Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá chất lượng đất và đề xuất phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị phù hợp với điều kiện tại xã bạch đằng, thị xã tân uyên, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 131 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TÂN XUÂN TÙNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT
VÀ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH
NƠNG NGHIỆP ĐƠ THỊ PHÙ HỢP VỚI
ĐIỀU KIỆN TẠI XÃ BẠCH ĐẰNG,
THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chun ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG
Mã số: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Ngọc Hùng
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 8 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. Lê Hùng Anh ................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Lê Hữu Quỳnh Anh ................................. - Phản biện 1
3. PGS.TS. Trương Thanh Cảnh ......................... - Phản biện 2
4. TS. Lê Việt Thắng .......................................... - Ủy viên
5. TS. Trần Trí Dũng ........................................... - Thư ký
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT

PGS.TS. Lê Hùng Anh

PGS.TS. Lê Hùng Anh


BỘ CƠNG THƯƠNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Tân Xuân Tùng

MSHV: 18000151

Ngày, tháng, năm sinh: 09/05/1995

Nơi sinh: Kon Tum

Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên & Môi trường Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá chất lượng đất và đề xuất phát triển các loại hình nơng nghiệp đơ thị tại xã
Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: hoàn thành luận văn và bảo vệ đúng thời hạn.
Nợi dung: Từ những bợ tiêu chí của đất đã nghiên cứu để đánh giá chất lượng đất
tại địa bàn từ đó đề x́t phát triển các loại hình nơng nghiệp đô thị phù hợp.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Quyết định số 153/QĐ-ĐHCN ngày 11/02/2020
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 11/08/2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Vũ Ngọc Hùng
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. Vũ Ngọc Hùng

TS. Trần Thị Thu Thủy

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT

PGS.TS. Lê Hùng Anh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ đắc lực
của cơ quan; sự hướng dẫn tận tình của thầy, cô; sự động viên, giúp đỡ của bạn bè
và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
TS. Vũ Ngọc Hùng, Giám đốc trung tâm Tài nguyên đất và Môi trường đã trực tiếp

hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin trân trọng cám ơn các q thầy cơ Hợi đồng đã góp ý giúp tơi hoàn thiện bài
luận văn.
Xin gửi lời cám ơn đến PGS.TS. Đinh Đại Gái - Viện Khoa học Công nghệ và Quản
lý Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã cho tơi nhiều ý
kiến q báu trong quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô của Trường, Phòng Sau đại học, Viện Khoa
học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí
Minh; Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp Miền Nam; Phịng Tài
ngun Mơi trường và người dân địa phương thuộc xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này.
Đặc biệt là gia đình ln sát cánh, đợng viên, ln quan tâm, ủng hợ và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Tân Xuân Tùng

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngày nay, nơng nghiệp đơ thị phát triển theo hướng hình thành các vùng chuyên

canh và chun mơn hóa phục vụ các chức năng của đô thị. Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ xã Bạch Đằng khóa XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng “đô thị xanh”, nơng nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo. Điều
cấp thiết là phải tiến hành đánh giá chất lượng đất, đánh giá tính thích nghi của đất
và đề xuất phát triển các loại hình nơng nghiệp đơ thị phù hợp trên địa bàn xã. Đề
tài đã tiến hành thu thập thông tin hiện trạng kết hợp với 207 phiếu điều tra đối với
các hợ gia đình trên địa bàn xã. Đồng thời kế thừa kết quả thu thập 115 phẫu diện và
phân tích các yếu tố thành phần chất lượng đất trên địa bàn xã. Số liệu của đề tài
được xử lý bằng phần mềm Excel và tiến hành đánh giá theo tiêu chí của FAO. Kết
quả phân tích các phẫu diện cho thấy: Tất cả các mẫu đất của các xã Bạch Đằng đều
có phản ứng chua (pHKCl bình quân ở ngưỡng 4,71) so với thang phân cấp độ chua
tiêu chuẩn nơng hóa. Hàm lượng hữu cơ tổng số (OM%) chủ yếu ở mức trung bình
khá (OM% trung bình = 1,92%). Lượng N tổng số trong đất chủ yếu đạt mức trung
bình khá (N% trung bình = 0,13%). Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt mức trung bình
(12,39 mg/100g đất). Hàm lượng K2O dễ tiêu đạt mức giàu (24,91 mg/100g đất).
Dung tích hấp thu (CEC) chủ yếu ở mức trung bình (14,12 meq/100g đất). Về khả
năng thích nghi đất đai của đất nơng nghiệp với 5 loại hình sử dụng đất nông nghiệp
đô thị: Lúa màu, chuyên rau, rau nhà lưới, bưởi da xanh, bưởi lá cam. Đánh giá
cũng cho thấy trên địa bàn xã có thể phát triển thêm 2 loại hình nơng nghiệp đơ thị
phù hợp với vùng thích nghi là rau cơng nghệ cao và bưởi bonsai. Để phát huy xu
hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn xã, đề tài cũng đã đề xuất được các giải pháp
về vốn, nhân lực, đất đai, thị trường tiêu thụ để chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang
nông nghiệp đô thị tại xã Bạch Đằng. Với những kết quả đề tài mà đã làm được, địa
phương cần triển khai những nghiên cứu làm rõ nguy cơ ô nhiễm, suy thối trong
q trình đơ thị hố cũng như những nghiên cứu cụ thể hơn về các quy trình ứng
dụng cho các loại hình nơng nghiệp đơ thị để đảm bảo phát triển các mơ hình nơng
nghiệp đơ thị trên địa bàn xã theo hướng phát triển bền vững.
ii



ABSTRACT
Today, urban agriculture develops in the direction of forming specialized and
specialized areas for urban functions. Resolution of the 11th Party Congress of Bach
Dang Commune, term 2015 - 2020 has identified socio-economic development in
the direction of “green urban”, agriculture still play a leading role. It is imperative
that land quality assessments, land suitability assessments and appropriate urban
agriculture development be proposed in the commune. The thesis collected
information on current situation in combination with 207 questionaires for
households in the commune. At once inherit the result 115 cases were collected and
analysis of soil quality components in the commune. The data of the project was
processed by Excel software and evaluated according to FAO criteria. The results of
analysis showed that all soil samples of Bach Dang commune had acidic reaction
(average pHKCL at 4,71) compared to the standardized agriculture acidity grading
scale. The total amount of N in the soil is mainly fair (N% average = 0,13%).
Content of P2O5 easily digestible reaches the average level (12,39 mg/100g soil).
Easy-digesting K2O content reaches is rich level (24,91 mg/100g soil). The
absorption capacity (CEC) is mainly moderate (14,12 meq/100g soil). Regarding
the adaptive land of agricultural land with 5 types of urban agriculral land use:
colored rice, specialized vegetables, net-house vegetables, green grapefruit, orangeleaf grapefruit. The evaluation also showed that the commune can develop two
more types of urban agriculture suitable to the adaptive area, namely hi-tech
vegetables and bonsai grapefruit. To promote the trend of urban agriculture in the
commune, the thesis has also proposed solutions on capital, human resources, land
and consumption markets to convert agricultural structure to urban agriculture in
Bach Dang commune. Based on the results of the project, it is necessary to conduct
studies to clarify the risk of pollution and degradation in the urbanization process as
well as more specific studies on the application processes for different types urban
agriculture to ensure the development of urban agriculture models in the commune
towards sustainable development.
iii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của Phân viện Quy hoạch &
thiết kế Nơng nghiệp miền Nam và cá nhân tơi.
Kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được các tác giả cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham
khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Tân Xuân Tùng

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ.........................................................................ii
ABSTRACT ............................................................................................................ iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... xi

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ........................................................................... 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản .......................................................................................4
1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................................8
1.2.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................8
1.2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................8
1.2.1.2 Địa hình, địa mạo ............................................................................................8
1.2.1.3 Khí hậu ............................................................................................................8
1.2.1.4 Các nguồn tài nguyên ......................................................................................9
1.2.1.5 Thực trạng môi trường ..................................................................................11
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................12
1.2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................................12
1.2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ........................................................12
1.2.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................................13
1.2.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ...............................................................13
1.3 Tình hình sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành liên quan ..15
1.3.1 Hiện trạng sử dụng đất .....................................................................................15
1.3.2 Biến động sử dụng đất......................................................................................17
1.3.3 Định hướng trong quy hoạch sử dụng đất ..........................................................18
1.3.4 Quy hoạch ngành nông nghiệp...........................................................................22
1.4 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ........................................................................23
1.4.1 Trên thế giới .....................................................................................................23

v



1.4.2 Tại Việt Nam ....................................................................................................26
1.4.3 Tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................32
CHƯƠNG 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 34
2.1 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................34
2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp nghiên cứu............................................................34
2.2.1 Đánh giá đất theo fao .......................................................................................34
2.2.2 Đánh giá đất đai bằng phương pháp tính chỉ số chất lượng đất (SQI).............39
2.3 Mô tả các phương pháp nghiên cứu được sử dụng .............................................49
2.3.1 Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp: .............................49
2.3.2 Phương pháp bản đồ:........................................................................................50
2.3.3 Phương pháp điều tra, phỏng vấn: ...................................................................52
2.3.4 Phương pháp chuyên gia: .................................................................................52
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN....................... 54
3.1 Đánh giá chất lượng đất ......................................................................................54
3.1.1 Đánh giá chất lượng đất ...................................................................................54
3.1.1.1 Chất lượng các thành phần nông hóa ............................................................54
3.1.1.2 Dung trọng đất (DTD) và đợ xốp đất (DXD)................................................64
3.1.1.3 Chỉ tiêu Cation trao đổi .................................................................................66
3.1.1.4 Chỉ tiêu chất hòa tan ......................................................................................67
3.1.1.5 Chỉ tiêu kim loại nặng ...................................................................................68
3.1.1.6 Các đặc tính sinh học của đất (SHD) ............................................................70
3.1.2 Xây dựng bản đồ chất lượng đất ......................................................................72
3.1.2.1 Xác định và phân cấp bộ chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất ...........................72
3.1.2.2 Thành lập các lớp thông tin chuyên đề về chất lượng đất.............................73
3.1.2.3 Kết quả xây dựng bản đồ nơng hóa xã Bạch Đằng .......................................73
3.2 Đánh giá thích nghi đất đai .................................................................................89

3.2.1 Xác định các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp đô thị cho điều tra phiếu, các
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế .....................................................................90
3.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng đất theo loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ..92
3.2.3 Xây dựng bản đồ đánh giá thích nghi đất đai tỷ lệ 1/5.000 .............................95
3.3 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị phù hợp .....101
3.3.1 Cơ sở đề xuất ..................................................................................................101
3.3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và xa hơn ..................102
3.3.1.2 Đánh giá tổng quát về tiềm năng đất đai .....................................................103
3.3.2 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị phù hợp ..105
3.3.2.1 Đề xuất các loại hình nơng nghiệp đơ thị xã Bạch Đằng ............................105
3.3.2.2 Đề xuất các giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang nông
nghiệp đô thị xã Bạch Đằng ...........................................................................108

vi


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 110
1. Kết luận ...............................................................................................................110
2. Kiến nghị .............................................................................................................111
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA HỌC VIÊN ........ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 113
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ................................................. 116

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính và mơ hình số đợ cao xã Bạch Đằng..................... 9
Hình 1.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Bạch Đằng ..................................... 21
Hình 2.1 Sơ đồ tiến trình đánh giá đất đai theo FAO, 1976 .............................. 36

Hình 2.2 Sơ đồ các bước tiến hành tính chỉ số chất lượng đất .......................... 42
Hình 3.1 Đồ thị đợ chua (pKKCl) ........................................................................... 55
Hình 3.2 Hàm lượng chất hữu cơ (OM%) ........................................................... 56
Hình 3.3 Biểu đồ hàm lượng Nitơ tổng số (%) & Nitơ dễ tiêu (mg/100g đất) 57
Hình 3.4 Biểu đồ hàm lượng Lân tổng số (%) & Lân dễ tiêu (mg/100g đất).. 59
Hình 3.5 Biểu đồ hàm lượng Kali tổng số (%) & Kali dễ tiêu (mg/100g đất) 61
Hình 3.6 Biểu đồ khả năng trao đổi cation (meq/100g đất) ............................... 62
Hình 3.7 Chỉ tiêu dung trọng theo loại đất........................................................... 65
Hình 3.8 Chỉ tiêu cation trao đổi trong đất theo các loại đất ............................. 67
Hình 3.9 Chỉ tiêu chất hòa tan trong đất theo các loại đất ................................. 68
Hình 3.10 Chỉ tiêu kim loại nặng trong đất theo các loại đất ............................ 70
Hình 3.11 Chỉ tiêu đặc tính sinh học trong đất theo các loại đất ...................... 71
Hình 3.12 Biểu đồ diện tích đợ chua đất (pHKCl) ................................................ 77
Hình 3.13 Biểu đồ diện tích theo chất hữu cơ (OM%)....................................... 79
Hình 3.14 Biểu đồ diện tích theo chỉ tiêu CEC ................................................... 80
Hình 3.15 Biểu đồ diện tích chỉ tiêu Nitơ tổng số .............................................. 81
Hình 3.16 Biểu đồ diện tích theo chỉ tiêu Lân dễ tiêu ........................................ 83
Hình 3.17 Biểu đồ diện tích theo chỉ tiêu Kali dễ tiêu ....................................... 85
Hình 3.18 Bản đồ đất nơng hóa xã Bạch Đằng ................................................... 88
Hình 3.19 Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai xã Bạch Đằng.......................... 100
Hình 3.20 Tỷ lệ tiềm năng phát triển theo các loại hình sử dụng đất ............. 104

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tổng hợp các loại đất xã Bạch Đằng ................................................... 10
Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất xã Bạch Đằng năm 2018 ............................... 16
Bảng 1.3 Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2018 .................................... 17
Bảng 1.4 Phương án bố trí sử dụng đất đến năm 2020 tầm nhìn 2030 ............ 20

Bảng 2.1 Bợ chỉ tiêu được lựa chọn cho đánh giá chất lượng đất .................... 44
Bảng 3.1 Phân cấp độ chua trên các loại đất ....................................................... 54
Bảng 3.2 Phân cấp hàm lượng chất hữu cơ của đất ............................................ 55
Bảng 3.3 Phân cấp hàm lượng Nitơ tổng số và Nitơ dễ tiêu ............................. 57
Bảng 3.4 Phân cấp hàm lượng Lân tổng số và Lân dễ tiêu................................ 58
Bảng 3.5 Phân cấp hàm lượng Kali tổng số và Kali dễ tiêu .............................. 60
Bảng 3.6 Phân cấp dung tích hấp thu (CEC) ....................................................... 62
Bảng 3.7 Tổng hợp đánh giá tính chất nơng hóa ................................................ 63
Bảng 3.8 Chỉ tiêu dung trọng đất và độ xốp theo loại đất.................................. 65
Bảng 3.9 Chỉ tiêu cation trao đổi trong đất .......................................................... 66
Bảng 3.10 Chỉ tiêu chất hòa tan trong đất ............................................................ 68
Bảng 3.11 Chỉ tiêu kim loại nặng trong đất ......................................................... 69
Bảng 3.12 Chỉ tiêu các đặc tính sinh học trong đất ............................................ 71
Bảng 3.13 Diện tích chất lượng đất về mặt vật lý ............................................... 75
Bảng 3.14 Diện tích theo cấp đợ chua (pHKCl) .................................................... 76
Bảng 3.15 Diện tích theo chỉ tiêu chất hữu cơ (OM%) ...................................... 78
Bảng 3.16 Diện tích theo dung tích hấp thu (CEC) ............................................ 80
Bảng 3.17 Diện tích theo chỉ tiêu Nitơ tổng số ................................................... 81
Bảng 3.18 Diện tích theo chỉ tiêu Lân dễ tiêu ..................................................... 83
Bảng 3.19 Diện tích theo chỉ tiêu Kali dễ tiêu .................................................... 84
Bảng 3.20 Diện tích phân bố chỉ tiêu chất lượng đất về mặt sinh học ............. 86
Bảng 3.21 Diện tích phân bố chỉ tiêu chất lượng đất theo loại đất ................... 87
ix


Bảng 3.22 Chú dẫn bản đồ hiện trạng sử dụng đất nơng nghiệp....................... 89
Bảng 3.23 Tổng hợp diện tích các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp ............ 90
Bảng 3.24 Các cây trồng trong phiếu điều tra ..................................................... 91
Bảng 3.25 Diện tích chất lượng đất theo các loại hình sử dụng đất nơng
nghiệp...................................................................................................... 92

Bảng 3.26 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp lựa chọn đánh giá ............. 95
Bảng 3.27 Khả năng thích nghi đất đai của các loại hình sử dụng đất ............. 96
Bảng 3.28 Tổng hợp thích nghi đất đai các loại hình nơng nghiệp .................. 99
Bảng 3.29 Tiềm năng thích nghi của các loại hình sử dụng đất...................... 103
Bảng 3.30 Các loại hình nơng nghiệp được ưu tiên đề xuất ..............................106

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài Nguyên & Môi Trường

CEC

Cation Exchange Capacity - Khả năng trao đổi Cation

DTTN

Diện tích tự nhiên

FAO

Tổ chức Nông Lương Thế Giới

HĐND

Hội đồng Nhân dân


NNĐT

Nông nghiệp Đô thị

NNCNC

Nông nghiệp Công nghệ cao

NXB

Nhà xuất bản

OM

Organic Matter - Mùn tổng số

RUAF

Trung tâm Tài nguyên về Nông nghiệp Đô thị và an ninh
lương thực

SQI

Soil Quality Index - Chỉ số đánh giá chất lượng đất

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

USD


Đô la Mỹ

xi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đơ thị hóa là q trình tất yếu diễn ra đồng hành với Cơng nghiệp hóa - Hiện đại
hóa ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Q trình đơ thị hóa đã thu hẹp diện
tích đất nơng nghiệp, làm tăng số lượng cư dân thành phố, tác động mạnh đến điều
kiện canh tác, … do đó hướng phát triển nơng nghiệp đơ thị đang mạnh ở nhiều nơi
trên thế giới hướng tới xây dựng các đô thị sinh thái, môi trường bền vững hơn
trong tương lai. Qua thực tế đang diễn ra tại Việt Nam, nơng nghiệp đơ thị phát
triển hình thành các vùng chun canh và chun mơn hóa phục vụ chức năng của
các đơ thị. Từ đó, có thể thấy phân hố lãnh thổ nơng nghiệp đơ thị của Việt Nam
hiện nay diễn ra theo hướng hình thành các tập đồn cây, con phù hợp với điều kiện
sinh thái của từng vùng. Về bản chất, tuy đô thị là phân hệ địa - kỹ thuật, nhưng
nông nghiệp đô thị vẫn lấy cây trồng, vật nuôi làm đối tượng sản xuất, nên vẫn chịu
tác động mạnh của các nhân tố tự nhiên và phân hố lãnh thổ của chúng. Vậy để tìm
kiếm loại hình sử dụng đất phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao cho một tỉnh công
nghiệp và đô thị Bình Dương nói chung và tại xã Bạch Đằng, thị xã Tân Un nói
riêng là mợt u cầu rất cấp thiết.
Xã Bạch Đằng thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là mợt trong những xã đang
trong q trình Đơ thị hóa mạnh mẽ, diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, nếu
nghiên cứu, áp dụng tốt các loại hình nơng nghiệp đơ thị phù hợp sẽ tạo sự chuyển
biến tích cực từ nơng nghiệp thuần túy sang nơng nghiệp đơ thị, góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế - xã hội
của xã Bạch Đằng. Để phát triển nông nghiệp đô thị phù hợp ở xã Bạch Đằng việc
đánh giá chất lượng đất là rất quan trọng từ đó xác định rõ tiềm năng đất đai, hệ

thống sử dụng đất nhằm chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và mức đợ thích nghi đất
đai của các loại sử dụng đất, hạn chế những tác động xấu trong q trình sử dụng
đất có thể dẫn đến thối hóa, ơ nhiễm, hủy hoại mơi trường đất,... Vì vậy, lựa chọn

1


thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng đất và đề xuất phát triển các loại hình
nơng nghiệp đơ thị phù hợp với điều kiện tại xã Bạch Đằng, thị xã Tân Un,
tỉnh Bình Dương” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm phát triển
các loại hình nơng nghiệp đơ thị đạt hiệu quả cao, góp phần tạo điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội bền vững trên phạm vi xã Bạch Đằng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tiềm năng tài nguyên đất, hiện trạng khai thác và đề
xuất các giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị cho xã Bạch Đằng, thị xã Tân
Uyên, tỉnh Bình Dương, khắc phục hạn chế của kiểu sản x́t nơng nghiệp truyền
thống khơng cịn phù hợp với bối cảnh chuyển đổi lên đô thị.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá chất lượng đất.
- Đánh giá thích nghi đất đai.
- Đề x́t sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị phù hợp với điều
kiện tại xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Các loại đất, đặc điểm, tính chất trong mối quan hệ với các điều kiện tự nhiên khác
và chất lượng đất tại địa bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Un, tỉnh Bình Dương.
- Các loại hình nơng nghiệp đô thị.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 06 tháng từ 11/02/2020 đến tháng 11/8/2020
- Không gian: xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương


2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận từ cơ sở lý luận, tổng quan về thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
- Tiếp cận từ khảo sát đánh giá chất lượng đất và những định hướng, mục tiêu phát
triển các loại hình nơng nghiệp đô thị phù hợp với địa bàn.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu thứ cấp & sơ cấp.
- Phương pháp chuyên gia, kế thừa dữ liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng Excel.
- Phương pháp phân tích mẫu đất.
- Phương pháp bản đồ.
- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Góp phần xây dựng cơ sở khoa học đánh giá chất lượng đất và
đề xuất sử dụng đất nông nghiệp đô thị ở quy mô cấp xã.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đánh giá chất lượng đất, hiện trạng sử dụng đất, đánh giá
thích nghi đất đai và đề xuất sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp đô thị trên địa
bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đóng góp cho lãnh đạo địa
phương, người sử dụng đất cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công tác quản lý,
quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, góp phần cải thiện mơi trường sống và sức
khỏe cộng đồng nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội tại địa
phương.

3



CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm cơ bản
Đất:
- Năm 1879, nhà bác học người Nga Dokuchaev cho rằng: “Đất là mợt thực thể tự
nhiên có lịch sử riêng biệt và đợc lập, được hình thành dưới sự tác đợng tổng hợp
của các yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sau Dokuchaev, các
nhà thổ nhưỡng học bổ sung một yếu tố nữa là sự tác đợng của con người trong sự
hình thành đất. Như vậy, đất là một vật thể tự nhiên đặc biệt và xác định đất như
một hàm số của các yếu tố hình thành đất: Đ = f (ĐM, SV, KH, ĐH, CN, t). (Đ: đất;
ĐM: đá mẹ; SV: sinh vật; KH: khí hậu; ĐH: địa hình; CN: con người; t: thời gian)”.
- Đối với các nhà Địa Lý: “Đất là cảnh quan, mợt sản phẩm của q trình địa chất
địa mạo”.
- Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng
hỡ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các
dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loại động vật nhỏ (Theo Wikipedia).
- Theo quy định của pháp luật: “Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo
ra sản phẩm cây trồng” (Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT của Bộ
Tài Nguyên & Môi Trường về Quy định kỹ thuật điều tra thối hóa đất). [10]
Đất đai:
- Đối với các nhà Địa Lý: “Đất đai là khoảng không gian cho các hoạt động của con
người được thể hiện ở nhiều dạng sử dụng khác nhau”.
- Đối với những nhà Luật gia: “Đất đai là một khoảng không gian vô tận từ trung
tâm Trái Đất tới vơ cực trên trời và liên quan đến nó là một loạt các quyền lợi khác
nhau quyết định những gì có thể thực hiện được với đất”.

4



- Theo văn bản quy định của pháp luật: “Đất đai là vùng đất có ranh giới, vị trí, diện
tích cụ thể và có các tḥc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu
kỳ, có thể dự đốn được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương
lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa
mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con
người” (Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên &
Môi Trường về Quy định kỹ thuật điều tra thối hóa đất). [10]
Chất lượng đất:
- Chất lượng đất là thước đo tình trạng của đất so với u cầu của mợt hoặc nhiều
lồi sinh vật và với bất kỳ nhu cầu hoặc mục đích của con người (Theo Wikipedia).
- Theo Dịch Vụ Bảo Tồn Tài Nguyên Thiên Nhiên của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ:
“Chất lượng đất là khả năng của một loại đất cụ thể để hoạt động, trong phạm vi hệ
sinh thái tự nhiên hoặc được quản lý để duy trì năng suất của cây và đợng vật, duy
trì hoặc tăng cường chất lượng nước và khơng khí, hỡ trợ sức khỏe và mơi trường
sống của con người”.
- Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Chung của Ủy Ban Châu Âu: “Chất lượng đất là
một báo cáo mô tả về khả năng của đất cung cấp các hệ sinh thái và dịch vụ xã hội
thông qua khả năng của nó để thực hiện các chức năng của nó dưới sự thay đổi các
điều kiện tự nhiên”.
- Theo quy định của pháp luật: “Chất lượng đất là thuộc tính của đất có ảnh hưởng
tới tính bền vững đối với mục đích sử dụng đất cụ thể” (Khoản 3, Điều 1, Thông tư
số 35/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên & Môi Trường về Quy định việc điều
tra, đánh giá đất đai). [11]
Đánh giá chất lượng đất:
- Theo tổ chức Nông Lương Thế Giới: “Đánh giá chất lượng đất là quá trình so
sánh, đối chiếu giữa những tính chất vốn có của những vạt/khoanh đất cần đánh giá
với những tính chất đất mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có”. [12]
5



- Theo Stewart (1986): “Đánh giá chất lượng đất là đánh giá khả năng thích hợp của
đất cho việc sử dụng đất của con người vào nông lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy
hoạch sản xuất”.
Nông nghiệp đô thị:
- Theo Wikipedia: “Nông nghiệp đô thị là nền nông nghiệp được bố trí phù hợp với
các điều kiện của từng vùng, tôn trọng các quan hệ và cân bằng tự nhiên; được ứng
dụng khoa học công nghệ sạch vào sản xuất, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực (đất, nước, năng lượng, lao động, dịch vụ, ...) tạo ra sản phẩm chất lượng cao,
an tồn thực phẩm và góp phần nâng cao chất lượng môi trường và cảnh quan đô
thị, đảm bảo cho sự phát triển sinh thái bền vững”.
- Theo Đà Bình - Nơng nghiệp đơ thị: Khái niệm mới, hướng đi mới (01/10/2010),
đã cho rằng: “Nông nghiệp đô thị là nền nơng nghiệp có diện tích canh tác ít, hàm
lượng khoa học kỹ thuật cao và vốn đầu tư nhiều, mang lại giá trị kinh tế cao”. [13]
- Theo các quan niệm về nông nghiệp đô thị của FAO (1996), UNDP (1999), RUAF
(1999), Luc J.A Mougeot (2002), ... thì: “Nơng nghiệp đơ thị là mợt ngành sản x́t
ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn ni, chế
biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng
các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và
vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp.
Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các
hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản”.
Loại hình nơng nghiệp đơ thị:
- Theo TS. Lê Văn Trưởng - Trường Đại học Hồng Đức: “Loại hình nơng nghiệp đơ
thị là tập hợp các hình thức sản x́t nông nghiệp ở khu vực nội thị và ngoại thị có
những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục đích và trình đợ phát triển. So
với khu vực nơng thơn, khu vực đơ thị do có nhiều nguồn lực và các nhân tố tác
đợng tới nên sẽ có nhiều loại hình nơng nghiệp”. [14]

6



Một số khái niệm và định nghĩa về đánh giá đất:
- Những khái niệm chính trong Framework nhìn chung là khá phong phú. Chúng
bao gồm: Đất đai, đơn vị đất đai, loại hình sử dụng đất chính, loại hình sử dụng đất,
đặc điểm đất đai, chất lượng đất đai, tiêu chuẩn chẫn đoán, yêu cầu sử dụng và cải
tạo đất.
- Sử dụng đất: Các kiểu sử dụng đất hoặc các loại hình sử dụng đất được xem xét là
những loại hình sử dụng đất có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
vùng nghiên cứu. Chúng được sử dụng như là đối tượng của đánh giá đất và có thể
bao gồm cả loại hình sử dụng đất chính và loại hình sử dụng đất.
Loại hình sử dụng đất chính: (Major Land Use Type) Loại hình sử dụng đất chính là
mợt sự phân chia ở mức cao của sử dụng đất nơng thơn. Ví dụ: Nơng nghiệp nhờ
mưa; Nơng nghiệp có tưới.; Đồng cỏ; Lâm Nghiệp, ... Chúng thường được sử dụng
trong nghiên cứu đánh giá đất ở mức định tính hoặc mức sơ bợ.
Loại hình sử dụng đất hiệu dụng: (Land Utilization Type - LUT)
- Mợt loại hình sử dụng đất bao gồm mợt tập hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật trong một
tập hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định.
- Loại hình sử dụng đất hiệu dụng khơng phải là một cấp phân vị trong phân loại sử
dụng đất, tuy nhiên nó nói đến bất cứ mợt kiểu sử dụng đất xác định nào dưới mức
loại hình sử dụng đất chính.
- Yêu cầu sử dụng đất: Yêu cầu sử dụng đất là một tập hợp chất lượng đất dùng để
xác định điều kiện sản xuất và quản trị đất của các loại hình sử dụng đất. Như vậy,
yêu cầu sử dụng đất thực chất là yêu cầu về đất đai của các loại hình sử dụng đất.

7


- Yếu tố hạn chế: Yếu tố hạn chế là những tính chất đất, hoặc những biểu hiện của
chúng dưới hình thức tiêu chuẩn chẩn đốn, có ảnh hưởng bất lợi đến các loại hình

sử dụng đất.
1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
Bạch Đằng là một xã cù lao ở gần phần cuối trung lưu sơng Đồng Nai, nằm về phía
Nam thị xã Tân Uyên, cách trung tâm tỉnh Bình Dương 22 km và cách trung tâm thị
xã Tân Uyên 4 km. có tọa đợ địa lý từ 11002‘2’B đến 106047‘35‘Đ. Xã có diện tích
tự nhiên 1.078,6 ha và có tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp phường Uyên Hưng.
- Phía Nam giáp phường Thạnh Phước.
- Phía Đơng giáp xã Bình Lợi và xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Phía Tây giáp phường Khánh Bình.
1.2.1.2 Địa hình, địa mạo
Xã Bạch Đằng là một cù lao được bao quanh bởi sơng Đồng Nai, có địa hình tương
đối bằng phẳng, độ cao 20 - 30m so với mặt nước biển, thuận lợi cho sản x́t nơng
nghiệp.
1.2.1.3 Khí hậu
Khí hậu của Bạch Đằng mang tính chất nhiệt đới cận xích đạo - gió mùa. Nhiệt đợ bình
qn cao đều quanh năm là: 26,80 (bình quân các tháng: 25,30 - 28,70). Số giờ chiếu
sáng khá cao là 6,7 - 7,1 giờ/ ngày.
Từ các điều kiện thích hợp trên đã làm cho xã Bạch Đằng thuận lợi phát triển các
loại cây trồng như: lúa, mía, bưởi, cam,... Đặc biệt đối với lúa có thể tăng 3
vụ/năm, nếu chủ động được nước tưới và các điều kiện liên quan khác. Riêng với

8


cây bưởi, khí hậu Bạch Đằng tỏ ra khá thích hợp, cây sinh trưởng và phát triển tốt,
năng suất cao, chất lượng đảm bảo, qua thực tế đã chứng minh. Song, do mưa q
tập trung nếu khơng tiêu thốt nước tốt thì dễ ngập úng trong mùa mưa và phải

tưới tụ ẩm trong mùa khô.
Lượng mưa biến động mạnh qua các năm, năm thấp nhất chỉ có 600 mm/năm và
năm cao nhất là 2676 mm/năm, trung bình là: 1614,5 mm/năm. Mưa phân bố rõ rệt
theo mùa, tổng số ngày mưa trong mùa mưa là 158 ngày. Trong đó tháng 9 là cao
nhất: 292,3 mm.

Hình 1.1 Bản đồ hành chính và mơ hình số đợ cao xã Bạch Đằng [1]
1.2.1.4 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất:
Đất Bạch Đằng được hình thành bởi phù sa sông Đồng Nai, đây là loại đất thủy thành tốt
nhất và thích hợp phát triển các loại cây trồng đặt biệt là cây ăn quả và trồng lúa.

9


Song do đặc thù kiến tạo (tuổi của đất) và quá trình phát triển của đất (chủ yếu là
quá trình feralit và q trình gley) trên cơ sở đó hình thành 4 loại đất chính. Đó là:
- Đất phù sa khơng được bồi chưa phân hố phẫu diện (P).
- Đất phù sa khơng được bồi có đốm rỉ (Pf1).
- Đất phù sa có tầng loang lổ Gley (Pf2).
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf3).
Bảng 1.1 Tổng hợp các loại đất xã Bạch Đằng [2]

1
2
3



Loại đất


STT

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

P

353,90

32,89

Pf1

91,90

8,54

Pf2

289,80

26,94

Pf3

151,58

14,10


188,72

17,53

1.075,90

100,0

hiệu

Đất phù sa khơng được bồi chưa
phân hố phẫu diện.
Đất phù sa khơng được bồi có đốm rỉ.
Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng gley.

4

Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng.

5

Sơng rạch
Tổng Diện tích tự nhiên

Tài nguyên nước:
- Nước mặt: được xem là lợi thế nhất của Bạch Đằng vì bao bọc xung quanh đều là
sơng Đồng Nai, có lưu lượng và chất lượng nước luôn đảm bảo cân đối đủ.
- Nước dưới đất: khu vực nước dưới đất có trữ lượng trung bình, các giếng đào có
lưu lượng 0,05 - 0,6l/s, những nơi gặp mạch nước thì lưu lượng có thể đạt 1,3 - 5,0

l/s, bề dày tầng chứa nước từ 10 - 12m.
Như vậy, nước mặt và nước dưới đất ở Bạch Đằng đều có thể khai thác đủ phục vụ
cho sản xuất và sinh hoạt.

10


1.2.1.5 Thực trạng môi trường
Theo tài liệu đánh giá thực trạng môi trường ở Tân Uyên thực hiện năm 2018, thực
trạng môi trường trong từng môi trường thành phần như sau:
- Mơi trường đất: Chất lượng đất chưa có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng, hàm
lượng các kim loại nặng chỉ đóng vai trò vi lượng, chưa ảnh hưởng tới chất lượng
của đất cũng như việc canh tác các loại cây trồng.
- Môi trường nước mặt: Chất lượng nguồn nước mặt ở Bạch Đằng nói riêng và Tân
Uyên nói chung cịn khá tốt, mức đợ ơ nhiễm trong nước chủ yếu liên quan đến hữu
cơ. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh như hiện nay thì việc
thực hiện các biện pháp hạn chế, ngăn ngừa ô nhiễm cũng như những kế hoạch lâu
dài nhằm bảo vệ nguồn nước mặt ở Bạch Đằng là việc làm cấp thiết.
- Môi trường nước dưới đất: Hầu hết các thông số môi trường đều nằm trong giới
hạn cho phép, mức độ vượt tiêu chuẩn ở các thông số ô nhiễm không cao. Đặc biệt
là các giá trị về E.coli, thủy ngân, Arsen, amonia, sắt không phát hiện hoặc rất ít.
Cho thấy chất lượng nước đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên cần phải hạn chế việc khai thác nước dưới đất mà chuyển sang sử dụng
nước mặt đã qua xử lý. Vì khai thác nước dưới đất quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng
thông tầng, sụt lún và cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
- Nước thải sinh hoạt: Nhìn chung mức đợ ơ nhiễm của nước thải sinh hoạt cịn ở
mức thấp. Tuy nhiên cũng cần có kế hoạch thu gom và xử lý trước khi thải ra nguồn
để đảm bảo vệ sinh mơi trường.
- Mơi trường khơng khí: Mơi trường khơng khí nổi lên các vấn đề là tiếng ồn và
nồng đợ bụi trong khơng khí vượt tiêu chuẩn cho phép.

Tóm lại, mơi trường ở Bạch Đằng cịn khá tốt, tuy nhiên q trình phát triển kinh tế
- xã hợi chắc hẳn sẽ tác động tiêu cực lên môi trường, vấn đề là đi đôi với sự phát
triển cần phải có những giải pháp, biện pháp cụ thể để kiểm soát và xử lý các tác
nhân gây tác hại lên môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.
11


×