Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Chữ nghĩa trong văn hóa dân gian việt nam nhìn từ ca dao, tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***

HOÀNG TRỌNG HIẾU

CHỮ “NGHĨA”
TRONG VĂN HỐ DÂN GIAN VIỆT NAM
NHÌN TỪ CA DAO, TỤC NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HOÁ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.70

TP. HỒ CHÍ MINH - 2010

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỐ HỌC
***

HỒNG TRỌNG HIẾU

CHỮ “NGHĨA”
TRONG VĂN HỐ DÂN GIAN VIỆT NAM
NHÌN TỪ CA DAO, TỤC NGỮ
Luận văn Thạc sĩ
Chuyên ngành VĂN HOÁ HỌC


Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Hiệu

TP. HỒ CHÍ MINH - 2010

2


TRI ÂN
Sau hai năm nghiên cứu, luận văn với đề tài “Chữ “Nghĩa” trong văn
hố dân gian Việt Nam nhìn từ ca dao, tục ngữ” của tơi đã được hồn
thành.
Trong q trình nghiên cứu, bản thân tơi nhận được sự giúp đỡ từ
Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh, phịng Sau Đại học, q thầy cơ Khoa Văn hố học và đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy TS. Nguyễn Văn
Hiệu đã tận tình chu đáo, chỉ bảo tơi từ khi viết đề cương cho đến khi hoàn
thành luận văn. Thầy đã mở đường chỉ lối, luôn sát cánh, hỗ trợ tôi tiếp cận
vấn đề, triển khai nghiên cứu và thực hiện cho đến khi luận văn hoàn tất.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp - Những
người ln có mặt bên cạnh động viên, giúp đỡ những lúc tơi gặp khó khăn
trong q trình nghiên cứu. Đây là những nguồn động viên lớn nhất, khuyến
khích tơi quyết tâm hoàn thành tốt bản luận văn.
Mặc dầu bản thân đã cố gắng hết sức, nhưng bản luận văn này cịn
những thiếu sót nhất định. Tơi rất mong nhận được các ý kiến góp ý, chỉ bảo
từ quý thầy cô và các bạn để bản thân tôi ngày càng trưởng thành hơn trong
cơng việc nghiên cứu của mình.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15. 06. 2010
Người thực hiện
Hoàng Trọng Hiếu
3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................ 6
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 6
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................... 7
4. Lịch sử vấn đề ................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ..................................11
5.1. Phương pháp nghiên cứu...................................................11
5.2. Nguồn tư liệu......................................................................11
6. Đóng góp của luận văn ..................................................................12
7. Bố cục của luận văn.......................................................................13
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................14
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................14
1.1.1. Khái niệm “nghĩa”…......................................................... 14
1.1.2. Khái niệm “văn hoá dân gian” ..........................................16
1.1.3. Khái niệm ca dao, tục ngữ ................................................19
1.1.4. Vai trò của ca dao, tục ngữ trong văn hoá dân gian ...........21
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................23
1.2.1. Văn hố nơng nghiệp .......................................................23
1.2.2. Đấu tranh chống ngoại xâm ..............................................25
1.2.3. Ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa ..................................27


4


CHƯƠNG 2: CHỮ “NGHĨA” TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT
NAM NHÌN TỪ QUAN HỆ GIA ĐÌNH ................................................332
2.1. “Nghĩa” trong quan hệ gia đình ....................................................33
2.2. “Nghĩa” trong quan hệ con cháu - cha mẹ - ông bà ......................35
2.3. “Nghĩa” trong quan hệ anh chị em ...............................................39
2.4. “Nghĩa” trong quan hệ vợ chồng ..................................................41
Tiểu kết ...............................................................................................45
CHƯƠNG 3: CHỮ “NGHĨA” TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT
NAM NHÌN TỪ QUAN HỆ XÃ HỘI ......................................................49
3.1. “Nghĩa” trong quan hệ vua tôi ......................................................49
3.2. “Nghĩa” trong quan hệ thầy trị .....................................................51
3.3. “Nghĩa” trong quan hệ làng xóm ..................................................53
3.4. “Nghĩa” trong quan hệ bằng hữu ..................................................55
3.5. “Nghĩa” trong quan hệ đôi lứa ......................................................58
Tiểu kết ............................................................................................................. 65
KẾT LUẬN ...............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................73
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................80
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................115

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá Việt Nam là một nền văn hố gốc nơng nghiệp, có lối sống
trọng tình, trọng nghĩa, thể hiện nhiều nét đặc sắc trong các mối quan hệ

giữa người với người, trong đó nổi bật lên khuynh hướng trọng đạo lý.
Khuynh hướng trọng đạo lý ấy được thể hiện rõ nét qua chữ “nghĩa” trong
văn hố dân gian Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu nội dung chữ “nghĩa” trong
văn hoá Việt Nam là một trong những việc làm có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn, góp phần hiểu rõ hơn bản sắc văn hố của dân tộc.
Qua q trình tiếp xúc lâu dài với Trung Hoa, người Việt đã tiếp biến
khơng ít nội dung chữ “nghĩa” của văn hoá Trung Hoa, đặc biệt là Nho giáo.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Nho giáo không phải một chiều mà ln có sự
dung hợp với văn hố Việt Nam, khơng chỉ diễn ra trong văn hố bác học
mà cịn thể hiện rõ nét trong văn hố dân gian. Vì thế, việc nghiên cứu của
luận văn cũng góp phần tìm hiểu q trình tiếp xúc và tiếp biến văn hoá,
hiểu thêm khả năng bản địa hoá văn hố ngoại lai.
Trong khn khổ chương trình đào tạo thạc sĩ chun ngành Văn hố
học, chúng tơi chọn đề tài: “Chữ “Nghĩa” trong văn hố dân gian Việt Nam
nhìn từ ca dao, tục ngữ” làm luận văn tốt nghiệp. Đây là hướng tiếp cận rất
có ý nghĩa, vì văn hố dân gian ln đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong
nền văn hố dân tộc Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Chữ ‘nghĩa’ trong văn hoá dân gian Việt Nam nhìn
từ ca dao, tục ngữ ”, luận văn hướng đến những mục đích sau:
- Thứ nhất, góp phần làm rõ hơn một trong những đặc trưng có tính
loại hình của văn hố dân tộc.
6


- Thứ hai, nhận diện bản sắc văn hoá Việt Nam qua giao lưu và tiếp
biến văn hoá, cụ thể là với văn hố Trung Hoa.
- Thứ ba, góp phần làm rõ hơn vai trị của văn hố dân gian trong nền
văn hoá dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là chữ “nghĩa” trong văn hoá
dân gian Việt Nam. Từ nguồn ca dao, tục ngữ, chúng tơi sẽ phân tích và làm
rõ vấn đề chữ “nghĩa” trong đời sống văn hoá dân gian Việt Nam.
- Phạm vi: chữ “nghĩa” trong những áng văn thơ, những câu truyện
dân gian đề cao tính nhân văn và cung cách đối nhân xử thế của nền văn hố
dân gian Việt Nam thì rất nhiều. Nội dung văn hố tình nghĩa Việt Nam
trong ca dao, tục ngữ thì rất phong phú, nhưng ở đây chúng tơi chỉ tập trung
vào những câu, những bài có chữ “nghĩa” để khảo sát và nhận diện.
4. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay đã có rất nhiều tác giả, các cơng trình nghiên cứu về
chữ ‘Nghĩa’ trong văn hố Việt Nam như:
- Chữ “nghĩa” là một phạm trù quan trọng của Nho giáo, đã ảnh
hưởng sâu đậm đến văn hoá Việt Nam, ảnh hưởng vào văn hoá bác học như
Nguyễn Trãi chẳng hạn. Thế nhưng Nho giáo là học thuyết tư tưởng chủ yếu
dành cho trí thức, đã ảnh hưởng đến dân gian theo con đường của giới trí
thức Nho sĩ bình dân. Chẳng hạn, ở Nam bộ cuối XIX đầu XX có nhiều
người kể truyện Tàu ảnh hưởng đến nhân dân (Vương Hồng Sển 1970, Thú
xem truyện Tàu, NXB Sài Gòn). Cụ thể là tác giả Lương Duy Thứ (chủ
biên), Phan Nhật Chiêu, Phan Thu Hiền, trong cuốn Đại cương văn hố
phương Đơng (2000), nội dung có nói đến những ảnh hưởng của văn hoá
Trung Hoa đối với văn hố truyền thống Việt Nam. Trong đó nổi bật lên nền
luân lý, đạo đức trên những tầng lớp “chí sĩ nhân nhân”, và họ đã “sát nhân
7


thành nhân, xả sinh thủ nghĩa” (lấy cái chết để hồn thành việc nhân, xả
thân giữ nghĩa), khơng tiếc sinh mạng, xương máu để thực hiện mục đích
của mình, khiến cho truyền thống văn hoá Trung Hoa lưu truyền ngàn năm,
có uy tín bốn phương. Đồng thời, nếu Trung Quốc coi trọng chữ nhân, Hàn
Quốc là chữ hồ thì ở Việt Nam quan trọng nhất vẫn là chữ “nghĩa”.

- Vương Trí Nhàn có cái nhìn tinh tế: “Văn hố Tàu là cái ta học theo
khi còn quá non nớt; là yếu tố kích thích khiến ta cố vươn tới khi có thể.
Trung Hoa vẫn là cái cửa chính để văn hố Việt Nam vươn ra với thế giới”
(Vương Trí Nhàn, Ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa trong tiểu thuyết,
www.dunglac.org). Những trang tiểu thuyết ấy đã để lại dấu vết ảnh hưởng
trong cuộc sống người Việt, có rất nhiều những câu chuyện nói đến cái
“nghĩa” của những bậc anh hùng với non sơng, đất nước; có những con
người liều chết để giữ nghĩa, liều chết để cứu chủ, liều chết để báo thù cho
chúa, liều chết để trả một ơn sâu...
- Cơng trình của Đinh Gia Khánh Văn hố dân gian Việt Nam trong
bối cảnh văn hố Đơng Nam Á (1993) đã nêu lên quá trình ảnh hưởng qua
lại giữa văn hoá dân gian và văn hoá bác học. Tuy nhiên, trong cuộc đấu
tranh chống chính sách đồng hố của đế quốc phong kiến Trung Hoa, các
quan cai trị dạy dân Việt theo lễ nghĩa Trung Quốc nhưng giới nho sĩ bình
dân vẫn cố gắng soạn thảo những tác phẩm văn hố dân gian, nhất là văn
học dân gian, góp phần bảo tồn giá trị văn hoá dân gian Việt Nam. Đặc biệt,
giới nho sĩ bình dân ln lấy chữ “nghĩa” làm đầu để lãnh đạo, tham mưu,
giữ vai trò phát biểu tuyên ngôn cho các phong trào khởi nghĩa giữ gìn bờ
cõi đất nước [Đinh Gia Khánh 1993: 295].
- Trong cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Tài Thư (1993),
tác giả đã trích dẫn lá thư gửi cho tướng giặc là Phương Chính, Nguyễn Trãi
đã viết:
8


“Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải
lấy nhân nghĩa làm đầu. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là đất nước
thái bình, nhân dân no đủ, bên trên thì vua sáng tơi hiền, bên dưới thì khơng
cịn tiếng hờn giận ốn sầu. Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường quốc gia
dân tộc để kế thừa và phát huy những tinh hoa trong tư tưởng nhân nghĩa của

Nho giáo và phát triển nó lên, làm giầu thêm cho nền đạo đức truyền thống
Việt Nam trong việc cứu nước và dựng nước... ”.
- Bằng Giang trong cuốn Văn học quốc ngữ Nam kỳ (1998) có nói đến
việc ảnh hưởng của truyện Tàu vào trong văn hố dân gian Việt Nam. Văn
học Trung Quốc có hẳn một một mảng văn chương gần đại chúng mà họ gọi
là tục văn học, chủ yếu là tiểu thuyết. Theo Bằng Giang, “nói một mình một
chợ thì khơng đúng, nhưng truyện Tàu nổi lên trong cái bối cảnh văn học
còn nghèo nàn ở thập kỷ đầu thế kỷ XX như một anh chàng khổng lồ” [Bằng
Giang 1998: 245- 246, 255].
- Tác giả Lương Duy Thứ trong cuốn Về cội nguồn Nho giáo của
những lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh (1999), nội dung nhắc đến “luân
thường đạo lý” giữa người với người, trong đó lợi ích cộng đồng phải được
đặt trên lợi ích cá nhân.
- Toan Ánh viết về Những truyện trọng nghĩa Việt Nam và Trung Hoa
(2001) đã nói rằng, “Người phương Đơng có một tinh thần trọng nghĩa rất
cao. Người ta có thể hy sinh mọi quyền lợi để giữ nghĩa và đã hơn một lần
lịch sử chứng kiến sự hy sinh cả mạng sống mình để bảo toàn chữ nghĩa”.
Những câu chuyện đều chứng minh tinh thần vị nghĩa của các nghĩa sĩ. Tinh
thần trọng nghĩa của họ được ghi nhớ muôn đời và đáng trân trọng.
- Trong cuốn Việt Nam tinh hoa đạo đức (2002) của Bùi Ngọc Sơn,
nội dung nhắc đến vấn đề cốt lõi của tinh thần dân tộc và nền văn hiến ấy là
đạo lý sống làm người của dân tộc Việt Nam. Đạo đức đã trở thành tinh hoa
9


văn hố dân tộc. Vũ khí sắc bén và tinh tế để chuyển tải những nội dung đạo
đức khơng gì khác hơn là ca dao, tục ngữ và thành ngữ. Thông qua lời ru của
bà, của mẹ, lẽ sống làm người như dòng sữa mẹ thấm vào tâm hồn trẻ thơ
một tinh thần hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ; làm nên sức mạnh của dân tộc,
là gốc rễ của sự thăng hoa tâm hồn Việt Nam.

- Riêng cơng trình nghiên cứu Tìm về bản sắc văn hố Việt Nam
(2004) của Trần Ngọc Thêm, khi đề cập đến quá trình thâm nhập, phát triển
và những đặc điểm của Nho giáo Việt Nam, tác giả đã nói rằng: Có khá
nhiều những yếu tố của Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị truyền thống văn
hoá dân tộc đồng hoá, đưa vào đó những nét đặc thù của mình, làm cho yếu
tố Nho giáo bị biến đổi cho phù hợp. Chữ nghĩa vẫn thế nhưng cách hiểu đã
khác nhiều. Chẳng hạn như việc trọng tình người thì “nghĩa” là thuật ngữ
đạo đức học Nho giáo có tần số xuất hiện cao trong ca dao, dân ca Việt Nam
và ý nghĩa của nó gần như trùng khít với “tình”:
“Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người dưng có nghĩa, trăm năm cũng chờ”.
Cũng vậy, chữ nhân gắn liền với chữ “nghĩa” như trong phần mở đầu
bài Cáo Bình Ngơ, Nguyễn Trãi đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”
[Trần Ngọc Thêm 2004: 498-499].
Nhìn chung, sách nghiên cứu về văn hoá dân gian Việt Nam rất nhiều,
nghiên cứu về đạo lý, về tinh thần hiếu nghĩa lại càng nhiều, nhưng nghiên
cứu về chữ “nghĩa” trong văn hố Việt Nam nhìn từ ca dao, tục ngữ vẫn
chưa có cơng trình chun biệt. Vì thế, trong khn khổ của luận văn này,
chúng tôi cố gắng nghiên cứu về chữ “nghĩa” trong văn hoá Việt Nam, cụ
thể là nghiên cứu chữ “nghĩa” trong văn hoá dân gian Việt Nam nhìn từ ca
dao, tục ngữ.

10


5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm tiếp cận
Nghiên cứu từ góc độ văn hố, dưới cái nhìn lịch sử cụ thể, qua đó
vận dụng lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hoá để tiếp cận vấn đề.

5.1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thống kê: sắp xếp những hiện tượng văn hoá dân gian đa
dạng, phức tạp và các thành tố cấu thành văn hoá dân gian để nghiên cứu,
tìm ra những ảnh hưởng của chữ “nghĩa” trong nền văn hoá dân gian.
- Hệ thống: nhằm sưu tầm về chữ Nghĩa có trong kho tàng ca dao, tục
ngữ một cách có hệ thống về từng thể loại như: Chữ “nghĩa” trong ca dao,
tục ngữ nhìn từ gia đình, chữ “nghĩa” trong ca dao, tục ngữ nhìn từ xã hội.
- Cấu trúc: nhằm cấu trúc những đơn vị ca dao, tục ngữ có những mối
liên hệ với nhau như: tình – nghĩa, ơn – nghĩa, công - nghĩa; cấu trúc mang
tính song hành như: đạo vợ - nghĩa chồng và cấu trúc mang tính tương phản
như: tiền tài – nghĩa.
- So sánh: nhằm so sánh giữa chữ “nghĩa” trong văn hoá Việt Nam với
văn hoá Trung Hoa.
5.2. Nguồn tư liệu
5.2.1. Tư liệu khảo sát
Trong nền văn hoá dân gian Việt Nam, nội dung đạo lý thể hiện chữ
“nghĩa” rất nhiều, nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung vào các câu/đơn vị ca
dao, tục ngữ trực tiếp có chữ “nghĩa” hoặc biến thể của nó là chữ “ngãi”,
chữ “nghì”. Trong phần này, tài liệu thống kê chúng tôi sử dụng là bộ Kho
tàng ca dao, tục ngữ người Việt của Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Phan
Đăng Nhật – Phan Đăng Tài – Nguyễn Thuý Loan – Đặng Diệu Trang
(2002), và đây là tài liệu khảo sát chính trong suốt quá trình làm luận văn.
11


Đồng thời, chúng tôi cũng tham khảo thêm các công trình nghiên cứu
về ca dao, tục ngữ có liên quan đến đề tài và mang tính vùng như:
+ Miền Bắc: Chu Hà, Phạm Hoà, Tảo Trang 1972: Ca dao, ngạn ngữ
Hà Nội, NXB Hội Văn nghệ Hà Nội, 208 tr; Trần Thuý Anh 2000: Thế ứng
xử xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua một số ca

dao, tục ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 182 tr; Nhiều soạn giả 1993:
Tục ngữ, ca dao, dân ca Hà Tây, NXB Sở Văn hố Thơng tin Hà Tây, 268
tr; Giang Quân 1994: Hà Nội trong ca dao, tục ngữ, NXB Hà Nội, 176 tr.
+ Miền Trung: Trần Hoàng, Triều Nguyên 2000: Tục ngữ, câu đố,
NXB Thuận Hố, Huế; Thạch Phương, Ngơ Quang Hiển 1994: Tục ngữ, ca
dao Nam Trung Bộ, NXB Khoa học xã hội Hà Nội; Lô Khánh Xuyên, Sầm
Nga Di 1993: Tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Thái – Nghệ An, NXB Nghệ
An, Vinh, 115 tr.
+ Miền Nam: Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi
Mạnh Nhị 1984: Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB. TP. Hồ Chí Minh; Khoa
Ngữ văn Đại học Cần Thơ 1997: Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu
Long, NXB Giáo dục, 492 tr.
5.2.1. Tư liệu tham khảo
Trong nội dung luận văn, chúng tôi sẽ tham khảo những nguồn tài liệu
về văn hoá và văn hoá học, sách lý luận về văn hoá, sách nghiên cứu về giao
lưu, tiếp biến văn hố, các cơng trình nghiên cứu về văn hố dân gian, đặc
biệt là ca dao, tục ngữ.
6. Đóng góp của luận văn
- Khảo sát có hệ thống tư liệu về chữ “nghĩa” trong một bộ phận của
văn hoá dân gian để làm cơ sở cho những nghiên cứu khác.
- Góp phần nghiên cứu sự tiếp biến văn hoá trong văn hoá dân gian
Việt Nam, mối quan hệ giữa “văn hoá bác học” và “văn hố bình dân”.
12


- Góp phần hiểu rõ hơn về bản sắc văn hoá Việt Nam.
- Hiểu thêm về giao lưu văn hoá Việt Nam – Trung Hoa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề chung

- Cơ sở lý luận: Chúng tôi nêu khái quát về chữ “nghĩa”; những vấn
đề chung về văn hoá dân gian Việt Nam; khái quát về ca dao, tục ngữ Việt
Nam.
- Cơ sở thực tiễn: Chúng tôi nêu những vấn đề góp phần hình thành
nên đặc điểm của chữ “nghĩa” trong ca dao, tục ngữ.
Chương 2: Chữ “nghĩa” trong ca dao, tục ngữ Việt Nam nhìn từ
quan hệ gia đình
Chúng tơi làm nổi bật lên cái “nghĩa” trong quan hệ gia đình, “nghĩa”
trong quan hệ con cháu với ông bà, cha mẹ, “nghĩa” trong quan hệ anh chị
em, “nghĩa” trong quan hệ vợ chồng.
Chương 3: Chữ “nghĩa” trong ca dao, tục ngữ Việt Nam nhìn từ
quan hệ xã hội
Chúng tôi xét về “nghĩa” trong quan hệ vua tôi, “nghĩa” trong quan hệ
thầy trò, “nghĩa” trong quan hệ làng xóm, “nghĩa” trong quan hệ bằng hữu,
“nghĩa” trong quan hệ đơi lứa. Qua đó, nhận diện lối sống của người Việt là
trọng tình, trọng nghĩa.
Kết luận
Chúng tơi sẽ làm rõ sự tiếp biến văn hoá của văn hoá Việt Nam, biểu
hiện qua chữ “nghĩa” trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.

13


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm “nghĩa”
Ở đây, chúng tơi phân tích chữ “nghĩa”, viết theo tiếng Hán để làm cơ
sở lý luận thực hiện đề tài.

– Từ “nghĩa” (義) gồm 2 chữ: “dương” (ban ngày, sức nóng) ở trên
và “ngã” (tơi, đại từ nhân xưng ngơi thứ nhất) ở dưới, có nghĩa là lẽ phải,
đường phải (chính đạo); những điều cư xử, đối nhân xử thế phải thật trong
sáng, minh bạch và được bộc lộ từ chính bản thân mình đối với tha nhân.
Xét về điều “nghĩa”, ta thấy cung cách cư xử thể hiện điều “nghĩa” từ trong
gia đình ra đến xã hội: nghĩa vụ giữa con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ
tiên, anh em ruột thịt, anh em trong họ ngồi làng, bạn hữu đồng mơn, đồng
nghiệp, đồng hương; rộng ra hơn nữa là tình nghĩa thầy trị, vua tơi, nghĩa vụ
với đồng bào, tổ quốc, nghĩa với trời, với các bậc thần minh.
"Nghĩa" là khái niệm có gốc từ Trung Hoa, được nói nhiều trong thời
Xuân Thu với Khổng Tử và nhất là trong thời Chiến Quốc với Mạnh Tử.
Mạnh Tử là người đầu tiên định nghĩa về chữ nghĩa, qua đó cho thấy "nghĩa"
là sự ứng xử phù hợp với đạo lý ("Nghĩa dã, nghi dã" - Mạnh tử).
Ở Việt Nam, nhiều học giả cũng định nghĩa về chữ "nghĩa", như:
- Chữ “nghĩa” cịn có nghĩa là làm việc giúp đỡ tha nhân, cho nên ta
có thêm chữ nghĩa hiệp. Một người có đức nghĩa là người làm việc theo lẽ
phải và sẵn lòng xả thân giúp đỡ đồng loại. Một cách cụ thể, đức nghĩa được
thực hiện hàng ngày trong công việc, trong giao tế với người khác, theo lẽ
phải và công bằng giữa con người với nhau. Nếu đức nhân là thiên tính, thì

14


đức nghĩa cần phải tu tập để ln có thể hành động theo lẽ phải, và đòi hỏi
một nỗ lực thường xuyên vì bản năng thứ nhất của con người là lo cho chính
bản thân mình, là bản năng hưởng thụ. Làm việc theo lẽ phải rất nhiều khi
đưa đến những thiệt thòi cho cá nhân từ những việc nhỏ nhất như khơng gian
tham, trộm cắp dù đang đói khát, đến những việc lớn như xả thân giúp đỡ
tha nhân [Civic Education Network, Region 7: web].
- Theo từ điển tiếng Việt thì “nghĩa” là điều hợp lẽ phải, làm khn

phép cho cách xử thế của con người trong xã hội. Ví dụ: Trọng nghĩa khinh
tài (tục ngữ). “Nghĩa” cũng được nhắc đến trong quan hệ tình cảm thuỷ
chung, phù hợp với những quan niệm đạo đức nhất định. Chẳng hạn: Nghĩa
thầy trị. Ăn ở với nhau có nghĩa [Từ điển tiếng Việt 1992: 673].
- “Nghĩa” được biểu hiện trong nhiều mối quan hệ như:
* “Nghĩa” trong quan hệ vua tôi, cha con
Ngũ giáo chi mục: “Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ
hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín” [Tạ Thanh Bạch 2009: 283].
Điều mục trong phép Ngũ giáo dạy: Cha con thân tình, vua tơi có nghĩa, vợ
chồng phân biệt, lớn nhỏ thứ tự, bạn bè tin nhau.
* “Nghĩa” của người quân tử
Tử viết: “Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ thành chi, tốn dĩ xuất chi, tín
dĩ thành chi, quân tử tại” [Đồn Trung Cịn: Luận ngữ, quyển VIII]. Đức
Khổng Tử nói: Quân tử lấy nghĩa làm cốt, lấy lễ mà làm, lấy khiêm tốn mà
thi thố ra, lấy lòng tin mà thành tựu, thật là quân tử vậy.
Tử viết: “Quân tử nghĩa dĩ vi thượng. Quân tử hữu dũng nhi vô nghĩa
vi loạn; tiểu nhân hữu dũng nhi vô nghĩa vi đạo” [Đồn Trung Cịn: Luận
ngữ, quyển IX]. Đức Khơng Tử nói: Qn tử chuộng nghĩa. Qn tử có dũng
mà khơng có nghĩa thì làm loạn; tiểu nhân có dũng mà khơng có nghĩa thì
làm kẻ trộm.
15


* “Nghĩa” trong quan hệ vợ chồng
Tào đại gia viết: “Phu phụ giả dĩ nghĩa vi thân, dĩ ân vi hiệp, nhược
hành sở thất nghĩa dục hà vi ?” [Tạ Thanh Bạch 2009: 284-285]. Tào đại
gia nói: Vợ chồng lấy nghĩa mà sống thân tình, lấy ơn mà sống hồ hợp,
nhược bằng hành xử vơ nghĩa thì cịn ra làm sao?.
* “Nghĩa” trong quan hệ bằng hữu
Mạnh Tử viết: “Trách thiện bằng hữu chi đạo dã” [Tạ Thanh Bạch

2009: 287]. Thầy Mạnh Tử nói: Nghĩa bạn bè khuyên nhau điều phải quấy.
1.1.2. Khái niệm “văn hoá dân gian”
Thuật ngữ Văn hoá dân gian chỉ xuất hiện ở nước ta vào khoảng
những năm thuộc hậu bán thế kỷ XX (vào năm 1983, Viện Văn hoá dân gian
Việt Nam được thành lập. Mở đầu, đó là cơng trình nghiên cứu, xuất bản
năm 1989, Trên đường tìm hiểu văn hố dân gian của Đinh Gia Khánh.
“Quan niệm về folklore”, chủ biên Ngô Đức Thịnh, được Viện văn hoá dân
gian và nhà xuất bản KHXH cho ra đời vào năm 1990).
Từ văn hoá mang nhiều ý nghĩa, văn hoá là “một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua q trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự
nhiên và xã hội của mình” [Trần Ngọc Thêm 2004: 25]. Còn dân gian, nghĩa
là sáng tác ở trong dân, của người dân, là tính chất bổ nghĩa cho từ văn hố.
Chính vì vậy, văn hố dân gian là một hiện tượng ln mang tính dân tộc.
Càng tìm hiểu về khái niệm “văn hoá dân gian” ta càng thấy đây là
một khái niệm phức tạp. Trong một bài báo cơng bố trên tạp chí ra hàng
tháng The Atheneum, ngày 22 tháng 8 năm 1846 ở Luân Đôn, số 982, học
giả người Anh William J. Thoms, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Folklore”:
Folklore chính là sự hiểu biết, trí tuệ của nhân dân. W. J. Thoms dùng thuật
ngữ này với nội dung khá rộng “để chỉ những giá trị của nền văn hoá vật
16


chất, nhưng chủ yếu là những giá trị của nền văn hoá tinh thần của nhân
dân như: phong tục, tập quán, nghi thức, mê tín, ca dao, tục ngữ… của
người thời trước”.
Từ năm 1879, khi Hội Folklore được thành lập ở Ln Đơn thì việc
xác định nội dung của khái niệm được đặt ra một cách cụ thể hơn. Theo
nghĩa rộng, folklore bao gồm “tồn bộ lịch sử văn hố không thành văn của
dân tộc ở thời nguyên thuỷ”. Theo nghĩa hẹp, folklore bao gồm “phong tục

tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng thời cổ sơ mà cịn bảo lưu trong những bộ phận
đông đảo dân cư thời kỳ văn minh” (T. Stemberg 1851: The dialect and folklore
of Northamptonshire. - London; J. Harland and T. T. Wilkinson 1867: Lancashire
folklore. - London), [dẫn theo Viện KHXH và Viện VHDG 1990: 18-19].

Trong những năm 1892 – 1914, các đại diện tiêu biểu của trường phái
Anh như: A. Lang, M. R. Cox, E. S. Hartland, G. L. Gomme, CH. S. Burne
đều nhấn mạnh đến các yếu tố tinh thần, đến tín ngưỡng, tơn giáo, nghi lễ,
huyền thoại, cổ tích, dân ca… và coi đó là folklore. Hầu hết các học giả Anh
đều khẳng định “folklore là một khoa học truyền thống” (A. Lang 1885:
Custom and Myth, London), [dẫn theo Viện KHXH và Viện VHDG 1990: 18-19].

Trong bài viết Văn hoá dân gian, một chặng đường nghiên cứu, Ngô
Đức Thịnh cho rằng: “Nếu từ thập kỷ 70 – 80 trở về trước, việc sưu tầm
nghiên cứu văn hố dân gian nước ta chủ yếu bó hẹp trong văn học dân gian,
hướng tiếp cận chủ yếu là ngữ văn học, thì nay, văn hố dân gian được quan
niệm rộng hơn, bao gồm ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tín ngưỡng,
phong tục và lễ hội. Tiếp cận nghiên cứu văn hố dân gian mang tính tổng
thể nguyên hợp của văn hoá học” [Viện nghiên cứu Văn hoá 2004: 16].
Sau này, thuật ngữ folklore được các nhà khoa học xem xét ở những
phạm vi rộng hơn, nó bao gồm cả những phạm vi vật chất lẫn tinh thần,
được lưu truyền bằng lời nói hoặc phong tục trong nhân dân. Chẳng hạn như
17


Archer Taylor đã viết rằng: “Folklore là tư liệu được truyền lại bằng lời nói
hoặc phong tục tập quán. Đó có thể là bài hát dân gian, truyện kể dân gian,
câu đố, tục ngữ, hay những tư liệu khác được lưu giữ bằng lời nói. Đó có thể
là những cơng cụ và vật thể cổ truyền như tấm hàng rào hay cái nút buộc, cái
búi tóc trên đầu, hoặc những quả trứng trong lễ Phục sinh; vật trang trí cổ

truyền như bức thành Tơ-roa, hay những biểu tượng truyền thống như hình
chữ thập. Đó có thể là những phong tục cổ truyền như ném muối qua vai hay
đập mạnh lên gỗ. Đó có thể là những niềm tin cổ truyền như cây cơm cháy
chữa được các chứng bệnh đau mắt. Tất cả những cái đó đều là folklore”
[Ngơ Đức Thịnh 2005: 66-67], dẫn lại [Lưu Hồng Chương 2008: 27].
Văn hố dân gian (folklore: tiếng Anh được dịch là “văn học dân gian,
truyền thống dân gian, khoa nghiên cứu văn học dân gian, văn hoá dân
gian”), cho đến nay, vẫn là một phạm trù gây hứng thú cho nhiều học giả,
nhà nghiên cứu trong nước lẫn quốc tế. Văn hoá dân gian vẫn là những gì
tinh tuý nhất, truyền thống nhất, có tính hữu ích chung của cả cộng đồng,
được cộng đồng chấp nhận và lưu truyền cho những thế hệ mai sau.
Từ điển Văn hoá dân gian định nghĩa: “Theo đúng nghĩa, văn hoá dân
gian là nền văn hoá của dân chúng. Văn hoá này gồm cả văn hoá vật chất và
văn hố tinh thần. Thuật ngữ quốc tế chính xác nhất mang nghĩa văn hoá dân
gian là từ tiếng Anh: folkculture. Khái niệm này rất rộng, bao gồm toàn bộ
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của dân chúng. Nội hàm của nó có vấn
đề phương thức sản xuất ra của cải, có phong tục tập quán, sinh hoạt tinh
thần, tri thức tự nhiên và xã hội, quan niệm đạo đức, nhận thức tình cảm về
thế giới và nhân sinh” [Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Vũ
2002: 620-621].
Ở đây chúng tôi dựa vào định nghĩa của từ điển Văn hoá dân gian để
làm cơ sở lý luận thực hiện đề tài.
18


1.1.3. Khái niệm ca dao, tục ngữ
1.1.3.1. Ca dao
Trong phần khái niệm về ca dao, chúng tôi dựa vào cách hiểu của Vũ
Ngọc Phan để làm cơ sở lí luận.
Vũ Ngọc Phan cho rằng ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Về điểm

này, trong cuốn Văn học dân gian, tập II (lịch sử văn học Việt Nam), Đinh
Gia Khánh có chú thích như sau: Trong Kinh Thi, phần Nguỵ Phong, bài
Viên hữu có câu “Tâm chi ưu hĩ, ngã ca thả dao” (lòng ta buồn, ta ca và
dao). Sách Mao truyện viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đô ca viết dao” (khúc
hát có nhạc đệm theo lời là ca, cịn hát trơn tru thì gọi là dao). Trong sách Cổ
dao ngạn, bài Phàm lệ lại phân biệt thêm: “Ca và dao khác nhau ở chỗ, dao
có thể là lời của nhiều bài ca…” [Vũ Ngọc Phan 1998: 41-42].
Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng
đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài
dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữa ca dao
và dân ca khơng rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Khi dùng
một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu
phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca
dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có
thể xây dựng thành các điệu dân ca. Dân ca là câu hát đã thành khúc điệu.
Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt
hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng.
Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được
hát lên trong những hồn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định.
Dân ca thường mang tính chất địa phương, cịn ca dao thì ngược lại, dù nội
dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn được
phổ biến rộng rãi.
19


“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa

Ví dụ:

Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh”.

Hoặc
“Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.
Trong những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục
ngữ, ca dao, dân ca): tính nhân dân, tính hiện thực, lãng mạn, tính phổ biến,
tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể... thì tính tập thể là tính chất
cơ bản nhất. Ca dao cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh
đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ [Vũ Ngọc Phan 1998: 41-42].
1.1.3.2. Tục ngữ
Trong phần khái niệm về tục ngữ, chúng tôi dựa vào cách hiểu của
Vũ Ngọc Phan để làm cơ sở lí luận.
Vũ Ngọc Phan đã đưa ra định nghĩa như sau: “Tục ngữ là một câu
tự nó diễn tả trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lý, có
khi là một sự phê phán. Cịn thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một bộ
phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó khơng diễn
được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm
từ, chưa phải là một câu hồn chỉnh. Cịn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là
một câu hoàn chỉnh. Có thể nói một cách hình ảnh: thành ngữ ngang hàng
với từ. Thành ngữ là anh, từ đơn độc là em” [Vũ Ngọc Phan 1998: 38-39].
Vì thành ngữ qua thời gian đã được tập hợp thành cụm. Ví dụ: "Áo
rách, quần manh", "Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán
mai", "Cá bể, chim ngàn", "Bụng đói, cật rét"... đều là thành ngữ. Cịn "Chó
cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả"... đều là tục
ngữ. Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đều do nhân dân sáng tác, nhưng
cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân
20


ca. Có người nói tục ngữ là ngạn ngữ (nghĩa là lời nói đã lưu hành từ xưa.
Chữ “ngạn” có nghĩa là lời nói của người xưa).

Như vậy, tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở những kinh nghiệm về
sinh hoạt, sản xuất... Nó là những câu đúc kết những nhận xét đã được nhiều
người thừa nhận, để hướng dẫn con người nhìn nhận mọi khía cạnh của cuộc
sống. Tục ngữ là những câu thông tục, thiên về diễn ý, đúc kết một số ý kiến
dựa theo kinh nghiệm, dựa theo luân lý và công lý để nhận xét về con người
và xã hội, hay dựa theo trí thức để nhận xét về con người và vũ trụ. Trong
tục ngữ có cả thành ngữ: “Chồng yêu, xỏ chân lỗ mũi”, thì “xỏ chân lỗ mũi”
là thành ngữ [Vũ Ngọc Phan 1998: 39-40].
Như vậy, tục ngữ chính là những bài học kinh nghiệm về ứng xử với
tự nhiên, xã hội nên cũng phản ánh trung thực về các quan niệm, đặc biệt là
về đạo lý.
1.1.4. Vai trò của ca dao, tục ngữ trong văn hoá dân gian
Tục ngữ, ca dao là một thành phần rất phong phú của văn hoá dân
gian. Nội dung của tục ngữ, ca dao được lưu truyền qua nhiều đời khác
nhau, làm thành một truyền thống và trở thành tài sản chung của một dân
tộc, của thế giới.
Càng ngày, người ta được biết đến tục ngữ, ca dao là một loại hình có
mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tục ngữ, ca
dao được sáng tạo ra trước hết, nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến
những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử, xã hội của mỗi cộng
đồng. Những hình thức ngơn ngữ chứa đựng nội dung những kinh nghiệm
ấy thường lại chỉ là hình thức từng đơn vị lời nói. Mỗi câu tục ngữ, ca dao là
một câu nói có cấu trúc tương đối ổn định. “Tục ngữ, ca dao là một lời nói
có sức hấp dẫn, lơi cuốn, có sức bay xa, truyền rộng. Điều đó khiến cho tục
ngữ, ca dao từ lâu đã trở thành một trong những loại hình văn hố dân gian
21


quen thuộc nhất, hay được sử dụng nhất, có sức sống lâu bền nhất trong đời
sống tinh thần” [Chu Xuân Diên 2001: 99].

Có thể nói rằng tục ngữ, ca dao đã có từ rất xa xưa, khi mà con người
biết tư duy và có khả năng tổng kết, diễn đạt những kinh nghiệm, những
điều quan sát được trong tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Từ đó, con
người ngày càng sáng tạo, có sức sống lâu bền trong trí nhớ và lời nói của
nhân dân. Cho tới hơm nay, chúng ta đã và đang thừa hưởng một gia tài tục
ngữ, ca dao mà các thế hệ cha ông chúng ta đã kế tiếp nhau sáng tạo, giữ gìn
và truyền lại.
Như vậy, tục ngữ, ca dao có những đặc điểm nổi bật trong nền văn
hố dân gian nói riêng và nền văn hố dân tộc nói chung như sau:
- Trước hết, tục ngữ, ca dao là một gia tài phong phú và quý báu, bao
gồm những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội đã tích luỹ
lại được từ hàng nghìn năm lao động và đấu tranh của nhân dân ta. Tục ngữ,
ca dao là một bộ sưu tập bao gồm những kiến thức của nhân dân lao động
thời xưa về khoa học – kỹ thuật, về lịch sử – xã hội, về triết học...; những
kiến thức này tuy còn gắn chặt với kinh nghiệm, nhưng so với tất cả những
hình thức văn hố tinh thần dân gian khác, thì đó là dạng kiến thức đã tiến
gần hơn cả đến dạng kiến thức khoa học mà trình độ nhận thức của nhân dân
lao động thời xưa có thể đạt tới được.
- Thứ hai, tục ngữ, ca dao là một pho sách giáo khoa hướng dẫn cách
suy tư về những trường hợp của cuộc sống mà nhân dân ta hay gặp phải
trong các quan hệ với tự nhiên và xã hội thời xưa, một pho sách giáo khoa về
phương pháp tư tưởng mà nhân dân lao động thời xưa đã xây dựng nên qua
hàng nghìn năm của mình. Tuy cách suy nghĩ, phương pháp tư tưởng của di
sản tục ngữ, ca dao ấy còn chưa tách rời tư duy cảm tính, song so với tất cả
các sản phẩm văn hố tinh thần dân gian khác, thì đó là hình thức đã tiến gần
22


hơn cả đến trình độ trừu tượng mà tư duy của nhân dân lao động thời xưa có
thể đạt tới được.

- Cuối cùng, tục ngữ, ca dao còn là một kho tàng phong phú về tài liệu
ngôn ngữ, gồm hàng nghìn câu nói ở dạng làm sẵn, dùng để diễn đạt hàng
loạt những tư tưởng khác nhau, từ những vấn để cụ thể đến những vấn đề
trừu tượng về thế giới khách quan và đời sống con người. Tài liệu ngơn ngữ
này q báu vì nó vừa kết tinh được nhiều đặc điểm về tiếng nói của dân tộc,
vừa in dấu được lối nghĩ của nhân dân, lại vừa là một chất liệu ngơn ngữ
sinh động, giầu tính hiện thực, sản phẩm của những điều kiện sống, lao động
và đấu tranh, của những điều kiện lịch sử xã hội riêng của dân tộc Việt Nam.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Để trả lời cho câu hỏi: Chữ “nghĩa” trong văn hoá dân gian Việt Nam
được hình thành như thế nào? Chúng tơi xin được nêu ra một vài ý kiến như
sau: Văn hố Việt Nam gốc nơng nghiệp ln lấy việc trọng tình làm nguyên
tắc ứng xử và biểu hiện cụ thể của nguyên tắc này là tính “trọng nghĩa”. Trải
qua chiến tranh, tinh thần nghĩa hiệp của nhân dân Việt Nam luôn được đề
cao; nhất là khi bị ảnh hưởng của văn hố Trung Hoa thì đạo làm người của
dân tộc Việt vẫn tồn tại, cụ thể là tục ngữ, ca dao bàn về tính nhân nghĩa
ngày càng in đậm nét trong nền văn hoá dân gian Việt Nam.
1.2.1. Văn hoá nơng nghiệp
Văn hố Việt Nam đặc trưng gốc nơng nghiệp dẫn đến các cách thức
tổ chức cộng đồng, luôn lấy việc “trọng tình” làm nguyên tắc ứng xứ và biểu
hiện cụ thể của nguyên tắc này là tính “trọng nghĩa”.
Từ nền văn hố đặc trưng gốc nơng nghiệp đã tạo nên nhiều đặc điểm
của văn hoá dân gian Việt Nam trong đó có ca dao, tục ngữ. Chẳng hạn,
trong cách ứng xử với mơi trường tự nhiên thì dân nơng nghiệp sống phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, ở cố định một chỗ với cái nhà, cái cây của mình
23


nên có ý thức tơn trọng, khơng dám ganh đua với thiên nhiên, sống hồ hợp
với thiên nhiên. Đây chính là điều mong muốn của cư dân các nền văn hố

trọng tĩnh phương Đơng. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “lạy trời”,
“nhờ trời”: “Lạy trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy
đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp”; “Ơn trời mưa nắng phải thì, Nơi thì bừa
cạn, nơi thì cày sâu”… (ca dao) [Trần Ngọc Thêm 2004: 39].
- Về mặt nhận thức, người Việt sống bằng nghề nông nghiệp lúa nước
nên đã sống lệ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều:
“Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”
(ca dao)
Đây cũng chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp của người Việt.
Người Việt tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm hết sức phong phú về
các loại quan hệ:
“Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa; Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì
mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau,
được mùa cau thì đau mùa lúa” (tục ngữ); “Mồng tám tháng tám không
mưa, Bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi…” (ca dao) [Trần Ngọc Thêm 2004: 41].
Khi xét về nguyên tắc tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa
tổ chức theo nguyên tắc trọng tình. Người Việt luôn sống thành làng, thành
xã, sống cố định với nhau nên ln lấy tình nghĩa làm đầu: ”Bán anh em xa
mua láng giềng gần; Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình” (tục ngữ).
Người Việt ln tư duy theo lối tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo,
cân nhắc và cùng với lối sống trọng tình nên đã dẫn đến cách thức tổ chức
cộng đồng theo lối linh hoạt, ln biến báo thích hợp với từng hồn cảnh cụ
24


thể, dẫn đến triết lý sống của người Việt Nam: “Ở bầu thì trịn, ở ống thì
dài; Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” (tục ngữ).

Cũng từ nguyên tắc sống trọng tình cảm, ước mong có một cuộc sống
hiếu hồ trong quan hệ xã hội nên cũng có những mặt trái của nó là dễ dẫn
đến tâm lý hoà cả làng, coi thường phép nước: “Phép vua thua lệ làng” (tục
ngữ); “Đưa nhau đến trước cửa quan, Bên ngoài là lý, bên trong là tình”
(ca dao).
Văn hố Việt Nam là một nền văn hố gốc nơng nghiệp, có lối sống
trọng tình, trọng nghĩa, thể hiện nhiều đặc sắc trong các mối quan hệ giữa
người với người, trong đó nổi bật lên khuynh hướng trọng đạo lý vẫn được
nhắc đi nhắc lại trong những câu ca dao, tục ngữ. Di sản của tục ngữ, ca dao
sẽ mãi trở thành những lời nhắc nhở, để răn dạy trong gia đình cũng như
ngồi xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần loại bỏ những tư tưởng lạc hậu
có sẵn trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao đã được bảo vệ trong xã hội cũ để
rồi có cái nhìn mới hơn, phù hợp với đà tiến của xã hội [Chu Xuân Diên
2001: 206-210].
1.2.2. Đấu tranh chống ngoại xâm
Tính nhân nghĩa đã có từ ngàn xưa và ln mang tính nhân văn của
triết lí và đạo đức Á đơng. Điều sáng tạo là nhân nghĩa được nhân dân ta vận
dụng phù hợp với hoàn cảnh xã hội lịch sử của mình trong việc dựng nước
và giữ nước, đấu tranh chống mọi thế lực xâm lăng. Nhân nghĩa cao nhất là
“cốt để yên dân”, “đem đại nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay
cường bạo” (Nguyễn Trãi – Bình Ngơ đại cáo).
Đây cũng là cơ sở hình thành nên đặc điểm chữ “nghĩa” trong văn hố
Việt Nam nói chung, trong tục ngữ, ca dao Việt Nam nói riêng. Với một đất
nước luôn bị ngoại xâm và đe dọa từ bên ngồi, người trong nước ln phải
phát huy tinh thần vì nghĩa lớn.
25


×