Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

SKKNMot so kinh nghiem giup hoc sinh phat trien sucben bac trung hoc co so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.05 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD VÀ ĐT PHONG ĐIỀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b> TRƯỜNG THCS ĐIỀN HÒA</b> <b> Độc lập- Tự do- Hạnh phúc</b>


<i>Điền Hòa, ngày 02 tháng 05 năm 2012</i>
<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CƠNG TÁC</b>


<b>Đề nghị cơng nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" năm học 2011 - 2012</b>
Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển sức bền bậc trung học cơ sở”
<b>I/ Sơ yếu lí lịch:</b>


- Họ và tên: Đặng Văn Phú Bí danh: Không Nam, nữ: Nam
- Ngày, tháng, năm sinh: 01/ 09/ 1981


- Quê quán: Điền Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế


- Nơi thường trú: Thơn 5, Điền Hịa, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
- Đơn vị cơng tác: Trường THCS Điền Hịa


- Chức vụ hiện nay: Giáo viên


- Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: ĐHSP Thể dục- Giáo dục Quốc phòng.
- Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ:


<i>* Thuận lợi:</i>


+ Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện thuận lợi về
mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.


+ Sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các đồng
nghiệp trong công tác chuyên môn.



+ Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, tranh ảnh tương đối đầy đủ.


+ Thể dục là một môn học về giáo dục thể chất cho học sinh, có nhiều bổ ích về sức
khỏe, cho nên đa số học sinh có hứng thú trong khi học và tập luyện.


<i>* Khó khăn: </i>


+ Đồ dùng dạy học mặt dù có trang bị nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ, một số đồ
dùng bị hư hỏng, chưa đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và tính an tồn trong tập
luyện, cho nên trong q trình sử dụng cịn có nhiều hạn chế.


+ Sân bãi chưa được qui hoạch rõ ràng, đôi khi phải điều học sinh đi học nhiều nơi
theo từng nội dung học.


+ Một số học sinh chưa có ý thức học tập, chưa chú ý trong khi học dẫn đến khả
năng thực hiện các kĩ thuật động tác còn vụn về chưa hồn chỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Trường ln được sự quan tâm lãnh đạo của UBND Huyện và phòng GD&ĐT đặc
biệt là sự chỉ đạo của thường vụ Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặc chẽ
của các ban ngành đoàn thể trong xã và hội cha mẹ học sinh.


- Đội ngũ cán bộ giáo viên đồn kết, có trình độ chun mơn vững vàng, đủ về số
lượng.


- Học sinh của trường phần lớn chăm học, ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo.


- Trường luôn đón nhận sự ủng hộ của nhân dân xã nhà, các nhà hảo tâm ở các tỉnh,
thành phố trong và ngồi nước.


<i>2. Khó khăn:</i>



- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cịn thiếu, có 3 phịng học xuống cấp ảnh
hưởng đến công tác dạy và học.


- Một số em học sinh cịn hoang nghịch, chưa chịu khó học tập, có chất lượng học tập
yếu. Đời sống nhân dân địa phương cịn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh chưa thật sự
quan tâm đến việc học tập của các em nên cơng tác xã hội hố giáo dục ở đơn vị chưa đủ
mạnh.


- Một số giáo viên ở xa đến cơng tác chưa có chổ ở ổn định nên chưa thật sự an tâm
công tác giảng dạy.


<i>* Về cá nhân:</i>


Được sự quan tâm, chỉ đạo của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và sự giúp đỡ của các
đồng nghiệp, trong các năm học vừa qua bản thân ln hồn thành tốt những công ciệc
được giao. Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng và huấn luyện các đội bóng, các đồn vận
động viên tham gia các giải chạy việt dã, các kì hội khỏe Phù Đổng đạt thành tích khá
cao. Chất lượng bộ môn thể dục luôn đảm bảo chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt trong năm học vừa
qua có 01 học sinh đạt giải nhì giải việt dã do Phịng văn hóa thơng tin huyện tổ chức. Ở
Hội khỏe Phù Đổng huyện năm học 2011- 2012 có 02 em đạt hai giải nhất môn Cầu
lông, 01 em đạt giải nhất mơn đá cầu, 01 em đạt giải nhì nội dung chạy 100m, tham gia
huấn luyện đội bóng đạt giải ba cấp huyện. Có 05 học sinh được nằm trong đội bóng của
Phịng giáo dục tham gia hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>1. Mục đích:</i>


- Trong cuộc sống hằng ngày, trong mọi hoạt động của con người sức khẻo là một
yếu tố quyết định. Tuy vậy, trong xã hội hiện nay tình trạng học sinh thiếu vận động và
thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là


chạy bền sẽ giúp các em có một sức khỏe tốt.


- Phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị tốt
thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian dài cho học
sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn.
Đây là một nội dung không thể thiếu được trong xã hội nói chung và trong các nhà
trường nói riêng.


- Huấn luyện phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong
hoạt động TDTT. Sức bền có ý nghĩa đặt biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều mơn
thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng lượng vận động của học sinh
trong các hoạt động học tập và lao động sau này.


<i>2. Yêu cầu:</i>


Phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền phần lớn phụ thuộc vào quá trình sinh
học đảm bảo cho việc hoạt động lâu dài và ổn định của hệ thần kinh đối với các kích
thích có cường độ lớn, là một trong những năng lực thể chất của học sinh, đây là điều
kiện quan trọng để các em có thể giành được những thành tích cao trong học tập, tập
luyện và thi đấu. Là tiền đề cho việc thực hiện những u cầu ngày càng khó khăn trong
q trình tập luyện sức bền được xác định trước hết thông qua q trình thích ứng về mặt
năng lượng, chúng phụ thuộc vào những nhân tố năng lực của các cơ quan, mức độ ổn
định và tiết kiệm hóa năng lượng, sức chịu đựng về tâm lí. Ngồi ra, ý chí trong quá trình
tập luyện cũng rất quan trọng để duy trì cường độ vận động, do đó cần kết hợp việc phát
triển sức bền với việc rèn luyện ý chí cho học sinh.


Xuất phát từ những thực tiễn đó, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức
bền cho học sinh tôi mạnh dạn viết và vận dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm giúp học
sinh phát triển sức bền bậc trung học cơ sở” nhằm góp phần phát triển tố chất thể lực nói
chung và phát triển sức bền cho học sinh nói riêng.



<b>IV/ Những giải pháp chính của sáng kiến sáng kiến kinh nghiệm:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Để phát triển sức bền chung cho học sinh trung học cơ sở cần đáp ứng những yêu cầu
sau:


- Bài tập phải được thực hiện trong thời gian dài.


- Dùng các bài tập có chu kì, hoạt động trong điều kiện đủ ôxi (không vượt quá mức
hấp thụ ôxi quá 60- 70% khả năng hấp thụ ôxi tối đa của cơ thể). Mạch đập khơng q
150 lần/ 1 phút.


- Tập luyện có hệ thống, thường xuyên và hạn chế thời gian nghĩ giữa quãng trong
mỗi buổi tập.


Sức bền chung phát triển ở học sinh trung học cơ sở bắt đầu từ 12 tuổi trở lên, chúng
ta nên hướng cho các em tập luyện mối tuần tối thiểu 1- 2 lần, phát triển sức bền chung ở
lứa tuổi này làm ổn định khả năng hoạt động của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là cơ
quan tuần hồn và hơ hấp.


Các phương pháp phát triển sức bền chung:
- Phương pháp chạy đồng đều, liên tục.
- Phương pháp chạy lặp lại.


- Phương pháp chạy biến tốc.


<i> 2.1. Phương pháp chạy đồng đều, liên tục:</i>


Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nên dùng phương pháp này. Bài tập được thực
hiện liên tục, không có nghĩ giữa quãng với tốc độ gần giới hạn và thời gian tập tương


đối dài. Thời gian chạy có thể từ 15 phút đến 30 phút, ở lứa tuổi 11-12 tuổi nên chạy với
tốc độ chậm và đều (tốc độ khoảng 50% so với tốc độ tối đa). Trong thời gian chạy cần
thoải mái, kết hợp thở sâu theo nhịp bước (2- 3 bước) hít vào (2- 3 bước) thở ra.


<i>2.2. Phương pháp chạy lặp lại:</i>


Trong phương pháp này, độ dài cự li chạy cần chọn sao cho thời gian để vượt cự li
khoảng 1 phút đến 1,5 phút. Cự li thích hợp với các em 11- 14 tuổi là 250- 350m, đối với
các em 15- 16 tuổi là 400- 500m, tốc độ chạy khoảng 50% sức so với tốc độ tối đa, mạch
đập ở cuối mỗi lần chạy xấp xỉ 140- 150 lần/ 1 phút, thời gian nghĩ giữa quảng căn cứ
vào trình độ tập luyện, có thể 3- 4 phút sao cho trước khi bắt đầu lần tập tiếp theo tần số
mạch đập của các em là 110- 120 lần/ 1 phút. Nói chung trong khi tập luyện, để phát triển
sức bền chung bằng các bài tập thì tần số mạch đập của các em khoảng 130- 160 lần/ 1
phút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Phương pháp tập là quãng chạy nhanh kết hợp với quãng chạy chậm, song quãng chạy
nhanh cũng không nên chạy quá 75% tốc độ tối đa, cự li chạy được tăng dần theo trình độ
tập luyện. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, khi tập luyện phương pháp này
cần kết hợp những hình thức vui chơi (ví dụ như các trò chơi vận động...). Khi tập phát
triển sức bền chung phải ln nhớ hồn thiện kĩ thuật chạy phối hợp với động tác đánh
tay, chân, thân, và nhịp thở, đặc biệt là rèn luyện ý chí khắc phục mệt mỏi.


<i><b>2. Giải pháp 2: Một số phương pháp phát triển sức bền chun mơn (sức bền tốc</b></i>
<i><b>độ):</b></i>


Để có thành tích cao trong chạy cự li trung bình và chạy việt dã, ngồi việc có sức bền
chung tốt, cịn cần có sức bền tốc độ tốt. Phát triển sức bền tốc độ chính là phát triển sức
bền trong điều kiện hoạt động không được cung cấp đủ ôxi. Mặc khác nâng cao khả năng
hoạt động trong điều kiện đủ ôxi cũng là nền tảng để phát triển sức bền tốc độ.



Trong phương pháp này chúng ta cần áp dụng và thực hiện những hình thức tập luyện
như sau:


- Tốc độ dùng trong bài tập là trên mức giới hạn.
- Thời gian thực hiện bài tập: 3- 8 giây (30- 60m)


- Số lần lặp lại: Tùy thuộc vào thể lực của từng học sinh mà chúng ta cần chú ý để
không bị giảm tốc độ nhiều ở các lần lặp lại; chia tổng số lần lặp lại thành nhiều tổ ví dụ
như phải chạy 10 x 100m thì tách thành (4 x 100m) + (3 x 100m) + (3 x 100m), bằng
cách đó chúng ta dễ nâng cao được khối lượng vận động cho học sinh trong quá trình tập
luyện.


Để phát triển sức bền chun mơn (sức bền tốc độ) có thể dùng các phương pháp sau:
<i>3.1. Phương pháp chạy biến tốc:</i>


Chạy biến tốc để phát triển sức bền tốc độ là sự thay đổi liên tục giữa quãng đường
chạy nhanh với quãng đường chạy chậm, thậm chí là đi bộ, tốc độ chạy ở quãng chạy
nhanh đạt tốc độ 90- 95% tốc độ tối đa (cường độ cao- thậm chí là rất cao). Độ dài quãng
chạy nhanh tùy thuộc vào từng mơn chạy, thơng thường đối với cự li trung bình tỉ lệ từ
1/4- 1/3- cự li thi đấu.


<i>3.2. Phương pháp chạy lặp lại:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

hoặc tăng dần, hoặc là lúc đầu tăng nhưng về sau thì giảm...). Thơng thường, học sinh
chạy 800m nên chạy lặp lại các cự li 150- 600m. Thời gian nghĩ giữa quãng (giữa hai lần
tập) là khoảng 4- 7 phút, tùy trình độ và thể lực của học sinh. Thời gian đó có thể rút
ngắn dần trong các buổi tập hoặc từ buổi tập này tới buổi tập khác, song có thể giữ hoặc
thay đổi tùy theo mục đích tập luyện.


So với phát triển sức bền chung, khi phát triển sức bền tốc độ trong chạy cự li trung


bình và chạy việt dã yêu cầu về ý chí và nghị lực của học sinh là cao hơn do những căng
thẳng và mệt mỏi trong tập luyện là lớn hơn.


Đây là phương pháp thường để áp dụng để tập luyện cho những học sinh có năng
khiếu về sức bền, bồi dưỡng và nâng cao để để tham gia các hội thi về chạy cự li trung
bình và chạy việt dã.


<b>V/ Những dự đốn, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi tồn huyện</b>
<b>mà sáng kiến có thể mang lại:</b>


Đối với học sinh trung học cơ sở chỉ với mục đích sức khỏe, đạt yêu cầu khi kiểm
tra môn học hoặc kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, giáo viên chỉ cần tập chạy
thường xuyên với các phương pháp phát triển sức bền chung là đủ. Giáo viên cần căn cứ
vào các điều kiện cụ thể của học sinh để đưa ra những bài tập phù hợp nhằm đạt được
mục đích đề ra.


Đối với những học sinh có năng khiếu, những học sinh nằm trong đội tuyển tham
gia các giải việt dã hay hội khỏe Phù Đổng do cấp trên tổ chức thì giáo viên cần lựa chọn
và phối hợp tốt kể cả phương pháp phát triển sức bền chung với các phương pháp phát
triển sức bền chuyên môn (sức bền tốc độ) tùy theo khả năng của từng học sinh hoạc tùy
theo nội dung mà học sinh tham gia.


Khi thực hiện đề tài này tôi đưa ra những phương pháp, những bài tập phù hợp với
lứa tuổi các em, đáp ứng được những nhu cầu về tâm sinh lí, về khả năng thực hiện các
bài tập của các em, qua đó các em đã biết cách phối hợp nhịp thở trong khi chạy, điều tiết
được việc cung cấp ôxi cho cơ thể. Đa số học sinh thực hiện tốt việc chạy cự li trung
bình, đảm bảo được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, một số em đạt trên mức của tiêu chuẩn
rèn luyện thân thể, một số em đạt giải cao trong các hộ thi do cấp trên tổ chức.


<b>VI/ Kết luận:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Sử dụng phương pháp phù hợp nhằm kích thích cho học sinh tập luyện. Cần tổ chức
thi đua giữa các tổ hay cá nhân để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh.


Khi giảng dạy cần chú ý vấn đề sức khỏe của từng học sinh, chú ý đến vấn đề an
tồn trong khi tập luyện.


Tóm lại, phát triển sức bền cho học sinh nhằm tạo cho các em có tinh thần đồn kết
găn bó, giúp đở lẫn nhau cùng học tập và tập luyện. Giúp cho học sinh nâng cao khả năng
chịu đựng được lượng vận động lớn, khắc phục khó khăn, chống lại mệt mỏi và hồi phục
nhanh chóng sau mỗi giờ tập, buổi tập. Làm cho các em ln tích cực hăng say và hiểu rõ
được kĩ năng vận động, phương pháp tập luyện của một giờ học, một buổi học. Nâng cao
hiệu quả phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ trong nhà trường phổ thông.


Đây mới chỉ là những quan điểm về các phương pháp của bản thân tơi trong q
trình giảng dạy và huấn luyện phát triển sức bền cho học sinh bậc trung học cơ sở, vì vậy
sẽ cịn nhiều thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của q
đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.


XÁC NHẬN, XẾP LOẠI HĐKH TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
<b> Xếp loại: ...</b>


Đặng Văn Phú


XÁC NHẬN, XẾP LOẠI CỦA HĐKH HUYỆN
Xếp loại: ...


</div>

<!--links-->

×