Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi của một số nguyên tố vi lượng trong đất dưới các trạng thái rừng tại vườn quốc gia phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 116 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH TUYỀN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA MỘT SỐ
NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG TRONG ĐẤT
DƯỚI CÁC TRẠNG THÁI RỪNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60.85.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại Học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huệ Hương
Người phản biện 1: .......................................................................................................
Người phản biện 2: ........................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
Học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh ngày 22 tháng 08 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ............................................................................................... – Chủ tịch Hội đồng
2. ............................................................................................... – Phản biện 1
3. ............................................................................................... – Phản biện 2
4. ............................................................................................... – Ủy viên
5. ............................................................................................... – Thư ký


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

LÊ HÙNG ANH

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT

LÊ HÙNG ANH


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Bích Tuyền

MSHV: 16001811

Ngày, tháng, năm sinh: 03/08/1994

Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Mã số: 60850101

I. TÊN ĐỀ TÀI:

“Nghiên cứu sự thay đổi của một số nguyên tố vi lượng trong đất dưới các trạng
thái rừng tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc.”
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xác định được sự thay đổi của trạng thái rừng tại vùng đệm VQG Phú Quốc qua
các năm.
- Xác định được sự thay đổi các nguyên tố vi lượng trong các trạng thái rừng tại
VQG Phú Quốc.
- Xác định mối tương quan giữa sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng và sự thay
đổi của các trạng thái rừng tại VQG Phú Quốc.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Thực hiện theo Quyết định số 2541/QĐ-ĐHCN ngày
08/05/2018 của Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM về việc giao đề tài và cử
người hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày

tháng

năm 2020.

V. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Huệ Hương
Tp. Hồ Chí Minh, ngày
NGƯỜI HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2020

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

VIỆN TRƯỞNG



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Huệ Hương về sự chỉ
dẫn tận tình trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các giảng viên giảng dạy tại Viện Khoa Học Công Nghệ
và Quản Lý Môi Trường của Trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh đã
tận tình hỗ trợ tài liệu, đóng góp ý kiến cũng như đợng viên tơi rất nhiều và nhiệt
tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu để hồn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn đến gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất để yên tâm học
tập, hoàn thành nhiệm vụ và các bạn học viên đã chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và
giúp đỡ hết mình trong q trình cá nhân tơi thực hiện luận văn.

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài: “Nghiên cứu sự thay đổi của một số nguyên tố vi lượng trong đất dưới
các trạng thái rừng tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc” được tiến hành nghiên cứu
trên địa bàn Vườn Quốc Gia Phú Quốc thuộc huyện Phú Quốc. Mục tiêu của nghiên
cứu nhằm xác định được sự thay đổi các nguyên tố vi lượng trong các trạng thái
rừng tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc. Luận văn sử dụng phương pháp tham khảo số
liệu, thu thập và tổng hợp tài liệu, phương pháp lấy mẫu phân tích, kết hợp với
phương pháp xử lý số liệu; Đặc biệt phương pháp phân tích mẫu các nguyên tố vi
lượng trong đất, để từ đó xác định được sự biến động của các nguyên tố và các
nguyên nhân ảnh hưởng đến các nguyên tố vi lượng. Ngồi ra, cịn ứng dụng
phương pháp GIS để vẽ biểu đồ biến đợng diện tích rừng qua các năm để so sánh
các mốc thời gian cũng như đưa ra được sự thay đổi của các trạng thái rừng qua
các năm 2009, 2017 và 2018.
Kết quả nghiên cứu đạt được:

- Đánh giá sự thay đổi của trạng thái rừng qua các năm 2009, 2017 và 2018.
- Kết quả xác định thực trạng và sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng trong đất
dưới các trạng thái rừng: chưa phục hồi, đang phục hồi và đã phục hồi.
- Kết quả đánh giá tương quan giữa hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất
và trạng thái rừng tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc.

ii


ABSTRACT
The subject: "Studying the change of some trace elements in soil under the
forest status in Phu Quoc National Park" was conducted in Phu Quoc National
Park in Phu Quoc district. The objective of the study is to identify changes in trace
elements in the forest states in Phu Quoc National Park and their correlation. The
thesis uses the methods of survey, refer to collect and synthesize documents and
data in combination with the data processing method. Especially, the method of
analyzing samples of trace elements in the soil from which to determine the
fluctuations of elements and the factors affecting the trace elements. In addition,
the GIS method is used to graph changes in forest area over the years to compare
time points as well as provide the impact of livelihoods on this change.
Research results achieved:
- Assess changes in forest status over the years 2009, 2017, 2018.
- The results determine the status and change of trace elements in the soil under
forest conditions.
- Results of assessment of correlation between trace elements content in soil and
forest status in Phu Quoc National Park.

iii



LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan kết quả đạt được trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu,
tìm hiểu của riêng cá nhân học viên. Trong tồn bợ nợi dung của luận văn, những
điều được trình bày là của cá nhân học viên và được tổng hợp từ nhiều nguồn tài
liệu, có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định. Các tài liệu, số liệu được trích
dẫn được chú thích rõ ràng, đáng tin cậy, các tài liệu tham khảo được trích dẫn theo
đúng quy định của mẫu từ phịng Sau Đại học Trường ĐH Cơng Nghiệp TP.HCM.
Trong đó, số liệu phân tích các ngun tố vi lượng năm 2009 học viên tham khảo
từ nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng môi trường đất và đề xuất biện pháp chống
suy thoái một số hệ sinh thái rừng Vườn Quốc Gia Phú Quốc” của TS. Tạ Xuân
Tề và PGS.TS Thái Thành Lượm làm chủ nhiệm đề tài.
Học viên cam đoan khơng đạo văn dưới bất kỳ hình thức nào, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và học viên hồn tồn chịu trách nhiệm về tồn bợ nợi
dung nghiên cứu.
Học viên

Nguyễn Thị Bích Tuyền

iv


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ......................................................................... ii
ABSTRACT ........................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iv
MỤC LỤC ............................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. x
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ...................................................... 4
5.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn ........................................................................ 4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn ......................................................................... 4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................ 5
1.1 Tổng quan tài nguyên rừng ............................................................................... 5
1.1.1 Phân loại theo thảm thực vật rừng ................................................................. 5
1.1.2 Phân loại dựa vào tính chất và mục đích sử dụng .......................................... 5
1.1.3 Tiêu chí phân loại của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn .............. 5
1.1.4 Các trạng thái rừng chính ............................................................................... 6
1.2 Tổng quan về nguyên tố vi lượng ..................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm các nguyên tố vi lượng ................................................................. 7
1.2.2 Vai trò của các nguyên tố vi lượng ................................................................ 8
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về các trạng thái rừng, nguyên tố vi lượng và
mối tương quan giữa chúng............................................................................ 13
1.3.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu về trạng thái rừng ở trong và ngoài
nước. ............................................................................................................... 13
1.3.2 Nghiên cứu về nguyên tố vi lượng trong và ngoài nước.............................. 16
1.3.3 Đánh giá hiện trạng nghiên cứu ở trong và ngoài nước về trạng thái rừng,
nguyên tố vi lượng trong đất và mối tương quan giữa chúng ........................ 20
1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 20
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của VQG Phú Quốc .................................................. 20
1.4.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 21
CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 43
2.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 43

v


2.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 44
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 52
3.1 Đánh giá sự thay đổi của trạng thái rừng qua các năm 2010, 2017, 2018 ...... 52
3.1.1 Xây dựng bản đồ hiện trạng trạng thái rừng của các năm 2009, 2010, 2017,
2018 ................................................................................................................ 52
3.1.2 Biến động chất lượng rừng qua từng trạng thái rừng ................................... 60
3.2 Kết quả xác định thực trạng và sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng trong
đất dưới các trạng thái rừng ........................................................................... 64
3.2.1 Các nguyên tố vi lượng tại 6 xã qua các năm 2009, 2017, 2018 ................. 64
3.3 Kết quả đánh giá tương quan giữa hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong
đất và trạng thái rừng tại Vườn Quốc gia Phú Quốc ...................................... 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 97
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN ................................................... 103

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ ranh giới VQG Phú Quốc ......................................................... 21
Hình 1.2 Bản đồ đất Huyện Phú Quốc- Tỉnh Kiên Giang .................................... 26
Hình 1.3 Tình trạng sử dụng đất tại Huyện Phú Quốc, 2010 ................................ 27

Hình 1.4 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 ............................................ 28
Hình 1.5 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ............................................ 28
Hình 1.6 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 ............................................ 29
Hình 1.7 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018 ............................................ 30
Hình 1.8 Biểu đồ nhiệt đợ trung bình theo từng tháng qua các năm (oC) ............ 40
Hình 1.9 Biểu đồ lượng mưa trung bình từng tháng qua các năm (mm) .............. 41
Hình 2.1 Vị trí lấy mẫu năm 2009......................................................................... 48
Hình 2.2 Vị trí lấy mẫu năm 2017 và nhắc lại năm 2018 ..................................... 49
Hình 3.1 Bản đồ thể hiện sự biến động trạng thái rừng trong giai đoạn
2009-2018 .............................................................................................. 54
Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng trạng thái rừng năm 2009 ......................................... 56
Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng trạng thái rừng năm 2010 ......................................... 57
Hình 3.4 Bản đồ hiện trạng trạng thái rừng năm 2017 ......................................... 58
Hình 3.5 Bản đồ hiện trạng trạng thái rừng năm 2018 ......................................... 59
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện sự biến đợng số cây bình qn ................................... 60
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện sự biến đợng đường kính bình qn .......................... 61
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện sự biến đợng chiều cao bình quân .............................. 62
Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện sự biến đợng tiết diện ngang ...................................... 63
Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện sự biến đợng trữ lượng bình quân. ............................ 64
Hình 3.11 Biểu đồ đánh giá hàm lượng Mn tầng nông tại 6 xã qua các năm ....... 65
Hình 3.12 Biểu đồ đánh giá hàm lượng Mn tầng sâu tại 6 xã qua các năm ......... 66
Hình 3.13 Biểu đồ đánh giá hàm lượng Zn tầng nông tại 6 xã qua các năm ........ 66
Hình 3.14 Biểu đồ đánh giá hàm lượng Zn tầng sâu tại 6 xã qua các năm........... 67

vii


Hình 3.15 Biểu đồ đánh giá hàm lượng Cu tầng nơng tại 6 xã qua các năm ........ 67
Hình 3.16 Biểu đồ đánh giá hàm lượng Cu tầng sâu tại 6 xã qua các năm .......... 68
Hình 3.17 Hàm lượng Mangan (Mn) tầng nông tại 6 xã qua các năm. ................ 69

Hình 3.18 Hàm lượng Mangan (Mn) tầng sâu tại 6 xã qua các năm. ................... 71
Hình 3.19 Hàm lượng Niken (Ni) tầng nông tại 6 xã qua các năm. ..................... 73
Hình 3.20 Hàm lượng Niken (Ni) tầng sâu tại 6 xã qua các năm. ........................ 75
Hình 3.21 Hàm lượng Sắt (Fe) tầng nông tại 6 xã qua các năm. .......................... 77
Hình 3.22 Hàm lượng Sắt (Fe) tầng sâu tại 6 xã qua các năm. ............................. 79
Hình 3.23 Hàm lượng Đồng (Cu) tầng nông tại 6 xã qua các năm....................... 81
Hình 3.24 Hàm lượng Đồng (Cu) tầng sâu tại 6 xã qua các năm. ........................ 83
Hình 3.25 Hàm lượng Kẽm (Zn) tầng nông tại 6 xã qua các năm. ....................... 85
Hình 3.26 Hàm lượng Kẽm (Zn) tầng sâu tại 6 xã qua các năm........................... 87

viii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích có rừng phân theo các phân khu chức năng (Đơn vị: ha) ........ 6
Bảng 1.2 Ảnh hưởng của thiếu Zn, Mn và Cu lên hàm lượng Amino acid tự do và
amit ở cây cà chua ................................................................................ 16
Bảng 1.3 Ảnh hưởng của việc loại Cu lên sự ra hoa và hoạt tính Enzyme của cây
Chrysanthemum Morifolium ................................................................ 17
Bảng 1.4 Ảnh hưởng của đồng lên sự sinh trưởng, hàm lượng Protein, diệp lục và
quang hợp của cây cải xanh .................................................................. 17
Bảng 1.5 Phân loại và đặc điểm các loại đất ......................................................... 23
Bảng 1.6 So sánh các hệ sinh thái rừng VQG Phú Quốc ....................................... 38
Bảng 3.1 Sự biến động của trạng thái rừng giai đoạn 2009-2018 ........................ 55
Bảng 3.2 Bảng đánh giá hàm lượng vi lượng trong đất ......................................... 65
Bảng 3.3 So sánh hàm lượng Mn tầng nông thay đổi qua các trạng thái rừng ..... 70
Bảng 3.4 Bảng so sánh hàm lượng Mn tầng sâu thay đổi qua các trạng thái rừng ..
................................................................................................................. 72
Bảng 3.5 Bảng so sánh hàm lượng Ni tầng nông thay đổi qua các trạng thái rừng ..
................................................................................................................. 74

Bảng 3.6 Bảng so sánh hàm lượng Ni tầng sâu thay đổi qua các trạng thái rừng . ..
................................................................................................................. 76
Bảng 3.7 Bảng so sánh hàm lượng Fe tầng nông thay đổi qua các trạng thái rừng78
Bảng 3.8 So sánh hàm lượng Fe tầng sâu thay đổi qua các trạng thái rừng .......... 80
Bảng 3.9 So sánh hàm lượng Cu tầng nông thay đổi qua các trạng thái rừng ....... 82
Bảng 3.10 So sánh hàm lượng Cu tầng sâu thay đổi qua các trạng thái rừng........ 84
Bảng 3.11 So sánh hàm lượng Zn tầng nông thay đổi qua các trạng thái rừng ..... 86
Bảng 3.12 So sánh hàm lượng Zn tầng sâu thay đổi qua các trạng thái rừng ........ 88

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐVT

Đơn vị tính

GIS

Geographic Information System

ISO

International Organization for Standardization

PH

Phục hồi

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban Nhân dân

VQG

Vườn Quốc Gia

x


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi của một số nguyên tố vi lượng trong đất dưới các
trạng thái rừng tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc” được học viên nghiên cứu và thực
hiện nhằm xác định được thực trạng và sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng trong
đất dưới các trạng thái rừng tại vùng đệm Vườn Quốc Gia (VQG) Phú Quốc. Bên
cạnh đó, đề tài còn đánh giá được sự thay đổi của trạng thái rừng tại đây qua các năm
2009, 2017 và 2018, từ đó đánh giá mối quan hệ tương quan giữa hàm lượng các
nguyên tô vi lượng trong đất và trạng thái rừng tại VQG Phú Quốc.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy đất và quần thể rừng có mối quan hệ hữu cơ chặt
chẽ, vì đất là mợt thành phần quan trọng của mơi trường, nó như là cơ thể sống, có
khả năng sử dụng các chất thải, thúc đẩy sự dự trữ dinh dưỡng và làm sạch nguồn
nước, cũng như có khả năng chứa, trao đổi ion, di chuyển chất dinh dưỡng và điều
hòa chất dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới thảm thực vật rừng. Các chỉ tiêu
dinh dưỡng trong đất thường được quan tâm như: mùn, lân, đạm, độ chua, độ hấp thu,
các cation kim loại, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng đóng mợt vai trị quan trọng

đối với thảm thực vật rừng, vì dù chỉ cần mợt lượng rất ít nhưng việc thiếu hay thừa
các nguyên tố vi lượng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây . Ngồi ra, sự biến đợng của các nguyên tố vi lượng này trong đất cũng sẽ dẫn
đến sự thay đổi về thảm phủ thực vật tại khu vực đó, ngược lại sự thay đổi của thảm
thực vật rừng cũng đồng thời tác động lên hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong
đất.
Xét về mặt nghiên cứu, cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về hệ sinh
thái tự nhiên cũng như chất lượng các môi trường thành phần tại VQG Phú Quốc, tuy
nhiên chỉ là các nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất, hàm
lượng đa lượng, trung và vi lượng, hàm lượng kim loại nặng cũng như đợ phì, mà
chưa có nghiên cứu nào đề cập đến sự biến động của các nguyên tố vi lượng dưới các
trạng thái rừng tại VQG Phú Quốc.
1


Chính vì vậy, đề tài của học viên khơng trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trước đây
và mang tính cấp thiết cao, vì diện tích rừng tại VQG Phú Quốc đang ngày càng bị
thu hẹp dần, các cánh rừng đang bị tàn phá, khoét trọc. Bên cạnh đó chất lượng đất
vùng đệm VQG cũng đang bị ảnh hưởng rất nhiều do các hoạt động sinh kế dân sinh
của người dân bản địa và tốc độ phát triển như vũ bão của ngành du lịch, dịch vụ.
Điều này thể hiện rõ nhất qua sự thay đổi của trạng thái rừng tại VQG Phú Quốc, diện
tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp, từ rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh thành các
cánh rừng nghèo nàn, cây chậm phát triển, đẩy nhanh q trình suy thối của các quần
xã sinh vật rừng.
Kết quả của đề tài “Nghiên cứu sự thay đổi của một số nguyên tố vi lượng trong
đất dưới các trạng thái rừng tại Vườn Quốc Gia Phú Quốc” mà học viên thực
hiện giúp làm rõ mối tương quan giữa sự biến động các yếu tố vi lượng trong môi
trường đất đến các trạng thái rừng tại VQG như hiện nay, nhằm đưa ra các biện pháp
bảo tồn và phát triển kịp thời, duy trì sự phát triển bền vững của VQG Phú Quốc nói
riêng và hệ sinh thái rừng Phú Quốc nói chung.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu như sau: Đánh giá sự thay đổi của trạng thái rừng
tại đây, xác định thực trạng và sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng trong đất dưới
các trạng thái rừng tại vùng đệm VQG Phú Quốc và đánh giá tương quan giữa hàm
lượng các nguyên tố vi lượng trong đất và trạng thái rừng tại vùng đệm VQG Phú
Quốc qua các năm 2009, 2017 và 2018.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ba trạng thái rừng chưa phục hồi, đang phục hồi,
đã phục hồi và năm nguyên tố vi lượng trong đất dưới tán rừng vùng đệm VQG Phú
Quốc: Mn, Fe, Ni, Cu, Zn.

2


3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu:
Vùng đệm VQG Phú Quốc với tổng diện tích là 8808.6 ha tḥc địa bàn hành chính
của các xã Bãi Thơm, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Dương Tơ và Hàm Ninh [2].
Tác giả chọn vùng đệm VQG Phú Quốc thay vì đánh giá cả vùng do thời gian nghiên
cứu và kinh phí hạn hẹp nên chỉ giới hạn nghiên cứu tại vùng đệm VQG Phú Quốc.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
• Thời gian nghiên cứu: từ năm 2016 đến hết năm 2018.
• Thời điểm lấy mẫu: do kinh phí hạn hẹp nên tác giả chỉ lấy mẫu mợt đợt năm 2017
và năm 2018 vào mùa khơ thay vì lấy cả hai đợt mùa khô và mùa mưa như trong
đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường đất và đề x́t biện pháp chống suy thối
mợt số hệ sinh thái rừng Vườn Quốc Gia Phú Quốc” do TS Tạ Xuân Tề và PGS.TS
Thái Thành Lượm làm chủ nhiệm đề tài [3].
- Đợt 1: Từ ngày 14/03/2017 - 20/03/2017 (07 ngày).
- Đợt 2: Từ ngày 12/03/2018 - 15/03/2018 (04 ngày).

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp tham khảo tài liệu, kết
hợp điều tra thu thập, tổng hợp tài liệu, cùng với các phương pháp xử lý số liệu,
phương pháp xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất rừng tại VQG Phú
Quốc. Ngoài ra kết hợp sử dụng phương pháp GIS để phân tích dữ liệu và xây dựng
các bản đồ liên quan.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng hướng tiếp cận từ việc tham khảo số liệu phân tích
các nguyên tố vi lượng năm 2009 từ nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng môi trường đất
và đề x́t biện pháp chống suy thối mợt số hệ sinh thái rừng Vườn Quốc Gia Phú
Quốc” của TS Tạ Xuân Tề và PGS.TS Thái Thành Lượm làm chủ nhiệm, đề tài
nghiên cứu bắt đầu năm 2008 và kết thúc vào năm 2009 [3].

3


Đối với số liệu phân tích các nguyên tố vi lượng năm 2017 và 2018, học viên đã lấy
36 mẫu kiểm chứng ở 6 xã thuộc vùng đệm VQG Phú Quốc là Bãi Thơm, Cửa Cạn,
Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu và Hàm Ninh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn
Kết quả nghiên cứu cung cấp các số liệu về sự thay đổi của các nguyên tố vi lượng
trong đất dưới các trạng thái rừng và mối tương quan giữa chúng, là cơ sở khoa học
cho các học viên, sinh viên, các nhà khoa học, nhà sinh thái học… tham khảo, nghiên
cứu nhằm đưa ra các biện pháp bảo tồn và phát triển VQG Phú Quốc.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để triển khai vào cơng tác duy trì, bảo vệ,
cải tạo môi trường cũng như tăng cường hàm lượng các nguyên tố vi lượng có lợi
trong đất tại VQG Phú Quốc. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần
nâng cao nhận thức của người dân và cán bộ địa phương trong công tác bảo vệ rừng
và đất rừng, đặc biệt là những hộ dân sống phụ thuộc vào rừng.


4


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tài nguyên rừng
1.1.1 Phân loại theo thảm thực vật rừng
Theo tiêu chí phân loại của Bợ Nơng Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, dựa vào kiểu
thảm thực vật rừng, rừng được phân loại thành 2 loại [1]:
- Rừng mưa nhiệt đới;
- Rừng lá rụng ôn đới.
1.1.2 Phân loại dựa vào tính chất và mục đích sử dụng
Theo tiêu chí phân loại của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, dựa vào
tính chất và mục đích sử dụng, rừng được phân loại thành 4 loại [1]:
- Rừng phịng hợ;
- Rừng đặc dụng;
- Rừng sản xuất;
- Rừng ngập mặn.
1.1.3 Tiêu chí phân loại của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thơn [1]
Theo tiêu chí phân loại của Bợ Nơng Nghiệp và Phát Triển Nơng Thơn, dựa vào trạng
thái rừng thì rừng được phân thành ba loại như sau:
- Đất rừng tự nhiên có trảng cỏ và cây bụi (hay gọi là rừng chưa phục hồi): Loại Ia và
Ib.
- Đất rừng bị khai thác, tác động đang phục hồi (hay gọi là rừng đang phục hồi): Loại
non IIa, IIb, Loại có trữ lượng IIIa.
- Rừng ngun sinh ít bị tác đợng loại IIIb, rừng nguyên sinh chưa bị tác động loại
IV (hay gọi là rừng đã phục hồi) [1].


5


1.1.4 Các trạng thái rừng chính
Tổng diện tích có rừng ở VQG Phú Quốc, trong giai đoạn 2010 – 2020 là 28596.9 ha,
số liệu chi tiết được trình bày ở bảng 1.1:
Bảng 1.1 Diện tích có rừng phân theo các phân khu chức năng (Đơn vị: ha) [2]
Loại đất loại rừng

STT
1
2

Tổng(ha)

Tổng
Đất có rừng tự nhiên
Rừng gỗ giàu (IIIA3)
Rừng gỗ trung bình (IIIA2)
Rừng gỗ nghèo (IIIA1)
Rừng gỗ phục hồi (IIA, IIB)
Rừng ngập mặn
Rừng tràm nước
Rừng trồng

28596.9
28440.0
314.3
3953.2

4393.7
18090.1
21.3
1667.5
156.9

%
100.0
99.5
1.1
13.8
15.4
63.3
0.1
5.8
0.5

Rừng nguyên sinh ít bị tác đợng, trạng thái rừng giàu (IIIA3): Trạng thái này có 314.3
ha chiếm 1.1% tổng diện tích có rừng. Phân bố ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Kết
cấu tầng tán chưa bị phá vỡ, rừng còn nguyên hoặc bị tác động nhẹ. Cấu trúc rừng
với tầng cây vượt tán gồm Dầu Song Nàng, Trâm, Kim Giao, Sến Đất v.v. Ngoài ra
ở tầng ưu thế sinh thái có Dầu Song Nàng, Kiền Kiền, Bô Bô, Săng Táp, Làu Táu,
Trâm..v..v.
Rừng đã bị tác đợng, trạng thái rừng trung bình (IIIA2): Diện tích 3953.2 ha, chiếm
13.8% diện tích có rừng. Kết cấu tầng tán rừng đã bị phá vỡ nhưng đang phát triển
ổn định.
Rừng đã bị tác động, trạng thái rừng nghèo (IIIA1): Diện tích 4393.7 ha, chiếm 15.4%
diện tích có rừng. Trạng thái này đã qua khai thác chọn, kết cấu tầng tán đã bị phá
vỡ, các lồi cây có giá trị kinh tế phần lớn đã bị khai thác. Các loài cây cịn lại đa số
là cây có ít giá trị kinh tế, phẩm chất xấu. Tầng cây nhỏ đã phục hồi tạo thành rừng

dưới tán khá dày.
Rừng non phục hồi (IIA, IIB): Diện tích 18090.1 ha, chiếm 63.3% diện tích có rừng.
Rừng phục hồi sau khai thác, kết cấu rừng một tầng đã khép tán.

6


Rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn phân bố tự nhiên ở ấp Rạch Tràm, nằm ven sơng
rạch, với diện tích 21.3 ha.
Rừng tràm nước: Với diện tích 1667.5 ha, chiếm 5.8% diện tích có rừng. Phân bố tự
nhiên chủ yếu tập hợp ở xã Bãi Thơm.
Rừng trồng: Chủ yếu là lồi cây Bơ Bơ, Huỷnh, Sao Đen, Trai v.v. Phân bố chủ yếu
ở xã Bãi Thơm và Cửa Dương [2].
1.2 Tổng quan về nguyên tố vi lượng
1.2.1 Khái niệm các nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng là nguyên tố chỉ chiếm 10-4% so với trọng lượng khô trong
đất [4]. Nguyên tố vi lượng là các nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trị rất quan trọng
trong hoạt đợng sống của cây trồng, nhưng hàm lượng của chúng trong cây rất ít: từ
10-3 đến 10-5%. Các nguyên tố vi lượng thường gặp gồm có: Mangan (Mn), Sắt (Fe),
Niken (Ni), Đồng (Cu), Kẽm (Zn) v.v. ; ngồi ra cịn có các nguyên tố như: Molipden
(Mo), Bo (B), Coban (Co), Iodine (I), Fluoride (F) v.v. [5].
Các nguyên tố vi lượng đóng vai trị rất quan trọng trong các q trình sinh lý và sinh
hóa của đợng thực vật. Chúng có trong thành phần của Vitamin, các Enzyme và
Hormone. Sự thiếu hay thừa các ngun tố vi lượng trong đất đều khơng có lợi cho
sự phát triển của thực vật dẫn đến sự suy giảm về năng suất cũng như chất lượng nông
sản, đối với đất rừng sẽ gây hao hụt năng suất sinh khối rừng. Nhiều nghiên cứu đã
tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong đất một
mặt với sản lượng của cây, mặt khác với sản lượng động vật và sức khỏe con người
[5].
Vi lượng tố, còn gọi là nguyên tố vi lượng, là những nguyên tố hóa học cần thiết cho

cơ thể ở lượng rất nhỏ, cần dùng trong các chức năng trao đổi chất quan trọng cho
cuộc sống. Cơ thể con người có chứa khoảng 25-27 nguyên tố hóa học thường gặp,
nhưng trong cơ thể các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm khoảng 4% trọng lượng cơ thể.
Chúng phải được đưa vào cơ thể đều đặn, lượng cần dùng mỗi ngày của một người

7


trưởng thành là vài trăm microgram (Selen, Asen) cho đến một vài microgram (Sắt,
Iodine) [5].
Đất là nguồn gốc của các nguyên tố vi lượng trong cây, trong thức ăn của đợng vật
và trong sản phẩm sinh dưỡng cho người. Chính vì vậy nghiên cứu hàm lượng và sự
di đợng của các nguyên tố vi lượng trong đất rất cần thiết để giải quyết những vấn đề
thực tiễn của trồng trọt, chăn nuôi, thú y và y học. Nghiên cứu các quy luật phân bố
các nguyên tố vi lượng trong đất tạo cơ sở khoa học cho việc bón phân vi lượng cho
cây và bổ sung vi lượng vào nguồn thức ăn vơ cơ cho đợng vật.
1.2.2 Vai trị của các nguyên tố vi lượng
1.2.2.1 Vai trò chung của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng
Nguyên tố vi lượng, còn gọi là vi lượng tố, là cơ sở của sự sống, là những nguyên tố
hóa học cần thiết cho cơ thể thực vật ở lượng rất nhỏ, cần dùng trong các chức năng
trao đổi chất quan trọng. Chúng phải được đưa vào cơ thể đều dặn, mỗi nguyên tố
dinh dưỡng có mợt vai trị nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh
hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất khơng thỏa
mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng khơng đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng khơng
sử dụng được, hoặc bón mất cân đối.
1.2.2.2 Vai trò sinh lý của các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng
a. Mối liên quan giữa các nguyên tố vi lượng và Enzyme
Việc nghiên cứu và phát hiện ra mối liên quan khăng khít giữa các nguyên tố vi lượng
và các Enzyme đã giúp hiểu rõ được cơ chế tác dụng và nguyên nhân của hoạt tính
sinh học mạnh mẽ của nhóm nguyên tố này, đồng thời nó cũng thúc đẩy sự phát triển

mạnh mẽ của ngành sinh hóa học.
Các nghiên cứu cho thấy việc hình thành phức chất giữa Enzyme và các nguyên tố vi
lượng làm tăng hoạt tính xúc tác của ngun tố đó lên gấp bợi. Ngược lại, các nguyên
tố vi lượng cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt tính xúc tác của Protein mang men
và nhóm hoạt đợng của Enzyme. Nhiều ngun tố vi lượng như đồng, kẽm đóng vai

8


trị trực tiếp trong các chuyển hóa hóa học, như trong quá trình chuyển electron trong
các hệ thống Enzyme oxi hóa – khử. Chúng là thành phần bắt ḅc cấu trúc nên nhóm
hoạt đợng của phân tử Enzyme. Ngồi ra, rất nhiều nguyên tố vi lượng là tác nhân
hoạt hóa không đặc trưng của hàng loạt Enzyme khác nhau. Trong trường hợp này
các nguyên tố vi lượng được liên kết khơng bền với Enzyme, chúng thường đóng vai
trị làm cầu nối giữa nhóm hoạt đợng của Enzyme với Protein mang Enzyme hoặc
giữa Enzyme với các nguyên liệu tác động của chúng. Trong trường hợp khác, việc
liên kết với nguyên tố vi lượng có thể ảnh hưởng đến đợ bền của các liên kết trong
nguyên liệu, đến việc tăng diện tích, do đó ảnh hưởng đến pH thích hợp của Enzyme
và có thể gây ra sự tăng nồng đợ OH- ở mợt số điểm giúp q trình thủy phân và nhiều
loại chuyển hóa khác diễn ra dễ dàng [6].
b. Mối liên hệ giữa các nguyên tố vi lượng và trao đổi chất
Các q trình trao đổi chất ở sinh vật nói chung và ở thực vật nói riêng, muốn thực
hiện được phải có sự tham gia của Enzyme, mà các nguyên tố vi lượng có mối liên
quan chặt chẽ với Enzyme nên các nguyên tố vi lượng đã tác động mạnh mẽ đến quá
trình trao đổi chất. Các nguyên tố vi lượng ảnh hưởng đến sự tổng hợp và phân giải
acid nucleic.
Các nguyên tố vi lượng thúc đẩy quá trình phân giải tinh bột của hạt nảy mầm và tăng
tổng hợp tinh bột, đường ở lá và các cơ quan dự trữ tăng aminoacid không thay thế.
Các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh tổng hợp Protein – Enzyme,
từ đó ảnh hưởng đến q trình sinh trưởng, phân hóa tế bào. Q trình chuyển hóa,

tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao như vitamin, auxin, gluzit… đều chịu
tác động của nguyên tố vi lượng, ví dụ kẽm là tác nhân hoạt hóa Triptofansintetase
và vitamin nhóm B (B1, B6), từ đó ảnh hưởng đến tổng hợp Triptofan là tiền chất của
Heteroauxin [6].
c. Mối liên hệ giữa các nguyên tố vi lượng và các quá trình sinh lý của thực vật

9


Khi nghiên cứu q trình phân giải yếm khí (q trình đường phân) nhận thấy các
nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Mangan, Kẽm, Coban, Magie tham gia hoạt hóa nhiều
Enzyme.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với q trình trao đổi chất và năng lượng trung tâm ở tế bào hô hấp. Trước hết,
các nguyên tố vi lượng tham gia tích cực trong chặng đường phân hủy hiếu khí cũng
như trong chặng đường phân hủy yếm khí của các nguyên liệu hữu cơ. Các nguyên
tố vi lượng là thành phần bắt buộc trong cấu trúc của các hệ Enzyme Oxi Hóa Khử
tham gia trong chuỗi hơ hấp (hệ xitocrom chứa sắt, ascorbinoxidase chứa đồng…).
Nguyên tố vi lượng giúp quá trình phophoril hóa, oxi hóa tạo ATP trong q trình hơ
hấp [5],
Các ngun tố vi lượng cịn ảnh hưởng mạnh mẽ đến q trình trao đổi nước (hút
nước, thốt nước, vận chuyển nước) và do đó ảnh hưởng đến cân bằng nước trong
cây. Các nguyên tố Mn, Zn, Cu, Mo… có tác dụng làm tăng khả năng giữ nước, tăng
hàm lượng nước liên kết keo của mơ. Điều đó có tác dụng liên quan với tác dụng của
các nguyên tố này thúc đẩy quá trình tổng hợp các chất ưa nước như Protein, Acid
Nucleic… cũng như tăng độ ưa nước của chúng.
d. Ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến quá trình quang hợp
Cùng với sắt, các nguyên tố vi lượng như Mn, Cu, Mo, Zn…có tác dụng thúc đẩy quá
trình sinh tổng hợp diệp lục, là tác nhân hoạt hóa hoặc là thành phần cấu trúc Enzyme
tham gia trực tiếp trong pha sáng cũng như pha tối của quá trình quang hợp. các

nguyên tố vi lượng cũng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp carotenoit, đến số lượng
và kích thước lục lạp. Điều đáng chú ý là trong mợt giới hạn nhất định người ta thường
thấy có mối tương quan thuận giữa hàm lượng sắc tố và năng suất cây trồng.[6]
Ngoài ra, nhiều nguyên tố như Mn, Zn, Cu, Mo…khơng những tham gia tích cục
trong các phản ứng pha sáng và việc hình thành các sản phẩm đầu tiên mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến mọi khâu chuyển hóa về sau trong mọi q trình nên các sản
phẩm quang hợp khác nhau. Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều nguyên tố vi lượng

10


như Zn, Cu, Mn, Mo…có tác dụng thúc đẩy quá trình vận chuyển các sản phẩm đồng
hóa từ lá xuống cơ quan dự trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp tiếp
tục cũng như hạn chế cường độ quang hợp khi gặp điều kiện bất lợi.
e. Tác dụng của các nguyên tố vi lượng đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả
năng chống chịu của cây.
Các nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều chỉ tiêu sinh trưởng của
cây như tỉ lệ và tốc độ nảy mầm, chiều cao, trọng lượng tươi và khô của cây, bề mặt
đồng hóa, hệ rễ nhánh v.v. Các nhà khoa học đã phát hiện chính xác rằng các nguyên
tố vi lượng có khả năng chống chịu mặn của cây trên đất ít mặn (ví dụ: B) hoặc mặn
trung bình (ví dụ: Cu). Dưới tác dụng của ngun tố vi lượng, tính thấm của tế bào
đối với Clo giảm xuống và tốc độ hấp thụ Photpho, Kali, Calcium tăng lên, đồng thời
q trình tích lũy albumin, globulin, tinh bợt, đường và những chất có tác dụng tự vệ
cũng được xúc tiến thêm. Nguyên nhân của tác dụng này có thể là sự tăng cường hoạt
đợng của men oxi hóa – khử. Các nghiên cứu cũng cho thấy các nguyên tố vi lượng
có tác dụng làm tăng đợ nhớt, lượng chứa keo ưa nước, lượng nước liên kết và khả
năng giữ nước của lá, tăng độ bền của liên kết diệp dục với Protein trong lục lạp [6].
Một ảnh hưởng có ý nghĩa thực tiễn lớn của các nguyên tố vi lượng là tăng khả năng
chống nhiều loại nấm bệnh (rỉ sắt, đạo ơn…) của cây trồng, điều này có thể do các
nguyên tố vi lượng trong khi gây ra những biến đổi nào đó trong trao đổi chất, chúng

tạo ra mơi trường bất lợi cho nấm kí sinh hoặc do chúng xúc tiến việc hình thành sản
phẩm Polyphenol có tác dụng tự vệ cho cây chống lại nấm bệnh.
Rõ ràng, các nguyên tố vi lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với cây trồng, do đó
việc tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nữa về vai trị sinh lí và nơng hóa của chúng vừa có ý
nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.
f. Tác đợng của các nguyên tố vi lượng đến thực vật
Mangan (Mn): Mangan rất cần thiết cho nhiều chức năng của cây trồng. Một trong số
chức năng đó là: sự đồng hóa của CO2 trong quang hợp; hỗ trợ trong việc tổng hợp

11


chất diệp lục và đồng hóa Nitrat; kích hoạt các Enzyme hình thành chất béo; có chức
năng trong sự hình thành của Riboflavin (Vitamin B2), Acid Ascorbic và Caratene;
ngoài ra cịn có chức năng vận chuyển điện tử trong q trình quang hợp. Ngồi ra
đối với cây trồng, Mn cịn là nguyên tố hoạt hóa rất nhiều Enzyme của quá trình
quang hợp, hơ hấp và cố định Nitơ phân tử, cây trồng thiếu Mn sẽ úa vàng gân lá,
xuất hiện các đốm vàng trên lá non và cuối cùng là hoại tử lá [6].
Sắt (Fe): Sắt rất cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây. Vai trị
quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các Enzyme của q trình quang hợp và hơ hấp.
Nó khơng tham gia vào thành phần diệp lục, nhưng có ảnh hưởng quyết định tới sự
tổng hợp diệp lục trong cây. Hàm lượng sắt trong lá cây có quan hệ mật thiết đến hàm
lượng diệp lục trong chúng. Sự thiếu hụt Fe thường xảy ra trên nền đất có đá vôi. Lá
cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong khi gân
lá vẫn cịn xanh, ngồi ra sự thiếu hụt sắt cịn khiến cho cây trồng còi cọc và chậm
lớn. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già vì sắt khơng
di đợng từ lá già về lá non [6].
Niken (Ni): Trong tự nhiên, nó thường tồn tại ở trạng thái hoá trị II với lưu huỳnh và
hỗn hợp với SiO2, As. Ni được tích tụ trong các chất sa lắng, trong cơ thể thực vật
bậc cao và một số loại vi sinh. Đối với một số thực vật, vi sinh vật Ni được xem như

là nguyên tố vi lượng cần thiết, còn đối với cơ thể người điều này chưa rõ ràng. [6]
Đồng (Cu): Đồng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của cây trồng. Cây trồng
thiếu Cu thường có tỷ lệ quang hợp bất thường, điều nay cho thấy Cu có liên quan
đến mức phản ứng oxi hóa của cây. Lý do chính của điều này là trong cây thiếu chất
Cu thì q trình oxi hóa Acid Ascorbic bị chậm, Cu hình thành mợt số lớn chất hữu
cơ tổng hợp với Protein, Acid Amin và một số chất khác mà chúng ta thường gặp
trong trái cây. Ngoài những ảnh hưởng do thiếu Cu, thì việc thừa Cu cũng xảy ra
những biểu hiện ngợ đợc mà chúng có thể dẫn tới tình trạng cây chết. Lý do của việc
này là do dùng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, đã khiến cho chất liệu Cu bị cặn lại
trong đất từ năm này qua năm khác, ngay cả bón phân cũng gây tác hại tương tự [6].

12


×