Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Câu bị động trong tiếng việt và tiếng anh qua thực tiễn dịch thuật anh việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 134 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
oOo

NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC

Tp. HỒ CHÍ MINH - Năm 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
oOo

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 602201
Học viên thực hiện: NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN
Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. ĐINH LÊ THƯ

Tp. HỒ CHÍ MINH – Năm 2010



1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Một trong những con đường thuận lợi nhất để tiếp thu trí tuệ và thành tựu của
nhân loại là thông qua việc đọc tài liệu cũng như dịch thuật. Tuy nhiên, dịch thuật
lại là một cơng tác địi hỏi rất nhiều kiến thức về ngôn ngữ, cũng như nền tảng về
vốn sống, khả năng tiếp nhận thông tin, khả năng diễn đạt bằng cấu trúc sâu, cấu
trúc bề mặt trong cả ngơn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích, tức kiến thức về văn hoá.
Việc dạy và học ngoại ngữ đang phát triển rất nhanh ở hầu hết các nước trên
thế giới và một nhu cầu thiết yếu cần phải làm hiện nay trong lĩnh vực ngơn ngữ là
tìm ra điểm chung giữa hai ngôn ngữ để tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy và
học ngoại ngữ. Từ nhiều năm nay, tiếng Anh vẫn là ngoại ngữ được dạy và học rất
phổ biến ở Việt Nam, đồng thời việc so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt vẫn là
vấn đề cấp thiết trong hồn cảnh thơng tin khoa học kỹ thuật, văn hoá ngày càng
phát triển. Xu hướng dạy tiếng Anh trong những năm gần đây đang được áp dụng
theo phương pháp phổ biến là Phương pháp giao tiếp (Communicative approach),
song khơng ít người lại khơng rõ thế nào là khái niệm giao tiếp. Con người giao tiếp
qua nhiều hình thức như qua nghe, nói, đọc, viết, ngơn ngữ cơ thể, thái độ, … Chính
vì hiểu chưa rõ khái niệm này nên một số chương trình dạy tiếng Anh hiện nay tại
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng ít chú trọng nhiều đến môn dịch thuật. Do vậy,
khi bước vào làm việc hay khi đọc hiểu một bài đọc tiếng Anh, phần lớn người học
tiếng Anh rất lúng túng khi chuyển dịch những nội dung tưởng chừng đơn giản.
Là giáo viên dạy tiếng, qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng phần
lớn những người học, sử dụng tiếng Anh khi dịch bài đọc, tài liệu gặp khơng ít khó
khăn trong việc chuyển ngữ chúng từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Một
phần là do người học ngoại ngữ chưa được đào tạo một cách cơ bản về ngôn ngữ,
đặc biệt về lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh, nhằm hiểu rõ và có thể chuyển dịch văn
bản chính xác hơn về cấu trúc và ngữ nghĩa.



2

Hơn thế nữa, việc đối dịch Anh – Việt và Việt – Anh đối với ý nghĩa bị động
hiện nay vẫn là một vấn đề mang tính thời sự nhằm giải quyết một số vấn đề về thực
tiễn, về câu bị động nói chung và ý nghĩa bị động nói riêng, cũng như góp phần vào
việc soi sáng một số đặc điểm loại hình ngơn ngữ. Trên cơ sở đó luận văn này chọn
đề tài nghiên cứu là “Câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Anh qua thực tiễn dịch
Anh - Việt”.
Một trong những vấn đề về cấu trúc ngôn ngữ ảnh hưởng đến việc dịch thuật là
việc chuyển dịch nghĩa giữa hai ngơn ngữ nói chung và việc chuyển dịch nghĩa của
câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt nói riêng vốn rất khác biệt nhau về văn hố,
về cấu trúc ngơn ngữ và về cách diễn đạt theo thói quen của người bản ngữ do ảnh
hưởng tiếng mẹ đẻ. Cũng qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi thấy rằng phần lớn
người Việt khi tiếp xúc với phạm trù ý nghĩa ngữ pháp này vẫn cịn khơng ít lúng
túng nên việc diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ câu bị
động tiếng Anh sang đôi khi rất ngây ngô, tối nghĩa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Dựa trên những thành quả nghiên cứu về ngơn ngữ học, có thể thấy có hai
khuynh hướng nghiên cứu về câu bị động trong tiếng Việt như sau:
2.1. Quan điểm tiếng Việt khơng có dạng bị động hay câu bị động
Bên cạnh hình thái học khi nhận định tiếng Việt không tồn tại câu bị động, một
số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là ngôn ngữ thiên chủ đề (topicpromiment) chứ không phải ngôn ngữ thiên chủ ngữ (subject-promiment), các ngôn
ngữ thiên chủ đề thì khơng thể xuất hiện dạng bị động bởi dạng bị động là đặc trưng
của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ, ý kiến này xuất phát từ luận điểm của hai tác giả
N.L. Charles và S.A. Thompson (1976) [108] về sự đối lập giữa hai loại hình ngơn
ngữ thiên chủ đề và thiên chủ ngữ. Dựa vào luận điểm của hai tác giả này, tác giả
Cao Xuân Hạo (2001b) [25] cho rằng tiếng Việt khơng có dạng bị động, do đó
khơng có câu bị động và cho rằng câu bị động là loại câu trong đó chủ ngữ khơng
đảm đương vai người hành động, người mang tính chất hay người có cảm xúc, mà

là một vai nghĩa khác, thường là vai đối tượng của hành động, của tình cảm hay là


3

vai người nhận, trong khi các vai thường do chủ ngữ đảm đương có thể được chỉ rõ
một cách hiển ngơn hay khơng. Nghĩa bị động chính là nghĩa của loại câu vừa nói
trên. Theo tác giả, tiếng Anh và các thứ tiếng Âu châu khác là những ngôn ngữ
thiên chủ ngữ cịn tiếng Việt có đủ những thuộc tính của một ngôn ngữ thiên chủ đề.
Dạng bị động là một trong những đặc trưng của ngôn ngữ thiên chủ ngữ, cịn trong
các ngơn ngữ thiên chủ đề thì dạng bị động được xem là một hiện tượng ngoại biên,
hạn hữu, khơng mấy khi có.
Tác giả Nguyễn Thị Ảnh (2000) [1] dựa trên quan niệm Ngữ pháp chức năng
và tiếp thu quan điểm tác giả Cao Xuân Hạo cũng có quan điểm tương tự.
Khi bàn về vị từ, tác giả Cao Xuân Hạo (2001b) [25] đã nhận định “bị, được”
thường được xem là chỉ tố của dạng bị động nhưng tiếng Việt khơng có dạng bị
động vì vai nghĩa của Đề không bị giới hạn như chủ ngữ trong các thứ tiếng Âu
Châu. Hai vị từ này đều giữ nguyên nghĩa từ vựng nên không thể xếp vào loại hư từ
chỉ tố. Bổ ngữ của nó có thể là danh ngữ hay vị ngữ. Khi bổ ngữ của “bị, được” là
vị ngữ, hai vị từ này có thể được xem là một thứ vị từ tình thái, dù chủ thể của nó
khơng trùng với chủ thể của vị ngữ làm bổ ngữ trực tiếp cho nó.
Những tác giả ủng hộ quan điểm tiếng Việt khơng có dạng bị động và câu bị
động còn dựa trên quan niệm hai động từ “bị, được” là ngoại động từ (động từ
ngoại động chính danh) nên không thể xem chúng là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện
quan hệ bị động.
Tác giả Nguyễn Kim Thản (1997a) [45] thì cho rằng hai động từ “bị, được” là
hai động từ độc lập đóng vai trị chính trong bộ phận vị ngữ của câu, không phải là
hư từ biểu thị dạng bị động của động từ. Dạng chủ động và dạng bị động là phạm
trù ngữ pháp của tiểu loại ngoại động từ. Động từ tiếng Việt không có phạm trù
dạng theo khái niệm ngữ pháp truyền thống và tiếng Việt khơng có dạng bị động

như các ngơn ngữ châu Âu nhưng tiếng Việt có cách diễn đạt ý nghĩa bị động riêng
của mình, đó là cách biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp.
Tiếp nối ý kiến của tác giả Nguyễn Kim Thản, tác giả Nguyễn Minh Thuyết
(1986b) [61], (1998) [63] cũng đã ủng hộ về việc không thừa nhận tiếng Việt có


4

dạng bị động và theo tác giả thì tiếng Việt có cách diễn đạt ý nghĩa bị động riêng,
đó là cách biểu hiện bằng phương tiện từ vựng.
Tác giả Đinh Văn Đức (2001) [21] thì cho rằng hai từ “bị, được” chưa được
xem là hai hư từ thực sự, tác giả xếp chúng vào nhóm các động từ tình thái ngữ
pháp, là những động từ trống nghĩa. Ở chúng, các ý nghĩa từ vựng là rất ít, chúng đã
được ngữ pháp hóa nhưng lại chưa trở thành những hư từ thực sự, những động từ
này có nội hàm rất hẹp bên ngồi nên ngoại diên phải rộng, chúng ln ln có
thành tố phụ. Theo tác giả, xét trên phương diện ngữ nghĩa, các động từ này có hai
mặt: Một mặt chúng mang ý nghĩa ngữ pháp với tính cách là một trung tâm ngữ
pháp trong tổ hợp với thành tố khác, có thể đóng vai trị của tiêu chí ngữ pháp, trong
quan hệ với ý nghĩa tiếp thu, bị động nhưng mặt khác chúng cịn mang ý nghĩa tình
thái tham gia diễn đạt các nhận xét đánh giá chủ quan của người nói, tính mục đích
của phát ngơn. Khi diễn đạt ý nghĩa, các từ “bị, được” một mặt là phương diện diễn
đạt ý nghĩa ngữ pháp tiếp thụ nhưng tiếp thụ ở đây có thể được hiểu theo sắc thái
may hay rủi, mà may hay rủi là theo nhận thức và đánh giá của người nói, do đó
“bị, được” cũng lâm thời trở thành những từ tình thái. Tình hình đối với các động
từ khác trong nhóm này, trên nguyên tắc cũng như vậy, điều đó khiến chúng trở
thành những động từ tình thái – ngữ pháp.
Thơng qua việc so sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của các từ “bị, được, phải” trong
tiếng Việt với các từ “ban, t’râm” trong tiếng Khmer, tác giả Vũ Đức Nghiệu
(2002) cũng có cách nhìn nhận ý nghĩa bị động của các từ “bị, được” là do nghĩa tự
nó, chứ khơng phải do sự cấu tạo dạng bị động đem đến. Vì vậy, theo tác giả: “Đó

là những từ có ý nghĩa thụ động chứ không phải là những từ ở dạng bị động hay
yếu tố tạo dạng bị động cho động từ khác.” [38, tr.13-24].
Trong tiếng Việt, các cấu trúc cú pháp có thể được tạo lập nhờ những từ có ý nghĩa
thụ động hoặc với cấu trúc có từ mang nghĩa thụ động và những từ này lại hồn
tồn khơng phải là những từ được biến hình để thể hiện dạng bị động (được hiểu với
tư cách là một phạm trù ngữ pháp), cho nên có thể nói cách khác, để thể hiện ý
nghĩa tương đương của dạng bị động trong các ngơn ngữ biến hình châu Âu thì


5

tiếng Việt, một ngơn ngữ đơn lập, khơng biến hình đã sử dụng các phương thức từ
ngữ chứ không phải là những phương thức về ngữ pháp.
2.2. Quan điểm tiếng Việt có dạng bị động hay câu bị động
Theo hai tác giả Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thuận (2000b) [3] thì ý
nghĩa bị động của câu cũng là một phạm trù như thức của câu, ý nghĩa bị động của
câu gắn nhiều với cách nhìn sự việc được phản ánh và hai tác giả đồng tình với
quan niệm cho rằng tiếng Việt có dạng bị động, có câu bị động. Theo hai tác giả,
dạng hay thái bị động trong tiếng Việt không phải là dạng của động từ mà là dạng
của một kiến trúc riêng với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa xác định. Hai
tác giả lập luận rằng động từ trong tiếng Việt khơng biến hình từ, trong lúc đó phạm
trù dạng bị động, theo cách hiểu của các nhà ngơn ngữ Ấn – Âu, thì gắn liền với
dạng thức biến hình của động từ trong các ngơn ngữ có biến hình từ. Kết luận hiển
nhiên là động từ tiếng Việt, nếu theo cách nhìn hình thái học đó, thì khơng thể có
dạng bị động. Tuy nhiên, hai tác giả lưu ý rằng việc xem xét dạng bị động như vậy
mới chỉ là kết luận về hình thái của động từ chứ khơng phải nói về phạm trù ý nghĩa
của dạng bị động và cách biểu hiện ngữ pháp tính của nó trong tiếng Việt. Phạm trù
dạng bị động của tiếng Việt theo hai tác giả vẫn có đủ tư cách một phạm trù ngữ
pháp với điều kiện bắt buộc của ngữ pháp, là sự có mặt của ý nghĩa ngữ pháp phải
được thể hiện bằng phương tiện hình thức theo lối ngữ pháp, nghĩa là hoặc bằng phụ

tố, hư từ, trật tự từ, các phương thức ngữ pháp khác và những phương thức ngữ
pháp đó có thể được dùng tách riêng biệt hoặc dùng phối hợp với nhau.
Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980): “Trong tiếng Việt, phương thức đối
lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ pháp thuần túy mà bằng
con đường từ vựng – ngữ pháp” [40, tr.75]. Theo tác giả, quan hệ cú pháp trong câu
bị động tiếng Việt được biểu hiện như sau:
- Bổ ngữ trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động tương ứng.
- Vị ngữ bao gồm các từ “bị, được, do” kèm theo động từ ngoại động.
- Chủ thể ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bị động
tương ứng.


6

Tác giả N.V. Stankevick (1982) khi đối chiếu tiếng Việt với ba loại hình tiếng
Hán đã nhận định tiếng Việt có mấy đặc điểm như sau về cách diễn đạt ý nghĩa bị
động:
- Kiểu câu có động từ thụ động là kiểu phổ biến khá rộng.
- Trong khi trình bày ý nghĩa bị động, có sự phân biệt rõ giữa trường hợp
“may; tốt” và trường hợp “rủi; xấu”.
- Cái mà người ta gọi là “câu bị động” chỉ là một trường hợp cá biệt
trong những biến thể của kiểu câu có động từ thụ động.
- Vai trị của hư từ trong câu bị động là vai trị khơng rõ nét lắm.
[28, tr.174-185].
Tác giả Lê Xuân Thại (1985) [42] cũng tán đồng một quan điểm tương tự khi
cho rằng tiếng Việt mặc dù khơng có các câu bị động hồn tồn giống như câu bị
động trong các ngôn ngữ châu Âu nhưng cũng có loại câu có thể gọi là câu bị động
với những đặc điểm sau:
- Chủ ngữ của câu biểu thị đối tượng hành động chứ không phải là chủ thể
hành động.

- Vị ngữ câu bị động do tác động các động từ “bị, được” đảm nhiệm.
- Sau vị ngữ là một cụm chủ vị.
Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh (2002) cũng có đồng quan niệm tiếng Việt có
tồn tại câu bị động. Tác giả đã nêu một số nhận xét của mình về loại câu bị động
của tiếng Nhật và tiếng Việt:
… vấn đề câu bị động của tiếng Việt cho đến nay vẫn chưa dành được sự
quan tâm thích đáng từ phía các nhà ngơn ngữ. Người ta chỉ mới bàn đến
những câu bị động “điển hình”, cịn rất nhiều trường hợp khơng điển
hình thì chưa được bàn tới. Do vậy, người sử dụng chỉ mới biết dùng các
từ bị, được một cách tự nhiên chứ chưa có ý thức phân biệt khi nào biểu
thị nghĩa bị động, khi nào không.
[49, tr.25-30].


7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kế thừa thành tựu lý thuyết của các cơng trình nghiên cứu về câu bị động trong
tiếng Việt và tiếng Anh từ nhiều tác giả đi trước, thông qua luận văn thạc sĩ này,
chúng tôi thực tiễn khảo sát các sinh viên chuyên và không chuyên tiếng Anh của
Trường Cao Đẳng Kinh Tế Cơng Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh và Trường Cao
Đẳng Bến Tre về cách diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ
các mẫu câu bị động tiếng Anh thơng dụng qua hình thức dịch Anh - Việt và qua
hình thức trắc nghiệm. Đồng thời cũng với nguồn ngữ liệu khảo sát này chúng tôi
thực hiện khảo sát bản dịch sang tiếng Việt của chương trình dịch tự động Google
translate.
Tuy nhiên, do khuôn khổ một luận văn Cao học và sự giới hạn của điều kiện
nghiên cứu nên cịn nhiều điều chúng tơi chưa thực hiện được, chẳng hạn như chúng
tôi không đối chiếu và dịch các mẫu câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt cũng
như ngược lại ở các văn bản thuộc những thể loại khác nhau với các phong cách

khác nhau và chúng tơi khơng thể trích dẫn hết những quan điểm về dạng bị động
của những tác giả trong và ngoài nước.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình tiếp cận, khảo sát, phân tích, lý giải đối tượng, chúng tơi cố gắng
tìm đọc các bài viết, cơng trình có liên quan đến vấn đề câu chủ động và câu bị
động trong tiếng Việt và tiếng Anh. Trên cơ sở đó, chúng tơi cố gắng liệt kê các
mẫu câu bị động tiếng Anh và thực hiện việc khảo sát thực tế về cách diễn đạt ý
nghĩa câu bị động trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ các mẫu câu bị động tiếng
Anh thông dụng sang, sau đó chúng tơi tiến hành phân tích, thống kê một số lỗi
thường gặp thường gặp của sinh viên và chương trình dịch tự động Google translate
với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, từ đó đưa ra các nhận xét và đề xuất một số biện
pháp nhằm hạn chế những lỗi sai, cũng như khắc phục các khó khăn trong việc diễn
đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ câu bị động tiếng Anh.


8

4.2. Nguồn ngữ liệu
Ngữ liệu các vấn đề lý thuyết trong luận văn được kế thừa từ các cơng trình
nghiên cứu về câu bị động trong tiếng Việt và tiếng Anh của các tác giả đi trước.
Phần lớn các ngữ liệu ví dụ bằng tiếng Anh để minh họa các vấn đề lý thuyết
trong luận văn được trích từ các nguồn sách, tự điển, trang web phục vụ cho việc
giảng dạy và học tiếng Anh giao tiếp. Trong đó chúng tôi chọn lọc một số câu bị
động đa dạng về thể loại và có nguồn song ngữ Anh – Việt đưa vào việc khảo sát
thực tiễn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn này hy vọng bổ sung tư liệu và cụ thể hóa những khía cạnh của lý
thuyết dịch cho những cơng trình nghiên cứu về dịch thuật mà vì lý do này hay lý

do khác đã khơng được phát triển mạnh trong nhiều năm qua. Việc so sánh đối
chiếu hai ngôn ngữ ở cấp độ câu sẽ mang đến cho người đọc có cái nhìn chi tiết hơn
và sự hiểu biết sâu sắc hơn sự khác biệt và tư duy văn hóa thể hiện trong cả hai
ngơn ngữ Anh và Việt.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Những phát hiện và ghi nhận của luận văn có thể được ứng dụng trực tiếp vào
việc giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ cho học viên Việt Nam. Những gợi ý
của chúng tôi mong muốn được phần nào hỗ trợ người học trong việc chuyển tải nội
dung bản dịch, cũng như việc chuyển dịch ý nghĩa bị động Anh –Việt và góp phần
nâng cao chất lượng việc giảng dạy tiếng Anh cho người Việt Nam, đặc biệt rất
thiết thực cho chuyên ngành đào tạo biên phiên dịch tiếng Anh, cũng như giảng dạy
tiếng Việt cho người nước ngoài.
Việc nắm vững câu bị động giữa hai ngôn ngữ là hết sức cần thiết, kết quả
nghiên cứu của cơng trình cũng sẽ góp phần tìm hiểu sự diễn đạt ý nghĩa bị động
trong phát ngôn của người Việt, người Anh và để tạo điều kiện thuận lợi cho người
nước ngoài học tiếng Việt cũng như người Việt Nam học tiếng Anh.


9

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung luận văn được triển khai
thành ba chương với hướng trình bày và nghiên cứu như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí thuyết về câu và câu bị động trong tiếng Việt
Chúng tơi trình bày một số lý thuyết, quan điểm về câu trong tiếng Việt trên
các bình diện cấu trúc và chức năng của câu, từ đó giúp chúng ta có một cái nhìn
tổng quan về bức tranh chung của việc nghiên cứu ngữ pháp câu nói chung và câu
bị động trong tiếng Việt nói riêng qua hai quan niệm cơ bản, một quan niệm cho
rằng trong tiếng Việt có dạng hay câu bị động và một quan niệm khác lại cho rằng
trong tiếng Việt khơng có dạng hay câu bị động mà chỉ có những phương tiện diễn

đạt ý nghĩa bị động.
Chương 2. Câu bị động trong tiếng Anh
Chúng tơi trình bày khá đầy đủ, chi tiết các loại câu bị động tiếng Anh với các
hình thức, chức năng của từng mẫu câu bị động tương ứng với từng mẫu câu chủ
động và chúng tơi đưa ra mục đích sử dụng của từng mẫu câu bị động này trong các
ngữ cảnh, trường hợp cụ thể.
Chương 3. Về việc dịch thuật câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt
Chúng tôi khái quát một số vấn đề liên quan về lý thuyết dịch thuật, về những
cấp độ tương đương trong dịch thuật Anh – Việt, … làm cơ sở lý thuyết cho việc
khảo sát thực tiễn cách diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt khi chuyển dịch từ
câu bị động tiếng Anh sang tiếng Việt của người Việt nói chung và của sinh viên,
chương trình dịch tự động Google translate nói riêng.


10

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CÂU
VÀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT
1.1 Một số vấn đề lí thuyết về câu
1.1.1. Định nghĩa về câu
Lịch sử ngôn ngữ học chỉ ra rằng: Ở cấp độ trừu tượng nhất có thể thấy rõ hai
hướng nghiên cứu ngơn ngữ truyền thống dường như mâu thuẫn với nhau có nguồn
gốc từ thời cổ Hi Lạp là Chủ nghĩa hình thức và Chủ nghĩa chức năng.
Trên bình diện của Chủ nghĩa hình thức, ngôn ngữ được xem là đối tượng trừu
tượng và ngữ pháp là sự đặc trưng hóa các đối tượng này theo các qui tắc của cú
pháp và được ứng dụng độc lập cùng với ý nghĩa và sử dụng các cấu trúc được mơ
tả. Ở bình diện này, ngơn ngữ (language) theo quan điểm của tác giả F. De.
Saussure (2005) [27], hay khả năng (competence) theo tác giả N. Chomsky (1965)
[81] được xem là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học và ngữ pháp được xem

như một hệ thống các qui tắc.
Trái với Chủ nghĩa hình thức, Chủ nghĩa chức năng không xem ngôn ngữ như
một tập hợp các qui tắc mà như một nguồn lực, một cách thức hành động. Theo tác
giả N. Chomsky (1965): “Ngôn ngữ được xem như là công cụ của sự tương tác xã
hội giữa người với người, được sử dụng với mục đích chủ yếu là thiết lập các mối
quan hệ giữa người nói và người nghe.” [81, tr.1]
Trong q trình phát triển của nền Việt ngữ học, cho dù việc nghiên cứu ngữ
pháp muộn hơn nhiều so với việc nghiên cứu các ngôn ngữ khác nhưng thành tựu
nghiên cứu tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học là rất đáng kể, đặc biệt là sự nghiên
cứu tiếng Việt trên bình diện Ngữ pháp chức năng, một cách tiếp cận ngôn ngữ khá
mới mẻ.
Các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái Hệ hình hệ thức hướng sự chú ý của
mình đến cơng cụ hay phương tiện ngôn ngữ, tức tập trung vào việc cơ chế hóa
cơng cụ này để xem nó được cơ cấu về mặt hình thức như thế nào, nhưng lại không


11

quan tâm đến việc sử dụng nó như thế nào trong đời sống xã hội của con người cho
dù câu được xem là đơn vị giao tiếp nhưng việc nghiên cứu ý nghĩa của câu lại được
đưa xuống hàng thứ yếu, nghĩa là câu chỉ được xem xét khi cần phục vụ cho mục
đích nghiên cứu bình diện hình thức của ngôn ngữ.
Điều này, theo tác giả Cao Xuân Hạo (2004) là tất yếu bởi mục đích nghiên
cứu chính của các nhà ngôn ngữ học theo hướng này là nghiên cứu cấu trúc của các
dấu hiệu ngôn ngữ trong trạng thái tĩnh. Tác giả cho rằng: “Ngữ pháp chức năng là
một hệ thống phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như là một
phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người.” [26, tr.3]
Như vậy, Ngữ pháp chức năng đặt vấn đề xem xét không chỉ trên bình diện
Ngơn ngữ học mà cịn trên cả những bình diện khác như Dụng học, Ngon ngữ học
xã hội và Ngơn ngữ học tâm lí.

Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu câu bị động tiếng Anh và câu bị động tiếng
Việt trong cả trạng thái động lẫn trạng thái tĩnh, tức xem xét câu bị động tiếng Anh
và câu bị động tiếng Việt tồn tại trên văn bản với tư cách là một sản phẩm mang cơ
chế tuyến tính đã có sẵn, và xem xét câu ở trạng thái động, tức câu trong văn bản
với tư cách là sản phẩm của quá trình chuyển tiếp sự kiện – tình thái trong tư duy
sang sự kiện – tình thái trong lời. Rõ ràng, trạng thái tĩnh và động của hiện tượng
ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào loại đơn vị ngôn ngữ nào
được xét đến.
Theo Ngữ pháp truyền thống, câu được hiểu như đơn vị ngữ pháp lớn nhất (là
đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp học). Bên cạnh đó, câu cịn được hiểu là đơn vị
được làm thành từ một mệnh đề (mà mệnh đề lại là thuật ngữ của logic và đơn vị
nhỏ nhất có thể dùng để giao tiếp là câu), vì thế có thể hiểu câu là mệnh đề theo
cách nhìn của ngôn ngữ học. Cho thấy định nghĩa câu là mệnh đề được thể hiện
bằng ngôn ngữ của tác giả E. Sapir (1949) [107] là hồn tồn có thể chấp nhận
được. Về việc định nghĩa câu, cho đến nay có khá nhiều điểm khác nhau. Theo sự
thống kê của các chun gia ngơn ngữ học thì có hơn 300 định nghĩa khác nhau về
câu. Có thể qui về những hướng quan sát sau đây:


12

(i) Dựa vào hoạt động giao tiếp, theo định nghĩa của tác giả A. Meillet, tác giả
Trương Văn Chình (1963) cho rằng: “Câu là tổ hợp tiếng dùng để diễn tả một sự
tình hay nhiều sự tình có quan hệ với nhau, tổ hợp ấy tự nó tương đối đầy đủ ý
nghĩa, và không phụ thuộc về ngữ pháp vào một tổ hợp nào khác.” [10, tr.476]
(ii) Dựa vào hành động phát ngôn, tác giả E. Sapir (1949) [107] đã có ý kiến
câu là một hành động ngơn ngữ diễn đạt một hành động của tư duy. Việc phân loại
câu theo cấu trúc nghĩa, cấu trúc Đề – Thuyết dựa trên định hướng triển khai của tư
duy. Tư duy chọn cái gì làm xuất phát điểm, đó là phần Đề, cịn tư duy triển khai cái
gì thì đó là phần Thuyết. Tác giả Cao Xuân Hạo và các học trò của tác giả cũng đã

theo hướng phân tích ngữ nghĩa này.
(iii) Theo quan điểm của Ngữ pháp truyền thống, các nhà Ngơn ngữ học dựa
vào các tiêu chí sau đây:
- Về tiêu chí hình thức, hai tác giả N.L Charles và L.C. Thompson (1976) cho
rằng:
Ở trong tiếng Việt, các câu được tách ra khỏi nhau bởi những ngữ điệu
kết thúc. Một đoạn có một hay nhiều nhóm nghĩa, kết thúc bằng một ngữ
điệu kết thúc hay đứng sau một sự im lặng hay tiếp một đoạn khác cũng
như vậy là một câu. Sự độc lập của những yếu tố như vậy là một câu. Sự
đối lập của những yếu tố như vậy được phù hiệu hóa trong chữ viết bởi
cách dùng một chữ hoa ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu
hỏi, dấu chấm than ở cuối câu).
[108, tr.85]
Nhìn chung định nghĩa này chỉ đơn thuần dựa trên tiêu chí hình thức mà bỏ
qua tiêu chí ý nghĩa cũng như cấu tạo của câu.
- Về tiêu chí ý nghĩa, các tác giả Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Phan
Thiều, Lê Cận, Hoàng Văn Thung, Hồ Lê, Hồng Dân, … đại diện cho khuynh
hướng xem hình thức - ngữ nghĩa là cơ sở cho việc tạo câu vì thế dựa vào định
nghĩa của tác giả V.V.Vinogradov, tác giả Nguyễn Kim Thản (1997c) cho rằng:
“Câu không phải là những đơn vị sẵn có của ngơn ngữ, nó là những tổ hợp được


13

thành lập khi con người vận dụng ngôn ngữ để tư duy, giao tiếp hay truyền đạt tư
tưởng, tình cảm, thái độ. Sự vận dụng ngơn ngữ như thế chính là lời nói.” [47,
tr.501-506] và tác giả đã đưa ra ba đặc điểm để đề cập đến việc cấu tạo câu là: Tính
hồn chỉnh khơng tách rời hồn cảnh ngơn ngữ; Tính khơng tách rời qui tắc ngữ
pháp của một ngơn ngữ; Câu phải có ngữ điệu kết thúc.
- Về tiêu chí cấu tạo, theo tác giả Diệp Quang Ban (2000a): “Câu là đơn vị

của nghiên cứu ngơn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và
ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá
của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu
đồng thời là đơn vị thơng báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.” [2, tr.106-107]. Theo Ủy
Ban Khoa Học Việt Nam (1983) cũng cho rằng: “Câu là đơn vị dùng từ hay đúng
hơn dùng ngữ mà cấu tạo nên trong q trình tư duy, thơng báo; Nó có nghĩa hồn
chỉnh, có cấu tạo ngữ pháp và có tính chất độc lập.” [68, tr.167].
Nhìn chung các tác giả trên đều quan tâm đến ba tiêu chí: Tiêu chí hình thức;
Tiêu chí ý nghĩa; Tiêu chí cấu tạo nhưng chưa đề cập đến mối quan hệ với người sử
dụng, vì vậy trong quá trình nghiên cứu về câu trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng
tôi nhận thấy câu là đơn vị dùng từ hay ngữ đặt ra trong quá trình tư duy và luôn
gắn với một ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thơng báo hay thể hiện thái độ,
truyền đạt tư tưởng, tình cảm của người nói. Câu có cấu tạo ngữ pháp đơc lập và có
ngữ điệu kết thúc. Từ góc nhìn ba bình diện: bình diện kết học; bình diện nghĩa học;
bình diện dụng học, chúng ta nhận thấy:
- Trên bình diện kết học, câu là một đơn vị cấu trúc (một tổ chức hình thức)
độc lập bao gồm các yếu tố là các ngữ đoạn và mối quan hệ giữa các yếu tố qui định
chức năng cho từng yếu tố.
- Trên bình diện nghĩa học, tổ chức hình thái của câu biểu đạt một nhận định
của tư duy, tức là biểu đạt một mệnh đề - một tư tưởng tương đối trọn vẹn về mặt ý
nghĩa nên có chức năng thơng báo.
- Trên bình diện dụng học, câu được hình thành thơng qua người nói, tức thơng
qua sự nhận thức của chủ thể nói năng đối với hiện thực. Nhờ vậy, ngoài việc biểu


14

hiện ý nghĩa khách quan của thực tại, câu còn biểu hiện ý nghĩa sắc thái mang tính
chủ quan của người nói trong việc nhận thức, đánh giá thực tại và trong cách thức
phát ngơn thơng báo nhằm mục đích giao tiếp nhất định.

Như vậy, câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, là sản phẩm
được tạo ra để phục vụ mục đích giao tiếp và là một trong những đơn vị khơng có
sẵn (so sánh với âm vị, âm tiết, hình vị, từ, ngữ cố định, thành ngữ là những đơn vị
có sẵn, ngữ tự do). Câu do các đơn vị có sẵn kết hợp theo các qui tắc ngữ pháp tạo
thành. Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định và là một chỉnh thể ngữ pháp độc lập với
ngữ điệu thể hiện riêng. Ngữ điệu kết thúc khi phát ngôn câu là dấu hiệu kết thúc
câu. Câu chứa đựng một nội dung thông báo như: Phản ánh hiện thực hoặc truyền
đạt những thái độ, tình cảm, ý định, … của người nói đối với giao tiếp, đồng thời
thể hiện thái độ chủ quan của người nói đối với hiện thực, với đối tượng giao tiếp.
Đó là tính tình thái của câu, là dấu hiệu quan trọng để nhận diện câu. Chức năng
thông báo là chức năng của câu và các đơn vị trên câu. Nói cách khác, những đơn vị
và các kết cấu ngữ pháp nào khơng có chức năng thơng báo thì chưa phải là câu.
Câu có thể được xem xét theo hai mặt: Một mặt câu do các đơn vị và các kết cấu
ngữ pháp tạo thành, thuộc hệ thống kết cấu của ngôn ngữ. Mặt khác câu thực hiện
chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, là sản phẩm của hoạt động giao tiếp thuộc lời
nói. Căn cứ vào hai mặt trên, câu được phân loại ra theo hai hướng: Hướng cấu tạo
ngữ pháp, tức là các kiểu kết cấu, tạo thành câu trong hệ thống ngơn ngữ và hướng
mục đích pháp ngôn, tức là các kiểu câu thực hiện các chức năng giao tiếp nhất
định.
1.1.2. Việc phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Việc phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp có lẽ là một trong những vấn đề gây nhiều
tranh luận trong nhiều thập niên qua. Như chúng ta đã biết, để phân loại câu theo
cấu tạo ngữ pháp, các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt và các tài liệu
khác thường dựa vào các tiêu chí sau:
1.1.2.1. Tiêu chí hình thức
a. Dựa vào cụm Chủ – Vị


15


Lien quan đến câu bị động tiếng Anh và câu bị động trong tiếng Việt, Ngữ
pháp học truyền thống cho rằng cụm Chủ – Vị là cơ sở để xây dựng mệnh đề và dựa
vào số lượng mệnh đề trong câu để phân loại câu, trong đó vị ngữ là thành phần
khơng thể thiếu được. Tác giả Hồng Tuệ (1992) cho rằng câu tiếng Việt có kết cấu
nền tảng là cụm Chủ – Vị. Câu chỉ có một mệnh đề là câu đơn, câu có từ hai mệnh
đề trở lên là câu ghép. Nhưng với những câu có mơ hình cấu tạo như nhau hay
những câu không phải là mệnh đề như: “Cháy!”; “Mùa thu năm 1946”; … thì
khơng thể xếp vào loại câu đơn hay câu ghép được mà tác giả gọi là “câu đơn bổ
cú” [65, tr. 124].
Cũng dựa vào số lượng cụm Chủ – Vị làm nòng cốt, mà mỗi phần Chu, phần
Vị của nó đảm nhiệm vai trị là thành phần chính trong câu, cụm Chủ – Vị nào chỉ
đóng vai trị của một thành phần trong câu đều không phải là cụm Chủ – Vị trong
câu để phân loại câu. Câu có một cụm Chủ – Vị làm nịng cốt thì đó là câu đơn, câu
có từ hai cụm Chủ – Vị trở lên làm nịng cốt thì đó là câu phức hay câu ghép.
Các tác giả Hồng Tuệ, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê, … tuy không
tuyên bố là dựa vào số lượng của cụm Chủ – Vị làm nòng cốt trong câu để phân loại
câu nhưng trên thực tế thì có dựa vào hướng phân loại này. Dù vậy, quan điểm của
các tác giả này vẫn có điểm khơng thống nhất. Các tác giả Hồng Tuệ, Lê Cận, Cù
Đình Tú (1992) [66] chú ý đến câu phức hợp mà giữa các mệnh đề có những quan
hệ nhất định về ý nghĩa (điều kiện, giả thiết, …) và những đặc trưng nhất định về
hình thức (ngắt đoạn, có tín hiệu, …). Hai tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến
Lê (1963) thì gọi cụm Chủ – Vị nòng cốt là cú, hai tác giả cho rằng: “Câu có một cú
là câu đơn, câu có từ hai cú trở lên là câu phức” [10, tr.476]. Tác giả Lưu Vân
Lăng (1975) cũng gọi cụm Chủ – Vị nòng cốt là cu, tác giả cho rằng: “Cú là ngữ
đoạn thuyết ngữ tính”; “Câu đơn là câu chỉ có một cú (đơn hoặc kép) và câu kép là
câu gồm nhiều cú (từ hai trở lên), đứng tách bạch nhau, cú này không phải là bộ
phận phát triển của cú kia, nói cách khác là câu có quan hệ đề - thuyết tách bạch
nhau” [34, tr.54-56]. Các tác giả Lê Cận, Phan Thiều, Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Thung (1983) [7] thì căn cứ vào số lượng cụm Chủ – Vị làm thành phần câu hoặc



16

làm thành phần phụ của nhóm từ trong câu là câu đơn giản bình thường, cịn câu có
từ hai cụm Chủ – Vị làm hạt nhân trong câu, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa,
ngữ pháp là câu phức hợp.
Liên quan đến vấn đề đang bàn, Tác giả Diệp Quang Ban (2004) [5] chia câu
làm hai loại: Câu đơn hai thành phần và câu đặc biệt dựa vào nịng cốt câu. Câu
đơn hai thành phần là câu có chứa một cụm Chủ – Vị duy nhất làm nòng cốt câu và
chiếm vị trí chủ yếu của việc miêu tả ngữ pháp về câu, được sử dụng rộng rãi nhất
và được dùng làm cơ sở cho những kiểu câu có cấu tạo lớn hơn. Từ đó có thể thấy,
dựa vào cấu trúc bề mặt, hướng quan sát vào cụm Chủ – Vị với loại câu không đầy
đủ Chủ – Vị hoặc loại câu không phân định được thành phần. Tuy nhiên, tiêu chí
này lại khơng phù hợp với câu ghép bởi vì cho dù các vế trong câu ghép có thể
được xây dựng dựa vào cụm Chủ – Vị, nhưng kết cấu chủ yếu trong câu ghép lại là
kết cấu đẳng lập, quan hệ ngữ pháp giữa các vế trong câu ghép lại là quan hệ đẳng
lập.
Quan điểm của tác giả Nguyễn Kim Thản (1999) là dựa vào vị ngữ hoặc thể từ
làm cấu trúc để xác định câu đơn và dựa vào sự ghép lại những cấu trúc vốn dĩ là
câu đơn để xác định câu ghép. Cũng theo tác giả: “Câu đơn giản gồm có câu song
phần, câu đơn phần, câu danh xưng, … trong đó câu song phần gồm có hai bộ phận
chủ yếu là chủ ngữ và vị ngữ cịn câu đơn phần chỉ có một bộ phận tương đương
với vị ngữ trong câu song phần và khơng có chủ ngữ.” [48, tr.175-229]. Theo tác
giả Hồ Lê (1992): “Việc phân định ranh giới giữa các tiểu loại trong câu đơn giản
là chưa thỏa đáng.” [37, tr.38]. Như vậy, để nhận diện các loại câu trong tiếng Việt
thì dựa vào cụm Chủ – Vị. Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách
triệt để.
b. Dựa vào cụm từ
Theo tác giả Lê Xuân Thại (1985): “Cụm từ bao gồm hai loại: Loại cụm từ có
thành phần qui định lẫn nhau (cụm từ một chiều và cụm từ hai chiều) và loại cụm từ

có thành phần không qui định lẫn nhau (cụm từ song song). Dựa vào tính chất của


17

các cụm từ làm nịng cốt, từ đó chia câu thành câu đơn và câu ghép và mỗi loại này
lại được chia thành câu bình thường và câu đặc biệt.” [42, tr.32-42].
Dựa vào số lượng các đơn vị ngữ pháp trong câu, tác giả Nguyễn Kim Thản
(1999) cho rằng: “Câu đơn giản nhất trong tiếng Việt là sự cấu thành của một đơn
vị ngữ pháp (từ, cụm từ) và giọng điệu độc lập. Câu đơn là câu chỉ do một từ hay
một cụm từ tạo thành; Câu ghép thì do hai hay một số từ, hai hay một số cụm từ
ghép song song với nhau tạo thành.” [48, tr.57]
c. Dựa vào cấu trúc Đề - Thuyết
Các tác giả nghiên cứu câu trong tiếng Việt theo hướng cấu trúc Đề - Thuyết
cần kể đến là các tác giả Trần Ngọc Thêm, Cao Xuân Hạo, Hồ Lê, Lưu Vân Lăng,
… Nghiên cứu cấu trúc câu theo hướng Đề - Thuyết là đáng chú ý, tuy nhiên khái
niệm Đề - Thuyết vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau nên cách dùng thuật ngữ Đề Thuyết cũng được hiểu không giống nhau. Tác giả Hoàng Văn Vân (2005a) [73]
dùng thuật ngữ Đề - Thuyết gần như trùng với thuật ngữ Chủ – Vị, song tác giả Diệp
Quang Ban (2000a) [2], (2000b) [3] thì quan niệm Đề - Thuyết khác hoàn toàn với
khái niệm Chủ – Vị. Tác giả Trần Ngọc Thêm (1991) [51] nhận định rằng cấu trúc
của mọi câu đều chia thành hai phần gồm trung tâm ngữ pháp gọi là phần Đề và
trung tâm ngữ nghĩa của câu, gọi là phần Thuyết. Nếu phát ngơn có đủ cả hai phần
Đề - Thuyết là phát ngơn hồn chỉnh, gọi là câu. Nếu phát ngôn thiếu một trong hai
phần hoặc thiếu cả hai phần Đề - Thuyết thì gọi là ngữ trực thuộc. Tác giả cịn giải
thích thêm: “Ngữ trực thuộc là câu khơng hoàn chỉnh về cấu trúc.” [51, tr.57-58].
Theo tác giả là tạo ra sự lưỡng phân khá rõ, nhưng tác giả chưa nêu lên được tiêu
chí để xác định Đề - Thuyết, do đó nó chỉ hé mở về một cách tiếp cận mới.
Tác giả Cao Xuân Hạo (2004) [26] khi bàn về vấn đề phân định ranh giới giữa
phần Đề và phần Thuyết trong câu tiếng Việt, đã đưa ra tiêu chí phân loại. Theo tác
giả, phan Đề và phần Thuyết trong câu có thể nhận ra nhờ sự có mặt của một trong

hai tiểu từ “thì; là” hoặc bằng cách thêm chúng vào mà không làm thay đổi cấu trúc
cơ bản và ý nghĩa của câu.


18

Nhìn chung, việc các tác giả đã dựa vào cấu trúc Đề - Thuyết cũng vẫn chưa
giải quyết thấu đáo vấn đề phân định câu trong tiếng Việt.
1.1.2.2. Tiêu chí ý nghĩa
Lịch sử nghiên cứu câu tiếng Việt theo tiêu chí này cho thấy, về mặt nội dung
thơng báo của câu mà các định nghĩa thường nêu ra như: câu biểu đạt một tư tưởng,
câu biểu thị phán đoán, câu biểu thị nội dung hoàn chỉnh, một ý tưởng toàn vẹn, …
vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Mãi cho đến các cơng trình nghiên cứu gần đây,
khi xem xét câu trong hoạt động giao tiếp, để phân biệt câu với phát ngơn, một vài
tác giả như Hồng Trọng Phiến, Hồ Lê, Cao Xuân Hạo, … có hướng sự chú ý đến.
Theo các tác giả, cấu trúc nòng cốt của câu phải biểu đạt được ý nghĩa miêu tả của
câu là nội dung mệnh đề (sự nhận định của tư duy). Mệnh đề bao giờ cũng bao gồm
hai phần: Phần nêu chủ đề của sự nhận định (Đề); Phần nói về chủ đề, thuyết minh
thông báo cho chủ đề (Thuyết). Quan hệ Đề - Thuyết là quan hệ lô gic ngữ nghĩa
được cấu trúc hóa và tuyến tính hóa thành cấu trúc Đề - Thuyết ở bình diện cú pháp
với ngữ đoạn cụ thể được gọi là Đề ngữ và Thuyết ngữ theo trật tự Đề đứng trước
Thuyết để thể hiện hướng đi của tư duy, thể hiện cách tổ chức phát ngơn của người
nói. Tư duy chia thực tại khách quan thành hai mảng: Mảng các thực thể (sự vật)
được biểu hiện bằng danh từ và mảng các đặc trưng (hoạt động, trạng thái, tính
chất) của thực thể được biểu hiện bằng vị từ, tức biểu hiện bằng động từ hay tính từ.
Cịn phán đốn, thực chất là đơn vị lôgic thể hiện sự nhận định của tư duy thì được
hình thành trên sự liên kết giữa hai mảng đó theo quan hệ Đề – Thuyết.
Tóm lại, nếu chỉ dựa trên tiêu chí về ý nghĩa thì cũng chưa đủ sức thuyết phục
để phân biệt câu nào là câu biểu thị phán đốn và câu khơng biểu thị đầy đủ phán
đốn.

1.1.2.3. Tiêu chí thơng tin
Dựa vào tiêu chí thơng tin (tâm lí thơng báo), chúng ta có thể phân tích câu,
tức là dùng Phương pháp phân đoạn thực tại (Actual division of the sentence) thành
những thành phần khác nhau.


19

Theo tác giả Hồ Lê (1992) [37], vì Phương pháp phân đoạn thực tại gắn với
tâm lí nên kết quả phân đoạn khơng phải nhằm tìm ra một loại cấu trúc câu (thuộc
về cú pháp học của ngôn ngữ - theo quan niệm cú pháp chức năng) mà chỉ là phát
hiện những cách vận dụng cấu trúc câu (thuộc về dụng học của lời nói).
Đến đây có thể đúc kết, từ việc nêu ra ba tiêu chí nhận diện câu như trên, có
thể thấy rằng do xem câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, thực hiện chức năng thông
báo, nên việc nhìn nhận câu cũng sẽ thật khó lịng mà tìm thấy được tiếng nói chung
giữa các tác giả.
- Về mặt hình thức, các tác giả nhận diện câu dựa vào thành phần nịng cốt câu
vì khi nói tới nòng cốt câu là ám chỉ bộ khung ngữ pháp của câu. Đó chính là cấu
trúc tối giản vừa đủ đảm bảo cho câu độc lập về mặt nội dung và hồn chỉnh về mặt
hình thức.
Trong luận văn này, chúng tôi đặt vấn đề xem xét câu bị động tiếng Anh và
câu bị động trong tiếng Việt trên bình diện cấu trúc chức năng, tức là căn cứ vào
cấu trúc nền để tạo nên một câu bị động tiếng Anh và câu bị động trong tiếng Việt
hoàn chỉnh về một trật tự có đầy đủ cụm Chủ – Vị có giá trị là một nòng cốt của
câu.
- Về mặt ý nghĩa, dựa vào khả năng biểu thị phán đốn khơng phải là một
hướng có triển vọng vì để nhận diện câu thì khả năng biểu thị phán đốn khơng phải
là đặc điểm giúp chúng ta tách nòng cốt câu ra khỏi cấu trúc của chúng. Những ngữ
nghĩa có chức năng thông báo hay định danh phải được xem xét trong kết cấu của
nòng cốt câu, nếu tách mỗi vế ra khỏi nịng cốt của chúng thì cấu trúc câu của chúng

sẽ khơng cịn nữa và câu cũng sẽ khơng cịn tồn tại.
- Về mặt thơng tin, thì phần nêu hay phần báo có liên quan đến tiêu điểm
thơng báo, bao gồm các tiêu điểm bộ phận và các tiêu điểm tồn thể. Một kết cấu có
thể được xem là một câu khi và chỉ khi chúng mang một thông tin có tính chất
thơng báo (tức là bao gồm đầy đủ hai thành phần, là phần nêu và phần báo).


20

1.2. Câu bị động trong tiếng Việt
1.2.1. Tiền đề lí thuyết của câu bị động trong tiếng Việt
1.2.1.1. Chủ đề và chủ ngữ
Trong nhiều năm gần đây, chủ đề (topic/ theme); chủ ngữ; tính thiên chủ đề;
tính thiên chủ ngữ đã trở thành những khái niệm trung tâm trong các cuộc thảo luận
về loại hình học ngơn ngữ. Có hai vấn đề được bàn bạc trong những cuộc thảo luận
này. Vấn đề thứ nhất có tính chất khái niệm và vấn đề thứ hai có tính chất kinh
nghiệm. Hai vấn đề này lệ thuộc vào nhau nhưng khác biệt với nhau. Vấn đề thứ
nhất liên quan tới việc hiển ngôn hóa một cách chuẩn mực các thuật ngữ phổ qt,
cịn vấn đề thứ hai, liên quan tới việc trắc nghiệm những giả thiết có tính kinh
nghiệm về những xu thế phổ quát và những cách diễn đạt nghĩa các giả thiết ấy.
Hai tác giả N.L Charles và S.A. Thompson (1976) [108] đề nghị một cách
phân loại hình ngơn ngữ mới dựa trên sự phân biệt giữa tính chất thiên chủ ngữ và
thiên chủ đề. Hai tác giả bắt đầu bằng việc trình bày một danh sách những thuộc
tính cho phép vạch rõ sự khác nhau giữa chủ ngữ và chủ đề. Danh sách ấy có thể
tóm lược như sau:

Chủ đề
- Chủ đề phải có tính xác định (về nghĩa).

Chủ ngữ

- Chủ ngữ thì khơng cần có tính này.

- Chủ đề khơng cần có một mối quan hệ - Chủ ngữ bao giờ cũng có một quan hệ
tuyển lựa với bất kỳ vị từ nào trong câu.

tuyển lựa hết sức hạn chế với vị từ mà nó
làm chủ ngữ.

- Vị từ chính của câu khơng quy định chủ - Vị từ chính của câu quy định chủ ngữ của
đề của nó quyết định phân cho chủ đề một nó quyết định phân cho chủ ngữ một vai
vai nghĩa nhất định.

nghĩa nhất định, vai người tác động chẳng
hạn.

- Chủ đề có một vai nhất định xuyên qua - Vai trò chức năng của chủ ngữ, nếu có,
các câu, cụ thể là chức năng “giới hạn khả được quy định trong phạm vi nội bộ của
năng ứng dụng kết cấu Chủ - vị chính của câu.
câu trong một phạm vi nhất định” [80,


21

tr.464], chức năng này liên quan đến cấu
trúc của diễn ngôn.
- Chủ đề thường xuất hiện ở đầu câu.

- Chủ ngữ khơng bị gị ép vào vị trí này.

- Chủ đề khơng đóng một vai trị nổi bật - Chủ ngữ đóng một vai trị nổi bật trong

như vậy.

các q trình ngữ pháp như:
+ Phản hồi hóa (Reflexvization).
+ Bị động hóa (Passivization).
+ Tỉnh lược danh ngữ đồng sở chỉ (Equi-NP
deletion).
+ Kết chuỗi vị từ (Verb serilization)
+ Mệnh lệnh hóa (Imperrativization).

a. Chủ đề
Như chúng ta biết, chủ đề là thành phần nêu rõ câu đang xét nói về cái gì? nói
về đề tài nào? Một cách lập thức hữu ích hơn là cách của tác giả W. Chafe (1976)
[80], theo tác giả, nhiệm vụ của chủ đề là giới hạn khả năng ứng dụng của kết cấu vị
ngữ chính (tức phần Thuyết) vào một lĩnh vực hữu hạn. Chức năng này bao hàm hai
loại thuộc tính: thuộc tính có liên quan đến ngơn cảnh và thuộc tính có liên quan
đến sở chỉ trong nơi bộ của câu.
Một thuộc tính có liên quan đến ngôn cảnh thường được gán cho chủ đề là tính
cho sẵn (given). Hai tác giả N.L Charles và L.A Thompson lại còn đòi hỏi chủ đề
phải xác định về ngữ nghĩa có tính xác định, nghĩa là có một sở chỉ duy nhất, tức là
tiền giả định rằng người nghe có thể xác định được căn cứ đơn nhất của vật sở chỉ.
Hai tác giả đưa cả sở chỉ tổng loại (generic reference), chẳng hạn như câu “Hổ là
giống ăn thịt” vào phạm trù xác định, nhưng dù có như vậy thì cái u cầu của họ
hình như cũng không thấp. Chúng ta thử xét các ngữ đoạn được gạch dưới ở câu (B)
ở hai ví dụ sau là những ngữ đoạn mang những thuộc tính chủ đề rất rõ:
(1) A: Do you sell spirits and tobaccos here? (Ở đây có bán rượu mạnh và
thuốc lá khơng?)


22


B: Spirits we are not allowed to sell here, unfortunately. As for tobaccos,
we only stock cigars. (Ở đây chúng tôi khơng được phép bán rượu mạnh, cịn thuốc
lá thì chúng tơi chỉ có xì - gà thơi.) {4}
(2) A: How about a swim and a game of tennis? (Bơi một vòng rồi làm một
ván quần vợt nhé, anh thấy thế nào?)
B: A game of tennis I might consider; but as for a swim, I don’t feel quite
up to it this morning. (Một ván quần vợt thì may ra cũng được; chứ một vịng bơi thì
sáng nay tơi thấy mình khơng đủ sức lắm.) {4}
Các ngữ đoạn được gạch dưới ở hai ví dụ (1), (2) trên thì chắc chắn là chứa
đựng thơng tin cho sẵn, nhưng đó khơng phải tuyệt nhiên là những ngữ đoạn xác
định dù có hiểu hai chúng theo cách nào trong những cách hiện có. Điều này cho
thấy rằng chúng ta phải phân biệt mấy loại tính cho sẵn khác nhau. Một loại thứ ba
có thể đồng nhất hóa với cái gọi là thơng tin cũ hiểu theo một nghĩa đủ hẹp của
thuật ngữ này. Tác giả W. Chafe (1976) [80] có chỉ rõ rằng tính xác định có thể đi
đơi với thơng tin mới, ví dụ:
(3) I saw your younger sister yesterday. (Hôm qua tôi thấy em gái của bạn.)
Trong đó khó có thể cho rằng người nói giả định là người nghe khơng biết gì
về cha mình, mặc dù ngữ đoạn đang xét có chứa đựng một thông tin mới. Tác giả
gợi ý rằng vấn đề thông tin mới hay thông tin cũ là ở điểm tri thức của người nghe
có được đánh thức trở dậy (tái huy động) trong cuộc giao tiếp hay khơng (mới
được đánh thức trở dậy có thể đi đơi với biết sẵn từ trước). Điều này không được
minh xác cho lắm, vì ở đây chúng ta khơng rõ mới được đánh thức trở dậy cần được
hiểu như thế nào.
Để sơ kết lại, có thể nói rằng chúng ta đã phân biệt ba tính cho sẵn khác nhau:
(i) Tính cho sẵn sở chỉ, trong đó tiền giả định là vật sở chỉ là duy nhất.
(ii) Tính cho sẵn về nội dung, như ở hai ví dụ (1), (2) khi nội dung hay nghĩa
của các ký hiệu ngôn ngữ được ngôn cảnh làm rõ và nhờ đó mà trở thành cho sẵn,
tuy khơng hề có sở chỉ được tiền giả định. Cần lưu ý rằng (i) không kéo theo (ii)
như ở ví dụ sau:



23

(4) A: Have you known their faces? (Cô biết mặt chúng chưa?)
B: No, I haven’t known the bastards’ faces. (Chưa, tơi chưa biết mặt mấy
tên khốn đó.)
(iii) Tính cho sẵn liên quan bổ sung thêm cho (i), (ii) hoặc bổ sung thêm cho
(i) hay (ii) khi một yếu tố được cho sẵn nhờ mối quan hệ với một tình huống (được
nêu rõ một cách chính xác ít nhiều được biểu thị bằng một ký hiệu cùng xuất hiện,
thường là một vị từ).
Tính cho sẵn liên quan có tầm quan trọng đối với việc hiển ngơn hóa khái
niệm tiêu điểm, khái niệm này loại trừ tính cho sẵn đó. Mặt khác, nó khơng được
đưa vào làm tiêu chuẩn phân định chủ đề (nhưng chúng ta sẽ có dịp trở về với nó
nhân nói về những chuyện khác trong khi bàn về tiếng Việt). Như vậy, tính cho sẵn
có tầm quan yếu đối với việc hiển ngơn hóa chủ đề khơng được phân định rõ giữa
hai loại hình (i) và (ii).
Chức năng của chủ đề trong nội bộ của câu có thể được miêu tả như là thế ưu
tiên về sở chỉ so với các thành phần khác của câu. Nghĩa là nếu sở chỉ của một số
thành phần lệ thuộc vào sở chỉ của các thành phần khác, thì sở chỉ của các thành
phần khác sẽ lệ thuộc vào sở chỉ của chủ đề, chứ không bao giờ ngược lại. Nếu biết
chắc rằng vị trí đầu câu là một cách đề hóa của tiếng Anh, ta có thể nhận ra thuộc
tính này ở hai ví dụ sau:
(5) Every day thousands of vehicles pass through that bridge. (Hàng ngày có
hàng ngàn xe cộ qua cây cầu đó.)
(6) Thousands of vehicles pass through that bridge every day. (Hàng ngàn xe
cộ ngày nào cũng qua cây cầu đó.)
Ở ví dụ (5) cho biết số xe cộ ước khoảng hàng ngày qua cây cầu đó, mà khơng
ngụ ý rằng ngày nào cũng chính những xe cộ đó qua cây cầu, ở ví dụ (6) ít ra cũng
có thể hiểu như vậy. Nói một cách khác, ở ví dụ (5) sở chỉ của “thousands of

vehicles (hàng ngàn xe cộ)” bị bó hẹp lại do sở chỉ của thành phần câu là “every
day (hàng ngày)” được chủ đề hóa. Mặt khác xin lưu ý rằng thành phần chủ đề hóa
này khơng gợi cho chúng ta cảm giác là nó được cho sẵn ở ví dụ (5).


×