Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Đánh giá tình hình sản xuất nhãn t6 tại mô hình khoa nông học trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------

LÝ THỊ CÔI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÃN T6
TẠI MƠ HÌNH KHOA NƠNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN’’

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016 – 2020

Thái Nguyên, 2020



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------

LÝ THỊ CÔI
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÃN T6
TẠI MƠ HÌNH KHOA NƠNG HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN’’

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Lớp

: K48 – TT – N01

Khoa

: Nông học

Khóa học


: 2016 – 2020

Giảng viên hướng dẫn

: 1. TS. Dương Trung Dũng
2. PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng

Thái Nguyên, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được thu thập trong q trình thực hiện đề tài, khơng sao chép của ai. Nội
dung khóa luận có tham khảo một số tài liệu được liệt kê trong danh mục tài
liệu tham khảo của khóa luận.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 07 năm 2020
Sinh viên

Lý Thị Côi


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong tồn bộ chương trình
học tập của sinh viên các trường đại học. Đây cũng là khoảng thời gian cần
thiết để sinh viên củng cố lại kiến thức đã học, đồng thời vận dụng kiến thức
đã học vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao trình độ hiểu biết, từ đó tạo lập

cho bản thân một tác phong làm việc đúng đắn. Do vậy, thực tập tốt nghiệp là
giai đoạn không thể thiếu của mỗi sinh viên.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái
Nguyên, em tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tình hình sản xuất nhãn
T6 tại mơ hình khoa Nơng Học Trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun’’.
Trong suốt q trình thực tập tốt nghiệp, em ln nhận được chỉ dẫn
nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, TS. Dương Trung Dũng và PGS.TS.
Nguyễn Viết Hưng. Đã chỉ dẫn, định hướng cho em để hồn thành tốt nhiệm
vụ. Em xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy và chúc thầy luôn dồi
dào sức khỏe. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, cô
chú, anh chị, các bạn trong mơ hình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến gia
đình và tập thể lớp K48TT-N01, cũng như tất cả các bạn khóa 48 đã ln
động viên, giúp đỡ em hồn thành khóa luận của mình.
Mặc dù đã cố gắng, tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và
bản thân cịn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận của em khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ và
các bạn để khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Lý Thị Côi


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................. viii
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài.............................................................................. 4
2.1.1. Nguồn gốc của cây nhãn ......................................................................... 4
2.1.2. Phân loại cây nhãn .................................................................................. 5
2.1.3. Sự phân bố của cây nhãn ........................................................................ 7
2.2. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của của cây nhãn .................. 7
2.2.1. Đặc điểm của cây nhãn ........................................................................... 7
2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của cây nhãn ...................................................... 8
2.2.2.1 Rễ .......................................................................................................... 8
2.2.2.2. Thân, cành ............................................................................................ 9
2.2.2.3. Lá........................................................................................................ 10
2.2.2.4. Hoa ..................................................................................................... 10
2.2.2.5. Quả ..................................................................................................... 11
2.2.3. Yêu cầu về sinh thái và chế độ dinh dưỡng của cây nhãn ................... 12


iv

2.2.3.1. Nhiệt độ .............................................................................................. 12
2.2.3.2. Lượng mưa ......................................................................................... 12

2.2.3.3. Ánh sáng ............................................................................................ 13
2.2.3.4. Gió bão ............................................................................................... 13
2.2.3.5 Đất đai ................................................................................................. 13
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới và ở Việt Nam ............ 13
2.3.1. Tình hình sản xuất nhãn và tiêu thụ nhãn trên thế giới......................... 13
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam .................................. 15
2.3.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả tại tỉnh Thái Nguyên ........................... 16
2.3.4. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nhãn tại Việt Nam ...... 17
2.3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................ 17
2.3.4.2. Khó khăn ............................................................................................ 17
2.4. Những nghiên cứu trong sản xuất kinh doanh nhãn ở Việt Nam ............ 18
2.4.1. Nghiên cứu thúc đẩy tăng năng suất nhãn ............................................ 18
2.4.2. Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại nhãn ............................................. 21
2.4.3. Một số nghiên cứu về phân bón qua lá ................................................. 21
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.......................... 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 23
3.2. Địa điểm, thời gian nơi thực tập............................................................... 23
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 23
3.4. Phương pháp thực hiện............................................................................. 23
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................ 23
3.4.2. Phỏng vấn điều tra theo dõi trực tiếp .................................................... 23
3.4.3. Xử lý số liệu .......................................................................................... 24
Phần 4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VÀ THẢO LUẬN .................................... 25
4.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất ở mơ hình khoa Nơng học trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên ..................................................................... 25


v

4.1.1. Tổng quan khu vực mơ hình trồng cây ăn quả...................................... 25

4.1.2. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt ...................................................... 26
4.2. Hiện trạng sản xuất giống nhãn T6 tại mô hình ....................................... 27
4.2.1. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật ............................................ 30
4.2.1.1. Làm cỏ ................................................................................................ 31
4.2.1.2. Phân bón ............................................................................................. 31
4.2.1.3. Khoanh vỏ .......................................................................................... 35
4.2.1.4. Tỉa cành và tạo tán ............................................................................. 37
4.2.1.5. Bảo vệ thực vật................................................................................... 39
4.2.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nhãn tại
mơ hình ............................................................................................................ 48
4.3. Bài học kinh nghiệm từ q trình đi thực tập tại mơ hình ....................... 49
4.3.1. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp thu được trong thời
gian TTTN ....................................................................................................... 49
4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại mơ
hình .................................................................................................................. 49
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa

ĐHNN1


Đại học Nông nghiệp 1

PTNT

Phát triển nông thôn

TTTN

Thực tập tốt nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng trồng nhãn ở Việt Nam từ năm 2015-2019 15
Bảng 4.1: Tình hình sản xuất của một số cây trồng chính của mơ hình trong 3
năm gần đây .................................................................................. 26
Bảng 4.2: Theo dõi khả năng cho quả của giống nhãn muộn T6 trong năm
2020 tại mơ hình............................................................................ 28
Bảng 4.3: Bảng diện tích, năng suất của giống nhãn T6 tại mơ hình 3 năm gần
đây ................................................................................................. 30
Bảng 4.4: Sử dụng phân bón cho giống nhãn muộn T6 trong mơ hình .......... 32
Bảng 4.5: Tình hình một số sâu bệnh hại chính trên giống nhãn muộn T6 tại
mơ hình.......................................................................................... 40



viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 4.1: Cây nhãn sau khi bón phân ...................................................... 33
Hình ảnh 4.2: Nhãn sau khi đã khoanh vỏ ...................................................... 36
Hình ảnh 4.3: Tỉa cành tạo độ thống cho cây ................................................ 37
Hình ảnh 4.4: Sâu đục gân lá .......................................................................... 41
Hình ảnh 4.5: Sâu đục quả nhãn...................................................................... 42
Hình ảnh 4.6: Hoa nhãn bị thối ....................................................................... 45
Hình ảnh 4.7: Bệnh cháy lá ............................................................................. 45
Hình ảnh 4.8: Bệnh sương mai hại quả ........................................................... 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ăn quả có vai trị quan trọng trong đời sống con người sản phẩm
hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt
chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền
kinh tế quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay cây ăn quả đã trở thành một trong những loại cây lá thế mạnh
kinh tế ở Việt Nam. Sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong
nước, đồng thời là nguồn xuất khẩu cho các nước trong khu vực cũng như
một số thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu. Cùng với sự phát triển của
các ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ở Việt Nam ngoài việc sử dụng
ăn tươi, còn là nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Trong những năm qua,
nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận không thể thiếu đối với nền
nông nghiệp, là cây góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập. Do đó,

cây ăn quả có vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam. Trong
số các loại cây ăn quả đó là cây nhãn.
Nhãn cùng họ với cây vải, chôm chôm. Là cây Á nhiệt đới và nhiệt
đới. Nhãn được trồng ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Nhãn là cây ăn
trái được phát triển mạnh trong những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao.
Nhãn chứa nhiều dinh dưỡng, có thể ăn tươi, sấy khơ hay đóng hộp. Ở Việt
Nam cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng đều ra hoa theo mùa nên
thời điểm thu hoạch quả tập trung, giá rất rẻ. Xuất phát từ thực tế trên nên
hiện nay các giống nhãn muộn được nhiều người quan tâm, trong đó có giống
nhãn muộn T6 là giống nhãn quý có nguồn gốc tại Hưng Yên. Đây là một
trong những giống nhãn được đánh giá có năng suất và chất lượng hàng đầu


2

phía Bắc: kích thước quả to, cùi dày, giịn, mọng nước, lượng đường cao,
chống chịu sâu bệnh tốt, có khả năng thích nghi rộng.
Trước thực tế đó, mơ hình trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
trồng một số loại cây ăn quả, trong đó có giống nhãn muộn T6. Các loại cây
trong mơ hình được áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên năng suất và
chất lượng quả chưa thực sự cao. Xuất phát từ lý do trên, nên em thực hiện đề
tài “Đánh giá tình hình sản xuất giống nhãn T6 tại mơ hình khoa Nơng
học trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên’’ thật sự cần thiết để đánh giá
đúng thực trạng, hiệu quả của việc sản xuất giống nhãn T6 đồng thời thấy
được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát
triển giống nhãn T6 đạt hiệu quả cao.
1.2. Mục tiêu
- Đánh giá được hiện trạng sản xuất tại mơ hình khoa Nơng học trường
Đại học Nơng lâm Thái Nguyên.
- Đánh giá được kết quả, thuận lợi, khó khăn trong áp dụng kỹ thuật sản

xuất giống nhãn T6 tại mơ hình.
- Tìm ra bài học kinh nghiệm trong nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định một số yếu tố ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của quả, trên cơ sở này có thể xác định
được các biện pháp kỹ thuật điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển của quả
nhãn theo hướng mong muốn.
- Khẳng định được tầm quan trọng của các khâu kỹ thuật trong sản xuất
cây nhãn nói riêng và cây ăn quả nói chung.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo,
góp phần hồn thiện quy trình sản xuất nhãn.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đánh giá tình hình sản xuất của giống nhãn muộn T6 sẽ góp
phần vào việc bố trí cơ cấu giống cây trồng tại mơ hình.
- Bổ sung quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Nguồn gốc của cây nhãn
Theo De Candolle nguồn gốc cây nhãn ở Ấn Độ, vùng có khí hậu lục
địa. Vùng Tây Ghats ở độ cao 1600m cịn có rừng nhãn dại. Ở các bang

Bengai và Assam ở độ cao 1000m trồng nhiều nhãn. Trên thế giới Trung
Quốc là nước có diện tích trồng nhãn lớn nhất và có sản lượng cao nhất.
Theo Lô Mỹ Anh, Khoa Viên nghệ trường Đại học Nơng nghiệp Quảng Tây
thì diện tích trồng nhãn ở Trung Quốc đạt 38 – 40 vạn mẫu (15 vạn mẫu
Trung Quốc bằng 1 ha) chủ yếu ở các tỉnh duyên hải vùng Đông Nam: Phúc
Kiến, Đài Loan, Quảng Đơng, Quảng Tây, Tứ Xun. Ngồi ra cịn trồng lẻ
tẻ ở Vân Nam và Quý Châu. Riêng Phúc Kiến năm 1977 diện tích trồng nhãn
trên 11.300 ha và sản lượng năm cao nhất (1995) đạt 50.7 nghìn tấn .
Nhãn còn được trồng ở Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Philipin. Sau thế
kỷ 19, nhãn được nhập và trồng ở các nước Âu Mỹ, Châu Phi, Oxtraylia
trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Thái Lan bắt đầu trồng nhãn từ năm 1896, giống nhập của Trung
Quốc. Sản lượng nhãn của Thái Lan năm 1990 đạt 123.000 tấn, chủ yếu
trồng ở miền Bắc, Đông Bắc và vùng đồng bằng miền Trung, nổi tiếng nhất
là các huyện Chiong Mai, Lam Phun và Prae. Ngồi tiêu thụ trong nước, Thái
Lan cịn xuất khẩu cho Malaysia, Singapo, Hồng Kông, Philippin và các
nước EC. Chỉ riêng xuất khẩu nhãn trong 3 năm qua Thái Lan đã tăng gấp 3
lần doanh thu xuất khẩu những hoa quả khác.
Ở Việt Nam nhãn được trồng từ bao giờ chưa được nghiên cứu xác
định. Cây nhãn được trồng lâu nhất ở chùa Phố Hiến thuộc xã Hồng Châu
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên cách đây chừng 300 năm.


5

Hiện nay cây nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ:
Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang. Nhãn còn
được trồng ở vùng đất phù sa ven sông Hồng, sông Thao, sông Lô, sơng Mã,
sơng Tiến, sơng Hậu và vùng gị đồi ở các tỉnh Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai,
Bắc Cạn, Thái Nguyên... và lẻ tẻ ở các tỉnh miền Trung.

Trong những năm gần đây, do cơ chế của thị trường và nhu cầu quả
tươi tại chỗ, các tỉnh phía Nam đang phát triền mạnh cây nhãn: Cao Lãnh
(Đồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cù lao An Bình, Đồng Phú (Vĩnh
Long)... đặc biệt ở Tiền Giang diện tích nhãn tăng rất nhanh.
Nguồn gốc của cây nhãn cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau,
nhưng thực tế hiện nay, phần đông các nhà khoa học đều cho rằng cây nhãn
có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được đem đi trồng ở các nước khác.
2.1.2. Phân loại cây nhãn
Nhãn được chia thành 2 phân loài:
- Nhãn phân loài longan
- Nhãn phân loài malesianus
Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ đã lai tạo ra nhiều
loại nhãn mới cho năng suất và chất lượng tốt, nhưng ở nước ta vẫn chủ yếu
trồng 9 loại nhãn sau:
- Nhãn lồng: Quả tròn, to gần như quả vải thiều. Trọng lượng quả trung
bình 12 - 17g, cùi dày vân hanh vàng, các múi lồng vào nhau rất rõ, trên mặt
cùi nhãn có nhiều đường gân nổi xếp chằng chịt có cái như vảy rồng. Hạt
màu đen, trọng lượng khoảng 2g. Quả ăn giòn và ngọt, thơm mát. Vỏ quả
dày, giòn dễ tách, chín sớm. Phần ăn được chiếm 63,25% trọng lượng quả.
- Nhãn cùi: Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ khơng sáng mã mầu vàng nâu. Quả
to, trọng lượng trung bình 10 - 15g. Cùi dày thường khô (ráo nước), màu cùi
trong hoặc hơi đục. Ăn ngọt vừa. Trọng lượng hạt khoảng 2g, màu đen. Phần


6

ăn được chiếm khoảng 60% trọng lượng quả.
- Nhãn bàm bàm: Quả to gần bằng quả nhãn lồng. Trọng lượng trung
bình của quả 12 - 15g. Trơn quả hơi vẹo, vai quả gồ ghề, cùi dày, khơ, ăn có
vị ngọt nhạt.

- Nhãn đường phèn: Quả nhỏ hơn nhãn lồng. Trọng lượng trung bình 7
- 12g. Vỏ màu nâu nhạt, cùi tương đối dày, đậm nước, bóc vỏ trên mặt cùi
quả có các u nhỏ như cục đường phèn. Ăn ngọt sắc thơm đặc biệt. Hạt bé,
đen nhánh, trung bình nặng 1,5g. Nhãn đường phèn ra hoa muộn hơn nhãn
cùi. Chín chậm hơn nhãn cùi 10 - 15 ngày. Phần ăn được chiếm 60,24%
trọng lượng quả.
- Nhãn nước: Cây thường sai quả, quả nhỏ, trọng lượng trung bình 6 9g. Cùi mỏng, nhão, nhiều nước, độ ngọt vừa phải, cùi khó dóc khỏi hạt.
Chùm có nhiều quả, năng suất tương đối ổn định, về chất lượng ăn tươi kém
nhãn cùi. Phần ăn được chiếm 38,63% trọng lượng quả.
- Nhãn thóc: Quả nhỏ, trên chùm nhiều quả. Trọng lượng trung bình 5 7g, cùi mỏng khó tách khỏi hạt, nhiều nước, hạt to, độ ngọt vừa phải.
- Nhãn Vĩnh Châu: Giống này trồng nhiều ở huyện Vĩnh Châu (tỉnh
Sóc Trăng) trên vùng đất ven biển bị nhiễm mặn. Cây mọc khỏe, lá to, biên
lá gợn sóng. Quả có màu nâu xanh, nhẵn. Hạt tương đối to, nhiều nước, cùi
mỏng, ngọt, khó tách với hạt. Giống này tuy ăn không ngon bằng nhãn cùi
hay nhãn đường phèn ở miền Bắc, song có ưu điểm thích nghi với đất xấu, có
ảnh hưởng mặn.
- Nhãn tiêu: Giống nhập nội từ Thái Lan vào miền Nam trong những
năm gần đây. Vỏ quả vàng nhạt, lấm tấm điểm những chấm sẫm. Quả chỉ to
bằng nhãn thóc ở miền Bắc, khơng có hạt hay có hạt lép như hạt tiêu, đen
nhánh. Khi chín cùi dày giịn thơm. Do phẩm chất và hương vị của quả có
nhiều ưu điểm nên rất được ưa chuộng trên thị trường.


7

- Nhãn long hạt: Giống nhập nội từ Thái Lan. Quả to gần bằng quả vải
thiều. Vỏ quả màu vàng, mỏng, mềm, phẩm chất quả gần giống nhãn tiêu.
2.1.3. Sự phân bố của cây nhãn
Hiện nay cây nhãn được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ:
Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phịng, Bắc Giang. Nhãn cịn

được trồng ở vùng đất phù sa ven sơng Hồng, sông Thao, sông Lô, sông Mã,
sông Tiến, sông Hậu và vùng gị đồi ở các tỉnh Sơn La, Hịa Bình, Lào Cai,
Bắc Cạn, Thái Nguyên... và lẻ tẻ ở các tỉnh miền Trung.
Trong những năm gần đây, do cơ chế của thị trường và nhu cầu quả
tươi tại chỗ, các tỉnh phía Nam đang phát triển mạnh cây nhãn: Cao Lãnh
(Đồng Tháp), Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cù lao An Bình, Đồng Phú (Vĩnh
Long),... đặc biệt ở Tiền Giang diện tích nhãn tăng rất nhanh.
2.2. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của của cây nhãn
2.2.1. Đặc điểm của cây nhãn
Nhãn là cây thân gỗ, tương đối lớn có thể cao tới 10-15 mét, thân có
vỏ dầy, nhiều vết nứt dọc nhỏ, đơi khi bong tróc ra từng mảng, tán cây rộng
và rậm rạp, lã xanh quanh năm.
Nhãn có 4 loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình
nhưng nhiều nhất vẫn là hoa đực, sau đó là hoa cái cịn hoa lưỡng tính và hoa
dị hình ít.
Hoa nhãn có 5 cánh, màu trắng vàng, khi nở có mùi thơm nhẹ, nhiều
mật. Hoa thụ phấn nhờ cơn trùng là chính, tỷ lệ thụ phấn tương đối cao,
nhưng tỉ lệ trái non bị rụng sinh lý cũng rất nhiều, nên mặc dù có rất nhiều
hoa nhưng số trái trên một cành nhãn khi thu hoạch đa phần cũng chỉ ở
mức vài chục quả.
Trái đơn, hình cầu, tròn dẹp cân đối hay hơi lệch, đỉnh trái tròn, cuống
trái hơi lõm. Vỏ trái thường trơn nhẵn, nhưng đôi khi cũng có những giống


8

vỏ trái xù xì. Khi chín vỏ trái có màu nâu nhạt hay vàng da bò (tùy giống).
Cùi nhân (cơm) là phần ăn được trong trái nhãn, mềm, màu trắng trong hay
hơi vàng (tùy giống), ngọt và nhiều nước (nhãn long) hoặc ít nước ăn giịn
(nhãn tiêu da bị, nhãn xuồng cơm vàng).

Hạt nhân hình trịn, trịn dẹp, khi chín có màu đen hay màu nâu,
bóng láng. Lá mầm trong hạt màu trắng, có nhiều tinh bột, phơi màu vàng.
Độ lớn của hạt khác nhau tùy giống, có giống hạt rất lớn (nhãn long)
nhưng cũng có giống hạt rất nhỏ (nhãn tiêu) hoặc hầu như khơng có hạt
do kết quả thụ tinh kém.
 Một số đặc điểm của giống nhãn muộn T6
- Giống nhãn muộn Hà Tây (T6) được nhân giống vơ tính, với đặc tính
của nhân giống vơ tính cây con ln mang tất cả các đặc tính tốt nhất của
cây mẹ có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao, chất
lượng ổn định, nhanh ra trái, cây giống khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh
tốt, chịu úng chịu hạn cao.
- Giống nhãn Hà Tây (T6) có lá màu xanh đậm, ít bóng, mép lá lượn sóng,
phiến lá rộng, mỏng. Quả vẹo có màu vàng sáng, cùi dầy, giịn, nhiều nước,
thơm và có màu trắng trong, vỏ mỏng. Trung bình 40 quả/kg, tỷ lệ phần ăn được
70%, thời gian thu hoạch kéo dài từ 25/8 đến 20/9, đây là giống có thời gian thu
hoạch dài và muộn nhất trong tất cả các giống nhãn chín muộn tuyển chọn của
Trung tâm phát triển giống cây trồng mới ĐHNN1.
2.2.2. Đặc điểm sinh vật học của cây nhãn
2.2.2.1 Rễ
Rễ cây nhãn phân thành rễ mọc thẳng và mọc ngang ở tầng đất dày, tơi
xốp, mực nước ngầm thấp rễ ăn thẳng sâu 3 - 4m, rễ mọc ngang, phát triển
tốt, phân nhánh nhiều rễ hút nằm ở độ sâu 15 - 20cm, do vậy cây nhãn có khả
năng chịu hạn cao. Bộ rễ của nhãn có nấm cộng sinh, giúp rễ tăng cường hút


9

nước, hấp thụ dinh dưỡng. Ở những vùng sinh thái khác nhau rễ cũng phát
triển khác nhau. Muốn cho bộ rễ nhãn hoạt động tốt ta cần chú ý đến nhiệt độ
và độ ẩm đất: Độ ẩm đất 13% là thích hợp cho rễ hoạt động, nhiệt độ tối

thích là 23 - 28°C, rễ phát triển nhanh nhất, mỗi ngày có thể dài ra 1,4 2,4m. Ở nhiệt độ 29 - 20°C rễ sinh trưởng chậm, nhiệt độ > 30°C rễ ngừng
sinh trưởng. Nhãn có khả năng chịu úng hơn so với nhiều cây khác nhờ cấu
trúc của bộ rễ và hàm lượng tanin chứa trong rễ. Ngập nước 3 - 5 ngày cây
chịu được, song nếu lâu hơn rễ thối.
2.2.2.2. Thân, cành
Thân là phần từ cổ rễ đến phần phân cành. Cây ghép hiện nay thân
chính chỉ cao đến hơn 1m, tán xòe rộng, cây trồng hạt thân cao 3 - 5m. Cây
trồng 300 tuổi ở Hưng Yên cao trên 10m. Những cành mọc từ thân chính gọi
là cành cấp I, mọc ra từ cành cấp I gọi là cành cấp II, cành mọc từ cành cấp II
gọi là cành cấp III. Mỗi năm nhãn có 3 đợt cành tùy theo độ tuổi của cây,
thường đợt cành xuân là mạnh mẽ và quan trọng.
- Cành xuân thường ra tháng 2 đến giữa tháng 3, sang tháng 4 thì cành
đã thành thục. Cành xuân có thể là cành dinh dưỡng hay cành quả. Một số
cành xuân nguyên là cành hoa, song gặp điều kiện nhiệt độ cao, trời ấm, lá
phát triển, nụ thui chột đi nên cành trở thành cành dinh dưỡng. Cành xuân
mọc ra từ cành mùa thu hay mùa hè năm trước.
- Cành hè thường mọc từ cành xuân cùng năm hoặc trên cành hè, thu
năm trước (cũng có khi mọc ra từ cành quả năm trước mà chưa ra cành thu
hoặc cành xuân). Cành hè mọc ra thàng 5 đến tháng 8, có thể từ 2 - 3 đợt vào
tháng 5 số lượng ít, đợt tháng 6, tháng 7 lúc này nhiệt độ cao, cành hè sung
sức và một số mọc ngay cả trên cành già từ những năm trước, đợt 3 cành ra
từ tháng 7 đến đầu tháng 8. Lượng cành hè nhiều ít phụ thuộc vào số lượng
quả trên cây. Nếu quả sai thì cành hè ít và ngược lại thì sẽ nhiều. Hoặc đủ


10

dinh dưỡng thì mặc dù quả nhiều, cành hè vẫn nhiều. Số lượng cành hè nhiều
là điều kiện quan trọng cho việc phát triển cành quả cành thu. Vì thế nó cũng
quan hệ mật thiết với sản lượng quả năm sau.

- Cành thu: Mọc từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 10 thậm chí có năm
sang tháng 11 vẫn tiếp tục ra cành, phần lớn sau khi hái hái quả 15 - 20 ngày
thì cành thu xuất hiện. Cành thu có thể mọc từ cành hè, hoặc cành vừa thu
quả hoặc trên cành già nhưng không nhiều.
- Cành đông thường ra vào cuối tháng 11 - 12, cành đông thường thấy
xuất hiện ở cây nhãn còn non tơ, những cây già thường có ít cành đơng. Nên
khống chế cành đơng bằng các biện pháp điều tiết nước, chất dinh dưỡng
hoặc phun chất kích thích sinh trưởng, vì thế để cành đơng phát triển nhiều,
năm sau sẽ ít quả.
2.2.2.3. Lá
Thuộc loại lá kép lơng chim từng đơi một, nhưng cũng có giống khơng
có lá đơi. Cây con lá thứ nhất và thứ hai chỉ có một đơi lá chét, cây trưởng
thành có 3 - 6 đơi lá chét, số ít có 7 đơi lá chét. Lá có hình bầu dục thn dài,
mặt trên lá màu xanh, mặt dưới xanh nhạt, cuống lá ngắn, gân chính lá và gân
trong lá nổi, một số giống mép lá gợn sóng hoặc phẳng. Lá non có màu xanh
vàng, tím hồng, sau đó vàng nhạt, nâu sẫm. Lá từ khi nhú đến già từ 40 - 50
ngày. Tuổi thọ lá từ 1 - 2 năm.
2.2.2.4. Hoa
Hoa mọc thành chùm phát triển trên đỉnh cành. Mỗi chùm hoa có một
số cành chùm chính và 1 - 2 chục nhánh hoa tạo thành, mỗi chùm hoa có từ
vài trăm đến vài nghìn hoa. Một nhánh hoa có từ 3 - 4 hoa. Hoa nhãn có các
loại hoa sau: Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình trong đó hoa
dực chiếm tỷ lệ nhiều nhất, sau đến hoa cái, hoa lưỡng tính và hoa dị hình
chiếm tỷ lệ không cao.


11

* Đặc điểm ra hoa của nhãn:
Cây nhãn ở thời kỳ trưởng thành (cho thu hoạch) thì từ tháng 2 đến

tháng 8 là thời kỳ ra hoa và mang quả, nếu cây ra hoa thì khơng ra lộc nữa
dinh dưỡng tập trung vào hoa và quả. Theo các tác giả nghiên cứu về nhãn
thì các cành thu và cành hè có độ ổn định và tích lũy dinh dưỡng đầy đủ đều
có thể phân hóa thành hoa cho năm sau. Vì vậy chăm bón thúc cành hè và
cành thu kịp thời là biện pháp nhằm ổn định tính mang quả cho cây, tránh
được hiện tượng cách năm mang quả. Hoa mọc chủ yếu trên đợt lộc cuối
cùng của năm trước để lại, đặc biệt là lộc thu, do đó có thể nói rằng “khơng
có lộc mùa thu khỏe thì khơng có sản lượng tốt cho năm sau”, nhưng khơng
phải cứ có lộc mùa thu khỏe lại có quả. Nếu lộc mùa thu ra quá muộn, sinh
trưởng tích lũy chậm, dù khí hậu thuận lợi cũng khơng thể phân hóa mầm
hoa. Nếu lộc thu quá muộn hoặc sớm, sau lại có lộc đơng thì lại càng khơng
có hoa được. Đối với những cây nhãn mới cho hoa, quả cây còn sung sức
trong điều kiện thâm canh cao thì mỗi năm có thể ra 3 - 4 đợt lộc, đợt 1 vào
cuối tháng 8, đợt 2 vào tháng 9, đợt 3 vào tháng 10 và đợt 4 vào tháng 11, 12.
Vì vậy nên chăm sóc tốt để kéo dài thời gian của lộc thu. Đối với những cây
già thì thường ít ra lộc đông hơn. Nguyên nhân của hiện tượng nhãn, vải ra
quả cách năm là do sự mất cân đối giữa sinh trưởng sinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực vì vậy nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật giúp cân bằng dinh
dưỡng như các biện pháp tác động cơ giới hay phun hóa chất thì hạn chế sinh
trưởng của lộc đơng. Cây nhãn là cây có nguồn gốc á nhiệt đới do vậy nó cần
có thời gian ngừng sinh trưởng để phân hóa hoa. Do vậy cần có các biện
pháp kỹ thuật tác động để ức chế sinh trưởng sinh dưỡng giúp cây ra hoa.
2.2.2.5. Quả
Sau khi thụ phấn quả bắt đầu phát triển, thời gian đầu quả tăng trọng
nhanh về chiều cao, hạt cũng to dần lên. Sang tháng thứ 2, quả tăng dần độ


12

lớn và chùm đã hiện rõ trên tán cây. Đến trung tuần tháng 6 bắt đầu hình

thành và phát triển dần dần, đến tháng 7 cùi phát triển nhanh bao kín hạt và
sau đó là thời kỳ tích lũy vật chất và chuyển sang giai đoạn chín, đến giai
đoạn cuối, tốc độ phát triển đường kính nhanh hơn chiều cao quả. Trong quá
trình phát triển của quả ta cần chú ý đến các đợt rụng quả.
- Đợt 1: Sau khi nở hoa 10 - 20 ngày (chiếm 40 - 70% số quả rụng). Các
đợt rụng này là do quá trình thụ phấn khơng đầy đủ hoặc nỗn phát triển kém.
- Đợt 2: Giữa tháng 6 đầu tháng 7, lần rụng này ít hơn. Sau 2 lần này
quả vẫn rụng song khơng đáng kể và cần quan tâm phịng trừ bọ xít hại quả
để hạn chế số quả rụng.
2.2.3. Yêu cầu về sinh thái và chế độ dinh dưỡng của cây nhãn
2.2.3.1. Nhiệt độ
Nhãn là cây ăn quả á nhiệt đới, nhiệt độ là một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nhãn.
Nhiệt độ bình qn năm thích hợp cho cây nhãn là từ 21- 27°C. Vào mùa
đơng, nhiệt độ có liên quan chặt chẽ đến q trình phân hóa mầm hoa của cây
nhãn. Từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau nhiệt độ thấp khoảng 8 14°C. sẽ thuận lợi cho việc phân hóa mầm hoa của cây nhãn. Khi ra nụ, nếu
gặp điều kiện nhiệt độ cao, lá ở cành hoa sẽ phát triển ảnh hưởng đến nụ và
hoa, do đó ảnh hưởng đến năng suất. Khi hoa nở nhiệt độ thích hợp 20 27°C, thời gian này gặp nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn
thụ tinh.
2.2.3.2. Lượng mưa
Nhãn là cây chịu hạn, thích ẩm và sợ nước, nếu ngập úng trong trong 3
- 5 ngày cây vẫn có thể chịu được nhưng nếu ngập úng lâu hơn rễ sẽ bị thối,
cây yếu dần và sẽ bị chết. Lượng mưa hàng năm cần thiết cho cây nhãn là từ
1300 - 1600mm. Nhu cầu về nước ở mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển là


13

khác nhau. Nước không đủ hoặc quá nhiều đều không tốt cho cây. Vào thời
kỳ nhãn sinh trưởng khỏe, quả đang lớn nhu cầu nước rất lớn. Vào thời kỳ

mưa nhiều khơng thích hợp với mưa nhiều vì mưa nhiều dẫn đến hoa bị thối
hạt phấn hỏng không thụ thấn được. Thời kỳ quả chín cần nước nhưng khơng
nhiều, nếu quả chín gặp mưa sẽ bị nứt và rụng quả.
2.2.3.3. Ánh sáng
Nhãn là cây ưa sáng nhưng so với vải nhãn thích râm hơn. Trong q
trình sinh trưởng thích ánh sáng tán xạ, khơng thích ánh áng trực xạ, nhất là thời
kỳ cây con cần làm mái che để hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu thẳng lên cây.
2.2.3.4. Gió bão
Cây nhãn có tán rậm và rộng, thời gian mang quả và thu hoạch là từ
tháng 5 đến tháng 8 nên gió tây và bão hại rất nhiều, gió tây thường làm ảnh
hưởng đến quá trình thụ phấn thụ tinh, làm rụng quả và quả kém phát triển.
Bão gây rụng quả, gẫy cành hoặc đổ cây gây nên tổn thất rất lớn cho người
trồng nhãn.
2.2.3.5 Đất đai
Người Trung Quốc cho rằng rất dễ thỏa mãn yêu cầu về đất của cây
nhãn miễn là không phải đất bạc màu, khô hạn, khơng thốt nước, đất nào
cũng trồng được nhãn. Nói chung nhãn không kén đất nhưng ưa đất ẩm, mát,
đất phù xa nhiều màu, do vậy ở miền Bắc các vùng đất trồng nhãn nổi tiếng
đều tập trung trên đất phù xa ven sơng, có độ pH thích hợp từ 4,5 - 6,0.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất nhãn và tiêu thụ nhãn trên thế giới
Từ lâu, cây nhãn được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số
nước vùng Đông Nam châu Á như Thái Lan, Malaisia, Philippin và Việt
Nam. Đến thế kỷ XIX, cây nhãn được di thực đến một số vùng thuộc châu
Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương.


14

Trung Quốc là nước có diện tích trồng nhãn nhiều nhất thế giới với các

vùng trồng tập trung tại Phúc Kiến, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân
Nam, Quý Châu, Hải Nam và Đài Loan. Trong đó, Phúc Kiến là nơi trồng nhiều
và lâu đời nhất, chiếm 48,7% diện tích của cả nước. Tại đây, còn tồn tại những
vườn nhãn trên 100 năm, đặc biệt có một số cây trên 380 năm. Tuy nhiên, do cây
nhãn chỉ được trồng ở một số tỉnh phía nam nên Trung Quốc vừa là nước sản
xuất nhiều nhất, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ nhãn lớn nhất thế giới.
Tại Đài Loan, đến năm 1998 diện tích trồng nhãn chỉ đạt 11.808 ha và
tổng sản lượng 53.385 tấn. Đến năm 2002, diện tích trồng tăng không đáng kể
nhưng sản lượng tăng hơn 2 lần, đạt tới 110.925 tấn.
Ở Thái Lan, nhãn được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc và Đồng bắng
miền Trung. Vùng trồng nhãn chính là Lamphun, Chieng Mai, Chieng Rai,
Nan, Phra Yao, Lampang, Phrae và Chanthaburi. Thái Lan là nước xuất khẩu
nhãn lớn nhất thế giới, khoảng 50% tổng sản lượng nhãn của cả nước. Sản
phẩm xuất khẩu bao gồm nhãn quả tươi, nhãn sấy khô, nhãn đông lạnh và
nhãn đóng hộp. Các nước nhập khẩu nhãn từ Thái Lan là Hồng Kông,
Canada, Indonexia, Singapo, Anh và Pháp.
Tại Mỹ, cây nhãn là loại cây ăn quả mới được di thực và trồng từ
những năm đầu thế kỷ XX với các giống được đưa sang từ Thái Lan và Trung
Quốc. Tổng diện tích nhãn ước tính dưới 200 ha. Vùng trồng nhãn chính là
phía Nam bang Florida.
Đến năm 1995, cây nhãn mới được di thực đến Australia. Cho đến nay,
sản xuất nhãn của nước này mới chỉ đạt diện tích 200 ha và sản lượng 1000
tấn quả tươi.
Cây nhãn còn được trồng với diện tích nhỏ ở một số nước vùng Đông
Nam châu Á. Tuy nhiên, cũng giống như sản xuất nhãn tại Mỹ và Australia,
nhãn quả tươi của những nước này được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường đại
phương. (Trần Thế Tục, 2009).


15


2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhãn ở Việt Nam
Nhãn là cây ăn quả được chú trọng phát triển ở hầu khắp các vùng miền
trong cả nước. Ở miền Bắc, từ lâu đã hình thành những vùng trồng nhãn nổi
tiếng ở Hưng Yên và Hà Tây cũ.
Theo số liệu thống kê của Viên Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
(2007), sản xuất nhãn chỉ đứng thứ 2 sau sản xuất chuối về diện tích trồng và
đứng thứ 3 sau chuối và cam về sản lượng. Tính đến năm 2007, tổng diện tích
nhãn của cả nước đạt 97.900 ha, phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đồng
bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung
bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sơng Cửu Long. Các vùng
trồng có diện tích lớn là Đồng bằng sông Cửu Long (35.900 ha), Tây Bắc
(16.800 ha) và Đông Nam bộ (16.500 ha). Trong số trên 60 tỉnh thành trồng
nhãn trong cả nước, tỉnh Sơn La có diện tích trồng nhãn lớn nhất là 13.500 ha.
Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 9.800 ha, đạt năng suất bình quân 4,0
tấn/ha và sản lượng 39.400 tấn/năm.
Năng suất nhãn bình quân của cả nước hiện rất thấp, chỉ đạt 7,08
tấn/ha. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt năng suất cao nhất (10,1 tấn/ha),
tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng (9,2 tấn/ha) và Tây Nguyên (8,0 tấn/ha).
Vùng Duyên hải Nam Trung bộ đạt năng suất thấp nhất (1,5 tấn/ha). Tổng sản
lượng nhãn năm 2007 của cả nước khoảng 578.000 tấn. Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long đạt sản lượng lớn nhất là 340.900 tấn.
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng trồng nhãn ở Việt Nam từ năm
2015-2019
Năm

2015

2016


2017

2018

2019

Diện tích (nghìn ha)

73,3

73,5

75,7

78,7

80,5

Sản lượng (nghìn tấn)

513,0

503,0

499,3

543,7

527,0


(Nguồn: Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam)


×