lập giữa biển khơi, nằm trong vịnh Lan
Hạ. Vì thế , sau này vùng đất Bãi Cháy, Hịn Gai có tên là Đất Của Ơng cịn đảo
kia thì có tên là đảo các Bà. Trải bao nhiêu biến đổi, thăng trầm bây giờ cịn lại địa
danh Cửa Ơng
(Quảng Ninh) và Cát Bà ( Hải Phòng) là do gọi chệch đi mà thành.
Lại có câu chuyện khác gắn với lịch sử giữ nước của Việt Nam rằng, thời
chiến đấu chống quân Nguyên xâm lược, người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
đã chọn vùng biển Đông Bắc này làm nơi tập kết , luyện quân, tích trữ lương thảo.
Những hang động trong vùng biển này đều được huy động vào việc cất giấu quân
lương, che ém tàu thuyền của quân ta. Vì vậy, vùng biển phía Hạ Long được chọn
làm khu vực qn sự - ngày nay cịn có Hang Dấu Gỗ tương truyền là nơi quân ta
cất giấu những chiếc cọc gỗ bịt sắt đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy,


cịn vùng biển phía vịnh Lan Hạ là nơi tích trữ lương thảo, chăm sóc y tế, là khu

vực cho Các Bà cai quản. Vì thế có tên Cửa Đức Ông và đảo Các Bà, sau gọi chêch
là Cửa Ông và Cát Bà…
Cát Bà là một cụm du lịch thiên nhiên sinh thái không thể tách rời. Ở đây đã
phát hiện được nhiều di tích khảo cổ học thuộc thời kỳ đồ đá mới, những di tích
văn hóa Hạ Long và dấu vết của người Việt cổ. Ngày nay Cát Bà trở thành vườn
quốc gia, bảo tồn trong lịng mình hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh. Biển
Cát Bà có tới 300 lồi cá biển, 500 lồi thân mềm và giáp xác, trong đó có nhiều
loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm
rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai…
Vườn quốc gia Cát Bà:
Vườn quốc gia Cát Bà vừa có rừng, vừa có biển với nguồn tài nguyên phong
phú, cảnh đẹp vè nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tổng diện tích của vương là
15.200 ha, trong đó diện tích rừng núi là 9.800 ha và diện tích biển là 4.200ha. Địa
hình đa dạng, chủ yếu là núi đá vơi có nhiều hang động. Với độ cao trung bình là
150m, trong vườn cịn có nhiều đèo nhỏ như đèo Đá Lát, đảo Bo Bùa, đèo Khoăn
Cao… và nhiều suối lớn quanh năm có nước như suối Thuồng Luồng, suối Treo
Cơm, suois Việt Hải…. Rừng Cát Bà thuộc loại rừng nhiệt đới với các kiểu phụ thổ
nhưỡng đặc biệt. Rừng trên núi đá vơi chiếm diện tích lớn nhất, xen kẽ là những
khu rừng tự nhiên trên núi đất, đặc biệt ở khu vực Trung Trang có khu rừng Kim
Giao mọc tự nhiên. Hệ thực vật ở đây có 620 lồi, thuộc 123 họ có giá trị như Chó
Đãi, Trai Lý, Lát Hoa, Đinh, Kim Giao… Đây là những loại cây cần được bảo vệ
và phát triển. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú với 20 loài thú, 69 loài chim,
20 lồi bị sát và lưỡng cư đặc biệt có loài Voọc đầu trắng thường sống ở các vách
đá cheo leo ven biển- đây là một loài thú rất quý hiếm mà bây giờ chỉ còn thấy ở
Cát Bà. Hang động trên đảo Cát Bà cũng rất phong phú, mỗi hang có một vẻ đẹp
khác nhau, tạo ra những bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, sống động. Tiêu biểu là động
Quân Y, động Phù Long, động đá Hoa Cương, động Trung Trang…. Với những
nhũ đá mn hình mn vẻ rất đẹp mắt.



Hang Quân Y:
Hang Quân Y, hang kiến trúc đặc biệt và ý nghĩa lịch sử. Hang Quân Y nằm
sát trục đường xuyên đảo cách thị trấn Cát Bà khoảng 13 km. Hang nằm ở thôn Hải
Sơn, xã Trân Châu, được xây dựng từ những năm 1963-1965 khi cuộc chiến tranh
đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc nước ta bằng máy bay, tàu chiến ở giai
đoạn ác liệt nhất. Để đối phó với chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, quân và
dân trên đảo đã xây dựng hang dựa vào trong núi đá vôi tự nhiên này làm nơi trú
ẩn, tránh bom đạn của các xã thị trấn và cả những người dân từ Bạch Long Vĩ sơ
tán về đây. Hang Quân Y kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều dài nối giữa 2 hang
khoảng 20m, thiết kế gồm có cửa trước tiếp giáp phía Tây, cửa sau giáp phía Đơng,
khu vực giữa hang thiết kế gồm có 3 tâng riêng biệt gồm phịng lớn nhỏ, bãi chiếu
phim và một số phòng chức năng.
Tầng 1: khu vực chính gồm 14 phịng chức năng
Tầng 2: Khu vực chiếu phim và kiểm tra thể lực
Tầng 3: Sảnh đón tiếp, phòng gắc và phòng sĩ quan
Hang Quân Y phản ánh quy mô xây dựng thời chiến của một quân y lớn đầy
đủ tiện nghi và diện tích chữa bệnh cho 9ong trăm người. Là hang động đặc biệt
nhất trong hệ thống hang động lớn nhỏ khu vực đảo Cát Bà. Hang không chỉ cho
thấy cấu trúc đặc biệt của hệ thống đá vơi ven biển mà cịn phản ánh sức 9ong tạo
và chiến tích oanh liệt của quân và dân ta trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Trong những năm chiến tranh, Hang Quân Y trở thành bệnh viện dã chiến,
bệnh viện này đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, tuy nhiên cấu trúc bên trong của
hang Quân Y viện này vẫn cịn ngun vẹn gợi lại khơng khí sơi động khẩn trương
quyết thắng của quân và dân ta trong những ngày tháng đánh Mỹ. Đặc biệt Hang
Quân Y được xây dựng khép kín nằm gọn trong lịng hang động tự nhiên do đó
tồn bộ cảnh quan bên ngồi vẫn còn hoang sơ hòa trong cảnh của của vườn quốc
gia Cát Bà.
Động Phù Long:



Động Phù Long trùng trùng nhiều lớp cao dần từ ngoài vào trong tựa như mê
cung ở chốn cửu trùng. Cửa hang hẹp, nhấp nhô đá chắn vẫn nguyên nét sơ khai
nhìn ra hướng nam đón gió biển thổi vào. Qua cửa hang là khơng gian rộng hút
tầm mắt, vịm hang thấp, cách nền từ 1,5m-2,1m; Vòm hang được tạo bởi các gờ
đá lớn chạy dài uốn lượn vào các hố sâu, tròn tối sẫm giống như bầu trời đầy mây
đang vần vũ. Động đầu tiên này có cấu trúc như một mái đá từ nền mọc lên 1 trụ
đá khổng lồ cao 1,51m như đang cố đẩy mái vòm lên cao. Thăm động du khách có
dịp suy tưởng về quá trình tạo sơn như thấy được dấu vết của động dịch học, từ
thái cực sang lưỡng nghi của tạo hóa diễn ra ở đây từ ong triệu năm trước.
Từ động thứ nhất lên động phải qua cổng nhiều lớp được tạo bởi các thạch
nhũ phong rủ, nhấp nhô. Cửa chính hình vịm cuốn, phía trên thạch nhũ tạo thành
một “rừng” bầu sữa tien, thánh thót nước rơi. Nhị động là thế giới của các loài thú
thiên tạo sống động. Nhũ đá tạo thành hình các con voi, chó, nai… quây quần
thanh thản . Trong hang nhị động có nhiều rễ cây lớn từ đỉnh núi buông xuống tựa
những chiếc thang trong chuyện cổ tích. Vịm nhị động cao, rộng, óng ánh như dát
bạc, giống như bầu trời đầy tinh tú. Phía trên có núi vàng, suối bạc đổ xuống mỗi
khi có ánh lửa rọi tới lại lấp lánh huyền ảo. Qua nhị động có cửa dẫn lên tam động,
hai bên cửa có chúa sơn lâm và voi thần túc trực. Muốn vào tam động du khách
phải leo qua lưng con rùa lớn bằng thạch nhũ trắng. Tam động chia thành hai khu:
bên trái là thiên cung, bên phải là phật điện. Thiên cung có lọng vàng, long ngai,
tượng thần, tiên nữ ngủ ngày, tóc bng dài, tứ linh ngự trên cột đá thiên long…
tất cả do nhũ đá và các tưởng tượng của con người tạo nên.
Động Phù Long còn là nơi lưu giữ xương cốt của người xưa, ẩn chứa bao điều
huyền bí bởi nơi đây là địa bàn hoạt động, tá túc của hải tặc một thời. Trước cửa
động Phù Long là khu đầm rộng giàu tiềm năng nuôi hải sản, quanh động là khu
rừng nguyên sinh. Thảm thực vật đa dạng và phong phú trong đó có nhiều lồi thảo
mộc q hiếm. Thú q trên đảo tập trung ở đây khá nhiều.
Động Phù Long là địa điểm hết sức lý tưởng cho nghiên cứu khảo cổ học thời
tiền sử và phát triển du lịch sinh thái, nhân văn.



Động Trung Trang:
Trung Trang nằm trên đường xuyên đảo cách thị trấn Cát Bà 15km về phía
Tây Bắc là một thung lũng lớn nhất đảo Cát Bà, có diện tích khoảng 300ha, thấp
hơn mặt nước biển từ 10 đến 30m, cây cối um tùm còn giữ được cánh rừng nguyên
sinh. Tại khu vực này có động Trung Trang dài khoảng 300m xuyên qua núi là
hang động do thiên nhiên kiến tạo trải qua hàng nghìn năm mưa nắng mà có động
sâu và rộng, chỗ to chỗ nhỏ có thể chứa được hàng trăm người, động có 2 cửa vào
và ra. Trong động có nhiều hình thù bằng đá trơng rất phong phú như hình cơ gái,
hình vượn đang cho con bú… Trên nóc hang động có những vỏ sị, ốc biển dính
vào đó, đặc biệt hơn là âm thanh của cây đàn đá lúc trầm lúc bổng có một khơng
hai ở các hang động Cát Bà. Động Trung Trang hầu như cịn ngun vẹn, chưa có
sự xâm hại của con người. Đây là một địa chỉ lý tưởng đối với những du khách
ham hiểu biết về du lịch khảo cổ.
Động đá Hoa Cương
Xã Gia Luận nằm ở phía Bắc đảo Cát Bà, tiếp giáp với vịnh Hạ Long, đồng
thời là bến phà nối với Tuần Châu của Quảng Ninh. Đến với Gia Luận là đến với
vùng sơn thủy hữu tình của khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà và di
sản thiên nhiên thế giới Hạ Long. Đến với Gia Luận không thể bỏ qua một địa chỉ
du lịch hấp dẫn đó là động đá Hoa. Động đá Hoa nằm ở dãy núi phía Đơng Bắc,
nơi cư trú của cộng đồng dân cư. Động ở độ cao 15 đến 20m so với mặt bằng cư
trú cư trú. Chiều cao của động trên dưới 10m. Nơi rộng nhất của động là 25m,
chiều dài khoảng 10m. Phía trên cửa động có nhiều thạch nhũ với hình khối như
những cơng trình điêu khắc tuyệt vời của tạo hóa. Dưới nền động có hồ nước nhỏ
càng làm tăng sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua. Những hình khối của nhũ
đá mang dáng dấp những pho tượng hình người, thú khiến người ta liên tưởng đến
những nhân vật trong truyện cổ tích.
Đặc biệt hơn cả là tại đây, các nhà khảo cổ đã khai quật và phát hiện chiếc
răng hóa thạch của người vượn cổ có niên đại cách đây 10 vạn năm. Sự phát hiện
này là một minh chứng về sự tồn tại của người vượn cổ trên đảo Cát Bà.



Cát Bà được xem là điểm nhấn của du lịch vùng Đông Bắc với vẻ đẹp hoang
sơ. Nét duyên rất riêng của Cát Bà chính là những bãi tắm nhỏ nằm rải rác giữa các
ngọn núi, giờ đây đã được cải tạo thành những bãi tắm có thể xếp vào loại đẹp nhất
Việt Nam cả về cát, nước và sóng như bãi Cát Cò 1, Cát Cò 2,. Để đi từ bãi Cát Cò
1 sang bãi Cát Cò 2 du khách có thể đi qua cây cầu Cát Tiên men theo vách núi. Đi
trên cây cầu này du khách như đi trong không trung, với trước mặt là trời, dưới
chân là bãi đá ngầm trắng xóa sóng biển và sau lưng là núi rừng.
Địa hình tự nhiên đã tạo cho Cát Bà những bãi tắm sạch đẹp được che chắn
bởi các vách núi nên sóng rất lặng rất phù hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡngtham quan.
Như vậy, với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Cát Bà có thể
phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám phá, nghiên cứu môi trường
tự nhiên, tìm hiểu di tích khảo cổ.
a.

Thực trạng hoạt động du lịch tại Cát Bà

Tài nguyên du lịch Cát Bà đã được đưa vào khai thác cho các hoạt động du
lịch:
- Tắm biển tại hai bãi tắm đẹp nhất Cát Bà: Cát Cò 1, Cát Cò 2
- Tạo các dịch vụ bãi biển đa dạng: Thuê ghế nằm, ô, phao bơi, dịch vụ ăn
uống và tiệc trên bãi biển với thực đơn đa dạng. Dịch vụ thuê nhà gỗ trên bãi biển,
lều trại, nhà chòi cho những khách muốn nghỉ đêm trên bãi biển, các hoạt động vui
chơi, giải trí, thể thao….
- Thưởng thức đồ uống với thực đơn phong phú tại bãi biển
- Dạo mát và ngắm biển trên cầu Cát Tiên
- Chinh phục đỉnh Hải Thanh, ngắm toàn cảnh khu du lịch Hòn Thớt, Hòn
Guốc
- Thăm vịnh Lan Hạ, khám phá hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ bằng thuyền kayak

hoặc tàu du lịch.
- Mua đồ lưu niệm, đặc sản Cát Bà


Dưới đây là một tuor du lịch chính:
Tuyến tham quan du lịch ( Chính): Hà Nội – Cát Bà 3 ngày 2 đêm
Ngày 01: Hà Nội - Cát Bà
5h30: Đón khách tại điểm hẹn & khởi hành đi Hải Phòng. Xe đưa khách ra
bến Bính
9h00: Tàu cao tốc rời Hải Phòng ra đảo Cát Bà.
10h00: Tàu tới Cát Bà, khách nhận phòng khách sạn, ăn trưa
Chiều: tự do dạo chơi và tắm biển tại khu du lịch Cát Tiên gồm bãi tắm Cát
Cò 1, 2.
Tối: Sau bữa tối tự do đi dạo, thăm thị trấn về đêm hoặc thưởng thức café,
giải khát trên bãi biển tại khu du lịch Cát Tiên
Ngày 02: Thăm Cát Bà
Sáng
+ lựa chọn 1: Thăm quan rừng quốc gia Cát Bà – khu dự trữ sinh quyển được
UNESCO xếp hạng, thăm bảo tàng Vườn Quốc Gia, xem phim giới thiệu về Vườn
Quốc Gia. Đi bộ tham quan rừng Quốc Gia Cát Bà.
+ Lựa chọn 2: Thăm quan vịnh Lan Hạ đẹp mê hồn với gần 400 hịn đảo
nhấp nhơ trên biển, thăm làng cá Cát Bà nổi tiếng với cá giò, cá song, ngọc trai…
Ghé thăm đảo khỉ hay còn gọi là đảo Cát Dứa với rặng dứa biển xanh ngắt, đầy ắp
mảnh san hô….
Chiều: Khách tự do nghỉ ngơi, tắm biển tại khu du lịch Cát Tiên
Tối: Nghỉ tại Cát Bà
Ngày 03: Cát Bà - Hà Nội
Sáng: Tự do mua sắm đồ hải sản, lưu niệm, đi dạo chơi, đi chợ Cát Bà
Chiều:
-14h15: rời khách sạn ra bến tàu

-14h30: Tạm biệt Cát Bà về Hải Phịng
15h30: Đến Hải Phịng, xe đón đồn tại bến Bính đưa về Hà Nội kết thúc
chuyến đi.


Một số dịch vụ cho thuê nhà và dịch vụ tổ chức các hoạt động
Nhà

Số lượng

Số giường

gỗ
ờng

Giá

mùa

cao

1,6m2/giư ( VND/ngày)
Đầu
tuần

điểm

Cuối
tuần


Loạ

2

2

550.000

650.000

Loạ

2

1

450.000

550.000

Loạ

13

1

350.000

400.000


i1
i2
i3

Loại

DT (m2/nhà)

Giá thuê

Số người/nhà

7

(VND/lần)
100.000

<8

150.000

2

250.000

4

nhà
Nhà
chòi

Lều
Queen
Lều
King

7


Dịch vụ
Thuyền Kayak
Karaoke, lửa trại (đoàn tối đa 60
người)
Múa lửa
Nhảy sạp, bao bố
Kéo co ( gồm 1 dây và cịi)
Bóng chuyền bãi biển( bóng &

Giá thuê ( VND)
100.000vnd/h
1.500.000VND/buổi
150.000VND/lần
100.000vnd/lần
100.000vnd/lần
100.000vnd/l

lưới)
Bóng đá bãi biển (1 quả bóng)
Cano thăm vịnh

250.000vnd/h

700.000vnd/0.5h

Hoạt động du lịch ở Cát Bà thì ln ln sơi động với rất nhiều loại hình dịch
vụ khác nhau. Mùa cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8, ở đây thường xun có tình
trạng quá tải. Tuy nhiên trong mùa thấp điểm của du lịch biển thì đặc biệt là ở khu
vực Bắc Bộ thì Cát Bà cũng khơng bị ảnh hưởng nhiều. Vào mùa thấp điểm du lịch
Cát Bà vẫn có thể duy trì bằng các hoạt động hoạt náo, vui chơi, tham quan tự
nhiên và tìm hiểu, nghiên cứu di chỉ khảo cổ tại nhiều hang động.Ngoài ra, thế
mạnh của du lịch Cát Bà là du lịch sinh thái với khu dự trữ sinh quyển thế giớiVườn Quốc Gia Cát Bà.
Trong vụ du lịch, để phục vụ cho mùa du lịch hè năm 2009 huyện đảo Cát Bà
đã huy động đến 108 khách sạn và cơ sở lưu trú lớn nhỏ với gần 200 phòng; đáp
ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Trong đó có 3 khách sạn tương đương 3
sao, 11 khách sạn 2 sao và tương đương 2 sa; 10 khách sạn 1 sao và tương đương 1
sao. Một số cơ sở lưu trú ở Cát Bà
Resoft Cát Cị: 127-271$/ngày
Holiday View: 45-70$/ngày
Hướng Dương, Các Hồng Tử, Rồng Biển…..có giá từ 300-350 nghìn/ngày.
Bên cạnh đó, khai thác thêm các hoạt động văn hóa thể thao như lễ hội làng cá Cát
Bà được diễn ra từ 1/3-2/4/2009 và phối hợp tổ chức lễ hội kỷ niệm 50 năm ngày


Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà; ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam
(1/4/1959-1/4/2009) và khai trương du lịch Hải Phòng năm 2009, tại lễ hội đã diễn
ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo và có triển lãm hội chợ Du
lịch-Thủy sản. Việc kết hợp nhiều sự kiện văn hóa vào hoạt động du lịch đã tạo nên
một mùa du lịch sôi động tại Cát Bà nói riêng và Hải Phịng nói chung. Sáu tháng
đầu năm du lịch Hải Phòng phục vụ 1.864.926 lượt khách trong đó khách du lịch
chủ yếu là đến với Cát Bà, doanh thu đạt 594,856 tỷ đồng.
Có thể nói rằng Cát Bà là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong
và ngoài nước, tuy nhiên cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống khách sạn chưa xứng

với tiềm năng của du lịch Cát Bà, tiêu biểu là chưa có khách sạn 4,5 sao cịn khách
sạn 3 sao chỉ có một vài.
2.

Tính mùa vụ tại khu du lịch Cát Bà

a.

. Nguyên nhân gây ra tính mùa vụ tại khu du lịch Cát Bà

2.1.1.Vị trí địa lý:
Cát Bà nằm cách Hải Phịng 50km về phía Đơng, cách Hạ Long 25km về
phía Nam và cách Hà Nội khoảng 160km về phía Đơng Nam. Phía Bắc giáp vịnh
Hạ Long ( Quảng Ninh), phía tây giáp đảo Cát Hải ( huyện đảo Cát Hải-Hải
Phịng), phía Đơng và Nam giáp biển Đơng.
Từ Hà Nội, du khách có thể đến Cát Bà bằng nhiều phương tiện khác nhau:
- Từ HN đến Hp bằng tàu hỏa, đường bộ hoặc đường hàng không
- Từ HP đến Cát Bà bằng đường bộ hoặc bằng đường thủy ( tàu cao tốc)
- Từ Hạ Long tới Cát Bà bằng đường thủy ( Tàu du lịch hết 3 tiếng, tàu cao
tốc hết 30’)
Có thể nói, do vị trí địa lý của Cát Bà nằm cách xa trung tâm, phương tiện đi
lại chủ yếu là đi tàu cao tốc trên biển và đường bộ qua phà, do vậy trong mùa thấp
điểm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý du khách ( ngại đi du lịch). Đối với khách
có thời gian lưu trú ít thì sự lựa chọn của khách du lịch đến với Cát Bà sẽ giảm.


Trong mùa cao điểm, xảy ra hiện tượng xe chở khách du lịch bị ứ đọng tại bến
phà, có khách phải chờ đến 3 tiếng đồng hồ xe mới lên được phà để đi ra đảo.
2.1.2.Khí hậu:
Khí hậu Cát Bà mang tính nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa và chịu sự chi phối sâu

sắc của biển cả. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại
dương, khí hậu Cát Bà được phân thành 2 mùa:
- Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm nhiệt độ trung bình trên
300C. Đây là mùa phát triển du lịch biển cũng là mùa đông khách du lịch đến thăm
đảo.
- Mùa đông: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đơng Bắc. Nhiệt độ trung bình là 15-20 0C. Có thời điểm xuống dưới 100C nên đây
là mùa vắng khách của đảo.
Gió: Nằm trong khu vực vành đai gió mùa nên chế độ gió ở đây mang tính
chất mùa rõ rệt. Gió mùa đông nam chiếm ưu thế từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
gió Bắc và Đơng Bắc chiếm ưu thế từ tháng 9 đến tháng 11, còn trong khoảng từ
tháng 6 đến tháng 8 đơi khi có gió Tây gây nóng bức và đây cũng là một trở ngại
cho hoạt động du lịch, tạo nên tính mùa vụ du lịch tại Cát Bà
Ngoài ra, một số hiện tượng thời tiết đặc biệt đặc trưng của vùng phía Đơng
Bắc Bộ là dòng sương mù và bão cũng xuất hiện ở Cát Bà. Các cơn bão thường
gặp từ tháng 8 đến tháng 10, bình quân 2-6 trận bão/năm. Bão thường kèm theo
mưa lớn gây lụt lội trong các thung lũng ở Cát Bà gây ảnh hưởng đến hoạt động du
lịch.
Có thể nói nhân tố khí hậu là một trong những ngun nhân trực tiếp gây nên
tính mùa vụ trong du lịch ở Cát Bà
1.1.3. Các sự kiện văn hóa – lễ hội
Lễ hội lớn nhất và quan trọng nhất trên đảo Cát Bà chính là lễ hội ngày 01
tháng 04. Đây vốn là lễ hội “xuống nước” của ngư dân để cầu cho một năm mưa


thuận gió hịa, chài lưới bội thu. Nhân ngày 01/04/1959 nhân dân trên đảo vinh dự
được đón Bác Hồ ra thăm làng cá. Để kỷ niệm sự kiện này, ngày 01/04 đã được
chọn làm ngày khai trương mùa du lịch Cát Bà.
Ngoài ra vào 12 tháng Giêng hàng năm, nhân dân xã Hiền Hào lại tổ chức lễ
hội đền Hiền Hào – nơi thịi Thành Hồng làng.

Có thể thấy, các lễ hội ở Cát Bà cịn khá ít, đơn giản, chưa thu hút được nhiều
du khách tham gia. Do vậy, mùa du lịch lễ hội chỉ góp phần làm tăng thêm tính
mùa vụ trong du lịch tại thời gian tháng 4 diễn ra lễ hội tại Cát Bà mà thôi.
2.2. Mùa vụ du lịch tại Cát Bà
2.1.2 Mùa du lịch cao điểm
Mùa du lịch cao điểm tại Cát Bà là khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9.
Cũng như các điểm du lịch biển khác, thời điểm này các khách sạn ở Cát Bà
thường chật kín phịng, và ln trong tình trạng quá tải. Năm nay, 2009, Cát Bà
phải huy động 108 khách sạn và các cơ sở lưu trú cho hoạt động du lịch, giá phịng
có sự chên lệch giá giữa đầu tuần và cuối tuần, giữa dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và thời
gian khác. Do ảnh hưởng mang tính xã hội về mùa lễ hội, mùa du lịch khách quốc
tế và kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên, công nhân viên chức nên từ khoảng tháng 5
đến tháng 8 khách du lịch tăng đột biến. Dịp lễ 30/4 – 1/5, lượng khách bằng
đường bộ qua phà Đình Vũ đến Cát bà đã phải chờ đến 3 tiếng mới được xuống
phà ra đảo Cát Bà. Như vậy, lượng khách tăng nhanh dẫn đến cung không đủ cầu
trong một thời gian ngắn tạo nên tính mùa vụ ở điểm du lịch Cát Bà.
2.2.2 Mùa du lịch thấp điểm
Mùa thấp điểm trong hoạt động du lịch Cát Bà là khoảng thời gian từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau. Khoảng thời gian này, hoạt động du lịch tắm biển tại Cát Bà
dường như chững lại do điều kiện tự nhiên bất lợi đã gây cản trở cho các hoạt động
tham quan, hoạt náo ngoài trời. Do vậy lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến
với Cát Bà giảm.


Sự chênh lệch về số lượng khách du lịch trong hai khoảng thời gian trên tạo ra
tính mùa vụ du lịch tại Cát Bà. Tuy nhiên, tại Cát Bà, loại hình mùa vụ chính là du
lịch sinh thái nên giảm bớt được tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Cát Bà hiện
nay vẫn là điểm du lịch hấp dẫn, điểm nhấn đối với vùng Bắc bộ.

III. Một số giải pháp và phương hướng khắc phục tính mùa vụ tại khu du

lịch Cát Bà
3.1 Một số biện pháp khắc phục:
3.1.1 Nghiên cứu thị trường để xác định số lượng và thành phần của luồng
khách triển vọng mùa du lịch chính.
Do Cát Bà là điểm du lịch có khí hậu ít khắc nghiệt hơn so với các vùng có
khí hậu có cùng vĩ độ ở đất liền, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 24 O C nên dù
khơng ở chính vụ, Cát Bà vẫn thu hút được rất đông các luồng khách như: khách
cơng vụ, khách có nhu cầu về nghỉ dưỡng,… Ngồi ra, Cát Bà được cơng nhận là
khu dự trữ sinh quyển thế giới, là bộ phận không tách rời của di sản thiên nhiên
Thế giới Hạ Long nên thu hút được một luồng khách ngoài vụ là các nhà nghiên
cứu khoa học, những người thích khám phá.
3.1.2 Coi trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Cát Bà thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, việc trao đổi thông
tin ngày càng trở nên nhanh chóng, tiện lợi, việc quảng bá hình ảnh du lịch cũng
trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số phương thức mà Cát Bà có thể sử dụng để
quảng bá hình ảnh du lịch của mình:


- Vô tuyến: Ti vi cho phép truyền tải thông tin đến mọi địa điểm và chọn được
thị trường mục tiêu thơng qua nhiều chương trình khác nhau, chất lượng quảng cáo
có được khá tốt, chi phí tiếp xúc từng người thấp.
- Đài: là phương tiện ít tốn kém hơn ti vi, nhanh đưa thông tin quảng cáo tới
khách du lịch
- Báo: qua phương tiện này, Cát Bà có thể lựa chọn khu vực quảng cáo cần
hướng tới (các công ty du lịch, các báo quảng bá đến quốc tế)
- Internet: đây là phương tiện được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất. Phương
tiện này cũng hấp dẫn du khách quốc tế nhiều hơn. Vì vậy, Cát Bà nên có một
trang website được nhiều người quan tâm nhất và liên quan đến du lịch nhiều nhất,
có địa chỉ email trên trang web để khách du lịch có thể dễ dàng truy cập, hỏi thông

tin và đặt tour cho chuyến đi tới Cát Bà.
3.1.3 Tích cực tổ chức các hoạt động mang tầm cỡ vùng, khu vực, quốc gia,…
Cát Bà có thể đăng ký tổ chức các giải đấu thể thao (bóng chuyền, bóng đá bãi
biển,..) các sự kiện văn hóa – xã hội (các cuộc thi người đẹp,…) nhằm thu hút
khách du lịch đến với Cát Bà.
3.1.4 Kéo dài tính thời vụ du lịch ở Cát Bà
Mùa du lịch Cát Bà thường phát triển nhất từ tháng 5 đến tháng 9 với hoạt
động chủ yếu là tắm biển nghỉ dưỡng. Để kéo dài thời vụ du lịch ở Cát Bà cần xây
dựng và phát triển nhiều thể loại du lịch khác. Cát Bà là nơi có hệ sinh thái phong
phú, đa dạng. trên rừng có nhiều loại động thực vật q hiếm, dưới biển có những
rạn san hơ với nhiều hình dạng kỳ lạ, màu sắc phong phú, đa dạng về giống, loại,
…Do vậy, Cát Bà hồn tồn có thể phát triển các loại hình du lịch như du lịch
khám phá, du lịch nghiên cứu, du lịch chữa bệnh (do có khí hậu tốt),…
3.1.5 Áp dụng các chính sách giá hợp lý
Các doanh nghiệp lữ hành, các công ty du lịch cố gắng đảm bảo mức giá ổn
định cho các tour du lịch ngay cả trong mùa du lịch cao điểm.


Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú: khơng nên “đội” giá phịng,
dịch vụ lên giá q cao so với bình thường, gây mất thiện cảm của khách du lịch,
khơng có lợi cho việc kinh doanh lâu dài.
Các doanh nghiệp du lịch cần có những chính sách giá ưu đãi đối với khách
hàng quen thuộc, các công ty du lịch có thể áp dụng loại “giá bốn mùa” để khắc
phục tính thời vụ du lịch trong việc kinh doanh. Đối với khách du lịch, cũng cần áp
dụng các chính sách giảm gái, khuyến mại hấp dẫn để kích cầu du lịch.
3.1.6 Nâng cao việc sẵn sàng đón tiếp khách du lịch quanh năm
Để có thể phát triển du lịch vào tất cả các thời điểm trong năm, Cát Bà cũng
cần đảm bảo một số điều kiện nhất định như:
Về cơ sở vật chất – hạ tầng: Đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở vật chất
như khách sạn, nhà hàng, nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thơng thủy – bộ,

khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư các phương tiện chở khách chất lượng
cao, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải như cáp treo, xe điện, tàu cao cấp để thăm
vình,….
Về nguồn nhân lực: theo thống kê năm 2006, số lao động trực tiếp tại Cát Bà
là 990 người, tỷ lệ lao động khơng có chun mơn chiếm tới 84,8 % lực lượng lao
động. Lực lượng chuyên môn chỉ chiểm 15.2%, trong đó trình độ trung cấp chiếm
tới 12,7%, trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiểm 2,5%. Trong khách sạn số nhân
viên trong khách sạn là những người thân quen, hị hàng của chủ khách sạn, khơng
có đồng phục khi làm việc, trình độ ngoại ngữ về giao tiếp chưa tốt. Đậy thực sự là
một vấn đề nhức nhối của đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Cần có cơng tác
đào tạo nâng cao tay nghề đội ngũ nhân viêc phục vụ trong nhà hàng, khách sạn,
đội ngũ hướng dẫn viên tại các tuyến, điểm du lịch, hướng tới cung cách phục vụ
khách lịch sự, văn minh theo hướng chuyên nghiệp.
3.1.7 Do Cát Bà nằm trong khu vực tam giác phát triển tăng trưởng du lịch
Bắc Bộ với trọng tâm là Hà Long – Cát Bà – Đồ Sơn. Vì vậy, để thu hút được động
đảo khách du lịch hơn nữa, Cát Bà cần liên kết với du lịch các tỉnh Hà Nội, Quảng


Ninh,… để xây dựng thêm các tour, tuyến điểm du lịch mới, các tour, tuyến du lịch
đường dài. Việc liên kết, hợp tác này rất có lợi cho ngành du lịch các tỉnh ( thu hút
nhiều khách du lịch tăng doanh thu), qua đó thể hiện sự chuyên nghiệp trong du
lịch. (đoàn kết cũng phát triển)
Trên đây là một số giải pháp đưa ra để góp phần giảm bớt tính mùa vụ trong
du lịch Cát Bà. Các giải pháp trên nếu hiện một cách đồng bộ, có sự chỉ đạo xun
suốt của những người làm cơng tác du lịch thì sẽ tạo ra những lợi thế để có thể phát
triển du lịch ở Cát Bà, khai thác Cát Bà xứng với những tiềm năng vốn có nơi đây.
3.2 Một số phương hướng đế xuất:
Trong khi thực hiện đề tài này với sự hiểu biết còn hạn chế của chúng em
cũng được tiếp cận tìm hiểu với một số khó khăn mà Cát Bà còn đang gặp phải.
Tuy sự hiểu biết còn hạn chế nhưng chúng em cũng mạnh dạn đưa ra những đề

xuất của bản thân để khắc phục phần nào những khó khăn đó.
3.2.1 Hiện nay, Cát Bà cịn thiếu các địa điểm vui chơi giải trí và các khách
sạn đạt tiêu chuẩn quôc tế, phục vụ du khách, một số dự án khu du lịch đang triển
khai nhưng đều là các dự án có quy mơ nhỏ của các nhà đầu tư trong nước, chưa có
dự án nào có vốn đầu tư nước ngồi, cụ thể:
Ở Cát Bà ngoài 3 khu Resort sang trọng bên các bãi biển tại Cát Tiên, tồn bộ
quần đảo Cát Bà chỉ có 110 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 9 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 2 sao, 13 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, số còn lại là các khách sạn nhỏ và
nhà nghỉ thuộc thành phần tư nhân. Đến mùa du lịch, hiện tượng “cháy phòng”
vẫn xảy ra thường xuyên,….Do vậy, Cát Bà cần xây dựng thêm các khách sạn đạt
tiêu chuẩn, phục vụ khách hàng sang trọng (ví dụ: ít nhất có thể xây dựng thêm 1
khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 hoặc 5 sao)
Xây dựng một khu vui chơi giải trí gắn với các hoạt động liên quan đến biển,
trong đó có các trị chơi như mơ tơ nước, chờ thuyền, dịch vụ dù bay như ở Đồ Sơn
đã tiến hành. Xây dựng một sân golf hay một Casino ở trên đảo Cát Bà (do hiện
nay ở Việt Nam chưa phát triển loại hình casino nhiểu). Xây dựng thêm một khu
nghỉ dưỡng cao cấp, thiết lập các trung tâm phục hồi sức khỏe, khám chữa bệnh,


các Spa chăm sóc sắc đẹp,… nhằm khai thác loại hình du lịch nghĩ dưỡng tại đây,
kéo dài thời gian mùa vụ du lịch
3.1.2 Cần hiện đại hóa, nâng cấp mạng lưới điện, nước ở Cát Bà. Vào mùa
cao điểm, các cơ sở du lịch thường xuyên để xảy ra tình trạng mất điện lưới, mất
điều hịa, nước sinh hoạt tắm rửa bị thiếu hoặc bị nhiễm mặn … gây ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động du lịch chung của khu du lịch và du khách. Cát Bà
nên có một nhà máy sản xuất nước sinh hoạt hoặc áp dụng khoa học công nghệ xử
lý nước nhiễm mặn thành nước sinh hoạt để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân
trên đảo cũng như cho việc phát triển du lịch.
3.1.3 Cát Bà nên tiến hành hiện đại hóa thông tin liên lạc, ứng dụng các dịch
vụ viễn thống hiện đại để đáp ứng được nhu cầu trao đổi thông tin của khách du

lịch, trách cảm giác nhàm chán khi ở trên đảo . Ví dụ, sử dụng dịch vụ wifi (mạng
khơng dây sử dụng sóng vơ tuyến), dịch vụ này giúp cho khách du lịch có thể truy
cập vào mạng, giúp họ liên lạc với người thân một cách dễ dàng hơn. Đây cũng là
một cách để góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Cát Bà đến với khách quốc tế,
một Cát Bà đẹp đẽ và hiện đại.
3.1.4 Bên cạnh việc phát triển du lịch, Cát Bà cũng cần quan tâm đến việc bảo
vệ tài nguyên môi trường. Trong những thời điểm chính vụ, việc gia tăng số lượng
khách từ 70 đến 90%. Sự gia tăng đột biến trong thời gian ngắn và lực lượng lao
động phục vụ các sự cố môi trường xảy ra không hiệu quả dẫn đến áp lực đối với
tài nguyên tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái,..Một khi hệ sinh thái đã bị ảnh hưởng
thì việc khai thác một số loại hình du lịch sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo việc kéo dài
mùa vụ du lịch cũng bị ảnh hưởng theo. Do vậy, bảo vệ mơi trường cũng góp phần
làm tăng thời gian chính vụ trong du lịch nơi đây.
Trên đây là một số phương hướng góp phần khắc phục tính mùa vụ trong du
lịch tại khu du lịch Cáy Bà. Thơng qua đề tài “ Tìm hiểu về tính mùa vụ tại khu du
lịch Cát Bà”, chúng ta đã hiểu hơn về tính mùa vụ và sự ảnh hưởng của nó đối với
Cát Bà. Thơng qua đó có thể tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục tối đa sự ảnh


hưởng của tính mùa vụ. Cùng với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, hi vọng Cát
Bà trong tương lai ngày càng phát triển, sẽ ngày càng trở nên đẹp hơn, xứng đáng
trở thành một trong những khu du lịch hấp dẫn nhất Việt nam và trên Thế giới.

Bản Đồ Cát Bà


Quần đảo Cát Bà



×