Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 81 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOA

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã chuyên ngành: 60340201

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: Nguyễn Thị Mỹ Linh – PGS. TS.

Người phản biện 1: .......................................................................................................

Người phản biện 2: .......................................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . …. tháng . . . .. năm 2019
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ......................................................................... - Chủ tịch Hội đồng
2. ......................................................................... - Phản biện 1
3. ......................................................................... - Phản biện 2
4. ......................................................................... - Ủy viên
5. ......................................................................... - Thư ký


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hoa

MSHV: 16083791

Ngày, tháng, năm sinh: 11/04/1977

Nơi sinh: Nghệ An

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Mã chuyên ngành: 60340201

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Sử dụng các kiến thức cơ bản về FDI, GDP, xem xét các nghiên cứu trước cả

trong và ngoài nước, sử dụng phương pháp định tính và định lượng để phân tích tác
đợng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế có xem xét ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Từ cơ sở lý thuyết, thực trạng tại
Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2017 và kết quả của mơ hình
nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tiếp theo
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 27/09/2018
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/03/2019
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Linh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 03 năm 2019
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Linh

TRƯỞNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Linh đã ln
tận tình, chu đáo và luôn tạo động lực cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Tài chính- Ngân hàng
Trường Đại học Cơng nghiệp TPHCM, các Thầy Cô giáo đã truyền đạt những kiến
thức quý báu; xin cảm ơn Ban giám hiệu, các Phòng ban Trường Đại học Cơng
nghiệp TPHCM đã ln nhiệt tình hướng dẫn các quy trình, thủ tục trong suốt khóa
học.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Tài chính Ngân hàng, Phịng
Tổ chức hành chính, Trường Đại học Tài chính- Marketing đã ln tạo mọi điều
kiện, đợng viên, khuyến khích tơi hồn thành luận văn đúng hạn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ln u thương,

quan tâm, hỗ trợ giúp tơi hồn thành luận văn này.

i


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng
trưởng kinh tế, tổng hợp các nghiên cứu trong nước và ngoài nước cho thấy vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi có tác đợng cùng chiều, tác đợng ngược chiều và khơng có ý
nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế . Luận văn đã thu thập số liệu vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng kinh tế từ Ngân hàng thế giới và Tổng cục thống
kê Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017, sử dụng phương pháp định tính và
phương pháp định lượng, dựa vào bằng chứng khơng có đồng liên kết với dữ liệu
trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng mơ hình tự hồi quy vector VAR để phân tích
tác đợng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam có
xem xét đến khủng hoảng kinh tế năm 2008. Kết quả cho thấy, FDI tác động cùng
chiều đến GDP. FDI tăng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu FDI khơng sử dụng
hiệu quả thì sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng khơng tìm thấy bằng
chứng thống kê về ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 tới sự tác động
của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ kết quả đã
nghiên cứu, luận văn đưa ra một số các giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ
ra những hạn chế nhất định và nêu ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

ii


ABSTRACT
The thesis presents the theoretical basis of foreign direct investment,
economic growth, synthesis of domestic and foreign studies showing that foreign

direct investment has the same impact, reverse impact and not statistically
significant to economic growth. The thesis has collected data of foreign direct
investment, economic growth from the World Bank and the General Statistics
Office of Vietnam from 1988 to 2017. The thesis use qualitative methods and
quantitative methods, based on evidence of no co-integration with the data in the
study. The author uses the VAR vector regression model to analyze the impact of
foreign direct investment and economic growth in Vietnam while considering the
economic crisis in 2008. The results show that FDI has a positive impact on GDP.
FDI increases will stimulate economic growth. If FDI is not used effectively, it will
limit economic growth. The thesis also found no statistical evidence of the impact
of the 2008 world economic crisis on the impact of foreign direct investment on
economic growth in Vietnam. From the research results, the thesis offers a number
of solutions to promote attraction of foreign direct investment, which stable
economic growth. In addition, the thesis also points out certain limitations and the
next research direction.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn và các công trình liên quan đến luận văn
là trung thực, khơng sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức
nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi
nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên

Nguyễn Thị Hoa

iv



MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................1

1.1

Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................2

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu : ........................................................................... 2

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................... 2


1.4

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................3

1.4.1

Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 3

1.4.2

Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................... 3

1.5

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................3

1.6

Kết cấu của luận văn:.....................................................................................4

CHƯƠNG 2
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM

5

2.1


Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài .........................................................5

2.2

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ..................................................................6

2.3

Các lý thuyết về tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ...............8

2.3.1

Mơ hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển .................................................. 8

2.3.2

Mơ hình Harrod – Domar ....................................................................... 9

2.3.3

Mơ hình Solow – Swan (tân cổ điển – tăng trưởng ngoại sinh) ........... 11

2.3.4

Mơ hình tăng trưởng nợi sinh ............................................................... 13

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác đợng của đầu tư trực tiếp nước ngồi
đến tăng trưởng kinh tế .........................................................................................14
2.4.1


Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 14

v


2.4.2
CHƯƠNG 3

Các nghiên cứu trong nước ................................................................... 18
MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................24

3.1

Mơ hình nghiên cứu .....................................................................................24

3.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................26

3.2.1

Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 26

3.2.2

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 26

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................29


4.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ
năm 1988 đến năm 2017 .......................................................................................29
4.1.1 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam từ năm 1988 đến
năm 2017 ........................................................................................................... 29
4.1.2 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam từ năm 1988 đến
năm 2017 ........................................................................................................... 31
4.1.3 Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến
năm 2017 ........................................................................................................... 31
4.1.4

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 ................. 34

4.1.5 Tác đợng của đầu tư trực tiếp nước ngồi đối với nền kinh tế Việt Nam
………………………………………………………………………………...39
4.2

Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................48

4.2.1

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .................................................... 48

4.2.2

Kết quả kiểm định tính dừng ................................................................ 49

4.2.3

Kiểm định đồng liên kết ....................................................................... 50


4.2.4

Phân tích mơ hình VAR........................................................................ 50

Tóm tắt chương 4: .....................................................................................................54
CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................56

5.1

Kết luận........................................................................................................56

5.2

Khuyến nghị ................................................................................................56

5.2.1. Khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ...
………………………………………………………………………………...56
5.2.2. Khuyến nghị nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ổn định .......................... 57
5.3

Hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo ..............................................58

vi


5.3.1


Hạn chế ................................................................................................. 58

5.3.2

Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 59

DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................61
Tiếng Việt ..............................................................................................................61
Tiếng Anh ..............................................................................................................61
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .............................................................

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4. 1 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và thực hiện tại Việt Nam từ
năm 1988 đến năm 2017. ..........................................................................................29
Hình 4.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo ngành kinh
tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2017) tại Việt Nam ...................33
Hình 4. 3 GDP và tốc độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017
...................................................................................................................................34
Hình 4. 4 GDP/ đầu người tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 ......................37
Hình 4. 5 Tỷ lệ đóng góp của các nhóm ngành trong GDP tại Việt Nam từ năm
1988 đến năm 2017 ...................................................................................................39
Hình 4. 6 Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội tại Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2017 ......................................................40
Hình 4. 7 Đóng góp của các thành phần kinh tế trong GDP theo giá thực tế tại Việt
Nam ...........................................................................................................................41

Hình 4. 8 Tỷ trọng thu từ doanh nghiệp FDI/ Tổng thu ngân sách nhà nước tại Việt
Nam từ năm 1988 đến năm 2017 ..............................................................................42
Hình 4. 9 Kim ngạch và đóng góp của khu vực FDI với xuất khẩu tại Việt Nam từ
năm 1988 đến năm 2017 ...........................................................................................43
Hình 4. 10 Kim ngạch và đóng góp của khu vực FDI với nhập khẩu tại Việt Nam từ
năm 1988 đến năm 2017 ...........................................................................................43
Hình 4. 11 Kết quả kiểm định sự ổn định của mơ hình VAR ...................................54

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước……………………………. 20
Bảng 4. 1 Thống kê mô tả………………………………………………….. 48
Bảng 4. 2 Kết quả kiểm định tính dừng……………………………………. 49
Bảng 4. 3 Kết quả kiểm định đồng liên kết…………………………………. 50
Bảng 4. 4 Kết quả ước lượng mơ hình VAR……………………………….. 51

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

Nghĩa Tiếng Anh


Diễn đàn Hợp tác Kinh tế

Asia-Pacific Economic

châu Á – Thái Bình Dương

Cooperation

Hiệp hợi các Quốc gia

Association of South East Asian

Đơng Nam Á

Nations

EU

Liên minh châu Âu

European Union

4

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

5


FII

6

FTA

Khu vực thương mại tự do.

Free Trade Area

7

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội.

Gross Domestic Product

8

GNI

Tổng thu nhập quốc dân.

Gross National Income

9

GNP


Tổng sản phẩm quốc dân.

Gross National Product

10

GO

Tổng giá trị sản xuất.

Gross Output

11

IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

The International Monetary Fund

12

NDI

13

NI

14


MIT

1

APEC

2

ASEAN

3

Đầu tư gián tiếp nước
ngoài.

Foreign Indirect Investment

Thu nhập quốc gia khả
dụng
Thu nhập quốc dân

National Income

Học viện Công nghệ

Massachusetts Institute of

Massachusetts


Technology

x


Tổ chức hợp tác và phát

Organization for Economic

triển kinh tế.

Cooperation and Development

OLS

Bình phương tối thiểu

Ordinary least squares

17

QH

Quốc hợi

18

SAARC

19


TNHH

20

UNCTAD

21
22

15

OECD

16

Hiệp hợi Hợp tác khu vực

South Asian Association for

Nam Á

Regional Cooperation

Trách nhiệm hữu hạn
Diễn đàn Thương mại và

United Nations Conference on

Phát triển Liên Hợp quốc.


Trade and Development

USD

Đồng Đô la Mỹ.

Untied States dollar

WB

Ngân hàng thế giới.

World Bank

xi


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
(FDI) đã trở thành mợt trong những nguồn lực tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.
Các nền kinh tế càng phát triển thì tính tất yếu hiển nhiên của FDI càng cao,
những nền kinh tế này vừa là nơi đầu tư đi, nhưng cũng đồng thời là nơi nhận đầu tư
FDI nhiều nhất.
Đối với các nước đang phát triển, ngày càng nhiều nước không chỉ chấp nhận
việc bị cuốn hút vào dòng chảy FDI thế giới, mà cịn ngày càng chủ đợng xây dựng

các chính sách thu hút và sử dụng FDI vì mục tiêu phát triển của mình. Nhằm mục
tiêu gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu để phát triển, các nước đang phát triển ngày càng
chủ đợng tích cực thúc đẩy các hoạt đợng FDI và ngoại thương.
Dịng vốn FDI tác đợng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Sự dịch chuyển mục tiêu của các dòng vốn FDI đặt ra
các thách thức vô cùng quan trọng dành cho các quốc gia đang có nhu cầu cải thiện
tốc đợ tăng trưởng kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 đã làm cho nhiều nước
rơi vào tình trạng rất khó khăn để thốt ra khỏi suy thối càng sớm càng tốt.
Dịng vốn FDI có đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy vấn đề tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam hay không? Cơ chế tác đợng của dịng vốn FDI tới tăng
trưởng như thế nào, đặc biệt là trong giai đoạn hậu khủng hoảng? Làm cách nào để
thu hút FDI và sử dụng hiệu quả trong mơi trường mà dịng vốn FDI mang tính chất
rất năng đợng, ln dịch chuyển theo thời gian? Đó là vấn đề cần phải tìm hiểu để
tìm ra giải pháp trong tình hình kinh tế hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Tác
động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam.
- Xem xét ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khi nghiên cứu sự tác động của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.
- Đề xuất các khuyến nghị đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau:
(1) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có tác đợng đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam hay không?

(2) Khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng tới sự tác đợng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế hay khơng?
(3) Khuyến nghị những chính sách đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu :
-

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

-

Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt
Nam

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập cho nghiên cứu là số liệu của Việt Nam được thu thập từ
Ngân hàng thế giới, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

2


 Khoảng thời gian.
Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2017.
1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu lấy từ Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê Việt Nam theo tần suất
năm, từ năm 1988 đến năm 2017.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích
hồi qui dữ liệu chuỗi thời gian từ 1988 – 2017 để nghiên cứu tác động của vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi đến tăng trưởng kinh tế. Cơng cụ được chọn sử dụng là phần
mềm phân tích STATA. Dựa trên những bài nghiên cứu thực nghiệm trước đây, mơ
hình Hiệu chỉnh sai số vector (VECM) và mơ hình Tự hồi quy vector (VAR) được
đề xuất để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, dựa
vào bằng chứng khơng có đồng liên kết với dữ liệu trong bài nghiên cứu, tác giả sử
dụng mơ hình Tự hồi quy vector VAR để ước lượng: Quá trình được tiến hành như
sau: Thứ nhất, kiểm định tính dừng, tiếp theo lựa chọn đợ trễ tối ưu, kiểm định đồng
liên kết, kiểm định nhân quả Granger, ước lượng mơ hình VAR, kiểm tra sự phù
hợp của mơ hình, thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả Granger trong VAR, sau
đó phân tích hàm phản ứng đẩy và cuối cùng là phần phân tích phân rã phương sai.
Ngồi ra, luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các kỹ
thuật so sánh, phân tích, đánh giá để đảm bảo sự hợp lý của mơ hình được sử dụng
trong nghiên cứu và gợi ý các chính sách có cơ sở khoa học.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn tiếp tục đóng góp vào cùng với những nghiên cứu trước đây về vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dựa vào kết quả
nghiên cứu của luận văn, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị đối với Chính phủ,

3


xem xét đưa ra các chính sách liên quan vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.6 Kết cấu của luận văn:
Luận văn được trình bày gồm 5 chương. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế: Khung lý
thuyết và bằng chứng thực nghiệm

Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

4


CHƯƠNG 2
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM
2.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2008), đầu tư trực tiếp
nước ngồi phản ánh những lợi ích khách quan lâu dài mà một thực thể kinh tế tại
một nước (nhà đầu tư) đạt được thông qua một cơ sở kinh tế tại mợt nền kinh tế
khác. Lợi ích lâu dài thể hiện ở chỗ sự tồn tại một mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu
tư với doanh nghiệp được đầu tư. Nhà đầu tư có được ảnh hưởng quan trọng và hiệu
quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó. Đầu tư trực tiếp bao gồm việc thực hiện
những giao dịch từ đầu và tất cả những giao dịch vốn tiếp theo giữa hai thực thể và
các doanh nghiệp được liên kết một cách chặt chẽ. Như vậy, FDI là đầu tư vốn nước
ngồi có gắn liền với việc quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với dự án,
doanh nghiệp tiếp nhận phần vốn đó và có thời hạn lâu dài.
Theo Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD,
2012), đầu tư trực tiếp nước ngồi là mợt khoản đầu tư bao gồm mối quan hệ trong
dài hạn, phản ánh lợi ích và quyền kiểm sốt lâu dài của mợt thực thể thường trú ở
mợt nền kinh tế (nhà đầu tư nước ngồi hay cơng ty mẹ nước ngồi) trong mợt
doanh nghiệp thường trú ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư
nước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực tiếp, doanh nghiệp liên doanh
hoặc chi nhánh nước ngoài).
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2004): “Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)

là hoạt đợng đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài
với một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế
nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh
nghiệp”.
Theo Ngân hàng Thế Giới (WB, 2010), đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng
đầu tư vốn chủ sở hữu đầu tư trực tiếp trong nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước

5


ngoài bao gồm: vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại và nguồn vốn khác. Đầu tư trực tiếp
là một loại đầu tư xun biên giới có liên quan đến mợt chủ thể trong mợt nền kinh
tế có mức đợ kiểm soát hay ảnh hưởng đáng kể đến quản lý của mợt doanh nghiệp ở
mợt nền kinh tế khác. Ví dụ, đầu tư rịng (thuần) vào mợt quốc gia để nhà đầu tư có
được quyền quản lý lâu dài (nếu nắm được ít nhất 10% cổ phần thường) trong mợt
doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế khác (đối với chủ đầu tư).
Ở Việt Nam, theo Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ban hành vào ngày
26/11/2014: Luật này không nêu khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng trong
Điều 3 có đề cập đến đầu tư kinh doanh và nhà đầu tư nước ngoài như sau: Đầu tư
kinh doanh “là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh
thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn
góp của tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu
tư” và nhà đầu tư nước ngồi “là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập
theo pháp luật nước ngồi thực hiện hoạt đợng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
Từ những liệt kê trên, có thể nhận thấy rằng định nghĩa về dịng vốn đầu tư
nước ngồi bao gồm 2 đặc điểm sau:
(i) Đầu tư từ quốc gia này đến quốc gia khác,
(ii) Chủ thể của quốc gia đầu tư có ảnh hưởng lớn đến chủ thể của quốc gia được
đầu tư.
2.2 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho tồn
bợ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là mợt năm. Khi
nghiên cứu q trình tăng trưởng, cần xem xét cả về số lượng và chất lượng của
tăng trưởng. Để tăng trưởng kinh tế bền vững, cần chú trọng tới tất cả các thành tố
về kinh tế, xã hội và môi trường. Tăng trưởng về lượng nhưng không được duy trì
ổn định và khơng đi đơi với cải thiện về phúc lợi thì mục tiêu phát triển cũng khơng
đạt được.

6


Các nghiên cứu hiện đại chia các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
thành hai nhóm: nhóm các nhân tố kinh tế và nhóm các nhân tố phi kinh tế. Các
nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, về phía tổng cung, gồm 4 nhân tố
chủ yếu: vốn, lao động, tài nguyên đất đai, và công nghệ kỹ thuật. Các nhân tố kinh
tế tác động đến tăng trưởng kinh tế, về phía tổng cầu, bao gồm chi cho tiêu dùng cá
nhân, chi tiêu của Chính phủ, chi cho đầu tư và chi tiêu qua hoạt đợng x́t nhập
khẩu. Nhóm các nhân tố phi kinh tế bao gồm nhân tố chính trị, xã hợi, thể chế …
Các nhân tố này góp phần tạo nên hành lang pháp lý và môi trường cho các nhà đầu
tư, tạo điều kiện để đổi mới cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều
kiện thực tế, làm gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thước đo tăng trưởng kinh tế được xác định theo các chỉ tiêu trong hệ
thống tài khoản quốc gia gồm: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân
khả dụng (NDI), thu nhập bình quân đầu người.
Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và
dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong mợt thời kì nhất
định (thường là mợt năm).
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) là tổng giá trị sản
phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh

thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP – Gross national product) là tổng thu nhập từ
sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo nên trong một
khoảng thời gian nhất định.
Thu nhập quốc dân (NI – National income) là phần sản phẩm vật chất và
dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.

7


Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National disposable income) là phần thu
nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong mợt thời
gian nhất định.
Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người; GNP/người) chỉ tiêu này phản
ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số, nó là những chỉ báo quan
trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung.
2.3 Các lý thuyết về tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế
2.3.1 Mơ hình Lý thuyết tăng trưởng cổ điển
Lý thuyết này cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ kết thúc bởi vì sự gia tăng dân
số và sự giới hạn nguồn tài nguyên trên trái đất. Những nhà kinh tế học cổ điển tin
rằng sự gia tăng tạm thời trong GDP thực trên đầu người sẽ gây ra sự bùng nổ dân
số và dẫn đến làm giảm GDP thực.
Adam Smith đã tạo ra mơ hình tăng trưởng phía cung thơng qua hàm sản
xuất:
Y = || f(L,K,N)
Trong đó L là lao động, K là vốn và N là đất. Kết quả đầu ra (gY) được tạo ra bởi
sự tăng trưởng dân số (gL), đầu tư (gK) và mở rộng đất (gN) và sự tăng trưởng
chung về năng suất lao động (gP).
gY = ϕ(gP gK, gN, gL)
David Ricardo, trong tác phẩm "Những ngun lý của kinh tế chính trị và

thuế khố", ơng đã lặp lại lý thuyết tăng trưởng của A. Smith theo đó sự tích luỹ tư
bản trong các ngành cơng nghiệp hiện đại được xem là động lực dẫn tới tăng trưởng
kinh tế. Lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rợng đầu tư dẫn đến tăng trưởng.
Cịn theo Karl Marx, các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là đất đai,
lao động, vốn, tiến bộ kĩ thuật. Marx cho rằng mục đích của các nhà tư bản là tăng
giá trị thặng dư. Tiến bộ kĩ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụ lao đợng, nghĩa

8


là cấu tạo hữu cơ của tư bản C/V có xu hướng tăng lên. Do đó, các nhà tư bản cần
nhiều tiền vốn hơn để mua máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ mới. Cách
duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm.
2.3.2 Mơ hình Harrod – Domar
Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 của thế kỷ XX, hai nhà
kinh tế học của học viện MIT (Hoa Kỳ) là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở
Mỹ đã cùng đưa ra mơ hình đề x́t những quan điểm về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và các nhu cầu về vốn tư bản, đặc biệt là vai trò của vốn đầu tư đối
với sự phát triển kinh tế của mợt quốc gia. Mơ hình Harrod Domar được sử dụng
rộng rãi ở các nước đang phát triển nhằm xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và các nhu cầu về vốn.
Ký hiệu Y là tổng sản lượng (tổng thu nhập), K là trữ lượng vốn (tư bản), và
L là cung lao động; hàm tổng sản lượng có thể được biểu thị mợt cách tổng quát
nhất như sau:
Y= F(K,L)

(1)

Trong các nghiên cứu và lý thuyết của mình, Harrod và Domar đã miêu tả hàm sản
x́t có dạng như phương trình (1) nêu trên mợt cách cụ thể hơn, đó là sản lượng

được giả định là mợt hàm tuyến tính chỉ theo vốn. Hàm sản xuất theo Harrod và
Domar được biểu thị như sau:
(2)
Trong đó v là hằng số và tổng sản lượng Y được tính bằng tích giữa trữ lượng vốn
(K) và hệ số 1/v. Khi sắp xếp lại phương trình (2), ta sẽ có được hằng số v chính tỷ
số Vốn – Sản lượng:
v= K/Y
Tỷ số vốn trên sản lượng (v) là một thơng số rất quan trọng trong mơ hình Harrod –
Domar.

9


Lượng vốn cần thiết cho tăng trưởng sản lượng hay tăng trưởng kinh tế được
hình thành từ những nguồn nhất định, mà cụ thể nhất trong lý thuyết của Harrod –
Domar chính là tiết kiệm. Hai tác giả đã đưa ra phương trình biểu thị mối liên kết
giữa tăng trưởng, tiết kiệm và năng suất vốn như sau:
g = (s / v) – d

(3)

Trong đó: s là tiết kiệm, v là năng suất vốn, d là tỷ lệ khấu hao
Quan điểm của hai tác giả qua phương trình (3) trên là: vốn đầu tư là yếu tố
cơ bản tạo ra tăng trưởng kinh tế, và tiết kiệm giúp hình thành nguồn vốn để thực
hiện đầu tư. Hai yếu tố then chốt cho q trình tăng trưởng đó là tiết kiệm (s) và
năng suất vốn (v). Tiết kiệm nhiều hơn và thực hiện đầu tư mợt cách có hiệu quả
hơn, thì nền kinh tế sẽ tăng trưởng. Tiết kiệm giúp hình thành nguồn vốn cơ bản cần
thiết cho các hoạt động đầu tư, từ đó tạo ra tăng trưởng kinh tế. Đầu tư được tài trợ
bằng tiết kiệm phải thật sự được bù đắp bằng thu nhập cao hơn trong tương lai, và
không phải nền kinh tế nào cũng đạt được kết quả đó. Những quyết định đầu tư

khơng hiệu quả, sự lạc hậu của chính sách hay những biến đợng không lường trước
được của giá cả các nhân tố sản x́t cũng có thể thay đổi tác đợng của đầu tư đối
với tăng trưởng. Chính vì vậy, tăng trưởng bền vững phụ tḥc vào đầu tư mới cũng
như tính hiệu quả của việc đầu tư. Đầu tư mới này có thể đến từ các nguồn bên
ngồi quốc gia, hay cịn gọi là đầu tư nước ngồi, có thể dưới dạng trực tiếp
(Foreign Direct Investment – FDI) hay gián tiếp (Foreign Indirect Investment – FII).
Vì vậy, để mợt quốc gia đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững
trong dài hạn, nguồn vốn đầu tư cần thiết cho nền kinh tế khơng những phụ tḥc
vào tiết kiệm, mà cịn từ đầu tư mới. Đầu tư mới này có thể đến từ hai nguồn: Đầu
tư trong nước và Đầu tư nước ngồi. Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, dịng
vốn vốn FDI ngày càng trở nên là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Thông qua FDI, không những nhiều
hàng hoá thâm dụng vốn mới được tạo ra làm tăng tài sản vốn vật chất của nền kinh

10


tế mà chi phí để sản x́t ra chúng cịn giảm đi do sự cải thiện trong năng suất nhờ
công nghệ mới, qua đó tác đợng tích cực tới tăng trưởng kinh tế.
2.3.3 Mơ hình Solow – Swan (tân cổ điển – tăng trưởng ngoại sinh)
Sau Harrod và Domar, vào năm 1956, nhà kinh tế học của học viện MIT (Hoa
Kỳ) là Robert Solow giới thiệu mợt mơ hình tăng trưởng kinh tế mới, mơ hình
Solow (cịn gọi là mơ hình Tân cổ điển hoặc mơ hình ngoại sinh).
Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển của Solow đi đến các kết luận chính:
i.

tốc đợ tích lũy vốn tác đợng mức thu nhập dài hạn;

ii.


tốc đợ tích lũy vốn khơng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng;

iii.

với tỉ lệ tiết kiệm và thay đổi công nghệ như nhau, các quốc gia có hệ số vốn
trên sản lượng thấp hơn (đang phát triển) sẽ tăng trưởng nhanh hơn các quốc
gia có hệ số vốn trên sản lượng cao hơn (quốc gia giàu);
Mô hình Solow cũng giả định rằng, hàm sản x́t có đặc điểm: tỷ suất suất sinh

lợi giảm dần theo vốn. Nghĩa là, việc gia tăng lượng vốn đầu tư (tư bản) trên một
người lao động sẽ dẫn đến gia tăng sản lượng. Nhưng khi gia tăng quá nhiều lượng
vốn này, mức gia tăng sản lượng tính trên từng đơn vị tư bản sẽ giảm dần (sản
lượng biên giảm dần).
Theo phương trình thứ nhất của Solow, vốn trên lao đợng là yếu tố cơ bản để
tăng trưởng kinh tế. Tiếp đến, phương trình thứ hai tập trung vào các yếu tố xác
định sự thay đổi của vốn trên lao động. Phương trình này cho thấy rằng việc tích lũy
vốn phụ tḥc vào tiết kiệm, tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao đợng và khấu hao:
∆k = sy−( n+ d)k
Trong đó, ∆k là sự thay đổi vốn trên lao động.
Đây là một phương trình rất quan trọng trong lý thuyết của Solow. Tiết kiệm
(và đầu tư) giúp bổ sung thêm vốn trên lao động, trong khi tăng trưởng lực lượng

11


×