Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa nhập cộng đồng tại mái ấm hoa hồng nhỏ, quận 7, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC

Luận văn thạc sỹ

CÔNG TÁC ĐƯA TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC TÁI HỊA
NHẬP CỘNG ĐỒNG TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG NHỎ, QUẬN 7,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD:
HVTH:
Lớp :
Khóa :

TS. Nguyễn Minh Thắng
Phạm Thị Tâm
Cao học Xã hội học
2007 – 2010

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 05 năm 2009
1


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................4
PHẦN I: DẪN NHẬP.................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................5
2. Nội dung, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...............................................7


3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................8
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................9
6. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................10
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................13
Chương I. Cơ sở lý luận của công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa
nhập cộng đồng...........................................................................................13
I.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................13
I.2. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................22
I.3. Khung phân tích ...................................................................................23
I.4. Lý thuyết áp dụng trong đề tài ..............................................................23
I.5. Các khái niệm công cụ..........................................................................31
Chương II. Thực trạng cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa nhập
cộng đồng tại Mái ấm Hoa hồng nhỏ, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
II.1 Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của Mái ấm Hoa Hồng nhỏ..............37
II.1.1 Cơ sở vật chất của Mái ấm ................................................................37
II.1.2 Nguồn nhân lực của Mái ấm..............................................................44
II. 2. Chức năng và mơ hình hoạt động của Mái ấm trong công tác giúp
trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng ...........................................54
II.2.1 Chức năng của Mái ấm ......................................................................54
II.2.2. Mơ hình hoạt động của Mái ấm ........................................................54
II.3 Những chương trình hành động và sự phối hợp giữa Mái ấm với các
Bộ, ban ngành, cơ sở khác, gia đình trẻ trong việc hội nhập xã hội cho trẻ
bị xâm hại tình dục......................................................................................58
II.3.1 Những chương trình hành động của Mái ấm trong cơng tác đưa trẻ
bị xâm hại tình dục hội nhập xã hội ...........................................................58
II.3.2 Sự phối hợp giữa Mái ấm với các Ban ngành, Cơ sở xã hội, chính
quyền địa phương trong cơng tác đưa trẻ hội nhập xã hội ...........................76
II.4 Những khó khăn gặp phải và hướng giải quyết khó khăn của nhân
viên Mái ấm trong công tác đưa trẻ hồi gia, tái hịa nhập xã hội.................85

II.4.1 Những khó khăn gặp phải trong công tác đưa trẻ hồi gia, hội nhập
xã hội ..........................................................................................................85
2


II.4.2 Hướng giải quyết khó khăn của nhân viên Mái ấm trong công tác
đưa trẻ hồi gia, hội nhập xã hội ...................................................................95
II.5 Một số hạn chế trong công tác đưa trẻ hồi gia, tái hòa nhập xã hội ở Mái
ấm Hoa Hồng nhỏ........................................................................................... 100

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................103
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU.......................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................123

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Afesip
AIDS
CMND
DVA
GDV
HIV
IOM
SCUK
TDH
Tp HCM
UBDSGĐ&TE
UBND

UBND.TP
UNAIDS
Unicef
XHTD
XHTDTE

: Agir Pour Les Femmes En Situation Précaire - Tổ chức Hành
động vì phụ nữ có nguy cơ.
: Acquired Immune Deficiency Syndrome - Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra.
: Chứng minh nhân dân
: Hội Hữu nghị Việt Nam – Đan Mạch
: Giáo dục viên
: Human Immuno-deficiency Virus - Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người.
: International Organization for Migration - tổ chức di dân
quốc tế.
: Save the Children United Kingdom - Qũy cứu trợ nhi đồng
: Terre des Hommes Switzerland
: Thành phố Hồ Chí Minh
: Ủy ban dân số gia đình và trẻ em
: Ủy ban nhân dân
: Ủy ban nhân dân thành phố
: Chương trình điều phối của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS
: United Nations International Children's Emergency Fund –
Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc
: Xâm hại tình dục
: Xâm hại tình dục trẻ em

4



PHẦN I. DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nạn mại dâm nói chung và mại dâm trẻ em nói riêng là một hiện tượng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ngay
cả ở những nước phát triển, giàu có. Trong các hình thức bóc lột trẻ em thì bóc lột
hay xâm hại tình dục trẻ em là hình thức dã man, vơ nhân đạo nhất. Nó gây ra hậu
quả vơ cùng lớn cho chính những trẻ em đó, cho gia đình và xã hội trên các mặt
kinh tế, đạo đức, tâm lý và tình cảm.
Năm 1990, những người làm cơng tác xã hội từ nhiều nước đã họp tại
Chiang Mai (Thái Lan) để nghe báo cáo nghiên cứu thực tế về mãi dâm trẻ em tiến
hành ở Sri Lanka, Thái Lan và Philippines. Nghiên cứu này được tiến hành theo
yêu cầu của Liên minh cơ đốc giáo toàn thế giới về du lịch ở thế giới thứ ba có trụ
sở ở Bangkok - một cơ quan theo dõi và phát triển du lịch ở thế giới thứ ba. Những
người tham gia hội nghị nghe những báo cáo với một sự nghi ngờ nhất định. Một
số người trên thế giới khi đó đã thấy rõ mức độ bùng nổ của mãi dâm trẻ em ở các
nước này. Trước tình trạng bóc lột như vậy, sự đáp ứng truyền thống của các tổ
chức này là họ sẽ làm gì đó để giúp các nạn nhân. Nhưng một thực tế khác với sự
tưởng tượng của mọi người cũng nổi lên trong các báo cáo tại hội nghị là hầu như
ta khơng thể làm gì để giúp phục hồi những trẻ em là nạn nhân của mãi dâm hoặc
bị xâm hại tình dục từ chính những người trong gia đình, làng xóm. Những người
đã làm việc để tìm cách giúp cho các nạn nhân trẻ em đã vơ cùng thất vọng trong
việc tìm kiếm một giải pháp thực sự cho một cuộc đời mới trên thực tế đã bị tàn tạ
trước khi được bắt đầu.1
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, năm 1989, Điều 35: “Các quốc
gia thành viên phải thực hiện các biện pháp thích hợp về pháp chế, hành chính, xã
hội và giáo dục bảo vệ trẻ em không bị cha mẹ, người giám hộ pháp lý hay bất kỳ
1


Xem “Trẻ em và khách du lịch”, Ron O’Grady, Nguyễn Tri Kha dịch, Tài liệu tham khảo sử
dụng trong phạm vi các chương trình của Radda Barnen, tr.155.

5


một ai khác xâm hại, bóc lột về thể xác, tinh thần và tình dục. Nhà nước phải ngăn
ngừa việc xúi giục hay bắt buộc trẻ em tham gia bất cứ hành vi tình dục bất hợp
pháp nào có tính chất bóc lột, việc bắt cóc hay bn bán trẻ em và sử dụng trẻ em
trong các buổi biểu diễn hay tài liệu mang tính chất khiêu dâm có hại cho trẻ em
trên bất kỳ một phương diện nào”2. Đặc biệt, Công ước cũng chỉ ra rằng Nhà nước
phải thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và sự tái hòa nhập xã hội của những
trẻ em bị xâm hại, bóc lột tình dục. Các em phải được bảo vệ không bị bỏ mặc,
không bị xúc phạm và khơng bị trừng phạt dưới bất kỳ hình thức nào. Sự phục hồi
và tái hòa nhập này phải được tiến hành trong môi trường tốt cho sức khỏe của trẻ
em bị xâm hại tình dục cũng như làm tăng thêm lòng tự trọng và phẩm giá của các
em.
Trong thực tế, chiến lược hồi gia, tái hòa nhập xã hội cho trẻ em bị xâm hại
tình dục đang được tiến hành ở nhiều nước, bằng nhiều giải pháp cho những bối
cảnh khác nhau. Ở Việt Nam, công tác này cũng đã được thực hiện. Nổi cộm trong
công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục hồi gia, tái hịa nhập cộng đồng hiện nay là
các vấn đề: chăm lo nơi ăn chốn ở, hoạt động thực địa trên đường phố, tâm lý trị
liệu, hướng nghiệp, liên lạc với gia đình và hoạt động cộng đồng. Các hoạt động
này đã góp phần tích cực khơng chỉ đối với trẻ em đã bị xâm hại mà cịn tới những
chương trình có liên quan đến cơng tác phịng ngừa xâm hại tình dục trẻ em. Tuy
nhiên trên thực tế vẫn cịn đó những khó khăn và thách thức. Hiệu quả từ những
chương trình này có liên quan đến số lượng, chất lượng chun mơn của các cơ sở
xã hội và nhân viên ở những cơ sở này hay không? Giúp đỡ các nạn nhân là trẻ em
bị bóc lột, xâm hại tình dục trải qua nhiều giai đoạn, bước cuối cùng là đưa trẻ hồi
gia hoặc tái hịa nhập xã hội; khó khăn trong giai đoạn này là gì? Những yếu tố

nào cản trở? Những cơ sở xã hội thực hiện công tác này lượng giá hiệu quả hoạt
động của các chương trình như thế nào? v.v…. Những vấn đề nêu trên chưa được

2

Xem “Trẻ em và khách du lịch”, Ron O’Grady, Nguyễn Tri Kha dịch, Tài liệu tham khảo sử
dụng trong phạm vi các chương trình của Radda Barnen, tr.153.

6


nghiên cứu cụ thể trong thực tế. Từ việc thực hiện nghiên cứu này, tác giả có thể
đánh giá, phát hiện những vấn đề giúp nâng cao hiệu quả công tác tái hòa nhập
cộng đồng cho trẻ bị xâm hại tình dục. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu, đồng
thời đáp ứng được mục tiêu của đề tài, lựa chọn điểm nghiên cứu thích hợp là
khâu quan trọng góp phần không nhỏ tới kết quả của đề tài. Một thực tế là hiện tại
ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ có hai cơ sở chuyên về tiếp nhận, chăm sóc và trị
liệu, phục hồi cho trẻ gái bị xâm hại tình dục, đó là mái ấm Hoa Hồng nhỏ (Quận
7) và Trung tâm Afesip (Quận 3). So với Trung tâm Afesip thì Mái ấm Hoa hồng
nhỏ ra đời sớm hơn và được nhiều người biết đến hơn do tính chất đặc thù của Mái
ấm là chỉ làm việc với trẻ bị xâm hại tình dục. Với những lý do nêu trên tôi chọn
đề tài: “Công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng” trên cơ sở
thực tế hoạt động của Mái ấm Hoa hồng nhỏ, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh để
nghiên cứu.
2. Nội dung, khách thể, phạm vi nghiên cứu
* Nội dung nghiên cứu: Cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa nhập cộng
đồng.
* Khách thể nghiên cứu: đề tài hướng đến hai nhóm khách thể:
- Trẻ bị xâm hại tình dục dưới 16 tuổi (Trẻ gái bị người thân quen trong gia
đình, người lạ xâm hại tình dục hoặc bị lừa gạt, bị bán làm mại dâm ở Campuchia

hay trong các nhà hàng trong thành phố) đã và đang sinh hoạt tại Mái ấm Hoa
Hồng nhỏ
- Nhân viên xã hội (Giáo dục viên) công tác tại Mái ấm Hoa Hồng nhỏ
* Phạm vi nghiên cứu: Mái ấm Hoa hồng nhỏ, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình
dục tái hịa nhập cộng đồng tại Mái ấm Hoa Hồng nhỏ hiện nay diễn ra như thế
nào? Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống nhân viên xã hội, chức năng, nhiệm vụ,
7


năng lực hoạt động của họ trong công tác tái hịa nhập cộng đồng cho trẻ bị xâm
hại tình dục. Những kết quả nào đã đạt được? Những vấn đề nào cịn tồn tại, hạn
chế? Những khó khăn và thách thức trong tiến trình đưa trẻ hồi gia, tái hịa nhập
xã hội? Mối liên hệ giữa hoạt động của hệ thống nhân viên xã hội đối với các kết
qủa đã đạt được? Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đề tài hy vọng
sẽ tổng hợp và đưa ra một số đề xuất cơng tác tái hịa nhập cộng đồng cho trẻ bị
xâm hại tình dục trong thực tế đạt hiệu quả hơn và có thể nhân rộng mơ hình hoạt
động cho các quận khác của Thành phố Hồ Chí Minh hoặc cả nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với những nhiệm vụ khác nhau:
a) Một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất là xây dựng cơ sở
lý luận để thực hiện cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa nhập cộng đồng.
b) Nhiệm vụ tiếp theo, kết quả đề tài phải chỉ ra được thực trạng công tác
đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng hiện nay tại Mái ấm Hoa hồng
nhỏ, thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Tác giả đề tài sẽ phải tìm hiểu, thu thập
thơng tin từ nhiều nhóm đối tượng. Thu thập thơng tin từ nhóm trẻ gái bị người
thân trong gia đình, người lạ xâm hại tình dục hoặc bị lừa gạt, bị bán làm mại dâm
ở Campuchia hay trong các nhà hàng trong thành phố nhằm nắm bắt tâm lý, suy
nghĩ, ước muốn của các em trong việc quay trở lại cuộc sống bình thường như

trước đây với gia đình, cộng đồng. Kết quả đề tài cũng phải cung cấp những thông
tin về cha, mẹ (người thân), những nhân viên xã hội, đại diện các cơ sở xã hội; họ
có thái độ, suy nghĩ, và có những chương trình hành động gì trong cơng tác này?
Họ đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết chúng như thế nào? Những vấn đề
gì đang được đặt ra?
c) Ngồi ra, một nhiệm vụ cũng có thể coi là rất quan trọng đối với đề tài
đó là việc đưa ra một số ý kiến, đề xuất đối với cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình
dục tái hòa nhập cộng đồng trong tương lai đạt hiệu quả hơn.
8


5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đề tài: “Cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng
đồng tại Mái ấm Hoa Hồng nhỏ” có ý nghĩa khoa học rất lớn.
Trước hết, đề tài nghiên cứu chỉ ra việc vận dụng những kiến thức chuyên
ngành Xã hội học: Xã hội học gia đình, Giới và phát triển, Dư luận xã hội. Chẳng
hạn các kiến thức về Xã hội học gia đình như chức năng của gia đình trong việc
chăm sóc, giáo dục con cái. Khi trẻ rơi vào hồn cảnh bị xâm hại tình dục thì điều
đó có liên quan đến trách nhiệm của cha mẹ, người thân của trẻ. Những mâu
thuẫn, bất ổn trong quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có phải là nguyên
nhân dẫn đến hiện trạng trẻ bị xâm hại tình dục hay khơng? Gia đình sẽ giải quyết
biến cố này như thế nào? v.v... Các kiến thức về ảnh hưởng của dư luận xã hội
trong việc trẻ bị xâm hại tình dục hồi gia, tái hịa nhập cộng đồng đối với chuyên
ngành Dư luận xã hội. Ngoài ra, đề tài cịn vận dụng kiến thức chun ngành Cơng
tác xã hội: Công tác xã hội với cá nhân (công tác với trẻ bị xâm hại tình dục, với
người thân của trẻ), Cơng tác xã hội nhóm (các Hội, câu lạc bộ tại địa phương,
cộng đồng nơi trẻ tái hòa nhập), v.v...
Thứ hai, thông qua vận dụng những kiến thức nêu trên vào thực tiễn, và
trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thu được, tác giả mong muốn có thể bổ sung

cho hệ thống những kiến thức chuyên ngành Xã hội học và Công tác xã hội về lĩnh
vực trẻ bị xâm hại tình dục trong xã hội bằng cách làm giàu thêm ví dụ sinh động
từ thực tiễn và hướng giải quyết.
Thứ ba, đối với Xã hội học, đối tượng nghiên cứu của ngành là các vấn đề
xã hội nhưng dường như vấn đề xâm hại tình dục trẻ em rất ít được các nhà xã hội
học đề cập đến, và công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng
vẫn là một khái niệm khá mới mẻ. Do đó, ngồi ý nghĩa khoa học là làm phong
phú thêm hệ thống kiến thức chuyên ngành xã hội học thì kết quả nghiên cứu của

9


đề tài còn gợi mở cho những hướng nghiên cứu khác nhau trong những đề tài tiếp
sau.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa mong muốn cung cấp cho các cơ
quan, tổ chức bảo vệ trẻ em luận chứng thực tế phát triển và hồn thiện chính sách,
cách thức giúp trẻ bị xâm hại tình dục có thể hịa nhập lại với xã hội tốt hơn. Kết
quả nghiên cứu có thể làm tư liệu và ví dụ thực tiễn cho mơn học Dư luận xã hội,
Xã hội học gia đình hoặc Cơng tác xã hội với nhóm dễ bị tổn thương, Cơng tác xã
hội với trẻ có hồn cảnh đặc biệt. Hy vọng những kết quả nghiên cứu sẽ được
chuyển giao cho Hội bảo trợ trẻ em thành phố, sở Lao động Thương binh và Xã
hội để đề ra những chính sách xã hội chăm lo cho trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ bị xâm
hại tình dục và những biện pháp hỗ trợ nhân viên cơng tác xã hội. Ngồi ra, đây
cịn có thể được coi là nguồn tài liệu hữu ích cho những ai có ý định nghiên cứu
cùng chủ đề.
6. Phương pháp thu thập thơng tin
Có thể nói rằng đối tượng nhóm trẻ bị xâm hại tình dục trong thực tế khơng
dễ tiếp cận. Những khó khăn gặp phải xuất phát từ quan niệm đây là một vấn đề
nhạy cảm, kín đáo, khơng nên để nhiều người biết vì biết sẽ tạo những dư luận xấu

cho chính trẻ bị xâm hại tình dục và gia đình, người thân của trẻ. Khi trẻ cố gắng
tường trình tồn bộ sự việc bị xâm hại tình dục thì cũng phải hứng chịu ít nhiều
thiệt hại: mối đe dọa từ kẻ gây nên hành vi xâm hại tình dục trẻ, sự khơng chia sẻ,
cảm thơng và những dị nghị của cộng đồng, xã hội. Những yếu tố đó khiến cho
người nghiên cứu phải sáng tạo lựa chọn phương pháp tiếp cận đối tượng thích
hợp nhất nhằm thu thập thông tin hiệu quả.
Trong nghiên cứu này, với mục tiêu nhằm tìm hiểu cơng tác đưa trẻ bị xâm
hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng tại Mái ấm Hoa hồng nhỏ nên tác giả tập trung
nghiên cứu gián tiếp trẻ bị xâm hại tình dục qua tiếp cận nhóm đối tượng là những
nhân viên làm việc tại Mái ấm nhiều hơn so với các nhóm đối tượng khác như: trẻ
10


bị xâm hại đang trong giai đoạn tái hòa nhập, gia đình trẻ, v.v… Theo đó, đề tài sử
dụng phương pháp nghiên cứu định tính với phỏng vấn sâu 19 đối tượng như sau.
- Phỏng vấn sâu 03 trẻ bị xâm hại tình dục tuổi dưới 16 đang sinh hoạt tại
Mái ấm, chuẩn bị quá trình hồi gia hoặc tái hịa nhập cộng đồng nhằm tìm hiểu
những nhu cầu về nơi ăn chốn ở, công tác ổn định tâm lý và liên lạc với gia đình
hoặc hướng nghiệp, học nghề hiện nay ra sao? Có gặp những khó khăn gì không?
- Phỏng vấn sâu 02 trẻ đã hồi gia hoặc tái hịa nhập cộng đồng để đánh giá
thơng tin về kết quả của công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng
đồng một cách khách quan hơn.
- Phỏng vấn sâu 10 nhân viên xã hội, trong đó đại diện Mái ấm Hoa hồng
nhỏ (06 nhân viên) đang thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, phục hồi và tái
hòa nhập cộng đồng cho trẻ bị xâm hại tình dục. (Do số lượng nhân viên tại Mái
ấm quá ít nên tác giả phỏng vấn thêm 04 nhân viên đã nghỉ việc tại Mái ấm trong
khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm) nhằm tìm hiểu suy nghĩ, thái độ của họ
trong công tác này. Họ đã gặp những khó khăn gì và giải quyết nó như thế nào?
Công tác huy động các dịch vụ, nguồn lực cho trẻ trở về với gia đình, cộng đồng
được họ tiến hành ra sao?

- Phỏng vấn sâu 02 bậc phụ huynh hoặc người thân quen của các trẻ bị xâm
hại tình dục đang sinh hoạt tại Mái ấm, chuẩn bị q trình hồi gia, tái hịa nhập
cộng đồng nhằm tìm hiểu suy nghĩ, thái độ và tinh thần hợp tác của họ với nhân
viên tại Mái ấm để giúp trẻ ổn định cuộc sống như thế nào.
- Phỏng vấn sâu 02 bậc phụ huynh hoặc người thân quen của các trẻ bị xâm
hại tình dục đã hồi gia hoặc tái hịa nhập cộng đồng nhằm tìm hiểu suy nghĩ, thái
độ và tinh thần hợp tác của họ với nhân viên tại Mái ấm để giúp trẻ ổn định cuộc
sống như thế nào.
Căn cứ nội dung cần thu thập, bảng hướng dẫn phỏng sâu cho một trong 4
nhóm đối tượng sẽ được xây dựng. Người đọc có thể tham khảo ở phần Phụ lục
hướng dẫn phỏng vấn sâu đối tượng

11


Kết quả phỏng vấn sâu sẽ được mã hóa và xử lý theo những chủ đề quan
trọng nổi bật. Phương pháp phân tích định tính cơ bản sẽ được ứng dụng là cách
tiếp cận quy nạp, dựa vào thực tiễn để khái quát nên lý thuyết. Phân tích định tính
sẽ bắt đầu từ việc mã hóa thơng tin đã được ghi chép tóm tắt lại từ các cuộc phỏng
vấn theo nội dung và chủ đề nhằm xác định các mô hình/cấu trúc nổi bật phản ánh
tình hình thực tế. Sau khi xác định được các mơ hình/cấu trúc này theo từng nhóm
đối tượng được phỏng vấn, sẽ tiếp tục xây dựng danh mục và cấu trúc mã hóa. Bản
ghi chép tóm tắt phỏng vấn trước hết sẽ được đánh mã nhằm xác định những chủ
đề hoặc cấu trúc lớn. Sau đó từ những chủ đề hoặc cấu trúc này, sẽ tiếp tục mã hóa
các chủ đề nhỏ hoặc những nội dung chi tiết nhằm xác định những ý kiến quan
trọng thu được từ phỏng vấn. Nhờ mã hóa một cách thống nhất các chủ đề con
hoặc nội dung chi tiết, phân tích định tính sẽ giúp xây dựng được cấu trúc phản
ánh rõ hiểu biết, kinh nghiệm và ý kiến của người tham gia phỏng vấn giúp phản
ánh rõ nét tình hình thực tế và vai trị của chương trình tái hòa nhập cộng đồng cho
trẻ em bị xâm hại tình dục.

Tác giả đề tài đã kết hợp cả phỏng vấn lẫn quan sát để ghi nhận những hoạt
động của Mái ấm, về mơi trường sống, hồn cảnh gia đình và hành vi của các em.
Ngồi ra, tác giả cịn sử dụng những tư liệu sẵn có từ các nguồn sách, báo, tạp chí
khoa học để tổng hợp, đối chiếu, so sánh và phân tích các kết quả một cách khách
quan hơn.

12


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I. Cơ sở lý luận của cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái
hịa nhập cộng đồng
I.1. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể thấy rằng chúng ta khơng có nhiều đề tài nghiên cứu về trẻ bị xâm
hại tình dục từ trước đến nay. Nếu đề cập thêm về nội dung những vấn đề trong
công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng như: thực trạng,
những khó khăn và cách giải quyết của các cơ quan, tổ chức xã hội và nhân viên
xã hội khi tiếp cận với nhóm trẻ này thì càng ít đề tài nghiên cứu. Nhóm tài liệu
nghiên cứu về trẻ bị xâm hại tình dục, đa số là những bài báo, bài viết đăng trên
tạp chí, Internet, v.v… với những cách tiếp cận, các phương pháp khác nhau. Điều
này tạo nên tính đa dạng trong nghiên cứu về vấn đề xã hội. Nhưng để lựa chọn
nguồn tài liệu thực sự là một cuộc khảo sát về thực trạng công tác đưa trẻ bị xâm
hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng tại một số cơ sở xã hội ở thành phố Hồ Chí
Minh là điều khơng dễ dàng.
Trong số những tài liệu tìm được, trước tiên có thể kể đến cuốn sách “Tài
liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị lạm dụng” của Unicef, xuất bản năm 2005.
Cuốn sách là một tài liệu hữu ích cho những nhân viên xã hội khi tiếp cận giải
quyết những vấn đề của nhóm trẻ bị xâm hại, hỗ trợ những kỹ năng cần thiết cho
nhân viên khi can thiệp giải quyết các vấn đề của nhóm trẻ này. Cuốn tài liệu này
được phát triển để nhằm thúc đẩy công tác tham vấn như là một cơng cụ thuận lợi,

với mục đích là nhằm giảng dạy những kỹ năng để giúp trẻ bị lạm dụng nói chung
vượt qua những khó khăn, thử thách, có được kỹ năng ra quyết định tích cực và
nâng cao cuộc sống của mình. Nhưng do nội dung cuốn sách đề cập tới tất cả các
hình thức được gọi là lạm dụng trẻ (Lạm dụng thân thể, Lạm dụng tâm lý / tình
cảm, Lạm dụng tình dục, Bn bán trẻ em và lao động trẻ em) nên có phần dàn
13


trải, khơng chun sâu vào một loại hình lạm dụng cụ thể. Chính vì thế khi tổng
quan tài liệu này, người đọc gặp khó khăn nhiều nếu muốn cập nhật những thơng
tin chỉ riêng cho nhóm trẻ bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, nội dung cuốn sách đã
giúp tác giả đề tài học hỏi thêm được rằng trước khi bắt tay thực hiện công tác đưa
trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng thì cơng việc tham vấn, hỗ trợ tâm
lý là hết sức quan trọng, nó khơng dễ dàng và địi hỏi những nhân viên xã hội phải
nắm vững những kỹ năng cũng như kiến thức tham vấn mới có thể hỗ trợ trẻ đạt
hiệu quả. Luận điểm này giúp tác giả suy nghĩ và cần tìm hiểu thực trạng đội ngũ
nhân viên xã hội tại các cơ sở xã hội trực tiếp làm việc với trẻ bị xâm hại tình dục
về mặt kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc với trẻ của họ như thế nào? Từ đó
có thể đánh giá được một phần thực trạng công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái
hịa nhập cộng đồng hiện nay tại Mái ấm Hoa hồng nhỏ.
Cuốn sách thứ hai có thể kể tới ở đây là cuốn “Hàn gắn và vượt qua nỗi
đau lạm dụng tình dục”. Tác giả Cynthia Mather - một người đã bị chính bố đẻ
của mình xâm hại tình dục trong suốt 11 năm tuổi thơ - với những kinh nghiệm
của bản thân, hiểu rõ sự bối rối, nỗi sợ hãi, tuyệt vọng, đau đớn, phẫn nộ của
những đứa trẻ bị xâm hại tình dục. Cuốn sách cũng lấy nhiều tư liệu từ những cuộc
trò chuyện trực tiếp với các nạn nhận bị xâm hại tình dục. Qua đó, những người
đồng cảnh sẽ nhận thức được chuyện gì đang xẩy ra với mình và vượt qua những
cảm xúc đơn độc, sự bối rối và những hoài nghi về bản thân. Một cuộc sống tốt
đẹp đang chờ đợi chúng ta ở phía trước. Đây là cuốn sách dành cho một nhóm các
thiếu niên tuổi mới lớn đặc biệt - những con người trẻ tuổi đang phải đối mặt với

tất cả những vấn đề bình thường của sự phát triển nhưng lại trở nên đặc biệt theo
một cách khác: các em đang phải đấu tranh để vượt qua nỗi đau bị xâm hại tình
dục. Cuốn sách thực sự đã đạt được cái đích là trở thành cuốn cẩm nang giúp thiếu
niên tuổi mới lớn, bạn bè và gia đình phục hồi sau hành vi xâm hại tình dục và
loạn luân. Tuy nhiên cái mà tôi cần tác giả chia sẻ trong cuốn tư liệu này thì lại
chưa có. Đó là để giải quyết vấn đề này họ có cần tới vai trị của nhân viên xã hội
hay khơng và sự can thiệp của nhân viên xã hội tại các cơ sở xã hội vào giải quyết
14


vấn đề trẻ bị xâm hại tình dục như thế nào? Có phải họ đều giải quyết hết mọi việc
một cách sn sẻ hay khơng? Họ có gặp khó khăn gì khơng? Nhưng dù sao đây
cũng là nguồn tài liệu quan trọng rất hữu ích khi nó giúp chúng ta thấy được muôn
mặt của đời sống tâm lý của những trẻ bị xâm hại tình dục.
Cuốn sách “Trẻ em bị lạm dụng tình dục” do tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa
chủ biên là kết quả của cuộc nghiên cứu thực tế 50 trẻ em gái bị xâm hại tình dục,
tuổi từ 12 tới 18, tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua phương pháp bảng hỏi và
phỏng vấn sâu. Tác giả đề tài cũng trình bày những khó khăn khi nghiên cứu đối
tượng này. Do tính chất mới mẻ của đề tài, cuộc nghiên cứu này chỉ có tính cách
thăm dị và mơ tả nhằm tìm hiểu thực trạng trẻ em nữ bị xâm hại tình dục tại thành
phố Hồ Chí Minh, một số đặc điểm của trẻ em bị xâm hại tình dục và gia đình của
các em, những yếu tố nguy cơ nào tạo điều kiện cho trẻ dễ bị xâm hại, những dữ
kiện liên quan tới sự kiện bị xâm hại (thủ phạm, bối cảnh xảy ra, v.v...), ảnh hưởng
về mặt tâm lý do việc bị xâm hại và một số biện pháp hiện nay của một số tổ chức
trước hiện tượng trẻ bị xâm hại tình dục. Có thể thấy, về nội dung đề tài này
hướng tới phân tích rất phong phú, đa dạng. Chính điều này càng thể hiện được
tính chất cấp bách của việc nghiên cứu đối tượng trẻ bị xâm hại tình dục. Tuy
nhiên cuốn sách này hồn tồn khơng đề cập tới vai trị của các tổ chức xã hội,
nhân viên cơng tác xã hội khi làm việc với đối tượng trẻ em bị xâm hại tình dục
trong cơng tác đưa các em hồi gia, tái hòa nhập cộng đồng. Nhưng cũng cần thừa

nhận rằng đây là nguồn tài liệu rất hữu ích để tôi tham khảo khi thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Một nguồn tài liệu tham khảo khác cũng cần phải nói tới là cuốn “Cơng tác
xã hội” của tác giả Lê Văn Phú, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2004. Tác
giả đã cố gắng tổng quan các tài liệu liên quan tới khái niệm, chức năng, vai trị
của ngành Cơng tác xã hội giúp người đọc có sự nhận diện rõ hơn về mơn khoa
học này, đây là một đóng góp đáng trân trọng. Trong phần nội dung, tác giả cũng
đề cập tới phần Công tác xã hội với nhóm trẻ đặc biệt (Trẻ mồ cơi, trẻ đường phố,
15


trẻ bị xâm hại). Tuy nhiên, do chỉ mang tính chất giới thiệu nên những nội dung
nói về trẻ bị xâm hại tình dục là rất ít. Nhưng cái hay của cuốn sách mà tơi thấy
mình đã tham khảo được chính là phần nội dung những chức năng của cơng tác xã
hội khi làm việc với thân chủ - nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Nhân viên xã hội
có những chức năng: phòng ngừa, trị liệu, phục hồi và phát triển cho đối tượng.
Vậy xét trong thực tế công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục hồi gia, tái hòa nhập
cộng đồng ở một số cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì các nhân viên
xã hội có được đào tạo những kỹ năng chuyên ngành cơ bản này hay chưa? Nếu
có, họ đã áp dụng thực hiện với nhóm trẻ này như thế nào? Giữa lý thuyết và thực
tiễn có gì là khác biệt, cần sự điều chỉnh? Cuốn sách là nguồn tài liệu hữu ích để
tác giả đối chiếu với thực tế khi thực hiện đề tài này.
Cuốn sách “Lạm dụng tình dục trẻ em” của tác giả Ron O’Grady có thể coi
là cuốn sổ tay hữu ích cho những nhân viên xã hội làm việc với nhóm đối tượng
trẻ bị xâm hại tình dục. Như một cuốn truyện kể nhiều tập mà ở đó mn mặt của
thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục được thể hiện khá chi tiết. Tác giả khơng
những đi sâu phân tích thực trạng nạn mại dâm trẻ em, những ham muốn xấu xa
của những kẻ xâm hại, những trò bịp bợm của bọn làm phim khiêu dâm, hậu quả
của việc lan truyền đại dịch AIDS, v.v… mà cịn dấy lên hồi chng cảnh tỉnh cho
nhân loại thông qua việc đề xuất một loạt các biện pháp về giáo dục, truyền thông,

luật pháp nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục. Cuốn sách thể
hiện một nỗ lực, tâm huyết lớn của tác giả khi đề cập tới đối tượng này. Mặc dù
chưa hề đề cập tới vai trò của nhân viên xã hội tham gia giải quyết vấn đề của
nhóm trẻ này nhưng với tôi, những thông tin mà tác giả chia sẻ trong cuốn sách là
rất bổ ích. Mỗi câu chuyện về mỗi cuộc đời của các em bé gái, bé trai bị xâm hại
tình dục có thể giúp chúng ta hình dung được phần nào những mong muốn, khát
vọng của các em, đồng thời cho ta thấy vai trò, trọng trách của những nhân viên xã
hội khi tiếp cận với nhóm trẻ dễ bị tổn thương này.

16


Cùng tâm huyết với chủ đề trẻ bị xâm hại tình dục, ở đây tác giả xin đề cập
tới một cuốn sách khác nữa, đó là cuốn sách “Trẻ em và khách du lịch” của tác giả
Ron O’Grady. Viết cuốn sách này là một kinh nghiệm đau đớn. Giống như hầu hết
mọi người, tác giả sống trong một thế giới tương đối an tồn, cách xa những căn
phịng hơi hám của những nhà chứa rẻ tiền ở những thành phố châu Á. Những trẻ
em là nạn nhân của những vụ xâm hại tình dục cũng có những ước mơ và hy vọng
như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng lại phải chịu một cuộc đời đau khổ và
chết yểu. Trên những trang giấy của Ron O’Grady, những câu chuyện về sự tham
lam, ích kỷ của những kẻ ham muốn tình dục với trẻ em được phơi bày khá rõ
ràng. Tác giả cho rằng, những câu chuyện không hay này cần phải kể cho mọi
người. Như vậy chúng ta sẽ biết về những trẻ em và những tệ nạn được che giấu
dưới vẻ ngoài của xã hội mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên nội dung cuốn sách đề
cập chủ yếu thông tin từ những quốc gia Thái Lan, Đài Loan, Campuchia, Ấn Độ,
hầu như những thông tin về Việt Nam là khơng có. Nếu nói tới nội dung cơng tác
đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng cũng như vai trò của nhân viên
xã hội khi làm việc với nhóm trẻ này thì tài liệu này chưa đề cập.
Tài liệu “Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” của tác giả Nguyễn
Xuân Nghĩa, khoa Phụ nữ học, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh

có thể được coi là nguồn tài liệu hữu ích cho tác giả tham khảo làm đề tài này. Nội
dung cuốn sách đề cập tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của nhóm trẻ em
trong hồn cảnh đặc biệt khó khăn ở Quận 8 bao gồm: trẻ em lang thang đường
phố, trẻ em bị bóc lột tình dục, trẻ em tị nạn, trẻ em tàn tật, trẻ em lao động sớm,
trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em mồ cơi, trẻ em thiệt thịi. Các loại hình trẻ em này
khơng loại trừ lẫn nhau, có nghĩa là một đứa trẻ có thể mang nhiều đặc điểm của
nhiều loại. Cuốn sách gồm 3 phần: Phần dẫn nhập, phần nội dung và phần kết
luận. Trong phần nội dung, tác giả đi vào tìm hiểu các đặc điểm nhân khẩu của trẻ
có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, tìm hiểu những đặc điểm của gia đình trẻ, những
động cơ và lý do trẻ rơi vào hoàn cảnh này, ước mơ và dự phóng tương lai. Đáng
17


lưu ý trong tài liệu này là phần nội dung “Các biện pháp của chính quyền và của
các đồn thể xã hội trong công tác cải thiện điều kiện sống cho các em có hồn
cảnh đặc biệt khó khăn”. Theo tác giả, cơng tác này gặp rất nhiều khó khăn do sự
chưa thống nhất, phối hợp giữa các cơ quan chính quyền, các cơ sở với gia đình
trẻ trong việc huy động nguồn lực, các dịch vụ để hỗ trợ cho trẻ. Cũng chính vì lý
do này mà nhiều trẻ khơng muốn trở về với cuộc sống bình thường như trước kia.
Luận điểm này của tác giả đáng để chúng ta lưu ý khi muốn lượng giá những
chương trình đưa trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn (mà trẻ bị xâm hại tình dục là
một trong số đó) tái hòa nhập cộng đồng từ những cơ sở xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ
đánh giá ở khía cạnh hiệu quả của sự phối hợp, hỗ trợ giữa cơ sở xã hội với chính
quyền, các ban ngành liệu đã tồn diện? Theo tôi, vấn đề nguồn nhân lực, mà cụ
thể là số lượng và chất lượng chuyên môn, kỹ năng làm việc với trẻ của nhân viên
xã hội tại các cơ sở cũng cần phải được xem xét, đánh giá kỹ. Việc tìm hiểu cơ cấu
tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chính những cơ sở xã hội có phần quan trọng
không nhỏ nếu muốn tiến tới giai đoạn tiếp theo là đánh giá chung về sự phối hợp
giữa các cơ sở xã hội với chính quyền, ban ngành. Điểm mới trong đề tài của tôi
so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa là ở khía cạnh này.

Có thể nói rằng nhóm trẻ bị xâm hại tình dục là nhóm yếu thế, dễ bị tổn
thương trong xã hội. Chính vì thế đây được coi là nhóm đối tượng nhận được
nhiều sự quan tâm từ các cơ sở xã hội, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Phịng
nghiên cứu cơng tác xã hội, v.v… Hội tâm lý – giáo dục thành phố Hồ Chí Minh
năm 1997 có xuất bản một ấn phẩm có tựa đề “Trẻ em: vấn đề nạn xâm hại tình
dục và mại dâm”. Đây là một sản phẩm tập thể bởi thực hiện đề tài này là đội ngũ
các chuyên gia, nhân viên công tác xã hội và các sinh viên chuyên ngành công tác
tác xã hội cùng phối hợp trong khoảng thời gian 8 tháng tiến hành điều tra, khảo
sát, viết báo cáo thu hoạch. Nội dung đề tài cung cấp cho chúng ta một cái nhìn
tồn diện về bức tranh trẻ bị xâm hại tình dục và lơi kéo vào vịng mãi dâm trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài là vấn đề
18


bóc lột tình dục trẻ em trên cả 3 góc độ: xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình và
ngồi gia đình khơng do động cơ kinh tế; bóc lột tình dục trẻ em bằng mại dâm,
bằng phim ảnh khiêu dâm, tình dục và các hình thức xâm hại tình dục khác như
cắt tục âm vật, tảo hơn,… Nhìn chung các tác giả tập trung mô tả thực trạng qua
những thông tin thu được từ phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Người đọc có thể nắm bắt khá rõ những đặc điểm về khung cảnh sinh sống, mơi
trường gia đình, những hậu quả về tâm lý và thể xác của các em bị xâm hại tình
dục. Tuy nhiên các tác giả cũng chỉ đề cập tới các biện pháp nhằm ngăn ngừa vấn
đề trên chứ hoàn toàn không hề đề cập tới công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái
hịa nhập cộng đồng như thế nào.
Khi tìm hiểu những bài viết, bài tham luận trên các tạp chí, báo điện tử cho
chủ đề trẻ bị xâm hại tình dục thì tơi nhận thấy rằng đây là một đề tài nhận được
sự quan tâm của rất nhiều người. Nhưng nhìn chung các bài viết đều tập trung chỉ
ra thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục qua những con số tổng kết từ nhiều nguồn,
những dẫn chứng khá sinh động từ thực tế, từ đó các tác giả đi sâu phân tích hậu
quả của vấn đề, tức trẻ bị xâm hại tình dục thì gặp những tổn thương về thể xác và

tâm lý như thế nào. Tơi có thể trích dẫn một số bài viết tiêu biểu dưới đây:
Bài viết đăng trên VietNamNet, ngày 03/04/2007 của tác giả Thu Hương có
dẫn chứng: “Trong 2 năm (2004 - 2006), Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em của
Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em đã nhận được 1.264 cuộc gọi điện thoại liên
quan đến vấn đề xâm hại tình dục và quan hệ tình dục trẻ em (XHTDTE). Cũng
trong 2 năm qua, gần 500 vụ xâm hại tình dục trẻ em đã được tịa án các cấp
trong cả nước đưa ra xét xử. Phần lớn những người XHTD trẻ em chính là hàng
xóm của các bé gái này (chiếm 54,8%) tiếp theo là người khơng quen biết với gia
đình và trẻ (35,5%) sau đó là bạn cùng trang lứa cùng học, cùng tuổi (12,9%) và
“xếp cuối bảng” là người trong gia đình bé gái (9,7%)”.

19


Website của Unicef chia sẻ “Xâm hại tình dục trẻ em là một hiện tượng
xâm phạm cơ bản nhân quyền, dẫn đến những tổn thương về mặt tinh thần, thể xác
cũng như tâm lý. Thêm vào đó, xâm hại tình dục trẻ em cũng tước đi của các em
quyền được phát triển, được tham gia, từ đó khiến cho các em dễ bị tổn thương và
bị xâm hại. Các em bị xâm hại tình dục thường bị tách khỏi gia đình, bị tước đi
quyền được học tập và được lắng nghe. Trẻ bị xâm hại tình dục có nguy cơ cao bị
nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, những bệnh này đe
dọa đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ em và thanh niên”. Đây vẫn là những
thơng tin mang tính giới thiệu, khái qt về đặc điểm, hậu quả của những trẻ em bị
xâm hại tình dục, nhìn chung chưa có sự đánh giá về cơng tác đưa trẻ bị xâm hại
tình dục tái hịa nhập cộng đồng như thế nào và vai trò của nhân viên Công tác xã
hội khi tham gia giải quyết vần đề này.
Ước tính có hơn 2,6 triệu trẻ em cần bảo vệ đặc biệt tại Việt Nam. 3 Trong
số này có khoảng 20 ngàn trẻ em đang được ni dưỡng tại hơn 300 trung tâm bảo
trợ xã hội cần được bảo vệ.4 Trong số các trẻ có hồn cảnh đặc biệt, trẻ bị xâm hại
tình dục có những diễn biến tâm lý phức tạp nhất. Do đó, làm việc với nhóm trẻ

này ln ln là một thách thức. Sau khi tổng quan có thể nhận thấy rằng đây là
một đề tài về khách thể nghiên cứu thì khơng mới nhưng hướng nghiên cứu về sự
can thiệp của các cơ sở xã hội, của nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề trẻ
bị xâm hại tình dục và những khó khăn mà họ gặp phải khi đưa trẻ tái hòa nhập
cộng đồng là rất mới mẻ, hầu như rất khó để tìm một cuộc nghiên cứu đi sâu đề
cập. Vì thế, đề tài “Cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng”
(Điển cứu trường hợp trẻ tại Mái ấm Hoa Hồng nhỏ) là rất cần thiết và hữu ích,
đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề trẻ bị xâm hại tình dục, đặc biệt là trẻ
bị lừa gạt, bị bán làm mại dâm trong nước cũng như qua Campuchia đang lên mức
báo động.

3
4

/> />
20


Ngồi ra, đa số các bài viết có chung quan điểm là chia sẻ về vai trò của bố
mẹ trong việc giúp cho con cái mình tránh khỏi nạn xâm hại tình dục. Có những
bài tập trung nói về cha mẹ phải biết đưa ra những cách phòng ngừa cho con cái.
Có những bài đi sâu phân tích những ngun nhân từ sự thiếu quan tâm của cha
mẹ khiến trẻ bị xâm hại tình dục, v.v… Đây cũng là những thông tin rất đáng được
chúng ta quan tâm, nhất là những người ở cương vị làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên
cũng như rất nhiều bài viết khác, các tác giả hầu như không đề cập tới việc làm
cách nào để đưa trẻ bị xâm hại tình dục trở về với cuộc sống bình thường, vượt
qua nỗi đau thể xác và tinh thần mà khơng bị xã hội có cái nhìn dị nghị.
Ngày 11 và 12-9-2008, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao độngThương binh và Xã hội) cùng chương trình điều phối của Liên Hiệp Quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS) tổ chức hội thảo phòng ngừa và hỗ trợ người bán dâm tái
hịa nhập cộng đồng. Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Thị Hà

cho biết hàng năm có khoảng 5.000 lượt người bán dâm được chữa trị, hỗ trợ tái
hòa nhập cộng đồng. Con số này quá nhỏ so với gần 30.000 phụ nữ bán dâm ở
Việt Nam năm 2007 (theo ước tính của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).
Nhiều đại biểu tại hội thảo cho rằng việc hỗ trợ người bán dâm tái hịa nhập cộng
đồng cịn hạn chế do khơng tạo được cơng ăn việc làm ổn định, tình trạng nghèo
và tái nghèo đã đẩy nhiều phụ nữ quay trở lại con đường cũ. Nhận thức của các cơ
quan chức năng trong việc tái hòa nhập cộng đồng cho đối tượng này còn hạn chế,
thiếu biện pháp cụ thể và chưa đầu tư thích đáng. Đối với nhóm trẻ bị xâm hại tình
dục, cụ thể là trẻ bị bán hoặc lừa gạt vào các nhà hàng, qua Campuchia thì ở
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 cơ sở chính tiếp nhận và thực hiện cơng tác đưa
trẻ tái hịa nhập cộng đồng là Trung tâm Afesip, quận 3 và Mái ấm Hoa hồng nhỏ,
quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. So với Afesip, Mái ấm Hoa hồng nhỏ ra đời sớm
hơn và được nhiều người biết đến hơn do tính chất đặc thù của Mái ấm là chỉ làm
việc với trẻ bị xâm hại tình dục. Trước tình hình nạn bn bán trẻ em làm mại dâm
trong các nhà hàng ở các nước lân cận cũng như trong nước ngày càng gia tăng thì
21


Mái ấm Hoa hồng nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là công tác đưa trẻ
hồi gia, tái hịa nhập cộng đồng. Việc tìm hiểu những khó khăn, thách thức này là
điều cần thiết khi muốn đánh giá tình hình mại dâm, trẻ bị xâm hại tình dục nói
chung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
I.2. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục đích nhằm tìm hiểu cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa
nhập cộng đồng tại Mái ấm Hoa Hồng nhỏ, tác giả đề tài đặt ra những câu hỏi
nghiên cứu như sau:
-

Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Mái ấm Hoa hồng nhỏ được thể
hiện như thế nào?


-

Nguồn nhân lực (Số lượng, chất lượng), cơ sở vật chất tại Mái ấm, đặc biệt
là xây dựng hệ thống nhân viên công tác xã hội của Mái ấm ra sao?

-

Mối quan hệ giữa kiến thức chuyên môn công tác xã hội, hoạt động của cán
bộ làm công tác xã hội đối với kết quả đã đạt được ở mái ấm?

-

Những chương trình hành động và sự phối hợp giữa Mái ấm với các Sở,
ban ngành, gia đình trẻ trong việc tái hịa nhập cho trẻ bị xâm hại tình dục?

-

Những khó khăn và hướng giải quyết của nhân viên Mái ấm trong công tác
này?

22


I.3. Khung phân tích
Yếu tố mơi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, cộng đồng
+ Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Văn hóa truyền thống – niềm tin
tâm lý
+ Khung pháp luật


Mái ấm Hoa Hồng nhỏ
+ Cơ sở vật chất
+ Nguồn nhân lực (Số lượng,
chất lượng)
+ Các chương trình hành động
+ Sự phối hợp để giải quyết khó
khăn

Cơng tác đưa trẻ
bị xâm hại tình
dục tái hịa nhập
cộng đồng

Trẻ bị xâm hại tình dục
Gia đình

+ Yếu tố thể lý
+ Yếu tố tâm lý
+ Mong muốn, nguyện vọng
+ Những khó khăn, rào cản

+ Hồn cảnh kinh tế gia đình
+ Tình trạng hơn nhân của cha mẹ
+ Ảnh hưởng tích cực/tiêu cực từ các
thành viên trong gia đình
+ Thái
độ hợp áp
tác dụng
với cơ trong

sở xã hội
I.4.
Lý thuyết
đề tài

23


I.4. Lý thuyết áp dụng trong đề tài
Đề tài có sử dụng lý thuyết hệ thống và lý thuyết hành vi để làm cơ sở lý
luận cho việc tiếp cận vấn đề cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa nhập
cộng đồng.

I.4.1 Lý thuyết hệ thống

Hiện nay, xã hội học có sáu trường phái lý thuyết: thuyết hành vi, thuyết
hành động, thuyết lịch sử, thuyết hệ thống, thuyết tương tác, thuyết chức năng.
Phương pháp luận cho các nghiên cứu xã hội học là: xã hội là một sự vật, một cấu
trúc có hệ thống, các bộ phận cấu thành hệ thống này có mối quan hệ với nhau; xã
hội luôn vận động, phát triển và chúng ta có thể định lượng được các hiện tượng
và q trình xã hội.
Xuất phát từ quan điểm của Talcott Parsons (1902 – 1979), ông cho rằng
“Tất cả các hệ thống hành động từ cấp hành vi tới cấp văn hóa đều phải đương
đầu với những vấn đề chức năng, “những nhu cầu” của tổng thể hệ thống, đó là
vấn đề thích nghi, hướng đích, thống nhất và duy trì khn mẫu. Các nhu cầu của
hệ thống đòi hỏi các bộ phận cấu thành của nó phải đáp ứng tức là có chức năng
hoạt động để thỏa mãn nhu cầu tồn tại, phát triển của hệ thống. Các nhu cầu,
chức năng của hệ thống là những địi hỏi mạnh đến mức nó buộc bộ phận nào
hoạt động không đúng chức năng sẽ phải thay đổi, thậm chí bị teo đi hay phá sản
và hình thành bộ phận thay thế. Bộ phận nào hoạt động hiệu quả sẽ trưởng thành

lớn mạnh”5. Như vậy, theo quan điểm của Parsons thì ơng chú ý hướng xã hội tồn
tại, ổn định khi các tiểu hệ thống được đáp ứng nhu cầu
Nguyên tắc về cách tiếp cận hệ thống này chính là các cá nhân phụ thuộc
vào hệ thống trong môi trường xã hội trung gian của họ nhằm thoả mãn được cuộc
sống riêng, do đó hoạt động trong cơng tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục tái hòa
5

Xem “Lịch sử và lý thuyết xã hội học”, Lê Ngọc Hùng, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội,
2000, tr 205 – 206.

24


nhập cộng đồng phải nhấn mạnh đến các hệ thống. Ba hình thức hệ thống tổng
qt đó là – Hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội:
+ Hệ thống chính thức: Các nhóm cộng đồng, các tổ chức cơng đồn.
+ Hệ thống phi chính thức: Gia đình, bạn bè, người thân, cộng sự đồng
nghiệp.
+ Hệ thống xã hội: Bệnh viện, cơ quan, tổ chức đoàn thể nhà nước, nhà
trường.

Vận dụng quan điểm này vào đề tài nghiên cứu “Công tác đưa trẻ bị xâm
hại tình dục tái hịa nhập cộng đồng tại mái ấm Hoa Hồng nhỏ”, tác giả nhận thấy
công tác đưa trẻ bị xâm hại tình dục hồi gia, tái hịa nhập cộng đồng được coi là
một hệ thống. Ở đó nó có các tiểu hệ thống như gia đình, mạng lưới các cơ sở, các
dịch vụ huy động nguồn lực, tài nguyên, v.v…Và cũng trong hệ thống này, vai trò
của các nhân viên xã hội, của gia đình, của cơ sở xã hội, của chính các em bị xâm
hại tình dục cần phải có sự phối hợp mới đạt hiệu quả. Với mong muốn đưa trẻ bị
xâm hại tình dục trở về với cuộc sống bình thường trước kia nơi gia đình, cộng
đồng, những cá nhân, tổ chức tham gia cơng tác này cần áp dụng rất nhiều kĩ năng

và kiến thức như: thuyết hành vi, lí thuyết phân tâm học, thuyết nhân văn, hiện
sinh, v.v… và nhiều lí thuyết khác để giải thích hành vi của thân chủ (trẻ bị xâm
hại tình dục) từ đó đưa ra được tiến trình giúp đỡ phù hợp mang lại hiệu quả cao.
Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong xã
hội học. Khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá nhân khơng thể thiếu được lí
thuyết hệ thống bởi nhân viên xã hội cần chỉ ra thân chủ của mình đang thiếu và
cần đến những hệ thống trợ giúp nào và tìm cách giúp đỡ để họ có thể tiếp cận và
tham gia các hệ thống. Có làm được như vậy thì nhân viên xã hội mới thực sự
hồn thành tiến trình giúp đỡ cá nhân. Chỉ khi nào thân chủ được sự giúp đỡ và
tham gia các hệ thống họ mới thực sự trở lại là chính họ.

25


×