Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đảng bộ tỉnh quảng bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1989 2008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
¶-·

LÊ TUẤN ANH

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
(1989 – 2008)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
¶-·

LÊ TUẤN ANH

ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
(1989 – 2008)

Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số : 60.22.56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học


TS. NGUYỄN HỮU VƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Đây là cơng trình nghiên cứu do riêng tơi thực hiện.
Các số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực.
Học viên thực hiện

Lê Tuấn Anh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH, NHỮNG TIỀM NĂNG
VÀ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH QUẢNG BÌNH

7

1.1. Lý luận chung về du lịch

7

1.1.1. Khái niệm về du lịch


7

1.1.2. Vai trò của du lịch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

9

1.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số quốc gia khu vực
Đông Nam Á và một số địa phương ở Việt Nam

16

1.2. Những tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Quảng Bình

23

1.2.1. Đặc điểm lịch sử, địa lý tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Bình

23

1.2.2. Những tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế du lịch Quảng Bình 38
Chương 2: QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
DU LỊCH CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH (1989 – 2008)

52

2.1. Thực trạng kinh tế du lịch Quảng Bình trước khi tái lập
tỉnh (1989)


52

2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển kinh tế
du lịch (1989 - 2008)

55

2.2.1. Đường lối, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước
trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2006)

55

2.2.2. Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với ngành kinh tế
du lịch (1989 - 2008)

62


2.2.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với ngành kinh tế
du lịch (1989 - 2008)

85

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA
TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG BÌNH (1989 – 2008)

103

3.1. Đánh giá chung quá trình lãnh đạo kinh tế du lịch của Đảng bộ

tỉnh Quảng Bình (1989 - 2008)

103

3.1.1. Ưu điểm, thành tựu

103

3.1.2. Tồn tại, hạn chế

113

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

115

3.2. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình và một số giải pháp nhằm phát triển
du lịch Quảng Bình trong thời gian tới

116

3.2.1. Kinh nghiệm rút ra trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch
của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình

116

3.2.2. Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế du lịch Quảng Bình
trong thời gian tới


126

KẾT LUẬN

130

DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

139


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GDP

:

Tổng sản phẩm nội địa

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

MICE


:

Du lịch hội nghị kết hợp tham quan nghỉ dưỡng

UNESCO

:

Tổ chức Khoa học Giáo dục Văn hóa Liên hợp quốc

UBND

:

Ủy ban nhân dân

WTO

:

Tổ chức Thương mại thế giới

WTTC

:

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới




1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống của con người, là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. Du lịch đã mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho quốc
gia, một số nước nền kinh tế được cất cánh bay cao là nhờ có sự góp phần của
ngành kinh tế du lịch. Ngồi ra, du lịch cịn đóng vai trị rất to lớn có tác động
ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hố - xã hội nói chung. Trong xu
thế hội nhập tồn cầu hóa như hiện nay, ngành kinh tế du lịch càng giữ một vị
trí quan trọng được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát
triển đất nước.
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam có sự phát triển khởi sắc
và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng và năng động. Việt
Nam đang là điểm đến du lịch đáng chú ý của du khách thế giới. Đặc biệt, từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, phát triển du lịch
được coi là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh
tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, dải đất
Quảng Bình như một bức tranh hồnh tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh
quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng: đèo Ngang, bãi biển Nhật Lệ, phá
Hạc Hải, Cổng Trời… và đặc biệt có Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, khu du lịch quốc gia Việt
Nam. Với thế mạnh của núi rừng, hang động, bờ biển đẹp, có truyền thống
lịch sử lâu đời, có nền văn hóa đa dạng... Quảng Bình đang nổi lên như một



2

điểm đến du lịch nổi tiếng trong bức tranh tổng thể muôn màu của du lịch
Việt Nam.
Nằm trong khu vực trọng điểm du lịch Bắc Trung Bộ, Quảng Bình từ
khi tái lập tỉnh (1989), trên cơ sở những chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, ngành kinh tế
du lịch của tỉnh có những bước phát triển đáng kể. Du lịch Quảng Bình ngày
càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần to lớn vào sự phát
triển chung của tồn tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu các chủ trương, chính sách
của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển của kinh tế du
lịch tỉnh trong giai đoạn tiếp theo là điều rất cần thiết.
Là người con được sinh ra trên mảnh đất Quảng Bình và xuất phát từ
những gì đã nêu ở trên nên tác giả chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1989 - 2008)” để làm đề tài luận văn thạc
sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng được Đảng ta xác định là
“ngành kinh tế mũi nhọn” và đang có những bước tiến mạnh mẽ đóng góp
vào sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước. Đã có nhiều cơng trình khoa học,
sách báo viết về du lịch ở Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình nói
riêng với nhiều góc độ và nội dung khác nhau.
Các tác phẩm viết về du lịch ở Việt Nam nói chung tiêu biểu là:
Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thụy, Hà Nội (1996) với đề tài “Những
điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành
kinh tế mũi nhọn”, tác giả đã nêu bật những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và
nhân văn của nước ta cho ngành du lịch, trên cơ sở những chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị để phát triển



3

du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Luận án tiến sĩ của Đỗ Văn Quất, TP. Hồ Chí Minh (2001) với đề tài
“Định hướng và những chính sách cơ bản để phát triển ngành du lịch Việt
Nam đến 2010” trên cơ sở phân tích những tiềm năng thế mạnh của nước ta,
dựa vào kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới và những
định hướng của Đảng, Nhà nước phát triển ngành kinh tế du lịch Việt Nam
đến năm 2010.
Tác giả Đinh Trung Kiên với tác phẩm “Một số vấn đề về du lịch Việt
Nam” trình bày tổng quan những vấn đề về du lịch Việt Nam, đánh giá thực
trạng và nêu nhiều giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
Tác phẩm được NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2004.
Tác giả Trần Đức Thanh với tác phẩm “Nhập môn khoa học du lịch”
trình bày tổng quan những vấn đề chung về du lịch. Tác phẩm được NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2005…
Viết về du lịch Quảng Bình, cũng đã có nhiều tác phẩm sách báo, cơng
trình nghiên cứu, tiêu biểu như:
Năm 1998, Sở Văn Hóa Thơng Tin Quảng Bình cho ra mắt tác phẩm
“Quảng Bình non nước và lịch sử” giới thiệu về con người, phong tục tập
quán, đặc biệt là danh lam thắng cảnh du lịch của miền đất Quảng Bình.
Tác giả Thanh Ba với tác phẩm “Quảng Bình non nước huyền diệu” do
NXB Văn Nghệ TP.HCM phát hành năm 2000.
Tác phẩm “Du lịch Quảng Bình” do Sở Văn hóa Thơng tin Quảng
Bình phát hành năm 2003, giới thiệu một cách đầy đủ, khái qt về du lịch
Quảng Bình.
Ngồi ra cịn có nhiều tác phẩm khác liên quan vấn đề du lịch Quảng
Bình như: “Ký sự Quảng Bình”, “Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”....
Nhiều bài viết của các tác giả đăng trên các báo, tạp chí và các Website của



4

Đảng Cộng sản Việt Nam, Tỉnh Quảng Bình, Tổng cục Du Lịch...
Những tác phẩm trên đây nhìn chung đã phác họa khái quát được bức
tranh tổng thể về vấn đề du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Quảng Bình
nói riêng. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tường tận
về “Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch (1989 –
2008)”. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của những người đi
trước, tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu phát triển để hoàn thành luận văn
này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là làm rõ quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế du
lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1989 – 2008). Trên cơ sở những thành
tựu, hạn chế để rút ra những kinh nghiệm tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh trong việc phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn tiếp
theo.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã nêu trên, đề tài có nhiệm vụ phải
giải quyết những vấn đề sau:
- Làm rõ những lợi thế, tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch của tỉnh
Quảng Bình.
- Trên cơ sở tìm hiểu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về du lịch, kinh nghiệm phát triển du lịch của một số quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và một số địa phương trong nước, luận văn sẽ trung tập đi
sâu vào phân tích các chủ trương, chính sách từ năm 1989 – 2008 của Đảng
bộ tỉnh Quảng Bình về phát triển kinh tế du lịch.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình lãnh đạo kinh tế

du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1989 – 2008). Rút ra những bài học


5

kinh nghiệm và đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển ngành kinh tế du
lịch Quảng Bình trong thời gian tới.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, những quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà Nước về lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả vận dụng nhiều phương pháp
trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương pháp cơ
bản nhất. Ngồi ra, cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp
phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh,...
5. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
trong quá trình phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. Nó bao gồm những
đường lối, chính sách, những hoạch định mà Đảng bộ Quảng Bình đã chỉ đạo
và ban hành nhằm phát triển kinh tế du lịch.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Quảng Bình phát triển kinh tế du lịch tỉnh trong khoảng thời gian từ 1989
- 2008.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi
trước, luận văn góp phần làm rõ những chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà Nước ta về phát triển kinh tế du lịch trong thời kỳ đổi mới; làm rõ vai trò
của lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình trong quá trình phát triển kinh tế

du lịch của tỉnh trong giai đoạn (1989 - 2008).


6

Từ những kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu sự lãnh đạo
phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, luận văn đưa ra một
số kiến nghị giải pháp để Đảng bộ tỉnh nghiên cứu, tham khảo có thể vận
dụng nhằm pháp triển kinh tế du lịch tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và những
người muốn tìm hiểu, nghiên cứu về du lịch Quảng Bình và cơng tác lãnh đạo
phát triển kinh tế du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình. Luận văn có thể dùng
làm tư liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh...
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


7

Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH, NHỮNG TIỀM NĂNG VÀ LỢI THẾ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH QUẢNG BÌNH
1.1. Lý luận chung về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của con người, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ
biến không chỉ ở các nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay nhận thức về khái niệm về du lịch
vẫn chưa có sự thống nhất. Do hồn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau,

dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, cách nhìn nhận và hiểu biết về du lịch
khác nhau nên các khái niệm và định nghĩa về du lịch có sự khác nhau. Đúng
như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “đối với du lịch, có bao nhiêu
tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Thuật ngữ du lịch trong ngơn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy
Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hố thành tornus
và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh), mypuzu (tiếng
Nga). Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism dịch thơng qua tiếng Hán. Du có
nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải [37, tr.7].
Du lịch là một hiện tượng phức tạp. Nó liên quan đến hoạt động nghỉ
ngơi của con người cũng như các hoạt động kinh tế liên quan đến mục đích
đó. Trong q trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không ngừng
mở rộng. Người Trung Quốc cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là thực, trú,
hành, lạc, y. Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn
phòng tiện nghi, đi lại trên các phương tiện sang trọng, được vui chơi giải trí
vui vẻ, có điều kiện mua sắm hàng hoá, quần áo...


8

Theo nhìn nhận của nhà khoa học Đức Guer Freuler thì: “Du lịch với ý
nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự
tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự đổi thay của môi trườn xung
quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp của thiên
nhiên” [37, tr.8].
Cùng chia sẻ quan niệm này với Guer Freuler, tác giả Trần Nhạn đã
định nghĩa: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương
đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật
chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, khơng nhằm mục
đích sinh lời tính bằng đồng tiền.” [26, tr.7].

Dưới con mắt của các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng
xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học
Kalfiotis cho rằng: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể
từ nơi này đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần hay đạo đức,
do đó tạo nên các hoạt động kinh tế” [37, tr.9].
Các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại học kinh tế Praha coi tất cả
các hoạt động, tổ chức, kỹ thuật và kinh tế phục vụ các cuộc hành trình và lưu
trú của con người ngồi nơi cư trú với nhiều mục đích ngồi mục đích kiếm
việc làm và thăm viếng người thân là du lịch.
Năm 1963, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma, các
chuyên gia đã đưa ra các định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường
xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ” [37, tr.12].
Tóm lại, du lịch là một hiện tượng phức tạp, liên quan đến hoạt động
nghỉ ngơi của con người cũng như các hoạt động kinh tế liên quan đến mục


9

đích đó. Trong q trình phát triển, nội dung của khái niệm du lịch không
ngừng mở rộng. Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi
trong nhận thức về nội dung khái niệm du lịch. Một số quan điểm chỉ cho
rằng du lịch là một hiện tượng xã hội, số khác lại cho rằng đây phải là một
hoạt động kinh tế; một số quan điểm lại ghép cả hai nội dung trên vào định
nghĩa của thuật ngữ này, tức là tất cả các mối quan hệ (xã hội và kinh tế) phát
sinh từ hoạt động di chuyển. Dựa theo các cách tiếp cận như trên thì Du lịch
có thể được hiểu là:
1. Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi

của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe,
nâng cao tại chổ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc khơng kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở
chuyên nghiệp cung ứng.
2. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian
rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức
khỏe, nâng cao tại chổ nhận thức về thế giới xung quanh [37, tr.14].
Việc phân định rõ hai nội dung cơ bản của khái niệm du lịch có ý nghĩa
góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch khơng chỉ là một ngành
kinh tế tổng hợp mà cịn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy tồn xã hội
phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển không
những như là một ngành kinh tế mà còn phải như đối với giáo dục, thể thao
hay một lĩnh vực văn hóa khác.
1.1.2. Vai trị của du lịch trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay du lịch phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới, du
lịch không chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân mà nó cịn
có tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội nói chung.


10

Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế
Trong những năm trở lại đây, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh
tế phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát
triển. Du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước
công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là một ngành công nghiệp - công
nghiệp du lịch – “cơng nghiệp khơng khói” và hiện nay ngành cơng nghiệp
này chỉ đứng sau cơng nghiệp dầu khí. Đối với các nước đang phát triển, du
lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế “ốm yếu” của quốc gia. Du

lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế quốc gia. Các nước ngày
càng thấy rõ những lợi ích thiết thực của du lịch đem lại, bằng cách tăng
nguồn thu ngoại tệ, các khoản thuế, các vùng lạc hậu nghèo nàn được phát
triển, khai thác được các tiềm năng về danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa,
tiêu thụ được nhiều sản phẩm tại chỗ, tăng thêm giá trị thặng dư và tạo công
ăn việc làm...
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) trong nhiều năm
liền trở lại đây thì ngành du lịch quốc tế có thu nhập chiếm tỷ trọng khoảng 6%
GNP cao hơn ngành công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Năm 2006
du lịch và lữ hành đã chiếm 10,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Thu nhập từ du lịch tăng nhanh từ 260 tỷ USD năm 1991 và năm 1993 là 325
tỷ USD. Hiện tại du lịch đang tạo ra 240 triệu việc làm, chiếm 9% tổng lực
lượng lao động của toàn thế giới. Theo báo cáo của WTTC năm 2007 ngành du
lịch thế giới đã đạt một kỷ lục với 898 triệu du khách. WTTC cũng đưa ra dự
đoán ngành du lịch thế giới đến năm 2010 có khoảng 1,047 tỷ lượt du khách,
và đến năm 2020 con số này sẽ là 1,6 tỷ du khách với doanh thu ước đạt xấp xỉ
2000 tỷ USD [40, tr.37]. Nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái
Lan, Malaysia, Singapore,... đã rất thành công trong việc đưa du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp rất lớn vào việc phát triển chung của nền


11

kinh tế quốc gia. Chính nhờ du lịch mà các nước này nhanh chóng vượt qua
cơn khủng hoảng tài chính và nhanh chóng vực dậy nền kinh tế.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân
thu chi của khu vực và của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất
nước du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngược lại phần
chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước
ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo động hoạt

động luân chuyển tiền tệ hàng hố, có tác dụng điều hồ nguồn vốn từ vùng
kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng
trưởng kinh tế các vùng sâu, vùng xa.
Du lịch có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế của địa phương thông qua
việc tiêu dùng của du khách. Khi khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du
khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về nhiều mặt tăng lên như nhu cầu
về lưu trú, vận chuyển dẫn đến phát triển về cơ sở hạ tầng, nhu cầu về hàng
hoá, dịch vụ sẽ đòi hỏi một số lượng lớn vật tư hàng hố các loại nó sẽ kích
thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan đặc biệt là nơng nghiệp, cơng
ngiệp chế biến… Qúa trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và
do vậy ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội.
Sự phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các ngành kinh tế khác. Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng
hợp, do đó du lịch phát triển thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các
ngành kinh tế khác như: công nghiệp, thương mại, giao thơng, bưu điện, ngân
hàng… cũng có điều kiện phát triển theo để phục vụ du lịch.
Như vậy, đối với phát triển kinh tế, du lịch hiện nay được xem như là
một ngành cơng nghiệp khơng khói chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Du lịch có tác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh tế
quốc gia, vùng lãnh thổ. Do đó, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã coi du


12

lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước.
Vai trò của du lịch đối với đời sống văn hóa - xã hội
Đối với xã hội, du lịch có vai trị giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng
cường sức sống cho người dân, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng
lao động của con người. Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với
nhau, gần gũi nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Như vậy, qua du lịch mọi

người hiểu nhau hơn, tăng thêm tình đồn kết cộng đồng. Những chuyến đi du
lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các cơng trình văn hố có tác dụng giáo
dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, góp phần cho việc phục
hồi và phát triển truyền thống văn hố dân tộc… Ngồi ra, phát triển du lịch
được coi là một lối thoát lý tưởng giúp giảm bớt nạn thất nghiệp, tạo việc làm,
nâng cao mức sống của người dân.
Đối với văn hoá, một trong những chức năng của du lịch giúp là giao
lưu văn hoá giữa các cộng đồng các dân tộc. Một trong những ý nghĩa của du
lịch là góp phần cho việc phục hồi, bảo tồn và phát triển truyền thống văn hoá
dân tộc. Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trong chuyến đi của du
khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý khơi phục, bảo vệ các di tích, duy trì
các lễ hội, làng nghề… Nhờ có du lịch mà cuộc sống cộng đồng trở nên sôi
động hơn, các nền văn hố có điều kiện hồ nhập với nhau, giúp cho sự trao
đổi tiếp thu nét văn hoá mới, tiến bộ, đời sống văn hoá tinh thần của con
người trở nên phong phú hơn.
Đối với môi trường, du lịch giúp con người hiểu biết sâu sắc thêm về tự
nhiên, thấy được giá trị của đời sống thiên nhiên đối với con người. Điều này
có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần tích cực vào sự
nghiệp giáo dục mơi trường, một vấn đề tồn thế giới đang hết sức quan tâm.
Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiên nhiên
tạo kích thích việc tơn tạo, bảo vệ mơi trường.


13

Đối với vấn đề an ninh - chính trị, du lịch là cầu nối hồ bình giữa các
dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau
hơn, giúp hiểu biết về giá trị văn hoá của đất nước, dân tộc khác. Du lịch vượt
qua những trở ngại về chính trị, tư tưởng, tạo nền tảng cơ bản cho sự cởi mở,
đối thoại văn hoá giữa các quốc gia, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và phát

triển hịa bình.
Như vậy, du lịch khơng chỉ giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
của nhiều quốc gia mà nó cịn có tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời
sống văn hoá - xã hội nói chung.
Vai trị của du lịch trong q trình phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam thời kỳ đổi mới
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam có sự phát triển
khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của
đất nước. Du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng và năng
động. Đặc biệt từ sau Đại hội VI đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã không
ngừng lớn mạnh trở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn, mang lại
hiệu quả kinh tế cao và là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển của tất cả các
ngành kinh tế quốc dân, tạo ra tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế và là chiếc cầu
nối giữa thế giới bên ngoài và trong nước.
Trả lời phỏng vấn phóng viên hãng Big Media Group (ngày 16 - 03 2001) về vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế Việt Nam, Thủ tướng
Phan Văn Khải nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn coi du lịch là một ngành có vai
trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát huy những thế mạnh của du
lịch Việt Nam còn là một đòi hỏi bức thiết nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đưa khu vực dịch vụ thành chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn trong nền
kinh tế quốc dân” [73].


14

Trong những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm cả quốc tế và nội
địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế (1990) lên 3,58 triệu (2006)
và năm 2007 là hơn 4 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13.000 tỷ
đồng, năm 2002 đạt 23.600 tỷ đồng, 2004 là 37.422 tỷ đồng, đến năm 2006
đạt 51.000 tỷ đồng. Du lịch Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2010, khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam đạt từ 5,5 – 6 triệu lượt, khách nội địa từ 25 – 26

triệu lượt người, thu nhập từ du lịch đạt 4 – 4,5 tỷ USD, tạo công ăn việc làm
cho khoảng 2 triệu người, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình
quân thời kỳ 2001 – 2010 đạt 11-11,5/ năm và phấn đấu đến năm 2020 sẽ
đứng vào nhóm các nước có ngành du lịch đứng hàng đầu khu vực Đông Nam
Á [ 35, tr.17].
Du lịch Việt Nam phát triển đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển. Hoạt động du lịch đã tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trực tiếp
và hàng triệu lao động gián tiếp trong nhiều tầng lớp nhân dân. Năm 1997,
ngành du lịch Việt Nam có hơn 200.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc. Dự
kiến đến năm 2010, ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 1,34 triệu việc làm
trong ngành du lịch cho xã hội [37, tr.142].
Ngoài ra, hoạt động du lịch đã đẩy mạnh giao lưu văn hóa nước ta với
các nước khác, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo thêm nhiều nguồn thu
để tơn tạo trùng tu các di tích và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, phát
triển văn hóa vật thể và phi vật thể… Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến
hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Qua du lịch, khách mn phương có dịp
hiểu hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao vị
thế, hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực.


15

Bảng 1.1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 1995 - 2003
Đơn vị tính: nghìn người
1995
TỔNG SỐ

1996


1997

1351,3 1607,2 1715,6

1998

1999

2000

2001

2002

2003

1520,1

1781,8

2140,1

2330,8

2628,2

2429,6

Theo thị trường
Đài Loan


222,1

175,5

154,6

138,5

170,5

210,0

199,6

211,1

208,1

Nhật Bản

119,5

118,3

122,1

95,3

110,6


142,9

205,1

279,8

209,6

Pháp

118,0

73,6

67,0

68,2

68,8

88,2

99,7

111,5

86,8

Mỹ


57,5

43,2

40,4

39,6

62,7

95,8

230,4

259,9

218,8

Anh

52,8

40,7

44,7

39,6

40,8


53,9

64,7

69,7

63,3

Thái Lan

23,1

19,6

18,3

16,5

19,3

20,8

31,6

41,0

40,1

Trung Hoa


62,6

377,6

405,4

420,7

484,0

492,0

675,8

723,4

693,0

Du lịch

610,6

661,7

691,4

598,9

837,6


1138,9

1222,1

1462,0

1238,5

Công việc

308,0

364,9

403,2

291,9

266,0

419,6

401,1

445,9

468,4

Thăm thân nhân


432,7

273,8

371,8

301,0

337,1

400,0

390,4

425,4

392,2

306,8

249,2

328,3

341,1

181,6

317,2


294,9

330,5

939,6 1033,7

873,7

1022,1

1113,1

1294,5

1540,3

1394,8

21,7

161,9

131,5

157,2

187,9

256,1


284,7

309,1

241,5

122,8

505,7

550,4

489,3

571,8

770,9

751,6

778,8

793,3

Theo mục đích

Mục đích khác
Theo phương tiện
Đường khơng

Đường biển
Đường bộ

1206,8

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Việc phát triển du lịch ở nước ta rất phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm,
góp phần vào cơng cuộc xố đói giảm nghèo nhằm thực hiện mục tiêu cơng
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, “phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn” đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là
“một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội
của đất nước”.
Tóm lại, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng được mệnh
danh là ngành cơng nghiệp khơng khói. Du lịch đã mang lại một nguồn thu
nhập đáng kể cho quốc gia, một số nước nền kinh tế được cất cánh bay cao là
nhờ có sự góp phần của ngành kinh tế du lịch. Ngồi ra, du lịch cịn đóng vai


16

trị rất to lớn có tác động ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống văn hố - xã
hội nói chung. Tuy nhiên việc phát triển du lịch không phải chỉ mang đến
những mặt tích cực mà cũng có những mặt trái của nó như: ơ nhiễm mơi
trường, hủy hoại nền văn hóa bản địa, các cơng trình văn hóa, lối sống lai
căng thực dụng. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, trộm cướp, khủng bố
lợi dụng con đường du lịch để thực hiện các mục đích kinh tế, chính trị ảnh
hưởng đến trật tự an tồn xã hội… Do đó, trong việc hoạch định chiến lược
phát triển du lịch cần có những chủ trương đúng đắn, khoa học nhằm hạn chế
những mặt trái, phát huy những vai trò to lớn của du lịch để du lịch thực sự

trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế – xã
hội.
1.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch một số quốc gia khu vực
Đông Nam Á và một số địa phương tiêu biểu ở Việt Nam
Kinh nghiệm phát triển du lịch một số quốc gia khu vực Đông Nam Á
Thái Lan, Singapore và Malaysia là các nước trong khu vực Đông Nam
Á rất thành công trong việc khai thác tiềm năng thế mạnh của đất nước đưa
ngành kinh tế du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp
đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.
Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ ở khu vực
Đông Nam Á. Với tốc độ tăng bình quân của lượng khách quốc tế 17,9 %,
Thái Lan được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng cao nhất
trong khu vực. Để có được thành cơng này, Thái Lan ln duy trì cam kết về
quảng bá du lịch qua các chiến dịch duy trì quảng bá, như năm 1987 với “Đến
thăm Thái Lan”, năm 1988 - 1999 là “Thái Lan sửng sốt”, giai đoạn 2005 2010 là “Hạnh phúc trần gian”; năm 2007, “Thái Lan không thể quên”…
Điểm đáng lưu ý là cùng với cam kết của Chính phủ về mặt tổ chức, tài chính,
chính sách cũng như các mặt khác, Thái Lan có sự tham gia mạnh mẽ, tích


17

cực của các doanh nghiệp khu vực tư nhân. Với cách làm đó, số lượng khách
quốc tế đến Thái Lan khơng ngừng tăng, nếu như năm 1986 có trên 2 triệu,
năm 1996 trên 7 triệu thì đến năm 2005 đã đạt gần 12 triệu. Số lượng khách
du lịch quốc tế tăng đã làm cho doanh thu của ngành du lịch Thái Lan tăng
mạnh. Doanh thu năm 1986 chỉ gần 50.000 triệu bạt; năm 1996 tăng trên
200.000 triệu bạt và năm 2005 đã đạt trên 350.000 triệu bạt. Trên nền tảng
của những thành cơng đó, chiến lược tiếp theo của Thái Lan tiếp tục đặt ra các
tiêu chí về doanh thu để đạt được mục tiêu doanh thu chứ không sử dụng tiêu
chí về số lượng khách du lịch. Các hoạt động quảng bá hướng tới khuyến

khích khách du lịch “tiêu tiền” nhiều hơn ở Thái Lan, mỗi văn phịng nước
ngồi và khu vực nội địa đều xây dựng một mục tiêu doanh thu. Áp dụng các
chiến dịch quảng bá mua sắm mạnh mẽ hơn, qua các chương trình quảng bá
phối hợp với các trung tâm thương mại, mua sắm lớn, đề cao Thái Lan trở
thành trung tâm mua sắm và thư dãn. Tạo dựng một hình ảnh thương hiệu rõ
ràng, phù hợp và lâu dài, giải quyết vấn đề về các tour du lịch “không giá”
nhằm thúc đẩy du lịch trong những mùa thấp điểm, mở rộng giao thông
đường bộ và gắn kết với tiểu vùng sông MêKông. Tăng cường sử dụng mạng
Internet và nâng cao hình ảnh thương hiệu của Thái Lan trong các nhà điều
hành tour. Tìm hiểu và khôi phục những giá trị truyền thống để tổ chức các sự
kiện đặc biệt và giới thiệu các địa điểm du lịch mới. Khuyến khích đầu tư
nước ngồi vào du lịch, đặc biệt vào các sản phẩm mới…
Nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch Thái Lan, kinh nghiệm được
rút ra là: ngành du lịch được coi như một tổ chức, đã hoạt động kinh doanh
hơn 50 năm và được đặt “một cách chiến lược” trong Chính phủ. Đây là cơ sở
quan trọng để tạo dựng niềm tin từ phía các nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng du
lịch chất lượng cao cũng như gia tăng nguồn hỗ trợ tài chính từ Chính phủ.
Đồng thời, nó cũng nâng cao nhận thức và niềm tin từ phía nhà đầu tư rằng


18

ngành du lịch là một tổ chức chuyên nghiệp trong một môi trường cạnh tranh
khắc nghiệt. Trong chiến lược phát triển, ngành du lịch Thái Lan xác định rõ
ràng đó chính là xây dựng thương hiệu lớn để đạt được mục tiêu số lượng du
khách quốc tế. Ngành du lịch Thái Lan cũng có cam kết về một “Chiến dịch
thương hiệu” địa điểm có thời gian ít nhất 3 năm (Thailand Unforgettable Thái Lan không thể quên) và đây là một thành phần chính trong chiến lược,
trong đó bao gồm các nỗ lực để chiếm lại thị phần, tăng cường doanh thu và
nâng cao tính cạnh tranh của Thái Lan. Với cách làm này, gần 60% khách du
lịch quốc tế đến Thái Lan đã quay trở lại với lý do đa số các khách du lịch

quốc tế hài lòng về chất lượng của ngành du lịch.
Singapore được đánh giá là một trong những nước có ngành cơng
nghiệp du lịch phát triển nhất thế giới. Du lịch là ngành công nghiệp đứng thứ
ba ở đảo quốc này và là ngành dịch vụ quan trọng nhất của Singapore. Năm
2007, số du khách đến Singapore là 10,3 triệu khách đem về cho quốc đảo
này hơn 20 tỷ đô la Singapore. Mục tiêu của Singapore trong năm 2008 là 17
triệu khách quốc tế, thu nhập từ du lịch ước đạt 30 tỷ đô la Singapore.
Để có được những kết quả phát triển du lịch như trên của Singapore,
kinh nghiệm được rút ra là: Singapore rất thành cơng với mơ hình du lịch vui
chơi – giải trí, mua sắm, hội nghị cao cấp. Singapore đã rất chú trọng đến đầu
tư cơ sở hạ tầng để xây đường sá, xe điện ngầm, khách sạn cao cấp, trung tâm
mua sắm và các khu vui chơi giải trí. Chiến lược tiếp thị được thực hiện mạnh
mẽ và hiệu quả ở nhiều nơi bằng mọi phương tiện cho công tác quảng bá du
lịch. Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội…
Malaysia là quốc gia có nền du lịch phát triển sớm nhất của khu vực
Đơng Nam Á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng
của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, bởi vậy du lịch Malaysia đã đi trước


×