Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo phát triển du lịch ở phong nha kẻ bàng (2001 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THANH BÌNH

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở PHONG NHA – KẺ BÀNG
(2001 - 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 – 22 – 56

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

LÊ THỊ THANH BÌNH

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở PHONG NHA – KẺ BÀNG
(2001 - 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 – 22 – 56


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGƠ QUANG ĐỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu và nội dung trong luận văn là trung thực.

Học viên thực hiện

Lê Thị Thanh Bình


ADB
:
CPI
:
FFI
:
GTZ
:
HĐND
:
IUCN
:
KfW
:

PN – KB :
ODA
:
SNV
:
UBND
:
UNESCO :
VQG
:
VQG PN – KB:
WWF
:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ngân hàng Phát triển châu Á
Tổ chức Counterpart International
Tổ chức động thực vật quốc tế
Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức
Tổng sản phẩm nội địa
Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên
Ngân hàng tái thiết Đức
Phong Nha – Kẻ Bàng
Viện trợ phát triển chính thức
Tổ chức phát triển Hà Lan
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Khoa học Giáo dục Văn hóa Liên hợp quốc
Vườn Quốc gia
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG VÀ
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐÂY TRƯỚC NĂM 2001 ......................... 10

1.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội ............................................. 10
1.1.1. Về tự nhiên ...................................................................................................... 10
1.1.2. Về lịch sử ........................................................................................................ 15
1.1.3. Về kinh tế - xã hội ........................................................................................... 18
1.2. Tiềm năng du lịch của Phong Nha – Kẻ Bàng ................................................. 22
1.2.1. Tiềm năng du lịch thiên nhiên và nhân văn ..................................................... 22
1.2.2. Lợi thế du lịch của Phong Nha – Kẻ Bàng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế
của tỉnh Quảng Bình ....................................................................................... 36
1.3.

Thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng trước năm 2001.... 38

1.3.1. Tình hình hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng ...... 38
1.3.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng ....................... 44
Chương 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở PHONG NHA –
KẺ BÀNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ..... 51

2.1. Giai đoạn 2001 – 2005 ....................................................................................... 51
2.2. Giai đoạn 2006 – 2010 ...................................................................................... 70
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP , KIẾN NGHỊ NHẰM
PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở PHONG NHA – KẺ BÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI..... 97
3.1. Đánh giá chung về quá trình lãnh đạo phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng
(2001 – 2010) của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình ..................................................................... 97

3.1.1. Thành tựu và hạn chế ................................................................................................. 97
3.1.2. Một số kinh nghiệm rút ra ......................................................................................... 105
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng
trong thời gian tới............................................................................................................. 110


3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế............................................. 110
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về văn hóa – xã hội .............................. 126
3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về tài nguyên, môi trường .................... 128
3.2.4. Một số kiến nghị ...................................................................................................... 136
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 142
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 151


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Được xem như ngành cơng nghiệp khơng khói, du lịch là một ngành kinh
tế phát triển nhanh và là một trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới.
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn” [15, tr. 178 ] và “phát triển du lịch là một hướng
chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp
phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [6].
Là một tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ của Việt Nam, Quảng Bình nằm ở
nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S với nhiều tiềm năng phát triển về du lịch.
Dải đất Quảng Bình như một bức tranh hồnh tráng, có rừng, có biển với

nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng. Theo đánh giá của giới
chuyên gia, ba lợi thế lớn nhất của Quảng Bình hiện nay là: Sở hữu tài sản vô
giá của thiên nhiên ban tặng là sự đa dạng sinh học, có hệ thống động thực vật
đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Tiêu biểu nhất là vùng Karst
PN - KB với các khu rừng nhiệt đới, độ che phủ 93,8%, có 75.712 ha rừng
nguyên sinh ẩn chứa nhiều tiềm năng của tự nhiên; Có nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch và dịch vụ nghỉ dưỡng với hơn 100 km bờ biển có nhiều bãi
cát đẹp và nhiều suối khống nóng rất có giá trị; Có nguồn khống sản q
giá như vàng, kẽm, chì, khống sản phi kim loại; Có đá vơi trữ lượng lớn
hàng tỷ tấn, cát thạch anh 30 triệu m3, cao lanh 36 triệu tấn là điều kiện để
phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ, thủy tinh và các loại vật liệu
xây dựng khác.
Quảng Bình nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, gần kề với
đường xuyên Á qua quốc lộ 12A và Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (thông thương


2

với Lào) là điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với các nước
trong khu vực.
Trong điều kiện đó, Chương trình phát triển du lịch đã được đưa vào một
trong bốn Chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đại hội Đại biểu Đảng bộ
tỉnh Quảng Bình lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2001 - 2005 đã định hướng “Phát
triển nhanh du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tăng cường đầu
tư, phát triển du lịch, trước hết là các tuyến, các điểm như: Khu Du lịch PN KB, Đồng Hới - Đá Nhảy... Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, tăng cường giữ gìn trật tự, bảo
vệ mơi trường sinh thái” [12, tr. 63].
Cách Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam, có Di sản Thiên nhiên Thế giới
VQG PN - KB với hệ thống địa tầng, địa mạo được hình thành 400 triệu năm
chứa đựng trong lòng trên 300 hang động lớn nhỏ, được UNESCO cơng nhận

là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 7 điểm nhất: hang có con sơng
ngầm đẹp nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp
nhất, có hồ nước đẹp nhất, có hang khơ và rộng nhất, có hang nước dài nhất
và có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất. Đặc biệt, tháng 4 - 2009,
đoàn thám hiểm Hoàng gia Anh vừa phát hiện ra hang động lớn nhất thế giới
tại PN - KB. Quảng Bình hội tụ đầy đủ các yếu tố để có thể phát triển mạnh
ngành kinh tế du lịch. Người dân Quảng Bình tự hào với vẻ đẹp huyền bí của
Phong Nha cùng với sự đa dạng sinh thái của Kẻ Bàng. Công dân Việt Nam
tự hào về di sản thiên nhiên hùng vĩ của dân tộc. Thế giới đẹp hơn khi có
thêm những địa danh mới được đưa vào bản đồ di sản. Đó là sự thật khơng thể
chối cãi nhưng chưa đủ. Mỗi di sản khi khoác lên mình vẻ đẹp mĩ miều, đồng
thời nó cũng đặt lên mình trách nhiệm to lớn, về vai trị, về tầm vóc của mình
với bộ mặt đất nước nói chung và sự phát triển kinh tế đất nước nói riêng
trong điều kiện du lịch đang ngày càng trở thành ngành kinh tế phát triển năng


3

động, thu lợi nhuận cao trên thế giới. Chính vì vậy, sự nghiệp du lịch Quảng
Bình nói chung và Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG PN - KB nói riêng cần
được phát huy một cách triệt để trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng
khích lệ. Số lượng khách du lịch đến Quảng Bình từ năm 1999 trở đi tăng
bình quân hàng năm trên 30%, chủ yếu là đến với PN - KB. Đặc biệt, kể từ
khi PN - KB được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới, số
lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng đột biến, nhiều dự án đầu tư phát
triển du lịch được triển khai xây dựng. Sự phát triển của ngành du lịch trong
những năm gần đây đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Quảng Bình.
Nền kinh tế Quảng Bình trở nên năng động hơn, nhộn nhịp hơn với sự phát
triển của ngành kinh tế du lịch. Những yếu điểm về sự khắc nghiệt tự nhiên

của mảnh đất gió Lào cát trắng đối với sự phát triển kinh tế Quảng Bình
dường như được khắc phục.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, PN - KB được Tổng Cục
Du lịch xác định “Khu du lịch sinh thái hang động PN - KB là một trong 31
khu du lịch chuyên đề của cả nước”.
Tuy đạt được sự tăng trưởng tương đối cao trong những năm qua, nhưng
du lịch ở PN - KB chưa tương xứng với tiềm năng của mình. Hiện nay, cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang vừa yếu lại vừa thiếu (số lượng cơ sở
lưu trú ít, chủ yếu là của tư nhân với quy mô nhỏ lẻ, số lượng cơ sở hạ tầng
phục vụ vui chơi giải trí hầu như khơng có), phương tiện vận chuyển du
khách chưa đúng tiêu chuẩn, khách du lịch đến chỉ có tham quan động Phong
Nha và động Tiên Sơn, các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường chưa
phát triển, dịch vụ còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao, chưa có sự gắn kết
giữa du lịch PN - KB với các khu du lịch khác. Sau khi được Ủy ban Di sản
Thế giới của UNESCO chính thức cơng nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới,


4

PN - KB càng gánh lên vai mình trách nhiệm to lớn: gìn giữ, bảo tồn và phát
huy các giá trị độc đáo của Di sản Thiên nhiên Thế giới, phát triển du lịch một
cách bền vững để gìn giữ các giá trị của di sản, góp mình vào sự phát triển
năng động của kinh tế đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng. Thế nhưng
hiện nay chưa có một chiến lược cụ thể nào về sự phát triển du lịch của PN KB trong sự phát triển của nền kinh tế du lịch của Việt Nam cũng như của
tỉnh Quảng Bình. Ngành kinh tế du lịch ở đây chưa khẳng định được vai trị
của nó với sự phát triển kinh tế của tỉnh, và cơ bản, Đảng bộ tỉnh chưa có một
cái nhìn chiến lược với sự phát triển du lịch ở PN - KB một cách đồng bộ.
Chính vì vậy, thời gian gần đây báo chí đã đưa tin rất nhiều về việc rừng ở
vùng đệm của PN - KB bị tàn phá nghiêm trọng, làm ảnh hưởng rất nhiều đến
hệ sinh thái Kẻ Bàng và về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

triển du lịch ở đây.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phát triển du lịch, nhất là
phát triển du lịch ở những điểm Di sản Thế giới nói chung và PN - KB nói
riêng là rất cần thiết, cấp bách. Làm sao để có một chiến lược phát triển du
lịch tối ưu cho PN - KB trong sự gìn giữ, bảo tồn và phát huy, đó khơng chỉ là
trách nhiệm của các cấp Đảng bộ mà còn là của mỗi công dân Việt Nam. Tất
nhiên, quyết định vẫn là ở cách nhìn nhận của Đảng bộ địa phương, chiến
lược và chính sách phát triển của Đảng bộ địa phương. Có một chính sách tốt,
địa phương đã hồn thành một nữa trách nhiệm của mình đối với sự phát triển
của một ngành kinh tế, thậm chí đối với cả nền kinh tế. Chính vì vậy, tác giả
chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển du lịch ở Phong
Nha – Kẻ Bàng (2001 – 2010)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của
mình.


5

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.
Cả trên thế giới và ở Việt Nam, nhận thức về ngành kinh tế du lịch ngày
càng phát triển, cùng với sự đóng góp của ngành kinh tế này vào sự phát triển
kinh tế thế giới và mỗi nước. Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu tập trung
tìm hiểu về sự phát triển và phương hướng phát triển ngành cơng nghiệp
khơng khói nhưng thu được lợi nhuận cao này.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những
năm 90 của thế kỷ XX, khi hoạt động du lịch dần trở nên khởi sắc. Một số
cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hoạt
động du lịch như: tác phẩm Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam của nhóm tác
giả Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ; tác phẩm
Du lịch và kinh doanh du lịch của tác giả Trần Nhạn; Xây dựng năng lực cho
phát triển du lịch ở Việt Nam của Tổng cục Du lịch, Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung bộ đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020 của Tổng cục Du lịch.
Ngồi ra cịn có các tác phẩm viết về một loại hình du lịch mới - du lịch
sinh thái và các giải pháp phát triển du lịch ở các Khu Bảo tồn nói chung như:
của Tổng cục Du lịch, cơ quan cao nhất cấp Nhà nước về quản lý du lịch như
Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Tài
nguyên và môi trường du lịch Việt Nam; của các tác giả nghiên cứu độc lập
như: Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt
Nam của Phạm Trung Lương, Du lịch sinh thái trong các Khu Bảo tồn tự
nhiên ở Việt Nam của Lê Văn Lanh.
Tuy nhiên, những tác phẩm nói trên chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu
chung, chiến lược chung chứ không tập trung đi sâu nghiên cứu về vấn đề lý


6

luận và thực tiễn cho riêng một vùng, một khu du lịch cụ thể đặc thù nào, nhất
là về mặt lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước.
Đối với PN - KB, đã có một số cơng trình nghiên cứu của cả trong nước và
nước ngoài về địa chất địa mạo, đa dạng sinh học, hệ thống hang động để
phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ Di sản Thiên thiên Thế giới. Hiện nay, VQG
PN - KB đang hoàn chỉnh hồ sơ về đa dạng sinh học trình UNESCO cơng
nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới lần hai về tiêu chí “Đa dạng sinh học”.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu về PN - KB và sự phát triển du
lịch ở đây như tác phẩm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của chuyên gia
nghiên cứu về hang động bậc nhất Việt Nam Nguyễn Quang Mỹ, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế của Trần Tiến Dũng về Phát triển du lịch bền vững ở Phong
Nha - Kẻ Bàng, các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia du lịch trong và
ngoài nước ở các Hội thảo về PN - KB. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu
nói trên chỉ tập trung tìm hiểu về PN - KB ở những khía cạnh khác nhau, đặt

sự phát triển của PN - KB trong sự phát triển riêng biệt, chưa có chiến lược
phát triển đồng bộ và chưa gắn chặt sự phát triển của PN - KB với sự phát
triển của tỉnh Quảng Bình nói riêng và sự nghiệp du lịch Việt Nam nói chung.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình trên đã cho thấy một cái nhìn cận cảnh
về vai trò của ngành kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế nói chung trong
thời kỳ mới, tính cấp thiết về sự hình thành một chiến lược du lịch đồng bộ đi
đôi với phát triển là gìn giữ, bảo tồn và phát huy, cũng như đã có những cách
tiếp cận riêng với PN - KB. Tuy nhiên trong thời kỳ hiện nay, Di sản Thiên
nhiên Thế giới đang ngày càng được mở rộng và được sự quan tâm rất lớn của
các chuyên gia du lịch hàng đầu nước ngoài, nhất là với sự kiện đoàn thám
hiểm thế giới vừa phát hiện ra hang động lớn nhất thế giới vừa qua tại PN KB, chắc chắn tiềm năng du lịch ở đây chưa thể dừng ở mức độ hiện tại, cần
có nhiều cơng trình nghiên cứu ở cấp Nhà nước và của cán bộ du lịch tỉnh về


7

chiến lược phát triển du lịch của Quảng Bình nói chung và PN - KB nói riêng.
Sự phát triển du lịch ở PN - KB phải được đặt ở vị trí trọng tâm của khơng
những sự phát triển nền kinh tế Quảng Bình mà cịn với sự nghiệp du lịch
Việt Nam. Điều này thì chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đáp ứng được
đầy đủ và cũng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu sâu về chính sách phát
triển du lịch ở Quảng Bình nói chung và PN - KB nói riêng của Đảng bộ
Quảng Bình như một chiến lược phát triển kinh tế.
Kế thừa những thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn sẽ
tập trung đi sâu tìm hiểu về quá trình lãnh đạo phát triển du lịch ở PN - KB
của các cấp Đảng bộ tỉnh Quảng Bình để từ đó góp phần hình thành một chiến
lược du lịch cần thiết và đúng tầm của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế tỉnh nhà và PN - KB.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Thực hiện đề tài trên, tác giả nhằm mục đích: Từ việc tìm hiểu những

chính sách của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với sự phát triển du lịch ở PN KB và thực trạng của sự phát triển du lịch ở đây, có thể tìm ra ngun nhân và
giải pháp cho sự phát triển đồng bộ của du lịch ở PN - KB. Góp phần tích cực
vào việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và phát triển du lịch ở Di sản Thiên nhiên
Thế giới VQG PN - KB
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau
đây:
- Làm sáng tỏ những đặc điểm của PN - KB, từ đó đánh giá tài nguyên du
lịch của PN - KB đối với sự phát triển du lịch ở đây nói riêng và đối với sự
phát triển kinh tế Quảng Bình nói chung.
- Từ việc tìm hiểu q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối
với sự phát triển du lịch ở PN - KB trong sự phát triển đồng bộ của nền kinh


8

tế tỉnh, phân tích được thực trạng việc thực hiện những chính sách này trong
thực tế, tìm ra ngun nhân của vấn đề.
- Trên cơ sở những vấn đề được làm rõ ở trên, tác giả tập trung nghiên
cứu, đưa ra những giải pháp cụ thể để phát triển du lịch ở PN - KB một cách
đồng bộ, tương xứng với tiềm năng để giải quyết những vấn đề còn tồn tại
trong việc đề ra chính sách và q trình thực hiện phát triển du lịch của Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài trên, tác giả lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm nền tảng lý luận. Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp
nghiên cứu chung nhất là phương pháp duy vật biện chứng. Ngồi ra, để thực
hiện thành cơng đề tài tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như
phương pháp lơgic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
pháp quy nạp và diễn dịch và các phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp
thống kê, phương pháp đối chiếu lịch sử …

5. Giới hạn của đề tài.
Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm
hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với sự phát triển du
lịch ở PN - KB từ năm 2001 đến năm 2010. Từ đó tìm hiểu thực trạng sự phát
triển du lịch PN - KB trong sự nghiệp phát triển kinh tế Quảng Bình, tập trung
tìm ra nguyên nhân và những giải pháp để phát triển du lịch ở PN - KB trong
sự phát triển đồng bộ của tỉnh Quảng Bình.
6. Đóng góp mới của đề tài.
Dựa trên những thành quả mà các nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được,
luận văn có những đóng góp mới trong việc tìm hiểu những thành tựu và hạn


9

chế của chính sách của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với sự phát triển du lịch
ở PN - KB, tìm ra những nguyên nhân gây nên thực trạng và đưa ra những
giải pháp mới để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển du
lịch ở PN - KB một cách đồng bộ, để PN - KB phát triển tương xứng với tiềm
năng của mình, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế đang non
yếu của Quảng Bình.
7. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Với những đóng góp đã nêu trên, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
cho những ai muốn tìm hiểu về đường lối, chính sách của Đảng bộ tỉnh Quảng
Bình trong thời kỳ đổi mới nói chung, chính sách phát triển du lịch của Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình nói riêng, về tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ và
phát triển Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG PN - KB trong sự nghiệp du lịch
Việt Nam cũng như trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Quảng Bình. Đồng
thời luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho các cấp Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình nói chung và những cán bộ trong ngành du lịch nói riêng khi tìm
hiểu về PN - KB và sự phát triển của Di sản Thiên nhiên Thế giới này.

8. Kết cấu.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát về Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và thực
trạng phát triển du lịch ở đây trước năm 2001.
Chương 2: Quá trình lãnh đạo phát triển du lịch ở Phong Nha - Kẻ
Bàng của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình từ năm 2001 đến năm 2010.
Chương 3: Đánh giá chung và một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát
triển du lịch ở Phong Nha - Kẻ Bàng trong thời gian tới.


10

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở ĐÂY TRƯỚC NĂM 2001
1.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử và kinh tế - xã hội
1.1.1. Về tự nhiên
Về vị trí địa lý: Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG PN - KB nằm về
phía Tây - Bắc tỉnh Quảng Bình, dọc biên giới Việt - Lào; được giới hạn trong
tọa độ 17020’ - 17048’ vĩ độ Bắc và 105046’ - 106024’ kinh độ Đông trên địa
phận 9 xã thuộc hai huyện bao gồm các xã Dân Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa,
Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) và Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch,
Phúc Trạch, Sơn Trạch (huyện Bố Trạch). VQG PN - KB nằm cách thành phố
Đồng Hới 40km theo hướng Tây Bắc, cách thủ đơ Hà Nội 500km về phía
Nam. Phía Tây và Tây Nam VQG giáp với Khu bảo tồn Hin Namno của
nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, có chung đường biên giới dài khoảng
50km; phía Bắc giáp quốc lộ 15A; phía Đơng và Đơng Nam giáp xã Trường
Sơn, huyện Quảng Ninh. Chiều dọc của VQG nơi dài nhất là 70km từ đèo Mụ

Giạ đến núi U Bị theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam; chiều ngang nơi rộng
nhất là 31km từ Tây Gát (xã Xuân Trạch) đến biên giới Việt - Lào theo hướng
Đông Bắc - Tây Nam. Tổng diện tích vùng trung tâm của VQG (core zone) là
147.945 ha và vùng đệm (buffer zone) là 195.400 ha.
VQG PN - KB được phân định 2 vùng, đó là vùng lõi và vùng đệm:
- Vùng lõi có diện tích là 85.754 ha được chia làm 3 phân khu chức
năng:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Có tổng diện tích 65.259 ha bao gồm 2
phân khu khác nhau. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 nằm phía Bắc với diện
tích 48.045 ha gồm các xã Thượng Trạch 44.787 ha, Xuân Trạch 2.562 ha,


11

Tân Trạch 696 ha của huyện Bố Trạch. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2 nằm ở
phía Đơng Nam VQG có diện tích 17.214 ha nằm thuộc các xã Tân Trạch
16.554 ha, Thượng Trạch 660 ha thuộc huyện Bố Trạch. Phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt có chức năng bảo vệ toàn vẹn tài nguyên rừng và đất rừng, cảnh
quan thiên nhiên và các tài nguyên sinh học, các di tích văn hóa - lịch sử nằm
trong phân khu. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ cho phép tiến hành
các hoạt động sau: Nghiên cứu khoa học về rừng, về động thực vật, về dân tộc
học, về địa lý, về cảnh quan thiên nhiên, về hệ thống hang động, về khí hậu,
chế độ thủy văn theo các chương trình đã đề ra của VQG. Các hoạt động khác
nằm ngoài chương trình phải được nghiên cứu, lập kế hoạch và phải được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. Các hoạt động nghiên cứu,
thám hiểm, du lịch sinh thái, đi bộ ngắm cảnh được thiết kế trên một số tuyến
nhất định, cịn phần lớn diện tích rừng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
phải được bảo vệ, tuyệt đối không tác động. Tổ chức nghiên cứu khoa học,
học tập về rừng và sinh học. Tổ chức tham quan du lịch sinh thái và cho phép
mở tuyến du lịch từ đường 20 tại điểm lèn A, qua Rào Con tới hang Én - U

Bò và đỉnh Co Preu (với độ cao 1.213m). Tuyến du lịch này cần phải được
thiết kế chi tiết để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng
như tài nguyên rừng.
+ Phân khu phục hồi sinh thái : Có tổng diện tích 17.449 ha trên địa
phận các xã Tân Trạch 8.487 ha, Thượng Trạch 6.024 ha, Phúc Trạch 1.147
ha, Xuân Trạch 948 ha và Sơn Trạch 843 ha thuộc huyện Bố Trạch. Phân khu
phục hồi sinh thái được tiến hành các thực nghiệm, nghiên cứu về lâm sinh,
động vật, thực vật, địa chất, thủy văn và có các chức năng bảo vệ tài nguyên
rừng, đất rừng, cảnh quan thiên nhiên, các tài nguyên sinh học và di tích văn
hóa - lịch sử của phân khu; Phục hồi lại các diện tích rừng đã bị tác động bởi


12

bom đạn trong chiến tranh và tác động của con người bằng biện pháp khoanh
nuôi bảo vệ phục hồi rừng.
+ Phân khu dịch vụ - hành chính: Có tổng diện tích 4.311 ha nằm trên
địa bàn 2 xã Sơn Trạch 3.162 ha và Tân Trạch 249 ha thuộc huyện Bố Trạch.
Nhiệm vụ chủ yếu của phân khu là bảo vệ và phục hồi sinh thái rừng. Trong
phân khu dịch vụ - hành chính được phép tổ chức các hoạt động du lịch, xây
dựng vườn thực vật bảo tồn những nguồn gen quý hiếm, trụ sở Ban Quản lý
VQG và các cơng trình phục vụ khác.
- Vùng đệm có diện tích 195.400 ha thuộc 13 xã vùng đệm có đất liên
quan đến VQG hoặc bao bọc quanh VQG PN – KB là: huyện Minh Hóa có xã
Thượng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa; huyện Bố Trạch có
xã Tân Trạch 10.295 ha, Thượng Trạch 21.100 ha, Phúc Trạch 4.863 ha,
Xuân Trạch 14.187 ha, Sơn Trạch 6.115 ha, Phú Định 15.358 ha, Hưng Trạch
9.512 ha; huyện Quảng Ninh có xã Trường Sơn 77.361 ha. Chức năng vùng
đệm bảo vệ hệ sinh thái, trồng và phục hồi cây rừng và tổ chức các dịch vụ.
Về địa hình, địa mạo: Địa hình VQG PN - KB là một vùng núi đá vôi

(karst) chiếm hầu hết diện tích. Đây chính là khối núi đá vôi liên tục rộng lớn
nhất của Việt Nam, phạm vi trải rộng sang Lào, với diện tích gần 200.000 ha.
Nếu tính tồn bộ khối núi đá vơi liên tục cả về phía Việt Nam và Lào thì đây
là một trong những khối núi đá vôi rộng lớn nhất hành tinh. PN - KB là vùng
karst cổ có ý nghĩa và giá trị nhất ở Đông Nam Á và thế giới thể hiện ở các
đặc điểm: là khu vực có cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần thạch học và
quy luật phân bố đa dạng; là khu vực có lịch sử vỏ Trái đất lâu dài từ Kỷ
Ordovic (464 triệu năm về trước); và là khu có các quá trình địa chất nội ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra, là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của
địa hình và địa mạo của khu vực. Ngồi kiểu địa hình núi đá vơi, VQG cịn có
kiểu địa hình phi đá vơi (phi karst) và kiểu địa hình chuyển tiếp. Trong vùng


13

núi đá vơi hầu như khơng có sơng suối trên bề mặt, mà chỉ thấy ở vành ngoài.
Các mắt hút nằm rải rác trong các thung lũng đưa nước thoát theo các sơng
ngầm.
Về khí hậu, thủy văn: Khí hậu của VQG PN - KB mang đặc trưng của
khí hậu Quảng Bình, là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè khơ nóng và mùa
mưa đến muộn, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bão và đới lạnh phía Bắc. Nhiệt
độ hàng năm biến động từ 23 đến 250C. Nhiệt độ giữa các tháng dao động khá
lớn, cực đại vào tháng 7 (trên 29 0C) và cực tiểu vào tháng 1 (170C). Nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối đo được là 41,60C (tháng 5/1992) và thấp nhất tuyệt đối là
5,50C (tháng 11/1993). Các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1 và 2, các
tháng nóng nhất trong năm là tháng 6,7 và 8; biên độ nhiệt dao động trong
ngày vào mùa hè khoảng 100C và mùa đông là 80C. VQG nằm trong vùng có
lượng mưa lớn, bình qn từ 2.000 đến 2.500 mm/năm, tập trung vào tháng 9
và tháng 10. Khu vực PN - KB nằm gọn trong lưu vực của các dịng sơng Rào
Thương, sơng Chày, sơng Trc, sơng Son là thượng nguồn của sông Gianh.
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 thường xảy ra lũ, mùa nước cạn từ tháng 1

đến tháng 7 các khe nhỏ trở thành các “khe chết”. Độ ẩm khơng khí trong khu
vực VQG từ 83 - 84%, nhưng vào mùa đơng có lúc đạt trên 90% ở khu vực
núi cao hay các thung lũng, khe suối và vực. Về mùa khô độ ẩm trung bình là
66 - 68%, cá biệt có những ngày độ ẩm chỉ đạt 28% là những ngày gió Tây
(Lào) thổi mạnh. Gió và cường độ gió trong khu vực VQG bao gồm gió mùa
Đơng Bắc và gió mùa hạ. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 1 năm
sau, đi đơi với gió là khí hậu ẩm ướt và sương mù, thỉnh thoảng xen lẫn với
gió Đơng Nam. Gió mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 8 và thịnh hành là gió Tây
Nam (gió Lào) rất khơ và nóng. Là khu vực tương đối gần biển nên thường
xuất hiện nhiều trận bão trong năm với cường độ gió tương đối lớn, tập trung
vào tháng 9 - 11 hàng năm.


14

Ngồi ra, dơng bão, sấm sét trong khu vực thường xảy ra vào mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 8. Đây là những tháng mang tính mùa vụ du lịch, lượng
khách đến tham quan nhiều nhất trong năm. Hiện tượng dơng bão, sấm sét có
phần nào ảnh hưởng và nguy hiểm cho con người ở đây trong đó có cả khách
du lịch đến tham quan VQG.
Đặc điểm VQG có nhiều núi cao, nhiều khe suối lại là đầu nguồn của
các sông lớn nên hiện tượng lụt thường xảy ra hàng năm. So với các khu vực
khác, VQG thường bị các trận lụt tập trung vào tháng 8 - 11 trong năm, tính
trung bình hàng năm có khoảng 4 - 6 trận lụt; do tác động của địa hình rừng
núi trên nước lụt thường lên nhanh gây ngậm ưng cục bộ tại một số vùng
nhưng cũng rút nhanh do lượng nước thốt ra từ các sơng trong vùng rất lớn.
Vì vậy, vào các mùa lụt cần phải nghiên cứu kỹ trước khi tổ chức các hoạt
động du lịch tại VQG.
Sương mù là hiện tượng phổ biến ở các vùng núi, hầu như xảy ra quanh
năm, thường xuất hiện nhiều nhất nửa cuối mùa hạ, nửa đầu mùa đông tại một

số các thung lũng kín, trên các quả núi cao có nhiều cây cao thì sự bao bọc
của sương mù thường dày đặc, lâu tan và kéo dài nên ảnh hưởng đến tầm nhìn
xa cho các hoạt động quản lý và tổ chức các loại hình du lịch leo núi và sinh
thái trong khu vực.
Sương muối thường hình thành trong điều kiện nhiệt độ hạ thấp, tạo
thành những giọt ngưng kết ở những nơi đất khơ xốp. So với các vùng khác
thì sương muối trong địa bàn xảy ra nhiều, nên tạo cho khơng khí trong vùng
vào mùa đơng rất lạnh, khơ hanh và ít gió. Xuất hiện của sương muối phụ
thuộc vào độ cao thấp của vùng đất, tại vùng thấp, sương muối thường xuất
hiện trung bình 1 - 2 ngày/năm, những năm lạnh nhiều, có thể xuất hiện tới 4 5 ngày, tại các vùng cao hơn lượng sương muối thường xuất hiện trung bình 3


15

- 4 ngày/năm, thậm chí có năm xuất hiện 10 - 15 ngày liên tục. Sương muối
xuất hiện là ảnh hưởng đến năng suất các loại hoa màu trong vùng.
Khu vực VQG PN - KB nằm trong lưu vực của các sơng Rào, sơng
Thương, sơng Chày, sơng Trc, sơng Son… đều là thượng nguồn của sông
Gianh nên đã chi phối toàn bộ chế độ thủy văn trong khu vực. Chế độ thủy
văn ở đây thay đổi theo mùa. Mùa lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11,
những con lũ lớn thường xuất hiện vào tháng 9, 10 gây ra ngập lụt một số
vùng trong VQG đặc biệt là hai bên dịng sơng Son, nước dâng cao gây ra
ngậm cửa hang động Phong Nha, động Tiên Sơn và một số hang động khác.
Ngồi mùa mưa lũ chính, lưu vực sơng Son còn chịu ảnh hưởng của các đợt
mưa phụ (mưa tiểu mãn) vào tháng 5 và tháng 6 đôi khi gây ra lũ lụt lớn. Mùa
nước cạn từ tháng 1 đến tháng 7 có mực nước rất thấp và dịng chảy tối thiểu,
cộng thêm khí hậu nóng bức đã gây nên tình trạng các “khe chết”. Đây là khu
vực đá vơi nên có các nguồn nước từ trong các khe núi đá vơi thốt hàng năm
nên tạo ra các hang động, sự bào mịn và rửa trơi hàng ngàn năm của các tầng
lớp đá vôi tạo ra các sông ngầm trong các dãy núi, các hang động, các sông

ngầm trong khu vực đều có kết nối và liên hệ dịng chảy với các con sông
trong khu vực VQG. Lưu lượng nước trong các dịng sơng ngầm ln có, cịn
trữ lượng phụ thuộc vào nước nguồn mặt và nước mưa. Mùa mưa lượng nước
trong các hang, động, sông ngầm rất lớn nhưng mùa hè lượng nước ít nên đã
tạo ra các hang động khô lộ thiên hàng ngàn cột mầm nhủ với đa dạng màu
sắc rực rỡ khác nhau.
1.1.2. Về lịch sử
- Khu vực hiện tại của VQG PN - KB đã từng được biết đến từ thập
niên 20 của thế kỷ XX khi động Phong Nha lần đầu tiên được phát hiện và du
khách bắt đầu đến thăm khu vực này. Năm 1937, Phòng Du lịch của Khâm sứ
Pháp ở Huế đã ấn hành một tập gấp giới thiệu du lịch ở Quảng Bình và động


16

Phong Nha. Trong những năm chiến tranh, những khu rừng và hang động
quanh khu vực VQG PN - KB nói chung và động Phong Nha nói riêng được
sử dụng làm căn cứ kháng chiến và nơi cất giấu vũ khí của quân đội Việt
Nam. VQG PN - KB và khu vực bao quanh Vườn cũng là hành lang quan
trọng cho việc vận chuyển hàng hóa và hành qn. Đường mịn Hồ Chí Minh
chạy dọc khu giáp giới VQG. Quốc lộ 20 là tuyến đường quan trọng nối với
Lào trong thời kỳ chiến tranh chạy ngang qua địa phận của VQG.
- Sau thời kỳ chiến tranh, chính quyền địa phương đã tổ chức và tiến
hành khảo sát nhằm bảo vệ các khu vực xung quanh PN - KB.
- Ngày 9/9/1986, Chính phủ đã ký quyết định số 194/CP xếp Phong
Nha là Khu rừng cấm quốc gia với diện tích 5.000 ha. Du khách đến tham
quan khu vực bắt đầu tăng và năm 1990, nhà khách đầu tiên được xây dựng ở
bến phà Xuân Sơn, tổ chức tour du lịch bằng thuyền đầu tiên đi động Phong
Nha. Bộ Văn hóa cũng đã có quyết định số 236 - VH/QĐ ghi nhận động
Phong Nha và bến phà Xuân Sơn là Di sản Quốc gia.

- Năm 1993, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Nha được Chính phủ
chính thức quyết định thành lập trên tổng diện tích 41.132 ha.
- Năm 2000, Chính phủ quyết định nâng Khu Bảo tồn Thiên nhiên
Phong Nha lên thành VQG PN - KB với tổng diện tích 147.945 ha.
- Qua nhiều chuyến khảo sát thực địa, nghiên cứu, hội thảo của các tổ
chức trong nước và Quốc tế, của nhiều cơ quan Trung ương và địa phương,
hồ sơ “Di sản Thiên nhiên động Phong Nha” đã được UBND tỉnh Quảng
Bình hoàn thành theo mẫu của UNESCO và gửi đi Paris trước ngày
30/06/1998.
- Sau khi nhận được hồ sơ “Di sản Thiên nhiên Động Phong Nha”,
tháng 2/1999 phái đoàn chuyên gia kỹ thuật của IUCN đại diện cho UNESCO
đã đến Quảng Bình để thẩm định hồ sơ. Sau khi đi khảo sát thực địa và tham


17

khảo các tài liệu, đồn thẩm định đã có báo cáo gửi Hội đồng Di sản Thế giới
họp tại Marrakesh, Marốc từ ngày 29/11/1999 đến ngày 4/12/1999, trong đó
nêu rõ:
+ Đánh giá cao và khẳng định những giá trị toàn cầu nổi bật của Di sản
Thiên nhiên Phong Nha và những giá trị này đáp ứng những tiêu chuẩn của
UNESCO để được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới (Tiêu chí 1: Lịch
sử Trái đất và những đặc điểm địa chất; tiêu chí 4: Đa dạng sinh học và các
loài bị đe dọa).
+ Đề nghị bổ sung, sửa đổi: Xác định lại tên gọi chính thức là “Di sản
Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”, đồng thời kiện
toàn bộ máy quản lý, xây dựng bổ sung bản đồ địa chất, điều chỉnh các văn
bản, tư liệu.
- Ngày 23/02/2000, Văn phịng Chính phủ đã có cơng văn số
620/VPCP - VX gửi các Bộ liên quan, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

và UBND tỉnh Quảng Bình điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký VQG PN - KB
vào danh sách Di sản Thiên nhiên Thế giới. Để hoàn chỉnh hồ sơ, cần phải
chứng minh được 4 vấn đề:
+ Tính đa dạng địa chất, địa mạo và lịch sử quá trình phát triển vỏ trái
đất ở khu vực.
+ Chứng minh hang động có tuổi cổ và có các thế hệ hang động với độ
tuổi khác nhau.
+ Tính độc đáo, đặc sắc, nổi trội của các danh lam thắng cảnh và của hệ
thống hang động.
+ Tính đa dạng sinh học với nhiều loài động, thực vật đang có nguy cơ
tuyệt chủng.


18

- Năm 2002, UBND tỉnh Quảng Bình đã cùng các Bộ liên quan, Ủy ban
Quốc gia UNESCO của Việt Nam đã hồn chỉnh Hồ sơ trình UNESCO cơng
nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
- Ngày 5/7/2003, tại cuộc họp lần thứ 27 diễn ra tại trụ sở UNESCO ở
thủ đô Paris - Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức cơng nhận VQG
PN - KB là “Di sản Thiên nhiên Thế giới”. PN - KB xứng đáng là đại diện
điển hình nhất về địa chất, địa mạo, về thể loại hình karst của thế giới, có giá
trị như là một trong những đại diện trong quá trình vận động kiến tạo của Trái
đất, xứng đáng được ưu tiên bảo vệ ở mức độ toàn cầu.
- Phần mở rộng của VQG được đưa vào năm 2008 với diện tích 31.070
ha thuộc các xã Nhân Hóa và Hóa Sơn (huyện Minh Hóa). Hiện nay, VQG
PN - KB có tổng diện tích 116.924 ha.
1.1.3. Về kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của VQG là bảo tồn, phục
hồi và phát triển tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là bảo vệ nghiêm ngặt rừng

và đất có rừng, bảo tồn các di tích lịch sử và phục vụ cho công tác nghiên
cứu, tham quan là chính nên mục tiêu kinh tế mang tính lợi nhuận chưa đặt ra
đối với VQG. Kể từ khi VQG được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản
Thiên nhiên Thế giới thì mục tiêu trên càng được chú trọng hơn. Theo thống
kê của ngành chức năng, hiện nay trong vùng lỏi và vùng đệm của VQG có
các đơn vị của Ban quản lý VQG hoạt động như: Ban quản lý, Hạt kiểm lâm,
Trung tâm nghiên cứu khoa học và cứu hộ và Trung tâm Du lịch văn hóa và
sinh thái. Ngồi các đơn vị trên cịn có các cơng ty lâm trường hoạt động với
chức năng nhiệm vụ trồng, bảo vệ rừng và đất rừng, hệ sinh thái. Tại khu vực
hành chính thuộc xã Sơn Trạch có Trung tâm Du lịch là đơn vị của VQG
được phép hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ phục vụ du khách đi tham
quan du lịch các hang động và nghiên cứu khảo sát hệ sinh thái trong khu vực


19

VQG. Đây là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải kinh phí nên có lợi nhuận.
Các hoạt động của Trung tâm này phải đảm bảo các chức năng nhiệm vụ của
VQG, tức là dựa vào tiềm năng của VQG để khai thác giá trị vơ hình để phục
vụ lại lợi ích phát triển và bảo vệ VQG. Ngồi ra có một số đơn vị tham gia
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch phục vụ cho việc phát
triển VQG và phục vụ cho cuộc sống dân sinh của cộng đồng. Trong một số
khu vực của VQG có hoạt động kinh tế hộ gia đình của các cộng đồng dân tộc
nhưng mới chỉ mang tính tự cung tự cấp chưa phát triển thành thị trường hàng
hóa. Tóm lại, đặc điểm hoạt động kinh tế tại khu vực VQG khơng phải là mục
tiêu chính nên vấn đề hiệu quả lợi nhuận chưa được đánh giá.
Đối với các xã vùng đệm VQG PN - KB, theo số liệu thống kê năm 2004,
có khoảng 300.000 nhân khẩu thuộc 9.000 hộ trong hơn 100 thôn bản thuộc 9
xã vùng đệm. Với đa phần dân cư là dân tộc Kinh (85 - 99%), cịn lại là một
số ít các dân tộc thiểu số như Chút và Bru - Vân Kiều. Có trên 70% dân số

trong địa bàn là trẻ em và người cao tuổi (dưới 18 hoặc trên 60 tuổi) và có
mức tăng dân số khá nhanh (từ 1,1 đến 2,7 %), đặc biệt là trong cộng đồng
các dân tộc thiểu số.
Trong tổng số 280.000 ha đất thuộc vùng đệm, có khoảng 66% (khoảng
183.000 ha) là đất rừng, chiếm một nửa diện tích của VQG PN - KB. Diện
tích cịn lại là rừng phịng hộ và rừng sản xuất. Đất nơng nghiệp chỉ chiếm 2%
tổng diện tích đất trong vùng đệm, trong khi phần còn lại là núi đá vơi và các
loại đất khác có tiềm năng phát triển chưa được xác định. Chỉ có khoảng 5%
diện tích được coi là có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, trong khi đó chỉ có
khoảng 0,3% là có tiềm năng phát triển về nơng nghiệp. Chính vì thế, trong
khu vực vùng đệm các loại cây trồng nông nghiệp chủ yếu là lúa, ngô, khoai,
sắn, lạc và một số cây hoa màu khá quan trọng khác cùng với chăn nuôi đem
lại thu nhập cho các hộ gia đình. Vì vậy, việc thiếu đói đơi khi vẫn xảy ra. Do


×