Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo chuyển dịch kinh tế ở địa phương 1996 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-------------------------------

PHẠM THỊ MIẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Ở ĐỊA PHƯƠNG (1996 - 2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

---------------------------------

PHẠM THỊ MIẾN

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Ở ĐỊA PHƯƠNG (1996 - 2006)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:



60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. TRIỆU QUANG TIẾN

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1

Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ
KỶ XX (1996- 2000) .......................................................................................................... 7

1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và cơ cấu kinh tế Quảng Ninh trƣớc năm

1996.................................................................................................................. 7
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ............................................................................. 7
1.1.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh trƣớc năm 1996 ....................................... 11
1.2. Chủ trƣơng của đảng cộng sản việt nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....... 19
1.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1996 2000) ............................................................................................................... 34
Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI (
2001 - 2006) ....................................................................................................................... 49

2.1. Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam
(2001 - 2006) ......................................................................................................... 49
2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh


tế (2001 - 2006) ..................................................................................................... 55
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH
QUẢNG NINH TRONG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (
1996 - 2006) ....................................................................................................................... 67

3.1. Kết quả ..................................................................................................................... 67
3.1.1. Những thành tựu.................................................................................................... 67
3.1.2. Hạn chế chính ........................................................................................................ 83
3.2. Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. ......................... 85
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 101


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, một
trong những nội dung cơ bản trong quá trình đề ra và thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng. Từ năm 1986 đến nay thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta có
nhiều chủ trương chính sách cụ thể để lãnh đạo thực hiện chủ trương này.
Nhờ đó kinh tế nước ta bước ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao và phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch
tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh
trong nhiều năm qua để phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn thách thức,
từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều tỉnh đã đạt được những thành tựu quan trọng
trên lĩnh vực này, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phương và cuộc sống của
nhân dân, góp phần củng cố vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và chế độ
xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là một tỉnh thuộc
tam giác công nghiệp trọng điểm phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trước đổi mới, Quảng Ninh vẫn còn nhiều khó
khăn. Từ khi Đảng khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986), đặc
biệt từ sau Đại hội VIII với đường lối đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh
đã kịp thời phát huy lợi thế, khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển kinh tế - xã
hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đưa nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, góp phần
thực hiện mục tiêu mà Đại hội IX, X đã đề ra là đến năm 2020 Việt Nam cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

1


Trong những năm tới, Quảng Ninh cần tập trung đẩy nhanh phát triển
kinh tế trên cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp - du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp theo đúng tinh thần đề ra tại Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; phấn đấu để Quảng Ninh sớm trở thành một tỉnh
công nghiệp - du lịch, dịch vụ phát triển.
Những thành quả đã đạt được cùng với những định hướng của Đảng và
nhà nước đang làm cho vị thế của Quảng Ninh trong chiến lược phát triển
chung của cả nước và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng
Bắc Bộ tiếp tục được khẳng định cụ thể hơn. Yêu cầu của giai đoạn mới đòi
hỏi Đảng bộ tỉnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn về tư duy,
thống nhất trong nhận thức và hành động, chủ động nắm bắt thời cơ, chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung khai thác và phát huy cao nhất mọi tiềm
năng, lợi thế, những nguồn lực trong nhân dân, trong các ngành kinh tế để trở
thành lực lượng vật chất và môi trường thuận lợi thúc đẩy sự phát triển.

Thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công
và chưa thành công… những vấn đề của tỉnh Quảng Ninh cũng là những vấn
đề của một số tỉnh khác cần được nghiên cứu, tổng kết, phát huy, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhằm mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996 - 2006)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta. GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển
mũi nhọn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; TS. Đặng Văn Thắng - TS.

2


Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng
bằng Sông Hồng, thực trạng và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2003; PGS. TS Phan Thanh Phố: Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới
kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996; PGS. TS Nguyễn Văn
Khanh: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng Châu thổ
Sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Ban
tư tưởng - văn hoá trung ương và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn:
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; David Dapice: Việt Nam cải cách kinh
tế theo hướng rồng bay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994… Cũng đã có
một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành lịch sử Đảng viết
về lĩnh vực này như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Phạm Nguyên Nhu, Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1999; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở tỉnh Cần Thơ” của Đỗ Xuân Tài, Đại học Quốc gia Hà Nội,
1999; “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1997 - 2003” của Đào Thị
Vân, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004…
Ngoài ra còn nhiều bài báo và các công trình khoa học đăng trên báo
Trung ương và địa phương. Đáng chú ý là bài“Quảng Ninh sẽ trở thành trung
tâm công nghiệp tàu thủy lớn của cả nước” của Lương Gia Hùng - Sở Công
thương đăng trên Websites http:/www.Baoquangninh.com.vn; bài “Để công
nghiệp Quảng Ninh tiếp tục tăng trưởng” của Trần Đăng Niên, Giám đốc Sở
Công thương, trả lời phỏng vấn báo Quảng Ninh; Luận văn Thạc sĩ khoa học
triết học của tác giả Trần Hữu Phưởng viết về “Vai trò của giáo dục - đào tạo
đối với việc phát triển nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở tỉnh Quảng Ninh”; Luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Thị Phương Mai

3


về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”…
Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nền kinh tế quốc dân; cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng, hoặc cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nước ta… Một vài công trình có đề cập đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phương. Nhưng chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1996 đến 2006.
Những công trình đã xuất bản nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản nhất,
giúp học viên nắm được phương hướng nghiên cứu, những kiến thức liên
quan. Đó là những tài liệu tham khảo bổ ích.

Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giai đoạn 1996 - 2006.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng đúng đắn sáng
tạo đường lối của Trung ương trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tê ở địa
phương, từ năm 1996 đến 2006.
- Đánh giá bước đầu những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh những năm 1996 - 2006.
- Nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm từ 1996 - 2006.
* Nhiệm vụ:
- Trình bày một cách hệ thống chủ trương Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
vận dụng đường lối của Trung ương lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh từ năm 1996 đến 2006.
- Trình bày quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng
Ninh; phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả đó.

4


- Tổng kết kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương
từ năm 1996 đến 2006 theo đường lối của Đảng.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch
thành phần kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; chuyển dịch cơ cấu

kinh tế vùng. Luận văn chủ yếu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian là tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian nghiên cứu từ 1996 đến 2006 (trước Đại hội X).
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về
phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Lịch sử và lôgíc,
ngoài ra còn kết hợp các phương pháp khác, như phương pháp phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn…
* Nguồn tư liệu:
- Các tác phẩm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo kinh tế, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.

5


- Các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X và nghị quyết Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các khoá VI, VII. VIII, IX về phát triển kinh
tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (Đại hội X, XI, XII)
nghị quyết của Tỉnh uỷ về kinh tế, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế; báo cáo
hàng năm của uỷ ban nhân dân tỉnh, báo cáo hàng năm của Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Công nghiệp, Sở Thương nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Sở Thương mại, niên giám thống kê tỉnh (từ 1996 đến 2006), tài
liệu khảo sát thực tế…
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hoá các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh

trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương từ năm 1996 đến
2006.
Khẳng định những thành tựu và nêu ra một số hạn chế của quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở tỉnh Quảng Ninh từ năm 1996 đến 2006.
Rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh
đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian 1996 - 2006.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương những năm cuối thế kỷ XX (1996 2000).
Chương 2: Chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ Quảng Ninh về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế địa phương những năm đầu thế kỷ XXI (2001 - 2006)
Chương 3: Kết quả và những kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006).

6


Chƣơng 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH QUẢNG NINH VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1996 - 2000)
1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội và cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh
trƣớc năm 1996
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội
Quảng Ninh là miền đất cổ xưa của dân tộc Việt Nam, có từ buổi dựng
nước và là một trong những cái nôi của người Việt cổ. Thời các vua Hùng,
nơi đây là Bộ Hải Ninh, một trong 15 Bộ của nước Văn Lang. Trải qua các

triều đại phong kiến tiếp theo, Quảng Ninh có lúc được coi là quận, huyện,
trấn, châu với nhiều tên gọi khác nhau như Lục Hải, Hải Ninh, Ninh Hải,
Châu Hoàng, Lục Châu. Thời nhà Đinh và Tiền Lê, vùng đất Quảng Ninh gọi
là trấn Tiềm Dương. Khi Trần Quốc Tảng tức con Trần Hưng Đạo được phái
ra trấn ải miền Đông Bắc, Quảng Ninh được gọi là Hải Đông.
Tên Quảng Ninh chính thức có từ ngày 30/10/1963 khi Quốc hội khóa
II trong kỳ họp thứ 7 nhất trí thông qua Nghị quyết phê chuẩn hợp nhất tỉnh
Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Quảng Ninh.
Tên Quảng Ninh là ghép hai chữ cuối của hai địa danh là Hồng Quảng và Hải
Ninh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, “Quảng” có nghĩa là rộng lớn,
“Ninh” có nghĩa là yên ổn, bền vững. Quảng Ninh có nghĩa một vùng rộng
lớn, yên ổn, bền vững.
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, có tọa độ
1060 sang 1080 kinh độ Đông và từ 200 lên 21044 vĩ độ Bắc. Bề ngang từ
Đông sang Tây khoảng dài nhất là 195km, bề dọc từ bắc xuống Nam khoảng
dài nhất là 102km. Về địa giới, phía Bắc giáp Lạng Sơn (dài 58 km), Quảng
Tây Trung Quốc (dài 132km); phía Tây giáp Bắc Giang, Bắc Ninh (dài

7


71km), Hải Phòng (78km), Hải Dương (21km); phía Nam và Đông là biển
Đông với bờ biển dài 250km.
Quảng Ninh nằm trong dải hành lang biển của Bắc Bộ, trên đó có mạng
lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển.
Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho các tỉnh ở phía Bắc (có thể
cho các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hoá xuất
nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với nước
ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng
không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới. Đây là

ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.
Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và
văn hoá xã hội với Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng
với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10; quốc lộ 18 đi qua địa bàn tỉnh.
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt
Nam. Đây là vùng nhiệt đới - gió mùa. Mùa Hạ nóng ẩm nhiều mưa, gió thịnh
hành là gió Đông Nam. Mùa Đông lạnh, khô hanh, có gió Đông Bắc.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình
hàng năm 115,4 kcal/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên
22,90C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%. Từ đó lượng mưa hàng
năm lên tới 1700 - 2000mm, số ngày mưa hàng năm từ 90 -170 ngày. Mưa tập
trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là các tháng 7 và 8. Mùa Đông chỉ
mưa khoảng 150 đến 400mm. So với các tỉnh Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh
hưởng gió mùa Đông Bắc mạnh hơn. Đây là nơi “đầu sóng ngọn gió”, gió thổi
mạnh và so với các nơi có cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1 đến 30C. Quảng
Ninh cũng chịu ảnh hưởng nhiều của bão tố. Bão thường đến sớm (các tháng
6, 7, 8).
Tuy nhiên do diện tích lớn, lại có nhiều vùng địa hình khác nhau, nên ở
địa đầu Móng Cái lạnh hơn lại mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm là

8


220C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.700mm. Vùng núi cao của Hoành
Bồ, Ba Chẽ khí hậu khá khắc nghiệt, mỗi năm có 20 ngày sương muối và
lượng mưa hàng năm thấp. Cũng là miền núi nhưng Bình Liêu lại có lượng
mưa lớn (240mm) và mùa Đông kéo dài tới 6 tháng. Vùng hải đảo lại không
phải là nơi mưa nhiều, chỉ từ 1700mm đến 1800mm/năm, nhưng lại là nơi có
rất nhiều sương mù về mùa Đông.

Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 5.938km2, rất giàu tài nguyên khoáng
sản, có mỏ than lớn nhất của cả nước. Bên cạnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng, ở
Quảng Ninh còn có 28 thắng cảnh khác được kiểm kê, trong số đó đáng chú ý
hơn cả là thắng cảnh Yên Tử, hồ và đồi thông Yên Trung, thác Lựng Xanh
(Uông Bí), hồ và đồi thông Yên Lập (Hoành Bồ), thác Suối Mơ (Yên Hưng),
các hang động kỳ bí, huyền bí và các bãi tắm dài, rộng, đẹp thơ mộng.
Ngoài những tài nguyên thiên nhiên, những lợi thế vượt trội về kinh tế,
Quảng Ninh còn có đời sống tinh thần phong phú mang đậm bản sắc văn hóa
của các dân tộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Nhiều lễ hội nổi tiếng có sức
thu hút khách thập phương, có những lễ hội có quy mô lớn đông tới hàng vạn
người kéo dài 2 - 3 tháng như lễ hội Yên Tử diễn ra từ ngày 10 tháng Giêng
âm lịch và kéo dài đến hết tháng Ba; Lễ hội Quỳnh Lâm diễn ra từ ngày 1 đến
ngày 4 tháng Hai âm lịch nhưng không khí lễ hội bao trùm suốt cả mùa
xuân… Lễ hội Thập Cửu Tiên Công tổ chức vào hai ngày 6 và 7 tháng Giêng
sau tết Nguyên Đán ở miếu Tiên Công, xã Cẩm La, huyện Yên Hưng, để tỏ
lòng nhớ ơn tổ tiên, tôn vinh những người có công trạng với làng nước. Lễ hội
Trà Cổ diễn ra từ ngày 30 tháng 5 đến giữa tháng 6 âm lịch, là sinh hoạt văn
hóa dân gian hướng về cội nguồn, tôn thờ những người có công khai thiên lập
địa. Lễ hội Đình Quan Lạn diễn ra vào ngày 18/6 âm lịch và không khí lễ hội
kéo dài suốt tháng, tưởng niệm các vị Tiên Công có công khai phá đảo Quan
Lạn và các anh hùng có công lớn chống giặc Nguyên. Lễ hội như đình Trung
Bản diễn ra vào ngày 8/3 âm lịch cũng đồng thời với lễ hội đình Yên Giang,
đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đền Trung Cốc và bãi Cọc Bạch Đằng kỷ

9


niệm ngày chiến thắng lịch sử vang dội trên sông Bạch Đằng năm 1288. lễ hội
Soong Cọ của dân tộc Sản Chỉ ở Bình Liêu diễn ra vào dịp tháng 3 âm lịch
với các cuộc hát giao duyên của nam nữ thanh niên dân tộc miền núi rất đặc

sắc.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các loại
hình du lịch như du lịch tham quan, du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch sinh
thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu… Việc hình thành và đưa vào sử
dụng các khu du lịch như: Tuần Châu, Yên Tử, Hoàng Gia, Bãi Cháy, Trà Cổ,
Móng Cái... đã tạo cho du lịch Quảng Ninh một diện mạo mới và ngày càng
hấp dẫn du khách.
Quảng Ninh có tới 2 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 10 huyện: Thành
phố Hạ Long; Thành phố Móng Cái; Thị xã Cẩm Phả; Thị xã Uông Bí; Huyện
Ba Chẽ; Huyện Bình Liêu; Huyên Cô Tô; Huyện Đầm Hà; Huyện Đông
Triều; Huyện Hải Hà; Huyện Hoành Bồ; Huyện Tiên Yên; Huyện Vân Đồn;
Huyện Yên Hưng.
Dân số Quảng Ninh tính đến 31/12/2005 có 1.081.363 người; mật độ
dân số trung bình là 183 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 5
năm (2001 - 2005) là 11,2%/năm. Trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung
bình ở thành phố là 10,64%/ năm; ở nông thôn là 12,2%/năm. Khoảng 95%
dân số biết đọc, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35,3%. Quảng Ninh có 6 dân
tộc: Kinh chiếm 89,23%; Sán Dìu chiếm 1,80%; Sán Chay chiếm 1,11%; Hoa
chiếm 0,43% [5].
Sau khi thống nhất đất nước, Quảng Ninh cùng với cả nước bước vào
giai đoạn khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh với
muôn vàn khó khăn: do bị cấm vận kinh tế, do cơ chế quan liêu bao cấp, lại
thêm những thách thức từ sự kiện Liên bang Xô Viết và hệ thống Xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu tan vỡ, từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam
Á,… Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là từ năm 1986, bằng đường lối
đổi mới, quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế mở rộng, tinh thần lao động sáng tạo

10



và ý chí tự lực tự cường của nhân dân được phát huy, Quảng Ninh cùng với
cả nước đã vượt qua khó khăn thách thức, chủ động khắc phục khó khăn,
phấn đấu vươn lên đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực
kinh tê, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ X và XI.
Với vị trí địa lý, kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đã được Chính phủ xác
định cùng với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng là một trong ba cực phát
triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phát huy lợi thế này, trong những
năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh luôn nỗ lực, cố gắng thực
hiện các giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, xứng đáng là địa bàn
động lực và năng động của khu vực phía Bắc.
So với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước thì Quảng Ninh là tỉnh
có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó một số lĩnh
vực có vị trí chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc và cả nước như khai
thác than, vật liệu xây dựng, điện, du lịch, kinh tế cảng biển, kinh tế cửa
khẩu… Quảng Ninh là cửa mở ra biển, có hệ thống giao thông gồm cả đường
bộ, đường sắt, đường biển, cảng biển, cửa khẩu quốc gia, quốc tế thông
thương với Trung Quốc.
1.1.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh trước năm 1996
Giai đoạn 1986 - 1990, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đã
có bước chuyển biến, nhất là trong hai năm 1989 - 1990. Tỉnh đã sớm mạnh
dạn xoá bao cấp, thực hiện cơ chế một giá, giao quyền tự chủ cho cơ sở. Cơ
cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch, tỉnh đã từng bước bố trí lại cơ cấu
đầu tư, giải quyết được những khó khăn gay gắt. Sản xuất nông nghiệp tuy
phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhưng năng suất và sản lượng đều tăng. Sản
xuất công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng một số đơn vị đã tìm mọi
biện pháp vươn lên, khai được thế mạnh về nguyên liệu, thị trường, thích ứng
được với cơ chế mới, đi dần vào ổn định và làm ăn có hiệu quả. Công tác xuất
nhập khẩu, kinh tế đối ngoại, buôn bán tiểu ngạch với Trung quốc, thu hút


11


vốn đầu tư… bước đầu mang lại kết quả. An ninh chính trị ổn định, lòng tin
của nhân dân với Đảng dần được khôi phục.
Tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng bình quân 2,25%. Phần lớn
các huyện nông nghiệp đã tự cân đối được lương thực trong khu vực nông
thôn, góp phần điều hoà lương thực, thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên
kết quả đạt được không đồng đều, dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới, ngành
nghề trong nông thôn kém phát triển. Chuyển biến về thâm canh, đổi mới về
cơ cấu giống và mùa vụ, đầu tư khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp còn chậm,
còn ít. Nhiều vấn đề cho quản lý xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết tốt.
Công tác quản lý và bảo vệ rừng còn yếu kém, tài nguyên rừng bị suy giảm
nghiêm trọng, công tác giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân làm chậm
nên vốn rừng ngày càng nghèo kiệt, chưa gắn kinh tế rừng với xây dựng kinh
tế - xã hội miền núi. Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng 31% so với những
năm trước, nghề nuôi trồng thuỷ sản có tiến bộ. Tuy nhiên, chủ quyền, an
ninh biển của tỉnh thường xuyên bị vi phạm, nguồn lợi bị thất thoát. So sánh
về sản lượng lương thực và bình quân lương thực đầu người qua bảng số liệu
sau:
Bảng 1.1.1. Sản lƣợng lƣơng thực và bình quân lƣơng thực đầu ngƣời
Năm

Tổng số sản lượng lương thực

Bình quân lương thực đầu người

(tấn)

(kg)


1986

125 142

171

1990

140 548

168

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (1990), Thống kê số liệu các
năm 1986 - 1990, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.68-69.
Công nghiệp than là ngành công nghiệp đặc trưng của tỉnh. 5 năm tỉnh
đã sản xuất trên 24,5 triệu tấn than thương phẩm, trong đó 2,3 triệu tấn xuất
khẩu. Ngành than vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh và đảm bảo được đời
sống công nhân mỏ. Tuy vậy, sản xuất than vẫn gặp khó khăn gay gắt về

12


nhiều mặt. Tình hình sản xuất, tiêu thụ than và đời sống công nhân chưa ổn
định, thị trường tiêu thụ giảm mạnh, tài chính mất cân đối lớn, sản xuất phải
thu hẹp, lao động thiết bị dư thừa thiếu. Đầu tư thiết bị và xây dựng một số
công trình thiếu sự lựa chọn, tính toán kỹ lưỡng nên vốn đầu tư lớn nhưng
hiệu quả lại thấp. Tài nguyên than, vật tư, xăng dầu, xe máy… còn để thất
thoát hư hỏng nhiều. Các nhà máy cơ khí đóng tàu, các đơn vị xây lắp… đã
cố gắng phát triển thêm nhiều ngành nghề để giải quyết việc làm nhưng vẫn

trong tình trạng khó khăn, quy mô thì lớn mà hiệu quả thì thấp, thị trường thu
hẹp. Mạng điện dân dụng còn chậm được cải tạo và phát triển, quản lý điện
còn nhiều sơ hở, dễ tổn thất, lãng phí lớn… các cơ sở công nghiệp địa phương
còn nhiều mặt yếu kém, không đủ khả năng cạnh tranh. Nhiều cơ sở làm ăn
thua lỗ, thâm hụt vốn.
Bảng 1.1.2. Bảng giá trị sản lƣợng công nghiệp toàn tỉnh
(Theo giá cố định 1982)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Năm

1986

Tổng

2720101 3052 848

3359 662 2535315 1984496

Than

1289042 1399433

1599818

8722675 880174

Điện

352864


442264

494 358

632601

246 525

Cơ khí

546413

660923

700309

563102

498471

1987

1988

1989

1990

Một số ngành chủ yếu


Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh (1990), Thống kê số liệu các
năm 1986 - 1990, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.50.
Lĩnh vực kinh tế đối ngoại tiếp tục được duy trì và có mặt phát triển.
Kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 52,5 triệu đôla. Trong hai năm 1989, 1990,
việc trao đổi buôn bán với thị trường Trung Quốc phát triển nhanh. Vùng biên
giới có điều kiện phát triển tốt hơn, thu hút được tư liệu sản xuất, hàng hoá
góp phần đáng kể tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo ra khả năng

13


mới cho giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Song về kinh tế đối ngoại, nhìn chung chất lượng mẫu mã hàng xuất khẩu của
tỉnh kém. Danh mục hàng xuất khẩu thu hẹp dần [31, tr.17].
Hoạt động du lịch là thế mạnh; song hoạt động này cũng còn nhiều hạn
chế, doanh số thấp, nội dung nghèo nàn. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật
đã bước đầu hướng vào nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời
sống. Song, nhìn chung phát triển còn chậm, chưa có định hướng cụ thể để
phát huy tiềm năng thế mạnh kinh tế địa phương; chưa tạo được sự chuyển
biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả, chưa đáp ứng được những yêu cầu
bức xúc của công cuôc đổi mới. đầu tư cho khoa học, công nghệ còn bị hạn
chế, thiếu vốn và trang thiết bị kỹ thuật phương tiện, hoạt động còn phân tán,
thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật đầu đàn…
So với trước, đời sống của một bộ phận nhân dân có một số mặt được
cải thiện như nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt gia đình… nhưng
nhìn chung còn khó khăn. một bộ phận nhân dân còn sống dưới mức tối thiểu
(nhất là những gia đình neo đơn, đối tượng chính sách xã hội, đồng bào các
dân tộc vùng cao, hải đảo, một số vùng nông thôn gặp thiên tai, công nhân lao động ở những cơ sở sản xuất thua lỗ). Số người thiếu việc làm (chưa kể
nông nghiệp) của tỉnh tăng nhanh hàng năm có từ 14.000 đến 15.000 người.
Tình trạng phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư diễn ra nhanh

chóng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao (2,01%) [31, tr.27].
Bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, khuyết điểm, như nền kinh tế
của tỉnh phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, đời sống
nhân dân tuy có mặt được cải thiện, nhưng nhìn chung còn thấp, còn nhiều
khó khăn, nhân dân còn băn khoăn. lo lắng về việc làm, trật tự trị an, tham
nhũng, bất công và các tệ nạn xã hội.
Giai đoạn 1990 - 1996, cơ cấu kinh tế ở Quảng Ninh có sự chuyển dịch
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông

14


- lâm - ngư nghiệp. Công nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu đã tăng tỷ trọng
trong tổng sản phẩm kinh tế (GDP) của tỉnh từ 30,7% năm 1991 lên 33,5%
năm 1995. Các ngành dịch vụ từ 42,7% lên 48%. Tỉnh đã tập trung vốn, bố trí
cho các chương trình, dự án trọng điểm phục vụ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành và vùng; đẩy mạnh tổ chức phân công lại lao động theo hướng chuyển
dịch lại lao động vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp.
Từ năm 1991 đến 1995, nhịp độ tăng bình quân hàng năm về tổng thu
nhập sản phẩm xã hội (GDP) đạt 11,3%, vượt mục tiêu đề ra 1,3%.
Về công nghiệp đã khắc phục được một bước tình trạng sản xuất giảm
sút trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng
năm tăng trung bình 11,5%, (công nghiệp trung ương tăng 10,8%, địa phương
tăng (13,5%), sản lượng than sạch tăng từ 3,8 triêụ tấn (năm 1991) lên 7,3
triệu tấn (năm 1995); tỷ trọng than xuất khẩu tăng từ 21% lên 38%. Ngành
than gần đây được sắp xếp lại, đã có chuyển biến, thích ứng dần với cơ chế thị
trường, từng bước khắc phục được những khó khăn về tài chính. Tình hình
sản xuất, việc làm và đời sống của công nhân mỏ đỡ khó khăn hơn. Tỉnh đã
cùng Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương) xây dựng quy hoạch và kế
hoạch củng cố, phát triển ngành than, phát triển mạng lưới điện gắn với yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. một số sản phẩm công nghiệp địa
phương như: sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng tăng hàng năm 24,5%; sản
phẩm bia, nước khoáng, hải sản, tùng hương, đá Tấn Mài đã nâng cao được
chất lượng và số lượng mặt hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường trong
nước và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất cơ khí và đóng tàu… từng bước được
đổi mới kỹ thuật, công nghệ, chuyển hướng, vừa sửa chữa, vừa chế tạo, sản
xuất được một số sản phẩm mới thay thế nhập khẩu, phục vụ thiết thực cho
ngành than, điện, xi măng và các ngành kinh tế trong nước. tỉnh đang triển
khai xây dựng một số cơ sở sản xuất mới như Nhà máy sản xuất xi măng 8,8
vạn tấn/năm (ở Uông bí), Nhà máy xay xát lúa mỳ, sản xuất giấy, sản xuất

15


giầy xuất khẩu (Thành phố Hạ Long)… các cơ sở sản xuất dịch vụ tiểu thủ
công nghiệp ngoài quốc doanh có chuyển biến về phát triển ngành nghề, đáp
ứng được một phần nhu cầu thị trường tại chỗ về vật liệu xây dựng, hàng mộc
dân dụng, nước giải khát và một số mặt hàng tiêu dùng…[11, tr.40].
Điều đáng chú ý, từ một tỉnh sản xuất than là chủ yếu, Quảng Ninh nay
đã trở thành một tỉnh công nghiệp sản xuất đa ngành, đa dạng sản phẩm nhằm
khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Nhiều ngành công nghiệp mới phát
triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trình độ công nghệ, thiết
bị tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu và đang thu
hút khoảng hơn 100.000 lao động kỹ thuật. Sản phẩm công nghiệp hiện chiếm
48% trong tổng thu nhập GDP. Quảng Ninh hiện nay đang định hình nhiều
khu công nghiệp, như khu công nghiệp Cái Lân, khu công nghiệp Việt Hưng
(Hạ Long), khu công nghiệp Ninh Dương (Móng Cái), Hoành Bồ, Chạp Khê,
Dốc Đỏ (Uông Bí)… nhiều dự án sản xuất điện, thép, xi măng đang được xây
dựng.
Bảng 1.1.3. Bảng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngƣ nghiệp

Năm

Tỷ trọng công nghiệp

Tỷ trọng dịch vụ

Nông - lâm - ngư nghiệp

(%)

(%)

( %)

1991

30,7

42,7

21,9

1995

33,5

48

16,1


Nguồn: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh lần thứ X, Hạ Long, tr.15-16.
Ngành nông nghiệp và khu vực Nông thôn có sự thay đổi nhanh từ một
nền kinh tế trồng trọt là chủ yếu với cơ cấu cây trồng và phương thức canh tác
truyền thống, lạc hậu đã chuyển sang cơ cấu cây trồng và phương thức canh
tác truyền thống, lạc hậu đã chuyển sang cơ cấu cân đối, hợp lý giữa chăn
nuôi và trồng trọt. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã có sự chuyển biến về

16


quy mô, công nghệ, cách thức sản xuất, ngành kinh tế nuôi trồng chế biến hải
sản tăng nhanh đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm kinh tế địa phương giảm từ
21,9% xuống còn 16,1%, đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất
hàng hoá, tăng giá trị trên đơn vị diện tích và kết hợp giữa nông với lâm, ngư
nghiệp. Đã hình thành một số vùng kinh tế tập trung như: vùng chè, cây ăn
quả ở huyện Đông Triều, Quảng Hà, Tiên Yên, Bình Liêu; vùng gỗ trụ mỏ,
nguyên liệu giấy sợi ở các huyện miền Tây, vùng lâm - đặc sản quế, hồi ở các
huyện miền Đông.
Ngành hải sản chuyển mạnh sang khai thác sản phẩm có giá trị xuất
khẩu sang một số nước Đông Nam Á. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng
năm tăng 16% và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh [28, tr.16].
Sản xuất Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Ngư nghiệp, 5 năm qua đã đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp tục xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đưa diện tích đất
canh tác được tưới chủ động lên 60%. Tỉnh hỗ trợ ngân sách mua vật tư, phân
bón, giống mới, chú trọng công tác khuyến nông, mở rộng diện cho nông dân
vay vốn sản xuất cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp, xác lập quyền tự chủ kinh tế hộ gia đình, năng lực sản xuất mới được

phát huy. Mặc dù thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng giá trị tổng sản lượng nông
nghiệp tăng bình quân 4,75%/năm, lương thực có năm đạt hơn 160 ngàn tấn,
đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực ở khu vực nông thôn. Đàn gia súc, gia
cầm hàng năm tăng 3-4%, góp phần đảm bảo nhu cầu thực phẩm của tỉnh.
Lâm nghiệp có bước chuyển biến tích cực về tổ chức quản lý và tạo
vốn phát triển rừng, hạn chế việc khai thác gỗ, lấy khâu bảo vệ rừng và trồng
rừng làm trọng tâm. 5 năm đã trồng 23 400 ha rừng tập trung, bình quân mỗi
năm trồng 4 680 ha rừng và 3 - 4 triệu cây phân tán, (tăng 60% so với thời kỳ
trước năm 1990) đạt mục tiêu đại hội đề ra. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn

17


vốn và công sức tổ chức giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế quản
lý, gắn với việc khoanh nuôi rừng tái sinh, xây dựng nhiều mô hình kinh tế
vườn rừng có hiệu quả ở nhiều địa phương. Tỷ lệ che phủ của rừng được nâng
lên từ 17% lên 23%, từng bước ổn định và phát triển rừng theo hướng lâm
nghiệp xã hội [28, tr.15].
Về ngư nghiệp, tiếp tục phát triển thêm năng lực, khai thác đánh bắt và
chế biến hải sản. Bằng nhiều hình thức mở rộng quy mô ngành nghề, tăng
nhanh phương tiện khai thác, đến cuối năm 1995 đã có gần 4000 phương tiện,
trong đó có 32 tàu lớn khai thác tuyến khơi, mỗi năm khai thác tư 12 - 13
ngàn tấn hải sản, tăng 28% so với năm 1990. Nghề nuôi trồng hải sản phát
triển ở nhiều bãi ven biển, sông suối, đưa diện tích nuôi thả lên trên 14 000
ha, làm tăng nguồn thuỷ sản xuất khẩu, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập
cho ngư dân [28, tr.14].
Về thương mại, du lịch và dịch vụ: du lịch và dịch vụ đã trở thành
ngành kinh tế chủ yếu, phát triển năng động. Hệ thống khách sạn cao cấp, các
trung tâm du lịch Bãi Cháy, Tuần Châu, Trà Cổ… đang dần hình thành một
trung tâm du lịch quốc tế đa dạng, phong phú.

Thương mại, du lịch, kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách kinh tế mở
hướng mạnh vào xuất khẩu, tỉnh đã kịp thời khai thác các lợi thế, đẩy mạnh
mậu dịch biên giới, phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, mở rộng dịch vụ vận
chuyển hàng hoá quá cảnh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kim
ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 26,6%, năm 1995 tăng hơn 3 lần
năm 1990. Thị trường nội địa phát triển phong phú, đa dạng, nhất là ở thành
phố Hạ Long và Móng Cái, tạo thành cầu nối lưu thông hàng hoá giữa nước ta
với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khối lượng hàng hoá lưu chuyển
tăng nhanh; tổng mức bán lẻ trên thị trường xã hội tăng 4 lần so với năm
1990. Du lịch phát triển nhanh và đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của tỉnh. Hàng năm doanh thu du lịch tăng bình quân 51%, số lượt khách tăng

18


52%, cơ sở vật chất của hệ thống kinh doanh du lịch từng bước phát triển với
nhiều thành phần kinh tế tham gia… công tác đầu tư nước ngoài được các
cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm. Đến hết năm 1995 có 19 dự án với tổng
số vốn trên 140 triệu USD được cấp giấy phép. Các dự án chủ yếu trong các
lĩnh vực du lịch, khai thác than, chế biến nông, lâm sản. Viện trợ nước ngoài
thu hút vào tỉnh với tổng số vốn khoảng 20 triệu USD, chủ yếu là phát triển
các dự án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, giáo dục ở một số vùng của
tỉnh [28, tr.18].
Các thành phần kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch.
Khu vực kinh tế quốc doanh đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế
của tỉnh, chiếm 75% tổng số sản phẩm xã hội địa phương và là lượng chủ yếu
đóng góp vào ngân sách nhà nước. Kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp từng
bước chuyển nội dung và phương thức quản lý. Hợp tác xã tín dụng, tiểu thủ
công nghiệp từng bước được khôi phục củng cố. Kinh tế tư nhân tăng nhanh
cả về số lượng, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh [28, tr.17].

Sau 10 năm đổi mới, cùng với cả nước, tình hình kinh tế - xã hội ở
Quảng Ninh đã thu được những thành tưụ đáng khích lệ, GDP phát triển với
nhịp độ cao; cơ cấu ngành đã chuyển biến theo hướng giảm tỉ lệ nông nghiệp,
tăng công nghiệp và dịch vụ.
1.2. Chủ trƣơng của đảng cộng sản việt nam về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xác định cơ
cấu kinh tế hợp lý góp phần xây dựng cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, cơ
cấu lao động phù hợp, tạo cơ sở để tiến hành phân công lao động, xã hội hoá
lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá, tạo động lực thuỷ đẩy thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn đóng vai
trò quan trọng để đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong

19


quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế đặc biệt từ khi thực hiện sự nghiệp đổi
mới, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội. C.Mác viết:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù
hợp với quá trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất [18,
tr.7].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: “Cơ cấu kinh
tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương
đối ổn định hợp thành” [65, tr.610].
Có các loại cơ cấu khác nhau: Cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo
ngành kinh tế, cơ cấu theo vùng, theo đơn vị hành chính lãnh thổ, cơ cấu
thành phần kinh tế.

Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, sự tăng
trưởng các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế là một hệ thống các
yếu tố trong cơ cấu kinh tế vận động trong mối quan hệ hữu cơ tác động ràng
buộc lẫn nhau; giai đoạn phát triển sau cao hơn giai đoạn trước.
Nội dung cơ cấu kinh tế quốc dân có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ,
nhiều lĩnh vực, nhưng về cơ bản nội dung đó gồm: Cơ cấu ngành kinh tế; cơ
cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cấu thành cơ bản của nền kinh tế quốc
dân, là nòng cốt của chiến lực phát triển kinh tế. Nền kinh tế là tổng thể của
ngành, lĩnh vực và các thành phần. Trong ngành và lĩnh vực, quan trọng nhất
là ngành nông nghiệp và công nghiệp. Hai ngành này muốn phát triển được
phải thông qua hệ thống dịch vụ. Do vậy cơ cấu kinh tế bao gồm ba ngành cơ
bản:

20


Nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp - lâm nghiệp - ngư nghiệp gắn liền
với phát triển toàn diện nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp là
lĩnh vực sản xuất chủ yếu, tạo ra sản phẩm thiết yếu cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người, là thị trường rộng lớn cung cấp nhân lực, nguyên
liệu và tiêu thụ sản phẩm cho công nghiệp, dịch vụ.
Công nghiệp bao gồm công nghiệp chế tạo, công nghiệp khai khoáng
và luyện kim, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và xuất khẩu; công nghiệp nguyên liệu, công nghiệp điện tử tin học…
Công nghiệp đóng vai trò quyết định sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng. Do vậy công nghiệp được xếp vào vị trí hàng đầu của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thương mại - dịch vụ là cầu nối giữa sản xuất Nông nghiệp với Công
nghiệp, giữa sản xuất với tiêu dùng; thực hiện quá trình trao đổi giữa các vùng
- miền, giữa thành thị với nông thôn, giữa trong nước với nước ngoài. Trong
quá trình sản xuất dịch vụ có vai trò đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đầu vào và
đầu ra của sản phẩm. Dịch vụ thực hiện mối quan hệ tương tác giữa các bộ
phận hợp thành cơ cấu kinh tế. Trình độ phát triển kinh tế hàng hoá ngày càng
cao, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu rộng thì tỷ lệ dịch vụ trong
cơ cấu kinh tế ngày càng lớn.
Cơ cấu vùng kinh tế:
Cơ cấu vùng kinh tế thể hiện sự phân công lao động trên lãnh thổ với
lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng hình thành các vùng
chuyên môn hoá, da dạng hoá nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực và tiềm
năng kinh tế trong vùng mang lại giá trị kinh tế. Cơ cấu kinh tế gắn chặt với
cơ cấu ngành kinh tế, hợp thành hai mặt của một quá trình phát triển.
Cơ cấu thành phần kinh tế:
Đảng ta chủ trương thực hiện xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, do đó càng đòi hỏi tạo mối quan hệ

21


hợp tác, hỗ trợ giữa các thành phần kinh tế nhằm khai thác triệt để tiềm năng
nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam có 5 thành
phần kinh tế cơ bản: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước; kinh tế vốn đầu tư nước ngoài. Theo Văn kiện Đại hội X, 5
thành phần kinh tế trên đều bình đẳng trước pháp luật, phát triển trong nền
kinh tế quốc dân. Sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
là tất yếu khách quan.
Để có cơ cấu kinh tế hợp lý cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành một
cách năng động, sáng tạo của Trung ương các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa

phương nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, miền để phát
triển kinh tế - xã hội.
Có nhiều tiêu chí để đánh giá thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lý,
trong đó có một số tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, cơ cấu kinh tế phải phù hợp
với các quy luật khách quan; Thứ hai, cơ cấu kinh tế phản ánh được khả năng
khai thác, sử dụng hợp lý và phát huy được nguồn lực và tiềm năng của đất
nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật
và công nghệ hiện đại; Thứ ba, cơ cấu kinh tế phải tạo được sự phát triển cân
đối, phát huy được lợi thế của các vùng, các ngành kinh tế; Thứ tư, cơ cấu
kinh tế tạo được sự gắn kết giữa các loại thị trường trong nước và ngoài nước,
mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và phù hợp với xu thế kinh tế
chính trị của khu vực và thế giới; Thứ năm, cơ cấu kinh tế phải tạo được tích
luỹ ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, cùng với xã hội phát triển lành
mạnh, giữ vững quốc phòng, an ninh.
Lực lượng sản xuất nói chung luôn biến động phát triển trong quá trình
tái sản xuất, vì thế cơ cấu kinh tế cũng thường xuyên biến đổi chuyển dịch.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003: “chuyển dịch
cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ tình trạng lạc hậu, mang
nặng tính chất tư cấp tự túc, từng bước chuyên môn hoá hợp lý, trang bị kỹ

22


×